Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao ngoại khóa trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

1. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của các CLB TDTT ngoại khóa trong THSC, THPT còn nhiều hạn chế: Số lượng chưa đảm bảo, chất lượng không cao, đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của các CLB TDTT. 2. Số hội viên tại các CLB TDTT ngoại khóa chủ yếu là nam giới, chiếm từ 79%-83%; số lượng hội viên tại mỗi các CLB ở 2 cấp học tương đối đồng đều, trung bình 16-17 hội viên/CLB, đông nhất ở các môn Cầu lông, Bóng bàn, Bóng truyền, Võ vật, còn các môn khác có rất ít hội viên tham gia. 3. Thời gian hoạt động của các CLB này chủ yếu là vào các buổi chiều sau giờ học(69.64%), địa điểm là tại nhà trường( 91.96), tần suất từ 2- 3 buổi/ tuần(77.68%) và thời gian cho một buổi tập từ 30’-60’(64.29%). 4. Động cơ chủ quan chủ yếu do ham thích thể thao (86.18%), tăng cường sức khỏe (82.46%), nâng cao khả năng vận động, phục vụ lao động sản xuất (63.27%); Động cơ khách quan cho thấy: Việc tập luyện TDTT là do ảnh hưởng của bạn bè (60.64%), ảnh hưởng của ngôi sao thể thao (42.98%), ảnh hưởng của truyền thông (38.05%), sự hấp dẫn của môn thể thao (31.5%).

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao ngoại khóa trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 44 THÖÏC TRAÏNG HOAÏT ÑOÄNG CUÛA CAÙC CAÂU LAÏC BOÄ THEÅ DUÏC THEÅ THAO NGOAÏI KHOÙA TRONG CAÙC TRÖÔØNG TRUNG HOÏC CÔ SÔÛ, TRUNG HOÏC PHOÅ THOÂNG TREÂN ÑÒA BAØN TÆNH BAÉC NINH Tóm tắt: Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong lĩnh vực thể dục thể thao, chúng tôi đánh giá thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT làm cơ sở để lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT tại các câu lạc bộ TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ khóa: Thực trạng hoạt động, câu lạc bộ TDTT ngoại khóa, Bắc Ninh. Current status of activities of extra-curricular sports clubs in middle school, high school in Bac Ninh province Summary: By means of routine research in the field of sport, we evaluate the actual status of activities of extra-curricular sports clubs in secondary schools, as the basis for selection of solutions to enhance the movement of physical exercising and sports training in the extra-curricular clubs in secondary schools and high schools in Bac Ninh province. Keywords: Status activities, sport and physical clubs, Bac Ninh. *TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: dhngocqly@gmail.com Đỗ Hữu Ngọc* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học các cấp luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước cũng như bản thân các nhà trường đặc biệt quan tâm. Hiện nay môn thể dục đã được đưa vào giờ học chính khóa trong hệ thống giáo dục phổ thông, tuy nhiên thời lượng còn rất hạn chế, từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông chỉ có 1-2 tiết/ tuần, trong khi đó nhiệm vụ học tập phải hoàn thành nhiều nội dung nên cần thiết phải tiến hành hoạt động TDTT ngoại khóa, đặc biệt là xây dựng các câu lạc bộ (CLB) TDTT ngoại khóa cho học sinh một cách nề nếp là vấn đề rất cần thiết. Qua quan sát thực tế hoạt động ngoại khóa, trong đó có hoạt động của các CLB TDTT tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, có thể nhận thấy, hoạt động của các CLB TDTT còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Số lượng CLB TDTT còn ít, nội dung tập luyện đơn điệu, thời gian hoạt động chưa phù hợp,... mặt khác, chưa tận dụng tốt tiềm năng hiện có của nhà trường như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, hứng thú của học sinh đối với môn thể thao....Nếu tìm được những giải pháp cụ thể kết hợp với tận dụng tốt nhất những tiềm năng hiện có của bản thân các nhà trường sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB TDTT ngoại khóa trong các nhà trường phổ thông, tiến tới nâng cao chất lượng thể chất cho học sinh. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phân tích logic và phương pháp toán học thống kê. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT tỉnh Bắc Ninh 45 Sè 4/2018 Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát 76 trường học (Trong đó có 58 trường THCS và 18 trường THPT). Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (n=76) TT Các trường THCS,THPT trực thuộc THCS THPT Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của CLB TDTT Tổng sốSVĐ đơn giản Nhà đa năng Sân bóng rổ Thảm nhảy cao Bàn bóng bàn Cơ sở vật chất khác 1 TP Bắc Ninh 9 3 1 5 4 34 9 48 93 2 TX Từ sơn 7 2 0 2 3 25 7 21 59 3 Huyện Tiên du 8 2 0 1 3 21 5 28 59 4 Huyện Yên Phong 6 3 0 3 2 19 8 26 56 5 Huyện Quế Võ 8 2 1 3 3 32 7 39 72 6 Huyện Gia Bình 7 2 1 2 2 27 6 27 55 7 Huyện Lương Tài 5 2 1 2 1 24 5 23 47 8 Huyện Thuận Thành 8 2 1 1 2 31 7 28 62 Tổng số 58 18 5 22 20 158 54 244 503 Qua bảng 1 cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC trong nhà trường nói chung và hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong nhà trường nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay còn nhiều hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Sân vận động đơn giản chỉ chiếm 6.57%, nhà đa năng chiếm 28.94%, sân bóng rổ chiếm 26.31% số trường được khảo sát..., diện tích nhỏ, hẹp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cơ sở vật chất của từng trường, mặt khác chất lượng không cao, hoạt động GDTC chính khóa và ngoại khóa của học sinh vẫn chủ yếu vẫn tổ chức trên sân sinh hoạt chung của trường. 2. Đặc điểm đối tượng tham gia CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.1 Thực trạng phân bổ số lượng hội viên tham gia tập luyện thường xuyên trong các CLB TDTT ngoại khóa tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Trước hết đề tài tiến hành điều tra số lượng các CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT Tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở đánh gái phong trào tập luyện TDTT trong lĩnh vực này. Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 76 nhà trường được điều tra thì có 18 trường không có CLB TDTT ngoại khóa, 4 trường có 5 CLB TDTT các môn, 11 trường có 3 CLB TDTT, 16 trường có 2 CLB TDTT và 27 trường chỉ có 1 CLB TDTT. Kết quả điều tra đã phản ánh phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa dưới hình thức CLB tại các trường THCS, THPT chưa được đồng đều và rộng khắp các trường. Bằng phương pháp tham khảo tài liệu, đề tài tiến hành tổng hợp và phân tích thực trạng phân bổ số lượng hội viên tại các CLB TDTT. Kết quả trình bày tại bảng 2. Tại bảng 2 cho thấy: Trong tổng số 76 trường được tiến hành điều tra có 112 CLB TDTT ngoại khóa sinh hoạt thường xuyên, trung bình mỗi CLB TDTT có 17 hội viên tập luyện theo các môn thể thao và được phân bổ cụ thể như sau: Cao nhất ở môn cầu lông, có 607 hội viên chiếm 33.28%; bóng bàn có 376 hội viên, chiếm tỷ lệ 20.62%; ít nhất là các môn khác như cờ vua, cờ tướng,... có 23 hội viên tham gia tập luyện thường xuyên chiếm tỷ lệ nhỏ là 1.26%. 2.2. Thành phần đối tượng tham gia CLB TDTT CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh BµI B¸O KHOA HäC 46 Về đối tượng tham gia sinh hoạt tại CLB TDTT trong các trường THCS, THPT chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi các cán bộ trong ban chủ nhiệm, HLV, HDV tại 112 CLB TDTT trong 76 trường phổ thông trong đó có 34 CLB TDTT học sinh THPT và 78 CLB TDTT của học sinh THCS với tổng số 112 phiếu hỏi. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy: Đối với cấp THCS số Bảng 3. Kết quả phỏng vấn về thành phần đối tượng tham gia tại CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (n = 112) Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tỷ lệ % HS tham gia CLB TDTT % Giới tính Số hội viên/ CLB Tỷ lệ % HS tham gia CLB TDTT % Giới tính Số hội viên/ CLBLớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Nam Nữ Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Nam Nữ 22 27 35 16 83 17 17 52 32 16 79 21 16 lượng hội viên trung bình là 17 học sinh/CLB TDTT, trong đó chủ yếu là các học sinh nam chiếm tới 83%, học sinh nữ chiếm 17% số học sinh tham gia CLB TDTT. Số lượng học sinh tham gia hoạt động tại CLB TDTT đông nhất là khối 8 chiếm 