Với những nỗ lực học hỏi của cán bộ huyện, xã tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, mong rằng thời gian tới tình hình sủ dụng và quản lý đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì sẽ thành công như định hướng nâng cao chất lượng của công tác sản xuất sử dụng đất nông nghiệp. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy quá trình phát triển của huyện nói riêng và đất nước nói chung.
85 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường các công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội’, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Ngoài ra trong chủ trương chính sách và định hướng cho sự phát triển huyện Thanh Trì đang dần hình thành những khu du lịch sinh thái, khu nghỉ mát, thư giãn xanh cho khách du lịch phục vụ nội thành thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác. Song song với nó là việc khôi phục lại một số làng nghề truyền thống lâu đời vốn rất nổi tiếng của huyện như: mây tre đan, làm bánh cuốn Thanh Trì, vải lụa tơ tằm…Dựa vào những nền tảng có sẵn và định hướng phát triển mới, Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện một cách căn bản theo hướng công nghiệp - dịch vụ.
Với đà phát triển nhanh chóng của các ngành khác, ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi lớn. Diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giảm đi 251 ha so với năm 2001 để chuyển đối sang mục đích sử dụng khác. Để đảm bảo được nền anh ninh lương thực của huyện, huyện đã đẩy mạnh nhiều chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích sử dụng như tiến hành thực hiện dự án cánh đồng 50 triệu, giá trị tăng dần theo các năm từ 40,7 triệu đồng/ha/năm (2000) lên 55 triệu đồng/ha/năm (2005), dự án xây dựng nền nông nghiệp sạch, trồng rau sạch phục vụ cho nội thành thành phố Hà Nội.
Bên cạnh những thành tựu của công tác sử dụng và quản lý sử dụng đất huyện còn có một số tồn tại như:
Chưa khai thác hết tiềm năng đất đai của huyện.
Chưa có được mức đầu tư thoả đáng, kịp thời để khắc phục hệ thống tưới tiêu, thoát nước.
Một số vùng chuyên canh rau sạch, xây dựng mô hình du lịch sinh thái nhưng không có được sự đầu tư thoả đáng làm cho dự án bị chậm trễ và không hiệu quả.
1.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tới công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.
Như đã nghiên cứu ở trên các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…đều có tác động đến sông tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, Tác động có thể theo hai hướng khác nhau.
► Thứ nhất theo hướng tích cực.
Điều kiện tự nhiên có phù sa của các dòng sông như sông Hồng, sông Nhuệ, …đất phù sa rất giàu màu mỡ, chất dinh dưỡng.Với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho công tác trồng trọt cây trồng nhiệt đới.
Trong thời gian tới huyện Thanh Trì cần có chính sách phát triển nông nghiệp trên diện tích đất phù sa, đặc biệt là trồng lúa và một số hoa màu. Đánh giá được tiền năng của quỹ đất phù sa này Đảng bộ, UBND huyện Thanh Trì luôn chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hình thành các khu nông nghiệp trồng rau sạch phù hợp.
Huyện có khá nhiều đầm, hồ, phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một lợi thế của huyện Thanh Trì, lợi thế này cần phải được tận dụng triệt để. Trong quy hoạch đến 2010 của huyện, huyện xác định chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng đóng góp của nuôi trồng thủy sản vào giá trị sản xuất của huyện ngày càng tăng. Huyện đã ban hành nhiều chính sách giúp đỡ người trồng thủy sản như: đưa cán bộ trường đại học nông nghiệp về trao đổi với bà con, giao, cho thuê vùng hồ, đầm cho người có nhu cầu sử dụng…
Nằm trên đại phận thành phố Hà Nội, gần trung tâm thành phố nên có thuận lợi lớn trong giao lưu kinh tế, học hỏi các địa phương lân cận, có thị trưòng tiêu thụ rộng lớn. Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước của huyện cũng phải luôn luôn đổi mới cập nhập những văn bản, quy định mới của Thành phố, Chính phủ. Tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương, các huyện lân cận…Trong chính sách kinh tế mà huyện đề ra quy hoạch sử dụng đất phải tận dụng được những lợi thế đó. Xây dựng khu du lịch sinh thái, cây trồng, rau sạch…phục vụ nội thành.
Có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ.
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của huyện luôn luôn đổi mới tư duy, nhận thức, tích cực tham gia vào công tác của huyện
Bộ phận dân cư trẻ, siêng năng cần cù, chịu khó. Đây là một tiềm năng to lớn của huyện. Huyện đã nhận ra điều đó, trong những năm qua huyện luôn có nhiều chính sách để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động bằng việc mở các lớp đào tạo về kinh nghiệm sản xuất, lớp học nghề, …Huyện tiến hành giao đất cho các đối tượng để các đối tượng có công ăn việc làm ổn định. Công tác giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời để người dân an tâm sản xuất.
► Thứ hai theo hướng tiêu cực:
Huyện nằm gần trung tâm thành phố chịu nhiều nước thải của nội thành, nguồn nước bị ô nhiễm. Nền sản xuất nông nghiệp của huyện bị ảnh hưởng khá nhiều. Công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vì thế mà vất vả hơn. Vừa chống sâu bệnh, vừa chống ô nhiễm. Huyện đã phải thanh tra, giải quyết nhiều trường hợp làm ô nhiễm đất đai sản xuất nông nghiệp. Những vụ việc này rất vất vả và kéo dài thời gian, công việc quản lý vì thể cũng vất vả hơn.
Nằm ở độ cao thấp hơn các vùng lân cận khác nên bị ứ đọng nước, công tác thoát nước gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng bị ứ đọng lâu, Hiện tại huyện đang có nhiều chinh sách đầu tư kinh phí thoát nước cho huyện. Vào mùa mưa công tác quản lý vấp phải nhiều trở ngại lớn.
Đánh giá những khó khăn, phức tạp cũng như thuận lợi, tích cực của các yếu tố trên tới công tác quản lý Nhà nước để thấy được thời cơ và thách thức của huyện biết tận dụng những điểm mạnh và hạn chế, triệt tiêu những hạn chế vững vàng phát triển đi lên.
2 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp dựa trên các nội dung của công tác quản lý nhà nước theo luật định ta có
Về ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Đây là một công tác mà chính quyền huyện luôn quan tâm chú ý, Dựa trên luật đất đai 1993, 2003 và nghị định hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, phòng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, tích cực về mọi mặt. Thực thi Nghị định 64/ CP(1993) của thủ tướng chính phủ huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, Quyết định 3550/QĐ – UB và chỉ thị 33/CT – UB của UBND thành phố Hà Nội huyện Thanh Trì đã tổ chức làm thành hai đợt theo các thông báo 149/TT-UB (14/11/1994), theo chỉ thị 09/TT-UB và 4171/QĐ-UB
Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi nghị định 64/CP của chính phủ.
