Đề tài Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Thường xuyên theo dõi các khoản nợ của khách hàng, từng bước giải quyết và thu hồi công nợ một cách nhanh nhất có thể, để thu hồi vốn về sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ. Có các biện pháp cứng rắn mang tính pháp lý đối với các khách hàng cố tình dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Theo dõi sát, thường xuyên tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có các biên pháp ứng phó kịp thời, tránh tình trạng do sự biến động của tỷ giá gây ra những thiệt hại lớn cho công ty. Những hàng hoá ứ đọng lâu ngày cần xử lý kịp thời, tìm nguồn tiêu thụ với giá cả hợp lý để thu hồi vốn, nếu bị lỗ cần tìm các nguồn khác để bù đắp kịp thời.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90.817.715 129.332.566 Hệ số TTTQ năm 2001 = = 1,32 > 1 lần 97.761.111 Hệ số TTTQ như trên là rất tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số TTTQ năm 2001 có giảm so với năm 2000. Là do trong năm 2001 công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài là: 97.761.111 - 90.817.715 = 6.943.396(ngđ) Trong khi tài sản chỉ tăng: 129.332.566 - 122.800.226 = 6.532.340(ngđ) TSLĐ và ĐTNH + Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn 118.072.714 Khả năng thanh toán nợ NH năm 2000 = = 1,3 90.817.715 124.594.497 Khả năng thanh toán nợ NH năm 2001 = = 1,27 97.761.111 Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2001 có thấp hơn năm 2000, nhưng vẫn có thể coi là an toàn, bởi vì vào năm 2001 công ty chỉ cần giải phóng 1/1,27 = 78,74% số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động, không sinh lời. Nhưng dây là doanh nghiệp thương mại do đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, thì hệ số này lớn và ngược lại. Khi đó lại có được sự hợp lý trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. TSLĐ và ĐTNH - vật tư hàng Hoá tồn kho + Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn 118.072.714 - 29.304.273 Hệ số KNTTN năm 2000 = = 0,98 <1 90.833.079 124.594.497 - 23.179.999 Hệ số KNTTN năm 2001 = = 1,04> 1 97.779.368 Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2001 lớn hơn năm 2000. Nhưng nhìn chung công ty gặp ít khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Vì các tài sản lưu động và đầu ngắn hạn và vật tư hàng hoá tồn kho có thể nhanh chuyển đổi thành tiền đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bảng 5. Tổng kết khả năng thanh toán của công ty. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 1. HSTTTQ 1,35 1,32 - 0,03 2. HSTTNNH 1,30 1,27 - 0,03 3. HSTT nhanh 0,98 1,04 + 0,06 2.2.3.5.Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty Technoimport. Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 15% đến 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Để xem xét tình hình quản lý các khoản phải thu của côngty là hợp lý hay không ta xét bảng sau: Qua bảng 4 và bảng 6 trên ta thấy khoản phải thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 10.577.449(ngđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là: 17,29%, cụ thể: Năm 2000 tổng các khoản phải thu là: 61.187.019(ngđ) chiếm 51.82% tổng vốn lưu động. Năm 2001 tổng các khoản phải thu là: 71.764.468(ngđ) chiếm 57,60% tổng vốn lưu động. Ta xem xét cụ thể các khoản phải thu theo bảng 6. Bảng 6. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty. Đơn vị tính: ngđ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tt% Số tiền Tt% Số tiền Tỷ lệ% Các khoản phải thu 61.187.019 100 71.764.468 100 10.577.449 17,29 1. Phải thu của khách hàng 48.239.932 78,84 44.573.280 62,11 - 3.666.643 - 7,60 2.Phải trả trước cho người bán 8.369.891 11,66 8.369.891 - 3. Thuế GTGT được khấu trừ 1.136.821 1,86 2.164.931 3,02 1.028.110 90,44 4. Các khoản phải thu khác 11.810.275 19,30 16.656.365 23,21 4.846.090 41,03 Việc tăng các khoản phải thu là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: Khoản phải thu của khách hàng giảm đi 3.666.643(ngđ) với tỷ lệ giảm tương ứng 7,60%. Nhưng các khoản phải thu của khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản phải thu. Cụ thể năm 2000 các khoản phải thu của khách hàng là: 48.239.923(ngđ) chiếm tỷ trọng 78,84% tổng các khoản phải thu. Năm 2001 các khoản phải thu của khách hàng là: 44.573.280(ngđ) chiếm tỷ trọng 62,11% tổng các khoản phải thu. Do đó công ty đã bị các khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi rõ rệt dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của công ty. Mặt khác công ty còn phải trả trước cho người bán năm 2001 là: 8.369.891(ngđ) với tỷ trọng 11,66% tổng các khoản phải thu. Đây là do nhu cầu kinh doanh cũng như yêu cầu của người bán, nên đã hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: Doanh thu(thuần) + Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu 326.325.976 Vòng quay các khoản = = 4,91 (vòng) phải thu năm 2001 61.187.019 + 71.764.468 2 360 + Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu 360 Kỳ thu tiền trung bình năm 2001 = = 73,32(ngày) 4,91 Với các chỉ tiêu tính toán trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Vòng quay các khoản phải thu năm 2001 là 4,91(vòng) nên tốc độ thu hồi các khoản phải thu là không tốt. Điều đó chứng tỏ công ty phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu(phải cấp tín dụng nhiều cho khách hàng). Tình trạng này rất rễ xảy ra sự thiếu hụt vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty. Kỳ thu tiền trung bình năm 2001 là 73,32(ngày). Đây là một biểu hiện không được tốt. Có nghĩa là gần hai tháng rưỡi công ty mới thu hồi được các khoản phải thu. Mặt khác khoản phải thu năm 2001 lại có xu hướng tăng so với năm 2000. Đây là một hạn chế lớn của công ty trong công tác thu hồi nợ. Nhưng để đánh giá chi tiết hơn về tình hình công nợ của công ty chúng ta đi sâu xem xét và so sánh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty. ở đây ta chỉ so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả mang tính chất chu kỳ, đó là những khoản không phải trả lãi. Những khoản này là: Phải trả cho người bán; phải trả phải nộp nhà nước; phải trả công nhân viên; phải trả nội bộ. Nếu ta so sánh sẽ mất đi tính sát thực với công ty. Bảng 7. Tình hình công nợ của công ty năm 2001. Đơn vị tính: ngđ Các khoản phải thu Số tiền Các khoản phải trả Số tiền 1.Các khoản phải thu của KH 44.573.280 1. Phải trả cho KH 2.033.154 2.Trả trước cho NB 8.369.891 2. Phải nộp Nhà nước - 168.032 3.Thuế GTGT được khấu trừ 2.164.930 3. Phải trả CNV 844.625 4.Các khoản phải thu khác 16.656.365 4. Phải trả phải nộp khác 22.377.405 5. Người mua trả tiền trước 32.902.795 Tổng cộng 71.764.466 Tổng cộng 57.989.947 Năm 2001 cho thấy tổng số tiền phải thu lớn hơn tổng số tiền phải trả. Chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn. Số tiền bị chiếm dụng là: 13.774.519(ngđ). Nguyên nhân cụ thể: Do các khoản phải thu của khách hàng quá lớn là 44.573.280(ngđ) chủ yếu công ty bán cho khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước do đó có sự ưu đãi trong thanh toán mặt khác đó là các thiết bị có giá trị lớn khách hàng không thể thanh toán ngay. Bên cạnh các thiết bị do công ty phải nhập từ các đối tác nước ngoài nên khi nhập thiết bị công ty phải trả trước một lượng tiền nhất định cho khách hàng. Như vậy công ty đã bị người khác chiếm dụng vốn làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm xuống dẫn đến hiệu quả kinh doanh cũng giảm sút đáng kể trong năm 2001. Chủ yếu vẫn là do các khách hàng trả chậm nợ, dây dưa chiếm dụng vốn của công ty làm tăng lãi ngân hàng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Tính tỷ trong tổng số tiền phải thu so với số tiền phải trả có tính chất chu kỳ ở đầu năm so với cuối kỳ cho thấy. Tổng số tiền phải thu + Tỷ trọng giữa các phải thu = so với các khoản phải trả. Tổng số tiền phải trả 61.187.019 Tỷ trọng đầu năm 2001 = x 100% = 67,37% 90.817.715 71.764.468 Tỷ trọng cuối năm 2001 = x 100% = 73,41% 97.761.111 Kết quả trên cho ta thấy. Tỷ trọng giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả đầu năm và cuối năm 2001 sự chênh lệch là không đáng kể. Tỷ trọng khoản phải thu so với khoản phải trả đầu năm 2001 là 67,37%. Cuối năm 2001 tỷ trọng này là: 73,41%. Vì vậy,mối quan hệ giữa khoản phải thu so với khoản phải trả cuối kỳ so với đầu năm tăng 6,04%. Như vậy cuối năm 2001 so với đầu năm 2001 ta thấy cả các khoản phải thu và các khoản phải trả đêù tăng, song tốc độ tăng của các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả. Từ những số liệu tính toán trên ta thấy, công ty còn bị hạn chế trong việc thu hồi các khoản phải thu, làm cho tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn tăng lên đáng kể. Tóm lại, công ty cần phải có những biện pháp cứng rắn trong việc thu hồi nợ sao cho từng bước tăng được vòng quay các khoản phải thu và giảm được kỳ thu tiền trung bình. Có như vậy mới đảm bảo được tình hình công nợ lành mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu nói riêng cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung. 2.2.3.6.Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty. Đây là một doanh nghiệp thương mại nên hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, mà cụ thể ở công ty Technoimport là các thiết bị nhập khẩu có giá trị lớn phục vụ cho các công trình lớn như: Các nhà máy thuỷ điện: Hoà bình, Trị an, Đa nhim, Thác bà.... Các nhà máy nhiệt điện: Phả lại, Uông bí.... Các nhà máy cơ khí: Hà nội, Cẩm phả.... Các nhà máy giấy: Bãi bằng, Tân mai.... Đây chủ yếu là tồn kho dự trữ ở dạng sản phẩm, nên việc tồn bao nhiêu lại phụ thuộc vào: Cách thức tiêu thụ sản phẩm. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để xem xét hàng tồn kho của công ty là hợp lý hay không ta trở lại xét bảng 5. Theo bảng5 (Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty) ta thấy hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động,cụ thể. Năm 2000 hàng tồn kho là 29.304.274(ngđ) chiếm tỷ trọng 24,82% tổng vốn lưu động, năm 2001 hàng tồn kho là: 23.179.999(ngđ) chiếm tỷ trọng 18,60% tổng vốn lưu động. Như vậy hàng tồn kho năm 2001 so với năm 2000 giảm đi: 6.124.275(ngđ) tỷ lệ giảm tương ứng là 20.9%. Điều này là biểu hiện tốt. Song tỷ trọng này vẫn còn khá cao, công ty cần có biện pháp sao cho việc dự trữ tồn kho đúng mức hợp lý sẽ giúp cho công ty không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. 2.2.3.7. Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. Từ những kết quả phân tích trên, ta nhận thấy rằng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty Technoimport đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Công ty đã khai thác triệt để nguồn vốn hiện có và vốn đi vay, do đó doanh thu hàng năm và lợi nhuận các năm vừa qua được cải thiện đáng kể. Để biết tình hình cụ thể, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport. Bảng 8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. Đơn vị tính: ngđ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ% Doanh thu thuần 1.280.318.059 326.325.976 -953.992.083 -74,51 Giá vốn hàng bán 1.267.595.355 314.832.503 -952.762.852 -75,16 Tổng mức luân chuyển 1.280.318.059 326.325.976 -953.992.083 -74,51 Lợi nhuân trước thuế 3.155.626 1.026.941 -2.128.685 -67,46 VLĐ bình quân 121.889.135 121.33.605 -555.530 -0,46 Hàng tồn kho bình quân 29.090.891 26.242.136 -2.848.755 -9,79 Số dư bình quân khoản phải thu 66,314.867 66.471.243 156.376 0,24 Số vòng quay VLĐ 10,50 2,69 -7,81 -74,38 Kỳ luân chuyển VLĐ 34,29 133,83 99,54 290,29 Số vòng quay hàng tồn kho 44,01 12,44 -31,57 -71,73 Vòng quay các khoản phải thu 19,30 4,90 - 14,40 - 74,61 Kỳ thu tiền trung bình 18,65 73,46 54,81 293,89 Mức DLVLĐ trước thuế 2,59% 0,85% -1,74% -67,18 Mức lãng phí VLĐ 90.229.132 Qua số liệu tính toán ở bảng 8 trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2001 đạt thấp hơn năm 2000, cụ thể như sau: + Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2001 chậm hơn năm 2000 biểu hiện trong các chỉ tiêu sau: - Số vòng quay VLĐ giảm từ 10,5 vòng năm 2000 xuống còn 2,69 vòng năm 2001, tỷ lệ giảm tương ứng là 7,81%. - Kỳ luân chuyển VLĐ từ 34,29(ngày/vòng) năm 2000 đã tăng lên 133,83 (ngày/vòng) năm 2001, tức là tăng 99,54 ngày tỷ lệ tăng tương ứng là 290,29%. - Xét đến mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Ta thấy công ty đã sử dụng lãng phí số vốn là: 90.229.132(ngđ). Có thể nói đây là một biểu hiện không tốt trong công tác sử dụng VLĐ năm 2001 so với năm 2000. Chủ yếu là do tổng mức luân chuyển vốn giảm rất lớn năm 2001 so với năm 2000. Cụ thể năm 2000 tổng mức luân chuyển là: 1.280.318.059(ngđ), năm 2001 tổng mức luân chuyển chỉ là: 326.325.976(ngđ). Như vậy năm 2001 so với năm 2000 thì tổng mức luân chuyển đã giảm đi là: 935.992.083(ngđ) với tỷ lệ giảm tương ứng: 74,51%. đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lãng phí VLĐ cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. * Xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Doanh thu Hiệu quả sử dụng VLĐ = VLĐ bình quân Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2000 = 10,5 Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2001 = 2,69 Ta thấy năm 2000 cứ 1 đồng VLĐ có thể làm ra 10,5 đồng doanh thu. Năm 2001 cứ 1 đồng VLĐ chỉ có thể làm ra 2,69 đồng doanh thu. Như vậy hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2001 đã giảm đi rõ rệt so với năm 2000 là 7,81 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 74,38%. Hàm lượng VLĐ(hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ). VLĐ bình quân Hàm lượng VLĐ = Doanh thu 121.889.135 Hàm lượng VLĐ năm 2000 = = 0,095 1.280.318.059 121.333.605 Hàm lượng VLĐ năm 2001 = = 0,372 326.325.976 Kết quả trên cho thấy năm 2000 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,095 đồng VLĐ, năm 2001 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,372 đồng VLĐ. Như vậy để đạt 1 đồng doanh thu năm 2001 so với năm 2000 công ty cần nhiều VLĐ hơn là 0,277 đồng. Điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2001 giảm đáng kể so với năm 2000. * Xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ (mức DLVLĐ trước thuế) ta thấy: Mức DLVLĐ trước thuế năm 2000 = 2,59% Mức DLVLĐ trước thuế năm 2001 = 0,85% Cho thấy năm 2000 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra 0,0259 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2001 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra 0,0085 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy mức DL VLĐ năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là 1,74% với tỷ lệ giảm tương ứng 67,18%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2001 giảm đi so với năm 2000. 2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ ở công ty Technoimport. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty Technoimport cũng còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ. Đó là một số vấn đề cụ thể sau: + Doanh nghiệp còn thiếu về vốn do đó hàng năm luôn phải đi vay một lượng vốn lớn làm công ty phải trả nhiều lãi vay cũng như không chủ động trong việc kinh doanh, do các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn. + Công ty chưa làm tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ. Với mục đích là mở rộng thị phần nên công ty muốn có nhiều bạn hàng mới, chính sách tín dụng nới lỏng hơn cả về thời gian, số lượng và phạm vi. Chưa có các biện pháp cứng rắn trong việc thu hồi nợ, do đó các khách hàng vẫn thanh toán nợ chậm, dây dưa chiếm dụng vốn của công ty làm tăng lãi trả ngân hàng ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. + Chất lượng nghiên cứu thị trường chưa cao cũng như công tác vận chuyển, công tác bán hàng chưa tốt đã làm cho hàng tồn kho còn nhiều do đó hiệu quả sử dụng VLĐ bị giảm đi đáng kể. + Trong việc sử dụng vốn lưu động công ty vẫn còn bị lãng phí một lượng vốn rất lớn. + Công ty chưa khai thác hết đượctiềm năng của nhân tố con người. Công tác quản lý nhân sự chủ yếu trên góc độ hành chính nên hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm mà chi phí quản lý donh nghiệp vẫn cao. Trên đây là một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ ở công ty Technoimport. Từ thực tế này, công ty cần nhìn nhận và đánh giá lại tình hình thực tế hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ nói riêng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong thời gian tới. đây luôn là mục tiêu mà công ty cần làm thường xuyên, hợp lý và có hiệu quả, làm được như vậy mới giúp cho công ty không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu sao cho xứng đáng là đơn vị dẫn đầu của bộ thương mại. Chương 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty technoimport. 3.1.Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong năm 2002. Trong những năm vừa qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng công ty đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong năm 2002 này để phấn đấu trở thành “Đơn vị dẫn đầu ngành thương mại” công ty vẫn luôn lấy mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước làm phương hướng kinh doanh xuất nhập khẩu, tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. đồng thời để duy trì, phát huy và dần nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty thường xuyên đánh giá hoạt động kinh doanh qua từng năm, qua đó rút ra những điểm thuận lợi để phát huy cũng như từng bước khắc phục những tồn tại còn vướng mắc, từ đó đưa ra phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh cụ thể cho năm tới. Ngoài ra công ty còn có các biện pháp trong tổ chức quản lý, khai thác nhiều đơn đặt hàng mới nhằm mở rộng thị trường, từ đó tạo điều kiện làm việc tốt hơn, cũng như tăng thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân viên, đồng thời tăng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trong năm 2002 công ty tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án kinh doanh mới, để đa dạng hoá loại hình kinh doanh, tìm thêm các đối tác mới sao cho lợi ích đem lại cho công ty là nhiều nhất. Mặt khác công ty coi trọng việc đẩy nhanh việc thanh toán và thu hồi nợ để rút ngắn kỳ thu tiền trung bình, tăng vòng quay các khoản phải thu cũng như vòng quay vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Cụ thể năm 2002 công ty được bộ thương mại cũng như ban giám đốc công ty đưa ra một số chỉ tiêu kế hoạch được thể hiện cụ thể dưới bảng sau: Kế hoạch năm 2002 Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật. Các khoản mục Đơn vị tính Kế hoạch I.Các khoản nộp ngân sách Triệu đồng 28.400 II.Xuất khẩu 1.Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 4.900 2.Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 1.000 USD 3.800 III.Nhập khẩu 1.Tổng kim ngạch nhập khẩu 1.000 USD 70.500 2.Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 1.000 USD 70.500 IV.Tổng doanh thu Triệu đồng 257.000 Trong đó: - Bán hàng trên thị trường nội địa Triệu đồng 221.500 - Doanh thu từ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Triệu đồng 28.000 - Thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu lao động Triệu đồng 7.500 V.Lợi nhuận Triệu đồng 1.400 VI.Các chỉ tiêu lao động và tiền lương - Lao động định biên Người 245 - Đơn giá tiền lương Ng.đồng 14.400 - Quỹ lương tính đơn giá Triệu đồng 3.700 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty dược xem là một mục tiêu quan trọng của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng làm thế nào để tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu dộng một cách có hiệu quả nhất thì đây lại là một vấn đề lớn đòi hỏi các nhà quản lý công ty cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty Technoimport phải không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn để nhận biết và đánh giá tình hình thực tế một cách sát thực nhất để công tác trên đạt dược hiệu quả cao nhất có thể. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh trong điều kiện khó khăn chung của các doanh nghiệp Nhà nước, cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp thương mại khác nhưng công ty đã thu được những thành quả đáng khích lệ, hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, quy mô ngày càng mở rộng và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được công ty còn bộc lộ một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh cũng như trong tác quản lý tài chính. Bằng kiến thức đã học ở nhà trường và sự tìm hiểu đánh giá của bản thân qua thực tế thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty technoimport. 3.2.1. Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty Technoimport luôn gặp khó khăn về vốn. Đặc biệt đây là một doanh nghiệp thương mại chuyên xuất nhập khẩu những thiết bị có giá tri lớn, thời gian thu hồi vốn khá lâu. Do đó đòi hỏi công ty phải luôn có một lượng vốn lớn để đáp ứng hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác các khoản vay của công ty chủ yếu là ngắn hạn, lãi suất cao nên cho dù được phép vay thì vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó những thủ tục pháp lý trong cho vay vốn của Nhà nước còn khá rườm rà, đây lại là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức, cá nhân một cách thường xuyên và ổn định. Vì vậy Nhà nước phải từng bước lới lỏng các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài. Nhà nước cũng có thể có các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp. Có như vậy, các doanh nghiệp nói chung và công ty Technoimport nói riêng mới có cơ hội huy động vốn một cách dễ dàng hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cũng như chớp được cơ hội đầu tư kinh doanh nhằm đem lại hiệu qủa cao nhất cho công ty. Mặt khác, cùng sự hỗ trợ một phần về vốn của Nhà nước chưa thực sự lớn, thì sự nỗ lực của bản thân công ty lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty phải thực sự tạo được uy tín đối với các chủ nợ như trả nợ gốc và lãi đúng hạn trong hợp đồng tín dụng, hoạt động kinh doanh thường xuyên có hiệu quả... Đồng thời, công ty phải linh hoạt trong việc sử dụng các khoản vốn mà công ty đã chiếm dụng được như: Phải trả khách hàng, phải trả công nhân viên, người mua trả trước.... Tuy nhiên để sử dụng các khoản vốn này có hiệu quả thì công ty phải tuân thủ nguyên tắc không quá lạm dụng dẫn đến tình trạng người bán kiện tụng và công nhân viên đình công...gây mất uy tín của công ty. Công ty phải hoàn trả các khoản đó đúng hạn và liên tục để giữ uy tín với khách hàng và công nhân viên... có như vậy mới thực sự nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách lâu dài và ổn định. Đối với các khoản công ty vay ngân hàng(vay ngắn hạn ngân hàng năm 2001 là 39.789.419(ngđ) chiếm 40,69% trong tổng nợ ngắn hạn). Với khoản vay này công ty phải trả lãi hàng tháng theo thời gian sử dụng và khi hết hạn nợ thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán với ngân hàng. Như vậy công ty cần chủ động trong việc thanh toán tiền gốc và lãi đối với ngân hàng khi đến hạn để giữ uy tín của công ty. Vì vậy công ty cần triệt để tận dụng các khoản vốn chiếm dụng được để hạn chế các khoản vay ngắn hạn ngân hàng từ đó làm giảm bớt lãi vay phải trả sao cho chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. 3.2.2. Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2001 công ty chưa làm tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ, công ty còn bị chiếm dụng vốn nhiều mà chủ yếu nằm ở các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. Năm 2000 khoản phải thu của khách hàng là: 48.239.923(ngđ) chiếm tỷ trọng 78,84% tổng các khoản phải thu, các khoản phải thu khác là 11.810.275(ngđ) chiếm tỷ trọng 19,31% tổng các khoản phải thu. Năm 2001 khoản phải thu của khách hàng là; 44.573.280(ngđ) chiếm tỷ trọng 62,11% tổng các khoản phải thu, khoản phải thu khác là 16.656.365(ngđ) chiếm tỷ trọng 23,21% tổng các khoản phải thu. Nguyên nhân do: -Thứ nhất, với mục tiêu của công ty là mở rộng thị phần nên công ty mong muốn tìm được nhiều bạn hàng mới, do đó chính sách tín dụng đã lới lỏng đối với khách hàng. Công ty có thể gia hạn nợ với thời gian dài hơn, số lượng lớn hơn và phạm vi khách hàng rộng hơn. -Thứ hai, công tác thẩm định uy tín và khả năng tài chính của khách hàng chưa được tốt, do đó công ty vẫn ký hợp đồng tiêu thụ với một số khách hàng mà khả năng thanh toán thấp. -Thứ ba, trong một số trường hợp khi ký kết hợp đồng với khách hàng chưa có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về thời gian thanh toán và các điều khoản thanh toán mang tính pháp lý khác, do đó khách hàng coi thường kỷ luật thanh toán, dẫn đến khách hàng trả nợ chậm, dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Do đó, để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động