6 Nhượng quyền lại
Khoản 1 Điều 290 Luật Thương mại
năm 2005 quy định: “Bên nhận quyền có
quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi
là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp
thuận của bên nhượng quyền”. Khái niệm
“nhượng quyền lại cho bên thứ ba” dễ gây
hiểu nhầm với “chuyển giao quyền thương
mại” vốn thực chất là chuyển giao hợp đồng
NQTM. Vì vậy, cần sử dụng thuật ngữ
“nhượng quyền thứ cấp” như đã nêu tại
Nghị định 35.
7 Đăng ký NQTM
Các quy định về đăng ký NQTM nằm
rải rác tại các Điều 291 Luật Thương mại
năm 2005, Điều 17 Nghị định 35, Điều 3
Nghị định 120.
Thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm
quyền trước khi ký kết hợp đồng NQTM
làm cho hợp đồng này ngoài các thủ tục của
một hợp đồng thương mại thông thường còn
phải trải qua thêm một quá trình xét duyệt.
Các quy định này có thể là phù hợp khi
NQTM mới xuất hiện ở Việt Nam, giúp cho
cơ quan nhà nước dễ quản lý. Tuy nhiên, đến
nay các quy định về đăng ký gây trở ngại
cho doanh nghiệp và làm chậm đà phát triển
của mô hình kinh doanh này. Chúng tôi
khuyến nghị bỏ toàn bộ các quy định về
đăng ký, hoặc tích hợp các quy định nằm rải
rác ở các văn bản nói trên vào một điều duy
nhất trong Luật Thương mại.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất sửa đổi một số quy định liên quan đến nhượng quền thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhượng quyền thương mại (NQTM)chịu sự điều chỉnh của nhiều vănbản khác nhau, trong đó, ba văn bản
có liên quan trực tiếp là Luật Thương mại
năm 2005 (các điều từ Điều 284 đến Điều
291); Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày
31/03/2006 của Chính phủ (Nghị định 35)
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động NQTM (một số nội dung đã được sửa
đổi bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của
Chính phủ (Nghị định 120) và Thông tư số
09/2006/TT-BTM (Thông tư 09) ban hành
ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại về
việc hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM;
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ (Nghị định 185)
15
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
ÀÏÌ XUÊËT SÛÃA ÀÖÍI MÖÅT SÖË QUY ÀÕNH LIÏN QUAN ÀÏËN
NHÛÚÅNG QUYÏÌN THÛÚNG MAÅI
Ngô Quốc Chiến*
*TS. Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương, thành viên Trung tâm
Nghiên cứu pháp luật châu Âu và Quốc tế (GERCIE), ĐH Tours, CH Pháp.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: nhượng quyền
thương mại, độc quyền.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 12/09/2016
Biên tập: 28/09/2016
Duyệt bài: 04/10/2016
Article Infomation:
Keywords:
franchising, monopoly.
Article History:
Received: 12 Sep. 2016
Edited: 28 Sep. 2016
Approved: 04 Oct. 2016
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của nhượng quyền thương mại,
như trợ giúp, kiểm soát và sự độc lập của các bên trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền; các
đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại; mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh.
Những nội dung này hiện đang được quy định trong nhiều văn bản khác
nhau nên dẫn tới hiện tượng chồng chéo và đôi khi mâu thuẫn. Trên cơ sở
phân tích các hạn chế của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy định
của một số nước về cùng vấn đề, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm
tái pháp điển hóa cả về nội dung và hình thức những quy định điều chỉnh
nhượng quyền thương mại.
Abstract:
This paper provides analysis the essential of franchising, such as support,
control and independence of the parties to the franchise agreement; the
franchisor’s obligation of information provision; subjects of industrial
property in the franchise agreement; the relationship between franchising
and competition law. These matters are currently being regulated in several
different legal documents, which lead to overlaps and sometimes
contradictions. By analyzing the limitations of Vietnamese legislation and
comparing with the regulations of a number of countries on the same issue,
the author gives out recommendations in order to re-codify both the
contents and the form of the provisions governing franchising.
xử phạt hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên
cạnh các văn bản này, hoạt động NQTM còn
chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ
(SHTT), Luật Cạnh tranh và các luật chuyên
ngành khác (tùy thuộc vào loại hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh là đối tượng của hợp
đồng NQTM).
Các văn bản này hiện đang có một số
nội dung chồng chéo và các quy định còn
mâu thuẫn nhau. Để các văn bản này phát
huy hiệu quả tốt hơn trong thực tế, cần tiến
hành song song việc tái pháp điển hóa về nội
dung, sửa đổi những quy định không phù
hợp, loại bỏ chồng chéo, mâu thuẫn; và pháp
điển hóa hình thức, tập hợp các văn bản
khác nhau vào trong một văn bản duy nhất.
1. Trợ giúp, kiểm soát và sự độc lập của
các bên trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại
NQTM là một trong những loại hệ
thống kinh doanh được đơn giản hóa và quy
chuẩn hóa cả về tổ chức lẫn hoạt động. Nếu
như sự độc đáo của mô hình kinh doanh là
yếu tố đảm bảo sự thành công ban đầu của
hệ thống NQTM thì duy trì tính đồng nhất
là yếu tố then chốt giúp hệ thống tồn tại lâu
dài. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất
để đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống
NQTM chính là trợ giúp kỹ thuật và kiểm
soát hệ thống.
Hệ thống NQTM không phải là một
tập đoàn được tổ chức thành các công ty con
và các chi nhánh, mà là một mạng lưới các
công ty đồng nhất và độc lập, vì thế nội
dung và phương thức kiểm soát hệ thống
cũng phải khác so với kiểm soát các hệ
thống phân phối nói chung. Trong NQTM,
nếu như nhãn hiệu và bí quyết kinh doanh
đóng vai trò cốt yếu, thì trợ giúp kỹ thuật và
kiểm soát hệ thống để đảm bảo tính đồng
nhất của hệ thống cũng là một tham số
không thể thiếu trong công thức NQTM:
Nhãn hiệu + Bí quyết kinh doanh + Trợ giúp
kỹ thuật = NQTM.