+ Hướng dẫn 26/HD-UB ngày 09/01/2001 của UBND huyện Thanh Trì về giải quyết một số vướng mắc trong qúa trình thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP
+ Báo cáo số 25/BC – ĐCNĐ&ĐT về kết qủa thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP.
+ Để thực hiện cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân UBND huyện đã ban hành hàng loạt các quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Hướng dẫn 72/HD – ĐCNĐ ngày 20/06/2001 của phòng địa chính nhà đất hướng dẫn các xã giải quyết giao đất cho các đối tượng chưa được giao phù hợp với với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo nguyên tắc người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất.
+ Thông báo số 24/TB – UB ngày 18/12/2006 về việc thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo một số trường hợp
+ Thông báo số 67/TB-UB ngày 4/12/2005: Thông báo về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
+ Thông báo số 23/TB – UB ngày 03/02/2005: Kết luận tại hội nghị triển khai kế hoạch kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận và công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
+ Công văn số 164/CV –TTr ngày 07/10/2005 và thông báo số 4637/TB – ĐCNĐ ngày 21/10/2005 về việc tăng cường công tác tiếp, giải quyết, trả lời đơn thư của công dân.
+ Công văn số 01/QLNS – PTC ngày 03/01/2006 của phòng tài chính huyện về sử dụng kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Công văn số 106/CV – UB ngày 22/02/2006 của UBND huyện ban hành kê họach xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố Hà Nội.
+ Báo cáo số 104/BC – UB của UBND huyện báo cáo kết qủa thực hiện chính sách pháp luật và các văn bản quy định của UBND thành phố trong giải quyết thủ tục hành chính. Bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở từng bước được hoàn thiện, củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả. Thực hiện nghị định 172/2004/NĐ – CP ngày 29/04/2004 của chính phủ về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và quy định của UBND thành phố, huyện đã thành lập Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng xây dựng đô thị những phòng này sẽ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý được phân công đáp ứng cho nhu cầu quản lý của huyện, có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên những nội dung của công tác quản lý để nắm được tình hình sử dụng, quản lý đất đai nói chung.
+ Báo cáo số 128/BC – UB của UBND huyện báo cáo kết quả thực thi chính sách pháp luật, thủ tục hành chính.
(Trích Bản lưu Công văn đến và Công văn đi của huyện Thanh Trì)
Đây là một số văn bản pháp luật mà phòng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành và thực thi. Nhờ hệ thống văn bản này mà công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã thu được rất nhiều kết quả. Công tác ban hành văn bản phải được tiến hành tích cực bổ sung đầy đủ các văn bản còn thiếu, hướng dẫn cụ thể cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cũng như cơ quan nhà nước có trách nhiệm.
. Hiện trạng đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Đây là một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Có làm tốt công tác này thì các cơ quan nhà nước mới có được thông tin thực tế của đất nông nghiệp và có được hệ thống bản đồ, dữ liệu quản lý cho người sử dụng đất.
Công tác mang tính khó khăn phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Tại huyện Thanh Trì công tác này đã được thực hiện từ rất sớm. Trước năm 1993 huyện tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp với các nội dung: đo đạc, thống kê, phân hạng đất. Công tác này đã được thực hiện khá tốt, mang lại một loạt dữ liệu và tài liệu quan trọng cho cơ quan quản lý, đặc biệt là cho đợt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định 64 của Chính phủ cho đất nông nghiệp.
► Dựa vào các tiêu chuẩn cho phép huyện Thanh Trì tổ chức đánh giá, phân hạng các loại đất khác nhau. Đến năm 1993 công tác này đã hoàn thành theo tinh thần của nghị định 73/NĐ-CP. Sau một thời gian thực hiện huyện đã có sự điều chỉnh hợp lý theo chỉ thị 912/CT- UB tạo ra sự đánh giá chính xác sử dụng để tính toán giá đất nông nghiệp, tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất…Hiện nay theo sự phân hạng của huyện thì đất đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản của huyện có 6 hạng, đất trồng cây năm phân thành 5 loại. Dựa vào hạng đất mà UBND tỉnh, thành phố ban hành khung giá đất hợp lý cho địa bàn vào ngày 01/01 hàng năm.
Theo quy định năm 188/2004/NĐ-CP (16/11/04) khung giá đất nông nghiệp được tính như sau:
Bảng 3: Khung giá đất trồng cây hàng năm
(nghìn đồng/m2)
Loại xã
Đồng bằng
Trung du
Miền núi
Mức giá
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Giá tối đa
40
90
3
70
1
47,5
Bảng 4: Khung giá đất trồng cây hàng năm
Đơn vị: nghìn đồng/m2
Loại xã
Đồng bằng
Trung du
Miền núi
Mức giá
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Giá tối đa
50
105
3,5
65
0,8
45
Song song với công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp huyện Thanh Trì thực hiện công tác lập bản đồ địa chính ,bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.
► Huyện Thanh Trì đã tiến hành lập hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của chính phủ (chỉ thị 382/CT – TTg của thủ tướng chính phủ và chỉ thị 34/CT – UB của UBND thành phố Hà Nội). Huyện cũng đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 26/26 xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt tỷ lệ 100%,(1995). Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được lập bản đồ với tỷ lệ 1: 10000. Đây là một thắng lợi lớn cho công tác quản lý nhà nứoc về đât nông nghiệp. Có bản đồ hiện trạng sủ dụng đât, có được phân bố, diện tích, thông tin khác về đất nông nghiệp chắc chắn kết quả quản lý nhà nước cũng sẽ khả quan hơn.
Đến năm 2000 toàn bộ diện tích nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được chỉnh lý, cập nhập, bổ sung một số cơ sở, mốc địa giới hành chính theo chỉ thị số 364/CT – UBTP
Đến năm 2004 hệ thống bản đồ địa chính của huyện đã hoàn thành và được bàn giao cho các bộ phận, địa bàn liên quan phục vụ cho công tác quản lý. Đến năm 2005 sau khi hoàn thành công tác kiểm kê đất đai huyện Thanh Trì tiến hành xây dựng, thiết lập hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 hoàn thành vào ngày 30/04/2005 đối với cấp xã. Bản đồ số hoá với tỷ lệ 1:10000 đang được xây dựng để tạo điều kiện cho công tác quản lý, truy cứu nhanh các thông tin. Tuy nhiên cho đến nay (2007) thì hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ địa hình nền số hoá chưa hoàn thành xong, còn trong bước đường thực hiện. Trong thòi gian tới hệ thống bản đồ số sẽ hoàn thành phục vụ cho công tác quản lý giảm nhẹ gánh nặng cho người quản lý, nâng cao hiệu quả của cơ quan Nhà nước.
