Dịch Covid-19 và chăm sóc mắt

3.9.2. Các tổ chức tham gia giảng dạy trực tuyến Có rất nhiều Trường Đại học, Bệnh viện tổ chức giảng dạy trực tuyến khắp cả nước. Nhưng đầu trong công tác giảng dạy với số lượng tham gia cập nhật kiến thức lớn nhất là Đại học Y Hà Nội với 48 lựa chọn, tiếp đến là các Công ty Dược, trang thiết bị y tế có 34 lựa chọn. 3.9.3. Mức độ hiệu quả của hình thức giảng dạy trực tuyến Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp giảng dạy trực tuyến Cán bộ giảng dạy trực tuyến rất tích cực nhưng với thang điểm từ 1-10 thì giảng dạy trực tuyến không được đánh giá cao. Lý do chủ yếu vì không có sự tương tác nên dễ gây chán, người nghe với tốc độ đều đều nên dễ gây buồn ngủ, ngồi trước màn hình vi tính hay điện thoại thường gây mỏi mắt. Nên chỉ có 5 người đánh giá cao giảng dạy trực tuyến. 3.10. Ý kiến đánh giá và đóng góp về đại dịch 3.10.1. Đánh giá về đại dịch Biểu đồ 6: Đánh giá về các biện pháp phòng chống COVID-19 Khi dịch xảy ra thì việc chống dịch càng trở nên quan trọng, những biện pháp can thiệp phù hợp với tình hình thực tế càng quan trọng để khống chế dịch bệnh xảy ra. Đa số những người tham gia là cảm thấy biện pháp hiện tại của Chính phủ, Ban phòng chống dịch Quốc gia là phù hợp. Một số ít là có ý kiến cần có nhiều biện pháp can thiệp quy mô lớn hơn và một số có cảm nhận là đại dịch này bị phản ứng thái quá của truyền thông. Thật sự chúng ta không thể chủ quan về đại dịch này, cần phải hiểu tầm quan trọng và có cái nhìn đúng về đại dịch. Kết quả từ một cuộc khảo sát tương tự của Đại học Saint Louis cho thấy rằng, tỷ lệ người đánh giá các biện pháp hiện tại phù hợp chỉ là 47% và cần nhiều biện pháp hơn là 44% [5]. Chứng tỏ Việt Nam có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và được đánh giá cao.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 2 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch Covid-19 và chăm sóc mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 33 Bệnh viện Trung ương Huế DỊCH COVID-19 VÀ CHĂM SÓC MẮT Phạm Như Vĩnh Tuyên1, Phan Nhã Uyên1, Hồ Nhật Quang1, Bạch Trọng Hoàng1 DOI: 10.38103/jcmhch.2020.61.5 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thái độ, nhận thức và khả năng xử trí của nhân viên y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc mắt ở thời điểm dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát trực tuyến nhân viên y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc mắt trên toàn quốc, thời gian từ 17/4/2020 đến 22/4/2020. Kết quả: 110 nhân viên y tế đã tham gia khảo sát, trong đó có 94 bác sĩ chiếm tỷ lệ 85,4%. Nhóm tuổi chủ yếu tham gia là từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ 35,5%. Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu từ tuyến tỉnh (35,4%) và tuyến trung ương (22,7%). Chuyên ngành chủ yếu là nhãn khoa tổng quát với 79 người. Các biện pháp phòng dịch được đa số đối tượng tham gia khảo sát (71,8%) đánh giá là phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc tư vấn được chú trọng với 81,8% bệnh nhân nội trú đã được tiến hành tư vấn. Các biện pháp khám bệnh từ xa được quan tâm với 63,6% đối tượng tham gia khảo sát đã thực hiện và có kế hoạch thực hiện. Kết luận: Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc mắt. Các cán bộ y tế đã có thái độ quan tâm, nhiều biện pháp phòng chống dịch đã được đưa ra và thực