Đề tài Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế

LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2 I. Phát triển kinh tế biển 2 1. Quan điểm về phát triển ngành sản xuất 2 2. Phát triển kinh tế biển 7 3. Các chính sách đối với việc phát triển ngành kinh tế biển 11 PHẦN II: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN - HUẾ 14 I. Khái quát về kinh tế - xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 14 1. Khái quát về kinh tế - xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 14 2. Đánh giá về mức sống của dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế với mức trung bình trong cả nước và trung bình tỉnh Thừa Thiên - Huế 25 3. Vai trò việc phát triển kinh tế biển Thừa Thiên - Huế với việc xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 26 II. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực phát triển của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 28 1. Tổng quan về địa lý tỉnh Thừa Thiên - Huế 28 2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 29 3. Các nguồn lực chủ yếu của vùng 31 4. Đánh giá tiềm năng của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 32 Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển xoá đói giảm nghèo vùng ven biển thừa thiên Huế 34 I. Phương hướng phát triển kinh tế biển Thừa Thiên - Huế 34 1. Phương hướng phát triển kinh tế biển 34 2. Phương hướng giải quyết hài hoà giữa khai thác và bảo vệ 37 3. Phương hướng trong việc phát triển kinh tế biển để xoá đói giảm nghèo 39 II. Giải pháp cho phát triển các ngành sản xuất vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 39 1. Các chính sách hỗ trợ 39 2. Thông tin dự báo 40 3. Chính sách qui hoạch 40 4. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ở địa phương 40 5. Giải pháp xoá đói giảm nghèo 41 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khu du lịch được. Có thể kể ra như là Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh ), Đồ Sơn ( Hải Phòng ), Sầm Sơn ( Thanh Hoá ), biển Nha Trang ( Khánh Hoà) ... Hơn nữa ngành du lịch Việt Nam còn có lợi thế là giá rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Có khả năng thu hút được nhiều thành phần khách du lịch. Việt Nam cũng là điểm đến an toàn cho du khách, Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi các cuộc nội chiến, khủng bố. Nhưng trong thời gian qua Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên mất an toàn, Việt Nam cần chấn chỉnh ngay để không bị mất lợi thế của mình. b. Vai trò của ngành kinh tế biển đối với nền kinh tế quốc dân - Đóng góp vào ngân sách nhà nước . Vai trò của ngành kinh tế biển đối với nền kinh tế quốc dân Vai trò kinh tế biển có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.Từ đây, rất nhiều ngành kinh tế được phát triển hết sức đa dạng và phong phú. Trước tiên, phải kể tới phát triển ngành kinh tế đánh bắt hải sản, với vùng biển rộng thì đây là ngành phát triển kinh tế chiến lược và cơ bản vì trữ lượng hải sản được đánh bắt giúp thay đổi đáng kể nền kinh tế của nhân dân trong vùng. Hơn nữa, ngành kinh tế biển phát triển phải kể đến sự vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đem lại lợi ích kinh tế cao. Khi vận chuyển bằng đường biển thì giảm thời gian vận chuyển nhanh và quãng đường vận chuyển ngắn hơn so với đường bộ vì đường biển thường là thẳng hơn so với đường bộ và không gây ách tắc đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Những người dân ven biển có thể tổ chức nuôi trồng thuỷ hải sản theo lồng ở gần bờ đem lại nguồn hải sản chủ động cho người dân và có thể tăng gia những loại hải sản cần thiết phục vụ cho đời sống của người dân trong khu vực và những vùng lân cận. +Đóng góp cho ngân sách nhà nước: Ngành kinh tế biển phát triển đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng gía trị khá cao. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang là ngành xuất khẩu chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất khẩu của nước ta vì vậy gía trị mà ngành thuỷ sản đem lại từ phát triển ngành kinh tế biển là khá cao. Hơn nữa, trong nước nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản là rất lớn trên mọi miền của đất nước người dân thích tiêu dùng hàng thuỷ sản nhiều vì hàm lượng đạm trong cá, tôm, cua, ba ba… là rất tốt, hơn nữa hiện nay thuỷ sản còn là một trong những món ăn được ưa chuộng trong các món ăn của khách du lịch. Nước ta đã có những cải tạo đáng kể trong vấn đề bảo quản mặt hàng thuỷ hải sản, vì mặt hàng nay rất dễ bị ôi thiu cho nên bảo quản nó rất khó nhất là mỗi khi phải vận chuyển xa tới những vùng khác. Vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Vai trò trong giải quyết việc làm Vấn đề giải quyết việc làm đang là vần đề hết sức nóng bỏng trong nền kinh tế thị trường. Để giải quết việc làm cần phát triển nhiều ngành nghề kinh tế trong đó có kinh tế biển và các hoạt động của nó. Hoạt động kinh tế biển mỗi năm thu hút được khoảng 2 triệu lao động, đây là con số rất lớn về lao động nước ta vì ngoài việc hơn 2 triệu lao động có việc làm kia còn có rất nhiều lao động không có việc làm và đang cần việc. Do đó phát triển kinh tế biển có thể coi là phương pháp khá hiệu quả trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động vùng ven biển. - Vai trò trong việc xoá đói giảm nghèo dân cư vùng ven biển Như đã trình bày ở trên, phát triển kinh tế biển tao việc làm cho lao động, tạo thu nhập cho người lao động, người lao động có thu nhập sẽ tự cải thiện đời sống của mình, tạo cho đời sống ổn định. Còn đối với xã hội người lao động có việc làm thì xã hội bớt được một gánh nặng về trợ cấp xã hội, chánh được tệ nạn xã hội do tình trạnh thất nghiệp tạo gia cũng có nghĩa là làm cho tỷ lệ đói nghèo của nước ta giảm đi một phần. Cho nên có thể nói phát triển kinh tế biển có một vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo. 3. Các chính sách đối với việc phát triển ngành kinh tế biển - Chính sách thương mại Để phát triển kinh tế biển thì các chính sách thương mại của nhà nước là rất quan trọng, đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của các ngành nói chung và đối với kinh tế biển nói riêng. Đối với công nghiệp cảng biển và hàng hải thì những chính sách phát triển thương mại phát triển giao lưu hàng hoá với nước ngoài đã đóng góp phần quan trọng vào việc phát triển của ngành. Với việc tăng mạnh lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian qua đã làm tăng mạnh