- LỜI MỞ ĐẦU
Con người là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội, con người với bàn tay lao động và trí óc sáng tạo đã xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tươi đẹp. Vì thế bảo vệ con người tạo dựng một xã hội trong sạch và lành mạnh cho sự phát triển của con người là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đất nước. Việt Nam là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa nên yếu tố con người càng được coi trọng bởi Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt bảo vệ con người trước hết là bảo vệ sức khoẻ và tính mạng là những tài sản vô giá của mỗi người. Hiếp Pháp 1992 tại điều 71 qui định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự”. Và Bộ luật Hình sự năm 1999 phần các tội phạm sau chương 11 qui định các tội xâm phạm An Ninh Quốc Gia là chương 12 qui định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Điều đó thể hiện Nhà Nước ta rất coi trọng và bảo vệ quyền con người.
Tuy vậy những năm gần đây nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ có xu hướng gia tăng trong đó tội cố ý gây thương tích đã trực tiếp xâm hại đến sức khỏe của con người, gây bất ổn cho xã hội. Đây là tội phạm thường xuyên diễn ra và là mối quan tâm nhức nhối của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nói riêng. Là một tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 78km, Hoà Bình đã phát huy vị thế của mình từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang chuyển mình khởi sắc. Kinh tế đã có những bước tiến tăng vọt cùng với sự thay đổi đáng kể của xã hội, tuy thế kéo theo nó là những mặt trái của sự phát triển như phân hoá giầu nghèo sâu sắc, con người tha hoá về nhân cách chạy theo sức hút của đồng tiền Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng. Cố ý gây thương tích một vấn đề không còn mới mẻ, tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau lại có tình hình phạm tội khác nhau vì vậy việc đưa ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của loại tội phạm này là rất cần thiết để từ đó đề ra được giải pháp hữu hiệu nhằm phòng chống loại tội phạm này trên từng địa phương nhất định. Chính vì thế em chọn đề tài “ Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương” làm đề tài viết chuyên đề thực tập.
Thể theo nguyên nguyện vọng và được phân công thực tập tại địa bàn Hoà Bình, vì vậy em mong muốn đưa ra được ý kiến của mình trong vấn đề tội phạm cố ý gây thương tích và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình.
Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn nhiều nội dung chưa được đầu tư thoả đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
MỤC LỤC
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II - NỘI DUNG 3
I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin: 3
II. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình: 4
III.Thực trạng và nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình: 8
1. Thực trạng: 8
2. Nguyên nhân: 9
IV. Các giải pháp phòng chống tình trạng cố ý gây thương tích và công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cố ý gây thương tích tại Hoà Bình: 13
1. Các giải pháp phòng chống tình trạng cố ý gây thương tích: 13
2. Công tác đấu tranh phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở địa phương Hoà Bình: 15
V.Nhận xét và kiến nghị hoạt động của Toà án tỉnh Hoà Bình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình: 16
1. Nhận xét: 16
2. Kiến nghị: 18
PHẦN III - KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở tỉnh Hòa Binh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
Con người là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội, con người với bàn tay lao động và trí óc sáng tạo đã xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tươi đẹp. Vì thế bảo vệ con người tạo dựng một xã hội trong sạch và lành mạnh cho sự phát triển của con người là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đất nước. Việt Nam là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa nên yếu tố con người càng được coi trọng bởi Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt bảo vệ con người trước hết là bảo vệ sức khoẻ và tính mạng là những tài sản vô giá của mỗi người. Hiếp Pháp 1992 tại điều 71 qui định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự”. Và Bộ luật Hình sự năm 1999 phần các tội phạm sau chương 11 qui định các tội xâm phạm An Ninh Quốc Gia là chương 12 qui định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Điều đó thể hiện Nhà Nước ta rất coi trọng và bảo vệ quyền con người.
Tuy vậy những năm gần đây nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ có xu hướng gia tăng trong đó tội cố ý gây thương tích đã trực tiếp xâm hại đến sức khỏe của con người, gây bất ổn cho xã hội. Đây là tội phạm thường xuyên diễn ra và là mối quan tâm nhức nhối của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nói riêng. Là một tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 78km, Hoà Bình đã phát huy vị thế của mình từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang chuyển mình khởi sắc. Kinh tế đã có những bước tiến tăng vọt cùng với sự thay đổi đáng kể của xã hội, tuy thế kéo theo nó là những mặt trái của sự phát triển như phân hoá giầu nghèo sâu sắc, con người tha hoá về nhân cách chạy theo sức hút của đồng tiền…Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng. Cố ý gây thương tích một vấn đề không còn mới mẻ, tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau lại có tình hình phạm tội khác nhau vì vậy việc đưa ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của loại tội phạm này là rất cần thiết để từ đó đề ra được giải pháp hữu hiệu nhằm phòng chống loại tội phạm này trên từng địa phương nhất định. Chính vì thế em chọn đề tài “ Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương” làm đề tài viết chuyên đề thực tập.
Thể theo nguyên nguyện vọng và được phân công thực tập tại địa bàn Hoà Bình, vì vậy em mong muốn đưa ra được ý kiến của mình trong vấn đề tội phạm cố ý gây thương tích và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình.
Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn nhiều nội dung chưa được đầu tư thoả đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN II - NỘI DUNG
I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin:
Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên bởi nó giúp cho mỗi sinh viên thêm tầm hiểu biết và phục vụ tốt nhất cho việc viết chuyên đề. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin nên ngay từ khi đi thực tập bản thân em đã xác định được đề tài để viết báo cáo thực tập và có sự chuẩn bị cho việc thu thập thông tin, tài liệu nhằm phục vụ tốt nhất trong việc hoàn thành chuyên đề thực tập.