hiện hiệu quả. Từ khóa: Dịch COVID-19, chăm sóc mắt ABSTRACT EYE CARE DURING COVID-19 PANDEMIC Pham Nhu Vinh Tuyen1, Phan Nha Uyen1, Ho Nhat Quang1, Bach Trong Hoang1 Objective: To investigate attitudes, perceptions and handling ability of medical workers in clinical eye care during the Covid-19 pandemic. Participants and methods: Online survey of medical workers in clinical eye care, from April 17, 2020 to April 22, 2020. Results: 110 medical workers participated in the survey, including 94 doctors, accounting for 85.4%. The main age group of participants is 31-40 years old, accounting for 35.5%. The survey participants were mainly working at the provincial level (35.4%) and the central level (22.7%). The major is general ophthalmology with 79 people. The epidemic prevention measures were considered by the majority of survey participants (71.8%) as appropriate for the actual situation. Counseling was focused with 81.8% of inpatients being consulted. Telemedicine measures are concerned with 63.6% of the survey participants who have implemented and plan to implement. 1. Khoa Mắt, Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 - Ngày nhận bài (Received): 9/4/2020; Ngày phản biện (Revised): 25/04/2020; - Ngày đăng bài (Accepted): 29/05/2020 - Người phản hồi (Corresponding author): Phạm Như Vĩnh Tuyên - Email: phamnhuvinhtuyen@gmail.com; ĐT: 0913 412 363 34 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 ...... I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A với các biểu hiện sốt, ho, có thể kèm theo khó thở. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt bắn từ dịch tiết mũi họng của người bệnh. Một số các báo cáo cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có thể gây viêm kết mạc, như là một dấu hiệu sớm của bệnh COVID-19 hoặc gặp ở bệnh nhân COVID-19 với các triệu chứng toàn thân trầm trọng. Đã có các bằng chứng về sự hiện diện RNA của vi rút SARS-CoV-2 trong nước mắt của bệnh nhân COVID-19 bị viêm kết mạc, mặc dù vi rút này chưa được phát hiện từ phết kết mạc của bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào. Tuy nhiên nguy cơ lây truyền do vi rút xâm nhập qua đường kết mạc mắt là rất cao [1]. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England, đã ghi nhận cương tụ kết mạc ở 9 trong số 1.099 bệnh nhân (0,8%) nhập viện do COVID-19 từ 30 bệnh viện trên khắp Trung Quốc. Không ai trong số các bệnh nhân được ghi nhận là đã đi khám mắt trước đó [2]. Báo cáo từ một viện dưỡng lão ở tiểu bang Washington (Hoa Kỳ), được ghi nhận là ổ dịch COVID-19 lớn, đã cho thấy mắt đỏ là dấu hiệu ban đầu phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi sau đó mắc bệnh COVID-19 [3]. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân nhiễm COVID-19 có biểu hiện viêm kết mạc không cao nhưng đó cũng là một trong những nguồn lây lan COVID-19 ra cộng đồng [1]. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm tìm hiểu thái độ và ứng xử của các cán bộ y tế chuyên ngành nhãn khoa Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19 chúng tôi đã tiến hành khảo sát «COVID-19 và chăm sóc mắt» với mục tiêu nhằm tìm hiểu thái độ, nhận thức và khả năng xử trí của nhân viên y tế công tác trong lĩnh vực nhãn khoa trước dịch bệnh COVID-19. