Đề tài Tổ chức sản xuất và mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở Việt Nam

Để đạt được điều đó, vấn đề quan trọng là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Trong quá trình quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới. Đó là những quy định của pháp luật về chính sách ruộng đất: chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, những chính sách khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng".

doc38 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức sản xuất và mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những ưu tiên, khuyến khích cho sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta. Cùng với các chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế, các chính sách, quy định và luật pháp định hướng, tạo khung pháp lý, khuyến khích trang trại hình thành và phát triển thường xuyên được ban hành và ngày càng hoàn thiện. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) và luật đất đai (1993) ban hành đã mở đường và là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành các trang trại không chỉ ở những vùng đã quen sản xuất hàng hoá mà cả ở những vùng chỉ quanh quẩn sau hàng rào tự cấp, tự túc. Tỷ suất hàng hoá nông nghiệp của cả nước được tăng lên rõ rệt. Trong những năm gần đây điều này càng được thể hiện rõ nét thông qua chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp nông thôn. Quyết định 67/1999/QĐUB ngày 30/3/1999 của Chính phủ về vay vốn không phải thế chấp. Nghị định số 178/1999/NQ-CP ngày 29/12/1999 về việc trang trại được dùng tài sản từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định về việc thu thuế thu nhập của các trang trại, và mới đây nhất là Nghị quyết số 03/200/NQ-CP ra ngày 02/2/2000 quy định rất rõ về quan điểm cũng như các chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế trang trại. Trong đó nêu rõ: Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh. Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước, eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học - công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả. Với các chính sách nêu trên, chúng ta đang dần tiến tới một bộ chính sách thực sự hoàn chỉnh để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển. Điều này cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là chấp nhận và khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như là một tất yếu trong quá trình đi lên của nền kinh tế đất nước. Chương II Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay I-/ Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta Thực tế, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai tương đối nhỏ, nguồn gốc đất đai đa dạng sử dụng lao động gia đình là chủ yếu; một số trang trại có thuê thuê lao động thời vụ và thường xuyên. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại đã phát huy được lợi thế của vùng, lấy ngắn nuôi dài có hiệu quả. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn lực vốn trong dân mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá, một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Cụ thể, theo số liệu điều tra thực tế 3044 trang trại do trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm trong cả nước, làm nổi bật nên thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta như sau: 1-/ Chủ trang trại. Có sự khác biệt rất lớn về nguồn gốc xuất thân, giới tính của chủ trang trại giữa các vùng, các miền trong cả nước. Nếu tựu chung lại thì có tới 91,85% chủ trang trại là nam giới, trong khi đó chỉ có 8,15% là nữ chủ trang trại. Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại cũng rất đa dạng, trong đó số chủ trang trại là nông dân chiếm tới 62,35%, riêng Khánh Hoà tỷ lệ này là 83,75; Ninh Thuận là 81,25%. Cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm 8,84%, riêng Yên Bái tỷ lệ này là 17%. Số chủ trang trại là bộ đội, công an trở về địa phương chiếm 8,11%. Chủ trang trại là công chức chiếm 4,73%. Công nhân đang làm việc chiếm 3,42% và chủ trang trại khác chiếm 3,19%. Số chủ trang trại là Đảng viên chiếm 24,08%. Trong đó Yên Bái tỷ lệ này là 52%, Nghệ An 37,04%. Số chủ trang trại là đoàn viên thanh niên chiếm 2,92%. Trong đó Sơn La chiếm 6,5% và ở Nghệ An tỷ lệ này là 6,3%. 2-/ Các yếu tố sản xuất của trang trại. 2.1. Đất đai của trang trại Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm và thuỷ sản. Để phát triển kinh tế trang trại trước hết phải dựa vào đất đai, nhất là những cây trồng, vật nuôi cần một lượng diện tích đất đủ lớn để sản xuất ra một lượng sản phẩm hàng hoá nhất định. Vì thế kinh tế trang trại cần được phát triển ở vùng trung du, miền núi và ven biển nơi mà quỹ đất có khả năng khai phá và sử dụng còn lớn. Thực tế có sự chênh lệch đáng kể trong quỹ đất của trang trại giữa các tỉnh. Trong khi bình quân chung một trang trại có 6,63ha thì ở Nghệ An tỷ lệ này là 12,69ha. Yên Bái 10,17ha nhưng ở Đồng Nai chỉ có 2,753ha, Sơn La 3,27ha. Nhóm trang trại lâm nghiệp có quy mô đất là 20,29ha, trang trại kinh doanh cây lâu năm có 6,10ha, trang trại chăn nuôi có 1,48ha. Chủ trang trại nông dân có quy mô 6,27ha, chủ trang trại khác có quy mô lớn hơn 8,66ha. Nguồn gốc đất đai của trang trại cũng rất đa dạng, trong đó phần đất được giao chiếm đại bộ phận, tính bình quân phần đất này là 71,83%, tỷ trọng đất chưa được giao chiếm 28,17%, trong đó diện tích nhận thầu của HTX chiếm 31,46%, nhận chuyển nhượng đất 19,27%, nhận thầu của nông - lâm trường chiếm 18,9%, tự khai hoang chiếm 17,99%, nhận khoán chủ dự án 9,59%. Cá biệt có các trang trại ở Thanh Hoá và Hà Nội tỷ lệ đất chưa được giao chiếm trên 50% trong đó chủ yếu nhận thầu của HTX trên 72%. ở Nghệ An, tỷ trọng đất chưa được giao chiếm 21,48% nhưng ở đây các trang trại phần lớn nhận thầu đất đai của các nông, lâm trường và chủ dự án (chiếm 