Được sự giúp đỡ của Toà án Tỉnh Hoà Bình nơi thực tập và đặc biệt là sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cán bộ hướng dẫn nên trong quá trình thực tập cũng như quá trình thu thập thông tin em gặp rất nhiều thuận lợi. Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của cấp uỷ địa phương, sự chỉ đạo thường xuyên của ngành dọc cấp trên và đặc biệt là sự lỗ lực của mỗi Đảng viên và Đoàn viên trong đơn vị nhằm xây dựng Toà án nhân dân ngày càng vững mạnh. Đến nay Toà án tỉnh Hoà Bình đã ổn định với cơ cấu tổ chức cán bộ gồm 40 đồng chí trong đó có 1 đồng chí Chán án, 2 đồng chí phó Chánh án và 4 toà chuyên trách là Toà kinh tế, toà hành chính, Toà dân sự, Toà hình sự và các phòng ban chuyên môn…Đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính của mình là hoạt động xét xử, nhất là các vụ án điểm, án xử lưu động. Đơn vị đã góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới quần chúng nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.
Các thông tin em đưa ra trong bài viết này được tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, sách vở…,qua các kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn và của những người đi trước và đặc biệt là trong các hồ sơ bản án, sổ thụ lý, sổ kết quả xét xử, tài liệu báo cáo tổng kết toàn ngành của Tỉnh Hoà Bình từ năm 2004-2006.
Tuy nhiên việc thu tập số liệu không thể đưa vào bài viết một cách đơn giản mà phải thông qua một quá trình xử lý thông tin. Nhằm đưa ra bản chất của vấn đề cần xem xét mà cụ thể ở đây là đề tài viết chuyên đề thực tập. Để đạt được hiệu quả trong việc xử lý số liệu thu thập được em phải thông qua rất nhiều phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp, so sánh xuất pháp từ phương pháp luận triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật để từ đó xâu chuỗi logic các vấn đề lại.
Ngoài ra bản thân em còn được cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện xem xét xử lưu động và xét xử tại toà. Bằng kinh nghiệm thực tiễn và các số liệu thông tin thu thập được đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề tài của em.
Do yêu cầu cũng như thời gian thực tập ngắn từ 15/01 đến 27/04/07 việc thu thập thông tin, số liệu còn gặp phải một số khó khăn, số liệu và thông tin thu thập được còn chưa được phong phú. Tuy nhiên nó cũng phản ánh phần nào thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích tại tỉnh Hoà Bình nơi em thực tập.
II. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình:
Là một tỉnh vùng cao có dân số đông đảo với nhiều dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường, Thái …Đời sống còn khó khăn và thiếu thốn về mọi mặt nên sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng.
Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh cũng diễn biến phức tạp. Theo thống kê của toà án tỉnh thì số vụ phạm tội cố ý gây thương tích mà toà án tỉnh thụ lý từ năm 2004- 2006 như sau:
Năm
Vụ án
Bị cáo
2004
9
12
2005
14
19
2006
13
22
Số vụ án thụ lý của Toà án tỉnh Hoà Bình về tội cố ý gây thương tích những năm 2004-2006.
Từ bảng thống kê trên ta thấy số vụ phạm tội năm 2005 tăng 55,5% so với năm 2004, tuy nhiên đến năm 2006 lại giảm 7,1 % so với năm 2005. Nếu như trước đây các vụ án cố ý gây thương tích còn thưa thớt thì nay đã diễn ra thường xuyên và hậu quả khó lường. Tội phạm lại được thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi, đa dạng và hậu quả ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên những cố gắng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đã đưa đến những kết quả khả quan, năm 2006 số vụ án đã giảm đi đáng kể.
Qua tìm hiểu những vụ án về cố ý gây thương tích tại địa bàn, nhận thấy: Các tội phạm cố ý gây thương tích có chiều hướng gia tăng, có tổ chức, tình tiết phức tạp, nguyên nhân đa dạng và rất khó khăn cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của cơ quan pháp luật và của quần chúng nhân dân. Như bản án số 50/2006/HSST là một bán rất phức tạp với sự tham gia của nhiều bị cáo, có tính chất tổ chức và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Bùi Văn Thương và đồng bọn ( 7 bị cáo ) là những thanh niên mới lớn đều trú tại xóm Nà Bờ, xã Sào Bảy, huyện Kim Bôi, Hoà Bình. Từ trước không quen biết với 3 anh Chử, Tình và Đức là thanh niên xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi, Hoà Bình. Vào 21h ngày 23/7/2005 Bùi Văn Thương (là chỗ bạn bè) đi dự đám cưới chị Bùi Thị Hải là công nhân ở khu du lịch sinh thái đến ăn cưới. Do có nghi ngờ việc thanh niên ở Vĩnh Tiến đổ nước vào chân mình từ đó Thương ấm ức nảy sinh ý định trả thù. Thực hiện ý định trên, khi ra về Thương đã gặp Công và Chiều nói rõ ý định “ tý nữa hội công nhân ở công ty sinh thái ra tao giả vờ là người say rượu để chặn xe dừng lại bọn mày lao ra đánh”. Một lúc sau các đồng phạm đến mang theo côn nhị khúc để cùng tham gia.