Việc huy động nhân lực và vật lực
trong các hệ thống NQTM được thực hiện
theo logic khai thác hơn là sở hữu. Hợp
đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu,
trong khi trong hợp đồng NQTM chỉ có sự
chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và bí
quyết kinh doanh. Trong NQTM có một sự
cộng sinh phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế
nhưng độc lập với nhau về pháp lý giữa các
đối tác. Xu hướng phát triển NQTM tại một
số nước châu Âu và Mỹ1 cho thấy, bên
nhượng quyền có xu hướng tìm cách thôn
tính các đơn vị nhận quyền hoạt động hiệu
quả nhất. Rất nhiều mạng lưới NQTM là sự
pha trộn và kết hợp các chi nhánh (các đơn
vị thuộc quyền sở hữu của bên nhượng
quyền) và các đối tác độc lập (các đơn vị độc
lập của các bên nhận quyền). Cấu trúc mạng
lưới này cho phép kết hợp hiệu ứng dây
chuyền của các chi nhánh thuộc bên nhượng
quyền và sức mạnh nhân lực và tài chính của
các bên nhận quyền độc lập. Việc khai thác
thông tin thu được từ các chi nhánh và các
đơn vị nhận quyền cho phép thực hiện bên
trong hệ thống một quy trình học hỏi lẫn
nhau. Nhờ đó, tỷ lệ thất bại của các bên nhận
quyền mới tham gia hệ thống thấp hơn tỷ lệ
thất bại trung bình của các doanh nghiệp
mới thành lập2. Tuy nhiên, NQTM ẩn chứa
không ít rủi ro, bởi động cơ và hành vi của
16
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1 K. MCCORMICK GNUVA, Le déséquilibre inhérent à la relation de franchise: étude comparative du droit français
et du droit américain (Bản chất bất cân xứng của hợp đồng NQTM: nghiên cứu so sánh pháp luật Pháp và pháp luật
Mỹ), luật án tiến sỹ luật học, ĐH Nice-Sophia Antipolis, 1997.
2 Theo một điều tra của Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE) năm 2012 đăng trên Tạp chí
Franchise Magazine của Pháp tháng 3/2013, tỷ lệ thành công của các công ty nhận quyền thương mại là 90%, so với
chỉ 50% của các doanh nghiệp khác.
các bên không phải lúc nào cũng như nhau3,
và bên nhượng quyền có xu hướng can thiệp
quá sâu vào công việc kinh doanh của bên
nhận quyền với lý do cần bảo đảm sự đồng
nhất của hệ thống. Để phòng ngừa nguy cơ
lạm quyền này, qua đó thiết lập một sự bảo
vệ cần thiết bên nhận quyền - bên yếu thế
trong quan hệ NQTM, cần phải khẳng định
và bảo vệ sự độc lập của bên nhận quyền.
Nội dung của trợ giúp và kiểm soát hệ
thống NQTM: Trợ giúp và kiểm soát có
những biểu hiện rất đa dạng, nhưng có thể
tập trung trong bốn nhóm chính: trợ giúp
pháp lý, kiểm soát sản phẩm hay dịch vụ,
kiểm soát quản lý tổ chức và kiểm soát nhân
sự. Cả bốn nội dung này phải được thực hiện
trước và trong quá trình thực hiện hợp đồng
NQTM. Vì trợ giúp kỹ thuật và kiểm soát hệ
thống có lý do tồn tại là để áp dụng hiệu quả
bí quyết kinh doanh và đảm bảo tính đồng
nhất của hệ thống, nên nó phải được thực
hiện trong suốt quá trình khai thác mô hình
kinh doanh. Tuy nhiên, nội dung trợ giúp và
kiểm soát ở mỗi giai đoạn của vòng đời
NQTM có những nét khác nhau4.
Giới hạn của trợ giúp và kiểm soát hệ
thống: Nếu như pháp luật của đa số các
nước coi trợ giúp kỹ thuật là một nghĩa vụ5
còn kiểm soát hệ thống là một quyền của
bên nhượng quyền, thì pháp luật Việt Nam
lại coi cả trợ giúp kỹ thuật lẫn kiểm soát là
các quyền của bên nhượng quyền. Khoản 2
Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 quy
định: “Bên nhượng quyền có quyền kiểm
soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh”. Đây
là một khiếm khuyết rất đáng tiếc của Luật
Thương mại năm 2005, vì trong thực tế, bên
nhượng quyền hoàn toàn có thể không cung
cấp các trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho bên
nhận quyền, trong khi đây lại là một nội
dung không thể thiếu của NQTM. Quy định
này cũng mâu thuẫn với một quy định khác
của chính Luật Thương mại năm 2005. Theo
khoản 2 Điều 287, bên nhượng quyền có
nghĩa vụ “đào tạo ban đầu và cung cấp trợ
giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương
nhân nhận quyền để điều hành hoạt động
theo đúng hệ thống NQTM”. Như vậy, theo
Điều 287, trợ giúp là một nghĩa vụ, nhưng
theo Điều 284, đó là một quyền.
Luật Thương mại năm 2005 và các
văn bản hướng dẫn cũng chưa làm rõ nội
dung của hai khái niệm “trợ giúp” và “kiểm
soát”. Hai khái niệm này trong thực tế có rất
nhiều điểm giống nhau, và bên nhận quyền
khó có thể phân biệt được đâu là trợ giúp và
đâu là kiểm soát của bên nhượng quyền.
Đây chính là cơ hội để cho bên nhượng
quyền lợi dụng danh nghĩa trợ giúp kỹ thuật
để thực hiện các trợ giúp và kiểm soát thái
quá, làm mất đi sự độc lập của bên nhận
quyền. Theo tinh thần của khoản 2 Điều 284
Luật Thương mại năm 2005, thì việc trợ
giúp và kiểm soát của bên nhượng quyền đối
với bên nhận quyền phải giới hạn trong
“việc điều hành công việc kinh doanh”.
Chúng tôi nhận thấy, trợ giúp kỹ thuật là
nhằm giúp bên nhận quyền khai thác hiệu
quả mô hình kinh doanh theo đúng các
chuẩn mực mà bên nhượng quyền đặt ra. Nó
phải được giới hạn ở việc khai thác bí quyết
17
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3 Về động cơ của các bên trong hợp đồng NQTM, xem: Ngô Quốc Chiến, Trợ giúp kiểm soát trong NQTM và vấn đề
độc lập của bên nhận quyền, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 64 tháng 4/2014; và các phân tích, so sánh pháp luật chi
tiết hơn: Ngô Quốc Chiến, Le contrat de franchise, étude comparative - le droit français et le droit vietnamien, (Hợp
đồng NQTM, nghiên cứu so sánh pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam), Luận án Tiến sỹ luật học, ĐH Tours, CH
Pháp, 2012.
4 Về nội dung và ý nghĩa của các loại trợ giúp và kiểm soát này, xem: Ngô Quốc Chiến, Trợ giúp kiểm soát trong
NQTM và vấn đề độc lập của bên nhận quyền, tlđd.
5 Flore SERGENT, L’obligation d’assistance du franchiseur (Nghĩa vụ trợ giúp của bên nhượng quyền), Petites affiches,
2/11/ 2009, số 218, tr. 5.
18
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
kinh doanh, chứ không thể trong “công việc
kinh doanh” nói chung. Phạm vi của trợ giúp
và kiểm soát quá rộng sẽ là cơ hội để bên
nhượng quyền can thiệp vào công việc quản
lý kinh doanh của bên nhận quyền, biến bên
nhận quyền thành người làm thuê cho mình,
trong khi bên nhận quyền phải chịu hoàn
toàn rủi ro đối với các đầu tư của mình vào
hệ thống NQTM.
Ở một số nước, nếu bên nhượng
quyền can thiệp quá sâu vào công việc kinh
doanh của bên nhận quyền, thì Tòa án sẽ xác
định lại bản chất của hợp đồng. Trong nhiều
trường hợp, hợp đồng NQTM bị coi là hợp
đồng lao động, vì thế bên nhượng quyền
phải gánh các hậu quả rất bất lợi. Tại Pháp,
Tòa án thường xuyên nhắc lại rằng trợ giúp
kỹ thuật và kiểm soát hệ thống NQTM phải
được giới hạn ở việc giúp bên nhận quyền
khai thác bí quyết kinh doanh. Trong một vụ
việc cụ thể, Tòa án Tối cao Pháp6 cho rằng,
bên nhượng quyền không được phép thực
hiện việc xuất hóa đơn nhân danh bên nhận
quyền, nghiên cứu các vấn đề về thuế, tài
chính và pháp lý thay cho bên nhận quyền.
Theo Tòa án, sự can thiệp như vậy vừa
không cần thiết, vừa làm ảnh hưởng đến sự
độc lập của bên nhận quyền, và thực chất
biến bên nhận quyền thành một người làm
thuê cho bên nhượng quyền. Từ nhận định
đó, Tòa án Tối cao Pháp quyết định hợp
đồng mà hai bên gọi là hợp đồng NQTM
thực chất là hợp đồng lao động, và như vậy
phải áp dụng các quy định của Bộ luật Lao
động. Hậu quả là bên nhượng quyền -người
thuê lao động - phải trả lương cũng như
đóng các loại phí bảo hiểm và y tế cho bên
nhận quyền - người làm thuê.
Bên nhượng quyền trợ giúp thái quá
cũng có thể bị coi là đã trực tiếp lãnh đạo
công ty của bên nhận quyền, và khi đó sẽ
phải gánh vác các thua lỗ của bên nhận
quyền. Để xác định thế nào là “lãnh đạo
công ty trên thực tế”, Tòa án Pháp dựa trên
rất nhiều tiêu chí và có tính đến đặc thù của
từng loại NQTM. Chẳng hạn, một bên
nhượng quyền bị coi là lãnh đạo trên thực tế
công ty của bên nhận quyền khi: “nắm giữ
các tài liệu kế toán, pháp lý và ngân hàng
liên quan đến việc quản lý công ty; lưu giữ
chứng thực chữ ký ngân hàng của công ty;
chuẩn bị tất cả các giấy tờ hành chính và các
loại phiếu thu, chi; kê khai thuế thay cho
công ty và tiến hành tuyển dụng nhân viên”7.
Tương tự, trong một tranh chấp khác,
Tòa thương mại Valenciennes đã coi bên
nhượng quyền là người chủ thực sự của
công ty bên nhận quyền vì đã “thực hiện
toàn bộ việc thành lập công ty cho bên nhận
quyền, thực hiện bút toán sổ sách, theo dõi
hoạt động và ấn định lịch làm việc cho các
nhân viên của công ty nhận quyền, và tự trả
thù lao cho mình, những việc đáng lẽ thuộc
bên nhận quyền”8.
Tại Mỹ, việc trợ giúp cũng như kiểm
soát thái quá của bên nhượng quyền đối với
bên nhận quyền được coi là nguyên nhân
làm mất cân bằng quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng NQTM. Nhiều hợp
đồng NQTM đã bị Tòa án xác định lại bản
chất, khi bên nhận quyền “trong quá trình
thực hiện hợp đồng nhượng quyền, phải
tuân theo bên nhượng quyền, người đưa ra
các mệnh lệnh, chỉ thị và giám sát việc thực
hiện chúng cũng như đưa ra các chế tài cho
các vi phạm”; khi bên nhượng quyền “đơn
phương áp đặt các điều kiện khai thác mô
hình kinh doanh và ấn định giờ làm việc của
bên nhận quyền”9.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, cả ở
6 Bản án số 99-20788 ngày 18/6/2002 của Tòa Thương mại, Tòa án Tối cao Pháp.
7 Bản án số 91-18351, ngày 9/11/1993 của Tòa Thương mại, Tòa án Tối cao Pháp, đăng trên Bull. civ. IV, n° 390, tr.
284 ; JCP E 1994, II. 612, et G II. 22304, bình luận G. VIRASSAMY.
8 Bản án ngày 8/6/1993, Rev. proc. coll. 1993. 582, n° 5, bình luận J. BLANCHARD.
9 K. MCCORMICK GNUVA, sđd, tr. 409.
Pháp và Mỹ, trợ giúp kỹ thuật và kiểm soát
hệ thống phải được thực hiện trong các giới
hạn của việc khai thác bí quyết kinh doanh.
Vượt ra ngoài phạm vi đó, bên nhượng
quyền có thể bị coi là đã thực hiện các hành
vi làm ảnh hưởng đến sự độc lập của bên
nhận quyền.
