Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường đại học Hồng Đức

Chúng tôi tiến hành kiểm định tính hiệu quả của các tiêu chuẩn đánh giá trên khoá 18, 19 (35 SV), kết quả cho thấy: có 3 SV đạt loại xuất sắc (8,57%), 6 SV loại giỏi (17,14%), 17 SV loại khá (48,57%), 7 SV trung bình (20%) và 2 SV loại yếu, kém (5,7%). Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR là hợp lí. 3. Kết luận Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố chi phối công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR của SV chuyên ngành GDTC (nội dung chương trình học; thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên; cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ dạy học môn BR), bài viết lựa chọn được 4 test đánh giá kết quả học tập cho SV chuyên ngành GDTC, chia làm 2 nội dung cụ thể: nội dung thi kết thúc học phần; nội dung kiểm tra học trình. Kết quả nghiên cứu của bài viết trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV chuyên ngành GDTC ở Trường ĐH Hồng Đức có thể ứng dụng ở các năm học tiếp theo.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường đại học Hồng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 227-231 227 Email:trinhvanbac@hdu.edu.vn ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Trịnh Văn Bắc - Trường Đại học Hồng Đức Ngày nhận bài: 13/06/2018; ngày sửa chữa: 26/06/2018; ngày duyệt đăng: 28/06/2018. Abstract: Basketball is a part of the curriculum of the Department of Physical Education at Hong Duc University. The evaluation and evaluation of teaching and learning results has been highly appreciated by teachers. At the end of each module, test and evalutation are implemented with diverse forms with aim to creat foundation for accreditation of the training quality of the Department. This paper proposes the criteria to evaluate the results of basketball for students of Physical Education at Hong Duc University as a premise and basis for selecting measures to improve the learning quality of the subject. Keywords: Training program, basketball, evaluation criteria. 1. Mở đầu Bóng rổ (BR) là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có 5 người trên sân. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế không cho đối phương ném bóng vào rổ bên mình. BR là một trong những môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Mĩ, Trung Quốc, Canada, Philippines,... BR đang dần phát triển ở Việt Nam và được giới trẻ rất hưởng ứng. Bộ môn thể thao hấp dẫn này đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống của thanh thiếu niên Việt Nam. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thì BR là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong việc khuyến khích con em tham gia vào các hoạt động thể thao nhằm tăng cường thể chất. Cũng như các trường đại học (ĐH), cao đẳng trong cả nước, tại Trường ĐH Hồng Đức, BR là môn học nằm trong chương trình đào tạo của khoa. Vì vậy, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập môn học này đã được đội ngũ giảng viên hết sức coi trọng. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR tại Trường vẫn còn những hạn chế nhất định. Trước tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn BR cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục thể chất (GDTC) Trường ĐH Hồng Đức, làm tiền đề và cơ sở để lựa chọn các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn học này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng các yếu tố chi phối công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức 2.1.1. Chương trình giảng dạy môn Bóng rổ dành cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức (xem bảng 1) Bảng 1. Chương trình giảng dạy dành cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức Nội dung Hình thức Lí thuyết Thảo luận Thực hành Tự học Bài 1: Nguồn gốc, tác dụng môn BR 2 Bài 2: Chạy nghiêng, chạy