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát trực tuyến được tiến hành với 110 nhân viên y tế công tác trong lĩnh vực nhãn khoa trên toàn quốc với bộ 20 câu hỏi về các biện pháp phòng chống COVID-19 ở thời điểm dịch COVID-19 từ 17/4/2020 đến 22/4/2020. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghề nghiệp Bảng 1: Nghề nghiệp Nghề nghiệp n % Bác sĩ 79 71,8 Bác sĩ nội trú/ học viên 15 13,6 Điều dưỡng 7 6,4 Quản lý cơ sở khám chữa bệnh 6 5,5 Kỹ thuật viên 2 1,8 Khúc xạ viên 1 0,9 Trong 110 nhân viên y tế tham gia khảo sát có 79 bác sĩ (71,8%) và 15 bác sĩ nội trú (13,6%). Bác sĩ chiếm đa số trong thành phần tham gia khảo sát thể hiện sự quan tâm của các bác sĩ mắt đối với dịch COVID-19. 3.2. Tuổi Bảng 2: Độ tuổi Độ tuổi n % 20-30 34 30,9 31-40 39 35,5 41-50 22 20,0 51-60 12 10,9 60+ 3 2,7 Nhóm tham gia khảo sát tương đối trẻ với độ tuổi 31-40 chiếm 35,5%. Đây là nhóm tuổi cập nhật mạng xã hội thường xuyên và tiếp xúc với nhiều bệnh nhân trong quá trình xảy ra dịch bệnh. Conclusion: The COVID-19 epidemic has had a great impact on the clinical eye care. Medical workers were concerned about this epidemic, many epidemic prevention measures have been put in place and implemented effectively. Key words: COVID-19 epidemic, clinical eye care Dịch COVID-19 và chăm sóc mắt Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 35 Bệnh viện Trung ương Huế 3.3. Nơi làm việc Bảng 3 : Nơi làm việc Nơi làm việc n % Tuyến trung ương 25 22,7 Tuyến tỉnh 39 35,5 Tuyến huyện/ quận 19 17,3 Bệnh viện tư/ Phòng mạch tư nhân 27 24,5 Đối tượng tham gia khảo sát làm việc chủ yếu tại tuyến tỉnh trở lên, sau đó là tuyến trung ương thể hiện sự quan tâm của các nhân viên y tế tuyến trên đối với dịch bệnh. 3.4. Chuyên ngành Biểu đồ 1 : Chuyên ngành Đối tượng tham gia khảo sát làm trong lĩnh vực nhãn khoa tổng quát chiếm đa số nên số lượng bệnh nhân sẽ tiếp xúc ban đầu sẽ lớn. 3.5. Thông tin về dịch bệnh COVID-19 3.5.1. Nguồn thông tin về COVID-19 Bảng 4: Nguồn thông tin phòng chống COVID-19 Nguồn thông tin n % Bộ Y tế 95 43,6 Bệnh viện đang công tác 74 33,9 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 25 11,5 Hội Nhãn khoa Việt Nam (VOS) 10 4,6 Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) 8 3,7 TV, báo, đài 3 1,4 Sở Y tế 2 0,9 Bạn bè 1 0,4 Trước tình hình dịch bệnh toàn cầu, cập nhật thông tin về COVID-19 là một trong những hoạt động thiết thực của Chính phủ, Bộ Y tế, các Tổ chức Y tế, bệnh viện và các Ban phòng chống dịch. Qua khảo sát thì có đa số người tham gia khảo sát nhận được khuyến cáo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng chiếm đa số là Bộ Y tế, rồi đến Bệnh viện đang công tác, Tổ chức Y tế Thế giới... 3.5.2. Nguồn thông tin về nhãn khoa liên quan đến COVID-19 Cập nhật thông tin một cách liên tục thông qua các hội Nhãn khoa trong và ngoài nước như VOS (Hội Nhãn khoa Việt Nam), AAO (Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ) có 55 người thông qua các trang web này. 36 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 ...... Biểu đồ 2: Nguồn thông tin về nhãn khoa liên quan đến COVID-19 3.6. Tình hình điều trị trong dịch bệnh COVID-19 3.6.1. Tình hình tư vấn cho các bệnh nhân nội trú Có 81,8% có tham gia tư vấn cho bệnh nhân nội trú, đây là hành động thiết yếu để cùng chung tay phòng chống và kiểm soát dịch. Tư vấn giúp cho bệnh nhân hiểu đúng về dịch, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Nhưng có 18,2% không có tham gia tư vấn, có thể đây