Sau khi hội ý sắp đặt xong thì theo đúng theo ý của Thương khi anh Tình, Chử, Đức đi xe máy đến chỗ Thương, Thương liền chặn xe lại và đánh anh Chử bằng tay không. Công, Chiều đánh Đức và Hoài. Phi vụt côn vào anh Tình. Khi anh Tình và anh Đức bỏ chạy thì Thương hô “ đuổi đánh bằng được chúng nó cho tao”. Bọn chúng đuổi theo đánh đập rất dã man.Kết quả anh Tình do vết thương quá nặng đã chết trên đường đi cấp cứu, anh Đức tổn hại 25% sức khoẻ, anh Chử chấn thương tổn hại 5% sức khoẻ.
Đây là một vụ đồng phạm với nhiều bị cáo tham gia với tính chất nghiêm trọng, giữa các bị cáo và các bị hại không có mâu thuẫn gì với nhau, chỉ vì uống rượu ở đám cưới không làm chủ được bản thân các bị cáo đã mượn rượu kiếm cớ dựng chuỵện rồi thực hiện hành vi phạm tội với tính chất côn đồ hung hãn. Tuy giữa các bị cáo không được phân công cụ thể khi bàn xong thì các bị cáo đều hiểu ý định của nhau, cùng tiếp nhận ý chí và cùng tiếp nhận hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ và gây hậu quả nghiêm trọng cần phải có một biện pháp xử lý nghiêm minh trước pháp luật nhằm cải tạo giáo dục các bị cáo. Đặc biệt là các bị cáo chưa thành niên có tham gia vào vụ án nhằm phòng ngừa chung trong gia đình hiện nay.
Đối tượng phạm tội có những đặc điểm đa dạng, có thể phạm tội do có những xích mích từ trước hoặc do bất hoà mới phát sinh. Chủ yếu đối tượng phạm tội này là nam giới, chiếm tỷ lệ 99%, nữ giới chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bởi nam giới dễ ảnh hưởng của môi trường điều kiện sinh sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực và dễ nhiễm những thói hư tật xấu hoặc uống rượu bia. Nam giới thường tính tình nóng giận, không kiềm chế được thêm vào đó lại có sức khoẻ và hung hãn hơn rất dễ phạm tội. Điển hình rất nhiều vụ án bị cáo bộc lộ bản tính côn đồ hung hãn, hành vi dã man thực hiện tội phạm đến cùng. Bản án số 17/2005/HSST toà án tỉnh Hoà Bình thụ lý, vào khoảng 19h ngày 1/5/2004 Bùi Văn Thắng cùng với Bùi Văn Tùng, Bùi Văn Luân đi bằng xe máy của gia đình Tùng đến xóm Cò, xã Yên Bình, Lương Sơn, Hòa Bình chơi. Khi đi Tùng có mang theo một con dao nhọn nhưng khi đi đến đầu đường vào xóm Cò thì Tùng lại đưa dao cho Thắng cầm giữ. Khi cả 3 điều khiển xe máy đang đi trên đường xóm Cò thì một số thanh niên trong xóm Cò đã gọi dừng lại. Sau khi Tùng dừng xe thì Nguyễn Văn Đức là người gây sự với Tùng. Đức dùng tay tát vào mặt Tùng nên Tùng và Luận đã bỏ xe lại chạy trốn, còn Bùi Văn Linh cũng đi đến tóm cổ áo Bùi Văn Thắng và giằng co với Thắng. Sẵn có dao trong tay Thắng đã rút dao đâm Linh và Đức. Lúc ấy Bùi Ngọc Đại xông vào can thì Thắng cũng đâm luôn mộy nhát vào Đại rồi bỏ chạy. Khi Thắng chạy được một đoạn thì thấy có thanh niên xóm Cò đuổi theo hô bắt giữ. Và ngay lúc đó lại có anh Nguyễn Văn Hoà ra chặn đường ôm giữ Thắng nên Thắng đã dùng dao sẵn trong tay đâm luôn một nhát vào sau lưng anh. Hậu quả là anh Hoà bị thương ở phổi chết ngay sau khi đâm. Còn Bùi Văn Linh bị tổn hại 75% sức khoẻ, Văn Đức tổn hại 15% sức khoẻ, Bùi Ngọc Đại bị tổn hại 5% sức khoẻ. Như vậy Thắng đã vi phạm khoản 3 Điều 104 và điểm e khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình Sự xử phạt 28 năm tù. Đấy là cái giá thích đáng phải trả cho phút giây nông nổi không kiềm chế được mình, đây hoàn toàn do ý thức chủ quan của kẻ phạm tội coi thường tính mạng và sức khoẻ của người khác.
Về đặc điểm nhân thân người phạm tội có nhiều trường hợp người phạm tội có nhân thân tốt do không kìm chế được nóng giận nhất thời dẫn đến phạm tội. Đây là điều đáng tiếc tuy nhiên cũng là tình tiết giảm nhẹ được xét đến khi lượng hình. Còn có một số trường hợp kẻ phạm tội đã có tiền án tiền sự, đã từng ra tù vào tội lại coi thường pháp luật, ý thức muốn làm kẻ đại ca trong thiên hạ. Như trường hợp trong bản án số 42/2006/HSST bị cáo Nguyễn Văn Nam SN 1960 là người đã có tiền án tiền sự, năm 1999 bị TAND huyện Kỳ Sơn kết án 24 tháng tù vì tội trộm cắp tài sản. Năm 2002 xử phạt 4 năm tù vì tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. Nam được bà Vân thuê quản lý nhân công và giao công việc cho số lao động làm thuê tại trang trại gia đình bà Vân. Nam là người trực tiếp quản lý và bố trí công việc. Trưa ngày 2/10/2005 Nam giục mọi người đi làm thì một thanh niên trong số lao động là anh Phạm Văn Trình nói nếu không nghỉ trưa công việc vất vả không thể làm được và xin về quê. Nam liền tát vào mặt và dùng chân đá vào bụng và lưng Trình. Trình bị đau van xin Nam thôi không đánh. Hôm sau Nam xin bà Vân cho về quê, trên đường qua Tân Lạc do đau bụng Trình phải vào trạm y tế huyện Tân Lạc khám và được chuyển bệnh viện Hoà Bình cấp cứu vì thủng ruột non, tổn hại 35% sức khoẻ. Bị cáo có hiểu biết luật pháp song bất chấp coi thường pháp luật gây nên sự bất bình trong nhân dân. Bị cáo đã có 2 tiền án chưa được xoá nay tiếp tục phạm tội. Hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ và thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, cần phải có hình phạt nghiêm khắc cách ly bị cáo khỏi xã hội.
