Đề thi cuối kỳ học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Xác suất thống kê ứng dụng - Mã môn học: Math 130401
Câu II (5,5 điểm)
1. Điều tra thời gian X (đơn vị : phút) sản xuất ra một sản phẩm của một dây chuyền công
nghệ, ta thu được bảng số liệu
X 85-87 87-89 89-91 91-93 93-95 95-97 97-99
Số sản phẩm 25 33 35 43 32 28 20
a) Nếu dây chuyền công nghệ hoạt động bình thường thì thời gian trung bình để sản xuất
một sản phẩm là 91 phút. Từ số liệu thu được có thể kết luận dây chuyền công nghệ
hoạt động không bình thường với mức ý nghĩa 1% hay không?
b) Tìm khoảng tin cậy của thời gian trung bình để sản xuất một sản phẩm của dây chuyền
này với độ tin cậy 95%.
c) Tìm khoảng tin cậy của tỷ lệ sản phẩm do dây chuyền này sản xuất ra có thời gian sản
xuất dưới 91 phút với độ tin cậy 97%.
d) Có ý kiến cho rằng tỷ lệ sản phẩm do dây chuyền này sản xuất ra có thời gian sản xuất
trên 97 phút là 5,5%. Hãy kết luận về ý kiến này với mức ý nghĩa 2%.
2 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối kỳ học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Xác suất thống kê ứng dụng - Mã môn học: Math 130401, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang 1/ 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN TOÁN
-------------------------
ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
Môn: XÁC SUẤT THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
Mã môn học: MATH 130401
Đề thi có 2 trang.
Thời gian: 90 phút.
Được phép sử dụng tài liệu.
Câu I (4,5 điểm)
1. Trong một lô hàng có 3 sản phẩm loại 1, 4 sản phẩm loại 2 và 5 sản phẩm loại 3. Chia
ngẫu nhiên 12 sản phẩm này ra làm 2 phần bằng nhau. Tính xác suất để mỗi phần đều có
cả 3 loại sản phẩm.
2. Một dây chuyền lắp ráp nhận được các chi tiết do hai nhà máy sản xuất. Nhà máy thứ
nhất cung cấp 65% và nhà máy thứ hai cung cấp 35% tổng số chi tiết. Tỷ lệ chi tiết đạt
chuẩn của nhà máy thứ nhất là 90% và tỷ lệ chi tiết đạt chuẩn của nhà máy thứ hai là
95%. Kiểm tra ngẫu nhiên từ dây chuyền 1 chi tiết và thấy chi tiết đạt chuẩn. Tính xác
suất để chi tiết đạt chuẩn đó do nhà máy thứ nhất cung cấp.
3. Một nhà máy đã sản xuất 10000 sản phẩm với xác suất đạt loại A của mỗi sản phẩm là
0,842. Tính xác suất để trong 10000 sản phẩm này có ít nhất 8500 sản phẩm loại A.
4. Xe buýt xuất hiện tại bến đợi từ 7 giờ sáng và cứ 15 phút có một chuyến. Thời gian đi từ
nhà đến bến đợi của cô H là biến ngẫu nhiên X (đơn vị : phút) có hàm mật độ xác suất
1
( )
10
f x = nếu [10; 20]xÎ , ( ) 0f x = nếu [10; 20]xÏ . Cô H rời nhà đi đến bến đợi lúc
7 giờ, tính xác suất cô H phải đợi xe buýt không đến 3 phút.
Câu II (5,5 điểm)
1. Điều tra thời gian X (đơn vị : phút) sản xuất ra một sản phẩm của một dây chuyền công
nghệ, ta thu được bảng số liệu
X 85-87 87-89 89-91 91-93 93-95 95-97 97-99
Số sản phẩm 25 33 35 43 32 28 20
a) Nếu dây chuyền công nghệ hoạt động bình thường thì thời gian trung bình để sản xuất
một sản phẩm là 91 phút. Từ số liệu thu được có thể kết luận dây chuyền công nghệ
hoạt động không bình thường với mức ý nghĩa 1% hay không?
b) Tìm khoảng tin cậy của thời gian trung bình để sản xuất một sản phẩm của dây chuyền
này với độ tin cậy 95%.
c) Tìm khoảng tin cậy của tỷ lệ sản phẩm do dây chuyền này sản xuất ra có thời gian sản
xuất dưới 91 phút với độ tin cậy 97%.
d) Có ý kiến cho rằng tỷ lệ sản phẩm do dây chuyền này sản xuất ra có thời gian sản xuất
trên 97 phút là 5,5%. Hãy kết luận về ý kiến này với mức ý nghĩa 2%.
2. Đo chiều dài X (cm) và đường kính Y (mm) của một số trục máy, ta có kết quả như sau:
X 5 5,2 5,3 5,4 5,4 5,5 5,6 5,6 5,7 5,7
Y 10 10 10,3 10,4 10,5 10,7 10,6 10,7 10,7 10,8
Hãy viết hàm hồi qui tuyến tính thực nghiệm của Y theo X và tính hệ số tương quan mẫu
giữa X và Y.
Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang 2/ 2
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 2.1]: Sử dụng được giải tích tổ hợp để tính xác suất
theo quan điểm đồng khả năng Câu I.1
[CĐR 2.2] Sử dụng được các công thức tính xác suất, đặc
biệt là xác suất có điều kiện Câu I.2
[CĐR 2.4]: Tính định được kỳ vọng, phương sai, median,
mod của biến ngẫu nhiên và cách sử dụng các số đặc trưng
này
[CĐR 2.5]: Sử dụng được phân phối siêu bội, nhị thức,
Poisson, chuẩn và mối liên hệ giữa các phân phối này
Câu I.3
[CĐR 2.3]: Lập được bảng phân phối xác suất của biến
ngẫu nhiên rời rạc. Sử dụng được hàm phân phối xác suất
và hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục
Câu I.4
[CĐR 2.6]: Tính được giá trị của trung bình mẫu, phương
sai mẫu bằng máy tính bỏ túi
[CĐR 2.8]: Sử dụng được các tiêu chuẩn kiểm định giả
thiết để giải quyết các bài toán liên quan và áp dụng được
trong thực tế
Câu II.1.a
Câu II.1.d
[CĐR 2.7]: Tìm được (giá trị) của khoảng tin cậy cho tỷ lệ,
trung bình và phương sai ứng với số liệu thu được
Câu II.1.b
Câu II.1.c
[CĐR 2.9]: Sử dụng được hàm hồi qui tuyến tính thực
nghiêm
Câu II.2
Ngày 22 tháng 12 năm 2015
Thông qua bộ môn
(ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Toản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtxs_math130401_hk1_15_16_1285.pdf