từ đó góp phần sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thì công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tốt hơn nữa công tác thanh toán và thu hồi nợ. Để làm tốt công tác trên, theo em công ty cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau: Chính sách tín dụng có lới lỏng song phải ở trong một giới hạn an toàn, nó phải có sự hợp lý với khả năng tài chính của công ty, cũng như có thể gia hạn nợ căn cứ vào giá trị thực tế của lô hàng và tình hình thực tế của khách hàng sao cho vừa mềm mỏng vừa có khả năng thu hồi nợ nhanh nhất. Trước khi ký kết hợp đồng và chấp nhận tín dụng công ty cần phải làm tốt hơn nữa công tác thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng. Cụ thể phải xem xét: khả năng thanh toán, hệ số tín nhiệm, uy tín của khách hàng trên thương trường, tình hình hoạt động kinh doanh và cả những yếu tố tiềm năng có thể. Nếu chưa có điều kiện đi sâu thẩm định thì bắt buộc bên đối tác phải sử dụng đến các biện pháp như đặt cọc, trả trước một phần giá trị hợp đồng.... Trong hợp đồng tiêu thụ công ty cần phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính hiện hành. Nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định đối tác sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn và phải chịu lãi theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng. Để giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, công ty có thể tiến hành các biện pháp chủ yếu sau: Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng cụ thể. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết. Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ(khách quan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp, như gia hạn nợ, thoả ước xử lý; xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án kinh tế giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp. 3.2.3. Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và công tác vận chuyển hàng hoá khi mua và khi bán. Nhìn vào số liệu bảng 5(tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của công ty) ta thấy hàng tồn kho của công ty còn khá lớn. Cụ thể năm 2000 hàng tồn kho chiếm 24,82% tổng VLĐ, trong đó hàng mua đang đi trên đường chiếm 55,77% tổng hàng tồn kho, hàng gửi đi bán chiếm 44,23% tổng hàng tồn kho. Năm 2001 hàng tồn kho chiếm 18,60% tổng VLĐ, trong đó hàng mua đang đi trên đường chiếm 25,89% tổng hàng tồn kho, hàng gửi đi bán chiếm 74,11% tổng hàng tồn kho. Điều này cho thấy công tác vận chuyển hàng hoá còn chưa tốt. Mặt khác để việc tiêu thụ được nhanh cũng như mở rộng thị phần công ty cần nghiên cứu thị trường tốt. Nghiên cứu về đối tác về số lượng, chất lượng mẫu mã các mặt hàng như vậy khả năng tiêu thụ sẽ nhanh hơn và nhiều hơn. Bên cạnh đó công ty cần có các biện pháp khuyến khích vật chất kịp thời đối với những cán bộ tìm được các nguồn hàng chất lượng, giá cả rẻ, cũng như tìm được các đối tác nhiều tiềm năng có như vậy công ty mới đẩy nhanh được công tác tiêu thụ, từng bước tăng thị phần, đồng thời tránh ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo những mặt hàng của công ty đang kinh doanh, nhất là đối với phần thị trường mà khách hàng chưa quan tâm tiêu thụ những mặt hàng đó. Bên cạnh đó về giá cả, công ty có thể bán với giá hợp lý hoặc có thể bán thấp hơn một chút, thu ít lợi nhuận để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện được thì công ty sẽ tăng được thị phần, tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó sẽ làm tăng doanh thu. 3.2.4. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Thực trạng ở công ty Technoimport cho thấy: VLĐ chủ yếu là vốn vay( chiếm 73,96% tổng VLĐ năm 2000 và chiếm 75,58% tổng VLĐ năm 2001) mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Do đó việc sử dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi. Mặt thuận lợi là công ty có vốn để kinh doanh, mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà chỉ khi hoạt đông kinh doanh xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn. Hiện tại nguồn VLĐ thường xuyên của công ty chỉ chiếm tỷ trọng 21,52% tổng nguồn vốn lưu động năm 2001 với số tuyệt đối là: 26.815.129(ngđ). Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh , trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của VLĐ. Từ đó bố trí cơ cấu VLĐ đầy đủ, hợp lý. Trên cơ sở nhu cầu VLĐ, lập kế hoạch sử dụng VLĐ sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất. Lập kế hoạch xin cấp vốn cũng như tìm nguồn vốn bổ sung thích hợp từ các khoản như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào nguồn VLĐ thường xuyên. Song việc dự đoán nhu cầu VLĐ thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối nhu cầu VLĐ không cần thiết công ty có thể có các biện pháp sau để tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất như: Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất. Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngoài nước... Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh. 3.2.5. Chú trọng phát huy nhân tố con người. Nhân tố con người được xem là vô cùng quan trọng trong bất cứ môi trường nào. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành công hay thất bại phần lớn đều do con người đem lại. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người, song con người có sẵn về tài về đức chưa đủ mà những con người ấy phải tạo thành một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp. Thực tế trong nhiều năm qua, cũng giống như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty vẫn chưa khai thác hết sức lực, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy tiềm năng trong mỗi cá nhân để tạo nên một tổ chức thống nhất, mạnh về mọi mặt. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục, tuy nhiên để làm tốt việc này là rất khó vì sự trì trệ của thời kỳ bao cấp đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt Nam. Vậy để làm tốt công tác này, theo em công ty có thể giải quyết một số vấn đề sau: Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn, sao cho đáp ứng mọi nhu cầu mới luôn thay đổi hiện nay. Trên nền tảng của những cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm để từng bước đưa các cán bộ công nhân viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm để học hỏi và dần khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng của mình vì sự nghiệp chung của công ty. Quản lý công tác cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận, đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Trong quá trình hoạt động phải định kỳ tổng kết, từ đó kịp thời khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của công ty, đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của công ty. Thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát, cử người của công ty tham gia các hoạt động văn hoá của đoàn thể quần chúng, từ đó tạo lên sự đoàn kết, thoải mái về tinh thần trong cán bộ công nhân viên cũng như luôn có một không khí làm việc tập thể thoải mái tương trợ và thật sự hiệu quả. Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Do vậy, công ty cần quan tâm nhìn nhận vấn đề này một cách thường xuyên trong tất cả mọi định hướng, chiến lược của công ty. 3.2.6. Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Trong kinh doanh rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà doanh nghiệp không thể lường trước, có thể do: biến động của giá cả thị trường, bất ổn của thị trường tài chính, lạm phát, chính trị.......Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể xảy ra. Vì vậy, công ty luôn cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong kinh doanh. Thực tế những năm qua, biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh của công ty chủ yếu chỉ là mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh tới mức thấp nhất có thể công ty phải kết hợp thêm một số biện pháp khác như: Định kỳ kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn vật tư hàng hoá, vốn tiền mặt, vốn trong thanh toán để xác định số VLĐ hiện có của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh phần chênh lệch sao cho hợp lý. Thường xuyên theo dõi các khoản nợ của khách hàng, từng bước giải quyết và thu hồi công nợ một cách nhanh nhất có thể, để thu hồi vốn về sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ. Có các biện pháp cứng rắn mang tính pháp lý đối với các khách hàng cố tình dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Theo dõi sát, thường xuyên tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có các biên pháp ứng phó kịp thời, tránh tình trạng do sự biến động của tỷ giá gây ra những thiệt hại lớn cho công ty. Những hàng hoá ứ đọng lâu ngày cần xử lý kịp thời, tìm nguồn tiêu thụ với giá cả hợp lý để thu hồi vốn, nếu bị lỗ cần tìm các nguồn khác để bù đắp kịp thời. Có làm tốt những công tác trên sẽ giúp cho công ty giảm bớt được những hậu quả nặng nề do rủi ro trong kinh doanh đưa lại cho công ty. Kết luận Thông qua việc đánh giá tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimpot trên đây đã giúp ta nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty để từ thực tế đó ta đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimpot. Trong những năm gần đây tồn tại và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng technoimpot đã tìm cho mình hướng đi đúng, phát huy những tiềm năng sẵn có, mở rộng và phát triển các loại hình kinh doanh và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp, bảo toàn và phát triển được vốn, là bạn hàng đáng tin cậy của các đối tác trong và ngoài nước. Đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Để đạt được thành tích luôn là “đơn vị dẫn đầu ngành thương mại”, trước hết phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của bộ thương mại, các ban ngành liên quan, sự ghi nhận thành quả và động viên khích lệ kịp thời của các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là