Tìm Hiểu Về Luật Lao ĐộngMỞ ĐẦU
Tiểu luận luật lao động là bài viết nhỏ,là bước tập nghiên cứu, vận dụng tổng hợp một số kiến thức của môn học vào việc phân tích,lí giải và liên hệ thực tiễn Qua việc viết tiểu luận của khoa Đại Học & Sau Đai Học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM,em được bồi dưỡng năng lực, kĩ năng tư duy tổng hợp vấn đề đã chọn, tập duyệt năng lực tư duy ngôn ngữ để làm tiên đề tốt cho việc làm tiểu luận cho các môn học khác.
Lý do chọn đề tài.
- Tổng quan:
“Lao động là hoạt động quan trong nhất cua con người tạo ra của cái vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội! Lao động có năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”.
Quan hệ giữa người vơi người trong lao động nhằm tạo ra nhưng giá trị vật chất,tinh thần phục vụ chính bản thân và xã hội được gọi là quan hệ lao động!
Ở đâu có tố chức lao động, có hợp tác và phân công lao động thì ở đó có quan hệ lao động!
Xuất phát từ mỗi quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.Bộ luật lao động của Việt Nam có tính nguyên tắc sau:
- Bảo vệ người lao động,đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháo của người sử dụng lao động.
- Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
- Phản ánh được tình hình kinh tế xã hội của đất nước,tiếp thu có chọn lọc pháp luật quốc tế lao động.
Xây dựng mối quan hệ lao động mới vừa hiện đại vừa mang đặc tính Việt Nam theo định hướng xã hội chũ nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế thị trường,với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tự do cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể, pháp luật quy định và ghi nhận quyền tự do kinh doanh, tự chủ sản xuất trong đó có tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động mới và trở nên đa dạng, ngày càng phức tap.
Trong quan hệ lao đông pháp luật,quyền lao đông của công dân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định.Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thế kia tạo thanh mối liên hệ pháp lí thông nhất trong mỗi quan hệ pháp luật lao động.Trong quan hệ lao động không có chủ thể nào có quyền chỉ định hoặc chỉ có nghĩa vụ.Ngoài ra các bên phải thực hiện,tôn trong nhưng quyền và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật ban hành để dảm bảo trật tự, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trường sống và mỗi trường lao động. Kinh tế thị trường mở ra cho người lao động và người sử dụng lao đông rất nhiều cơ hội và thác thức.Việc làm sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. người lao động mà nhu cầu việc làm lại hết sức hạn chế.
Đứng trên khía cạnh là người lao động, trình độ mới chỉ là sinh viên năm thứ hai, em nhận thấy rằng: những nguồn gốc lao động phổ thông thường là rất đông ở Việt Nam, kể cả trình độ tốt nghiệp đại học nhưng không có kinh nghiệm thực tiễn, thường là cạnh tranh nhau về việc làm. Họ biết rằng mình bị các doanh nghiệp lợi dụng sức lao động với giá rẻ mạt nhưng vì mưu cầu mưu sinh mà họ phải gồng mình gánh chịu. Đa số các đối tượng này không được kí hợp đồng lao động mà có kí cũng chỉ là hình thức.
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 7121 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về luật lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM.
KHOA ĐẠI HỌC & SAU ĐẠI HỌC
&
ĐỀ TÀI : Tìm Hiểu Về Luật Lao Động
...........................................................................
Giáo Viên Hướng Dẫn :
Sinh Viên Thực Hiện : Dương Xuân Tuấn
Lớp : DHTH5TH
MSSV : 09022373
Ngày…Tháng…Năm 2011
Các thành viên trong nhóm:
Họ tên
Mssv
Dương Xuân Tuấn
09022373
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lời cảm ơn
E xin chân thành cảm ơn khoa đại học và sau đại học trường ĐH Công nghiệp TPHCM và cảm ơn cô giáo hướng dẫn bộ môn “pháp luật đại cương” đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. em xin cảm ơn
LỜI NÓI ĐẦU
Tiểu luận luật lao động là bài viết nhỏ,là bước tập nghiên cứu, vận dụng tổng hợp một số kiến thức của môn học vào việc phân tích,lí giải và liên hệ thực tiễn..Qua việc viết tiểu luận của khoa Đại Học & Sau Đai Học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM,em được bồi dưỡng năng lực, kĩ năng tư duy tổng hợp vấn đề đã chọn, tập duyệt năng lực tư duy ngôn ngữ để làm tiên đề tốt cho việc làm tiểu luận cho các môn học khác.