lượng tầu biển cập bến. So với trước đây khi nước ta còn đóng cửa nền kinh tế thì đó là một sự đột biến mạnh mẽ. Ngày nay ngày càng nhiều những con tàu ra vào bến và ngày càng xuất hiện những con tàu có trọng tải lớn đến vài trục nghìn tấn. Do đó đã mang về cho ngành hàng nghìn tỉ đồng hàng năm và cho nhà nước hàng trăm tỷ tiền thuế và dịch vụ. Chính sách thương mại cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành thuỷ sản. Các chính sách thương mại đã mở ra cho sản phẩm thuỷ hải sản những thị trường tiềm năng và rộng lớn. Góp phần làm cho các doanh nghiệp chế biến và các hộ nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Chính sách thương mại mở cửa giữa các quốc gia khiến công dân các quốc gia qua lại dễ dàng hơn. Việt Nam với lợi thế giá rẻ cũng là điểm đến của các du khách quốc tế. Vấn đề của ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là làm sao nâng cao chất lượng du lịch, tăng cường các hình thức giải trí để giữ chân du khách lâu hơn. Hiện tại ở Việt Nam có quá ít các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và còn thiếu những hình thức giải trí sa xỉ để tăng nguồn thu cho ngành du lịch - Chính sách tín dụng ngân hàng Chính sách tín dụng ngân hàng trong thời gian qua đã phần nào phát huy được vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt là trong ngành khai thác và đánh bắt thuỷ sản. Đối với đánh bắt thuỷ sản, những nguồn vốn có đươc từ chính sách tín dụng và ngân hàng đã được những người lao động đầu tư vào các hoạt động của mình một cách hiệu quả. Cụ thể những ngư dân đã đầu tư vào những phương tiện đánh bắt, giúp họ có chuyến đi biển dài ngày để đánh bắt ở những ngư trường mới, giàu tiềm năng có triển vọng đánh bắt được năng suất cao hơn gần bờ. Phần vốn có được còn được ngư dân đầu tư vào những thiết bị bảo quản thuỷ hải sản khiến ngư dân yên tâm đánh bắt xa bờ dài ngày và còn có thể nâng cao chất lượng cá thành phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm. Đối với nuôi trồng thuỷ sản, những nguồn vốn có được từ chính sách tín dụng và ngân hàng đã khiến người lao động mạnh dạn đầu tư vào những loại hải sản có giá trị cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn. Quy trình sản xuất được đầu tư bằng những công nghệ hiện đại, được đảm bảo từ khâu con giống đến nuôi trồng. Sản phẩm thuỷ sản làm ra đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo của thị trường ngoài nước cộng với chi phí giá thành thấp đã giúp sản phẩm thuỷ sản có chỗ đứng vững chắc trong các thị trường khó tính. Giá trị xuất khẩu ngành thuỷ sản ngày càng được nâng cao. - Các chính sách hỗ trợ Các chính sách hỗ trợ có thể kể ra đây như hỗ trợ về vốn, kĩ thuật sản xuất, các chính sách xây dựng cơ sở vật chất giúp đỡ nhân dân như “sống chung với lũ’... đã giúp nhân dân vùng ven biển ổn định cuộc sống, tập trung vào sản xuất. Nhờ có những chương trình hỗ trợ đó mà cuộc sống của người dân vùng ven biển được nâng lên đáng kể. Các chính sách hỗ trợ đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh tế biển, đặc biệt là ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Tạo cho người lao động cơ sở vững chắc yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm PHẦN II : PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI DÂN CƯ VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 1. Khái quát về kinh tế – xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên – Huế. GDP qua các năm tỉnh Thừa Thiên – Huế DVT N1995 N1996 N1997 N1998 N1999 N2000 N2001 1.GDP tổng số ( giá 1994 Triệu đồng 1680980.4 1815062.9 1962861.9 2095166.7 2184966.1 2400212 2599413.8 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Triệu đồng 535363.7 543380.5 565107.2 579824.3 567909.5 599666.6 634992.4 Thuỷ sản Triệu đồng 700447.8 75349.6 77463.4 85428.596824.4 96824.4 105209.7 116837.7 Công nghiệp và xây dựng Triệu đồng 272656 313291.6 353719.9 391670.5 428555 497005.2 550573.1 Dịch vụ Triệu đồng 875960.7 958390.7 1044034.7 1123671.8 1188501.5 1303540.1 1412848.2 2. GDP tổng số ( giá hiện hành) Triệu đồng 1930400 2212786.5 2471614.9 2737704.4 2918638.4 3303667.3 3740160.3 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Triệu đồng 644118.4 693954.9 744180 802751.4 833437.3 922470 980459.2 Thuỷ sản Triệu đồng 86416.7 97657 104205.4 121222.9 142815.3 163469 175777.9 Công nghiệp và xây dựng Triệu đồng 325680.9 421441.3 496729 574734.8 646206.4 789175 918302.7 Dịch vụ Triệu đồng 960600.5 1097390.2 1230750.9 1360218 1438994.7 1592022.2 1841398.3 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện Chiến lược phát triển Với dân số bình quân năm 2001 là 1.024.734 người, GDP bình quân đầu người tỉnh Thừa Thiên – Huế là 3.649 triệu đồng/ người/ năm tính theo giá hiện hành. So với thu nhập bình quân đầu người trong cả nước năm 2001 là 370 USD/ người /năm thì có thể thấy mức sống của dân cư tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn ở mức thấp tuy trong các năm qua có tăng, tốc độ tăng là khá cao song vẫn ở diện tỉnh nghèo so với cả nước. - Các huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm các huyện: Thành phố Huế, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà. Các hộ dân các huyện thị này đều hoạt động, lao động phụ thuộc vào biển, ngoại trừ thành phố Huế do có nhiều di tích lịch sử nên còn phát triển du lịch lịch sử rất mạnh mẽ cùng với các dịch vụ khác kèm theo. - Đời sống nhân dân các huyện ven biển ( Ngoại trừ Thành phố Huế ) là rất thấp. Mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm vào khoảng 2.5 triệu đồng/ người / năm. Đời sống nhân dân phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển vì thế khi trình độ sản xuất ở đây thấp thì đời sống nhân dân khó khăn là điều khó tránh khỏi. Theo thống kê cho thấy các phương tiện đánh bắt của ngư dân ven biển trên 90% là nhỏ lẻ, chỉ để phục vụ đánh bắt ngần bờ. Các phương tiện để đánh bắt xa bờ ít, lí do đưa ra là chi phí quá cao nên những hộ nông dân nhỏ lẻ không thể có đủ nguồn tài chính để đóng tàu. Khi mà đời sống nhân dân còn nghèo, nhà nước phải tìm cách hỗ trợ người dân bằng nhiều cách trong đó phải tìm cách cho dân vay vốn thì mới phát triển được các phương tiện đánh bắt xa bờ, người dân có điều kiện gia tăng thu nhập của mình. - Trình độ văn hoá và chuyên môn của các huyện thị ven biển tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung là khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Về trình độ văn hoá, tỉ lệ trẻ em trên 13 tuổi đến trường là 72%. Tỉ lệ học sinh học hết lớp 12 là rất thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các em đã phải sớm tham gia lao động cùng gia đình để kiếm sống. Hơn nữa, tỉnh Thừa Thiên – Huế thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt. Khi có thiên tai sảy ra việc các em phải nghỉ học là chuyện thường xuyên. Cơ sở giáo dục của các huyện thị này vừa thiếu lại vừa yếu. Khó khăn trong việc nâng cao trình độ văn hoá cho trẻ em vùng Thừa Thiên – Huế là dân cư 81% vùng ven biển và sống không tập trung. Do đó rất khó để đưa các em đến trường khi mà chính cha mẹ các em cũng không tỏ ra mấy quan tâm đến vấn đề này. Hơn nữa vùng ven biển Thừa Thiên – Huế còn có khó khăn khi mùa mưa lũ đến, các trường lớp thường phải đóng cửa. Trình độ văn hoá và chuyên môn trong vùng nói chung là còn thấp, trình độ dựa chủ yếu trên cơ sở cha truyền con nối. Điều này cũng gây trở ngại khi đưa các phương tiện sản xuất, phương tiện đánh bắt hiện đại vào khai thác. Giáo dục đào tạo - Số trường học trường 413 425 425 436 442 475 480 - Số lớp học trường 5770 6106 6423 693 6896 7071 7095 - Số giáo viên người 7291 7926 8432 9138 9266 9682 9887 - Số học sinh người 213670 229732 207394 255755 266673 234438 279683 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản suất vật chất - Các ngành sản xuất a. Nông nghiệp + Trồng trọt : Đất nông nghiệp trồng lúa và mầu chủ yếu phân bố 3 vùng đồng bằng và một ít vùng gò đồi ( tiếp giáp đồng bằng ). Tổng diện tích gieo trồng năm 1995 là 72.333 ha bao gồm diện tích: Cây lương thực 3.136 ha Cây công nghiệp 4.048 ha Cây thực phẩm 4.682 ha Cây khác 467 ha Sản lượng lương thực quy thóc năm 1995 đạt 211.204 tấn trong đó mầu quy thóc 27.607 tấn. Bình quân lương thực năm là 209 kg/ đầu người Năng suất bình quân đạt 37,8 tạ/ha + Chăn nuôi Chăn nuôi chủ yếu gia súc, gia cầm Năm 1995 tổng đàn trâu bò có 63.442 con, đàn lợn có 191.768 con. Đàn gia cầm gồm gà vịt có 1,288 triệu con. Như vậy trong nông nghiệp, giá trị sản lượng trồng trọt năm 1995 chiếm tới 69,5 %, chăn nuôi 25%. Chỉ tiêu ĐVT N1995 N1996 N1997 N1998 N1999 N2000 N2001 *. Nông nghiệp -. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá 1994) triệu đ 633266 655871 739799 746924 733634 758587 Trồng trọt (giá 94) triệu đ 416196 431470 486965 484280 479369 493841 Chăn nuôi (giá 94) triệu đ 164393 173309 197700 203154 194154 203654 Dịch vụ (giá 94) triệu đ 52677 51092 55134 59490 60111 61092 -. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) triệu đ 738277 781919 865822 966988 94983 961275 Trồng trọt (giá hiện hành) triệu đ 475865.6 491741.5 542102.1 609748.4 586684.9 578134.3 Chăn nuôi (giá hiện hành) triệu đ 203355.4 234349.5 263079.9 284729.6 283986.1 306982.7 Dịch vụ (giá hiện hành) triệu đ 59056 55828 60640 60640 79172 76158 -. Diện tích gieo trồng cây hàng năm chính ha 59285 60465.5 67709.5 67709.5 71222.6 68833 Lúa ha 45909 46923 50639 50639 51635 51339 Ngô ha 220.2 301.8 376.1 373.9376.1 383.7 439.9 Khoai lang ha 7321.2 6699.4 7366.4 6426.1 6519.7 4436 Rau, đậu ha 3717.3 3886.8 4819.7 5086 2\5124.7 5320 Cây khác ha 2207.3 2654.5 4508.3 8541 7559.5 7298.1 -. Diệntích gieo trồng cây hàng lâu năm chính ha Chè ha Cà phê ha Cao su ha Hồ tiêu ha -. Năng suất tạ/ha Lúa tạ/ha 38.9 38.8 40.2 39.1 42.9 39.3 Ngô tạ/ha 13.8 15.5 15.7 15.5 18.8 20.4 Khoai tạ/ha 49.3 47.6 61 57.3 51.7 57.5 Rau, quả tạ/ha 59.7 61.4 67.8 72.5 68.6 74.9 -. Sản lượng lúa tấn Lúa cả năm tấn 178772 182394 204021 197169 221897 201837 Ngô tấn 304.4 470 593.4 579.9 723 897.8 Khoai lang tấn 35655 31895 44975 36879 33759 25550 Rau, đậu tấn 22213 23880 32690 36922 35206 39857 -. Sản phẩm chăn nuôi Trâu con 35443 34832 34316 33641 31688 29893 Bò con 19307 20362 24574 23132 21341 18850 Lợn con 186801 186744 237626 236317 220734 241090 Chăn nuôi gia cầm con 1392.2 1414.9 1442.2 1539.2 1602.9 1704.8 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất -Viện chiến lược phát triển b. Lâm nghiệp Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 1995 đạt 32,587 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1989 ); Trong đó : + Trồng và nuôi rừng 6,959 tỷ đồng + Khai thác lâm sản 19,496 tỷ đồng Riêng khai thác gỗ đạt 5,604 tỷ đồng sản lượng 34.575 m3 Chỉ tiêu ĐVT N1995 N1996 N1997 N1998 N1999 N2000 N2001 *. Lâm nghiệp - Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá 1994) triệu đ 62003 65392 84587 79159 71844 73460 - Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá hiện hành) triệu đ 74778 79929 104186 101837 91053 106572 Tổng diện tích có rừng ha Diện tích rừng tập trung ha 3934 3997 4590 2883 2042 2396 Số cây trồng phân tán 1000cây 4400 4569 4372 3770 3378 3627 Gỗ tròn khai thác M3 18450 19464 29640 26653 32274 36241 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất -Viện chiến lược phát triển c. Thủy sản Với 120 km bờ biển và 22.000 ha mặt nước vùng đầm phá. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 1995 đạt 21,605 tỷ đồng ( năm 1991 là 14,482 tỷ đồng ) trong đó: + Đánh bắt thủy sản 18,630 tỷ đồng chiếm 86,2% + Nuôi trồng thuỷ sản 2,352 tỷ đồng chiếm 10,8% Năm 1995 sản phẩm đánh bắt thuỷ sản đạt 11.717 tấn trong đó + Sản phẩm biển 8.999 tấn chiếm 76,8% + Sản phẩm sông, đầm 2.718 tấn chiếm 23,2% Tốc độ nông lâm ngư nghiệp năm 1995 tăng 121%. Chỉ tiêu ĐVT N1995 N1996 N1997 N1998 N1999 N2000 N2001 *. Thủy sản Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (giá 1994) Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (giá hiện hành) - Khai thác thuỷ sản Tổng số tàu thuyền chiếc 3843 3849 3768 3801 Số lượng thuyền thủ công chiếc 1980 1600 1500 1500 Số lượng tàu thuyền máy chiếc 1863 2249 2268 2301 Tổng công suất CV 33000 51854 52109 54208 Trong đó: < 20 cv chiếc 1835 1729 1738 1754 21 - 45cv chiếc 374 377 384 46-75cv chiếc 28 36 65 70 76-140cv chiếc 104 82 87 > 140cv chiếc 6 6 6 - Sản lượng khai thác hải sản tấn 9100 16336 17900 18600 Trong đó: - Cá tấn 12500 13000 - Mực tấn 2330 2580 - Tôm tấn 380 420 - Hải sản khác tấn 2700 2600 - Tổng số lao động khai thác hải sản người 19120 20150 22991 23030 - Nuôi trồng thuỷ sản Diện tích nuôi ha 1190 1850 2824 Số lồng bè chiếc Sản lượng nuôi hải sản (cá, tôm, thuỷ sản khác…) tấn 2740 2420 - Chế biến thuỷ sản Số cơ sở chế biến xuất khẩu cơ sở 3 5 5 Công suất thiết kế tấn/ năm 4000 4000 4800 - Sản phẩm chế biến hải sản Tôm đông tấn 1394 609 900 Mực đông tấn 655 420 450 Cá đông tấn 2561 292 865 Khô các loại tấn 767 236 285 Nước mắn tr.lit 3.2 0.2 0.2 0.2 - Hậu cần dịch vụ nghề cá Số cảng cá cảng 1 1 1 Tổng chiều dài cầu cảng m 80 80 80 Số bến cá bến 3 3 3 3 Số khu vực tránh gió bão khu vực 2 2 2 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất -Viện chiến lược phát triển d. Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1995 đạt 186,302 tỷ đồng ( giá cố định năm 1989 ) trong đó: + Công nghiệp khai thác mỏ bao gồm khai thác quặng kim loại và khai thác đã và các mỏ khác ( tiêu biểu nhà máy xi măng Long Thọ 30.000 tấn/năm ) đạt 4,309 tỷ đồng chiếm 2,3%. + Công nghiệp chế biến đạt 180,878 tỷ đồng chiếm 97% ( tiêu biểu nhà máy bia 12 triệu lít/năm và nhà máy đông lạnh 3 tấn/ngày ). Công nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 72%. Còn lại là công nghiệp ngoài nhà nước. Tốc độ phát triển năm 1995 tăng 112%. Chỉ tiêu ĐVT N1995 N1996 N1997 N1998 N1999 N2000 N2001 * Công nghiệp - Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) triệu đ 426177.3 463025.3 2453731.1 2877295.7 3587835.5 4204458.2 - Phân theo thành phần kinh tế (giá 94) triệu đ 426177.3 463025.3 2453731.1 2877295.7 3587835.5 4204458.2 Nhà nước (giá 94) triệu đ 267012 275343 1473422 2877295.7 2083032 2466987 Ngoài quốc doanh (giá 94) triệu đ 159165.3 187682.3 596139.1 1611082 748318.5 842963.2 Vốn đầu tư nước ngoài (giá 94) triệu đ 384170 665526.7 756485 894508 - Phân theo ngành triệu đ 426177.3 463025.3 2453731.1 600687 3587835.5 4204458.2 Công nghiệp khai thác (giá 94) triệu đ 15264 16844 22954.7 28134 34241.6 52167.8 Công nghiệp chế biến (giá 94) triệu đ 400263.3 434548.3 2278119.4 2680666.7 3380057.9 3967214.4 Điện, nước và khí đốt (giá 94) triệu đ 10650 11633 152657 168495 173536 185076 -. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) triệu đ 526337.3 600855.6 747656.3 914175.6 1037099.7 1188189 + Phân theo thành phần kinh tế (giá hiện hành) triệu đ 526337.3 600855.6 747656.3 914175.6 1037099.7 1188189 Nhà nước (giá hiện hành) triệu đ 320477 330484 401397 452019 490550 567121 Ngoài quốc doanh (giá hiện hành) triệu đ 205860.3 270371.6 307993.3 314254.6 341013.7 392966 Vốn đầu tư nước ngoài (giá hiện hành) triệu đ 38266 147902 205536 228102 + Phân theo ngành triệu đ 526337.3 600855.6 747656.3 914175.6 1037099.7 1188189 Công nghiệp khai thác (giá hiện hành) triệu đ 20479.6 23593.8 28160.5 36023.1 4299.7 56330 Công nghiệp chế biến (giá hiện hành) triệu đ 494738.7 563534.8 702212.8 855936.5 971551 1106314 Điện, nước và khí đốt (giá hiện hành) triệu đ 11119 13727 17283 22216 23249 25545 - Số cơ sở sản xuất công nghiệp triệu đ 8929 10037 13777 12596 13239 17909 Công nghiệp khai thác triệu đ 280 380 457 503 615 665 Công nghiệp chế biến triệu đ 8648 9656 13316 12090 12621 17241 Điện, nước và khí đốt triệu đ 1 1 4 3 3 3 - Lao động công nghiệp triệu đ 26579 30006 67166 65578 70978 83166 Công nghiệp khai thác triệu đ 1293 1553 2140 1967 2435 2841 Công nghiệp chế biến triệu đ 25163 28311 63983 62622 67361 79115 Điện, nước và khí đốt người 123 142 1043 989 1182 1210 - Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu Nước mắm 100lít 926 951 1041 1149.5 1420 1559.5 Mực đông lạnh tấn Mực khô tấn Tôm đông tấn Chế biến thức ăn gia súc tấn Thuỷ sản đông lạnh tấn Đóng mới tàu thuyền Chiếc Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất -Viện chiến lược phát triển e. Du lịch – dịch vụ Ngành du lịch Thừa Thiên – Huế giai đoạn 1991 – 1995 có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng bình quân năm trên 15,5%. Năm 1995: số khách du lịch đến tỉnh đạt trên 550 ngàn khách, trong đó khách quốc tế đạt 283 ngàn. Tổng doanh thu đạt 93,4 tỷ đồng. Cơ sở vật chất ngành du lịch cũng được tăng lên rõ rệt. Tốc độ phát triển năm 1995 tăng 103%. Chỉ tiêu ĐVT N1995 N1996 N1997 N1998 N1999 N2000 N2001 * Ngành du lịch - Số khách sạn, nhà hàng cơ sở - Số phòng khách du lịch phòng - Số khách du lịch người - Doanh thu du lịch tr.đồng 93400 102806 116320 140296 154040 189620 215689 - Doanh thu phục vụ tr.đồng 131695 158945 171092 220303 225492 331845 340462 - Số lao động ngành du lịch Người 7268 7069 6955 7125 7289 6929 7206 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất -Viện chiến lược phát triển f. Xây dựng cơ bản Năm 1995 tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt 937,47 tỷ đồng ( năm 1991 – 60,4 tỷ đồng ) trong đó: + Xây lắp 334,199 tỷ đồng + Thiết bị 423,813 tỷ đồng Riêng vốn trung ương 145,285 tỷ đồng chiếm 15,5%; vốn địa phương quản lý 792,185 tỷ đồng chiếm 84,5% ( trong đó vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài 526,1 tỷ đồng). Đầu tư xây dựng cơ bản cho giao thông năm 1995 đạt 30,12 tỷ đồng bằng 3,2 tổng mức đầu tư. 2. Đánh giá về mức sống của dân cư vùng ven biển Thừa Thiên – Huế với mức trung bình trong cả nước và trung bình tỉnh Thừa Thiên – Huế - Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 1995 đạt là 3,649 triệu đồng/ người/ năm thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trong cả nước đạt là 364 USD/ người/ năm. Trình độ văn hoá và chuyên môn cũng ở mức thấp. Các công trình phúc lợi xã hội và các nguồn phúc lợi khác cũng ở mức thấp. Đó là tình hình chung của cả tỉnh, còn đối với dân cư sống ven bờ và phụ thuộc vào biển thì mức sống còn thấp hơn. Từ đó có thể kết luận rằng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn ở mức khó khăn, tỷ lệ đói nghèo đạt cao. Điều này đặt tỉnh Thừa Thiên – Huế phải có biện pháp phát triển các ngành đúng hướng để nâng cao mức sống của dân cư, góp phần giảm hộ nghèo và tiến tới xoá hẳn tình trạng hộ nghèo. - Từ nguồn số liệu trên có thể thấy rằng tuy tỉnh Thừa Thiên – Huế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn là tỉnh nghèo. Kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch và các hoạt động từ biển. Với hơn 81% dân số sống ven biển có thể thấy kinh tế Thừa Thiên – Huế phụ thuộc nhiều vào các hoạt động từ biển. Đặc trưng của dân cư ven biển Thừa Thiên – Huế là dân cư nghèo, trình độ văn hoá và chuyên môn thấp. Hoạt động khai thác biển giá trị vẫn thấp không xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Điều này đặt ra vấn đề cần phải có phương hướng phát triển các lợi thế của tỉnh đặc biệt là nguồn lợi từ biển để từ đó phát triển kinh tế của tỉnh và đặc biệt là vùng ven biển. Góp phần mình vào nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo ở địa phương. 