những nỗ lực không ngừng từ tổng giám đốc đến tất cả đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đã góp phần vào thành tích chung của công ty. Song song với quá trình tồn tại và phát triển của công ty thì công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với công ty. Để không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai, đòi hỏi công ty phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có và luôn coi trọng vấn đề tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, đây cũng là vấn đề công ty còn gặp nhiều bất cập. Em hy vọng một số giải pháp mình đưa ra trong bài luận văn này sẽ phần nào giải quyết những tồn tại và từng bước góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimpot. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thày giáo hướng dẫn Ts: Nguyễn Đăng Nam, cùng toàn thể các cô các chú trong phòng Kế hoạch tài chính của công ty Technoimpot đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học tài chính-Kế toán - Hà Nội. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2001. 2. Giáo trình Phân tích các hoạt động kinh tế Trường đại học Tài chính Kế toán- Hà Nội. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2000. 3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thực hành. Tiến sỹ Vũ Công Ty, Thạc sỹ Đỗ Thị Phương, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2000. 4. Giáo trình Lý thuyết tài chính Trường đại học Tài chính Kế toán- Hà Nội. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2000. 5. Sách đọc và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. PTS. Ngô thế Chi- NXB Tài Chính 1996. 6. Sách chế độ mới về quản lý tài chính và cổ phần hoá donh nghiệp nhà nước NXB. Tài chính- 1996. 7. Các báo, các tạp chí chuyên ngành tài chính. Nhận xét của người hướng dẫn Họ và tên người hướng dẫn................................................................. Tên đề tài luận văn.............................................................................. ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... Nhận xét của người phản biện Họ và tên người phản biện luận văn:................................................. Chức vụ:............................................................................................... Nhận xét:.............................................................................................. ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... Nhận xét của đơn vị thực tập Họ và tên người nhận xét: Đỗ thanh Hà Chức vụ : Kế toán trưởng Nhận xét luận văn tốt nghiệp của sinh viên: Trần văn Bích Lớp :D36-11C2 Tên đề tài: “ Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp”. ........................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày......tháng.........năm 2002 Người nhận xét Lời cam đoan! Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đúng với tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên viết luận văn Trần văn Bích Mục lục Lời nói đầu Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. 1.1.Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động. Khái niệm, đặc điểm. Phân loại vốn lưu động 1.1.2.Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: Tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimport. 2.1. Vài nét về công ty Technoimport. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Technoimport. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport. 2.2 Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport. 2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport. 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong những năm gần đây. 2.2.3. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport. 2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Technoimport. 2.2.3.2. Nguồn vốn lưu động của công ty Technoimport. 2.2.3.3. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty Technoimport. 2.2.3.4. Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty Technoimport 2.2.3.5. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty Technoimport 2.2.3.6. Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty Technoimport 2.2.3.7. Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. 2.2.4.Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. 3.1.Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong năm 2002. 3.2.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport. 3.2.1.Cần có sự hỗ trợ của nhà nước và sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. 3.2.2.Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ. 3.2.3.Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và công tác vận chuyển hàng hoá khi mua và khi bán. 3.2.4.Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết. 3.2.5.Chú trọng phát huy nhân tố con người. 3.2.6.Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Kết luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0022.doc
Tài liệu liên quan