óm bổ sung DHEA trong 3 nghiên cứu (Barad và
cs, 2007, Wiser và cs, 2010, Gleicher và cs, 2010).
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ
lệ sẩy thai giữa hai nhóm. Nhưng xét về số lượng
noãn chọc hút được thì nhóm sử dụng DHEA có số
noãn chọc hút thấp hơn có ý nghĩa. Theo kết luận
từ phân tích này thì DHEA không mang lại lợi ích
cho phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém (24).
Phân tích của Gonzalez bao gồm 3 nghiên cứu về
hiệu quả của phương pháp bổ sung androgen bằng
testosterone qua da (Massin và cs, 2006; Fabregues
và cs, 2009; Kim và cs, 2011) với cỡ mẫu là 113 phụ
nữ trong nhóm có can thiệp và 112 người ở nhóm
chứng. Kết cục chính là tỉ lệ sinh con sống (RR, 1,91;
95% CI 1,01-3,63), tỉ lệ thai lâm sàng (RR 2,07; 95%
CI 1,13 – 3,78) cao hơn có ý nghĩa ở nhóm sử dụng
testosterone. Ngoài ra liều FSH cần dùng để kích
thích buồng trứng cũng thấp hơn (RR -46196; 95% CI
-611,82 đến -312,09). Tuy nhiên không có sự khác biệt
về số lượng và chất lượng trứng chọc hút (25).
Dựa trên các phân tích gộp này cho thấy dù
có rất nhiều phương pháp bổ sung androgen, ta
chỉ chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng
testosterone đường qua da giúp tăng tỉ lệ có thai
và tỉ lệ sinh con sống. Những phương pháp khác
như sử dụng DHEA, aromatase inhibitor đều chưa
đủ bằng chứng có hiệu quả trên lâm sàng. So với
GH, bổ sung androgen có chi phí thấp hơn, phù
hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trong điều
kiện Việt Nam.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị kết hợp Androgen cho các trường hợp đáp ứng kém với kích thích buồng trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN PHƯƠNG LINH, HỒ MẠNH TƯỜNGTỔNG QUAN
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
06
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trần Phương Linh, email: arrowofsun@yahoo.com
Ngày nhận bài (received): 24/03/2015. Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 10/04/2015. Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 12/05/2015
1. Mở đầu
Từ lúc còn trong bào thai, tổng số các noãn bào
đã được xác định do di truyền và sau đó bắt đầu
giảm dần theo tuổi. Lúc sanh ra người phụ nữ có
khoảng 1-2 triệu noãn bào, sau đó còn 300.000
noãn ở độ tuổi dậy thì, khoảng 25.000 noãn ở tuổi
40 và chỉ còn dưới 1000 noãn vào thời kỳ mãn kinh.
Người ta dùng khái niệm dự trữ buồng trứng để
thể hiện số nang noãn còn lại ở hai buồng trứng.
Như vậy người phụ nữ càng lớn tuổi thì dự trữ
buồng trứng càng giảm dần.
Trong một số trường hợp buồng trứng có thể
bị suy sớm dù người phụ nữ vẫn còn trẻ tuổi như
do phẫu thuật trên buồng trứng, hóa trị hay xạ trị
buồng trứng. Phẫu thuật trên buồng trứng có thể
làm tổn thương lớp vỏ buồng trứng và giảm đáng
kể số nang noãn trên buồng trứng. Khi bệnh nhân
ung thư phải điều trị xạ trị có hơn 95% sẽ bị suy
buồng trứng do tổn thương của tia xạ. Tương tự
thuốc dùng để hóa trị sẽ làm ngăn quá trình phát
triển, tăng sinh hay có thể gây đột biến trên tế bào
Trần Phương Linh(1), Hồ Mạnh Tường(2)
(1) Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, (2) Đại học Quốc gia TP.HCM
ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP ANDROGEN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP
ĐÁP ỨNG KÉM VỚI KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG
Tóm tắt
Đáp ứng buồng trứng kém là một vấn đề lớn
trong hỗ trợ sinh sản. Nguyên nhân chính của tình
trạng này là giảm dự trữ buồng trứng do tuổi. Ngoài
ra, đáp ứng kém còn có thể do bệnh của buồng trứng
hay các bệnh lý toàn thân khác như: sau xạ trị, hóa
trị ung thư phụ khoa, bệnh miễn dịch, di truyền
Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm những phụ
nữ đáp ứng buồng trứng kém thường giảm cơ hội
thành công vì có ít noãn và ít phôi.