Từ các phân tích trên, chúng tôi cho
rằng Điều 284 Luật Thương mại năm 2005
cần bổ sung quy định khẳng định sự độc lập
pháp lý của bên nhận quyền đối với bên
nhượng quyền, và kiểm soát hệ thống nên
được quy định thành quyền của bên nhượng
quyền, còn trợ giúp kỹ thuật thành nghĩa vụ
của bên nhượng quyền. Việc trợ giúp kỹ
thuật phải được giới hạn trong phạm vi giúp
bên nhận quyền khai thác tốt nhất bí quyết
kinh doanh.
2. Tính tùy nghi của quy phạm về nghĩa
vụ cung cấp thông tin của bên nhượng
quyền
Hợp đồng NQTM là một loại hợp
đồng giữa các chủ thể tư chịu sự điều chỉnh
của các quy định của luật tư. Vì vậy, về
nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp quá
sâu vào công việc của các bên. Nói cách
khác, pháp luật chỉ nên dừng lại ở việc đặt
ra các khuôn khổ để các bên được tự do thỏa
thuận các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Thông thường, nhà lập pháp sẽ cụ thể hóa
tư tưởng này bằng các quy phạm tùy nghi,
tức những quy phạm mà các bên có thể thỏa
thuận khác đi. Theo logic đó, Luật Thương
mại năm 2005 đã sử dụng thường xuyên loại
quy định này. Tuy nhiên, nguyên tắc tự do,
tự nguyện cam kết không phải là một
nguyên tắc tuyệt đối, mà cần phải có những
giới hạn nhất định để bảo vệ bên yếu thế
trong những loại hợp đồng gia nhập vốn có
đặc trưng là sự bất cân xứng về thông tin và
quyền lực10, và thông qua đó, bảo vệ sự phát
triển lành mạnh và bền vững của loại hình
hoạt động này. Liên quan đến nghĩa vụ của
thương nhân nhượng quyền, Điều 287 Luật
Thương mại năm 2005 được thiết kế là một
quy phạm tùy nghi mà các bên có thể loại
trừ bằng các thỏa thuận khác. Do bản chất
bất cân xứng về thông tin, cán cân sức mạnh
nghiêng về bên nhượng quyền11. Vì vậy, quy
định về nghĩa vụ của bên nhượng quyền cần
được thiết kế là một quy phạm bắt buộc, mà
nội dung cần được sửa đổi để bảo vệ tốt hơn
bên nhận quyền. Việc sửa đổi, bổ sung cũng
cần tính đến việc tích hợp một số quy định
của Nghị định 35 vào một điều luật để có thể
vừa loại bỏ mâu thuẫn, chồng chéo giữa các
văn bản, vừa giúp cho Luật được áp dụng
ngay mà không cần Nghị định hướng dẫn.
Cụ thể:
Về cung cấp thông tin trước khi ký kết
hợp đồng, Điều 287 Luật Thương mại năm
2005 sử dụng khái niệm “nghĩa vụ” còn
Điều 8 và Điều 9 Nghị định 35 lại sử dụng
khái niệm “trách nhiệm”. Đây không phải là
hai khái niệm đồng nhất. Điều 287 Luật
Thương mại năm 2005 là một quy phạm tùy
nghi, chỉ được áp dụng khi các bên “không
có thỏa thuận khác”. Như vậy, bên nhượng
quyền có thể không cung cấp thông tin cho
bên nhận quyền bằng cách đưa vào hợp
đồng một điều khoản loại trừ nghĩa vụ cung
cấp thông tin. Trong khi đó Nghị định 35
cũng như Thông tư 09 coi đây là “trách
nhiệm” mà bên nhượng quyền không thể
thỏa thuận khác. Như vậy đã có sự mâu
thuẫn giữa các văn bản. Cần coi cung cấp
thông tin là một nghĩa vụ luật định mà các
bên không thể loại trừ bằng một thỏa thuận
19
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Xem: Ngô Văn Hiệp, Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng gia nhập, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
(truy cập ngày
9/9/2016)
11 K. MCCORMICK GNUVA, sđd. Ngô Quốc Chiến, Le contrat de franchise, étude comparative - le droit français et
le droit vietnamien, (Hợp đồng NQTM, nghiên cứu so sánh pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam), Luận án Tiến sỹ
luật học, ĐH Tours, CH Pháp, 2012.
hợp đồng. Pháp luật của nhiều nước đã quy
định như vậy và có chế tài rất nặng đối với
vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Chẳng
hạn, ở Pháp, theo Điều 1 Luật Doubin ngày
31/12/198912, bên nhượng quyền phải cung
cấp cho bên nhận quyền Bản giới thiệu hệ
thống NQTM 20 ngày trước khi ký hợp
đồng NQTM. Đây là một quy phạm áp dụng
bắt buộc mà các bên không thể thỏa thuận
khác, ngay cả khi luật nước ngoài mà các
bên lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng
NQTM cho phép thực hiện điều này. Việc vi
phạm quy định này có thể dẫn tới hai hậu
quả về dân sự và hình sự. Hậu quả dân sự là
hợp đồng NQTM có thể bị tòa án tuyên vô
hiệu dựa trên các quy định chung của pháp
luật hợp đồng. Hậu quả hình sự là bên
nhượng quyền bị phạt tiền theo quy định của
Điều 2 Nghị định ngày 4/4/199113 hướng
dẫn thi hành Luật Doubin. Mức phạt theo
quy định của Bộ luật Hình sự Pháp (Điều
L.131-13-5o) đối với bên nhượng quyền là
1.500 euros và 3.000 euros trong trường hợp
tái phạm.
Vì vậy, khi chuyển Điều 287 Luật
Thương mại năm 2005 từ quy phạm tùy
nghi sang thành quy phạm bắt buộc thì cần
loại bỏ khoản 3, vì “thiết kế và sắp xếp địa
điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ” không
nên là một nghĩa vụ bắt buộc.