Lý do chọn đề tài.
- Tổng quan:
“Lao động là hoạt động quan trong nhất cua con người tạo ra của cái vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội! Lao động có năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”.
Quan hệ giữa người vơi người trong lao động nhằm tạo ra nhưng giá trị vật chất,tinh thần phục vụ chính bản thân và xã hội được gọi là quan hệ lao động!
Ở đâu có tố chức lao động, có hợp tác và phân công lao động thì ở đó có quan hệ lao động!
Xuất phát từ mỗi quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.Bộ luật lao động của Việt Nam có tính nguyên tắc sau:
- Bảo vệ người lao động,đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháo của người sử dụng lao động.
- Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
- Phản ánh được tình hình kinh tế xã hội của đất nước,tiếp thu có chọn lọc pháp luật quốc tế lao động.
Xây dựng mối quan hệ lao động mới vừa hiện đại vừa mang đặc tính Việt Nam theo định hướng xã hội chũ nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế thị trường,với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tự do cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể, pháp luật quy định và ghi nhận quyền tự do kinh doanh, tự chủ sản xuất trong đó có tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động mới và trở nên đa dạng, ngày càng phức tap.
Trong quan hệ lao đông pháp luật,quyền lao đông của công dân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định.Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thế kia tạo thanh mối liên hệ pháp lí thông nhất trong mỗi quan hệ pháp luật lao động.Trong quan hệ lao động không có chủ thể nào có quyền chỉ định hoặc chỉ có nghĩa vụ.Ngoài ra các bên phải thực hiện,tôn trong nhưng quyền và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật ban hành để dảm bảo trật tự, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trường sống và mỗi trường lao động. Kinh tế thị trường mở ra cho người lao động và người sử dụng lao đông rất nhiều cơ hội và thác thức.Việc làm sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. người lao động mà nhu cầu việc làm lại hết sức hạn chế.
Đứng trên khía cạnh là người lao động, trình độ mới chỉ là sinh viên năm thứ hai, em nhận thấy rằng: những nguồn gốc lao động phổ thông thường là rất đông ở Việt Nam, kể cả trình độ tốt nghiệp đại học nhưng không có kinh nghiệm thực tiễn, thường là cạnh tranh nhau về việc làm. Họ biết rằng mình bị các doanh nghiệp lợi dụng sức lao động với giá rẻ mạt nhưng vì mưu cầu mưu sinh mà họ phải gồng mình gánh chịu. Đa số các đối tượng này không được kí hợp đồng lao động mà có kí cũng chỉ là hình thức.
A/ Những vấn đề chung: tầm quan trọng, vai trò, vị trí của luật lao động trong giai đoạn hiện nay là:
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn laođộng, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.
Pháp luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do vị tríđặc biệt quan trọng như thế của pháp luật lao động nên ngành Luật Lao động được đặc biệt chú trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Vì vậy, trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật ở tất cả các trường đại học đều có môn học Luật Laođộng.
B/ Nội dung ngiên cứu.
I/ Nội dung cơ bản.
1/.Khái quát chung về luật lao động.
a) Khái niệm
Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động.
– Đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
Đối tượng điều chỉnh bao gồm 2 nhóm quan hệ sau:
+ Quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động.Nhóm quan hệ này có đặc điểm chung là: Quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động mà trong đó quyền lợi các bên được ấn định ở mức tối thiểu,khuyến khích các thỏa thuận có lợi cho người lao động và nghĩa vụ ở mức tối đã.
+ Các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp với quan hệ lao động như : Quan hệ tổ chức Công Đoàn với người sử dụng lao động;quan hệ về bảo hiểm xã hội,
quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động, quan hệ về quản lí nhà nước về lao động, việc làm
– Phương pháp điều chỉnh của luật lao động.
Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân biệt các ngành luật, đồng thời để khẳng định tính độc lập của mỗi ngành luật. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua pháp luật sử dụng chúng để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xã hội theo những trật tự nhất định để chúng phát triển theo những hướng định trước. Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do Luật lao động điều chỉnh, Luật lao động sử dụng nhiều phương pháp tác động khác nhau tùy thuộc vào từng quan hệ lao động cụ thể.
Các phương pháp điều chỉnh của Luật lao động bao gồm:
+ Phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.
+ Phương pháp mệnh lệnh áp dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lí lao động.
+ Phương pháp thông qua hoạt động công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động.
b) Một số nội dung cơ bản của luật lao động.
– Hợp đồng lao động.
