Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không Airserco

Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó lien quan đến tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định nhân tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào. Nói đến nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định nhân tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không Airserco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng số doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần Hệ số này cang nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm thu được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta có thể biết được để có 1 đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. 3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của vốn Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động, khi phân tích cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, thường đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần mang lại mấy đồng lợi nhuận. Trong các công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hay sau thuế lợi tức hoặc lợi tức gộp, còn vốn kinh doanh có thể là tổng số nguồn vốn hay vốn chủ sở hữu, vốn vay tùy thuộc vào mục đích phân tích. Đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Để đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu” giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi cao và ngược lại Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lãi ròng trước thuế Vốn chủ sở hữu 3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Mức lợi nhuận đạt được trên một lao động = Lợi nhuận đạt được trong kỳ Tổng số lao động hiện có Doanh thu bình quân của một lao động = Tổng doanh thu thuần Tổng số lao động CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG Sơ lược về Công ty Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không Tên giao dịch quốc tế: Air Service Supply Joint Stock Company Tên viết tắt: AIRSERCO VIETNAM Trụ sở chính: 1/196 Nguyễn Sơn – Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 84 4 8271565 – 8730422; Fax: 84 4 8272426 Wedsite: Airserco.vn Sự ra đời và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cục phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 19/9/1994, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Tháng 1/2007 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không (Airserco VietNam), do Tổng công ty Hàng không Việt Nam giữ cổ phần chi phối, với chức năng, nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, với những ngành nghề chính sau: Hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội địa Sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách liên vận và quốc tế Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học nước ngoài Đại lý bán vé máy bay và các loại hình dịch vụ khác Kinh doanh khoáng sản Kinh doanh thuốc lá điếu Kinh doanh khí đốt hóa lỏng và một số ngành nghề khác. Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty rất rộng lớn, không những chỉ trong nước (chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, TP Hồ Chí Minh) mà còn ở nhiều quốc gia khác như Liên bang Nga, Mông Cổ, Malaysia, Dubai Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không CÁC PHÒNG KD VÀ SẢN XUẤT PHÒNG HC TỔNG HỢP PHÒNG KD-XNK PHÒNG marketing CÁC VPĐD NƯỚC NGOÀI TT Tmại 77 Nguyễn Sơn VPĐD LB NGA TT tmại HK VPĐD MALAYSIA PHÒNG KHĐT - TCCB PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC TRUNG TÂM TRONG NƯỚC TT XKLĐ & TM VPĐD DUBAI X. DỆT XƯỞNG CÁC CHI NHÁNH CHI NHÁNH TPHCM CHI NHÁNH HƯNG YÊN Vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận Các phòng ban nghiệp vụ giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và nồi dung công việc được giao. Phòng Tổ chức - Hành chính – Nhân lực Căn cứ vào tình trạng hoạt động của Công ty qua các năm, các thời kỳ để phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, lên kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra còn có nhiệm vụ: Quản lý hành chính chung cho toàn Công ty bao gồm: Quản lý nhân sự trong Công ty, quản lý tài sản cố định của Công ty, quản lý công văn Quản lý việc giao nhận hàng, quản lý kho và đội xe Thực hiện cáo công việc quảng cáo và quản lý thông tin Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Tài chính – Kế toán đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng vừa là phòng đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu đúng luật pháp và có hiệu quả với những nhiệm vụ sau: Thực hiện các công việc quản lý về tài chính chung cho toàn Công ty như tình hình về tài sản, chi phí, thuế, lương, thanh toán Tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty qua việc theo dõi, quản lý hợp đồng về tài chính. Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán tài chính trong từng thời kỳ. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tính chất, nhiệm vụ của Công ty Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, với những ngành với những ngành nghề chính sau: Hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại nội địa Sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách liên vận và quốc tế Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học nước ngoài Đại lý bán vé máy bay và các loại hình dịch vụ khác Kinh doanh khoáng sản Kinh doanh thuốc lá điếu Kinh doanh khí đốt hóa lỏng và một số ngành nghề khác. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không có trụ sở chính tại số 1, ngõ 196, phố Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội với tổng diện tich mặt bằng là 8000 m2 . Trên diện tích đó bao gồm: Văn phòng làm việc, xưởng dệt, xưởng sản xuất đồ hộp xuất khẩu, xưởng may gia công hàng xuất khẩu, và một cơ sở liên doanh sản xuất đồ nhựa phục vụ tiêu dùng nội địa. Công ty có khu đất thuê tại Bạch San, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích là 80.000 m2 . Ngoài ra Công ty còn thuê 3 địa điểm tại thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm trụ sở văn phòng, giao dịch cho các đơn vị trực thuộc Công ty để tổ chức kinh doanh các lĩnh vực: Xuất khẩu lao động, tư vấn du học, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế Công ty có máy móc, thiết bị với dây chuyền đồng bộ trong các xưởng dệt, xưởng chế biến đồ hộp xuất khẩu. Đặc điểm về lao động Sau gần 15 năm thành lập, Công ty đã tồn tại và phát triển trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như ngày nay là nhờ những đóng góp không nhỏ của những cán bộ công nhân viên trong Công ty. Hơn nữa, với sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo Công ty, đời sống của công nhân viên luôn được đảm bảo. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty là tương đối cao so với mức trung bình của các ngành khác. Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty TT Cơ cấu, trình độ lao động Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tổng số lao động 334 2 Giới tính: Lao động nữ 205 61,38 Lao động nam 129 38,62 3 Trình độ đào tạo 334 Tiến sĩ 1 0,3 Thạc sĩ 0 0 Đại học các ngành nghề 133 39,82 Cao đẳng, trung cấp 31 9,28 Sơ cấp và tương đương(có nghề được đào tạo) 51 15,26 Lao động tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc không kê khai trong hồ sơ 128 38,32 4 Cơ cấu trực tiếp/gián tiếp 334 Lao động quản lý 30 8,98 Lao động chuyện môn nghiệp vụ 93 27,84 Lao động trực tiếp 5 Lao động theo Phòng,Phân xưởng 334 Lãnh đạo công ty 1 0,3 Trợ lý giám đốc 1 0,3 Phòng KTTC 10 2,39 Phòng hành chính tổng hợp 37 11,07 Phòng KHĐT & TCCB 39 11,67 Văn phòng Đảng, Đoàn 2 0,59 Bảo vệ Hưng Yên 9 2,69 Phòng KD XNK I + xưởng gỗ 10 2,99 Đại lý ôtô 5 1,49 Phòng KD XNK III 3 0,89 Phòng KD tổng hợp 67 20,00 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 52 15,56 Trung tâm XKLĐ & Thương mại 33 9,88 Trung tâm TM & Dịch vụ HK 21 6,28 Phòng dịch vụ Thương mại 5 1,49 77 Nguyễn Sơn 6 Xưởng may xuất khẩu 22 6,6 Trung tâm thuốc lá Hàng không 6 1,79 Cửa hàng kinh doanh ăn uống 3 0,89 Văn phòng đại diện LB Nga 8 2.39 Nhìn chung, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chuyên viên tinh thông nghiệp vụ, và một cơ cấu nhân sự hợp lý. Với một lực lượng cán bộ công nhân viên như vậy chắc chắn Công ty sẽ đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của ngành Hàng không Việt Nam. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Sau gần 15 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của cục Hàng không dân dụng Việt Nam, được sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng trân trọng. Sau đây là một số kết quả mà Công ty đạt được trong những năm gần đây: 2.3.1.1. Thực trạng về doanh thu – chi phí – lợi nhuận Sơ đồ 2: Cơ cấu doanh thu của AIRSERCO Doanh thu DT hoạt động tài chính DT hoạt động SXKD DT hoạt động bất thường DT ủy thác vận chuyển Phí ủy thác Hoa hồng bán vé DT bán hàng NK Nk Doanh thu Sau đây là tình hình thực hiện doanh thu của AIRSERCO trong những năm gần đây: Bảng 3: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 228,674,298,781 302,125,894,519 352,608,801,193 Trong đó: Thương mại & XNK Sản xuất các loại Dịch vụ và doanh thu khác 213,905,021,560 8,750,726,093 6,018,551,128 278,579,322,940 15,306,083,425 8,240,488,154 311,597,559,596 20,944,444,366 20,066,797,231 Qua bảng doanh thu trên ta thấy mức tăng trưởng doanh thu hàng năm bình quân là 22%. Trong đó, cơ cấu mặt hàng và loại hình kinh doanh thực tế như sau: Doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bình quân chiếm 88,4% trên tổng doanh thu. Doanh thu về sản xuất chiếm 6% trên tổng doanh thu. Doanh thu về các loại dịch vụ khác chiếm 5,6% trên tổng doanh thu hàng năm. Chi phí Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là thể hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Bảng 4: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2004 - 2006 Yếu tố chi phí Năm 2004 2005 2006 I. Chi phí nguyên liệu, giá vốn 209,206,332,997 261,206,639,467 321,586,846,485 1. Chi phí nguyên liệu chính 5,344,233,647 10,570,033,197 15,781,381,224 2. Chi phí nguyên liệu chính 203,862,099,350 250,636,606,270 305,805,465,261 II. Chi phí nhân công 6,332,880,094 7,418,395,742 11,061,096,551 1. Ăn ca, các khoản khác 497,082,000 - 540,208,024 2. Lương CBCNV 5,444,545,816 6,976,503,188 9,862,255,188 3. BHXH, BHYT, KPCĐ 391,252,278 441,892,554 658,633,339 III. Chi phí khấu hao TSCĐ 1,435,733,068 1,636,764,826 1,553,288,893 Chi phí khấu hao TSCĐ 1,435,733,068 1,636,764,826 1,553,288,893 IV. Chi phí dịch vụ mua ngoài 8,024,764,561 11,518,305,832 13,063,005,681 V. Chi phí khác bằng tiền 2,689,346,672 5,195,378,675 3,277,543,043 TỔNG CHI PHÍ 227,689,057,392 286,975,484,542 350,541,780,653 Có thể thấy rằng, tổng chi phí không ngừng tăng lên, nguyên nhân là do cơ sở vật chất mà Công ty nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh có giá trị rất lớn, do đó giá vốn hàng bán là rất lớn. Hơn nữa, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh khác như chi phí dịch vụ mua ngoài, điện thoại, điện tín, điện nước là khá lớn và lại đang có xu hướng tăng lên rất lớn làm cho tổng chi phí kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên do đó hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng giảm xuống. Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả thì mục tiêu của AIRSERCO là bằng mọi giá phải quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí hoạt động kinh doanh nhằm hạ thấp chi phí, trong đó chủ yếu là các dịch vụ mua ngoài và vốn hàng, do đó mới có thể tăng được lợi nhuận qua các năm. Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đó chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh thu hàng năm mà Công ty thu được đều bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra do đó đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty có lãi. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện chi tiết qua bảng sau: Bảng 5: Kết quả kinh doanh năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 1.Doanh thu thuần 228,667,857,992 302,144,683,662 352,608,801,193 2. Giá vốn hàng bán 313,105,618,834 280,245,924,893 323,984,306,433 3. Lợi nhuận gộp 15,562,239,088 21,898,785,769 28,604,696,745 4. Doanh thu HĐ tài chính 7,665,014,995 7,404,704,776 9,266,437,828 5. Chi phí tài chính 7,477,603,407 7,925,866,333 9,685,162,845 6. Chi phí bán hàng 9,414,278,621 14,474,302,091 14,114,368,663 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,169,159,937 5,747,545,070 12,443,087,557 8. Lợi nhuận thuần HĐKD 1,166,212,118 1,115,750,051 1,628,497,508 9. Thu nhập khác 654,003,831 2,152,449,007 515,721,901 10. Chi phí khác 356,454,956 224,407,967 11. Lợi nhuận khác 297,548,875 581,959,972 291,313,934 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1,463,760,993 1,737,710,203 1,919,811,442 13. Thuế thu nhập DN phải nộp 468,403,518 486,558,806 537,547,204 14. Lợi nhuận sau thuế 995,375,475 1,251,151,217 1,382,264,238 Xem xét doanh thu và kết quả kinh doanh của Công ty, ta thấy hoạt động kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu mang lại nguồn thu chủ yếu cho Công ty (chiếm 88,4% trên tổng doanh thu). Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2005 giảm nhẹ so với năm 2004 (1,7%), nhưng lại tăng đột biến vào năm 2006 (gần 25%). Tuy nhiên các khoản chi phí cũng không ngừng tăng lên và kết quả là hiệu quả kinh doanh tăng không đáng kể. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn những khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những khoản chi phí thuê ngoài, có như vậy mới nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.3.1.2. Thực trạng về nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động a. Nộp ngân sách Cùng với sự phát triển của Công ty, các khoản nộp ngân sách Nhà nước qua các năm cũng tăng dần Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch nộp ngân sách 2004 - 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 KH TH %TH KH TH %TH KH TH %TH Nộp ngân sách 7.268 7.357 101,22% 7.506 7.963 106,08% 8.256 8.354 101,18% Có thể thấy trong những năm gần đây, các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước của AIRSERCO tăng dần lên và Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách nhà nước. b. Thu nhập bình quân của người lao động Bằng những kết quả đạt được, Công ty không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong thời gian qua. Thu nhập bình quân của người lao động luôn ở mức ổn định và là tương đối cao so với thu nhập trung bình của các ngành khác. Năm 2005: Thu nhập bình quân của một lao động là 1.432.560 đồng Năm 2006: Thu nhập bình quân của một lao động là 1.653.406 đồng Năm 2007: Thu nhập bình quân của một lao động là 1.962.753 đồng Bên cạnh nỗ lực nâng mức thu nhập bình quân, Công ty còn tổ chức các đợt tham quan nghỉ mát hàng năm nhằm gắn kết người lao động với Công ty. Mức sống và điều kiện sống của người lao động được đảm bảo vả về vật chất và tinh thần. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở Công ty Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Cho biết một đồng chi phí bỏ ra cho bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh, ta có: Hiệu quả kinh doanh = Doanh thu Chi phí Bảng 7: Bản phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Tổng doanh thu thuần Triệu VND 228.667 302.144 352.608 Chi phí - 227.689 286.975 350.541 Hiệu quả kinh doanh - 1,004 1.052 1,006 Ta thấy rằng H đều lớn hơn 1, tức là đã có sự xuất hiện giá trị gia tăng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng giảm sút, tuy vậy vẫn chưa thể có mottj kết luận đầy dủ mà cần phải nghiên cứu các chỉ tiêu khác. Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra vao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn kinh doanh Bảng 8: Phân tích chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế Triệu VND 995 1.251 1.382 Tổng vốn kinh doanh - 169.534 175.690 176.870 Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh - 0,0058 0,0072 0.0078 Qua tính toán trên cho thấy, nếu như năm 2005 bỏ 1 đồng vốn kinh doanh thu được 0,0058 đồng lợi nhuận, con số này tăng dần đến năm 2007 đạt 0,007. Tuy nhiên, những chỉ số này mới chỉ tăng nhẹ, chưa đáng kể. So với năm 2004, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh ở năm 2006 cao hơn là: 0.0078 – 0.0058 = 0.002, điều này là do ảnh hưởng của các yếu tố: Do lợi nhuận thay đổi: 1.251 169.543 - 995 169.543 = 0.0015 Do nguồn vốn kinh doanh thay đổi: 1.251 175.690 - 1.251 169.543 = -0.0002 Như vậy lợi nhuận năm 2006 tăng giúp cho hệ số doanh lợi tăng 0,001% nhưng nguồn vốn tăng làm hệ số doanh lợi lại giảm 0,0002%. Tổng hợp sự ảnh hưởng của 2 nhân tố trên làm tăng hệ số doanh lợi năm 2006 so với 2004 là 0,0002%, tăng rất ít. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu Hệ số sinh lợi của doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh ra lợi nhuận từ doanh thu Hệ số doanh lợi của doanh thu = Lợi nhuận thuần sau thuế Doanh thu thuần Bảng 9: Bảng phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu Chỉ tiêu Đơn vị 2004 20005 2006 Lợi nhuận triệu đồng 995 1.251 1.382 Doanh thu thuần - 228.667 302.144 352.608 Hệ số doanh lợi của doanh thu - 0.034 0.004 0.0039 Ta thấy chỉ tiêu này của Công ty có xu hướng giảm vào năm 2005, nhưng lại tăng vào năm 2006. Nguyên nhân là do: - Do lợi nhuận tăng đi làm tăng khả năng sinh lợi nhuận từ doanh thu 1.382 228.667 - 995 222.667 = 0.002 Do doanh thu tăng làm ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ tiêu này 1.382 302.144 - 1.382 228.667 = - 0.045 Tổng cộng ảnh hưởng của 2 nhân tố làm giảm chi tiêu doanh lợi của doanh thu năm 2006 so với năm 2004 là 0, 043. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận Vòng quay của toàn bộ vốn Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh 1 đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu Vòng quay của toàn bộ vốn = Doanh thu thuần Tổng nguồn vốn Bảng 10: Bảng phân tích vòng quay của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Doanh thu thuần Triệu đồng 228.667 302.144 352.608 Tổng vốn kinh doanh - 169.534 175.690 176.870 Vòng quay của toàn bộ vốn Vòng 1,349 1,72 1,993 Vòng quay của toàn bộ vốn có xu hướng tăng dần, nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng cao, hay nói cách khác 1 đồng vốn mang lại nhiều doanh thu hơn. Vòng quay của hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Bảng 11: Bảng phân tích vòng quay của hàng tồn kho Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 213.105 280.245 323.948 Hàng tồn kho - 38.746 39.982 42.659 Vòng quay của hàng tồn kho Vòng 5,504 7,01 7,59 Có thể thấy rằng, vòng quay hàng tồn kho của AIRSERCO tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước, chứng topr lượng hàng tồn kho ngày càng giảm đi, tài sản dự trữ của Công ty là hợp lý, tốt và rất có hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động Bảng 12: Bảng phân tích vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Doanh thu thuần Triệu đồng 228.667 302.144 352.608 Vốn lưu động - 157.376 162.753 164.947 Số vòng quay vốn lưu động Vòng 1,453 1,856 2,138 Vòng quay vốn lưu động của Công ty tương đối cao và không ngừng tăng trong các năm tiếp theo chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là rất tốt. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động Mức sinh lợi của một lao động = Tổng lợi nhuận sau thuế Tổng số lao động Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Bảng 13: Bảng phân tích chỉ tiêu mức sinh lợi của 1 lao động Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 995 1.251 1.382 Số lao động - 234 256 277 Mức sinh lợi của 1 lao động - 4,252 4,887 4,989 Mức sinh lợi của một lao động của Công ty có chiều hướng tăng dần, chứng tỏ mức lợi nhuận mà một công nhân làm ra cho Công ty trong 1 năm đang tăng dần. Chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 lao động Đây là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Nó cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 kỳ kinh doanh. Doanh thu bình quân của một lao động = Tổng doanh thu thuần Tổng số lao động Bảng 14: Bảng phân tích chỉ tiêu doanh thu bình quân trên một lao động Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Doanh thu thuần triệu đồng 228.667 302.144 352.608 Số lao động - 234 256 277 Doanh thu bình quân trên một lao động - 977,3 1180,25 1272,96 Có thể thấy rằng trong cả 2 năm 2005, 2006 doanh thu của một lao động tạo ra đã tăng lên so với năm 2004, tuy chưa nhiều nhưng cũng là một dấu hiệu đáng mừng trong chỉ tiêu thu nhập của người lao động. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO Những thành tựu đạt được Sau gần 15 năm phát triển và hoàn thiện, Công ty đã thu được những thành công nhất định, đồng thời tạo nên những thuận lợi cho bước phát triển tiếp theo: AIRSERCO là một công ty làm ăn có hiệu quả, Công ty đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tổng cục Hàng không giao cho, vừa đảm bảo việc kinh doanh có lãi và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong quá trình kinh doanh của mình, AIRSERCO luôn tỏ ra năng động, sáng tạo, nắm bắt được các nhu cầu trong và ngoài nước, chủ động tìm kiếm thị trường, tìm khách hàng và đã đáp ứng được các nhu cầu về hàng với tiêu chuẩn cao. Trong hoạt động kinh doanh của mình, AIRSERCO không chỉ hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra mà còn giữ vững và nâng cao được uy tín của mình đối với khách hàng, nhà cung ứng trong và ngoài nước, tạo được đội ngũ khách hàng và luôn cố gắng mở rộng được mối quan hệ với bạn hàng trong nhiều nước. Điều này sữ tạo điều kiện cho sự phát triển vững chắc của AIRSERCO trong tương lai. Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh của Công ty có sự chuyển biến tích cực, chủng loại hàng hóa tiêu thụ ngày càng đa dạng hơn. Ngoài cung cấp các mặt hàng truyền thống cung cấp cho nhu cầu của ngành, hiện nay Công ty còn mở rộng kinh doanh các mặt hàng được phép kinh doanh và tham gia hoạt động góp vốn liên doanh cũng đem lại một nguồn thu không nhỏ cho AIRSERCO. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Bên cạnh đó, Công ty rất coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của AIRSERCO. Điểm hạn chế có ảnh hưởng lướn nhất đến hiệu quả kinh doanh của Công ty là vấn đề quản lý chi phí. Có thể nói rằng, tình hình quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất lớn, làm giảm hẳn lợi nhuận của Công ty. Trong quan hệ với bạn hàng nước ngoài, chủ yếu Công ty có quan hệ qua các đại diện văn phòng của các Công ty nước ngoài chứ chưa phải có mối quan hệ trực tiếp với bạn hàng, do đó việc đàm phán ký kết hợp đồng thường bị kéo dài, giá cả hàng hóa thường cao hơn giá gốc do phải chịu nhiều chi phí dịch vụ, điều này dẫn đến giá vốn hàng bán trở nên rất lớn làm giảm lợi nhuận của Công ty. Hoạt động marketing của Công ty chưa được tiến hành tốt do chưa có một bộ phận chuyên trách đặc biệt mà chỉ manh mún, nhất thời, được phân bố rải rác trong các bộ phận, do đó sự hiểu biết về thị trường của Công ty, về khách hàng chưa được sâu sắc lắm nên để mất một số hợp đồng quan trọng trong những năm qua. Vấn đề vốn hiện nay cũng đang là vấn đề làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp. Để khắc phục vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Công ty mà còn cần sự trợ giúp của Tổng Công ty và các cơ quan Nhà nước để nâng cao tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh luôn được chủ động và kịp thời. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty có cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động thống nhất đồng bộ đã tạo động lực cho Công ty vững bước và phát triển. Tuy nhiên, để không ngừng nâng cap hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ cao, am hiểu thị trường quốc tế mà đội ngũ cán bộ của AIRSERCO tuy có trình độ học vấn cao nhưng nhiều người được đào tạo về các lĩnh vực khác với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty, do đó tỷ lệ nhân viên có nghiệp vụ chuyên sâu không nhiều nên khi Công ty có nhiều hợp đồng có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc công việc làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty. Trên đây là những khó khăn, tồn tại mà Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không đang phải đối mặt giải quyết. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần đưa ra những giải pháp, phương hướng giải quyết phù hợp, triệt để, nếu không Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trên con đường phát triển của mình. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG AIRSERCO Trong những năm qua, các hoạt động của AIRSERCO nói chung đã đạt được những kết quả tương đối tốt, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn mang lại uy tín cho Công ty, tạo được nền tảng ban đầu rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của Công ty. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố gây khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Những tồn tại đó là những vấn đề mà Công ty cần chú trọng giải quyết. Để có thể đứng vững và phát triển trong những năm tiếp theo, AIRSERCO cần tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường và các chính sách của Nhà nước, củng cố và tăng cường lực lượng các bộ để đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đây là một số biện pháp đóng góp mong muốn nâng cao và hoàn thiện hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhằm đạt được những mục tiêu mà Công ty đã đề ra: GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm các hợp đồng xuất nhập khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu bán hàng. Nghiên cứu thị trường trong nước Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm phát hiện nhu cầu về sản phẩm cần xuất nhập. Đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cần được đặt lên hàng đầu vì chỉ có đầu ra thì Công ty mới có thể tiếp nhận đầu vào, tức là khi có khả năng tiêu thụ thì mới có khả năng nhập khẩu nhiều. Vấn đề đặt ra với AIRSERCO là phải nghiên cứu khách hàng và thị trường tiêu thụ để từ đó có kế hoạch nhập khẩu phù hợp hơn. Qua nghiên cứu thị trường, nhất thiết Công ty phải xác định được 2 vấn đề quan trọng sau: Dung lượng thị trường hiện tại và tương lai của Công ty? Để xác định được dung lượng thị trường hiện tại và tương lai của AIRSERCO, cần tập trung nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại cũng như tương lai của Công ty. Hiện tại, trong tổng Công ty Hàng không Việt Nam có 4 đơn vị được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, do đó thị trường trong ngành của Công ty bị thu hẹp lại. Vì vậy, Công ty cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định chính xác dung lượng thị trường trong ngành hiện tại là bao nhiêu, với mức hiếm lĩnh thị trường như vậy có gây những lãng phí trong sử dụng không hết nguồn lực của Công ty không và gây những khó khăn gì cho Công ty cũng như thiệt hại cho ngành Hàng không Việt Nam, từ đó có những kiến nghị với tổng Công ty Hàng không Việt Nam sửa đổi những quy định về phạm vi hoạt động của các Công ty trong ngành. Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không là Công ty hoạt động đa ngành nghề, vừa trực tiếp sản xuất ra hàng hóa hữu hình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, vừa là đại lý cung ứng các dịch vụ về du lịch, vận tải, xuất khẩu lao động và du học nước ngoài vì vậy để thực hiện tốt những chức năng này đòi hỏi Công ty phải nắm bắt được những thông tin chính xác về nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất để có thể tiếp cận với họ trước các đối thủ cạnh tranh khác. Ngoài ra, để tiếp cận được với khách hàng và có được lượng hợp đồng nhiều nhất, Công ty cũng nên tiến hành các hoạt động quảng cáo cho Công ty. Một chính sách quảng cáo tốt sẽ làm cho khách hàng biết đến tên tuổi của Công ty và tin tưởng về khả năng kinh doanh của Công ty và như vậy sẽ làm tăng sự lựa chọn của khách hàng tin tưởng ủy thác cho AIRSERCO là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáng tin cậy. Vấn đề đặt ra là Công ty nên sử dụng phương tiện quảng cáo nào? Hiện nay, quảng cáo của Công ty chỉ giới hạn trong các tạp chí chuyên ngành Hàng không, như vậy là chưa đủ vì Công ty có môtj bộ phận khách hàng không nhỏ nằm ngoài lĩnh vực Hàng không. Vì vậy, quảng cáo của Công ty phải đảm bảo tính chuyên sâu (thông tin chi tiết cho khách hàng). Để đảm bảo được điều đó thì phải tiến hành quản cáo trực tiếp, tức là quảng cáo qua catalogue, các ấn phẩm, qua quảng cáo của các hang nước ngoài cho các khách hàng của mình, chỉ có thế thông tin mới đảm bảo được tính cụ thể và chi tiết. Các phương tiện quảng cáo mà AIRSERCO có thể áp dụng là: Các xuất bản phẩm kinh doanh chuyên ngành và các xuất bản phẩm kỹ thuật chuyên ngành. Thư gửi trực tiếp Qua danh bạ công nghiệp Các tạp chí chuyên ngành như: Hàng không Việt Nam, Hải quan Việt Nam, thông tin Hàng không, Heritage Xu hướng phát triển về nhu cầu tiêu dùng của những khách hàng tiềm năng và khách hàng tin cậy của Công ty trong tương lai sẽ vận động như thế nào? Để xác định được xu hướng này, Công ty cần nghiên cứu rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của ngành Hàng không Việt Nam như các yếu tố chính trị, yếu tố dân số và thu nhập của người dân Việt Nam, các chính sách vĩ mô của Nhà nước ta, xu hướng phát triển của các phương tiện giao thông công cộng trong nước Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành Hàng không, do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, vì vậy khi nghiên cứu thị trường trong nước không thể bỏ qua những nghiên cứu này. Nghiên cứu thị trường nước ngoài Nghiên cứu thị trường nước ngoài đối với AIRSERCO là thu thập, nghiên cứu các dữ liệu, thông tin với mục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất đem lại hiệu quả tối đa cho AIRSERCO và khách hàng mà tập trung chủ yếu là nghiên cứu sự biến động của thị trường cùng ngành trên thế giới. Nghiên cứu thị trường cùng ngành trên thế giới sẽ giúp cho Công ty tìm được bạn hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chủ động ký kết hợp đồng với các hãng trực tiếp nhập khẩu sản phẩm của Công ty, hạn chế giao dịch hợp đồng qua trung gian nhằm giảm bớt những chi phí không cần thiết. Hiện nay, mức cạnh tranh giữa các ngành nghề kinh doanh là rất lớn. Trên thế giới đã xuất hiện những liên hợp, tập đoàn, kinh tế, đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty và cũng có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động lựa chọn đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm tới. Nếu đặt mối quan hệ với các đối tác là các tập đoàn kinh tế lớn sẽ tạo nguồn hàng ổn định và là thế mạnh cho Công ty. GIẢI PHÁP THỨ HAI: Giữ vững và khai thác có hiệu quả thị trường các mặt hàng truyền thống của ngành, kết hợp với đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu ngoài ngành với mục tiêu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu Trong khi đưa ra những chiến lược phát triển các hình thức kinh doanh, Công ty nên chú trọng quan tâm tới giữ vững những thị trường trọng điểm, truyền thống, đó là những mặt hàng cho phép khai thác được lợi thế của Công ty như: Củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu rau quả và đồ hộp chế biến. Ổn định vững chắc thị trường truyền thống Mông Cổ, Liên Bang Nga, đồng thời từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật, Mỹ và các nước Đông Âu. Giữ ổn định và phát triển thị trường cung ứng các sản phẩm nội bộ cho ngành Hàng không Việt Nam và tăng dần doanh thu theo mức tăng trưởng của ngành, đồng thời tìm kiếm khả năng đầu tư vào việc sản xuất, chế biến một số mặt hàng mà ngành Hàng không đang mua ở ngoài ngành bằng chiến lược cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm, nhằm phcj vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của hành khách đi trêb các chuyến bay của Vietnam Airlines ( nước trà các loại, nước có ga nhẹ và nước lọc tinh khiết) Củng cố thị trường kinh doanh thuốc lá, mở rộng mạng lưới đại lý thuốc lá tại miền Bắc, khu vực miền Trung. Mặt khác, đa dạng hóa các loại thuốc lá kinh doanh mà Nhà nước cho phép, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ thuốc lá ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tiếp tục không ngừng tăng doanh thu các loại hình dịch vụ Công ty đã hoạt động có hiệu quả như: Xuất khẩu lao động, Giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đại lý bán vé máy bay, củng cố và tìm cách thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du lịch lữ hành quốc tế. Mặt khác, mở thêm các loại dịch vụ mới mà hiện tại và tương lai sẽ có nhu cầu cao như xưởng giặt là quần áo GIẢI PHÁP THỨ BA: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có Con người là chủ thể mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Vì thế công tac quản lý nhân sự trong bất cứ công ty nào đều được coi trọng, nó có vai trò quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty. Về số lượng lao động Số lượng lao động hiện có của Công ty so với nhu cầu thực tế sử dụng tại từng phòng đơn vị tương đối nhiều. Hầu hết tại các phòng, bộ phận làm việc trong Công ty đều có lao động dôi dư ( trừ phòng Kế toán tài chính và một số Trung tâm kinh doanh). Số lao động nữ chiếm phần đông và nằm tại các phòng nghiệp vụ và xưởng sản xuất. Số cán bộ công nhân viên lao động gián tiếp còn đông, nên có sự điều chỉnh hợp lý đối với số lao động này. Về chất lượng lao động Hiện nay, AIRSERCO có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối trẻ ( lao động từ 28 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 75% trên tổng số lao động toàn Công ty), vì vậy việc hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng công việc là việc làm cần thiết. Chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên của AIRSERCO có thể thực hiện theo các cách sau: Đào tạo tại chỗ, tức là đào tạo kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ và của nhân viên, dưới sự chỉ đạo của giám sát viên hoặc giám sát bộ phận. Đào tạo ngoài Công ty, Công ty có thể cử nhân viên đi dự các khóa luận hoặc hội thảo về kinh tế của các ngành, các công ty và của các trung tâm đào tạo khi có điều kiện. Việc cử nhân viên đi học phải được quản lý chặt chẽ, có định hướng rõ ràng là học để kế thừa những kinh nghiệm đã có và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ cho công việc của Công ty. Khuyến khích người lao động sử dụng thời gian của mình để tự trau dồi kiến thức, khuyến khích nhân viên giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc Ngoài công tác đào tạo ra, việc nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân viên cũng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động cũng là cần thiết. Công tác tuyển chọn phải kỹ càng qua các lần kiểm tra trình độ tay nghề. Tuyển chọn nhân viên mới phải xuất phát từ yêu cầu của công việc, không vì mục đích cá nhân, phải lấy tiêu chuẩn chính của tuyển chọn là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, tránh tình trạng tuyển nhân viên theo cảm tính, theo ý đồ và lợi ích cá nhân. GIẢI PHÁP THỨ TƯ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Tăng nhanh vòng quay của vốn Vòng quay vốn cố định của Công ty năm 2007 là 4,5 vòng, vòng quay của vốn lưu động là 0.5409. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nhất thiết phải tăng vòng quay của vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Để tăng vòng quay của vốn, cần giải quyết 3 vấn đề: Hiện nay, Công ty đang có số hàng hóa tồn kho trị với giá trị không nhỏ từ đầu năm 2007 đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết. Công ty nên có kế hoạch giải quyết số hàng ứ đọng này nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn. Công ty nên có kế hoạch đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu, tham gia vào các liên doanh, liên kết. Trong kinh doanh, vấn đề chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là lẽ thường tình, đặc biệt là đối với các khách hàng quen thuộc. Tuy nhiên, Công ty cũng nên xem xét một số khách hàng chậm trả nợ để số nợ đọng của Công ty giảm xuống. Hiện nay, số nợ mà Công ty phải thu hồi lên tới hơn 100 tỷ đồng, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty, nếu tính số tiền bị khách hàng chiếm dụng này thì theo lãi suất vay hàng tháng của ngân hàng, đây cũng là một vấn đệ mà Công ty cần quan tâm hơn nữa. Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh Muốn thực hiện tái sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Chế độ bảo toàn vốn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì cà phát triển được năng lực sản xuất kinh doanh của mình, không để mất hoặc giảm vốn hoặc ăn chia vào vốn. Trong trường hợp giá cả tăng lên thì số vốn của doanh nghiệp cũng phải được tăng theo. Bảo toàn và phát triển vốn cố định Để bảo toàn và phát triển vốn cố định, Công ty cần tuân thủ các quy tắc sau: Xác định đúng nguyên giá tài sản cố định, trên cơ sở tính đủ khấu hao Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, khi tài sản cố định bị hao mòn, giá trị sử dụng bị giảm sút thì đến một lúc nào đó chúng không thể sử dụng được nữa, vì thế muốn đạt được hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao cần phải tiến hành đổi mới tài sản cố định. Công ty nên lập các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc định kỳ để đảm bảo an toàn và nâng cao độ bền của máy móc thiết bị. Công ty nên có một quy chế đầy đủ, chi tiết về chế độ gìn giữ máy móc thiết bị. Giáo dục cán bộ công nhiên về ý thức giữ gìn máy móc thiết bị vì đó là tài sản chung của Công ty nên ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, tránh tình trạng máy móc chưa tính hết khấu hao đã bị hỏng hóc không sử dụng được. Về vấn đề phát triển vốn cố định của Công ty, cần chú trọng đến khâu hiện đại hóa hệ thống máy móc thiết bị, nhượng bán hoặc thanh lý những máy cũ, lạc hậu. Tuy nhiên, khi đầu tư mới các trang thiết bị hiện đại, Công ty cần cân nhắc về nhiều vấn đề như nguồn vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế Bảo toàn và phát triển vốn lưu động Để giữ vững được vị trí và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, Công ty cần phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Để làm được điều này yêu cầu phương án sử dụng vốn kinh doanh phải gắn với phương pháp sản xuất kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Vốn lưu động sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh lại được chuyển tiếp vào các hoạt động kinh doanh, sau đó Công ty cần phải bổ sung đầy đủ vốn lưu động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra. Những giải pháp nêu trên chắc chắn chưa phải là hoàn thiện, song dù sao đó cũng là việc đề xuất những ý kiến đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển vững chắc trong tương lai của Công ty, rất mong những giải pháp này sẽ góp phần nào đó cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàn không AIRSERCO, đưa Công ty trở thành một Công ty lớn mạnh, có uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước. GIẢI PHÁP THỨ NĂM: Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm giảm bớt các khoản chi không hiệu quả. Hiện nay, một vấn đề làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của Công ty là vấn đề quản lý chi phí. Chi phí kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tăng rất lớn (chiếm hơn 90%) mà chủ yếu là do giá vốn hàng bán và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện nước, điện thoại, điện tín, tăng lên. Năm 2005, giá vốn hàng bán chiếm hơn 150 tỷ trong 302,1 tỷ doanh thu thuần và các chi phí kinh doanh khách chiếm gần 100 tỷ trong doanh thu thuần. Năm 2006, doanh thu thuần tăng lên 352,6 tỷ thì giá vốn còn tăng nhiều hơn lên tới 180 tỷ và các chi phí khác lên tới 116,5 tỷ. Những khoản chi phí khổng lồ này đã làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm đi rõ rệt (hơn 40% tổng lợi nhuận). Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí bằng các phương pháp như: Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu với giá cả hợp lý và cố gắng đàm phán trực tiếp với khách hàng không thông qua các trung gian nhằm tối thiểu hóa chi phí. Chi phí cho việc vận tải hàng hóa là rất lớn. Do đó, Công ty phải giao cho các cán bộ nghiệp vụ chịu trách nhiệm phân bổ luồng lạch, bố trí các tuyến vận chuyển, góp phần giảm thiểu chi phí vận chuyển. Công ty nên sử dụng kết hợp các phương tiện vận tải một cách linh hoạt, thực hiện khoán theo chiều sâu để tránh tình trạng làm việc có tính thời vụ, khai thác tối đa khả năng vận tải trong ngành, tăng cường vận tải chuyển thẳng nhằm hạn chế sự nhàn rỗi hoặc phải thuê vận tải bên ngoài nhằm tối thiểu hóa các chi phí vận tải. Giao định mức chi phí cho các phòng chi phí điện nước, điện thoại nhằm giảm tối đa các chi phí không cần thiết. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài, ngoài sự nỗ lực của Công ty cũng cần sự hỗ trợ từ phía tổng Công ty và các cơ quan Nhà nước với những cơ chế và chính sách hỗ trợ thích hợp. Đối với Nhà nước Để tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không AIRSERCO phát huy hết khả năng của mình trong các lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước cần xem xét một số biện pháp, chính sách sau: Hiện nay AIRSERCO đang là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay nên cũng gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên như chính sách cho vay ưu đãi hơn nữa trong việc nhập khẩu các trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ cao phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng khắc phục những bất hợp lý trong quy chế, chính sách có liên quan tới xuất nhập khẩu. Nhà nước nên điều chỉnh hợp lý mức thuế nhập khẩu, quy định cách tính thuế phù hợp với từng mặt hàng nhập khẩu. Nhà nước