Các phương tiện và công cụ phạm tội rất đa dạng, chủ yếu là dao, mã tấu, gậy gộc, cọc tre… là những đồ vật có thể gây sát thương mà kẻ phạm tội khi cố ý gây thương tích thường sử dụng.
Điều đáng lưu ý là gần đây tham gia vào các vụ án gây thương tích là trẻ em, người chưa thành niên có xu hướng gia tăng. Những vụ gây gổ, đánh nhau giữa học sinh trường này để gây sự với học sinh trường khác ngay trước cổng trường đã xảy ra nhiều. Có khi một xích mích nhỏ cũng dễ biến thành cuộc ẩu đả gây hậu quả nghiêm trọng. Đã dẫn đến những cái chết thương tâm không đáng có, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ mà được coi là quí hơn vàng. Ngoài ra thiệt hại về tài sản cũng nhiều: Chi phí bồi thường về tính mạng và sức khoẻ, chi phí bồi thường tổn hại về tinh thần cho gia đình người bị hại, chi phí thiệt hại về tài sản…Những hậu quả không đáng có như thế nguyên rất đa dạng. Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang ra sức phòng chống loại tội phạm này tuy nhiên số vụ án cố ý gây thương tích còn rất lớn.
III.Thực trạng và nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình:
1. Thực trạng:
Trong số các vụ án hình sự toàn ngành thụ lý thì tội phạm cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ không nhỏ. Công tác xét xử loại tội phạm này góp phần làm dịu bớt các xung đột, vướng mắc trong nhân dân vì đa phần loại tội này phát sinh do những mâu thuẫn cá nhân không được giải quyết kịp thời, triệt để hay dùng các chất kích thích như bia, rượu không làm chủ được bản thân dẫn đến phạm tội. Năm 2005 toàn tỉnh có 50 vụ cố ý gây thương tích có 67 bị cáo chiếm 9.3 % số lượng các vụ án hình sự toàn tỉnh, năm 2006 toàn tỉnh có 63 vụ án cố ý gây thương tích có 78 bị cáo chiếm 9.7 % số lượng các vụ án hình sự, tăng 26% so với năm 2005. Các vụ án cố ý gây thương tích và tổn hại sức khoẻ người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và cố ý gây thương tích và tổn hại cho sức khoẻ người khác do vượt quá giới hạn chính đáng chiếm số lượng rất ít. Năm 2004 có 27 vụ án cố ý gây thương tích thì có 2 vụ vi phạm Điều 105 Cố ý gây thương tích và tổn hại sức khoẻ người khác do trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, năm 2005 có 50 vụ án cố ý gây thương tích thì có 1 vụ cố ý gây thương tích vi phạm Điều 105, năm 2006 có 63 vụ cố ý gây thương tích thì có 4 vụ cố ý gây thương tích vi phạm Điều 105 và 2 vụ vi phạm Điều 106 Cố ý gây thương tích và tổn hại sức khoẻ người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Như vậy qua các năm số lượng vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, năm 2005 tăng 85% so với năm 2004, và đến năm 2006 lại tăng 26% so với năm 2005. Qua đó đã thấy thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là đáng báo động, số vụ án ngày một gia tăng là nguyên nhân do đâu? Hiểu rõ tình hình tội phạm, rút ra được những nguyên nhân chính chủ yếu sẽ dễ dàng đưa ra những biện pháp phòng ngừa chung.
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân có thể là nguyên nhân chủ quan nội tại và có thể là nguyên nhân khách quan đưa tới. Tất cả các nguyên nhân đó ở mỗi khía cạnh, mỗi chừng mực khác nhau, sẽ tác động tới tình hình tội phạm ở mỗi mức độ khác nhau.
Việc làm sáng rõ nguyên nhân phát sinh, tồn tại của tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh và phòng ngừa tội phạm này. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ tại Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình, em nhận thấy tình hình tội cố ý gây thương tích do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
* Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, nguyên nhân kinh tế - xã hội.
Với việc chuyển đổi nền kinh tập trung sang nền kinh tế thị trường, Hoà Bình đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao. Năm 2006, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 12,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Sự thay đổi của cuộc sống với đồng tiền là trên hết, suy thoái về đạo đức làm cho nhiều người đã bất chấp thủ đoạn kể cả hành vi phạm pháp để chạy theo nó.
Cơ chế thị trường kéo theo nó nhiều tệ nạn nghiêm trọng: tệ nạn mại dâm, cờ bạc nghiện hút…hậu quả của cuộc sống xa ngã đó là rất dễ xảy ra xô xát dẫn đến hành vi phạm tội.