Ngày nay những trường hợp đáp ứng buồng
trứng kém ngày càng trở nên phổ biến. Rất nhiều
phương pháp điều trị đã được thử nghiệm nhằm
cải thiện đáp ứng buồng trứng. Mặc dù không có
phương pháp nào được chứng minh có hiệu quả
rõ rệt, nhưng liệu pháp bổ sung testosterone qua
da cho thấy có thể có cải thiện kết cục có thai trên
những bệnh nhân này.
Abstract
ANDROGEN SUPPLEMENTATION FOR POOR
OVARIAN RESPONDERS
Poor ovarian response nowsadays is an important
issue in assisted reprodution. Age related low ovarian
reserve is the main cause. In addition, poor ovarian
response might be due to ovarian diseases and other
causes, such as radiotherapy, chemotherapy for some
gynecological cancers, immune diseases or genetic
diseases. Poor ovarian responders often have lower
successful rate even with in vitro fertilization because only
few oocytes are picked up and few embryos are transferred.
Poor ovarian responders become even more
popular, recently. Several treatment strategies have been
introduced for the purpose of enhancing the ovarian
response. Although no treatment is proven effectively,
transdermal testosterone supplementation has been
shown a promising role to improve the pregnancy
outcome in these patients.
sinh dục (1). Ngoài ra một số bệnh lý tự miễn và di
truyền cũng có thể nguyên nhân làm giảm dự trữ
buồng trứng (2), (3).
Khái niệm đáp ứng buồng trứng bắt đầu xuất
hiện khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời. Trong
những chu kỳ kinh nguyệt bình thường, vào đầu
chu kỳ có một số nang noãn phát triển đến giai
đoạn nang có hốc. Sau đó, chỉ có một nang noãn
phát triển vượt trội và khi có sự rụng trứng xảy ra
nang sẽ vỡ để phóng ra một noãn trưởng thành.
Mục tiêu của việc kích thích buồng trứng trong kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản là để vượt qua sự chọn lọc
nang vượt trội và tạo điều kiện cho nhiều nang
noãn hơn phát triển. Nhờ sử dụng thuốc kích thích
buồng trứng là hormon gonadotropin làm tăng số
lượng noãn nên sẽ tạo được nhiều phôi và cơ hội
có thai cũng cao hơn. Ban đầu người ta dựa vào số
nang noãn quan sát trên siêu âm khi bệnh nhân
đang được kích thích buồng trứng để đánh giá
đáp ứng buồng trứng. Tuy nhiên do hình ảnh quán
sát trên siêu âm mang tính chủ quan nên người ta
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
07
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(1), 06-10, 2015
chọn số noãn chọc hút được làm tiêu chuẩn. Bệnh
nhân được gọi là đáp ứng buồng trứng kém nếu đã
được kích thích buồng trứng và chọc hút ra từ dưới
3 đến dưới 6 noãn, tùy tác giả (4).
Gần đây, hiệp hội sinh sản và phôi thai học
người Châu Âu (ESHRE) đưa ra đồng thuận về
đáp ứng buồng trứng kém còn gọi là đồng thuận
Bologna(4).
Cần hai trong ba tiêu chuẩn sau thì gọi là đáp
ứng buồng trứng kém:
1. Tuổi ≥ 40 hay có các yếu tố nguy cơ làm giảm
dự trữ buồng trứng.