3. Các đối tượng sở hữu công nghiệp
trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại
3.1 Về sự tồn tại của các đối tượng
sở hữu công nghiệp trong hợp đồng
NQTM
Trong khuôn khổ của hoạt động
NQTM, các bên có thể sử dụng nhiều đối
tượng của sở hữu công nghiệp khác nhau,
nhưng chủ yếu và phổ biến là nhãn hiệu và
bí quyết kinh doanh. Nhãn hiệu và bí quyết
kinh doanh là hai trong ba tham số của công
thức NQTM. Tuy nhiên, định nghĩa nêu tại
Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 không
cho biết các đối tượng sở hữu công nghiệp
có phải là các nội dung nhất thiết phải có
trong hợp đồng NQTM hay không. Đây là
điều khá khác biệt của pháp luật Việt Nam
so với pháp luật của nhiều nước, nơi NQTM
phát triển mạnh như Mỹ, Pháp, Đức14. Ngoài
ra, cách diễn đạt của khoản 1 Điều 10 Nghị
định 3515 có thể khiến người ta hiểu rằng
trong hợp đồng NQTM có thể không có sự
chuyển giao các đối tượng sở hữu công
nghiệp, trong khi đây là những nội dung
không thể thiếu của NQTM.
3.2 Nghĩa vụ giữ bí mật đối với bí
quyết kinh doanh
Luật Thương mại năm 2005 nhắc đến
“bí quyết kinh doanh” trong hai điều luật là
Điều 284 (điều khoản định nghĩa NQTM) và
Điều 289 quy định nghĩa vụ của thương nhân
nhận quyền, theo đó, bên nhận quyền phải
“giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được
nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng
NQTM kết thúc hoặc chấm dứt” (khoản 4).
Tuy nhiên, Luật Thương mại không cho biết
“bí quyết kinh doanh” là gì mà quy dẫn đến
các văn bản luật chuyên ngành. Việc quy dẫn
này là không thỏa đáng, bởi Luật Thương
mại năm 2005 bản thân nó đã là một văn bản
luật chuyên ngành nên cần có quy định cụ
thể ngay trong Luật về đối tượng đặc thù mà
Luật điều chỉnh. Việc quy dẫn tới các văn
bản luật khác có ba nhược điểm.
Thứ nhất, việc tiếp cận văn bản luật
20
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Được pháp điển hóa vào Điều L. 330-3 Bộ luật Thương mại Pháp.
13 Được pháp điển hóa vào Điều R. 330-2 Bộ luật Thương mại Pháp.
14 K. MCCORMICK GNUVA, tlđd, tr. 30.
15 Quy định rằng: “trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM”. Từ “trường hợp” ở đây tương đương với
“nếu”, tức chỉ là một khả năng hay một giả thiết, chứ không phải một tình huống bắt buộc phải xảy ra trong thực tế.
trở nên khó khăn hơn về mặt kỹ thuật so với
việc nếu tất cả những nội dung này được quy
định trong một văn bản duy nhất.
Thứ hai, việc không trực tiếp quy định
một nội dung cốt lõi của NQTM như bí
quyết kinh doanh mà quy dẫn đến các luật
khác nhau (Luật SHTT và Luật Cạnh tranh)
là nguồn gốc của sự mất an toàn pháp lý, bởi
các văn bản luật chuyên ngành này có thể
được sửa đổi16 và trong quá trình ấy, các quy
định về bí quyết kinh doanh không chắc còn
phù hợp với bí quyết kinh doanh mà nhà lập
pháp hiểu vào thời điểm xây dựng Luật
Thương mại năm 2005.
Thứ ba, các luật chuyên ngành mà
Luật Thương mại năm 2005 dẫn chiếu tới có
mục đích không giống với Luật Thương mại
năm 2005 do có đối tượng điều chỉnh khác,
nên nội dung của các quy định chưa chắc đã
phù hợp với NQTM. Thật vậy, nếu như Luật
Thương mại năm 2005 sử dụng khái niệm
“bí quyết kinh doanh” thì Luật SHTT và
Luật Cạnh tranh lại sử dụng khái niệm “bí
mật kinh doanh”. Ngoài việc không thống
nhất về thuật ngữ có thể dẫn tới các tranh
luận về ngôn từ khi có tranh chấp xảy ra, thì
sự đa dạng về nguồn và quy định không
giống nhau của các nguồn luật khác nhau về
cùng một vấn đề còn làm phát sinh thêm
một khó khăn nữa về thứ tự ưu tiên áp dụng.
Theo khoản 23 Điều 4 Luật SHTT năm
2005 (đã được sửa đổi năm 2009), “bí mật
kinh doanh” là “thông tin thu được từ hoạt
động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc
lộ và có khả năng sử dụng trong kinh
doanh”. Trong khi đó, theo Luật Cạnh tranh
năm 2004, bí quyết kinh doanh “không phải
là hiểu biết thông thường; có khả năng áp
dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng
sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi
thế hơn so với người không nắm giữ hoặc
không sử dụng thông tin đó17; được chủ sở
hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để
thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ
dàng tiếp cận được (khoản 10 Điều 3). Khái
niệm “bí mật kinh doanh” nêu tại Luật Cạnh
tranh tương thích với quy định của nhiều
nước và phù hợp với NQTM18 hơn khái
niệm “bí mật kinh doanh” quy định tại Luật
SHTT. Chẳng hạn, theo pháp luật của EU19,
bí quyết kinh doanh phải thỏa mãn ba tiêu
chí: i) phải là thông tin mật; ii) phải tạo lợi
thế cạnh tranh cho người sử dụng; iii) được
chủ sở hữu bảo mật bằng các phương tiện
cần thiết. Khi có tranh chấp về “bí quyết
kinh doanh” chúng ta không biết chắc chắn
sẽ phải áp dụng khái niệm “bí mật kinh
doanh” nêu tại Luật Cạnh tranh năm 2004,
hay khái niệm “bí mật kinh doanh” nêu tại
Luật SHTT năm 2005.
Nhiều nghiên cứu so sánh pháp luật
Việt Nam với pháp luật của châu Âu, cũng
như pháp luật của Mỹ với Pháp, đã cho thấy
việc dẫn chiếu tới các văn bản luật chuyên
ngành (Luật SHTT và Luật Cạnh tranh) là
không phù hợp và là trở ngại đối với sự phát
triển của loại hình này. Chính vì vậy, ở Pháp,
tòa án đã phải nhiều lần diễn giải và thay đổi
quan điểm về cách diễn giải các quy định về
nhãn hiệu và bí quyết kinh doanh của Bộ
luật SHTT cho các vụ việc liên quan đến
NQTM. Tương tự như vậy với các quy định
của Luật Cạnh tranh. Ở châu Âu, Ủy ban
châu Âu đã đưa ra các nghị định và các văn
bản hướng dẫn trong đó có các quy định
chuyên biệt về nhãn hiệu, bí quyết kinh
21
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Nhiều quy định liên quan đến nhãn hiệu trong Luật SHTT năm 2009 không còn giống như trong Luật SHTT năm
2005.