Quan hệ giữa người lao động và người sủ dụng lao động được thiết lập thông qua hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động có các loại sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời gian (hợp đồng dài hạn)
+ Hợp đồng lao động xác định thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng
+ Hợp đồng lao động xác định theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Ngoài ra cho phép hợp đồng lao động có thể giao kết bằng miệng trong trường hợp công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng hoặc lao động giúp việc gia đình.
Các loại hợp đồng được giao kết dựa tren nguyên tắc tự nguyện bình đẳng. Nhà nước khuyến khích những thỏa thuận đảm bảo cho những người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với những quyết định của pháp luật lao động.
– Quyền nghĩa vụ của người lao động
+ Quyền của người lao động
Được trả lương trả công theo số lượng, chất lượng lao động đã thỏa thuận.
Được đảm bảo an toàn trong lao động theo các quy định về bảo hộ lao động.
Được nghĩ ngơi theo quy định và thỏa thuận giữa các bên.
Được thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn để được đại diện bảo về quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý các đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nội quy ddieuf kiện của đơn vị doanh nghiệp.
Được đình công theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định.
– Nghĩa vụ của người lao động
Thực hiện theo hợp đồng lao động, theo thỏa ước lao động tập thể, chấp hành mọi nội quy lao động, quy định của đơn vị doanh nghiệp
Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chấp hành nội quy lao động có kỉ luật, tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người lao động.
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
+ Quyền của người sử dụng lao động.
Được tuyển chọn, bố trí, điều hành lao động theo yêu cầu sản xuất, công tác.
Được cử đại diện để thương lượng kí kết thỏa ước lao động tập thể.
Được khen thưởng, xử lí người vi phạm kỉ luật lao động theo quy định của pháp luật về kỹ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Được khen thưởng,xử lí vi phạm kỷ luật lao động theo quy đinh của pháp luật về ký luật lao động và trách nhiệm vật chât…
Được đơn phương chấm dứt hộp đồng lao động trong những trường hợp nhất định.
+ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
Thực hiện hợp đồng lao động thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động.
Bảo đảm an toàn lao động ,vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác cho người lao động.
Bảo đảm kỷ luật lao động,thực hiện đúng các quy định lao động của nhà nước có lien quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động,quan tâm đến đời sống của người lao động.
– Quan hệ của luật lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Laođộng có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lao động là hoạt động có ý thức, có mụcđích của con người nhằm tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật, đồng thời biết vận dụng quy luật của thiên nhiên để chinh phục lại thiên nhiên.
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã hình thành nhiều quan hệ lao động, các quan hệ lao động này ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp,đan xen lẫn nhau. Trong số các quan hệ lao động tồn tại trong đời sống xã hội, Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, tức là Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động. Đối với quan hệ lao động hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động, pháp luật đặt ra các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay khung pháp lý, trong đó quyền lợi của các bên đượ cấn định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ ấn định ở mức tối đa. Các chủ thể khi tham gia quan hệ này hoàn toàn được tự do, bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quá trình lao động phù hợp với pháp luật và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế,Điều 1 Bộ luật Laođộng năm 1994 nước ta quy định : “Bộ luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ lao động liên quan trực tiếp với quan hệ lao động”. Đây là loại quan hệ lao động tiêu biểu và cũng là hình thức sử dụng lao động chủ yếu, phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy, khác với quan hệ lao động làm công ăn lương do Luật lao động điều chỉnh, quan hệ laođộng của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy Nhà nước có những nét đặc trưng khác biệt, vì vậy quan hệ lao động này trước hết do Luật hành chính điều chỉnh. Quyền và nghĩa vụ của người lao động.
c) Các nguyên tắc cơ bản của luật lao động
Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về lĩnh vực lao động. Dưới đây ta sẽ lần lược nghiên cứu các nguyên tắc này.
- Nguyên tắc bảo vệ người lao động
Tư tưởng bảo vệ người lao động xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động” được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, đòi hỏi pháp luật phải thể hiện quan điểm bảo vệ họ với tư cách bảo vệ con người, chủ thể của quan hệ lao động. Vì vậy, nó không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện như: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống của bản thân và gia đình họ, thời giờ nghỉ ngơi, nhu cầu nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và xã hội lành mạnh. Vì thế, nguyên tắc bảo vệ người lao động bao gồm các nội dung sau đây:
+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị
phân biệt đối xử của người lao động
Hiến pháp nước ta quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Bộ luật lao động cũng quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của các quy định này là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi khả năng, nguyện vọng của mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền làm việc.