biến hướng - trượt ngang - trượt tiến - trượt lùi 2 Bài 3: Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 4 Bài 4: Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 1 Bài 5: Kích thước sân bãi - dụng cụ môn BR, tác dụng - Di chuyển không bóng Bài 6: Phân loại kĩ chiến thuật BR 2 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 227-231 228 Bài 7: Dẫn bóng tại chỗ 2 Bài 8: Dẫn bóng di động 1 Bài 9: Tại chỗ chuyền bắt bóng, tại chỗ chuyền bóng 2 tay bật đất 2 Bài 10: Di chuyển chuyền bắt bóng Bài 11: Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 4 Bài 12: Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 1 Bài 13: Dẫn bóng tốc độ Bài 14: Chuyền bóng trong di động 2 Bài 15: Tại chỗ bắt bóng bằng 1 tay 2 Bài 16: Dẫn bóng - chuyền bóng - ném rổ 2 Bài 17: Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 5 Bài 18: Tiếp bóng 2 bước ném rổ 1 2 Bài 19: Bài tập phát triển sức nhanh 1 Bài 20: Dẫn bóng - chuyền bóng - ném rổ Bài 21: Các bài tập phát triển sức mạnh 2 * Thi kết thúc học phần 2 Tổng số tiết 4 32 Bảng 1 cho thấy, chương trình môn BR dành cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức được sắp xếp hợp lí cả về nội dung và thời lượng môn học. Điều này giúp SV nắm được các kiến thức lí thuyết cơ bản về môn BR như: Lịch sử hình thành và phát triển; Phân loại kĩ - chiến thuật môn BR..., đồng thời có các kĩ năng thực hành cơ bản của môn BR. Sau khi học xong chương trình, các em có khả năng giảng dạy cơ bản môn học này. 2.1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên, tài liệu giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức - Về đội ngũ giảng viên: Từ năm 2004 đến nay, bộ môn BR của Khoa GDTC có 2 giảng viên (tuổi đời của các giảng viên còn rất trẻ). Đây cũng là một ưu thế lớn để có thể áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình giảng dạy cho SV chuyên ngành GDTC của Trường. - Về tài liệu giảng dạy: Trong những năm gần đây, tài liệu chuyên môn phục vụ giảng dạy và học tập môn BR trong nhà trường đã được biên soạn và dịch thuật phong phú hơn so với thời gian trước (tài liệu chỉ sử dụng trên cuốn giảng dạy kĩ thuật BR và một số giáo trình viết tay...). - Về cơ sở vật chất (xem bảng 2): Bảng 2 cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ học tập, thực hành cho SV Khoa GDTC đáp ứng được điều kiện giảng dạy. Số lượng SV mỗi khối học thường dao động từ 20- 30 em, mỗi buổi học với 1 sân tập chính. Cơ sở vật chất phục vụ học tập lí thuyết hoàn toàn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Trên thực tế, bộ môn sử dụng luôn khu liên hợp để học. 2.1.3. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức Bảng 2. Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ dạy học môn BR của Trường ĐH Hồng Đức Cơ sở vật chất Số lượng Chất lượng Mức độ đáp ứng Ghi chú * Cơ sở vật chất phục vụ học tập thực hành Sân BR 1 Tốt Đủ Bóng tập 100 Tốt Đủ Đồng hồ bấm giờ 10 Tốt Đủ * Cơ sở vật chất phục vụ học tập lí thuyết Phòng học 1 Tốt Đủ Sử dụng khu liên hợp Máy chiếu 1 Tốt Đủ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 227-231 229 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR của bộ môn trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập của môn học, đánh giá đúng năng lực học tập của SV Khoa GDTC của Trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác này cả về tính khoa học và thực tiễn. Bộ môn BR đã tiến hành hội thảo về những mặt tồn tại trong công tác đánh giá và cho điểm cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức. Từ kết quả hội thảo, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 1) Barem điểm còn thấp. Việc đánh giá kết quả học tập của SV qua các học kì được chúng tôi xây dựng trên trình độ đẳng cấp 3; 2) Cách tính điểm còn chưa chú ý đến các nội dung kiểm tra kĩ thuật. Trong các chương trình học tập, thời gian dành cho rèn luyện kĩ thuật của SV