17 Đây là sự khác biệt căn bản giữa hai đạo luật về cùng một khái niệm “bí mật kinh doanh”.
18 Ngô Quốc Chiến, Một số điều khoản độc quyền trong hợp đồng NQTM. So sánh pháp luật Việt Nam, Pháp và Liên
minh châu Âu, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 67, tháng 6/2014.
19 Nghị định số 330/2010 của Ủy ban châu Âu ngày 20/4/2010 về áp dụng điều 101, đoạn 3, Hiệp định về vận hành
Liên minh châu Âu, liên quan đến các nhóm thỏa thuận theo chiều dọc và các hành vi thỏa thuận.
doanh và các điều khoản hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng NQTM. Việt Nam có lẽ
không nên theo cách làm của Pháp, mặc dù
việc hình thành án lệ và áp dụng án lệ đã
được công nhận ở Việt Nam, nhưng việc này
cũng có khá nhiều nhược điểm20. Có lẽ
chúng ta nên tham khảo cách làm của châu
Âu, đó là có các quy định chuyên biệt về bí
quyết kinh doanh và nhãn hiệu trong NQTM.
4. Mối quan hệ giữa nhượng quyền
thương mại và pháp luật cạnh tranh
Một trong những mục tiêu của NQTM
là nhân rộng mô hình kinh doanh đã được
bên nhượng quyền thực hiện thành công trên
một phạm vi địa lý nhất định. Vì vậy, việc
tạo ra và duy trì tính độc đáo và đồng nhất
của mô hình kinh doanh đóng vai trò then
chốt. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến mô
hình kinh doanh là chất lượng hàng hoá,
dịch vụ (gọi chung là sản phẩm); nhãn hiệu
hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên
thương mại của bên nhượng quyền; hoạt
động quảng cáo, khuyến mại; phương thức
phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh
doanh Tính đồng nhất trong các mắt xích
của chuỗi NQTM chỉ có thể được bảo đảm
khi các bên nhận quyền tuân thủ trung thành
mô hình kinh doanh, khai thác bí quyết kinh
doanh một cách nhất quán trong toàn mạng
lưới NQTM. Để đạt được mục đích này, bên
nhượng quyền thường đưa vào hợp đồng các
điều khoản độc quyền về lãnh thổ, độc
quyền cung cấp sản phẩm, và trong một số
trường hợp còn ấn định giá bán lại sản
phẩm. Nếu như các thỏa thuận có bản chất
hạn chế cạnh tranh này là cần thiết để duy
trì sự ổn định của hệ thống, bảo vệ bí quyết
kinh doanh, uy tín của hệ thống, thì mặt
khác, chúng có thể ảnh hưởng tới lợi ích của
bên nhận quyền, người tiêu dùng và các
doanh nghiệp khác trên thị trường sản phẩm
liên quan. Trong một số trường hợp, bên
nhận quyền - về nguyên tắc là thương nhân
độc lập - trở thành người làm thuê cho bên
nhượng quyền, hoặc trở thành bàn đạp để
nhà cung cấp nước ngoài chiếm lĩnh thị
trường. Vậy phải điều hòa như thế nào lợi
ích riêng của các bên trong hợp đồng và lợi
ích chung của thị trường? Pháp luật Việt
Nam chưa có câu trả lời rõ ràng cho các câu
hỏi này.
Một nghiên cứu so sánh pháp luật của
Việt Nam với pháp luật của Pháp và pháp
luật của Liên minh châu Âu21 đã cho thấy,
pháp luật hợp đồng và pháp luật cạnh tranh
mặc dù hướng tới các mục đích khác nhau
nhưng cùng có chung tác dụng là phòng
ngừa và trừng phạt các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh. Tại Pháp, thẩm phán thường
xuyên áp dụng kết hợp các quy định của
pháp luật cạnh tranh và các quy định chung
của pháp luật hợp đồng để trừng phạt các
hành vi cản trở tự do cạnh tranh. Phân tích
án lệ ở Pháp cho chúng ta thấy sự cân bằng
hợp đồng thiết lập bởi pháp luật dân sự và
lôgic cạnh tranh thiết lập bởi pháp luật cạnh
tranh hòa nhập chặt chẽ với nhau trong một
mục đích cụ thể là phòng ngừa và trừng phạt
bên nhượng quyền lạm dụng thế mạnh của
mình để ngăn cản bên nhận quyền tự do
cạnh tranh. Đây có thể cũng là một hướng
áp dụng cho các cơ quan giải quyết tranh
chấp của Việt Nam, vì nó đặc biệt hiệu quả
để giải quyết các tranh chấp liên quan đến
các thỏa thuận cạnh tranh nhỏ (và như vậy
được miễn trừ theo các quy định của pháp
luật cạnh tranh).
Phân tích án lệ ở Pháp và ở châu Âu
cũng cho thấy, việc xác định các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trên thực tế không hề đơn
22
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Xem: Ngô Quốc Chiến và Medhi Kebir, Tính hồi tố của án lệ và thay đổi án lệ, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 17 và
18 tháng 9/2013.
21 Ngô Quốc Chiến, Một số điều khoản độc quyền trong hợp đồng NQTM. So sánh pháp luật Việt Nam, Pháp và Liên
minh châu Âu, tlđd.
giản, đặc biệt là các thỏa thuận ấn định giá
trá hình. Thẩm phán phải xem xét rất tỉ mỉ
đối với từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, bên
cạnh việc nỗ lực làm rõ hơn các quy định
của pháp luật thì việc nâng cao trình độ của
đội ngũ giải quyết tranh chấp liên quan đến
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng cần
được đặc biệt chú ý.
Tại châu Âu, giống như đối với các
đối tượng sở hữu công nghiệp, các quy định
liên quan đến cạnh tranh trong NQTM cũng
được quy định trong các văn bản luật
chuyên ngành để có thể tính đến sự đặc thù
của NQTM. Đây cũng là cách mà Việt Nam
có thể áp dụng.