Để người lao động được hưởng và thực hiện được các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm và được làm việc.
+ Trả lương (tiền công) theo thỏa thuận
Xuất phát từ quan điểm cho rằng sức lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả sức lao động, các quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành phải phản ánh đúng giá trị sức lao động.
Tùy từng tính chất, đặc điểm khác nhau của từng loại lao động mà Nhà nước quy định chế độ tiền lương hợp lý, và phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:
Lao động có trình độ chuyên môn cao, thành tạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì được trả công cao và ngược lại.
Những lao động ngang nhau phải được trả công ngang nhau.
Bộ luật lao động quy định tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đồng thời để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong việc được trả lương và hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận, pháp luật lao động cũng quy định những biện pháp bảo vệ người lao động và bảo hộ tiền lương của người lao động.
+ Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động
Hiến pháp nước ta quy định: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động”; đồng thời pháp luật lao động cũng quy định: “Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu biểu, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động”. Các quy định này xuất phát từ quan điểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Do vậy, việc bảo vệ sức khỏe chung và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động nói riêng là nhiệm vụ và trách nhiệm không thể thiếu được của Nhà nước và các doanh nghiệp.
Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động thực sự được hưởng quyền bảo hộ lao động thể hiện ở các điểm sau:
Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động;
Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Được sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng nhọc.
Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động
Nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống. Quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động.
Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực khác nhau, Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý, còn quy định thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động.
+ Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước, đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy, điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng lao động. Người lao động thực hiện các quyền này của mình thông qua đại diện của họ - đó là tổ chức Công đoàn.
Nội dung của nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật lao
động, và Luật Công đoàn.
Quyền được thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là một trong các quyền quan trọng của người lao động được pháp luật lao động ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Các quyền này được quy định cụ thể trong Luật công đoàn.
+ Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động
Bảo hiểm xã hội là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội, và càng không thể thiếu đối với người lao động, đó là một đảm bảo rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động trong những trường hợp rủi ro. Quyền được bảo hiểm xã hội là một trong các quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
Nội dung của nguyên tắc này là người lao động trong mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần xã hội, tôn giáo, giới tính, nếu có tham gia vào quan hệ lao động, có đóng góp bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật lao động thì đều được đảm bảo các điều kiện về vật chất trong trường hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động, mất việc làm nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, tạo điều kiện để người lao động an tâm lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao động. Bởi lẽ, người sử dụng lao động là một bên của quan hệ lao động, cùng với việc bảo vệ người lao động, không thể không tính đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “ công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, và Điều 58 Hiến pháp cũng quy định là công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác.
Nếu như người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, được hưởng các quyền lợi trong lao động, thì người sử dụng lao động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền tuyển chọn lao động, quyền tăng hoặc giảm lao động phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quyền ban hành nội quy và các quy chế lao động, có quyền khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động v.v... theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản của người sử dụng lao động bị người lao động làm thiệt hại thì họ có quyền yêu cầu được bồi thường. Người sử dụng lao động cũng có quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn trong quá trình sử dụng lao động để quản lý lao động dân chủ và hiệu quả; có quyền thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong đơn vị cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng kinh tế, tài chính của đơn vị mình.
Trong quá trình hoạt động, người sử dụng lao động có quyền tham gia các tổ chức của người sử dụng lao động. Nếu các quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ cho mình.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Người lao động là thành viên trong xã hội, tham gia quan hệ lao động để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình, nên các chế độ lao động không chỉ liên quan đến người lao động mà còn liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, do đó trong quá trình điều chỉnh các quan hệ lao động, Luật lao động phải kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Quan hệ lao động vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Khi điều tiết quan hệ lao động, Nhà nước phải chú ý đến các bên trong quan hệ này, nhất là người lao động, về tất cả các phương diện như : lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội v. v... và đặt những vấn đề đó trong mối tương quan phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “ phải có chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời phải có chính sách kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội”.
Như vậy, bên cạnh mục tiêu kinh tế như lợi nhuận, tiền lương, sự tăng trưởng trong sản xuất, kinh doanh, Luật lao động phải giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, công bằng, dân chủ, tương trợ cộng đồng ngay trong quá trình lao động, ngay tại các doanh nghiệp. Nếu pháp luật lao động tách rời hoặc coi nhẹ chính sách xã hội thì sẽ không hạn chế được những tiêu cực của cơ chế thị trường; ngược lại, nếu coi trọng các vấn đề xã hội quá mức so với điều kiện kinh tế thì sẽ không có tính khả thi.