3. Vai trò việc phát triển KT biển Thừa Thiên – Huế với việc xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế. - Vai trò trong việc gia tăng thu nhập Thừa Thiên – Huế có dải bờ biển dài 120 km, 81% dân số sinh sống và hoạt động liên quan đến biển. Từ đó có thể thấy rằng biển là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên – Huế, các ngành liên quan đến biển là các ngành mũi nhọn của cả tỉnh. Chỉ tính riêng ngành thuỷ sản năm 175777,9 tỷ đồng trong GDP toàn tỉnh, chiếm 4,69% GDP toàn tỉnh. Điều đó cho thấy rằng các ngành liên quan đến kinh tế biển ở Thừa Thiên – Huế chưa phát triển đúng với tiềm năng.Việc kinh tế biển chưa phát triển đúng tiềm năng của tỉnh có nhiều nguyên nhân nhưng có thể thấy ngay một số nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân chí thấp, phương tiện khai thác lạc hậu ... Song có thể thấy tốc độ phát triển của ngành thuỷ sản lại cao nhất toàn tỉnh chiếm 11,05%. Có thể thấy rõ là ngành thuỷ sản nói riêng và kinh tế biển còn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần do lợi thế về địa lí của tỉnh, cũng như các mặt hàng thuỷ sản có giá trị cao. Ngoài ngành thuỷ sản thì các ngành kinh tế biển khác cũng chưa phát triển đúng tiềm năng, chưa góp phần vào việc tăng trưởng toàn tỉnh so với tiềm năng của chính mình. Ngành cảng biển và hàng hải chẳng hạn, thì các cảng biển như Chân Mây, Hội An vẫn là những cảng bé, nội địa là chính. Chưa phát triển thu hút những tàu hàng qui mô lớn trong khu vực và trên thế giới. - Vai trò trong việc giải quyết việc làm Với 81% dân số tỉnh Thừa Thiên – Huế sống phụ thuộc vào kinh tế biển cũng có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của kinh tế biển trong việc giải quyết công ăn việc làm của địa phương. Chỉ riêng hoạt động khai thác thuỷ sản năm 2001 đã thu hút được 2600 lao động. Ngoài ra các ngành khác như cảng biển và hàng hải, khai thác muối, công nghiệp chế biến thuỷ sản, các hoạt động bổ trợ cho khai thác thuỷ sản ... Cũng thu hút một lượng lớn lao động trong tỉnh. Trong đó cụ thể – công nghiệp chế biến thuỷ sản thu hút 79.115 lao động trong tỉnh – ngành khai thác thuỷ sản thu hút 23.030 lao động trong toàn tỉnh – ngành du lịch biển thu hút 7206 lao động trong toàn tỉnh – ngành khai thác muối thu hút 5.327 lao động trong toàn tỉnh ( Số liệu năm 2000 ) Các ngành kinh tế liên quan đến biển đã thu hút 21,9% dân số trong độ tuổi lao động vào trong các ngành nghề của mình. Và với tiềm năng của mình trong tương lai các ngành kinh tế biển còn có khả năng thu hút được thêm rất nhiều lao động của tỉnh. Góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Vai trò đối với công tác xoá đói giảm nghèo Với vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động của mình các ngành kinh tế biển cũng góp một phần không nhỏ vào việc gia tăng mức sống cho người lao đồng và cũng góp một phần không nhỏ vào công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Với đặc điểm, đa số lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản, khai thác muối đều là các hộ khó khăn, các hộ nghèo. Do đó việc phát triển mở ra một hướng đi đúng hướng góp một phần quan trọng vào việc giảm và tiến tới xoá hộ nghèo của tỉnh Thừa Thiên – Huế. II. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 1. Tổng quan về địa lý tỉnh Thừa Thiên – Huế Thừa Thiên – Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc trung bộ; nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km. Có bờ biển dài 120 km và đường biên giới với đất nước Lào dài 81 km. - Phía Tây bắc giáp tỉnh Quảng Trị - Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng - Phía đông bắc giáp biển đông - Phía tây nam giáp nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào Nằm trên trrục giao thông Bắc – Nam quan trọng giữa hai vùng kinh tế phát triển nhất của đất nước mà tiêu biểu là 2 thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên – 5009 km2 bằng 1,5% diện tích cả nước, với địa hình phức tạp dốc mạnh từ tây sang đông, được chia thành ba vùng địa lý. - Vùng núi, gò đồi chiếm trên 70% diện tích - Vùng đồng bằng chiếm 25,6% - Vùng đầm phá ven biển chiếm 4,4% Khí hậu khắc nghiệt. Gió tây nam nóng và khô nhiều ( từ tháng 3 đến tháng 8 ). Sau đó là mùa mưa lụt ( từ tháng 9 đến tháng 11 ). Do địa hình phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nên bị phân hoá tạo thành các vùng trũng theo lưu vực các dòng sông, hàng năm thường gây bão lụt, úng hạn, mặn, xói mòn. Đồng thời cũng hình thành nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú hấp dẫn khách du lịch. Tổ chức hành chính Thừa Thiên – Huế được chia thành 8 huyện và một thành phố: 1. Thành phố Huế 2. Huyện Phong Điền – 1 thị trấn 3. Huyện Quảng Điền 4. Huyện Hương Trà - 1 thị trấn 5. Huyện Phú Vang 6. Huyện Hương Thuỷ – 1 thị trấn 7. Huyện Phú Lộc - 1 thị trấn 8. Huyện Nam Đông 9. Huyện A lưới - 1 thị trấn Toàn tỉnh có 145 xã, phường, thị trấn, trong đó 122 xã, 20 phường và 5 thị trấn Dân số tỉnh Thừa Thiên – Huế có 1009.190 người ( năm 1995) bằng 1,4 dân số cả nước. Mật độ dân số 201 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 2,3%. Dân cư trong tỉnh phân bố không đồng đều, tập trung ở thành phố, thị trấn, vùng đồng bằng ven sông, ven biển và ven quốc lộ. Thành phố Huế có mật độ cao nhất 4149 người /km2. Thấp nhất là các huyện miền núi: A lưới 28 người/km2, Nam đông 31 người/km2. Tỉnh có 2 huyện miền núi Nam Đông và Alưới, có 43 xã miền núi bằng 34,6% số xã toàn tỉnh. 2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng ven biển Thừa Thiên – Huế Vùng ven biển Thừa Thiên – Huế bao gồm dải đồng bằng và đất cát ven biển, vùng đầm phá và vùng biển ven bờ có độ sâu 40 m nước thuộc 6 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Vang, Phú Lộc và thành phố Huế; trong đó có vùng đầm phá Tam Giang – Cầu hai diện tích 22.000ha, lớn nhất vùng Đông Nam á Vùng ven bờ Thừa Thiên – Huế chiếm 1/3 diện tích tự nhiên và 81% dân số toàn tỉnh, là vùng trọng điểm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là đối với các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch – dịch vụ và kinh tế biển; giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì, bảo tồn, phát triển các nguồn gien và đa dạng sinh học. Đồng thời là vùng có địa hình dốc, với vùng đồng bằng thấp trũng, có dải cát mỏng mong manh là vùng ngăn cách giữa biển và đầm phá: Cũng là vùng có lượng mưa rất lớn, tập trung 70% lượng mưa cả năm trong thời gian 3 tháng. Do vậy đây là vùng xung yếu về môi trường, là vùng nhạy cảm, dễ mất cân bằng sinh