thường chiếm 45-50% tổng thời gian học tập thực hành. Những học phần dành cho kiểm tra có thể chiếm 40% tổng thời gian của học phần đó. Thế nhưng, nội dung kiểm tra kĩ thuật thường chỉ đạt với yêu cầu theo cảm tính của giảng viên. Hơn nữa, theo đánh giá của các chuyên gia, BR là một môn thể thao đòi hỏi về thể lực cũng như đòi hỏi độ chính xác cao về kĩ thuật thì mới đạt thành tích cao. Song trong thực tế, yêu cầu kiểm tra về kĩ thuật còn nhẹ, dẫn đến sự lơ là rèn luyện của SV trong việc tập luyện kĩ thuật; 3) Cách tính điểm còn mang tính bù trừ. Môn học BR bao gồm rất nhiều nội dung, do vậy cách tính điểm trong những năm qua chưa hợp lí, thể hiện ở chỗ điểm học phần là tổng điểm của các nội dung cộng lại trong các học phần đó. Do vậy, điểm cao sẽ kéo môn điểm thấp dẫn đến sự thiếu cân đối trong quá trình đánh giá; 4) Các hình thức kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện. Điều này được thể hiện trong các nội dung kiểm tra về kĩ thuật. Cùng một thời gian học tập như nhau nhưng năng lực tiếp thu của mỗi người sẽ khác nhau. Trong điều kiện đó, các nội dung xây dựng để kiểm tra về khả năng thực hiện kĩ thuật của SV thường được tiến hành đánh giá bằng mặt lượng hoá (như số cm, m, s...) kết hợp với việc đánh giá chủ quan của giảng viên về trình độ tiếp thu kĩ thuật. Bên cạnh đó, việc giảng dạy là đầy đủ các mặt về kĩ thuật, chiến thuật, thể lực nhưng trong quá trình kiểm tra thì thiếu hẳn nội dung kiểm tra về chiến thuật. Chính vì vậy, trong chương trình học mới chúng tôi cũng đã đề xuất ý kiến đưa nội dung kiểm tra kiến thức về chiến thuật BR thông qua bài viết tiểu luận (sẽ được trình bày trong phần sau); 5) Chưa xác định được tỉ trọng giữa điểm thành tích, kĩ thuật và thể lực do chưa chú trọng đến phần đánh giá nên kết quả còn thiếu chính xác. Vì vậy, cần có chỉ tiêu đánh giá được xây dựng một cách khoa học, tiện sử dụng, đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm được thời gian thi/kiểm tra cho cả thầy và trò. Những vấn đề nêu trên khẳng định sự cần thiết phải lựa chọn nội dung và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn BR cho SV chuyên ngành GDTC của Trường ĐH Hồng Đức. 2.2. Lựa chọn nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Bóng rổ của sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức Theo yêu cầu đổi mới chương trình, bộ môn BR tập trung soạn thảo chương trình học tập cũng như xác định các test kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR cho SV chuyên ngành GDTC. Qua phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo, qua quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các giảng viên bộ môn, chúng tôi thu được 5 nội dung đánh giá kết quả học tập cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức, gồm: - Nội dung thi kết thúc học phần: 1) Ném phạt 10 lần (tính số lần vào rổ); 2) Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ); 3) Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực (tính điểm kĩ thuật). - Nội dung kiểm tra học trình: 1) Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ); 2) Lí thuyết: trắc nghiệm 10 câu hỏi (điểm). Để lựa chọn được những nội dung phù hợp nhất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên diện rộng (18 giảng viên giảng dạy môn BR tại Trường). Cách trả lời cụ thể theo 2 mức “tán thành” và “không tán thành”. Chúng tôi lựa chọn các nội dung đạt từ 70% ý kiến tán thành để đánh giá kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức (n = 18) TT Nội dung Kết quả phỏng vấn Tán thành Không tán thành mi % mi % * Nội dung thi học phần 1 Ném phạt 10 lần (tính số lần vào rổ) 16 88,89 2 11,11 2 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ) 18 100 0 0 3 Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực (tính điểm kĩ thuật) 17 94,44 1 5,56 * Nội dung kiểm tra giữa kì và quá trình 1 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ) 