Ở tầm vĩ mô, Chính phủ có sự hỗ trợ về tài chính cho những địa phương, ngành có nhiều người thiếu việc làm, hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ. Pháp luật lao động cũng có những ưu tiên về vay vốn, giảm thuế cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tàn tật, lao động nữ để giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quán triệt nguyên tắc này, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng bảo vệ người lao động, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế đất nước, xây dựng xã hội công bằng và văn minh.
d) A n toàn lao động, vệ sinh lao động, tai nạn lao động.
- Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.
An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp.
Trước đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao động. Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động khác. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động. Khi đó, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động... đều thuộc phạm trù "bảo hộ lao động". Nếu dùng khái niệm "bảo hộ lao động" với nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tương xứng với khái niệm này. Chính vì vậy, trong Bộ Luật Lao động, tại chương IX dùng
tiêu đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Như vậy, các quy định tại chương IX của Bộ luật Lao động sẽ chủ yếu đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động có quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi trong một chừng mực nhất định khi phân tích những vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh lao động thì vấn đề bảo hộ lao động cũng sẽ được đề cập
Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
- Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.
Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.
Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...
Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp...)
Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các nguyên tắc của an toàn lao động, vệ sinh lao động
Việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
+ Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động là có liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu.
Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác.
+ Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao
động thể hiện trên các mặt sau :
An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động...
Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động... thì ở đó phải có an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động của tổ chức công đoàn.
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động...
Tôn trọng các quyền của công đoàn và đảm bảo để công đoàn làm tròn trách nhiệm của mình trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các bên hữu quan.
- An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với một số đối tượng lao động đặc thù.
+ Đối với lao động là người chưa thành niên
Lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Đây là những người lao động có năng lực hành vi lao động hạn chế vì thể lực và trí lực của họ chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ. Xuất phát từ nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm của thị trường lao động mà việc sử dụng lao động là người chưa thành niên là một tất yếu. Vì vậy, pháp luật một mặt thừa nhận quyền được tham gia quan hệ lao động của người chưa thành niên; mặt khác, để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực cho người chưa thành niên, pháp luật lao động có những quy định nhằm bảo vệ họ, cụ thể như sau:
- Không sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực của họ;
- Lao động chưa thành niên ( dưới 18 tuổi) chỉ được làm những ngành nghề, công việc mà pháp luật không cấm; riêng trẻ em dưới 15 tuổi, chỉ được phép nhận họ vào làm việc, học nghề, tập nghề khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người đỡ đầu của họ.
- Aïp dụng ngày làm việc rút ngắn đối với lao động chưa thành niên (không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần), và chỉ được phép sử dụng họ làm việc ban đêm, làm thêm giờ trong một số nghề, công việc nhất định theo quy định của pháp luật.
+ Đối với lao động là người cao tuổi
Người lao động cao tuổi là người ao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi. đây là những người không phải thực hiện nghĩa vụ lao động nữa vì nhìn chung cả về thể lực và trí lực của họ không còn bằng những người lao động trẻ, khỏe khác. Những quy định riêng đối với người lao động cao tuổi nhằm một mặt tận dụng khả năng lao động của họ, giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, mặt khác là để bảo vệ họ khỏi mọi lao động quá sức tổ hại cho sức khỏe và tuổi thọ.
Ngoài việc quy định về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày vào năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, Bộ luật Lao động còn quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm , chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng người cao tuổi, làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Trường hợp họ bị suy giảm khả năng lao động đến một mức độ nhất định theo quy định của pháp luật, thì không sử dụng họ làm đêm hoặc làm thêm giờ.
+ Đối với lao động nữ
Mặc dù pháp luật nước ta một mặt đảm bảo quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, mặt khác xuất phát từ những đặc điểm riêng về tâm sinh lý của con người nên pháp luật lao động có những quy định riêng nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ chức năng làm mẹ của họ, cụ thể như sau:
Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con;
Không được sử dụng lao động nữ làm việc thường xuyên dưới mặt đất, trong hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước;
Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm hay đi công tác xa;
Rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi có thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
+ Đối với lao động là người tàn tật
Người tàn tật là người có một bộ phận cơ thể, chức năng về tâm sinh lý bị mất, hoặc bị giảm khả năng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau, khiến họ không thể thực hiện được hoạt động bình thường như lao động khác. Những quy định riêng đối người lao động tàn tật nói chung và trong lĩnh vực bảo hộ lao động nói riêng là nhằm để giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, tham gia vào hoạt động xã hội để tự cải thiện đời sống của mình, đồng thời cũng là nhằm bảo vệ họ khỏi mọi lao động quá sức, có hại cho sức khỏe vốn đã hạn chế của họ.