2. Đã điều trị một chu kỳ bằng phác đồ kinh
điển với số noãn thu được ≤ 3 noãn
3. Test dự trữ buồng trứng bất thường AFC <
5-7 hay AMH < 0,5-1,1 ng/ml
Ngoài ra, hai chu kỳ kích thích buồng trứng
không đáp ứng với liều tối đa có thể xem là đáp
ứng buồng trứng kém.
Vì có mối liên quan giữa dự trữ buồng trứng và
đáp ứng buồng trứng nên đồng thuận này giúp
tiên lượng bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém
dù họ chưa được kích thích buồng trứng trước đây.
Số này bao gồm những bệnh nhân lớn tuổi ≥ 40
tuổi và các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nội
tiết dự báo giảm dự trữ buồng trứng.
Khi bệnh nhân đã giảm dự trữ buồng trứng thì
việc kích thích buồng trứng để làm thụ tinh trong
ống nghiệm (TTTON) gặp rất nhiều khó khăn do đáp
ứng kém. Bệnh nhân thường phải dùng liều thuốc tối
đa, kích thích buồng trứng kéo dài nhiều ngày hơn,
số nang noãn phát triển ít, chọc hút được ít trứng, tạo
ít phôi dẫn đến tỉ lệ thành công giảm (5). Tỉ lệ đáp ứng
kém khi kích thích buồng trứng chiếm khoảng 9-24 %
các phụ nữ điều trị TTTON (6).
Có nhiều phương án điều trị kết hợp đã được
nghiên cứu để cải thiện tình trạng đáp ứng kém của
buồng trứng từ việc sử dụng thuốc để tăng đáp ứng
buồng trứng với kích thích bằng hormone ngoại sinh,
tối ưu hóa điều kiện nội tiết cho chu kỳ điều trị.
2. Các phương pháp điều trị kết hợp
cho phụ nữ đáp ứng kém với kích
thích buồng trứng
Dùng liều cao Gonadotropin
Có một số quan niệm rằng sử dụng liều
gonadotropin cao sẽ giúp vượt qua ngưỡng FSH
của buồng trứng đáp ứng kém. Người ta cho rằng
với liều cao hơn có thể thu được nhiều noãn hơn
tạo ra nhiều phôi hơn đồng thời làm tăng tỉ lệ có
thai cũng như tỉ lệ sinh con sống. Nhưng một số
nghiên cứu cho thấy những mong đợi trên có thể
không đạt được dù tăng cao liều FSH.
Theo tổng quan của Christoph Dorn năm 2005,
ông phân tích 23 nghiên cứu trước đó và đi đến
kết luận rằng việc tăng liều FSH không giúp tăng tỉ
lệ có thai hay tỉ lệ làm tổ (7). Một nghiên cứu tổng
hợp sau đó của Siristatidis năm 2007 khảo sát 29
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng dùng liều FSH
lên đến 300 -450 IU/ ngày. Kết quả của nghiên cứu
là liều cao FSH hầu như không mang lại hiệu quả
lâm sàng thực sự(8).
Có nghiên cứu về tăng liều FSH trong phác đồ
microdose flare. Nghiên cứu đầu được công bố
2010 của Murat Berkkanoglu và cộng sự119 phụ
nữ được phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm A, B,
C sử dụng liều FSH lần lượt là 300, 450, 600 IU. Tỉ lệ
thai lâm sàng tương ứng là 13.1%, 15.3%, và 16.1%
không khác biệt có ý nghĩa. Kết luận của nghiên
cứu là dùng liều trên 300 đơn vị không cần thiết
mà còn làm tăng chi phí điều trị (9).
Bổ sung LH
Sự phát triển của nang noãn cần hoạt động của
LH để tổng hợp androstenedione là tiền chất của
estrogen. LH thấp sẽ gây thiếu hụt estrogen làm
nang noãn và nội mạc tử cung không phát triển
được cũng như bất thường chức năng của hoàng
thể. Vì vậy để các nang noãn đủ nội tiết để phát
triển cần phải có nồng độ LH vượt ngưỡng. Những
nghiên cứu về giá trị của LH trong kích thích buồng
trứng vẫn còn nhiều tranh cãi.