76,13%) với nhiều hình thức rất khác nhau. Cơ cấu quỹ đất của các trang trại bao gồm đất nông nghiệp chiếm 58,81%, đất lâm nghiệm chiếm 28,73% đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 11,49% và đất thổ cư 0,97%. Cơ cấu đất đai tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa phương, từng hướng kinh doanh sản xuất, từng nhóm chủ trang trại. Gialai, Đăklăk tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm cao từ 92-95%, trong khi đó các trang trại Yên Bái đất nông nghiệp chiếm 30,8%, đất lâm nghiệp chiếm 67,64%. Nghệ An đất nông nghiệp chiếm 23,98%, đất lâm nghiệp chiếm 64,46%. Các trang trại kinh doanh cây lâu năm đất nông nghiệp chiếm trên 80%, nhóm trang trại lâm nghiệp, tỷ trọng đất lâm nghiệp chiếm 90%. Nhóm trang trại thuỷ sản, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 80,3%. Nghiên cứu biểu số 1 sau đây ta sẽ thấy rõ được điều này. Biểu 1: Nguồn đất bình quân năm (Chung 15 tỉnh) Đơn vị: ha Tiêu chí Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Mặt nước nuôi thuỷ sản Tổng số I- Đất đã được giao 2,9218 1,4781 0,3229 4,7229 II - Đất chưa được giao 0,9828 0,4292 0,4398 1,8518 1- Đất nhận thầu của HTX 0,1713 0,0265 0,3847 0,5826 2- Thuê của tư nhân 0,0192 0,0013 0,0018 0,0223 3- Nhận chuyển nhượng 0,3294 0,0136 0,0139 0,3569 4- Nhận cầm cố 0,0034 0,0011 0,0000 0,0045 5 - Tự khai hoang 0,2644 0,0607 0,0080 0,3332 - Đất, bồi 0,0743 0,0024 0,0071 0,0838 - Đất trống, đồi trọc 0,1549 0,0338 0,0003 0,01890 - Rừng 0,0328 0,0240 0,0001 0,0569 - Khác 0,0024 0,0005 0,0005 0,0034 6 - Thầu của nông, lâm trường 0,1596 0,1661 0,0250 0,3501 7 - Nhận khoán của chủ dự án 0,0284 0,1485 0,0008 0,1777 8- Nguồn khác 0,0071 0,0113 0,0056 0,0240 Tổng nguồn đất 3,9046 1,9073 0,7627 6,5747 2.2. Vốn và nguồn vốn của trang trại. Vốn là yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định, đó là một trong những điều kiện tiên quyết, nếu không có điều kiện này sẽ không thể hình thành trang trại một cách thuận lợi. Quy mô vốn bình quân một trang trại tương đối lớn, đạt 291,43 triệu đồng những lại có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. Biểu 2 - Nguồn vốn bình quân trang trại thời điểm điều tra Đơn vị: triệu đồng Số TT Nguồn vốn Chung 15 tỉnh Sơn La Yên Bái Quảng Ninh Hà Nội Thanh Hoá Nghệ An Gia Lai Đắc Lắc Lâm Đồng Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Dương Đồng Nai Long An Cà Mau I Tổng số vốn 291,43 111,24 95,90 112,67 164,60 120,36 113,66 372,75 619,52 552,96 360,57 348,62 489,68 209,74 159,70 151,00 Vốn tự có 265,18 88,71 85,02 102,04 125,66 97,10 99,66 344,19 595,75 513,22 334,14 304,33 439,71 189,41 141,30 136,82 Vốn vay 22,13 20,25 7,26 9,12 25,70 19,70 13,74 25,89 21,03 37,17 23,18 36,64 37,09 18,32 16,43 10,93 - Vay ngân hàng 10,63 5,93 2,72 3,51 10,63 5,36 3,81 16,79 13,95 23,42 6,37 27,05 15,65 5,39 11,30 6,66 - Vay đầu tư ứng trước 2,26 10,82 0,17 0,00 0,46 7,55 1,55 0,08 1,40 0,32 2,54 0,08 1,71 3,12 0,11 0,08 - Vay theo dự án 1,50 1,33 2,71 3,37 1,53 1,37 2,20 2,23 0,68 0,03 3,28 0,64 2,43 0,19 0,85 0,00 - Vay khác 7,73 2,18 1,65 2,24 13,08 5,43 6,18 6,79 4,99 13,40 11,00 8,88 17,29 9,63 4,17 4,20 3 Vốn khác 4,12 2,28 3,62 1,51 13,24 3,56 0,26 2,67 2,73 2,57 3,25 7,65 12,88 2,00 1,96 3,25 Cơ cấu theo % II Tổng nguồn vốn 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1 Vốn tự có 90,99 79,75 88,66 90,57 76,34 80,67 87,68 92,34 96,16 92,81 92,67 87,3 89,8 90,31 88,48 90,61 2 Vốn vay 7,59 18,21 7,57 8,1 15,61 16,37 12,09 6,95 3,29 6,72 6,43 10,51 7,57 8,74 10,29 7,24 - Vay ngân hàng 48,05 29,26 37,55 38,47 41,38 27,19 27,71 64,86 66,34 63,02 27,47 73,83 42,2 29,41 68,76 60,92 - Vay đầu tư ứng trước 10,23 53,44 2,27 0,00 1,77 38,30 11,29 0,32 6,67 0,85 10,95 0,20 4,61 17,02 0,68 0,70 - Vay theo dự án 6,78 6,55 37,37 36,97 5,94 6,96 16,00 8,60 3,25 0,07 14,13 1,74 6,56 1,04 5,16 0,00 - Vay khác 34,94 10,76 22,81 24,56 50,88 27,55 45,00 26,22 23,74 36,06 47,45 24,22 46,63 52,54 25,39 38,38 3 Vốn khác 1,41 2,05 3,78 1,34 8,04 2,96 0,23 0,72 0,44 0,47 0,90 2,19 2,63 0,95 1,23 2,15 Nhìn vào biểu 2 ta thấy rằng quy mô vốn bình quân một trang trại ở mỗi tỉnh không đều nhau. Cao nhất là các trang trại Đăklăk đạt 619,50 triệu, thấp nhất là Yên Bái đạt 96,38 triệu đồng. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây lâu năm theo thống kê điều tra có quy mô trên 300 triệu đồng. Nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn tự có là chính, bình quân các trang trại vốn tự có chiếm 91,3%. Vốn vay chiếm 8,93% trong đó vốn vay trực tiếp từ ngân hàng chiếm 48,08%, vốn đầu tư ứng trước chiếm 10,19% vay theo dự án 6,7%, vay khác chiếm 34,99%. Nguồn vốn vay của các trang trại rất đa dạng, phần lớn các tỉnh phía Nam các trang trại dựa vào vốn vay trực tiếp từ ngân hàng chiếm tỷ trọng cao như Gia Lai chiếm 65,57%, Đăklăk chiếm 66,34%, Ninh Thuận 73,83%, Long An là 68,76%... một số tỉnh khác lại dựa vào đầu tư ứng trước như Sơn La chiếm 53,17% vốn vay, Yên Bái dựa vào vay dự án chiếm 37,37%, Hà Nội dựa vào vốn vay khác chiếm 52,56%. Tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng địa phương từng hướng kinh doanh chính mà cơ cấu giá trị sản xuất và tài sản chủ yếu có sự khác nhau giữa các trang trại. Trang trại ở Gia Lai, Đắc Lắc tỷ trọng giá trị vườn cây lâu năm chiếm trên 84%, giá trị tài sản cố định có nguồn gốc kỹ thuật chiếm 10,41%. Trang trại ở Đồng Nai giá trị tài sản có nguồn gốc kỹ thuật chiếm cao 28,37%, giá trị đàn vật nuôi cơ bản chiếm 11,08%. 