Nói chung hệ thống bản đồ và công tác đánh giá, phân hạng đât đai là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. Tuy nhiên vấn đề bất cập còn tồn tại khá nhiều đó là: nguồn kinh phí chưa cung cấp đầy đủ, tỷ lệ bản đồ không hợp lý, độ ngũ cán bộ quản lý còn quá mỏng thậm chí không thích nghi với công nghệ không tận dụng được lợi thế của số hoá.
. Hiện trạng về lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
Theo luật đất đai năm 2003 thì “ UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình và các thị trấn trên địa bàn”. Huyện Thanh Trì tiến hành lập quy họach sử dụng đất của địa phưong trình cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý Nhà nước của huyện.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của toàn huyện. Trước năm 2003 thì 25/25 xã, thị trấn của huyện đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 1990– 2000 theo chỉ thị 49/CT – UB của UBND thành phố Hà Nội. Trong đó 24/25 xã đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất. Đến tháng 12/1999 đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, cho 24 xã và 1thị trấn. Mục tiêu của huyện là xây dựng được quy hoạch chung của toàn huyện và hệ thống quy hoạch của các xã, thị trấn phù hợp với điều kiện của địa phưong và quy hoạch, kế hoạch chung của huyện.Tránh tình trạng để xảy ra hiện tượng lộn xộn “ông chạy trước bà chạy sau” xẩy ra trước đây, gây mất cân đối giữa quy hoạch, kế hoạch giữa xã huyện và quy hoạch, kế hoạch với quy hoạch chung.
Định hướng chung phát triển nông nghiệp đến năm 2020 của toàn huyện. Phát triển ngành nông nghiệp sinh thái, trên cơ sở sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, rau sạch, an toàn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với một số tiểu vùng có lợi thế so sánh. Phát triển ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn, du lịch sinh thái.
BẢNG 5: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị: ha và %
Loại đất
2005
2010
Diện tích
(Ha)
Cơ cấu% (so với
tổng diện tích đất)
Diện tích (Ha)
Cơ cấu % (so với tổng diện tích đất)
Tổng diện tích đẩt nông nghiệp
3548,13
56,19
3207,39
50,97
1, Đất trồng cây hàng năm
3152,5
49,925
2314,53
36,78
Đất trồng lúa
2621,61
41,51
1812,68
28,81
Đất trồng cây hàng năm khác
530,93
8,4
501,85
7,98
2, Đất trồng cây lâu năm
5,66
0,09
7,48
0,12
3, Đất nuôi trồng thuỷ sản
388,50
6,15
884,09
14,05
4, Đất nông nghiệp khác
1,42
0,02
1,29
0,02
Như vậy diện tích đất nông nghiệp giảm dần theo các năm đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm đi 370,74 ha đất nông nghiệp năm 2010 chỉ chiếm 50,97%. Đất trồng thuỷ sản tăng nhanh theo thời gian, từ chiếm tỷ trọng 6,15% năm 2005 đến năm 2010 tăng đến 14,05%. Trong khi đó, diện tích đất trồng lúa lại giảm đi đến 2010 chỉ chiếm 28,81% tương đương 1812,68 ha.
Xu hướng thay đổi cơ cấu đất đai là rất phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế,Theo dự kiến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 172,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình 2,5% năm trong giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 6: Diện tích các loại đất chuyển đổi cơ cấu trồng trọt đến năm 2010
Đơn vị: Ha
Loại đất
2002 -2005
2005- 2010
Tổng
Đất ruộng lúa – lúa màu chuyển sang cây hàng năm
26,5
0
26,5
Đất ruộng lúa – lúa màu chuyển sang cây lâu năm
50
90
140
Đất ruộng lúa – lúa màu chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản
200
360
560
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang cây lâu năm
50
0
50
Đất vườn tạp chuyển sang cầy lâu năm
68
0
68
Tổng
368
450
818
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)
Theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đất nông nghiệp có sự thay đổi lớn về cơ cấu các loại với nhau. Tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 560 ha chiếm tới 68,5%. Diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm, trong khi diện tích đất trồng cây lâu năm ngày càng tăng. Chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển cơ cấu đất đai nhưng giá trị mang lại trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng. Trong thời gian tới huyện tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất. Đất trồng lúa sẽ là diện tích giảm nhiều nhất (tổng diện tích chuyển sang mục đích trồng thuỷ sản là 560 Ha). Diện tích chuyển sang các mục đích khác thời kỳ 2002 – 2005 là 368 Ha, thời kỳ 2005 – 2010 là 450 Ha. Tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ từ 2002 – 2010 là 818 Ha, Diện tích chuyển sang trồng cây lâu năm 140 Ha.
Mô hình các khu nông nghiệp sinh thái được xác định trong quy hoạch sử dụng đất. Đây là hướng đi mà huyện đã xác định nhằm tận dụng các lợi thế của tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm tới quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển khu nông nghiệp sinh thái được xác định cụ thể. Theo như quy hoạch thì tổng diện tích đất dùng làm nông nghiệp sinh thái công nghệ cao là 600 Ha. Trong đó huyện Vĩnh Quỳnh là huyện chiếm nhiều nhất 200 (ha) chiếm 33,3%, huyện Tả Thanh Oai Chiếm 190 ha đứng thứ hai chiếm xấp xỉ 30%.
2.4 Hiện trạng về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
► Giao đất, cho thuê đất là một nội dung trọng tâm của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp của huyện. Ý thức được tầm quan trọng của công tác giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiên yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài. Việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp được triển khai trên địa bàn cả nước vào thập kỷ 90. Tại huyện Thanh Trì thực hiện nghị định 64/CP huyện tiến hành công tác giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình…đồng thời tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người sử dụng hợp pháp, 15/15 xã đã lập xong phương án giao đất theo nghị định 64/CP và đã được phê duyệt. Có 6 xã thực hiện phương án giao đât theo quy mô toàn xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Đông Mỹ, Đại Áng, Hữu Hoà, Yên Mỹ và 9 xã còn lại lập phương án giao đất theo mô hình hợp tác xã nông nghiệp.