Trong bài tổng quan của các tác giả Linli Hu
năm 2014 (10) và Wei Fan năm 2013 (11) về hiệu
quả của việc bổ sung LH trong chu kỳ kích thích
buồng trứng, kết quả cho thấy số noãn chọc hút
và số phôi không có sự khác biệt so với nhóm chỉ
sử dụng rFSH.
Ngược lại trong phân tích của Lehert và cộng
sự 2014 thì việc bổ sung rLH giúp tăng tỉ lệ thai
lâm sàng 9% ở nhóm đáp ứng bình thường và
30% ở nhóm đáp ứng kém. Phân tích của Lehert
có giới hạn là sử dụng tất cả các nghiên cứu đã có
nên dễ gặp phải sai số nhất là khi tiêu chuẩn chọn
đối tượng đáp ứng buồng trứng kém không đồng
nhất giữa các nghiên cứu(12).
Bổ sung estrogen
Từ giả thuyết rằng ở người mãn kinh hay giảm
dự trữ buồng trứng có nồng độ FSH đầu chu kỳ
tăng cao nên việc sử dụng estrogen ở chu kỳ trước
góp phần ức chế FSH từ pha hoàng thể muộn làm
TRẦN PHƯƠNG LINH, HỒ MẠNH TƯỜNGTỔNG QUAN
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
08
chậm sự chiêu mộ nang noãn sớm. Qua đó, việc bổ
sung estrogen có thể giúp tạo sự đồng bộ của các
nang noãn, tránh sự chọn lọc quá sớm.
Phân tích gộp của Reynolds và cộng sự năm
2013, bao gồm 8 nghiên cứu. Kết quả của phân
tích cho thấy dùng estrogen giúp giảm tỉ lệ hủy
chu kỳ, nhưng không làm tăng số lượng noãn chọc
hút được cũng như không làm tăng cơ hội có thai
của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém(13).
Phân tích gộp thứ hai của Chang và Wu năm
2013 gồm 7 nghiên cứu. Kết quả phân tích gộp
không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ thai lâm
sàng nhưng có sự khác biệt về số lượng noãn
trưởng thành và giảm tỉ lệ hủy chu kỳ(14).
Bổ sung hormone tăng trưởng
Hormon tăng trưởng (GH) đã được sử dụng
trong điều trị hiếm muộn từ những năm 1990. Cho
đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh
lợi ích của việc sử dụng hormone này. Một số giả
thuyết và dữ liệu cho thấy vai trò quan trọng của
các yếu tố tăng trưởng như IGF-I, IGF-II đối với sự
phát triển của nang noãn. Đặc biệt IGF-I một chất
phụ thuộc vào GH và góp phần tăng đáp ứng của
FSH đối với nang noãn. Receptor của GH có trên
noãn của người và tham gia sự phát triển phôi tiền
làm tổ.
Trong bài tổng quan của Venetis và cộng sự
năm 2010 về các cách điều trị đáp ứng buồng
ứng có đề cập phương án bổ sung hormone tăng
trưởng. Ông đưa phân tích gộp 6 nghiên cứu RCT
trước đó. Kết quả làm tăng tỉ lệ sinh con sống 17
% với độ tin cậy 95% CI: 5%-30%, và tăng tỉ lệ thai
lâm sang 16 % với độ tin cậy 95 % CI: 4%-28%. Mặc
dù vậy không có sự khác biệt về số lượng noãn
chọc hút (15).