16 88,89 2 11,11 2 Lí thuyết: trắc nghiệm 10 câu hỏi (điểm) 17 94,44 1 5,56 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 227-231 230 Bảng 3 cho thấy, cả 5 nội dung đưa ra đều được các giảng viên tán thành cao (đạt từ 88,89-100%) và được lựa chọn để đánh giá kết quả học tập cho SV chuyên ngành GDTC. Về số lượng test kiểm tra, đánh giá học phần cũng như tính phù hợp của các test, đại đa số các ý kiến tại hội thảo đều đồng ý với việc lựa chọn các test đánh giá kết quả học tập chuyên ngành GDTC ở học phần mà bộ môn tiến hành. Như vậy, thông qua hội thảo, đề tài đã xác định được các test đánh giá kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu theo học phần. 2.3. Xác định tính thông báo của các test Bài viết xác định tính thông báo của các test bằng phương pháp tính tương quan thứ bậc Spearman giữa kết quả kiểm tra các test được lựa chọn qua phỏng vấn với kết quả học tập của SV BR khóa ĐH 18, 19 của Khoa GDTC (n = 35). Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4. Bảng 4 cho thấy, các test được lựa chọn qua phỏng vấn đều có đủ tính thông báo cần thiết trên đối tượng SV chuyên ngành GDTC, thể hiện ở r ≥ 0,60 ở ngưỡng p < 0,05. Bảng 5 cho thấy, cả 3 test lựa chọn qua phỏng vấn đều có độ tin cậy cần thiết trên đối tượng SV chuyên ngành GDTC, thể hiện ở r > 0,80 ở ngưỡng xác xuất p < 0,05. Như vậy, qua nghiên cứu, bài viết đã lựa chọn được 4 test đánh giá kết quả học tập cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức, với 2 nội dung cụ thể: Nội dung thi kết thúc học phần: 1) Ném phạt 10 lần (tính số lần vào rổ); 2) Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ); 3) Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực (tính điểm kĩ thuật). Nội dung kiểm tra: 1) Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ); 2) Lí thuyết: trắc nghiệm 10 câu hỏi (điểm). Tuy nhiên, để sử dụng được các test, trong thực tế cần xây dựng tiêu chuẩn phân loại và thang điểm cho đối tượng nghiên cứu. Kiểm tra giai đoạn được tiến hành sau từng học kì, bằng các test đã lựa chọn nhằm xác định độ tin cậy, mức độ phù hợp, mức độ tăng tiến thành tích của các chỉ tiêu, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các thang điểm đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá phân loại. Kết quả kiểm tra chúng tôi trình bày tại bảng 6. Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần xây dựng phương thức đánh giá trình độ kĩ thuật cơ bản theo các mức độ khác nhau: Phân loại trình độ trình độ kĩ thuật cơ bản theo từng chỉ tiêu, bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ kĩ thuật cơ bản theo từng chỉ tiêu. Khắc phục khiếm khuyết bằng cách dùng thang độ C để đánh giá tổng hợp sự phát triển thể lực, trong quá trình đánh giá bằng phương thức này có thể áp dụng quy luật bù trừ, tức là có thể lấy ưu thế của test này để bù lại các test khác có mức độ yếu hơn, miễn sao tổng điểm đạt được của các test nằm trong khoảng xác định để đánh giá. Cách đánh giá này cho phép không nhất thiết phải quan tâm đến mức độ đạt được của từng chỉ tiêu. Bảng 4. Mối tương quan các test với kết quả học tập môn BR của SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức TT Nội dung r p 1 Ném phạt 10 lần (tính số lần vào rổ) 0,851 < 0,05 2 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ) 0,834 < 0,05 3 Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực (tính điểm kĩ thuật) 0,823 < 0,05 4 Trắc nghiệm lí thuyết (điểm) 0,837 < 0,05 Bảng 5. Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá trình độ kĩ thuật cho SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức TT Các test kiểm tra Khóa 18, 19 (n = 35) r Lần 1 ( x ) Lần 2 ( x ) 1 Ném phạt 10 lần (tính số lần vào rổ) 3,6  0,53 3,6  0,45 0,85 2 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần (tính số lần vào rổ) 7,1  0,18 7,35  0,26 0,83 3 Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực (tính điểm kĩ thuật) 3,2  0,12 3,2  0,09 0,82 4 Trắc nghiệm lí thuyết (điểm) 6,23  1,76 6,18  1,76 0,83 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 227-231 231 2.4. Kiểm định tính hiệu quả của các tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức Chúng tôi tiến hành kiểm định tính hiệu quả của các tiêu chuẩn đánh giá trên khoá 18, 19 (35 SV), kết quả cho thấy: có 3 SV đạt loại xuất sắc (8,57%), 6 SV loại giỏi (17,14%), 17 SV loại khá (48,57%), 7 SV trung bình (20%) và 2 SV loại yếu, kém (5,7%). Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR là hợp lí. 3. Kết luận Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố chi phối công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn BR của SV chuyên ngành GDTC (nội dung chương trình học; thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên; cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ dạy học môn BR), bài viết lựa chọn được 4 test đánh giá kết quả học tập cho SV chuyên ngành GDTC, chia làm 2 nội dung cụ thể: nội dung thi kết thúc học phần; nội dung kiểm tra học trình. Kết quả nghiên cứu của bài viết trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV chuyên ngành GDTC ở Trường ĐH Hồng Đức có thể ứng dụng ở các năm học tiếp theo. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Văn Trung - Phạm Văn Thảo (2002). Bóng rổ (Sách giáo khoa dùng cho sinh viên đại học thể dục thể thao). NXB Thể dục thể thao. [2] Nguyễn Đức Văn (2001). Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. [3] Đồng Văn Triệu - Lê Anh Thơ (2000). Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học. NXB Thể dục thể thao. [4] Nguyễn Ngọc Hải (2016). Giáo trình bóng rổ. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [5] Đinh Quang Ngọc (2014). Bóng rổ - Kĩ thuật và phương pháp luyện tập. NXB Thể dục thể thao. [6] Nguyễn Duy Hải (2014). Hướng dẫn kĩ thuật tập luyện môn bóng rổ. NXB Thể dục thể thao. [7] Phạm Văn Đàn (2017). Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ môn Bóng rổ cho sinh viên Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức. Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 46-48; 51. Bảng 6. Thang điểm đánh giá kết quả học tập môn BR của SV chuyên ngành GDTC Trường ĐH Hồng Đức Nội dung kiểm tra Giới tính Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Ném phạt 10 lần - 7 6 5 4 3 2 1 0 0 0 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao 10 lần - >9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực - A B C D Hướng dẫn đánh giá kĩ thuật Nội dung kiểm tra Đánh giá A B C D Ném phạt 10 lần (kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao) - Tư thế chuẩn bị đúng - Phối hợp nhịp nhàng động tác tay, chân, thân mình - Nâng cánh tay - Gập cổ tay, miết các ngón tay vào bóng, rời bóng cuối cùng là 2 ngón trỏ và giữa Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên Thiếu 2 trong 4 yếu tố trên Thiếu 3 yếu tố trở lên Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao - Bước 1 bật dài bắt bóng trên không - Bước 2 nâng đùi, tay đưa bóng lên vị trí ném - Hạ đùi nâng cánh tay ném rổ, người dừng trên không - Gập cổ tay, miết các ngón tay vào bóng, rời bóng cuối cùng là 2 ngón trỏ và giữa Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên Thiếu 2 trong 4 yếu tố trên Thiếu 3 yếu tố trở lên Di động chuyền bắt bóng 2 tay trước ngực - Bắt bóng và thực hiện 2 bước chuyền bóng đúng - Khi chuyền đẩy thẳng 2 tay, gập cổ tay, miết các ngón tay vào bóng - Chuyền bóng về trước người nhân sao cho bóng đến, người đến - Thực hiện di chuyển nhanh bắt bóng thức hiện 2 bước ném rổ Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên Thiếu 2 trong 4 yếu tố trên Thiếu 3 yếu tố trở lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_tieu_chuan_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_mon_bong_ro_cho.pdf
Tài liệu liên quan