Tuy nhiên công tác giao đất theo nghị định 64/CP của huyện đã phải tạm dừng trong một thời gian khá dài, vì có nhiều vướng mắc trong thực thi, chờ có hướng dẫn mới của các ban ngành cấp trên. Nhưng về cơ bản thì huyện đã hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức…
Bảng 7 : Kết quả giao đất nông nghiệp của huyện
(Đơn vị tính: Ha)
STT
Tên xã, thị trấn
Tổng diện tích đất nông nghiệp
Giao cho các đối tượng
% Đất đã giao so với tổng diện tích đất nông nghiệp
Hộ gia đình
Tổ chức kinh tế
UBND xã,thị trấn
Tổng cộng
Toàn huyện
3548,13
3390,34
38,108
80,2
3508,5
98,87%
Chia ra
1
Thị trấn Văn Điển
9,17
4,28
1,78
3,11
9,17
100,00%
2
Xã Tân Triều
168,59
152,9
9,8
4,23
160,93
99,02%
3
Xã Thanh Liệt
209,93
199,63
3,22
4,08
206,93
98,57%
4
Xã Tả Thanh Oai
542,38
529,3
2,82
4,96
537,08
99,02%
5
Xã Hữu Hoà
204,57
198,75
1,34
4,48
204,57
100,00%
6
Xã Tam Hiệp
164,7
159,32
1,06
4,32
164,7
100,00%
7
Xã Tứ Hiệp
217,3
209,3
1,94
5,23
216,47
99,62%
8
Xã Yên Mỹ
150,45
140,2
1,34
4,21
145,75
96,87%
9
Xã Vĩnh Quỳnh
420,02
410,23
2,65
5,42
418,3
99,59%
10
Xã Ngũ Hiệp
162,95
143,9
2,75
6,32
152,97
93,88%
11
Xã Duyên Hà
137,91
126,3
2,80
3,58
132,68
96,25%
12
Xã Ngọc Hồi
195,5
178,95
2,78
7,86
189,59
96,98%
13
Xã Vạn Phúc
203,1
197,63
1,64
3,83
203,1
100,00%
14
Xã Đại Áng
354,61
342,23
2,2
8,63
353,06
99,56%
15
Xã Đông Mỹ
186,1
178,9
1,32
5,88
186,1
100,00%
16
Xã Liên Minh
220,85
216,52
1,27
3,06
220,85
100,00%
Nguồn: Kiểm kê 2005 của huyện Thanh Trì
Bảng 8: Kết quả đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Chỉ tiêu
1, Diện tích đất nông nghiệp đã được giao cho hộ gia đình
3390,34 Ha
2, Số hộ gia đình đã được giao đất nông nghiệp
25681 Hộ
3, Số hộ đã đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp
23972 Hộ
4, Số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
22877 Hộ
5, % số hộ được cấp/ số hộ đã đăng ký
95,432%
6, Số diện tích đã được cấp giấy/ số diện tích đã giao
95,1%
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì)
► Công tác cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành và chỉ còn một số rât ít giấy chứng nhận còn lại phải giải quyết.
Song song với việc giao đất cho, thuê đất nông nghiệp huyên Thanh Trì còn đẩy mạnh công tác cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người sử dụng theo tinh thần của nghị định 64/CP của chính phủ đã được ban hành. Tính đến tháng 6 năm 2004 việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, các nhân cơ bản hoàn thành với số giấy chứng nhận được cấp là 164 997 giấy trong tổng số 191 304 hộ đăng ký đạt 82,64%.
Đến nay tháng 12/2006 huyện đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp hầu hết số giấy chứng nhận đã được giải quyết. Số còn laị chiếm tỷ lệ không đáng kể là một số hộ còn có khúc mắc chủ yếu tập trung tại các xã: Ngọc Hồi, Hữu Hoà, Tả Thanh Oai… Đây là một con số đáng nói thể hiện nỗ lực của UBND huyện và bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp của huyện. Huyện Thanh Trì đã rất xứng đáng được nhận khen thưởng của UBND thành phố Hà Nội.
Sở dĩ chưa thể thành công 100% cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nông nghiệp là bởi lẽ:
- Công tác cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp ban đầu thực hiện chỉ như là một thí điểm thực nghiệm công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện, lại không có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tốc độ chậm (hệ thống văn bản hướng dẫn cho công tác này thời kỳ đầu hầu như không có).
- Hệ thống bản đồ sử dụng lại là bản đồ quá cũ, không đáp ứng đựơc nhu cầu quản lý. Bản thân một số diện tích đất quá nhiều phức tạp khó khăn cho giải quyết…
Theo thống kê số hộ được giao đất nông nghiệp là 25 681. Số hộ đã đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 23972 hộ. Số hộ đã được cấp là 22877 hộ. Số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chiếm 95,432% số hộ đã đăng ký, diện tích đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận chiếm tới 98,87% diện tích đất nông nghiệp được giao. Trong thời gian tới, một số trường hợp vướng mắc, không thoả mãn về điều kiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ được huyện tiếp tục xử lý, phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu.
Nói chung huyện Thanh Trì là một huyện tích cực trong công tác giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những con số nêu trên đã khẳng định nhận định đó. Trong thời gian tới nhiệm vụ trọng tâm của huyện là hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại và giải quyết vướng mắc về đất nông nghiệp. Từ đó, có sự điều chỉnh hợp lý nguồn đất nông nghiệp và cơ cấu đất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng.
► Ngoài ra, vì là một huyện đang trên đà chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện nên trên địa bàn huyện công tác thu hồi đất nông nghiệp là một nội dung tối cần thiết,
Trong thời gian qua một loạt các dự án đựoc thực hiện trên địa bàn huyện quỹ đất nông nghiệp của huyện được sử dụng để phực vụ dự án như: phục vụ tái định cư, phục vụ đền bù, phục vụ cho dự án chuyển mục đích sử dụng đất của các dự án như: Khu công nghiệp Ngọc Hồi, Dự án bến xe Giáp Bát, Pháp Vân - Cầu Dẽ, Khu công nghiệp Cầu bươu…tính đến năm 2005 diện tích đất nông nhiệp bị thu hồi là 153,97 (ha) năm 2006 là 167,04 ha
Bảng 9: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi cho các mục đích năm
2005 - 2006
Đơn vị: ha
Mục đích sử dụng
Diện tích thu hồi
(2005)
Diện tích thu hồi
(2006)
Đất ở
52,94
61,37
XD công trình sự nghiệp
25,15
20,20
Quốc phòng an ninh
12,48
13,5
SXKD phi nông nghiệp
61,69
70,17
Đất công cộng
1,71
1,8
Tổng
153,97
167,04
Theo như thống kê trên thì diện tích đât nông nghiệp bị thu hồi chủ yếu là để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (70,17 ha). Đây là một xu hướng chung của sự phát triển giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng sản xuất công nghiệp và thương mại. Xu hướng này phù hợp với định hướng phát triển mà Đảng bộ huyện đã đặt ra. Tuy nhiên, huyện cần phải có một chính sách hợp lý để đảm bảo chất lượng, năng suất, giá trị cho ngành nông nghiệp và hướng đi trồng rau màu chuyên canh rau sạch, du lịch sinh thái kết hợp với các làng nghề thủ công truyền thống.
►Tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của huyện, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng phải tiến hành một cách nhanh nhạy bắt kịp sự chuyển mình của các thành phần kinh tế khác.
Trong thời gian tới, xác định mục tiêu phát triển giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại… Huyện đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi mục đích sủ dụng đất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng cụ thể, Bảng 10 thể hiện chi tiết các loại đất chuyển đối mục đích sử dụng như sau:
Bảng 10: Dịên tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở
Đơn vị: ha
Loại đất
2002-2005
2006-2010
Giai đoạn
2002-2010
Tỏng diện tích đất nông nghiệp
974,48
340,2
1314,68
Đất trồng cây hàng năm
615,78
275,27
891,05
Đất trồng lúa – màu
506,51
243,71
750,22
Đất trồng cây hàng năm khác
109,51
31,32
140,83
Đất vườn tạp
7,11
3,7
10,81
Đất nuôi trồng thuỷ sản
351,59
61,23
412,82
Theo đó đất nông nghiệp trong giai đoạn 2002 – 2010 được chuyển sang các mục đích khác là 412,82 ha trong đó, đất trồng lúa, màu là diện tích phải chuyển lớn nhất, tiếp đó là đât nuôi trồng thuỷ sản. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển cao hơn của nên nông nghiệp tập trung chuyên môn hoá, tăng dần giá trị thu được trên một diện tích đất sử dụng. Phấn đấu năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện là 4,24%/năm. Trong giai đoạn 2002 – 2005 huyện Thanh Trì đã hòan thành tốt việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích khác. Đây là những điều kiện tiên quyết để huyện tiếp tục phấn đấu hoàn thành giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010 giúp cho quá trình phát triển của nền kinh tế nông nghiệp của huyện.
2.5 Thực trạng thực hiện công cụ tài chính trong quản lý đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là do hộ gia đình, cá nhân sử dụng chiếm 89,18% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, UBND xã, thị trấn sử dụng là 9,25%, các tổ chức kinh tế sử dụng 0,26%. Chủ yếu đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì là đất giao ổn định và không thu tiền sử dụng đất, nên tiền sử dụng đất thu được trên đất nông nghiệp là không nhiều. Một số trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải trả tiền sử dụng đất để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Người sử dụng đất phải tiến hành làm hồ sơ chứng minh nguồn gốc đai và quyết định giao đất…để nạp tại Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà của huyện. Cơ quan này chịu trách nhiệm thu nhận hồ sơ, trả hồ sơ, sau 5 ngày văn phòng phải trả ghi đầy đủ thông tin vào sổ địa chính, phiếu chuyển thông tin,…các thông tin chuyển cho chi cục thuế. Chi cục thuế căn cứ vào giá đất do UBND thành phố Hà Nội ban hành để xác định tiền sử dụng đất phải nạp của các cá nhân, hộ gia đình người sử dụng đất. Người sử dụng đất phải nạp đủ tiền sử dụng đất tại kho bạc nhà nước. Việt Nam sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước người sử dụng đựoc nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khi không có đủ tiền để trả cho tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất có thể làm thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất.
► Tiền thu từ cho thuê đất
Tiền thuê đất theo báo cáo năm 2005 của toàn huyện đạt 619 610 500 đồng đạt 33,8% kế hoạch, đến 12/2006 đạt 801 569 000 đồng đạt 49,79% kế hoạch. Trong thời gian tới huyện tích cực cho thuê, giao đất cho các cá nhân tổ chức, đưa quỹ đất vào sử dụng triệt để, đẩy mạnh các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện hoàn thành nhanh chóng. Chủ yếu đây là cho thuê đất khu công nghiệp, xây dựng văn phòng cho thuê còn cho thuê đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1.26% tiền thu từ cho thuê đất.
► Ngoài ra, các nguồn thu từ phí và lệ phí của huyện cũng chiếm một phần đáng kể như: phí thu từ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trích lục bản đồ, chứng nhận biến động đất đai.
Huyện luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về hướng dẫn thu thuế sử dụng đất: Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ngỳa 10/7/1993, pháp lệnh bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức diện tích ngày 26/3/1994. Nghị định 74/NĐ-CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nghị định 84/NĐ- CP ngày 8/8/1994 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đấ nông nghiệp vượt quá giới hạn.
Việc thu phí, lệ phí từ công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp của huyện cũng tuân thủ các quy định hướng dẫn: Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 về lệ phí ngân sách thuộc Nhà nước.Thông tư số 54/TT-BTC ngày 10/5/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định 04/1999 quy định lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính, kệ phí đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể mức phí địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình là 20000 đồng, chứng nhận đăng ký biến động đất đai 10 000 đồng, trích lục hồ sơ địa chính 5000 đồng/ bản/ thửa đất.
Như vậy công tác thu tài chính đối với đất nông nghiệp của huyện đã tuân thủ các quy định của Nhà nước đề ra. Đây là những thuận lợi lớn cho công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai nói chung và với đất nông nghiệp nói riêng. Tích cực thu đúng, thu đủ, đóng góp cho ngân sách của Nhà nước.
Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp trên địa bàn
Thống kê, kiểm kê được thực hiện theo định kỳ trên địa bàn huyện hàng năm huyện Thanh Trì cũng tổ chức thống kê đất đai, 5 năm một lần thực hiện kiểm kê đât đai. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai là một công tác bắt buộc và tối cần thiết cho người quản lý nó cung cấp các thông tin quan trọng của đất đai như: diện tích đất các loại, hiện trạng sử dụng đất các loại, tình hình biến động đất đai … Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Huyện đã tổ chức thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2005. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện. Huyện luôn có một ban cán bộ thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai, ban cán bộ này là những đồng chí đóng vai trò nòng cốt trong công tác thống kê kiểm kê, khi cần thực hiện công tác kiểm kê, thống kê huyện luôn có được sự chỉ dẫn, hoạt động kịp thời nhất. Đủ thấy huyện Thanh Trì rất coi trọng công tác thống kê, kiểm kê đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
Khi cần thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Các cán bộ huyện dựa trên sổ sách, hệ thống hồ sơ địa chính, được báo cáo lên trên để tổng hợp tình hình sử dụng đất của các xã, phường, huyện…Qua việc thống kê sổ sách từ các cấp dưới huyện sẽ có được số liệu thống kê từng loại đất, nhu cầu sử dụng đất …Không chỉ có vậy, huyện Thanh Trì còn cử đội ngũ cán bộ về địa bàn từng xã, phường xem xét, đo đạc thực tế đối chiếu với số liệu sổ sách đã báo cáo lên cấp trên. Công tác kiểm kê đất nông nghiệp đã cung cấp cho huyện số liệu để xác định mục tiêu, phương hướng sử dụng, chuyển đổi sử dụng đất cụ thể, phù hợp hơn.
Theo như báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê năm 2006 thì diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm 3548,13 ha chiếm 56,19% gồm có 4 loại chính đó là: đất sản xuất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, thuỷ sản, đất nông nghiệp khác.
Cũng theo kết quả công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp trên toàn huyện đang trong xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mục đích sử dụng cho thuỷ sản, cây màu đang tăng lên giảm diện tích đất trồng lúa.
Tuy nhiên một số vùng đất ven dọc bờ đê còn bị bỏ hoá, nguyên nhân là do các cá nhân sau một thời gian khai thác không khoa học để môi trường nước bị ô nhiễm và kết quả nuôi trồng không cao, dễ bị bệnh dịch tái phát. Một số nơi đất bị ô nhiễm nặng, nước thải do các nhà máy làm bẩn môi trường canh tác của người dân.
Vấn đề này đặt ra đòi hỏi người sử dụng, người quản lý phải nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa để bảo vệ, nâng cao chất lượng đất đai đồng thời không để lãng phí nguồn lực của đất, nước.
Hiện trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm về đất nông nghiệp.
Huyện Thanh Trì cũng là một nơi có nhiều cuộc tranh chấp, khiếu kiện xảy ra, thực hiện công tác quản lý Nhà nước UBND huyện và Phòng Tài nguyên Môi trường luôn phấn đấu giải quyết tốt công tác này.
Các đơn thư khiếu kiện xảy ra trên địa bàn toàn huyện, hầu hết là vấn đề tranh chấp giữa các hộ gia đình, và khiều kiện về đền bù gải phóng mặt bằng.
Bảng 11: Thực trạng giải quyết đơn thư khiếu nại về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì
( Đơn vị: Chiếc)
STT
Nội dung
2003
2004
2006
1
Số lượng đơn tiếp nhận thêm
56
85
35
2
Kết quả giải quyết
50
80
39
Rút đơn
8
7
2
Số đơn khiếu nại đúng
10
52
6
Số đơn khiếu nại có đúng và có sai
22
10
19
Số đơn khiếu nại sai
10
11
12
3
Số đơn tồn đọng
36
48
25
Trong thời gian qua cán phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì đã rất tích cực, chủ động trong công tác.
Những năm 2003, 2004 là thơì kỳ mà huyện cố gắng hoàn thành thật nhanh công tác giao đất nông nghiệp cho người sử dụng đất để người sử dụng đất yên tâm sản xuất. Trong quá trình thực hiện có một số sai phạm như: giao đất không đúng thẩm quyền, phân ranh địa giới chưa rõ ràng nên nhiều khiếu kiện liên quan đến đất nông nghiệp. Số lượng đơn thư tiếp nhận thêm là 85 đơn thư (2004). Số lượng đơn thư mà huyện đã giải quyết được là 80 đơn thư gồm một phần đơn thư tồn đọng từ các năm trước và một phần đơn thư tiếp nhận vào năm 2004. Đến năm 2006 số lượng đơn thư khiếu nại liên quan đến đất nông nghiệp giảm xuống rõ rệt do nhiều nguyên nhân:
Là do người dân đã có ý thức hơn về sử dụng, đăng ký, chấp hành pháp luật đất đai, tuân thủ các quy định của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp đến năm 2006 hầu như đã giao hết cho các hộ dân, người sử dụng. Công tác giao đất càng về sau càng hoàn thiện hơn.
Có thể nói rằng giải quyết được khối lượng đơn thư về sử dụng đất nông nghiệp. Hiệu quả của công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo là rất to lớn đối với công tác quản lý Nhà nươc với đất nông nghiệp.
3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đât nông nghiệp của huyện Thanh Trì
3.1. Kết quả đạt được..
Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đặc biệt là kể từ sau khi Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà được thành lập đã đi vào quy củ. Hoạt động của các phòng, ban đã có sự phân chia rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia.
- Thành công đáng nói đầu tiên của huyện là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Cho đến nay gần như đã hoàn thành huyện đã có thể “ khép sổ” chỉ còn lại một số trường hợp lác đác trong chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ có biện pháp triệt để giải quyết tiến tới hoàn thành 100%. Giúp cho người sản xuất nông nghiệp an tâm canh tác, sử dụng đất và công tác quản lý cũng thuận lợi hơn trước.
- Nhờ vận động, tuyên truyền về pháp luật qua trạm thông tin phường xã, cán bộ huyện thường xuyên tới các xã để phổ biến kiến thức cần thiết cho cán bộ địa chính xã, và người dân vì vậy tinh thần trách nhiệm của quần chúng cũng tăng lên đáng kể. Trong nhiều trường hợp như: giải quyết khiếu nại sau khi được giải thích trực tiếp làm rõ khúc mắc nhiều cá nhân đã tự nhận thấy điểm sai và rút lại đơn khiếu kiện, hoặc tự hoà giải với nhau hợp tình hợp lý.
- Công tác khảo sát, đo đạc phân hạng đất đai của huyện thực hiện rất tốt. Huyện đã và đang triển khai hệ thống bản đồ hiện đại số hoá phục vụ nhanh và hiệu quả hơn cho công tác quản lý. Tạo điều kiện cho việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, giấy tờ sổ sách, dễ dàng cung cấp thông tin, trích lục khi cần thiết…
- Huyện đã thiết lập được một bộ máycông tác quản lý Nhà nước mạnh mẽ, bước đầu giải quyết xây dựng hồ sơ sổ sách tồn đọng từ trước đến nay. Huyện đã xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính, cập nhập những biến động, thay đổi của đất đai trong huyện.
- Công tác kiểm kê, thống kê được thực hiện đúng thời hạn, đúng quy định của nhà nước đặt ra, thực hiện đồng bộ các nội dung ở các xã phường, thị trấn.
- Công tác thanh tra, kiểm tra của của huyện được chú trọng quan tâm đến các vướng mắc của dân chúng thụ lý hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo tinh thần chung. Xử lý một số trường hợp vi phạm của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cách chức, kỷ luật các trường hợp cố tình làm sai, Làm nghiêm minh hệ thống luật của Nhà nước.
- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tham học hỏi luôn tiếp nhận những cái mơí để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Hệ thống cơ quan quản lý có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Làm việc hiệu quả, chất lượng…
3.2. Tồn tại
Thành tựu đạt được của công tác quản lý Nhà nước của huyện là rất lớn tuy nhiên vẫn có nhiều tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
- Văn bản, quy định của huyện còn ít, thậm chí còn thiếu, còn chậm ban hành, gây khó khăn cho người làm quản lý, cho các xã của huyện.
- Công tác quy hoạch có nhiều điểm còn chậm sửa đổi, không phù hợp, thực hiện quy hoạch chậm, nhiều khu quy hoạch thực hiện ì ạch lãng phí, mất tiền của.
- Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ còn thô sơ, tuy có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ số nhưng chưa hoàn thành, hệ thống hồ sơ trước kia để lại mục nát, cũ kỹ không thích hợp, khó lưu trữ, tra cứu
- Một số hộ sử dụng đất còn chưa chấp hành đúng luật: không xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Công tác cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng lại một số trường hợp những trường hợp này rất khó giải quyết do nhiều lý do khác nhau.
- Việc sử dụng đất manh mún, lặt vặt không tập trung, bừa bãi hiệu quả không cao, không áp dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tiến triển nhưng vẫn chưa thật sự đi sát thực tế, không phù hợp với điều kiện chung của huyện. Các xã, quy hoạch các xã lôn xộn không ăn khớp nhau, không thống nhất với chủ trương chung của huyện.
- Cán bộ còn chậm đổi mới, không tham gia tích cực vào các hoạt động, chậm giải quyết các đơn thư.
- Khiếu kiện còn xảy ra nhiều, khiếu kiện vượt cấp là một vấn đề lớn, trong những năm tới cần đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo..
3.3 Nguyên nhân
- Bản thân công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều hiểu biết về pháp luật nói chung và chuyên môn nói riêng. Riêng đối với huyện Thanh Trì công tác quản lý lại càng khó hơn vì huyện bị chia tách nhiều lần với 3 lần thay đổi địa giới hành chính, lực lượng cán bộ huyện thường xuyên chu chuyển, không ổn định. Nghuyên nhân này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai của huyện.
- Huyện Thanh Trì nằm ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội. Quá trình đô thị hoá của huyện chính vì vậy cũng xảy ra nhanh chóng, đô thị hoá xảy ra hầu hết các xã trong huyện. Cơ cấu đất đai thay đổi liên tục, cán bộ địa chính phải luôn cập nhập thông tin để hoàn thành công tác. Mất nhiều thời gian để điều tra, chỉnh sửa, thống kê tình hình đất đai của huyện,
- Bộ máy của huyện tuy đã có sự phân chia, quy định nguyên tắc làm việc, mối quan hệ giữa các bộ phận nhưng trong một số trường hợp thực hiện, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo nhau, chậm trễ, phối hợp không ăn khớp giữa bộ phận này và bộ phận khác. Gây ra sự trì trệ không đáng có.
- Độ ngũ cán bộ huyện nhiệt tình năng nổ nhưng vẫn có nhiều sai sót ví như: Không nâng cao tinh thần tự giác, đùn đẩy chậm thi hành công tác, đội ngũ cán bộ mỏng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu quản lý, cán bộ địa chính xã không được đào tạo chuyên môn nhiều hiệu quả làm việc kém,
- Người dân huyên Thanh Trì có tinh thần chịu khó nhưng hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nhiều trường hợp còn gây khó dễ cho cán bộ, không hợp tác, chống đối. Dẫn đến nhiều trường hợp không giải quyết được triệt để, nhanh chóng, khiếu kiện kéo dài,
- Chưa có hệ thống bản đồ số, bản đồ giấy tỷ lệ không phù hợp cho công tác quản lý, sau nhiều lần thay đổi hệ thống sổ sách cũ kỹ, khó tra cứu chậm thông tin.
Chương III:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
1. Phương hướng quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp
Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ngày càng nhanh ngày càng mạnh, Đảng bộ UBND huyện Thanh Trì xác định đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về mọi mặt. Riêng với công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp nhiệm vụ của huyện đặt ra là hết sức nặng nề. Từ giờ cho đến năm 2020 phải hoàn thành các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp đã đặt ra. Cụ thể như sau:
Phải hoàn thành được hệ thống bản đồ, Mục tiêu hoàn thành vào năm 2010. Đây phải là một hệ thống bản đồ hoàn thiện, hiện đại, chính xác có tính ứng dụng cao cho công tác quản lý Nhà nước, Song song với việc hình thành, hoàn thiện hệ thống bản đồ số, UBND huyện xác định phải xây dựng được hệ thống bản đồ giấy cho toàn huyện, từ đó các xã xây dựng quy hoạch, bản đồ của xã mình,
Đối với khối lượng đơn thư tồn đọng, phải nhanh chóng giải quyết kịp thời, cụ thể thoả đáng cho người dân. Việc giải quyết đơn thư dựa trên tinh thần hoà giải, thyết phục. Trong trường hợp không hoà giải được thì giải quyết theo luật định.
Công tác quản lý phải bám sát thực tế, kịp thời nhanh chóng và nhạy bén. Cán bộ quản lý phải có tính thần trách nhiệm học hỏi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những văn bản, thay đổi mới trong công tác quản lý để kịp thời báo cáo, cập nhập giúp cho công tác quản lý Nhà nước của huyện nhanh chóng, hiệu quả. Hàng năm huyện các cán bộ phải tham gia tập huấn các lớp nghiệp vụ, đồng thới lực lượng cán bộ này phải truyền thụ, về các xã để phổ biến kiến thức, những văn bản, những thay đổi mới của các văn bản có liên quan.