thái vốn đã rất mong manh. Hạn chế về kiến thức và nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và bảo tồn các giá trị tài nguyên, môi trường, cũng như khái niệm phát triển bền vững; còn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Quản lý tài nguyên môi trường còn nặng tính đơn ngành và theo lãnh thổ. Chưa có quy hoạch tổng hợp sử dụng các nguồn tài nguyên vùng ven bờ. Năng lực quản lý và phương tiện quản lý còn nhiều bất cập. Tóm lại quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện: phát triển đúng hướng mở ra tiền đề và cơ hội cho bước phát triển mới. Để đảm bảo thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời gian đến phát triển bền vững với nhịp độ cao hơn đòi hỏi phải có cơ chế điều hành và quản lý tốt nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên của tỉnh. Đây là một yêu cầu bức thiết đang đặt ra cho chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế nhằm tìm kiếm sự cân bằng trong quá trình phát triển với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Hạn chế và giảm nhẹ tác động xấu của thiên tai, sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần tích cực cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng dân cư. Chiến lược quản lý tổng hợp ven bờ sẽ giúp chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tìm được quy trình đảm bảo cho sự cân bằng đó. 3. Các nguồn lực chủ yếu của vùng - Du lịch Cảnh quan thiên nhiên sông núi rừng biển rất kỳ thú và hấp dẫn, có những kiệt tác về kiến trúc cung đình với những cung điện, lăng tẩm đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hoá của nhân loại. Có những cảnh quan thiên nhiên như rừng quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, núi Ngự Bình, Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đồi Vọng Cảnh, bãi biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô... - Biển và ven biển Biển có nhiều loại hải sản, có 500 loài cá, trong đó 30 – 40 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng khai thác khoảng 33 – 35 tấn/ năm. Có ưu thế phát triển thuỷ sản ở 3 vùng ( biển, đầm phá và nước ngọt ). Bờ biển thuận lợi xây dựng phát triển cảng biển Thuận An và cảng Chân Mây - Khoáng sản Có trên 100 điểm khoáng sản. Chiếm tỷ trọng lớn và có giá trị là khoáng sản phi kem loại ( đá vôi, granit, cao lanh ...). Các mỏ đá vôi Long Thọ trữ lượng 300 triệu m3, Phong Xuân – Phong Điền 240 triệu m3, Nam Đông 500 triệu m3... Mỏ đá granit đen và sám trữ lượng lớn ở Phú Lộc, sản lượng 15 – 20 ngàn m2/năm. Mỏ Cao lanh, ben tô nit, mỏ py – rit Nam Đông và các mỏ nước khoáng ỏ Phong Điền, Phú Vang. - Rừng Khả năng đất trồng rừng có khoảng 337 ha. Diện tích đất rồng rừng hiện có 171,5 ngàn ha với trữ lượng gỗ 17,3 triệu m3. Bao gồm Rừng sản xuất KD 51,3 ngàn ha, 3,6 triệu m3. Rừng phòng hộ 97,1 ngàn ha 11,3 triệu m3. Rừng đặc chủng 21,1 ngàn ha ( chủ yếu vườn quốc gia ) - Đất Diện tích đất tự nhiên 50 vạn ha, có 10 loại đất. Diện tích đất nông nghiệp có 4,7 vạn ha trong đó: Đất trồng cây hàng năm 4,2 vạn ha Đất trồng cây lâu năm 0,29 vạn ha Đất có rừng 17,2 vạn ha Đất trống đồi trọc có 165,5 ngàn ha bằng 33% diện tích tự nhiên, bao gồm các dạng. Đất trống có cây gỗ rải rác Đất trống cây bụi Đất trống cỏ Đất cát ven biển - Con người Nguồn lao động năm 1995 có 532.904 người, trong đó lao động là 500.173 người, chiếm 49,56 dân số tỉnh. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân có 430.842 người, chiếm 86,1% nguồn lao động của tỉnh. 4. Đánh giá tiềm năng của vùng ven biển Thừa Thiên – Huế - Cơ hội và triển vọng vùng ven bờ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đã được chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng: đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển – là đòn bẩy quan trọng tạo cơ hội cho vùng ven bờ phát triển nhanh với tốc độ cao trong những năm đến. Ngoài ra còn có những vũng, vịnh có điều kiệm thuận lợi để xây dựng các cảng biển như Thuận An, Chân Mây. Đặc biệt vịnh Chân Mây có đủ điều kiện để xây dựng thành cảng nước sâu lớn của khu vực miền trung. Hiện nay tỉnh và Trung ương đã và đang triển khai thực hiện các chương trình dự án lớn như : Dự án đường hầm xuyên đèo Hải Van, chương trình phát triển các khu du lịch Lăng Cô - Bạch mã - Cảnh Dương – Hải Vân, chương trình phát triển các khu du lịch xây dựng đô thị mới và khu khuyến khích phát triển kinh tế – thương mại Chân Mây, dự án xây dựng cảng nước sâu Chân Mây: các chương trình phát triển thuỷ sản, và các dự án lớn khác đã đang và sẽ xây dựng như cầu Trường Hà, cầu Thuận An,... sẽ tạo ra những cơ hội và triển vọng mới thúc đẩy kinh tễ xã hội vùng ven bờ phát triển. - Các đe dọa và thách thức vùng ven bờ Đồng thời với các cơ hội và triển vọng, vùng ven bờ cũng là nơi tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải công nghiệp, chất thải từ các khu du lịch, dịch vụ và đô thị, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.... nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai và các sự cố môi trường như : xói lở, lũ lụt, hạn mặn .... Việc thựchiện các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội sẽ có tác động lớn làm thay đổi mooi trường sinh thái và ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên ven bờ. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần lưu ý các đe doạ và thác thức sau : - Các đe dọa + Khả năng gây ô nhiễm môi trường từ đất liền, đầm phá và biển. + Khai thác quá mức và không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. + Thiên tai và sự cố môi trường. + Mâu thuẫn sử dụng tài nguyên giữa các ngành. - Các thách thức + Cơ hội tạo việc làm cho dân cư trong vùng để xoá đói nghèo còn ít và trình độ dân trí còn thấp. + Hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ, gần bờ lên giá trị kinh tế chưa xứng với tiềm năng. + Các hình thức hỗ trợ của nhà nước về tín dụng còn trậm trễ, chưa đến tay được người dân. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ. I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 1. Phương hướng phát triển kinh tế biển - Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Về ngành khai thác thuỷ hải sản cần phát triển theo hướng, phát triển các hoạt động đánh bắt ra các ngư trường mới, xa bờ và có tiềm năng. Để thực hiện được phương hướng phát triển này cần có những phương tiện đánh bắt hiện đại qui mô. Đồng thời thực hiện nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Khai thác gắn liền với chế biến, có thiết bị và công nghệ tốt để có thể bảo quản các sản phẩm hải sản sau khi đã đánh bắt. Về ngành nuôi trồng thuỷ sản cần phát triển theo hướng, phát triển nuôi những thuỷ sản có giá trị cao trong xuất khẩu. Quy hoạch về nuôi trồng đi đôi với quy hoạch các nhà máy chế biến. Nuôi trồng gắn với nhu cầu thị trường, đặc biệt là những thị trường tiềm năng như Mỹ, Eu và các thị trường khác. Ngoài ra, còn phải chú ý đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến để tránh những rắc rối về sau khi đem xuất khẩu thuỷ sản ra các thị trường ngoài nước - CN cảng biển và hàng hải Quan điểm phát triển công nghiệp cảng biển là phát triển cảng Chân Mây thành cảng biển tầm cỡ vùng. Sẽ là đường giao thông huyết mạch phục vụ 2 khu công nghiệp Phú Bài và Chân Mây. Cần tiếp tục đầu tư xây dựng để đáp ứng được yêu cầu về vận chuyển hàng hoá. Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và nội địa qua cảng Chân Mây được dự báo : STT Loại hàng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 I II III Tổng số Trong đó: Container Hàng xuất khẩu - Nông sản - Hải sản - Nguyên liệu gỗ, chế biến - Quặng - Xi măng - Đá xẻ - Dệt may - Đá ốp lát - Hàng khu CN tập trung - Hàng khác Hàng nhập khẩu - Phân bón - Máy móc thiết bị - Nguyên vật liệu khu CNTT - Bách hoá - Hàng khác Hàng nội địa - Than - Xi măng - Hàng khác 211 97 108 5 1,5 15 10 10 1,5 60 5 101 19 30 30 4 15 2 - - 2 745 188 210 7 2 40 12 2 15 2 120 10 205 21 70 60 4 50 330 200 - 130 2.146 390 826 10 3,5 90 15 500 10 20 2,5 150 15 330 30 80 100 20 100 990 350 315 325 Nguồn : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất -Viện chiến lược phát triển Khối lượng hàng hoá dự báo ở trên tính cho khu vực hấp dẫn cảng Chân Mây ( bao gồm Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam Đà Nẵng ) Với tốc độ tăng lượng hàng hoá như dự báo thì cảng Chân Mây cần phải xây dựng đi trước tương lai, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại nhưng cũng phải phù hợp với tốc độ tăng hàng hóa như dự báo. Nhà nước va Tỉnh cần có dự án đầu tư xây dựng cảng Chân Mây trong tương lai. Sau này khi đã có cảng nước sâu Chân Mây thì cảng Thuận An chuyển dần thành cảng cá và dịch vụ nghề cá. Cảng sông biển Thuận An : Phạm vi thu hút hàng hoá của cảng là thành phố Huế và các huyện Phú Vang, Hương Trà, Hương Thuỷ, Quảng Điền, Phú Lộc. Mặt hàng chủ yếu là than, phân bón, lương thực, gỗ, thạch cao ( tương lai xi măng ) Hàng nhập từ tầu phà sông biển đến Thuận An rồi vận chuyển bằng đường sông đến Huế, Phú Vang, Hương Trà, Hương Thuỷ, Quảng Điền, Phú Lộc, bao gồm các mặt hàng than, lương thực, phân bón và hàng khác. Hàng xuất bằng tàu phà sông biển từ cảng Thuận An bao gồm mặt hàng gỗ, thạch cao, quặng, đá xể, thuỷ hải sản và các hàng khác Bến Bãi Dâu : Xây dựng bến Bãi Dâu trên bờ tả ngạn sông Hương gần thành phố Huế chủ yếu là để xuất nhập hàng vạan chuyển bằng phương tiện đường sông trong phạm vi thành phố và các vùng xung quanh 2 huyện Phú Vang và Hương Thuỷ Khối lượng hàng hoá qua bến Bãi Dâu gần như không có. Dự kiến đến năm 2000 khối lượng hàng thông qua sẽ đạt 50.000 tấn/năm. Đến năm 2010 khối lượng hàng thôngqua sẽ đạt 100.000 tấn/ năm. Công trình cần xây dựng : một cầu tàu dài 35m để làm hàng tổng hợp và 1 bến hành khách. Vị trí chuyển về phí hạ lưu tiếp giáp cơ sở cơ khí thuỷ sản. - Ngành khai thác muối Để phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh, lượng muối ước tính năm 2000 là 22.000 nghìn tấn, trong đó vận chuyển từ Ninh Thuận theo đường biển đến tỉnh sẽ là 14.000 tấn. Do đó để chủ động về nguồn muối Thừa Thiên – Huế cần tăng lượng muối sản xuất hàng năm. Để phục vụ chương trình nâng cao năng suât muối này thì Tỉnh cần có chương trình giúp đỡ nông dân làm muối, hỗ trợ về kĩ thuật. Một việc cần thiết phải làm ngay là cần bê tông hoá ruộng muối, như vậy hiệu quả sẽ cao hơn, chất lượng muối thu được sẽ cao hơn. - Ngành du lịch biển và ven biển Mục tiêu trong những năm tới của Thừa Thiên – Huế trong những năm tới là sẽ tăng mạnh lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước đến Huế. Tận dụng điều kiện cố đô Huế có nhiều lăng tẩm cổ và đẹp, kéo dài tuor du lịch kết hợp du lịch thăm quan cố đô Huế và du lịch Biển. Phấn đấu đến năm 2005 đạt doanh thu du lịch đạt 270 tỷ đồng. Để làm được điều này Tỉnh cần chủ động trong vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ. Cụ thể : + Tăng cường các hình thức phục vụ về văn hoá cung đình Huế + Kết hợp giữa du lịch văn hoá và du lịch biển + Tăng cường sản xuất và chất lượng các sản phẩm lưu niệm thủ công 2. Phương hướng giải quyết hài hoà giữa khai thác và bảo vệ - Xây dựng năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ Xây dựng, hoàn thiện và chuẩn bị điều kiện để thực hiện cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ. + Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương. + Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ cho đội ngũ cán bộ của các sở, ban, ngành, địa phương. + Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp và soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp xuyên suất quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án triên vùng bờ. + Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường. + Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc về QLTHVVB, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. + Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng ven bờ. - Bảo vệ tài nguyên và môi trường Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng phương thức quản lý tổng hợp để bảo vệ bền vững Tài nguyên và Môi trường vùng bờ. + Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống vưn hoá môi trường. + Xác định các khu vực cần bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, triển khai xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vùng ven bờ. + Tăng cường kiểm soát, quản lý các nguồn ô nhiễm, đặc biệt là nguồn chất thải rắn ở các khu đô thị mới ven biển và nguồn thải nông nghiệp, thủy sản đổ và đầm phá. + Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư từ khâu lập quy hoạch đến triển khai xây dựng và vận hành dự án. + Xây dựng các khu sản xuất tập trung với đủ hệ thống công trình làm sạch môi trường; từng bước di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ở các khu đông dân cư, khu vực nhạy cảm đến khu sản xuất tập trung mới; khuyến khích xây dựng và phát triển làng nghề sản xuất sinh thái. - Kết hợp giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai với quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên ven bờ 3. Phương hướng trong việc phát triển kinh tế viển để xoá đói giảm nghèo. - Do đặc điểm của các hộ nghèo sản xuất khai thác ven biển nên năng xuất và giá trị sản xuất không cao. Phương tiện sản xuất của những hộ nghèo thường thiếu thốn. Nên các phương hướng giải quyết cho đối tượng đặc biệt này có những hướng cơ bản sau. + Kết hợp các hộ đánh bắt thuỷ sản để tập hợp lại thành hợp tác xã để giao lưu trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong hoạt động khai thác để nâng cao hiệu quả. + Tập trung các hộ ngư dân lại thành các làng chài, để có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. Có điều kiện đưa các chương trình phúc lợi nâng cao trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn. + Có sự kết hợp của nhà nước và nhân dân trong các hoạt động sản xuất, cụ thể là sự kết hợp của UBND xã với hợp tác xã để điều hành phát triển hoạt động sản xuất. II. GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 1- Các chính sách hỗ trợ - Nhà nước và tỉnh cần mở rộng diện được vay vốn, tăng cường các hình thức và diện được vay vốn để người lao động có điều kiện mở rộng sản xuất. - Nhà nước cần đi trước hỗ trợ kĩ thuật cho người lao động. Nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ tài nguyên biển bền vững góp phần khai thác lâu dài. Trong nuôi trồng thuỷ sản tạo ra giống mới có giá trị kinh tế cao, đủ tiêu chuẩn chất lượng. - Tiếp tục hỗ trợ người lao động xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội để người lao động yên tâm sản xuất. Tiếp tục dự án sống chung với lũ ở các tỉnh miền chung và Huế 2- Thông tin dự báo - Nhà nước cần có nguồn dự báo chính xác sự thay đổi của các thị trường ngoài nước để người lao động và các doanh nghiệp kịp thời lắm bắt và có hướng thay đổi thích hợp, không để bị động trong sản xuất. - Nhà nước cũng cần có những dự báo đáng tin cậy của kinh tế vĩ mô trong trung và ngắn hạn để có thể đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp, các địa phương như Huế có thể chủ động trong sự thay đổi chính sách của mình. - Dự báo thời tiết chính xác và kịp thời đến ngư dân và người lao động để kịp thời ứng phó với những sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Chủ động tìm ra và dự báo ngư trường mới, hướng đi của đàn cá giúp ngư dân đánh bắt hiệu quả. 3- Chính sách qui hoạch - Nhà nước và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cần đưa ra những qui hoạch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và phù hợp với những thay đổi trong tương lai. - Quy hoạch phù hợp và khai thác hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương, nhưng quy hoạch cũng phải có những bước bảo vệ tài nguyên môi trường biển để gìn giữ khai thác lâu dài. 4- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ở địa phương - Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương. - Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ cho đội ngũ cán bộ của các sở, ban, ngành, các địa phương. - Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp và soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp xuyên suất quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án trên vùng bờ. - Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc về QLTHVVB, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bản tỉnh. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng ven bờ. 5. Giải pháp xoá đói giảm nghèo Nhà nước cần xây dựng các chợ đầu mối để các sản phẩm của ngư dân có thể có đầu ra, không bị tư thương ép giá. Có điều kiện để ra tăng thu nhập một cách chính đáng. Có các chính sách tín dụng cụ thể với hợp tác xã để phát triển hợp tác xã, phát triển các phương tiện sản xuất của các hội viên. Tạo điều kiện nâng cao mức sống của các hội viên Kết hợp với UBND tỉnh, huyện và xã để xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội để nâng cao mức sống và trình độ cho ngư dân. Kết hợp xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước và bằng nguồn vốn thu hút từ sự đóng góp trong nhân dân. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Thừa Thiên – Huế Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện chiến lược phát triển 2. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế giai đoạn 1996 – 2010 Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện chiến lược phát triển 3. Báo cáo tổng hợp : Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư vùng bãi ngang ven biển Quỳnh Lưu – Nghệ An Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện chiến lược phát triển 4. Thời báo kinh tế Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2 I. Phát triển kinh tế biển 2 1. Quan điểm về phát triển ngành sản xuất 2 2. Phát triển kinh tế biển 7 3. Các chính sách đối với việc phát triển ngành kinh tế biển 11 PHẦN II: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN - HUẾ 14 I. Khái quát về kinh tế - xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 14 1. Khái quát về kinh tế - xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 14 2. Đánh giá về mức sống của dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế với mức trung bình trong cả nước và trung bình tỉnh Thừa Thiên - Huế 25 3. Vai trò việc phát triển kinh tế biển Thừa Thiên - Huế với việc xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 26 II. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực phát triển của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 28 1. Tổng quan về địa lý tỉnh Thừa Thiên - Huế 28 2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 29 3. Các nguồn lực chủ yếu của vùng 31 4. Đánh giá tiềm năng của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 32 Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển xoá đói giảm nghèo vùng ven biển thừa thiên Huế 34 I. Phương hướng phát triển kinh tế biển Thừa Thiên - Huế 34 1. Phương hướng phát triển kinh tế biển 34 2. Phương hướng giải quyết hài hoà giữa khai thác và bảo vệ 37 3. Phương hướng trong việc phát triển kinh tế biển để xoá đói giảm nghèo 39 II. Giải pháp cho phát triển các ngành sản xuất vùng ven biển Thừa Thiên - Huế 39 1. Các chính sách hỗ trợ 39 2. Thông tin dự báo 40 3. Chính sách qui hoạch 40 4. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ở địa phương 40 5. Giải pháp xoá đói giảm nghèo 41 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1996.doc
Tài liệu liên quan