cũng cần có quy định đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu, giữa bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan cần thống nhất với nhau thực hiện các quy định của Nhà nước một cách có hiệu quả tạo điều kiện cho các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Nhà nước cần có biện pháp tăng cường kiểm soát các đơn vị quản lý Nhà nước như Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại để ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực phát sinh gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh. Đối với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, là một mắt xích trong dây chuyền hoạt động của ngành Hàng không, hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề. Do vậy, sự tác động của Tổng Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặt khác, một số khách hàng chính của Công ty là các thành viên của Tổng Công ty, vì thế mối quan hệ giữa các đơn vị trong ngành Hàng không Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra của mình, Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không xin kiến nghị với cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam một số vấn đề lớn sau: Tổng công ty Hàng không Việt Nam đi vào hoạt động chưa lâu, do vậy các quy chế về kinh tế chưa được đầy đủ, rõ rang. Trong những năm tới, Công ty mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của Tổng Công ty và mong Tổng Công ty ban hành một quy chế rõ ràng về các điều lệ kinh doanh, trong đó nên quy định rõ ràng, cụ thể vai trò chủ chốt trong công tác sản xuất kinh doanh của AIRSERCO, quy định rõ các đơn vị trong ngành Hàng không khi có nhu cầu về hàng hóa thuộc lĩnh vực sản xuất của Công ty đều xem AIRSERCO là nhà cung cấp để tránh lãng phí tài lực của các Công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, đề nghị Tổng Công ty bổ sung thêm vốn, hoặc tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty tiếp nhận quỹ tài trợ quốc tế hay là vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài. Công ty mong nhận được sự quan tâm hơn nữa trong việc mở rộng các mặt hàng, ngành hàng kinh doanh, không chỉ mặt hàng phục vụ ngành Hàng không mà cả những mặt hàng ngoài ngành như xuất khẩu sắt, thép các loại, hạt nhựa Với uy tín và năng lực hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong các vấn đề tìm nguồn hàng và bạn hàng mới Tổng Công ty nên tạo điều kiện và kinh phí cho Công ty thành lập thêm văn phòng đại diện ở các nước khác nhằm chủ động tìm kiếm đối tác và bạn hàng. Thực tế nhiều năm cho thấy, những hiểu biết kém cỏi và thiếu thông tin về thị trường nước ngoài đã gây trở ngại lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty, gây ra tình trạng phải qua quá nhiều trung gian làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. KẾT LUẬN Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không AIRSERCO là một đơn vị kinh doanh trong ngành Hàng không, xuất phát từ yêu cầu phát triển của ngành Hàng không Việt Nam, kết hợp với chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, vấn đề đạt và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành mục tiêu, tiền đề, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty. Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy chỉ là những bước khởi đầu nhưng nó đã phần nào đóng góp vào sự phát triển của ngành Hàng không nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, chặng đường phát triển còn dài và Công ty còn vô vàn những khó khăn ở phía trước. Để tồn tại, phát triển và khẳng định vị trí trên trường kinh doanh, Công ty cần không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phấn đấu trở thành một công ty thương mại có uy tín không những trong ngành mà còn trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không, em đã tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của Công ty và đã phần nào nhận thức được những thành công và hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty. Với những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, qua quá trình thực tập được sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú cán bộ nhân viên trong Công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ngô Xuân Bình, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không, với hy vọng phần nào giúp Công ty tham khảo, tìm ra giải pháp tối ưu nhằm mục đích duy nhất là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập có hạn nên trong bản chuyên đề này em chưa phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc và không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy Ngô Xuân Bình cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Phương Đông và các anh chị, cô chú cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ngô Xuân Bình, đồng cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Phương Đông đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập này. Qua đó, em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không đã tạo điều kiện, cung cấp tư liệu cho em trong bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 30 tháng 3 năm 2008 Sinh viên Lý Minh Chi TÀI LIỆU THAM KHẢO Lý thuyết quản trị kinh doanh – NXB thống kê Quản trị doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê Quản trị nhân sự - Nguyễn Thanh Hội – NXB Thống kê Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – PGS-TS. Phạm Thị Gái – NXB Thống kê 2004 Giáo trình Kinh tế - Quản trị kinh doanh – PGS. Ngô Trần Ánh – NXB Thống kê 2000 Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS-TS. Lưu Thị Hương, TS. Vũ Duy Hào – đồng chủ biên – NXB Giáo dục Giáo trình thương mại quốc tế - PGS-PTS. Trần Chí Thành, NXB Giáo dục Kinh tế học David Begg – NXB Hà Nội Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không AIRSERCO các năm 2004 – 2006 và các tài liệu Công ty cung cấp Tạp chí thông tin Hàng không số 1- 3 năm 2008 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7748.doc
Tài liệu liên quan