5. Một số nội dung khác
5.1 Điều kiện đối với bên nhượng
quyền
Đây là nội dung được quy định tại
Điều 5 Nghị định 35, theo đó một trong các
điều kiện để thương nhân được phép cấp22
quyền thương mại khi “hệ thống kinh doanh
dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt
động ít nhất 1 năm” (khoản 1). Quy định
thời gian hoạt động tối thiểu của bên nhượng
quyền là 1 năm để có thể trở thành chủ thể
NQTM là không hợp lý. Thực tế cho thấy
trong NQTM, thời gian hoạt động không
đóng vai trò quyết định sự thành bại của cơ
sở nhận quyền và hệ thống NQTM mà chỉ
có tác dụng củng cố niềm tin và sự an tâm
cho bên dự kiến nhận quyền. Thứ tạo ra
niềm tin và sự an tâm nhất cho bên nhận
quyền là khả năng sinh lời của hoạt động. Vì
vậy, theo chúng tôi nên thay quy định về
thời gian hoạt động bằng tiêu chí hoạt động
có lãi trong một khoảng thời gian nhất định.
5.2 Quyền của các bên trong hợp
đồng NQTM
Quyền của bên nhượng quyền và của
bên nhận quyền được quy định lần lượt tại
Điều 286 và Điều 288 Luật Thương mại
năm 2005. Chúng tôi khuyến nghị bỏ các
quy định này, vì hai lý do: Thứ nhất, quyền
phát sinh từ hợp đồng NQTM do các bên tự
do thỏa thuận mà không cần sự can thiệp của
cơ quan lập pháp; Thứ hai, hợp đồng NQTM
có bản chất là hợp đồng song vụ, trong đó
quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên
kia, nên Luật chỉ cần quy định một số nghĩa
vụ bắt buộc mà các bên không thể loại trừ
thông qua thỏa thuận hợp đồng là đủ.
5.3 Nghĩa vụ của bên nhận quyền
Điều 289 Luật Thương mại năm 2005
liệt kê 7 nghĩa vụ khác nhau, trong đó có hai
loại nghĩa vụ cần được xem xét lại.
Thứ nhất, liên quan đến nghĩa vụ cung
cấp thông tin. Quy định này nên được sửa
đổi và bổ sung. Điều 289 Luật Thương mại
năm 2005 sử dụng khái niệm “nghĩa vụ” còn
Điều 9 Nghị định 35 lại coi đó là “trách
nhiệm”. Như đã phân tích, đây không phải
là hai khái niệm đồng nhất. Điều 287 Luật
Thương mại năm 2005 là một quy phạm tùy
nghi, chỉ được áp dụng khi các bên “không
có thỏa thuận khác”. Như vậy, bên nhận
quyền có thể không cung cấp thông tin cho
bên nhượng quyền nếu hợp đồng có điều
khoản loại trừ. Trong khi đó, Nghị định 35
coi đây là “trách nhiệm” mà bên nhận quyền
không thể thoái thác. Như vậy đã có sự mâu
thuẫn giữa các văn bản. Cần coi cung cấp
thông tin là một nghĩa vụ luật định mà các
bên không thể loại trừ bằng một thỏa thuận
hợp đồng.
23
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Về mặt thuật ngữ, không nên dùng từ “cấp” mang nặng tính hành chính, chỉ phù hợp với quan hệ giữa Nhà nước và
tư nhân, mà nên dùng từ “nhượng” cho đúng với bản chất của NQTM.
23 Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo
cho bên kia biết.
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm
bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật
khác.
Thứ hai, liên quan đến nghĩa vụ giữ bí
mật về bí quyết kinh doanh. Bí quyết kinh
doanh là một tập hợp các thông tin có khả
năng tạo lợi thế cho người sử dụng. Một bí
quyết kinh doanh chỉ được bảo hộ khi chủ
sở hữu bảo mật nó bằng các biện pháp cần
thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải
tất cả các thông tin cấu thành bí quyết kinh
doanh đều là các thông tin mật. Hơn nữa,
một bộ phận của bí quyết kinh doanh được
thể hiện ra bên ngoài thông qua các chính
sách quảng cáo, khuyến mãi, bài trí cửa
hàng, đồng phục và phong cách phục vụ của
nhân viên Bí quyết kinh doanh vào thời
điểm kết thúc hợp đồng có thể khác với bí
quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền
cung cấp cho bên nhận quyền vào thời điểm
giao kết hợp đồng, bởi bí quyết này có thể
được chỉnh sửa theo thời gian cho phù hợp
với thị trường. Đóng góp vào sự chỉnh sửa
bí quyết kinh doanh đó có thể có công sức
của bên nhận quyền. Vậy sẽ là không hợp lý
khi buộc bên nhận quyền không được tiết lộ
và sử dụng những thông tin do chính mình
tạo ra.
Theo nguyên tắc thiện chí, bên nào có
thông tin có khả năng ảnh hưởng đến quyết
định giao kết hợp đồng thì phải cung cấp
cho bên kia. Và cũng trên cơ sở thiện chí,
người nhận được thông tin mật trong quá
trình giao kết hợp đồng có nghĩa vụ giữ bí
mật những thông tin ấy để không làm ảnh
hưởng đến lợi ích của người đã cung cấp
thông tin cho mình. Quy định này đã được
luật hóa vào Bộ luật Dân sự năm 201523.
Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản
hướng dẫn chỉ quy định nghĩa vụ giữ bí mật
đối với bên nhận quyền, mà không có quy
định tương tự đối với bên nhượng quyền.
Theo chúng tôi, cần bổ sung quy định về giữ
bí mật thông tin đối với bên nhượng quyền
và mở rộng phạm vi bảo mật, không chỉ đối
với các thông tin được trao đổi trước khi ký
kết hợp đồng, mà còn cả các thông tin trao
đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5.4 Thời hạn và thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng NQTM
Các nội dung này được quy định tại
các Điều 13 và 14 của Nghị định 35. Khoản
2 Điều 14 không hợp lý khi không quy định
về mối quan hệ về hiệu lực của phần liên
quan đến sở hữu công nghiệp và hợp đồng
NQTM. Chẳng hạn, các bên thỏa thuận rằng
hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực từ 1/1/2017,
nhưng cho tới tháng 2/2017 mà phần liên
quan đến SHTT vẫn chưa có hiệu lực (vì lý
do chưa xong thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu chẳng hạn) thì hợp đồng có hiệu lực
hay không? Luật Thương mại năm 2005
không cho câu trả lời. Theo chúng tôi, thời
hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
là những nội dung mà các bên có thể tự do
thỏa thuận, không nên quy định trong luật
chuyên ngành. Trường hợp các bên không
quy định thì áp dụng các quy định của Bộ
luật Dân sự về hợp đồng.