Thứ hai, nguyên nhân về giáo dục tuyên truyền pháp luật.
Tuyên truyền giáo dục pháp luật là đưa pháp luật đến với mọi người để mọi người hiểu và tuân thủ pháp luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn còn có những hạn chế nhất định:
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn về hình thức còn nghèo nàn về nội dung chưa sát thực và phù hợp nên hiệu quả chưa cao.
- Ở một số vùng sâu, vùng xa của tỉnh trình độ văn hoá của người dân còn thấp cùng với cuộc sống khó khăn lại thiếu cơ sở vật chất như đài loa phát thanh, bản tin ngày, tài liệu pháp luật… vì thế công tác này càng gặp khó khăn hơn.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật trong những năm qua đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Tình trạng thiếu cán bộ pháp luật vẫn tồn tại nhất là ở các xã, huyện xa thành phố và đặc biệt chất lượng cán bộ này vẫn chưa thực sự được nâng cao.
Thứ ba, nguyên nhân công tác giáo dục.
Trình độ văn hoá là một yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi phạm tội của người phạm tội vì con người là tổng hoà của mối quan hệ xã hội, chịu sự tác động của tất cả các môi trường từ môi trường giáo dục trong nhà trường đến môi trường giáo dục ngoài xã hội nên chúng ta cần xem xét một cách tổng quan sự tác động của tất cả môi trường này.
- Đối với môi trường giáo dục gia đình: Gia đình nơi hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội, là nơi kiến tạo môi trường cho mỗi cá nhân phát triển. Một gia đình giữ gìn và phát huy được vẻ đẹp truyền thống trong đó mỗi cá nhân đều sống gương mẫu, chan hoà yêu thương lẫn nhau… thì sẽ hình thành những nhân cách tích cực ở mỗi thành viên trong gia đình. Nhưng thực tế hiện nay, không ít những gia đình không giữ được vẻ đẹp truyền thống đó. Nó đã bị lối sống của cơ chế thị trường làm biến đổi. Cha mẹ bất hoà, không quan tâm đến con cái, chỉ lo làm ăn bất chấp pháp luật. Việc giáo dục trong gia đình không được chú trọng mà có những bậc phụ huynh này khoán trắng cho thầy cô cho nhà trường. Mặt khác họ để cho con cái tiếp xúc quá sớm với đồng tiền, quá nuông chiều chúng. Vì thế đã hình thành nhân cách xấu cho chúng, hoặc gia đình tan vỡ gây tổn thương về tinh thần đẩy con cái ra ngoài xã hội đã dẫn chúng đến hành vi trái với chuẩn mực xã hội.
- Đối với môi trường giáo dục nhà trường: Thời gian qua nền giáo dục Hoà Bình nói riêng cũng như trên toàn quốc nói chung, nhà trường còn thiên về việc giảng dạy những kiến thức phổ thông mà chưa thực sự quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức làm người cho các em. Tuy bộ môn đạo đức giáo dục công dân dạy cách ứng xử trong cuộc sống và sơ bộ kiến thức về pháp luật và môn pháp luật đại cương đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học nhưng số tiết học còn chưa phù hợp, nội dung giảng dạy còn sơ sài, chưa có hình thức lôi cuốn các em nên chưa đạt được mục đích giáo dục của môn học.
Bên cạnh những hiện tượng tiêu cực, trong nhà trường ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng mua bằng bán điểm, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường… dẫn đến việc hình thành trong tâm hồn các em những chuẩn mực xã hội sai lệch, tâm lý chán học, bỏ học đi lang thang và kéo theo đó là tụ tập ăn chơi đua đòi thói hư tật xấu, gây sự đánh nhau.
- Đối với môi trường giáo dục xã hội: Môi trường xã hội có tác động khá sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, cũng như có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi của họ. Trong những năm gần đây, công tác giáo dục xã hội trên địa bàn tỉnh của các tổ chức xã hội của các đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… chưa thực sự đạt kết quả cao. Các phong trào đã phát động còn nặng về hình thức mà chưa có sự sâu sắc về nội dung tuyên truyền.
Là một trong những công cụ của giáo dục xã hội và có sự tác động một cách nhanh chóng đến nhận thức con người, đó chính là dư luận xã hội. Những hành vi trái với luân thường đạo lý và pháp luật sẽ bị dư luận xã hội lên án một cách gay gắt, sẽ bị tẩy chay ra khỏi cuộc sống, đó là mặt tích cực của nó nhưng công cụ này cũng có mặt tiêu cực. Nó như “cánh cửa” đóng lại trước những bước đi của những người đã mãn hạn tù vì khi họ muốn hướng tới tương lai với cuộc sống làm ăn lương thiện thì lại bị xã hội xa lánh và nhìn bằng ánh mắt coi thường. Thái độ và lời nói của mọi người dễ gây kích động tâm lý không kiềm chế được đi đến phạm tội.
Thứ tư, nguyên nhân về quản lý xã hội.
Với nền kinh tế thị trường chỉ nặng về phát triển kinh tế mà coi nhẹ công tác quản lý xã hội, thiếu quan tâm, thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo trong công tác quản lý nên đã tạo môi trường thuận lợi cho tội phạm hoạt động
- Trước tiên phải nói đến việc tuần tra kiểm soát của lực lượng an ninh, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh. Chưa thực sự nhanh nhạy giải quyết kịp thời các vụ xung đột , đánh nhau.