2.3. Lao động của trang trại Bảng 3 - Phân tổ số trang trại điều tra theo quy mô lao động trong độ tuổi và lao động làm thuê Đơn vị: trang trại Số TT Tiêu thức phân tổ Chia theo Tỉnh Chung 15 tỉnh Sơn La Yên Bái Quảng Ninh Hà Nội Thanh Hoá Nghệ An Gia Lai Đắc Lắc Lâm Đồng Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Dương Đồng Nai Long An Cà Mau Tổng số 200 300 80 134 268 270 304 298 280 80 80 300 290 80 80 3.044 I Phân tổ theo số lao động trong độ tuổi Từ 2 LĐ trở xuống 101 169 32 168 181 170 139 153 38 28 162 164 38 23 23 1.636 Từ 3-4 lao động 77 103 41 86 75 95 121 95 31 33 106 92 24 37 37 1.055 Từ 5-6 lao động 17 20 7 14 13 34 33 25 10 17 27 27 13 18 14 299 Từ 7 LĐ trở lên 5 8 0 0 1 5 5 7 1 2 5 7 5 2 2 54 II Phân tổ theo số lao động làm thuê thường xuyên Số trang trại thuê LĐ thường xuyên 13 34 13 64 143 106 169 228 145 26 34 128 46 24 11 1.184 Chia ra: - Thuê từ 1-2 LĐ 9 25 9 38 79 90 123 156 99 18 32 78 35 18 8 817 - Thuê từ 3-4 LĐ 4 5 1 12 41 9 27 47 35 5 1 23 8 4 2 224 - Thuê từ 5 LĐ trở lên 0 4 3 14 23 7 19 25 11 3 1 27 3 2 1 143 III Phân tổ theo số ngày công lao động thuê theo thời vụ Số trang trại thuê LĐ thời vụ 133 203 31 85 264 246 278 270 257 67 68 228 116 79 78 2.403 Chia ra: - Thuê dưới 500 công 128 173 31 70 143 212 232 202 202 67 63 173 96 64 74 1.930 - Thuê từ 500-990 3 23 0 11 75 22 39 55 44 0 3 29 14 12 4 334 - Thuê từ 1000 công 2 7 0 4 46 12 7 13 11 0 2 26 6 3 0 139 Đại bộ phận các chủ trang trại là nam giới và dân tộc kinh. Trình độ văn hoá của chủ trang trại có trình độ cấp II trở lên chiếm 80,7%, trong đó các chủ trang trại ở Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An chiếm tỷ lệ từ 91,8 đến 96,7%. Các chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến đại học có 949 người, chiếm 31,8%, trong đó số có trình độ đại học chỉ chiếm 5,6%. Số lao động trong độ tuổi bình quân 1 trang trại là 2,86 người lao động trên độ tuổi là 0,41 người, lao động dưới độ tuổi là 0,84 người. Qua số liệu ở biểu 3 cho thấy số lao động làm thuê ở các trang trại chưa nhiều, bình quân một trang trại thuê 0,98 lao động thường xuyên, trong đó các trang trại ở Đắc Lắc thuê gần 2 lao động, ở Hà Nội, Thanh Hoá thuê gần 1,5 lao động. Trong số 3044 trang trại điều tra có 1184 trang trại thuê lao động thường xuyên (chiếm 38,90%) trong đó các trang trại ở Lâm Đồng chiếm 51,79%, ở Đắc Lắc là 76,51%. Phân tổ các trang trại thuê lao động thường xuyên từ 1-2 lao động chiếm 69,01%, trong đó tỷ lệ này ở các trang trại Nghệ An là 90%, Gia Lai chiếm 72,79%. Số lao động thuê từ 3-4 lao động thường xuyên chiếm 18,92%, riêng các trang trại ở Lâm Đồng chiếm 24,14%, Thanh Hoá là 28,68%. Số trang trại thuê thường xuyên từ 5 lao động trở lên chiếm 12,08%, trong đó các trang trại ở Hà Nội chiếm 21,88%, Bình Dương 21,10%. Có 2403 trang trại thuê lao động theo thời vụ, chiếm 78,95% tổng số trang trại điều tra, trong đó có 80,32% các trang trại thuê hàng năm dưới 500 ngày công. Số trang trại từ 1000 ngày công trở lên rất ít, chỉ có 139 trang trại. II-/ Kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại. Kinh tế trang trại nước ta mới phát triển và đã phát triển tương đối mạnh trong những năm gần đây, nhưng phần lớn trang trại đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản đối với các vườn cây lâu năm, rừng trồng nguyên liệu, nhất là các trang trại bước đầu đã đem lại kết quả rõ rệt. Điều này thể hiện trên nhiều mặt, tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét trên một số mặt chủ yếu sau đây: 1. Tổng doanh thu của trang trại. Biểu 6: Tổng thu bình quân một trang trại năm 1998 Đơn vị: triệu đồng Trang trại ở các tỉnh Tổng thu Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Lâm nghiệp Bình quân chung 105,426 60,880 28,776 14,526 1,246 Trong đó: Sơn La 46,05 41,07 4,21 0,48 0,29 Yên Bái 33,25 16,10 10,02 2,28 4,85 Quảng Ninh 24,48 12,00 4,73 6,86 0,89 Hà Nội 129,74 18,48 52,05 58,64 0,57 Thanh Hoá 101,94 51,03 6,23 43,23 1,45 Nghệ An 38,58 20,65 8,96 5,81 3,16 Gia Lai 104,33 98,57 5,72 0,03 0,0 Đắc Lắc 162,92 160,97 1,76 0,20 0,0 Lâm Đồng 150,83 130,23 20,45 0,154 0,0 Khánh Hoà 164,67 35,91 1,52 127,24 0,0 Ninh Thuận 148,25 35,66 20,33 91,99 0,28 Bình Dương 57,79 41,85 13,11 2,79 0,04 Đồng Nai 224,94 23,60 198,63 0,27 2,41 Long An 110,86 95,65 11,15 2,34 1,75 Cà Mau 70,98 30,19 1,17 38,99 0,03 Nghiên cứu biểu 6 ta thấy rằng mức tổng thu trung bình một trang trại là 105,426 triệu đồng. Trong đó trồng trọt 60,880 triệu, chăn nuôi 28,776 triệu, thuỷ sản 14,526 triệu và lâm nghiệp 1,246 triệu. Mức tổng thu giữa các tỉnh có sự chênh lệch rất lớn, tới 9 lần, cụ thể Đồng Nai đạt 224,94 triệu, trong khi đó Quảng Ninh chỉ đạt 24,48 triệu. Nhìn chung mức tổng thu của các trang trại ở các tỉnh phía Bắc và khu 4 cũ thấp do có vốn đầu tư thấp, chủ yếu dựa vào trồng trọt và đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Ngược lại các trang trại ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ đạt mức doanh thu khá cao. Các trang trại có hướng kinh doanh chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản có quy mô doanh thu lớn, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung. Chủ trang trại nông dân và chủ trang trại khác có mức tổng thu cao hơn mức trung bình chung, đạt 110 đến 139 triệu đồng. 2. Giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại. Sản xuất hàng hoá là đặc trưng cơ bản và bản chất của kinh tế trang trại, để đánh giá trình độ phát triển kinh tế hàng hoá có thể sử dụng hai chỉ tiêu đó là quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá và tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá. Giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân một trang trại điều tra là 91,449 triệu đồng, trong đó các trang trại ở các tỉnh có quy mô nhỏ đạt từ 18-27 triệu đồng như Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An. Ngược lại các tỉnh như Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận đạt quy mô từ 132 triệu đồng trở lên. Các sản phẩm hàng hoá của trang trại điều tra, chủ yếu là nông sản và thuỷ sản. Chưa có lâm sản vì đại đa số rừng trồng đang trong thời gian chăm sóc và tu bổ. Tất cả những điều này được thể hiện rất rõ ở biểu 7. Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn. Trong khi các trang trại vùng núi phía Bắc quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá còn nhỏ, phần lớn đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì ở vùng Duyên Hải miền Trung chủ yếu kinh doanh thuỷ sản có quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá lớn. Nhóm trang trại lâm nghiệp quy mô giá trị sản phẩm mới đạt 19,322 triệu đồng, trong đó ngành chính là lâm nghiệp chưa có sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm hàng hoá trên là kết quả của mô hình lâm nông kết hợp, lấy ngắn nuôi dài. Biểu 7: Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại Đơn vị: triệu đồng Trang trại ở các tỉnh Giá trị hàng hoá Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Bình quân chung 91,449 53,048 24,403 13,998 Trong đó: Sơn La 40,816 36,407 3,981 0,428 Yên Bái 21,916 12,882 7,037 1,997 Quảng Ninh 18,056 7,396 4,128 6,533 Hà Nội 117,551 15,132 15,479 56,941 Thanh Hoá 90,766 45,322 6,946 38,498 Nghệ An 28,103 16,613 6,358 5,231 Gia Lai 82,892 78,321 4,540 0,030 Đắc Lắc 141,867 140,355 1,383 0,129 Lâm Đồng 132,744 114,165 18,472 0,107 Khánh Hoà 163,126 34,988 1,384 126,754 Ninh Thuận 139,766 33,298 14,481 91,988 Bình Dương 57,187 41,335 11,793 4,059 Đồng Nai 189,192 20,816 168,128 0,248 Long An 103,177 91,403 9,478 2,296 Cà Mau 67,159 28,334 1,407 37,418 3. Thu nhập và đời sống của trang trại. Thu nhập trang trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ đi phần chi phí vật chất, tiền công thuê lao động và chi phí khác. Biểu 8: Quy mô thu nhập của các trang trại Đơn vị: Triệu đồng Trang trại ở các tỉnh Tổng thu nhập Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Lâm nghiệp Bình quân chung 46,112 29,359 8,726 7,493 0,534 Trong đó: Sơn La 29,512 26,707 2,226 0,333 0,206 Yên Bái 21,425 10,384 6,332 1,494 3,244 Quảng Ninh 13,310 7,791 2,073 3,275 0,474 Hà Nội 43,231 5,667 11,517 26,883 -0,836 Thanh Hoá 54,260 27,618 2,626 23,237 0,778 Nghệ An 18,076 9,061 5,376 2,985 0,653 Gia Lai 43,109 40,651 2,435 0,018 0,005 Đắc Lắc 79,262 78,455 0,836 0,127 -0,156 Lâm Đồng 71,303 66,416 4,797 0,097 -0,007 Khánh Hoà 93,380 25,745 0,927 66,709 0,0 Ninh Thuận 78,986 19,740 11,953 47,652 0,0 Bình Dương 18,927 13,981 4,373 0,716 -0,14 Đồng Nai 62,932 8,304 53,092 0,149 1,416 Long An 46,128 41,248 2,792 1,613 0,415 Cà Mau 45,726 22,590 0,975 22,472 -0,310 Các kết quả tính toán cho thấy thu nhập trang trại bình quân là 43,47% tổng thu. Một số tỉnh có mức thu nhập thấp như Yên Bái, Nghệ An, Quảng Ninh từ 13-20 triệu đồng, ở các tỉnh như Đắc Lắc, Ninh Thuận, Khánh Hoà có mức thu nhập rất cao từ 75-91 triệu đồng. Nhóm chủ trang trại là nông dân có mức thu nhập 48,463 triệu đồng. Nhóm trang trại có hướng kinh doanh gia cầm, chăn nuôi lợn, thuỷ sản có mức thu nhập rất cao từ 49-88 triệu đồng/năm. Biểu 9: Mức thu nhập bình quân lao động trong độ tuổi và nhân khẩu của các trang trại điều tra Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu Trang trại ở các tỉnh Thu nhập của 1 lao động TN của một nhân khẩu BQ 1 năm BQ 1 tháng BQ 1 năm BQ 1 tháng Bình quân chung 16,120 1,343 7,920 0,660 Trong đó: Sơn La 9,772 0,814 4,611 0,384 Yên Bái 7,762 0,640 4,012 0,334 Quảng Ninh 4,452 0,371 2,874 0,239 Hà Nội 14,315 1,193 7,817 0,651 Thanh Hoá 21,113 1,759 9,974 0,831 Nghệ An 7,230 0,602 3,347 0,279 Gia Lai 15,233 1,269 7,185 0,599 Đắc Lắc 26,073 2,173 11,055 0,921 Lâm Đồng 25,285 2,107 11,211 0,934 Khánh Hoà 30,220 2,518 15,434 1,286 Ninh Thuận 22,632 1,886 11,220 0,935 Bình Dương 7,113 0,593 4,009 0,334 Đồng Nai 22,004 1,834 11,099 0,925 Long An 13,978 1,165 7,818 0,652 Cà Mau 12,737 1,061 7,672 0,639 Nếu ta tính thu nhập trang trại tính bình quân cho 1 lao động thì mức đó là 16,120 triệu đồng/năm tức 1,343 triệu đồng/tháng. ở chỉ tiêu này mức độ chênh lệch giữa các tỉnh cũng rất lớn, như ở Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà các trang trại đạt từ 24 đến 29 triệu đồng/năm tức 2,033 đến 2,643 triệu đồng/tháng. Trong khi đó một số tỉnh như Quảng Ninh, Nghệ An mức này chỉ có 4,340 đến 6,971 triệu đồng/năm, tức là 0,362 đến 0,573 triệu đồng/tháng. Nếu ta tính cho nhân khẩu thì mức thu nhập là 7,513 triệu đồng/năm tức 0,626 triệu đồng/tháng. Do mức thu nhập của các trang trại tương đối cao cho nên mức chi tiêu cho đời sống cũng lớn, bao gồm cả đời sống vật chất và tinh thần. Mức chi tiêu về ăn uống bình quân năm 1998 của trang trại là 13,294 triệu đồng. Trong đó một số tỉnh có thu nhập cao như Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà có mức chi từ 18 đến 22 triệu đồng cho việc ăn uống. Các trang trại ở vùng núi phía Bắc, khu 4 cũ, mức chi tiêu ăn uống thấp, chỉ bằng khoảng 1/2 mức chi tiêu ở các trang trại Tây Nguyên. Không những chỉ có đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống tinh thần của các trang trại cũng ngày càng được đầy đủ hơn. Từ tài liệu điều tra cho chúng ta thấy giá trị tài sản sinh hoạt bình quân một trang trại là 83,938 triệu đồng. Trong đó Đắc Lắc đạt bình quân 160,76 triệu đồng, Yên Bái chỉ đạt 33,62 triệu. Diện tích nhà ở cũng ngày một khang trang và kiên cố, bình quân chung mỗi trang trại có 84,38m2 nhà ở, trong đó tỷ lệ nhà mái bằng chiếm 24,4%, nhà mái ngói tường xây chiếm 63,54%. Các phương tiện phục vụ đời sống cũng ngày một nâng cao, xe gắn máy bình quân một trang trại có 0,886 cái, ti vi màu 0,778 cái, điện thoại 0,186 cái... - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Sự phát triển kinh tế trang trại hiện nay trong nông nghiệp nước ta đòi hỏi một lượng lao động khá lớn. Ngoài số lao động của bản thân trang trại, hàng năm các trang trại còn thuê thêm lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Trong tổng số 3044 trang trại được điều tra đã tạo thêm việc làm cho 6079 lao động, trong đó có 2983 lao động được thuê thường xuyên và 3096 lao động làm thuê theo thời vụ quy đổi. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính chung cho cả nước, kinh tế trang trại đã tạo ra việc làm cho hơn 60 vạn lao động với mức tiền công thoả đáng. Bình quân mức tiền công hàng tháng đạt 434,29 ngàn đồng, trong đó Đắc Lắc và Bình Dương có mức tiền công từ 521 đến 527 ngàn đồng, thấp nhất như các trang trại ở phía Bắc cũng đạt 272 đến 296 ngàn đồng/tháng. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn đạt mức tiền công 538 ngàn đồng. Tiền công thuê lao động thời vụ được chủ trang trại trả 18 ngàn đồng/ngày công. Từ kết quả phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta như đã nêu ở trên, em nhận thấy rằng, trong thời gian qua kinh tế trang trại trong nông nghiệp đã đạt được những thành công bước đầu khả quan, mở ra một hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp nước nhà. Thực tế cho thấy phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Kinh tế trang trại đã tỏ ra được ưu thế và tương lai phát triển của mình so với các hình thức sản xuất khác. Kinh tế trang trại tỏ ra vượt trội về khả năng sản xuất hàng hoá, khả năng tận dụng những ưu thế của vùng và cả khả năng cho thu nhập cao. Tuy nhiên, từ thực tế phân tích thực trạng như trên cũng mở ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể chúng ta có thể rút ra một số nhận xét và đánh giá về sự phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp thời gian vừa qua như sau: Một là, những ưu điểm đã làm tốt, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới: - Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là trung du, miền núi và ven biển. Mặc dù còn nhiều mới mẻ và đang trong quá trình phát triển, nhưng trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn, một mặt đã tạo ra lượng giá trị lớn về nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá mà quy mô đã vượt trội so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chính, sản phẩm sản xuất ra là để bến trên thị trường. - Kinh tế trang trại đóng vai trò là nhân tố mới trong nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh tế hộ nông dân, là khâu đột phá trong quá trình chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Các trang trại đã tạo ra khối lượng lớn về nông sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là quá trình tất yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn. - Chủ trang trại với cơ cấu xuất thân rất đa dạng, trong đó chủ yếu có nguồn gốc từ hộ làm ăn kinh tế giỏi ở khắp các vùng trong cả nước, là lực lượng chủ yếu phát triển kinh tế trang trại, với tỷ trọng 71,19% là nông dân, nói lên rằng để phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trước hết và chủ yếu phải dựa vào lực lượng nông dân làm kinh tế giỏi. Điều này thật đúng với mong muốn của Đảng và Nhà nước là làm sao để nông dân có thể giàu lên một cách chính đáng. - Phát triển kinh tế trang trại đã huy động được một số vốn lớn nhàn dỗi trong dân đầu tư sản xuất có hiệu quả. - Một số đáng kể các trang trại đã chọn hướng kinh doanh phù hợp với vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hoá theo quy hoạch của Nhà nước và của các địa phương. Góp phần sớm định hình các vùng sản xuất chuyên môn hoá gắn với các trang trại chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển cùng với sự phát triển của toàn vùng. - ở nước ta, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp, nhưng đất có khả năng trồng trọt và diện tích có khả năng chăn nuôi còn rất lớn chưa được khai thác và sử dụng. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng tốt hơn quỹ đất, đưa đất đang hoang hoá vào sản xuất nhất là ở các vùng trung du và miền núi, ven biển. - Nước ta có trên 70% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là một tỷ lệ quá cao đối với bất kỳ một quốc gia nào, điều đó dẫn đến vấn đề là làm thế nào để giải quyết nạn thất nghiệp, lao động không có việc làm thường xuyên. Phát triển kinh tế trang trại đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể dân cư sống ở nông thôn. - Mặt khác với sự hình thành và phát triển của mình, trang trại, nhất là các trang trại trồng cây lâu năm và trồng rừng đã cải thiện đáng kể môi trường sinh thái - một lợi ích không thể tính được bằng tiền. - Trang trại còn là cầu nối truyền tải khoa học kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, là tấm gương làm ăn giỏi cho mọi người cùng noi theo. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn như vậy và tác dụng và ưu điểm của việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp là không thể chối cãi nhưng bên cạnh những ưu điểm đó kinh tế trang trại nước ta cũng có nhiều tồn tại đang đặt ra một loạt các vấn đề còn tiếpt ục nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới, đó là: - Chúng ta chưa có một hệ thống chính sách thật sự đồng bộ, cụ thể nhằm khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại mặc dù đã có rất nhiều chính sách được đưa ra. Điều này gây không ít khó khăn cho các hộ nông dân, cho các trang trại và cho cả những người quản lý. Sở dĩ có tình trạng này là do có sự chưa thống nhất thực sự về nhiều vấn đề trong các cơ quan lãnh đạo như: phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại có nên hay không? có làm chệch hướng XHCN mà chúng ta đã xác định hay không? có nên để cán bộ đương chức, đảng viên thành lập, làm chủ trang trại hay không?.... kinh tế trang trại mới phát triển ở nước ta nên chưa có thật nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề này. Mặc dù Nghị quyết số 03/2000 của Chính phủ đã được ban hành, đã phần nào giải quyết được những thắc mắc nêu trên nhưng về lâu dài thì việc hoàn thiện hệ thống chính sách vẫn là việc hết sức cần thiết. - Trong những năm gần đây kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, song chủ yếu là tự phát và