5.5 Đơn phương chấm dứt hợp đồng
NQTM
Quy định của khoản 1 Điều 16 Nghị
định 35 cho phép chúng ta hiểu rằng, chỉ cần
bên nhượng quyền vi phạm bất kỳ nghĩa vụ
nào trong số 5 nghĩa vụ nêu tại Điều 287
Luật Thương mại năm 2005 là bên nhận
quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Trong khi đó, lẽ ra một vi phạm phải
đủ nghiêm trọng hoặc vi phạm lặp lại mới
có thể dẫn tới việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng. Quy định này bất lợi cho bên
nhượng quyền, như có thể dẫn đến tình trạng
bên nhận quyền lợi dụng những vi phạm nhỏ
của bên nhượng quyền để chấm dứt hợp
đồng NQTM. Ngoài ra, Điều 16 Nghị định
35 chỉ quy định trường hợp đơn phương
chấm dứt hợp đồng là chưa hợp lý. Khi một
bên vi phạm cơ bản hợp đồng khiến cho bên
bị vi phạm không đạt được lợi ích mong
muốn từ việc giao kết hợp đồng thì có thể
dẫn tới chế tài hủy bỏ hợp đồng. Ngoài ra,
khi hợp đồng mà các bên đặt tên hợp đồng
NQTM có thể bị xác định lại bản chất, khi:
24
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
i) thiếu một trong các yếu tố cấu thành bản
chất của hoạt động NQTM (nhãn hiệu, bí
quyết kinh doanh, trợ giúp kỹ thuật); ii) bên
nhượng quyền trợ giúp thái quá khiến cho
bên nhận quyền trở thành người làm thuê
cho bên nhượng quyền. Cuối cùng, sự vi
phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin có thể dẫn
tới khả năng hợp đồng bị vô hiệu.
Chúng tôi khuyến nghị bỏ quy định
này vì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
hay hủy hợp đồng là các nội dung mà các
bên có thể tự do thỏa thuận. Trường hợp các
bên không thỏa thuận thì áp dụng các quy
định trong Chương VII Luật Thương mại
năm 2005 hoặc các quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2015.
5.6 Nhượng quyền lại
Khoản 1 Điều 290 Luật Thương mại
năm 2005 quy định: “Bên nhận quyền có
quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi
là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp
thuận của bên nhượng quyền”. Khái niệm
“nhượng quyền lại cho bên thứ ba” dễ gây
hiểu nhầm với “chuyển giao quyền thương
mại” vốn thực chất là chuyển giao hợp đồng
NQTM. Vì vậy, cần sử dụng thuật ngữ
“nhượng quyền thứ cấp” như đã nêu tại
Nghị định 35.
5.7 Đăng ký NQTM
Các quy định về đăng ký NQTM nằm
rải rác tại các Điều 291 Luật Thương mại
năm 2005, Điều 17 Nghị định 35, Điều 3
Nghị định 120.
Thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm
quyền trước khi ký kết hợp đồng NQTM
làm cho hợp đồng này ngoài các thủ tục của
một hợp đồng thương mại thông thường còn
phải trải qua thêm một quá trình xét duyệt.
Các quy định này có thể là phù hợp khi
NQTM mới xuất hiện ở Việt Nam, giúp cho
cơ quan nhà nước dễ quản lý. Tuy nhiên, đến
nay các quy định về đăng ký gây trở ngại
cho doanh nghiệp và làm chậm đà phát triển
của mô hình kinh doanh này. Chúng tôi
khuyến nghị bỏ toàn bộ các quy định về
đăng ký, hoặc tích hợp các quy định nằm rải
rác ở các văn bản nói trên vào một điều duy
nhất trong Luật Thương mại.
5.8 Chế tài đối với hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động NQTM
Mức xử phạt hành chính hiện nay quá
thấp, không đủ sức răn đe. Nhiều nước đã
có những chế tài hình sự áp dụng cho các vi
phạm về nghĩa vụ cung cấp thông tin, thông
tin sai lệch24. Chúng tôi cho rằng, cần nâng
cao mức phạt để tăng tính răn đe, đồng thời
tích hợp các quy định rải rác ở các văn bản
khác nhau vào Luật Thương mại để đảm bảo
dễ tiếp cận và áp dụng. Việc tích hợp cũng
có thể được thực hiện đối với các quy định
về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành
chính (Điều 25 Nghị định 35) và khiếu nại,
tố cáo (Điều 26 Nghị định 35). Việc tích hợp
này sẽ làm giảm được số lần quy dẫn (theo
cách quy định cũ thì Luật Thương mại năm
2005 dẫn đến Nghị định 35, Nghị định 35
lại dẫn đến Nghị định 120). Nhiều lần quy
dẫn như vậy làm cho việc tiếp cận văn bản
trở nên khó khăn hơn. Tương tự, liên quan
đến điều khoản giải thích từ ngữ (Điều 3
Nghị định 35), thẩm quyền quản lý nhà nước
đối với hoạt động NQTM (Điều 4 Nghị định
35, Điều 3 Nghị định 120), và hàng hoá,
dịch vụ được phép kinh doanh NQTM (Điều
7 Nghị định 35), các nội dung này cũng có
thể được tích hợp vào Luật Thương mại.
Điều này sẽ cho phép tiết kiệm chi phí do
sửa luật kéo theo việc sửa các văn bản
hướng dẫn như trước đây. Ngoài ra, việc tích
hợp cũng giúp cho luật dễ tiếp cận để có thể
áp dụng được ngay và hiệu quả n
25
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Như trường hợp của Pháp, đã phân tích ở trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_sua_doi_mot_so_quy_dinh_lien_quan_den_nhuong_quen_th.pdf