Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm nhân phẩm của con người

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tách Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em của Điều 120 của BLHS năm 1999 thành 03 tội danh độc lập là Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152) và Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153). Có thể khẳng định, việc quy định tội danh ghép như quy định tại Điều 120 của BLHS năm 1999 chưa phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như chưa đảm bảo việc phân hóa trách nhiệm hình sự. Do vậy, các điều 151,152 và 153 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)đã quy định thành 03 tội danh độc lập với chính sách xử lý khác nhau. Để đảm bảo tính chất rõ ràng, dễ áp dụng, pháp luật dần hoàn thiện, chi tiết hơn, phù hợp với tinh thần của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thay thế cụm từ “tỷ lệ thương tật” thành “tỷ lệ tổn thương cơ thể” để phù hợp với các văn bản chuyên ngành7; “trẻ em” thành “người dưới 16 tuổi”8; “nhiều người” thành “02 người trở lên”; “phạm tội nhiều lần” thành “phạm tội từ 02 lần trở lên”; “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” thành “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ ” và “làm nạn nhân tự sát”.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm nhân phẩm của con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 16 ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI Lê Văn Lương1 Tóm tắt: Mọi hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của con người, của công dân đều phải bị lên án kịp thời và xử lý phù hợp nhằm tạo lập trật tự pháp luật, duy trì sự ổn định của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân hoàn thiện và phát triển bản thân mình, được sáng tạo và cống hiến không hạn chế. Nhằm tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các hành vi phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người, những giá trị thuộc về phẩm giá của con người. Bài viết đưa ra một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm nhân phẩm của con người để trao đổi cùng bạn đọc. Từ khóa: Trách nhiệm hình sự; phòng ngừa tội phạm; xâm phạm nhân phẩm của con người. Ngày nhận bài: 10/01/2018; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018 ; Ngày duyệt đăng: 30/1/2018. Abstract: All acts of violating legitimate rights, interests of human, citizen must be timely condemned and properly punished to protect social order, maintain the stability of social life, creating favorable condition for individuals to perfect and develop themselves, create and contribute without limitation. With the aim to set up legal ground for the activity of preventing and struggling against the acts of violating dignity of human, values belonging to personal dignity. The article brings forward some new points in the Criminal Code 2015 (amended, supplemented in 2017) on crimes of violating dignity of human for discussion. Keywords: Criminal responsibility; prevention of crime; violating human’s dignity Date of receipt: 10/01/2018; Date of revision: 18/01/2018; Date of approval: 30/1/2018. Chúng ta biết rằng, công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế là giá trị chung của nền văn minh nhân loại, đồng thời, được coi là giá trị tự thân, là các quan điểm, tư tưởng pháp lý tiến bộ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thể chế chính trị luôn coi các quyền và tự do của con người là những giá trị xã hội cao quý nhất. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”2. Như vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước mà ở đó pháp luật được tôn trọng và đề cao, đã chính thức thừa nhận và đảm bảo trên thực tế mọi quyền lợi và nghĩa vụ của con người, của công dân. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định tại chương XIV Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (từ Điều 123 đến Điều 156), trong đó Các tội xâm phạm nhân phẩm của con người được quy định tại 12 điều luật bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146); Tội sử dụng 1 Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh, Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 17 người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội mua bán người (Điều 150); Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152); Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) tạo điều kiện cho việc phát hiện, điều tra, xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả đối với nhóm tội phạm này trong thực tiễn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá toàn diện bối cảnh mới của tình hình hiện nay, nhằm thể chế hóa chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đặc biệt, với sự phát triển, bổ sung và đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành để làm cho các quyền này của người dân được thực hiện trên thực tế3. Trên tinh thần quan điểm đó, sau một thời gian chuẩn bị dự thảo BLHS, thẩm tra dự án BLHS, lấy ý kiến nhân dân, các ban ngành, đoàn thể, các Đại biểu Quốc hội về dự thảo BLHS năm 2015 (sửa đổi), ngày 20/6/2017 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung của BLHS số 100/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đặc biệt, liên quan đến các quy định về các tội xâm phạm nhân phẩm của con người có một số thay đổi cơ bản về vị trí của chương, kỹ thuật lập pháp, hình sự hóa, phi hình sự hóa một số trường hợp phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người, bổ sung và thay đổi một số dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung, sửa đổi quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm nhân phẩm của con người4. Cụ thể: Thứ nhất, thu hẹp phạm vi xử lý về hình sự đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải thể hiện tính khoan hồng và nhân đạo sâu sắc, với ý nghĩa đó, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu nêu trên tại Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 3 TS.Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 4 PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa – TS. Phan Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.179-185. TS. Trần Văn Biên – TS. Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.310-347. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 18 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy, trong tương quan so sánh với BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thu hẹp đáng kể phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm của con người của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 141 (Tội hiếp dâm), 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), 143 (Tội cưỡng dâm), 144 (Tội cưỡng dâm người tử đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi). Thứ hai, quy định không xử lý về hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người Điều 14 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”. Như vậy, thay vì người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện, bất kể tội phạm đó là tội phạm gì thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm của con người, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định theo hướng không xử lý về hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người. Thứ ba, hình sự hóa một số hành vi phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người Hình sự hóa hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147). Thực tiễn cho thấy, Điều 116 BLHS năm 1999 quy định về tội dâm ô với trẻ em chưa bao quát hết các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra trong thời gian qua. Theo quy định của điều luật này, thì hành vi dâm ô đối với trẻ em có thể được thực hiện qua việc dùng tay (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể) chạm, sờ, mó, hôn hít (kích thích) vào những nơi nhạy cảm về tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em làm ngược lại đối với mình, dùng bộ phận sinh dục của mình chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ em (trừ hành vi giao cấu). Tuy nhiên, nhiều trường hợp người phạm tội ép buộc trẻ em phải biểu diễn các hành vi khiêu dâm, đóng phim khiêu dâm hoặc buộc trẻ em phải xem những hình ảnh khiêu dâm... lại không bị xử lý hình sự do không có căn cứ pháp lý. Xuất phát từ thực tế đó, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hình sự hóa hành vi, mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154). Theo đó, người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Việc hình sự hóa các hành vi lợi dụng quy định của pháp luật hiện nay cho phép Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 19 tự nguyện hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác người để thực hiện hành vi mang tính chất thương mại hoặc dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người vào các mục đích khác nhau gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác và ảnh hưởng đến trật tự xã hội cần phải bị trừng trị nghiêm khắc là phù hợp. Bổ sung thêm dấu hiệu định tội: “Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” trong cấu thành tội phạm của Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146). Theo quy định của BLHS năm 1999 thì yếu tố bắt buộc để chứng minh một người phạm tội hiếp dâm (hiếp dâm trẻ em) hoặc cưỡng dâm (cưỡng dâm trẻ em) hoặc giao cấu với trẻ em ở giai đoạn tội phạm hoàn thành là việc thực hiện hành vi “giao cấu” với nạn nhân. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta thời gian qua, hành vi “giao cấu” luôn được hiểu theo nghĩa truyền thống, tại Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử về tội hiếp dâm và một số tội phạm xâm phạm tình dục khác số 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao nêu: “Giao cấu là chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức nhấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội hiếp dâm được coi hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”5. Như vậy, giao cấu được hiểu là hành vi đưa bộ phận sinh dục của nam giới vào âm hộ của nữ giới, với ý thức ấn sâu vào bên trong. Việc hiểu hành vi giao cấu như trên vô hình chung không bao hàm được những trường hợp có hành vi quan hệ tình dục giữa người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) dẫn đến khó khăn trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về tội phạm xâm phạm tình dục của người khác. Chính vì vậy, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung thêm dấu hiệu định tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm tình dục của người khác. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung một số dấu hiệu định khung như: “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ” , “Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh”, “Phạm tội có tổ chức” trong cấu thành tội phạm của các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm của con người. Thứ tư, hoàn thiện về mặt nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp đối với nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm của con người BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi quy định về Tội mua bán người (Điều 150) và Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151). Trước đây, Điều 119 và Điều 120 BLHS năm 1999 quy định về Tội mua bán người và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em nhưng không quy định cụ thể hành vi khách quan của tội phạm, do đó, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự gặp phải những khó khăn nhất định. Theo Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BQP-BTPngày 23/7/2013 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc 5 Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử về tội hiếp dâm và một số tội phạm xâm phạm tình dục khác số 329/HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 20 chiếm đoạt trẻ em6, thì mua bán người là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác để trao đổi người như một loại hàng hóa thuộc trường hợp: Bán người cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua; Mua người để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này thế nào; Dùng người như là tài sản để trao đổi, thanh toán; Mua người để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì các mục đích trái pháp luật khác. Mặc dù vậy, hướng dẫn này vẫn chưa cụ thể, chưa thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính vì thế, Tội mua bán người (Điều 150) và Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã được sửa đổi phù họp hơn để khắc phục được những khó khăn trong thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm theo hướng mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội phạm, bao gồm thủ đoạn phạm tội, hành vi phạm tội và mục đích phạm tội. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tách Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em của Điều 120 của BLHS năm 1999 thành 03 tội danh độc lập là Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152) và Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153). Có thể khẳng định, việc quy định tội danh ghép như quy định tại Điều 120 của BLHS năm 1999 chưa phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như chưa đảm bảo việc phân hóa trách nhiệm hình sự. Do vậy, các điều 151,152 và 153 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)đã quy định thành 03 tội danh độc lập với chính sách xử lý khác nhau. Để đảm bảo tính chất rõ ràng, dễ áp dụng, pháp luật dần hoàn thiện, chi tiết hơn, phù hợp với tinh thần của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thay thế cụm từ “tỷ lệ thương tật” thành “tỷ lệ tổn thương cơ thể” để phù hợp với các văn bản chuyên ngành7; “trẻ em” thành “người dưới 16 tuổi”8; “nhiều người” thành “02 người trở lên”; “phạm tội nhiều lần” thành “phạm tội từ 02 lần trở lên”; “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” thành “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ” và “làm nạn nhân tự sát”. Thứ năm, sửa đổi quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm nhân phẩm của con người BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã điều chỉnh hình phạt ở một số tội phạm cụ thể. Cụ thể, đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) củng với việc quy định hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi về cấu thành tội phạm cơ bản của tội này, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) giảm mức hình phạt đối với hành vi phạm tội, khung hình phạt mới là từ 7 năm đến 15 năm; đối với Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145), BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định thêm hình phạt bổ sung tại Khoản 4; đối với tội cưỡng dâm đã tăng mức hình phạt tại Khoản 1 và Khoản 3. (Xem tiếp trang 25) 6 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư Pháp ngày 23/7/2013 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 7 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp. Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp lý, giám định pháp y tâm thần. 8 Luật Trẻ em năm 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdiem_moi_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_sua_doi_bo_sung_nam_20.pdf
Tài liệu liên quan