Theo điều 127 BLLD những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật phải tuân theo những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp. Thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ. Không được sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm đêm hoặc làm thêm giờ. Không được sử dụng người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động...
Tôn trọng các quyền của công đoàn và đảm bảo để công đoàn làm tròn trách nhiệm của mình trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các bên hữu quan.
II/ Liên hệ, vận dụng nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống và giáo trình học tập nghiên cứu của bản thân.
Các ứng dụng của luật lao động trong thực tiễn.
Luật lao động ban hành nhằm mục đích gì,nó được áp dụng trong thực tế như thế nào! Đó vẫn là câu hỏi làm đau đầu các cấp lãnh đạo nhà nược! Sau đây em xin đưa ra một vd trong cuộc sỗng về vấn đề này:
Một bộ hồ sơ của nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội (bao gồm: Hợp đồng lao động, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, lưu ý là giấy khám sức khỏe có thời hạn 6 tháng trước khi mang hồ sơ đến nộp.
Ứng dụng luật lao động trong doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý nhân sự, việc tuân thủ đúng các quy định trong Luật Lao động là bắt buộc đối với các Công ty. Nó không chỉ tạo cho Công ty sự minh bạch trong quản lý nhân sự mà còn đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động. “Vậy ứng dụng Luật Lao động vào Doanh nghiệp làm sao cho hiệu quả?”. Với đội ngũ chuyên gia Luật lao động hàng đầu Việt Nam hiện nay và dày dạn kinh nghiệm trong tư vấn ứng dụng hệ thống Luật Lao động cho các Công ty tại Việt Nam, EduViet đã dày công nghiên cứu, đúc rút và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng chương trình “Ứng dụng Luật Lao động trong Doanh nghiệp”.Chuyển giao công nghệ thực tiễn và nghiên cứu các trường hợp điển hình chính là nét đặc biệt trong chương trình này của EduViet.
- Ví dụ trong cuộc sống thực tiễn
Công ty may Việt Tiến kí hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm với chị Trần Thị Hà được hưởng bất cứ chế độ nào. Nhưng do công việc nhieuf nên doanh nghiệp thường bắt buộc chị phải làm thêm ca, thêm giờ. Nhiều lúc còn phải làm việc hết sức mệt mỏi, không còn thì giờ nghỉ ngơi thư giản. Tâm lí của chị lúc nào cũng lo sợ mình bị mất việc nên chị phải làm việc hết sức, nhiều trường hợp khi lĩnh lương tháng (500.000đồng/ tháng) còn bị doanh nghiệp dây dưa không trả. Chị được tiếng đi làm ở Hà Nội nhưng hàng tháng nhưng vẫn phải gọi điện biên thư về gia đình xin chu cấp thêm…….
C. Kết Bài
Những nội dung cơ bản mà em đã trình bày trên về luật lao đông
+ Khái niệm của luật lao động.
+ Phương pháp điều chỉnh của luật lao động
+ Đối tượng điều chỉnh của luật lao động
* Những vấn đề chung: tầm quan trọng, vai trò, vị trí của luật lao động trong giai đoạn hiện nay là:
+ Một số nội dung cơ bản của luật lao động.
+ Hợp đồng lao động.
+ Quyền nghĩa vụ của người lao động
+ Nghĩa vụ của người lao động
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
+ Quan hệ của luật lao động.
- Các nguyên tắc cơ bản của luật lao động
- Nguyên tắc bảo vệ người lao động
+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị
phân biệt đối xử của người lao động
+ Trả lương (tiền công) theo thỏa thuận
+ Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động
+ Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động
+ Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động
+ Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động
- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
* A n toàn lao động, vệ sinh lao động, tai nạn lao động.
- Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
+ Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động
+ Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động
+ Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động:
- An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với một số đối tượng lao động đặc thù.
* Liên hệ, vận dụng nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống và giáo trình học tập nghiên cứu của bản thân.
* Các ứng dụng của luật lao động trong thực tiễn.
Ứng dụng luật lao động trong doanh nghiệp.
- Ví dụ trong cuộc sống thực tiễn.
D. Tài liệu tham khảo
-Tập bài giảng pháp luật đại cương.
-Giáo trình luật lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu Luat Phap Luan Dai Cuong.doc