phân tán, chưa thật gắn với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên môn hoá và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Tình trạng này diễn ra là do chưa có sự chỉ đạo, phối hợp sát sao của các cơ quan, các đơn vị làm công tác thu gom chế biến, quy hoạch chưa tốt, trình độ của người nông dân còn thấp và thói quen tiểu nông vẫn còn tồn tại. - Quỹ đất của trang trại có nguồn gốc rất đa dạng bao gồm cả phần đất đã được giao sử dụng lâu dài và phần đất chưa được giao, trong đó phần đất chưa được giao chiếm tỷ trọng đáng kể. Nguồn gốc và phương thức quản lý quỹ đất đai chưa được giao rất khác nhau giữa các vùng. Đất nhận thầu của HTX, của nông, lâm trường và chủ dự án nhiều khi không dứt khoát rõ ràng mang đến cho chủ trang trại nhiều băn khoăn, chưa thật yên tâm bỏ thêm vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Tình trạng trên diễn ra cũng có một phần nguyên nhân từ việc hệ thống chính sách chưa thật đồng bộ, các cấp các ngành ở các địa phương thực hiện chưa nghiêm túc các chính sách đã đề ra. - Giá trị và khối lượng sản phẩm hàng hoá của trang trại sản xuất ra tương đối lớn nhưng một số vấn đề về chế biến, bảo quản, thị trường tiêu thụ, giá cả chưa thật hoàn hảo, tuy đã được đặt ra nhưng còn mang tính cục bộ. Trong một số năm tới, hầu hết các trang trại đưa diện tích cây lâu năm, rừng nguyên liệu vào khai thác và thị trường càng phải đặt nên trước hết. Nếu không giải quyết được vấn đề này ngay từ đầu sẽ gây tổn thất lớn cho các trang trại và cho nền kinh tế của chúng ta. - Trình độ quản lý cũng như chuyên môn của chủ trang trại ở nước ta khá thấp chủ yếu chỉ học hết cấp hai, số người có trình độ chuyên môn chỉ chiếm 31,8%. Sở dĩ có tình trạng này cũng là do mặt bằng dân trí của nước ta thấp, số chủ trang trại là nông dân hầu hết chưa được đào tạo một cách bài bản trình độ văn hoá và chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn. - Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng chưa đảm bảo, như hệ thống thuỷ lợi, điện giao thông, cơ sở chế biến,... đều vượt quá khả năng đầu tư của các hộ nông dân và trang trại, cần có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. - Khoa học, kỹ thuật, công nghệ chưa thực sự phát huy hết vai trò đối với kinh tế trang trại một phần là do sự hạn chế về học vấn của chủ trang trại và người lao động và một phần là các trung tâm và tổ chức khuyến nông chưa thực sự phát triển. - Chính sách thuế và trình độ lao động thuê mướn cũng cần nhiều điều đáng bàn. - Một thực tế rất đáng buồn ở hầu hết các vùng trong cả nước hiện nay là vấn đề cho các trang trại vay vốn. Các trang trại mới chỉ chủ yếu sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có của mình (91,03%), phần còn lại là do vay từ bên ngoài, phần vốn vay của các tổ chức tín dụng vô cùng khiêm tốn so với nhu cầu vay vốn của các trang trại. Nguyên nhân của tình trạng này là do mạng lưới tín dụng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, thủ tục vay vốn còn nhiều dườm dà, tiêu cực trong ngành ngân hàng vẫn còn tồn tại, các khoản thu và đóng góp khi được vay vốn quá nhiều,... Giải quyết tốt những vướng mắc trên là điều không dễ, tuy nhiên để kinh tế trang trại hình thành và phát triển thuận lợi, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để khắc phục những mặt còn tồn tại trên. Chương iii Các chính sách chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở việt nam thời kỳ 2001-2005 I-/ Một số quan điểm và phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại thời kỳ 2001-2005 Theo em, muốn có những giải pháp tốt cho việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại chúng ta không thể không xem xét đến xu hướng hình thành và phát triển của nó. Xu hướng hình thành và phát triển sẽ cho chúng ta những thông tin định hình về những trang trại mới sẽ được hình thành và sự phát triển của những trang trại hiện có, kết hợp với những điều chúng ta đã phân tích ở trên sẽ giúp chúng ta có được những thông tin cần thiết. Hiện nay và trong thời gian tới, các trang trại nước ta đã được hình thành và sẽ tiếp tục hình thành từ các hướng chủ yếu sau đây: - Các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc các hộ tại địa phương được giao đất nông, lâm, thuỷ sản với quy mô đủ lớn lập trang trại trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản. - Các hộ nông dân lập trang trại trên cơ sở tập trung ruộng đất thông qua nhận chuyển nhượng và chuyển đổi ruộng đất cho nhau có quy mô ruộng đất đủ lớn. Một số hộ nông dân khác lại thuê đất của hợp tác xã hay chính quyền địa phương dưới hình thức nhận thầu. - Một số công nhân, viên chức bộ đội, công an về hưu hay phục viên trở về địa phương có vấn và khả năng sản xuất hàng hoá trên quy mô ruộng đất. Một số khác chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản hình thành nên các trang trại. - Một số ít người ở thành thị về nông thôn lập trang trại. Hướng hình thành ở các vùng cũng sẽ có sự khác nhau. - ở đồng bằng sông Hồng, diện tích ruộng đất ít, việc hình thành các trang trại ở đây sẽ diễn ra chậm chạp và sẽ có diện tích nhỏ. Hướng chủ yếu sẽ là đầu tư vốn để thâm canh. - Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích canh tác lớn, điều kiện chuyển nhượng thuận lợi nên đã và sẽ hình thành những trang trại với quy mô khá lớn, trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, thuỷ sản. - ở Trung Du và miền núi: Diện tích đất canh tác lớn, thuận lợi cho việc trồng và khai thác cây ăn quả và cây công nghiệp nên sẽ hình thành những trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp là chủ yếu. - ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: có quỹ đất rộng, có điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày. ở đây đã và sẽ tiếp tục hình thành các trang trại trồng cây dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu và trồng rừng. Các trang trại đã hình thành, trong thời gian tới sẽ phát triển theo những xu hướng sau đây: - Tích tụ và tập trung sản xuất. - Chuyên môn hoá sản xuất. - Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất. - Hợp tác và cạnh tranh. Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về kinh tế trang trại trong những năm tới. Tuy nhiên để phát triển kinh tế trang trại đi đúng hướng và thuận lợi cũng như thống nhất về nhận thức, chúng ta phải thống nhất một số quan điểm cơ bản sau đây: - Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp sản xuất hàng hoá ở nước ta trong tương lai. Điều này là tất yếu, trong những năm vừa qua nó đã thể hiện được ưu thế và khẳng định được tương lai của mình. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trang trại, nhưng ở nước ta trong những năm tới đặc biệt chú trọng phát triển của trang trại gia đình. Nền kinh tế nước ta đang đổi mới với tất cả mọi thành phần kinh tế cùng tham gia và kinh tế trang trại cũng không ra ngoài xu thế này, tuy nhiên trang trại gia đình vẫn sẽ là lực lượng chủ đạo và quan trọng trong việc phát triển của nông nghiệp nước nhà. - Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng trong cả nước. Điều này thực sự cần thiết, mong đạt được hiệu quả cao nhất có thể. - Phát triển kinh tế trang trại trên mọi vùng đất nước để khai thác mọi tiềm năng kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, nhưng trong những năm trước mắt tập trung phát triển ở các vùng trung du, miền núi và những vùng có quỹ đất nông, lâm nghiệp bình quân trên nhân khẩu cao. - Phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn tạo bước phát triển mới của kinh tế trang trại, nhằm tạo sức thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta những năm tới. - Phát triển kinh tế trang trại phải có sự quản lý của Nhà nước. Lợi ích của kinh tế trang trại đã thấy rõ, những ưu điểm của nó là không thể phủ nhận, đòi hỏi trong thời gian tới và cả về lâu dài chúng ta phải ngày càng hoàn thiện các điều kiện cho việc hình thành và phát triển của loại hình sản xuất, kinh doanh này. II-/ các chính sách chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở việt nam thời kỳ 2001-2005 1. Chính Sách Vốn Tín Dụng vốn tự có của chủ trang trại với tư cách là chủ sở hữu được đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro và khó kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, là nguồn vốn hiếm hoi ,quí giá được coi như là nguồn nội lực trong công nghiệp,nông nghiệp và nông thôn. Tùy yêu cầu của vốn đầu tư cho từng loại sản phẩm mà chủ trang trại có mức độ huy động vốn khác nhau.Rất nhiều chủ trang trại huy động vốn từ người thân trong gia đình,song cũng không ít chủ trang trại có tâm huyết làm ăn,nhưng lại thiếu vốn,nên việc hình thành thị trường vốn một cách đa dạng,linh hoạt,trước mắt là mạng lưới tín dụng trung và dài hạn ở nông thôn cho vay theo dự án khả thi và chu kỳ cây trồng vật nuôi để giúp các chủ trang trại phát triển được sản xuất một cách ổn định là cực kỳ cần thiết. Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn và dặc biệt khó khăn,nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông thuỷ lợi,điện,nước sinh hoạt,thông tin,cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình,cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông,lâm ,ngư nghiệp. Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc quy định tại điều 8,mục 1 chương 2 của nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của chính phủ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước và việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thực hiện theo các quy định của nghị định này. Trang trại phát triển sản xuất,kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của ngân hàng thương mại quốc doanh.Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tại quyết định số 67/1999/QĐ-TTG ngày 30/3/1999 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nhiệp và nông thôn,chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại nghị địng số 187/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. 2. Chính Sách Thuế Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình,cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại nhất là ở các vung đất trống,đồi núi trọc,bãi bồi,đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sưả đổi) số 03/1998/QH10. Theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuâts hàng hoá có thu nhập cao thuộc đối tương nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Giao bộ tài chính nghiên cứu trình chính phủ sửa đổi,bổ xung nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 15/05/1998 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ỏn định có giá trị hàng hoá và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện. Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc,đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất,trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông lâm ngư nghiệp. 3. Chính Sách Thị Trường Bộ thương mại,bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường,khuyến cáo khoa học kỹ thuật,giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp,mở rộng và xây dựng mớicác cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung,chuyên canh;Hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn. Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn,các trung tâm giao dịch mua nông sản và vật tư nông nghiệp.Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình,dự án hợp tác,hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất ,chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế,đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhà nước với hợp tác xã,chủ trang trại,hộ nông dân. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phảm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác,của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp. Thực tiễn hiện nay do việc cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong và ngoài nước do vậy các chủ trang trại phải tự cải tiến kinh doanh , nâng cao kỹ thuật, công nghệ của khâu sản xuất và chế biến .Cụ thể là: Hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu trong các trang trại và cả vùng đạt quy mô đủ lớn để tiếp thu công nghiệp. Hiện nay hàng loạt các cơ sở chế biến-kể cảc quy mô vừu và nhỏ cũng phải đi nhiều nơi với không gian rất lớn để thu gom nguyên liệu.Chi phí thu gom vận chuyển nguyên liệu lớn,đầu vào tăng sẽ làm cho khả năng cạnh tranh giảm;Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa chuyên canh,vừa hình thành cơ các kinh doanh tổng hợp trong từng trang trạivà cả vùng để nâng cao mức độ sử dụng thời gian làm việc của thiết bị chế biến;hạ thấp chi phí nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu nông nghiệp. Xử lý lợi ích giữa chủ trang trại kinh doanh nguên liệu với cơ sở chế biến và các cá nhân,tổ chức tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Phát triển công nghiệp chế tạo trong nước nhằm tạo ra máy móc thiết bị chế biến để cung cấp cho các chủ trang trại. Cuối cùng điều khó khăn nhất nhưng cũng rất quan trọng là mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản chế biến để tạo điều kiện,động lực cho các chủ trang trại mở rộng chế biến nông sản. Kết luận Kinh tế trang trại là bước đột phá quan trọng để phát triển nông thôn, nông nghiệp, là quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá qui mô lớn. Chỉ khi nào các bài toán về vốn, lao động, khoa học công nghệ thị trường được nhà nước quan tâm đúng mức hình thành mối quan hệ hợp tác bền vững, để phát triển kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ, tạo cú kích cần thiết kết hợp nông nghiệp, công nghiệp và khoa học, kinh tế trang trại mới thực sự tạo nguồn động lực mạnh, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Thay lời kết, xin trích dẫn lời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi: "Việc xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào sức dân, nhưng nhất thiết không thể thiếu được vai trò to lớn của nhà nước trong việc đầu tư và thông qua các chủ trương chính sách và cơ chế. Để đạt được điều đó, vấn đề quan trọng là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Trong quá trình quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới. Đó là những quy định của pháp luật về chính sách ruộng đất: chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, những chính sách khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng". Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII. 2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 3. Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị. 4. Nghị định số 51/1999/ND-CP của Chính phủ. 5. Nghị định số 30/1998/ND-CP sửa đổi. 6. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ. 7. Báo cáo về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện bảo đảm ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Ban cán sự Chính phủ ngày 7/10/1998. 8. Giáo trình kinh tế nông nghiệp và quản trị doanh nghiệp nông nghiệp của Trường ĐH KTQD. 9. Tạp chí kinh tế nông nghiệp số 4/2000. 10. Xu thế phát triển nông nghiệp thế giới và Việt Nam đầu thế kỷ XXI. 11. Kinh tế trang trại gia đình Việt Nam và thế giới của Trần Đức. 12. Nghiên cứu kinh tế số 248. Tháng 1/1999 13. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH - HĐH ở Việt Nam - GS.TS Nguyễn Đình Hưng chủ biên. 14. Tạp chí nông thôn mới - Số 1, 2 năm 2000 mục lục chương i: Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất và mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở Việt Nam................................................................................................1 1.Khái niệm và các hình thức tổ chức sản xuất.....................................................2 2.Tổ chức sản xuất và vai trò tổ chức sản xuất......................................................6 chương ii : Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp việt nam hiện nay...............................................................................................................13 I-/ Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta................. 13 Chủ trang trại .................................................................................................13 Các yếu tố sản xuất trang trại........................................................................14 II-/Kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại...........................................20 Chương iii : Các chính sách chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở nước ta thời kỳ 2001-2005.........................................................................................31 I-/ Một số quan điểm và phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại thời kỳ 2001-2005.............................................................................31 II-/ Các chính sách chủ yếu nhằm phát triển linh tế trang trại ở việt nam thời kỳ 2001-2005...................................................................................33 chính sách vốn tín dụng........................................................................33 chính sách thuế................................. ......................................................34 chính sách thị trường...............................................................................34 Kết luận..........................................................................................................36 tài liệu tham khảo...................................................................................37

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0082.doc
Tài liệu liên quan