là những người tham gia phòng khám tư hoặc công tác ở nơi không có giường bệnh nội trú. Khảo sát của Đại học Saint Louis cho kết quả là tỷ lệ không tư vấn bệnh nhân nội trú lên tới 42% [5], vì tình hình dịch bệnh quá phức tạp ở các quốc gia khác dẫn tới việc không đủ nhân lực, thời gian để tư vấn bệnh nhân. 3.6.2. Tỷ lệ bệnh nhân đến khám trong 2 tuần đầu khi dịch xảy ra Bảng 5: Tỷ lệ bệnh nhân đến khám trong 2 tuần qua Bệnh nhân đến khám n % Không có bệnh nhân đến khám 3 2,7 <25% 39 35,5 25-50% 44 40,0 50-75% 20 18,2 75-100% 4 3,6 Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ giãn cách nên số lượng bệnh nhân đến khám giảm nhiều, có nơi giảm dưới 25%, nhưng đa số giảm trên 50%. Khảo sát từ Đại học Saint Louis cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân đến khám <25% so với bình thường lên tới 56% [5]. Trong thời gian dịch bệnh thì đa số chỉ giải quyết những trường hợp cấp cứu với 85 lựa chọn, những bệnh nhân tái khám định kỳ có 78 lựa chọn, những bệnh lý cấp cứu ở mắt như glocom có 71 lựa chọn và chấn thương, những bệnh cần theo dõi sau phẫu thuật... còn những bệnh không nguy hại đến tình trạng chung thì có thể trì hoãn hoặc được tư vấn khám bệnh từ xa. 3.7. Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh 3.7.1. Dụng cụ bảo hộ được cung cấp đầy đủ khi khám trực tiếp bệnh nhân có nguy cơ mắc/đã mắc COVID-19 82% người tham gia khảo sát đánh giá cơ sở khám chữa bệnh cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ: khẩu trang, mặt nạ chắn giọt bắn, nước rửa tay. 18% không được cung cấp bảo hộ đầy đủ. 3.7.2. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây lan Hạn chế số lượng người nhà vào thăm bệnh, tiến hành sàng lọc bệnh nhân, yêu cầu bệnh nhân và người nhà giữ khoảng cách thích hợp khi đến khám, giảm số lượng nhân viên, sử dụng đồ bảo hộ là những lựa chọn mà các cơ sở y tế lựa chọn phòng chống dịch, bảo vệ cộng đồng và bản thân. Bên cạnh đó có một số lượng rất ít lại có phương án không sử dụng biện pháp phòng ngừa nào. Có quá chủ quan khi không sử dụng biện pháp để phòng ngừa lây lan? Đây là câu hỏi có thể trả lời nhiều phương án nên có thể họ thuộc vào nhóm đóng cửa cơ sở khám chữa bệnh nên không sử dụng biện pháp phòng chống nào. 3.7.3. Giải pháp khám từ xa cho bệnh nhân Khi giãn cách xã hội thì lựa chọn giải pháp khám bệnh từ xa là một giải pháp an toàn và hợp lý, vừa theo dõi sơ bộ được tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh Dịch COVID-19 và chăm sóc mắt Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 37 Bệnh viện Trung ương Huế nhân. Việc này cần phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân. 64% là có thực hiện khám và có kế hoạch tư vấn từ xa và 36% không có kế hoạch cho giải pháp khám từ xa cho bệnh nhân. Khảo sát từ Đại học Saint Louis cho kết quả tương tự với tỷ lệ có khám và có kế hoạch khám từ xa là 67% [5]. 