35% tổng số hội viên, sau đó là khối 7 chiếm 27%, khối 6 chiếm 22 %, ít nhất là khối 9 chiếm 16%. Đối với cấp THPT số lượng hội viên trung bình là 16 học sinh/CLB TDTT, trong đó chủ yếu cũng là các học sinh nam chiếm tới 79%, học sinh nữ chiếm 21% số học sinh tham gia CLB TDTT. Số lượng học sinh tham gia đông nhất là khối 10 chiếm 52% tổng số hội viên, sau đó là khối 11 chiếm 32%, ít nhất khối 12 chỉ chiếm 16%. Điều này cũng dễ hiểu vì các em học sinh lớp 9 và 12 là học sinh lớp cuối cấp, các em cần dành nhiều thời gian để ôn tập thi cuối cấp và lấy điểm xét tuyển vào đại học, chính vì vậy mà các em không có hoặc ít dành thời gian tham gia hoạt động tại các CLB TDTT ngoài khóa trong nhà trường. 3. Thực trạng về tổ chức hoạt động, nguồn kinh phí dành cho hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 3.1. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Để tìm hiểu thực trạng về tổ chức hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong trường THCS, THPT Tỉnh Bắc Ninh thông qua phỏng vấn các cán bộ quản lý, cán bộ trong ban chủ nhiệm các CLB TDTT ngoại khóa về các nội dung như thời gian, địa điểm tập luyện và tần suất tập luyện của CLB TDTT hiện nay. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Kết quả phỏng vấn tại bảng 4 cho thấy: - Về thời gian tập luyện: Đa số CLB hoạt động vào các buổi chiều, có 78 CLB chiếm 69.64% và 34 CLB hoạt động không cố định về mặt thời gian, thường được tổ chức ngay sau các tiết học cuối cùng của ngày học chiếm 30.36%. - Về địa điểm tập luyện: Chủ yếu diễn ra ngay trong khu vực nhà trường, có 103 CLB chiếm 91.96%; 8 CLB hoạt động tại công viên nơi công cộng, chiếm 8.04% và không có CLB nào tổ chức hoạt động tại các địa điểm thuê. Bảng 2. Thực trạng phân bổ số lượng hội viên tham gia các CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (n = 76) Số lượng trường điều tra Số lượng CLB điều tra Số hội viên trung bình/ CLB Số người tập các môn thể thao Cầu lông Bóngchuyền Bóng đá Bóng bàn Võ vật các môn khác mi % mi % mi % mi % mi % mi % 76 112 17 607 33.28 314 17.21 292 16 376 20.62 212 11.63 23 1.26 47 Sè 4/2018 Bảng 4. Thực trạng về tổ chức hoạt động của CLB TDTT khóa trong trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (n = 112) TT Nội dung mi % 1 Thời gian tập luyện Buổi sáng 0 0 Chiều 78 69.64 Không cố định 34 30.36 2 Địa điểm tập luyện Tại nhà trường 103 91.96 Địa điểm thuê 0 0 Công viên, nơi công cộng 9 8.04 3 Tần suất tập luyện trong tuần 1 buổi 18 16.07 2-3 buổi 87 77.68 4 buổi trở lên 0 0 Thỉnh thoảng 7 6.25 4 Thời gian tối đa cho mỗi buổi tập 30’ trở xuống 8 7.14 30’ – 60’ 72 64.29 60’ – 120’ 32 28.57 120’ trở lên 0 0 Trong điều kiện khó khăn về csân bãi tập luyện, sân trường tại các trường học được sử dụng làm sân tập nhiều môn thể thao - Về tần suất hoạt động của các CLB TDTT ngoại khóa trong nhà trường hiện nay chủ yếu tổ chức hoạt động 2 – 3 buổi/tuần (87 CLB chiếm 77.68%), 18 CLB hoạt động 1 buổi/tuần (16.07%), 7 CLB thỉnh thoảng mới hoạt động (6.25%), (đây là những CLB đội tuyển thường chỉ tập luyện để chuẩn bị cho các giải thi đấu) và không có CLB nào hoạt động 1 tuần từ 4 buổi trở lên. - Về thời gian tối đa được sử dụng cho mỗi buổi tập: Có 72 CLB sử dụng thời gian cho mỗi buổi tập từ 30’ đến 60’, chiếm 64.29%; 32 CLB sử dụng thời gian cho mỗi buổi tập từ 60’ đến 120’, chiếm 28.57%; 8 CLB sử dụng thời gian cho mỗi buổi tập từ 30’ trở xuống, chiếm 7.14% và không có CLB nào sử dụng thời gian cho mỗi buổi tập từ 120’ trở lên. 3.2.Thực trạng kinh phí dành cho hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT tỉnh Bắc Ninh Để tìm hiểu thực trạng kinh phí dành cho hoạt động của các CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý, cán bộ trong ban chủ nhiệm các CLB TDTT. Kết quả được trình bày ở bảng 5. Qua bảng 5 cho thấy: Trong tổng số 76 trường được điều tra với 112 CLB TDTT ngoại khóa của học sinh có 100% các CLB TDTT BµI B¸O KHOA HäC 48 Bảng 5. Thực trạng kinh phí dành cho hoạt động của CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (n = 112) Số trường điều tra Số CLB điều tra Hỗ trợ hoàn toàn Hỗ trợ một phần Không hỗ trợ mi % mi % mi % 76 112 31 27.68 81 72.32 0 0 Bóng rổ hiện đang là môn thể thao được yêu thích tập luyện trong các trường học tại Bắc Ninh (Ảnh minh họa) ngoại khóa trong các trường THCS, THPT hiện nay đều được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động, trong đó có 31 CLB, chiếm 27.68%, được hỗ trợ hoàn toàn và 81 CLB TDTT, chiếm 72.32% số CLB, được nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động. 4. Thực trạng về động cơ tham gia tập luyện TDTT tại các câu lạc bộ TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Trong quá trình điều tra, đề tài tiến hành lựa chọn và điều tra ngẫu nhiên 912 hội viên đang tham gia hoạt động tại các CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh nhằm xác định động cơ tham gia tập luyện TDTT của các hội viên theo 2 tiêu chí: Động cơ chủ quan và động cơ khách quan. Kết quả được trình bày ở bảng 6. Kết quả bảng 6 cho thấy: Về động cơ chủ quan chủ yếu do ham thích thể thao chiếm tỷ lệ 86.18%, tăng cường sức khỏe chiếm 82.46%, để nâng cao khả năng vận động, phục vụ lao động sản xuất chiếm tỷ lệ 63.27%; Về động cơ khách quan tham gia luyện tập TDTT cho thấy: Đa số ý kiến cho rằng, việc tập luyện TDTT là do ảnh hưởng của bạn bè chiếm tỷ lệ 60.64%, ảnh hưởng của ngôi sao thể thao chiếm tỷ lệ 42.98%, ảnh hưởng của truyền thông chiếm tỷ lệ 38.05%, sự hấp dẫn của môn thể thao chiếm tỷ lệ 31.5%. KEÁT LUAÄN 1. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của các CLB TDTT ngoại khóa trong THSC, THPT còn nhiều hạn chế: Số lượng chưa đảm bảo, chất lượng không cao, đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của các CLB TDTT. 2. Số hội viên tại các CLB TDTT ngoại khóa chủ yếu là nam giới, chiếm từ 79%-83%; số lượng hội viên tại mỗi các CLB ở 2 cấp học tương đối đồng đều, trung bình 16-17 hội viên/CLB, đông nhất ở các môn Cầu lông, Bóng 49 Sè 4/2018 Bảng 6. Kết quả điều tra động cơ tham gia tập luyện TDTT của các hội viên CLB TDTT ngoại khóa trong các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (n=912) bàn, Bóng truyền, Võ vật, còn các môn khác có rất ít hội viên tham gia. 3. Thời gian hoạt động của các CLB này chủ yếu là vào các buổi chiều sau giờ học(69.64%), địa điểm là tại nhà trường( 91.96), tần suất từ 2- 3 buổi/ tuần(77.68%) và thời gian cho một buổi tập từ 30’-60’(64.29%). 4. Động cơ chủ quan chủ yếu do ham thích thể thao (86.18%), tăng cường sức khỏe (82.46%), nâng cao khả năng vận động, phục vụ lao động sản xuất (63.27%); Động cơ khách quan cho thấy: Việc tập luyện TDTT là do ảnh hưởng của bạn bè (60.64%), ảnh hưởng của ngôi sao thể thao (42.98%), ảnh hưởng của truyền thông (38.05%), sự hấp dẫn của môn thể thao (31.5%). TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Chính phủ, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. 2. Chính phủ, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. 3. Nguyễn Hữu Bính (2000), “Nghiên cứu xây dựng câu lạc bộ TDTT trong các trường phổ thông trung học khu vực Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 4. Ủy ban TDTT (2003), Quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT ngày 19/9/2003 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ TDTT ở cơ sở. 5. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Thể dục, thể thao việt nam đến năm 2020. (Bài nộp ngày 9/8/2018, Phản biện ngày 13/8/2018, duyệt in ngày 28/8/2018) Nội dung phỏng vấn Kết quả khảo sát (n=912) mi % Động cơ chủ quan tham gia tập luyện TDTT Ham thích 786 86.18 Tăng cường sức khỏe 752 82.46 Giảm béo, làm đẹp 368 40.35 Yêu cầu lao động 0 0.00 Phòng chống bệnh tật 113 12.39 Nâng cao khẳ năng vận động 577 63.27 Động cơ khác 83 9.10 Động cơ khách quan tham gia tập luyện TDTT Ảnh hưởng của truyền thông 347 38.05 Ảnh hưởng của bạn bè 553 60.64 Ảnh hưởng của ngôi sao thể thao 392 42.98 Sự hấp dẫn của môn thể thao 288 31.58 Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường và xã hội 97 10.64 Động cơ khác 64 7.02

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_cua_cac_cau_lac_bo_the_duc_the_thao_ngo.pdf
Tài liệu liên quan