Về ban hành, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, UBND huyện xác định đây là một công tác trọng tâm của huyện. Trong thời gian tới do có nhiều thay đối trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của huyện nói riêng. Cùng với xu thế phát triển hoà nhập các văn bản quy phạm pháp cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Việc ban hành văn bản của huyện phải kịp thời hơn, cụ thể, sâu sát hơn giúp cho các đối tượng tham gia dễ dàng hơn tiếp nhận hơn. Các cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường phải luôn tiếp nhận truyền tải nội dung, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính xã…
- Về quy hoạch, bố trí cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Huyện đã xây dựng quy hoạch chuyển dịch cơ cấu đất đai đến năm 2020, trong đó có cụ thể quy hoạch chuyển dịch từng loại đất trong quỹ đất nông nghiệp. Trên diện tích đất nông nghiệp của huyện phải có cơ chế, bố trí sao cho hiệu quả đơn vị sản xuất lớn hơn, đưa một bộ phận đất nông nghiệp vào quỹ đất khác phục vụ chuyển dịch cơ cấu của huyện. Tiến tới xây dựng một huyện Thanh Trì phát triển mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng, hiệu quả. Hàng năm phải phấn đầu hoàn thành công tác kế hoạch đã đặt ra đáp ứng kịp thời cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện. Từ đó hoàn thành công tác quy hoạch xác định đến năm 2020.
- Về công tác thu tài chính đất nông nghiệp. Chủ yếu đất nông nghiệp của huyện là đất giao không thu tiền sử dụng đất. Hầu hết số giấy chứng nhận đất nông nghiệp đã cấp xong, Nên tiền thu sử dụng đất là không nhiều. Do vậy huyện xác đinh chủ trương cho công tác thu tài chính của huyện đối với đất nông nghiệp là phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thu đúng, thu đủ bổ sung một phần cho ngân sách Nhà nước. Song song với nó Huyện phải làm tốt công tác kiểm tra, xử lý vi phạm sử dụng đất nông nghiệp, khai thác, sử dụng quá mức…
2. Giải pháp
2.1 Giải pháp chung
- Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai của huyện, từ số lượng các cán bộ, tổ chức cán bộ, phối hợp với các phòng, ban…
- Bổ sung nguồn nhân lực cho công tác quản lý nhà nước của huyện Thanh Trì, vì lực lượng hiện có của phòng còn quá mỏng.
- Tăng cường hiệu lực của các văn bản ban hành, văn bản ban ra phải kịp thời, đúng với pháp luật, quy định của cấp trên, có tính áp dụng cao.
- Đổi mới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoàn thiện công tác lập quy hoạch đề cao tính thực tế, bám sát định hướng của đảng và nhà nước cũng như của huyện ủy
- Phổ biến kiến thức pháp luật cho nhân dân, thông qua hệ thống truyền thông, các kênh vận động.
- Đầu tư kinh phí cho công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, Trong sử dụng kinh phí phải có sự tính toán, sử dụng tiết kiệm…
2.2 Giải pháp cụ thể
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoàn thiện chung cho toàn huyện, Có quy hoạch sử dụng đất chung thì các xã mới có thể xây dựng được quy hoạch sử dụng đất dựa trên quy hoạch chung đó.
- Hoàn thành hồ sơ địa chính số và đưa vào sử dụng. Đây là mục tiêu hướng tới của công tác quản lý hiện đại, khoa học, nhanh chóng, hiệu quả, là điều kiện tiên quyết của công tác quản lý trong tương lai. Trước mắt huyện Thanh Trì cố gắng hoàn thành bản đồ số, từng bước đưa công nghệ vào quản lý hệ thống sổ sách, tài liệu… cho đến khi có được hệ thống hoàn chỉnh.
- Trong quy hoạch phải xác định rõ cơ cấu các loại đất có kế hoạch rõ ràng, bố trí đất nông nghiệp phù hợp với cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
- Công tác dồn điền đổi thửa cần làm tốt cho các hộ dân, hạn chế tình hình sử dụng đất nông nghiệp một cách manh mún, xé lẻ như hiện nay.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của huyện. Tiếp tục giải quyết đơn thư khiếu kiện và nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư. Đưa cán bộ có kinh nghiệm về các cơ sở để gặp mặt, tiếp xúc dân chúng thu nhận tin tức và tình hình khiếu kiện của địa phương đặc biệt là những nơi có tính chất “nóng bỏng”
- Những công tác bị ứ đọng từ trước như: một số giấy chứng nhận còn chưa cấp, một số hộ chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nợ tài chính… phải được xử lý, thực hiện hoàn toàn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua một thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì, em nhận thấy rất rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
Áp dụng lý luận, luật định của Nhà nước về công tác quản lý nhà nước vào công tác thực tế là vấn đề rất cần đựơc quan tâm, Trong thời gian tới huyện Thanh Trì cần chú tâm hơn nữa vào công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, từ định hướng, phương hướng đến những biện pháp cụ thể.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác thanh tra, kiểm tra là trọng tâm của huyện trong thời gian tới của huyện.Đồng thời, hoànthành hệ thống hồ sơ địa chính cho công tác quản lý, đưa kỹ thuật tiên tiến vào công tác.
Trong tương lai huyện cần có một kế hoạch chung cho toàn huyện, hệ thống quy hoạch, kế hoạch thống nhất, cụ thể mang tính thực tế cao là tiền đề cho công tác giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Với những nỗ lực học hỏi của cán bộ huyện, xã tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, mong rằng thời gian tới tình hình sủ dụng và quản lý đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì sẽ thành công như định hướng nâng cao chất lượng của công tác sản xuất sử dụng đất nông nghiệp. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy quá trình phát triển của huyện nói riêng và đất nước nói chung.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (2001- 2005) 50
Bảng 2: Cơ cấu các ngành kinh tế do huyện quản lý 51
Bảng 3: Khung giá đất trồng cây hàng năm 58
Bảng 4: Khung giá đất trồng cây hàng năm 58
BẢNG 5: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 61
Bảng 6: Diện tích các loại đất chuyển đổi cơ cấu trồng trọt đến năm 2010 62
Bảng 7 : Kết quả giao đất nông nghiệp của huyện 64
Bảng 8: Kết quả đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp 64
Bảng 9: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi cho các mục đích năm 2005 - 2006 67
Bảng 10: Dịên tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở 68
Bảng 11: Thực trạng giải quyết đơn thư khiếu nại về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì 72
Danh mục các tài liệu tham khảo
Luật Đất đai năm 1993
Luật Đất đai n ăm 2003
Tạp chí Môi trường
Tạp chí Địa Chính
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định số 188/2003/NĐ-CP ngỳa 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ vè thu tiền sử dụng đất.
Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở
Giáo trình Kinh tế Tài nguyên đất
Giáo trình Thổ Nhưỡng học
Giáo trình Đăng ký Thống kê Đất đai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0053.doc