3.8. Thái độ của nhân viên y tế đối với dịch bệnh 3.8.1. Mức độ lo lắng về đại dịch COVID-19 Trong thang điểm từ 1-5 về mức độ lo lắng thì có 24% số người tham gia lo lắng tình hình dịch bệnh, và có 3% hầu như không lo lắng gì về dịch bệnh. Nhưng đứng trong bối cảnh thế giới thì chúng ta rất đang lo lắng tình hình dịch bệnh, nhưng Việt Nam chúng ta đã có phương án phòng chống dịch hợp lý. Với lòng tin tưởng đó nên có 3% người tham gia khảo sát không lo lắng về dịch bệnh đang xảy ra. Khảo sát từ Đại học Saint Louis cho kết quả mức độ lo lắng từ 1 đến 5 lần lượt là 9%, 8%, 21%, 34% và 28%. [5]. Mức độ lo lắng về dịch bệnh của mọi người là khá cao ở Việt Nam và trên thế giới. 3.8.2. Vấn đề lo lắng trong 2 tuần đầu khi dịch xảy ra Biểu đồ 3: Nỗi lo chính khi đại dịch xảy ra Khi xảy ra dịch bệnh, nỗi lo lắng của đa số người tham gia khảo sát là sự lây nhiễm của bệnh cho bệnh nhân hoặc gia đình. Vì bệnh tiếp tục lan truyền trong cộng đồng là mối nguy hại không những cho sức khỏe toàn dân mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục của toàn xã hội. Do không đi làm trong quá trình dịch bệnh nên cũng có 38 người lo lắng về tài chính. 3.8.3. Thái độ xử trí khi khám bệnh nhân nội trú có nguy cơ mắc/đã mắc COVID-19 Bảng 6: Thái độ xử trí khi gặp bệnh nhân nguy cơ mắc/đã mắc COVID-19 n % Chưa gặp trường hợp này 102 92,7 Khám trực tiếp 6 5,5 Khám từ xa (qua điện thoại,) 2 1,8 Tính đến ngày 30/5 nước ta có 327 trường hợp mắc bệnh [4], bệnh nhân sẽ được điều trị những bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhiệt đới... nên những bệnh viện chuyên khoa mắt sẽ không có bệnh đã mắc COVID-19, những trường hợp nguy cơ mắc bệnh cũng đã được phân luồng cách ly, theo dõi điều trị nên có đến 102 người tham gia không tiếp xúc với bệnh nhân có nguy cơ mắc hoặc đã mắc COVID-19. Có 6 người tham gia khám trực tiếp và có 2 người có tham gia khám qua điện thoại. Khảo sát từ Đại học Saint Louis cho kết quả 184 người chưa gặp trường hợp nghi ngờ, 39 trường hợp khám trực tiếp và 61 trường hợp khám từ xa (qua điện thoại) [5]. Cần phải phổ biến thêm hình thức khám bệnh từ xa qua điện thoại trong tình hình đại dịch diễn biến phức tạp. 3.9. Cập nhật kiến thức chuyên môn trong thời gian dịch bệnh 3.9.1. Nguồn cập nhật kiến thức chuyên môn Trong thời gian dịch bệnh, hoạt động thiết thực nhất là cập nhật kiến thức cho bản thân. Và tự cập nhật kiến thức là sự lựa chọn chiếm số lượng lớn người tham gia khảo sát. Bên cạnh đó giảng dạy trực tuyến từ các Trường Đại học, các Bệnh viện chuyên khoa mắt đầu ngành, hội thảo trực tuyến do các công ty Dược, công ty vật tư trang thiết bị y tế cũng diễn ra một cách kịp thời và thiết thực. 38 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 ...... Biểu đồ 4: Các hình thức cập nhật kiến thức chuyên môn 3.9.2. Các tổ chức tham gia giảng dạy trực tuyến Có rất nhiều Trường Đại học, Bệnh viện tổ chức giảng dạy trực tuyến khắp cả nước. Nhưng đầu trong công tác giảng dạy với số lượng tham gia cập nhật kiến thức lớn nhất là Đại học Y Hà Nội với 48 lựa chọn, tiếp đến là các Công ty Dược, trang thiết bị y tế có 34 lựa chọn. 3.9.3. Mức độ hiệu quả của hình thức giảng dạy trực tuyến Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp giảng dạy trực tuyến Cán bộ giảng dạy trực tuyến rất tích cực nhưng với thang điểm từ 1-10 thì giảng dạy trực tuyến không được đánh giá cao. Lý do chủ yếu vì không có sự tương tác nên dễ gây chán, người nghe với tốc độ đều đều nên dễ gây buồn ngủ, ngồi trước màn hình vi tính hay điện thoại thường gây mỏi mắt. Nên chỉ có 5 người đánh giá cao giảng dạy trực tuyến. 