- Công tác quản lý trên mặt trận văn hoá tư tưởng cơ quan quản lý còn buông lỏng, dường như hiện nay các trào lưu văn hoá nước ngoài du nhập và phát triển nhanh chóng, băng đĩa bạo lực, các cuốn truyện nội dung kiếm hiệp đánh đấm đã tác động lớn đến việc hình thành tư tưởng bạo lực, chuyện gì cũng giải quyết bằng bạo lực.
- Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước ta chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu tỉnh rõ ràng nhất quán và không theo kịp thực tế phát triển của xã hội.
* Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, do mâu thuẫn không giải quyết được.
Mâu thuẫn giữa con người xảy ra với nhau thường diễn ra trong đời sống gia đình và cộng động là một điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Nhưng một khi mâu thuẫn được giải quyết thông qua việc ứng xử có sự lượng thứ cao cả mà bị lối sống ích kỷ chế ngự, thì rất dễ xảy ra hành vi bộc phát dẫn đến xung đột, có tính chất côn đồ như đánh nhau, đâm chém thậm chí có thể dùng đến vũ khí “ nóng” để giải quyết mâu thuẫn. Từ giận dữ thù tức bột phát, sau cuộc cãi cọ không giải quyết được mâu thuẫn họ có thể giết cả người thậm chí vì lý do hết sức vụn vặt hoặc có thể phạm tội cố ý gây thương tích là do những mâu thuẫn từ trước đã có. Những mâu thuẫn bất đồng vẫn âm ỉ khi có sự tác động thì có tâm lý hành hung để trả thù.
Thứ hai, do dùng chất kích thích như rượu bia
Đa số các trường hợp đã phạm tội trong tình trạng đã say rượu hoặc bia thường không làm chủ được bản thân, tinh thần và ý chí đều nằm ngoài tầm kiểm soát gây án trong tình trạng không tỉnh táo và không nhớ rõ hành vi của mình. Tuy nhiên gây án khi dùng chất kích thích vẫn là hành vi cần lên án và chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, do chính bản thân người phạm tội.
Các tội phạm cố ý gây thương tích có nhân thân tốt phạm tội do không làm chủ được bản thân hoặc là đối tượng côn đồ, tính cách lệch lạc và lối sống không lành mạnh.
Theo các chuyên gia tội phạm học, những người cố ý gây thương tích xuất phát từ động cơ bột phát thường không làm chủ được bản thân, không kiểm soát được việc mình làm, quá nóng giận, không kiềm chế được dẫn đến phạm tội. Đa số những đối tượng này bị lệch lạc về nhân cách, khiếm khuyết về gia đình. Nguyên nhân xảy ra có tính chất côn đồ thường xuất phát từ những kẻ vô học tính cách muốn làm đại ca trong thiên hạ, thị uy trước mọi người, có lối sống ích kỷ nên dù xuất hiện mâu thuẫn rất nhỏ sẽ xảy ra tranh chấp và dễ dẫn đến gây thương tích. Hầu hết các chuyên gia tâm lý học, xã hội học và tội phạm học đều cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến loại tội phạm trên là do vấn đề giáo dục, giáo dục quyết định việc hình thành nhân cách con người. Không có sự giáo dục đầy đủ của gia đình và nhà trường nên đã dẫn con người lệch lạc về nhân cách, là đối tượng rất dễ phạm tội.
IV. Các giải pháp phòng chống tình trạng cố ý gây thương tích và công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cố ý gây thương tích tại Hoà Bình:
1. Các giải pháp phòng chống tình trạng cố ý gây thương tích:
Nhận thực rõ thực trạng và nguyên nhân của tội phạm cố ý gây thương tích, chúng ta thấy cần thiết phải đưa ra các giải pháp phòng chống tích cực. Việc đề xuất những giải pháp để hạn chế tình trạng này được Đảng và Nhà Nước, các cấp chính quyền hết sức quan tâm bởi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Việc hạn chế tình trạng này là vô cùng khó khăn đòi hỏi sự lỗ lực của từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Từ thực trạng tội phạm trên địa bàn tỉnh em xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tình hình tội phạm cố ý nói chung và trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nói riêng, đồng thời đề cập đến công tác đấu tranh và xét xử đối với tội cố ý gây thương tích.
- Trước thực trạng trên thiết nghĩ việc cần kíp hiện nay phải quan tâm ngay đến việc giáo dục nhân cách con người đặc biệt là thanh thiếu niên thông qua việc tăng cường hướng dẫn kỹ năng sống cả trong và ngoài nhà trường. Cha mẹ cần ý thức được việc cùng nhau giáo dục con cái, làm tấm gương sáng cho con trẻ. Nhà trường cần chú trọng song song với giáo dục kiến thức phổ thông là dạy cách làm người, bồi dưỡng đạo đức cho học sinh trong trường. Cần xây dựng một xã hội lành mạnh và trong sạch cho sự phát triển toàn diện của con người.
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa: Vai trò quản lý của các cấp chính quyền cơ sở cần được phát huy hơn nữa, trong đó lực lượng công an địa phương giữ vai trò nòng cốt. Công an phường, xã, cảnh sát khu vực phải bám sát đời sống nhân dân trong khu vực quản lý, nắm bắt nhanh những mâu thuẫn phát sinh hoặc đang tồn tại để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Đối với cơ quan quản lý cấp nhà nước, cần nâng cao các biện pháp xử lý hành chính về an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trên địa bàn: Xuất phát từ quan điểm của Đảng “ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, đấu tranh phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ của cách mạng nên cũng là nhiệm vụ của quần chúng và theo Chỉ thị 58/TTg của Thủ tướng chính phủ về “củng cố các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, ban bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp để làm lực lượng nòng cốt cho phong trào”. Do vậy, trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn Hoà Bình phải tổ chức quần chúng tham gia vào một số hoạt động như:
+ Kịp thời phát hiện tội phạm, báo cho cơ quan pháp luật để kịp thời có biện pháp xử lý.