Năm 2011, Ziegler (35) đăng bài tổng quan về
hiệu quả của hormone tăng trưởng đối với những
phụ nữ có đáp ứng kém. Mặc dù bổ sung GH không
giúp cải thiện đáp ứng buồng trứng với kích thích
và số lượng noãn chọc hút, nhưng nó giúp cải
thiện tỉ lệ có thai và sinh con sống vì vậy có thể nói
GH góp phần cải thiện chất lượng noãn(16).
GH cho thấy có thể có hiệu quả cải thiện kết
quả điều trị, tuy nhiên, giá thành đắt là một trở
ngại cho việc áp dụng rộng rãi cho các đối tượng.
Bổ sung androgen
Việc sử dụng phương pháp bổ sung androgen
được đề cập đến lần đầu tiên qua nghiên cứu của
Casson và cộng sự năm 2000. Tác giả cho bệnh
nhân sử dụng 80 mg DHEA một ngày trong hai
tháng trước khi bắt đầu kích thích buồng trứng.
Kết quả buồng trứng tăng nhạy cảm với FSH, nồng
độ đỉnh của estradiol và số noãn trưởng thành
chọc hút được cũng tăng lên (17).
Sau đó trong nghiên cứu của Balasch năm
2006 đề cập đến việc sử dụng miếng dán bổ sung
testosterone. Miếng dán sẽ tiết ra khoảng 2,5 mg
testosterone mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sau 2 tới 3 chu kỳ kích thích buồng trứng sau
đó thì nồng độ đỉnh estradiol và số noãn chọc hút
được tăng lên, ngay cả số nang noãn có hốc đầu
chu kỳ cũng cải thiện (18).
Tác giả Massin năm 2006 sử dụng phương
pháp bổ sung testosterone ở dạng gel thoa trên
da 10 mg hằng ngày trong 15 ngày trước khi kích
thích buồng trứng (19). Kim và cộng sự năm 2010
cũng dùng phương pháp tương tự thoa 12,5 mg
testosterone ở dạng gel trong 21 ngày trước khi
bệnh nhân bắt đầu làm thụ tinh (20).
Vì androgen là tiền chất để tổng hợp estrogen
nên ngoài việc bổ sung trực tiếp androgen bằng cách
bổ sung DHEA hay testosterone, một số tác giả còn
sử dụng chất ức chế aromatase. Bằng cách ngăn hoạt
động thơm hóa của aromatase cách dẫn xuất của
androgen không thể biến đổi thành estrogen dẫn
đến tăng nồng độ androgen tích tụ tại buồng trứng.
Vì vậy nhiều nang noãn được chiêu mộ và phát triển
hơn. Chất ức chế men aromatase thường sử dụng là
letrozole và người ta kết hợp sử dụng letrozole và FSH
để kích thích buồng trứng (21).
Quá trình sản xuất androgen chủ yếu được điều
hòa bởi LH. LH tác động lên tế bào vỏ, kích thích hoạt
động enzym P450c17 chuyển hóa pregnenolone
và progesterone thành androstenedione. Bằng
cách bổ sung LH trong chu kỳ kích thích buồng
trứng người ta gián tiếp bổ sung androgen và tăng
nồng độ estrogen tại buồng trứng (21).
Như vậy có rất nhiều cách để bổ sung androgen
và hiệu quả của những phương pháp này đã được
bàn luận trong nhiều nghiên cứu phân tích gộp.
Nghiên cứu của Sunkara nói về phương
pháp bổ sung androgen cho buồng trứng bằng
testosterone, DHEA, và chất ức chế men aromatase.
Phân tích này tổng hợp 9 nghiên cứu với khoàng
2481 chu kỳ thụ tinh của bệnh nhân đáp ứng
buồng trứng kém. Kết quả phân tích cho thấy
phân nhóm có sử dụng testosterone hay DHEA thì
kết quả cho thấy tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn. Trong
khi đó phân nhóm bổ sung letrozole không làm
thay đổi tỉ lệ có thai(22).