3.10. Ý kiến đánh giá và đóng góp về đại dịch 3.10.1. Đánh giá về đại dịch Biểu đồ 6: Đánh giá về các biện pháp phòng chống COVID-19 Khi dịch xảy ra thì việc chống dịch càng trở nên quan trọng, những biện pháp can thiệp phù hợp với tình hình thực tế càng quan trọng để khống chế dịch bệnh xảy ra. Đa số những người tham gia là cảm thấy biện pháp hiện tại của Chính phủ, Ban phòng chống dịch Quốc gia là phù hợp. Một số ít là có ý kiến cần có nhiều biện pháp can thiệp quy mô lớn hơn và một số có cảm nhận là đại dịch này bị phản Dịch COVID-19 và chăm sóc mắt Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 39 Bệnh viện Trung ương Huế ứng thái quá của truyền thông. Thật sự chúng ta không thể chủ quan về đại dịch này, cần phải hiểu tầm quan trọng và có cái nhìn đúng về đại dịch. Kết quả từ một cuộc khảo sát tương tự của Đại học Saint Louis cho thấy rằng, tỷ lệ người đánh giá các biện pháp hiện tại phù hợp chỉ là 47% và cần nhiều biện pháp hơn là 44% [5]. Chứng tỏ Việt Nam có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và được đánh giá cao. 3.10.2. Các ý kiến đóng góp Rất có nhiều ý kiến nhận xét thiết thực giúp cho quá trình phòng chống dịch cũng như giải pháp cho giảng dạy trực tuyến, phòng chống dịch quy mô hơn hay là đưa ra các ý kiến về Hội thảo của Câu lạc bộ của Nhãn khoa như Hội thảo trực tuyến cũng được đưa ra. Nhưng đa số mọi người vẫn muốn nhanh chóng hết dịch để có thể Hội thảo trực tiếp, lúc đó sẽ được trao đổi học tập hiệu quả hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy đứng trước đại dịch chúng ta vẫn ứng biến kịp thời những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải. Để cho một kết quả tốt nhất trong điều kiện cơ sở vật chất không phải là hiện đại nhất. So với các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang được xem là một trong những nước có công tác phòng chống dịch tốt nhất. IV. KẾT LUẬN Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 chúng ta thấy được tầm quan trọng của phòng ngừa dịch bệnh, thái độ tiếp nhận, nhận thức của từng cá nhân rất quan trọng. Nên chúng ta đã đưa ra những xử trí để ứng biến kịp thời trước phức tạp của dịch bệnh, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh, công tác phòng chống dịch, cập nhật kiến thức chuyên môn. Đến thời điểm bây giờ dịch bệnh ở Việt Nam đang tạm yên nhưng tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Chúng ta vẫn nên duy trì các biện pháp phòng chống dịch tối thiểu có thể như khai báo y tế, tấm chắn kính sinh hiển vi, đeo khẩu trang, rửa tay,... để đảm bảo dịch không tái bùng phát. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Seah I. and Agrawal R. (2020), “Can the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Affect the Eyes? A Review of Coronaviruses and Ocular Implications in Humans and Animals”, Ocular Immunology and Inflammation, 28, pp. 391 - 395. 2. Guan W.J., Ni Z.Y., Hu Y., et al. (2020), “Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China”, N Engl J Med, 382, pp. 1708 - 1720. 3. Sidner S. (2020). Care home nurse tells of sudden ways the virus struck her patients. <https://edition.cnn.com/2020/03/23/health/ coronavirus-nurses-inside-washington-care- home/index.html>, accessed: 05/30/2020. 4. Vi-rút corona (COVID-19) - Google Tin tức. <https://news.google.com/covid19/map? hl=vi&gl=VN&ceid=VN:vi>, accessed: 05/30/2020. 5. Ophthalmology practice in the time of COVID-19. <https://docs.google.com/ forms/d/e/1FAIpQLScIQ_6nCOVR8KqbMZ iVSXoYBWTJfd0gexkJkpGgtWmiEO9-fQ/ viewanalytics>, accessed: 05/30/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdich_covid_19_va_cham_soc_mat.pdf
Tài liệu liên quan