+ Ngăn chặn tội phạm cố ý gây thương tích đang xảy ra.
+ Tác động khuyên răn , giáo dục các phần tử phạm tội tại cộng đồng, vận động người phạm tội ra tự thú. Và truy bắt bọn phạm tội có lệnh truy nã.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện các chương trình phòng ngừa trong phạm vi cả nước cũng như ở địa phương.
Việc nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm nói chung và tội cố ý nói riêng trên địa bàn Hoà Bình đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Nó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp của tất cả các cơ quan, chính quyền ban ngành đoàn thể cùng toàn bộ nhân dân tham gia tích cực phong trào đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
2. Công tác đấu tranh phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở địa phương Hoà Bình:
Tình hình tội cố ý gây thương tích trên địa phương Hoà Bình trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng uỷ và chính quyền địa phương cũng như sự chỉ đạo từ phía tỉnh Uỷ và ngành dọc cấp trên trong công tác đấu tranh phòng chống tình trạng cố ý gây thương tích trên địa bàn.
Trước hết phải kể đến sự nỗ lực của cơ quan địa phương trong việc đấu tranh phòng ngừa, địa phương đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng rồi giáo dục đến trường học từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
Trong quá trình tiến hành tố tụng với tội cố ý gây thương tích cơ quan công an, kiểm sát, toá án, thi hành án Hoà Bình đã tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự về những thủ tục pháp lý đặc biệt đối với tội phạm này. Các cơ quan tư pháp đặc biệt là toà án cần xét xử nghiêm minh đúng người đúng tội nhằm giáo dục cải tạo người phạm tội và đấu tranh ngăn chặn phòng ngừa chung đối với loại tội phạm này trong gia đình hiện nay. Không chỉ vậy trong quá trình thực thi trách nhiệm của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Hoà Bình còn làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật.
Riêng tỉnh Hoà Bình mỗi năm thường xét xử lưu động năm 2005 là 71 vụ, năm 2006 là 130 vụ trong đó chiếm đa số là các vụ án cố ý gây thương tích. Các phiên toà lưu động tới các xã huyện trong tỉnh để người dân trực tiếp tham dự các phiên toà, trực tiếp nghe xét xử từ đó góp phần răn đe tới người dân giáo dục họ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để không có hành vi phạm tội xảy ra.
Nhìn chung, với sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và các cá nhân trên địa bàn nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã làm khá tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm thuộc nhóm tội cố ý gây thương tích nói riêng. Tuy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục đặc biệt tuy có nhiều buổi ngoại khoá về tuyên truyền pháp luật nhưng do tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi đường đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên việc tuyên truyền không đến hết với bà con dân tộc trong tỉnh. Chính vì vậy mà chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa, đào tạo các cán bộ chuyên trách để tuyên truyền pháp luật đến với bà con, tránh tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng nhiều.
V. Nhận xét và kiến nghị hoạt động của Toà án tỉnh Hoà Bình trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích ở Hoà Bình:
1. Nhận xét:
So với năm 2004 số lượng án hình sự trong năm 2005 toàn ngành thụ lý giảm 3 vụ song số bị cáo lại tăng và tình hình tội phạm có những diễn biến phực tạp. So với năm 2005 số lượng án hình sự năm 2006 không chỉ tăng cả về số vụ án và số bị cáo mà tình chất vụ án nghiêm trọng và phức tạp hơn. Công tác xét xử án hình sự năm 2005 Toà án Tỉnh thụ lý 201 vụ 281 bị cáo, đã giải quyết 201 vụ 281 bị cáo đạt 100%, so với năm 2004 số vụ án thụ lý giảm 14 vụ 35 bị cáo ( Nguyên nhân giảm chủ yếu tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện). Năm 2006 toà án tỉnh thụ lý 226 vụ 327 bị cáo, đã giải quyết 226 vụ 327 bị cáo, đạt tỷ lệ 100%. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội không chỉ tinh vi xảo quyệt hơn mà tính chất vụ án nghiêm trọng phức tạp hơn, biểu hiện là nhiều vụ án phạm tội có tổ chức có nhiều người tham gia và ngành Toà án phải áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc với bị cáo, trong đó đã xử lý ở mức hình phạt nghiêm khắc là tử hình. Với tinh thần trách nhiệm cao, toàn ngành đã đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án hình sự, không những đạt tiến độ giải quyết cao mà chất lượng xét xử được đảm bảo. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh, đúng người đúng tội, đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm không làm oan người vô tội, không có sai sót nghiêm trọng do lỗi chủ quan của thẩm phán. Hình phạt toà án tuyên đối với bị cáo đã thể hiện được chính sách hình sự của nhà nước ta là nghiêm trị kẻ chủ mưu cầm đầu, côn đồ, tái phạm khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo tự nguyện sửa chữa bồi thường…nên đã đề cao được tính giáo dục phòng ngừa chung. Nhằm triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng công tác xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, ngành toà án đã phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát và công an để nhanh chóng đưa ra xét xử những vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Toà án tỉnh đã chủ trì phối hợp với viện kiểm sát tỉnh và đoàn luật sư tỉnh tổ chức hội nghị toạ đàm về đổi mới thủ tục xét hỏi và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Trên cơ sở đó đưa ra kết luận liên nghành để áp dụng thực hiện trong cơ quan tư pháp tỉnh. Quán triệt tinh thần Nghị Quyết 08/NQTW của Bộ Chính Trị các phiên toà hình sự đã được tiến hành theo hướng đổi mới thủ tục xét hỏi và mở rộng tranh tụng tại toà giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng. Các phán quyết của toà án chủ yếu dựa trên việc thẩm tra các tài liệu chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên toà nên đảm bảo tính căn cứ và thuyết phục hơn. Việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật của Hội đồng xét xử được tiến hành kỹ càng và thận trọng hơn. Do vậy đảm bảo được tính khách quan dân chủ trong xét xử, từ đó nâng cao chất lượng xét xử hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.
Thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, đồng thời nhận thức rõ việc mở phiên toà lưu động tại địa bàn xảy ra vụ án có tác dụng rất lớn trong việc phổ biến và tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, năm 2005 ngành toà án đã xét xử lưu động 71 vụ án hình sự, năm 2006 toàn ngành đã xét xử 130 vụ lưu động cả hình sự và dân sự. Các phiên toà đều thu hút được đông đảo được quần chúng nhân dân theo dõi và ủng hộ, qua đó nâng cao ý thức đấu tranh và phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Kiến nghị:
Để phòng chống tội cổ ý gây thương tích đạt hiệu quả cao hơn nữa trước hết chính quyền địa phương cần có sự đầu tư quan tâm thoả đáng hơn nữa về kinh phí hoạt động của ngành cũng như thời gian trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó Toà án nhân dân tỉnh phải đi đầu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch vững mạnh, bảo đảm phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với Thẩm phán. Tiếp tục kiện toàn cán bộ quản lý của Toà, phòng toà án tỉnh còn thiếu. Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ công chức và Hội thẩm nhân dân phục vụ cho hội nhập và hợp tác quốc tế.
Đảm bảo xem xét khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án cố ý gây thương tích, kiên quyết không xét xử oan, không bỏ lọt tội phạm, hạn chế thấp nhất các sai sót do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử.
Tiếp tục đổi mới và triển khai sâu rộng thủ tục xét hỏi và mở rộng tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp mà NQ 08/NQ – TW của Bộ Chính trị đã đề ra trên cơ sở các qui định của pháp luật. Tăng cường việc xét xử lưu động để tuyên truyền pháp luật, răn đe phòng ngừa tội phạm và nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát Nhân Dân và các tổ chức xã hội để triển khai thực hiện tốt các mặt công tác, nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án.
Hình phạt toà án tuyên đối với bị cáo phải thể hiện được chính sách hình sự của nhà nước ta là nghiêm trị kẻ chủ mưu cầm đầu, côn đồ, tái phạm, khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo tự nguyện sửa chữa bồi thường…đề cao tính giáo dục phòng ngừa chung.
Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của các đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mở rộng các hình thức giáo dục bồi dưỡng kiến thức pháp luật nói chung và luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh để mọi người hiểu được pháp luật từ đó làm theo và thực hiện đúng pháp luật nhằm giảm thiểu thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội trong đó có tội cố ý gây thương tích.
Không ngừng phát triển kinh tế kết hợp giữa nông, lâm, công nghiệp tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân để đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao, củng cố sự đoàn kết thân ái trong nhân dân xây dựng lối sống văn minh, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Đó chính là những giải pháp hữu hiệu để phòng chống tội phạm.
PHẦN III - KẾT LUẬN
Đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng là công cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của toàn xã hội. Vì vậy “ Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở địa phương” là một đề tài mang tính thực tiễn cao và có nhiều phức tạp. Song với tinh thần nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung, về luật hình sự nói riêng và đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương nhằm hạn chế tác hại của tội cố ý gây thương tích gây ra. Để những người trong độ tuổi thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của đất nước không rơi vào con đường tội lỗi, các thôn bản, nơi nơi từ trong thôn đến thành thị mọi người có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, không để những thương tích oan nghiệt xảy ra, không còn thấy các bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa về hành vi cố ý gây thương tích mà hậu quả của nó gây thiệt hại nặng nề cho gia đình và xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và căn cứ vào quá trình thực tiễn khi thực tập ở địa phương Hoà Bình, em đã hiểu rõ thực trạng tội cố ý gây thương tích và mạnh dạn đề xuất những ý kiến nhằm hạn chế và phòng chống tội phạm này ở địa phương Hoà Bình nói riêng cũng như cả nước nói chung. Thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệp thực tế chưa có, nên chuyên đề của em còn có những hạn chế. Tuy chưa được hoàn thiện song cũng góp một tiếng nói nhỏ mong muốn an ninh trật tự xã hội tại quê hương em nói riêng, đất nước mình nói chung ngày một tốt đẹp hơn. Em xin chân thành cảm ơn Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình và các Thầy, Cô đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề này./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
..........................................
1. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự.
2. Bộ luật hình sự năm 2003.
3. Báo cáo tổng kết năm 2004 – TAND tỉnh Hoà Bình.
4. Báo cáo tổng kết năm 2005 – TAND tỉnh Hoà Bình.
5. Báo cáo tổng kết năm 2006 – TAND tỉnh Hoà Bình.
6. Thống kê công tác xét xử năm 2004 – TAND tỉnh Hoà Bình.
7. Thống kê công tác xét xử năm 2005 – TAND tỉnh Hoà Bình.
8. Thống kê công tác xét xử năm 2006 – TAND tỉnh Hoà Bình.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lao_dong_2137.doc