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
09
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(1), 06-10, 2015
Phân tích của Bosdou cũng đề cập tất cả những
phương pháp bổ sung androgen như testosterone,
DHEA, aromatase inhibitor, hCG tổng hợp và LH tổng
hợp. Các nghiên cứu (Massinet và cs, 2006; Kim và cs,
2011) sử dụng testosterone dạng gel có tỉ lệ thai lâm
sàng tăng 15% so với nhóm chứng, tỉ lệ sinh con sống
11% so với nhóm chứng, có sự khác biệt ý nghĩa. Các
phương pháp bổ sung androgen khác tỉ lệ thai lâm
sàng không có khác biệt ý nghĩa giữa nhóm can thiệp
và nhóm chứng (23).
Phân tích gộp của Narkwichean tập trung vào
nhóm bổ sung DHEA trong 3 nghiên cứu (Barad và
cs, 2007, Wiser và cs, 2010, Gleicher và cs, 2010).
Không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ
lệ sẩy thai giữa hai nhóm. Nhưng xét về số lượng
noãn chọc hút được thì nhóm sử dụng DHEA có số
noãn chọc hút thấp hơn có ý nghĩa. Theo kết luận
từ phân tích này thì DHEA không mang lại lợi ích
cho phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém (24).
Phân tích của Gonzalez bao gồm 3 nghiên cứu về
hiệu quả của phương pháp bổ sung androgen bằng
testosterone qua da (Massin và cs, 2006; Fabregues
và cs, 2009; Kim và cs, 2011) với cỡ mẫu là 113 phụ
nữ trong nhóm có can thiệp và 112 người ở nhóm
chứng. Kết cục chính là tỉ lệ sinh con sống (RR, 1,91;
95% CI 1,01-3,63), tỉ lệ thai lâm sàng (RR 2,07; 95%
CI 1,13 – 3,78) cao hơn có ý nghĩa ở nhóm sử dụng
testosterone. Ngoài ra liều FSH cần dùng để kích
thích buồng trứng cũng thấp hơn (RR -46196; 95% CI
-611,82 đến -312,09). Tuy nhiên không có sự khác biệt
về số lượng và chất lượng trứng chọc hút (25).
Dựa trên các phân tích gộp này cho thấy dù
có rất nhiều phương pháp bổ sung androgen, ta
chỉ chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng
testosterone đường qua da giúp tăng tỉ lệ có thai
và tỉ lệ sinh con sống. Những phương pháp khác
như sử dụng DHEA, aromatase inhibitor đều chưa
đủ bằng chứng có hiệu quả trên lâm sàng. So với
GH, bổ sung androgen có chi phí thấp hơn, phù
hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trong điều
kiện Việt Nam.
3. Kết luận
Trong tất cả những phương pháp điều trị kết
hợp đã được nghiên cứu để cải thiện tình trạng
đáp ứng kém chưa có biện pháp nào được chứng
minh rõ ràng làm tăng hiệu quả đáp ứng kích
thích buồng trứng. Xét về phương diện giúp cải
thiện kết cục có thai thì ngoài phương pháp bổ
sung testosterone qua da, bổ sung hormone tăng
trưởng cũng được chứng minh có hiệu quả. Mặc
dù vậy, so với sử dụng hormon tăng trưởng, liệu
pháp sử dụng testosterone gel có ưu điểm là đơn
giản, rẻ tiền, ít tác dụng phụ hơn nên đây là một
hướng đi hứa hẹn trong thời gian tới.
Tuy nhiên các nghiên cứu bổ sung testosterone
gel vẫn chưa đồng nhất về đối tượng bệnh nhân,
đường dùng, liều lượng và thời gian sử dụng. Vì
vậy trong tương lai cần thêm nhiều nghiên cứu
để đánh giá hiệu quả cũng như cách ứng dụng
phương pháp này cho bệnh nhân đáp ứng buồng
trứng kém.
Tài liệu tham khảo
1. Chhabra S, Kutchi I. Fertility preservation in gynecological
cancers. Clin Med insights Reprod Heal [Internet]. 2013 Mar
21 [cited 2015 Mar 1];7:49–59. Available from:
pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=3888069&tool
=pmcentrez&rendertype=abstract
2. Silva CA, Yamakami LYS, Aikawa NE, Araujo DB,
Carvalho JF, Bonfá E. Autoimmune primary ovarian
insufficiency. Autoimmun Rev [Internet]. Jan [cited 2015 Mar
1];13(4-5):427–30. Available from:
gov/pubmed/24418305
3. Lledo B, Ortiz JA, Llacer J, Bernabeu R. Pharmacogenetics
of ovarian response. Pharmacogenomics [Internet]. 2014 Apr
[cited 2015 Feb 9];15(6):885–93. Available from:
ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24897293
4. Ferraretti AP, La Marca A, Fauser BC, Tarlatzis B, Nargund
G, Gianaroli L. ESHRE consensus on the definition of “poor
response” to ovarian stimulation for in vitro fertilization: the
Bologna criteria. Hum Reprod. 2011/04/21 ed. 2011;26(7):1616–24.
5. Fouany MR, Sharara FI. Is there a role for DHEA
supplementation in women with diminished ovarian reserve? J
Assist Reprod Genet. 2013/06/06 ed. 2013;30(9):1239–44.
6. Ubaldi F, Vaiarelli A, D’Anna R, Rienzi L. Management of
poor responders in IVF: is there anything new? Biomed Res Int
[Internet]. 2014 Jan [cited 2015 Feb 13];2014:352098. Available
from:
rtid=4127291&tool=pmcentrez&rendertype=abstract
7. Dorn C. FSH: what is the highest dose for ovarian
stimulation that makes sense on an evidence-based level?
Reprod Biomed Online [Internet]. 2005 Nov [cited 2015 Feb
13];11(5):555–61. Available from:
pubmed/16409703
8. Siristatidis CS, Hamilton MP. What should be the
maximum FSH dose in IVF/ICSI in poor responders? J Obstet
Gynaecol [Internet]. 2007 May [cited 2015 Feb 13];27(4):401–5.
Available from:
9. Berkkanoglu M, Ozgur K. What is the optimum maximal
gonadotropin dosage used in microdose flare-up cycles in
poor responders? Fertil Steril [Internet]. 2010 Jul [cited 2015 Feb
TRẦN PHƯƠNG LINH, HỒ MẠNH TƯỜNGTỔNG QUAN
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
10
13];94(2):662–5. Available from:
pubmed/19368912
10. Hu L, Bu Z, Wang K, Sun Y. Recombinant luteinizing
hormone priming in early follicular phase for women undergoing
in vitro fertilization: systematic review and meta-analysis. J Int
Med Res [Internet]. 2014 Apr [cited 2015 Feb 13];42(2):261–9.
Available from:
11. Fan W, Li S, Chen Q, Huang Z, Ma Q, Wang Y.
Recombinant Luteinizing Hormone supplementation in poor
responders undergoing IVF: a systematic review and meta-
analysis. Gynecol Endocrinol [Internet]. 2013 Apr [cited 2015
Jan 28];29(4):278–84. Available from:
gov/pubmed/23347045
12. Lehert P, Kolibianakis EM, Venetis CA, Schertz J,
Saunders H, Arriagada P, et al. Recombinant human follicle-
stimulating hormone (r-hFSH) plus recombinant luteinizing
hormone versus r-hFSH alone for ovarian stimulation during
assisted reproductive technology: systematic review and meta-
analysis. Reprod Biol Endocrinol [Internet]. 2014 Jan [cited 2015
Feb 13];12:17. Available from:
gov/articlerender.fcgi?artid=4015269&tool=pmcentrez&rende
rtype=abstract
13. Reynolds KA, Omurtag KR, Jimenez PT, Rhee JS, Tuuli
MG, Jungheim ES. Cycle cancellation and pregnancy after
luteal estradiol priming in women defined as poor responders:
a systematic review and meta-analysis. Hum Reprod [Internet].
2013 Nov [cited 2015 Feb 13];28(11):2981–9. Available from:
795468&tool=pmcentrez&rendertype=abstract
14. Chang X, Wu J. Effects of luteal estradiol pre-treatment
on the outcome of IVF in poor ovarian responders. Gynecol
Endocrinol [Internet]. 2013 Mar [cited 2015 Feb 13];29(3):196–200.
Available from:
15. Venetis CA, Kolibianakis EM, Tarlatzi TB, Tarlatzis BC.
Evidence-based management of poor ovarian response. Ann N
Y Acad Sci. 2010/09/16 ed. 2010;1205:199–206.
16. De Ziegler D, Streuli I, Meldrum DR, Chapron C. The value of
growth hormone supplements in ART for poor ovarian responders.
Fertil Steril [Internet]. 2011 Nov [cited 2015 Jan 12];96(5):1069–76.
Available from:
17. Casson PR, Lindsay MS, Pisarska MD, Carson SA,
Buster JE. Dehydroepiandrosterone supplementation
augments ovarian stimulation in poor responders: a case
series. Hum Reprod [Internet]. 2000 Oct [cited 2015 Mar
1];15(10):2129–32. Available from:
gov/pubmed/11006185
18. Balasch J, Fabregues F, Penarrubia J, Carmona F,
Casamitjana R, Creus M, et al. Pretreatment with transdermal
testosterone may improve ovarian response to gonadotrophins
in poor-responder IVF patients with normal basal concentrations
of FSH. Hum Reprod. 2006/03/07 ed. 2006;21(7):1884–93.
19. Massin N, Cedrin-Durnerin I, Coussieu C, Galey-Fontaine
J, Wolf JP, Hugues JN. Effects of transdermal testosterone
application on the ovarian response to FSH in poor responders
undergoing assisted reproduction technique--a prospective,
randomized, double-blind study. Hum Reprod. 2006/02/16 ed.
2006;21(5):1204–11.
20. Kim CH, Howles CM, Lee HA. The effect of transdermal
testosterone gel pretreatment on controlled ovarian
stimulation and IVF outcome in low responders. Fertil Steril.
2010/08/31 ed. 2011;95(2):679–83.
21. Feigenberg T, Simon A, Ben-Meir A, Gielchinsky Y,
Laufer N. Role of androgens in the treatment of patients with
low ovarian response. Reprod Biomed Online. 2009/12/25 ed.
2009;19(6):888–98.
22. Sunkara SK, Pundir J, Khalaf Y. Effect of androgen
supplementation or modulation on ovarian stimulation outcome
in poor responders: a meta-analysis. Reprod Biomed Online
[Internet]. Elsevier; 2011;22(6):545–55. Available from: http://
www.rbmojournal.com/article/S1472-6483(11)00115-5/abstract
23. Bosdou JK, Venetis CA, Kolibianakis EM, Toulis KA,
Goulis DG, Zepiridis L, et al. The use of androgens or androgen-
modulating agents in poor responders undergoing in vitro
fertilization: a systematic review and meta-analysis. Hum
Reprod Updat. 2012/02/07 ed. 2012;18(2):127–45.
24. Narkwichean A, Maalouf W, Campbell BK, Jayaprakasan
K. Efficacy of dehydroepiandrosterone to improve ovarian
response in women with diminished ovarian reserve: a meta-
analysis. Reprod Biol Endocrinol. 2013/05/18 ed. 2013;11:44.
25. Gonzalez-Comadran M, Duran M, Sola I, Fabregues F,
Carreras R, Checa MA. Effects of transdermal testosterone
in poor responders undergoing IVF: systematic review
and meta-analysis. Reprod Biomed Online. 2012/09/25 ed.
2012;25(5):450–9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
dieu_tri_ket_hop_androgen_cho_cac_truong_hop_dap_ung_kem_voi.pdf