Những nguyên tắc phẫu thuật cần lưu ý để
quyết định tính thành công của phẫu thuật được
Turner-Warwick (1986)(17) mô tả bao gồm: đánh
giả tỉ mỉ trước mổ loại trừ những lỗ rò phức tạp,
tách riêng biệt thành của bàng quang và thành
của âm đạo, cắt bỏ mô chết và khâu lại đảm bảo
cho mô không bị căng.
Người đầu tiên mô tả phương pháp vá rò BQ-
ÂĐ qua phẫu thuật nội soi ổ bụng là Nezhat
(1994)(30), ông nhấn mạnh 6 nguyên tắc trong
phẫu thuật nội soi giúp vá rò thành công là: (1)
bộc lộ lỗ rò và mô xung quanh đủ rộng, (2) cắt lọc
hết các mô xơ, (3) khâu không bị căng và tưới
máu tốt, (4) sử dụng đúng loại chỉ khâu, (5) chèn
vào giữa những loại mô khác nhau như mạc nối,
phúc mạc sao cho chỗ khâu bàng quang cách
xa lỗ rò, (6) dẫn lưu bàng quang tốt sau mổ.
Qua các trường hợp phẫu thuật chúng tôi ghi
nhận được nếu càng tôn trọng những nguyên tắc
trên thì khả năng thành công càng cao.
Với tỷ lệ thành công như trên, có thể nói
phẫu thuật vá rò BQ-ÂĐ qua nội soi ổ bụng có
tỷ lệ thành công tương đương các tác giả khác
trên thế giới và có thể áp dụng an toàn trong
điều kiện thực tiễn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị rò bàng quang - âm đạo bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 371
ĐIỀU TRỊ RÒ BÀNG QUANG - ÂM ĐẠO BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
QUA Ổ BỤNG.
Trần Trọng Trí*, Châu Quí Thuận*, Nguyễn Vĩnh Bình**, Trần Ngọc Sinh**
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Rò bàng quang – âm đạo là tai biến thường gặp trong can thiệp sản phụ khoa, bệnh
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chúng tôi đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của
phương pháp điều trị rò bàng quang âm đạo bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng.
Phương pháp: Chúng tôi tiến hành điều trị rò bàng quang âm đạo bằng phẫu thuật nôi soi qua ổ bụng cho
33 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2005 đến tháng 05/2010. Tuổi trung bình là 45± 11 tuổi, thời
gian mang bệnh trung bình là 31 ± 74 tháng, kích thước lỗ rò trung bình là 1,5 ± 0,6 cm.
Kết quả:Thời gian phẫu thuật trung bình là 204 ± 105 phút, 4 trường hợp phải truyền máu lúc mổ, lượng
máu mất trung bình là 182 ± 142 ml, thời gian hậu phẫu trung bình là 11 ±4 ngày. Tỷ lệ thành công là 87,9%.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng vá rò bàng quang âm đạo là phương pháp điều trị ít xâm hại, hiệu quả,
an toàn. Phương pháp này mang những ưu điểm của phẫu thuật nội soi vào điều trị dạng bệnh lý này. Phẫu
thuật sớm giúp xua đi nỗi đau về tâm lý và sớm chữa lành bệnh.
Từ khóa: Rò bàng- quang âm đạo, tai biến phẫu thuật, nội soi ổ bụng khâu rò bàng quang âm đạo, can thiệp
sớm trong rò bàng quang âm đạo
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC VESICO-VAGINAL FISTULAR REPAIR
Tran Trong Tri, Chau Qui Thuan, Nguyen Vinh Binh, Tran Ngoc Sinh,
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 371 - 377
Background and purpose: vesico-vaginal fistula (VVF) is a iatrogenic complication of and gyneco-
obstetric surgery. It impact on the physical and psychological life quality. The objective of this report is introduce
the eficacity treatment of VVF in using the laparoscopic repair.
Patients and methods:
We performed 33 cases of laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal fistula repair at Cho Ray
hospital between October 2005 and May 2010. The mean age is 45 ± 11, The time of surgery is 31 ± 74 months,
the mean size of vesicovaginal fistula is 1.5 ± 0.6 cm.
Results: The mean operative time is 204 ± 105 minutes, 4 cases had to have a blood transfusion, the mean
blood loss is 182 ± 142 ml, there is no postoperative complication, the mean postoperative hospital stay is 11 ±4
days. The successful rate is 87.9%.
Conclusions: Laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal fistula repair is minimum invasive
surgery, safe and efficient. Laparoscopic transabdominal transvesical vesicovaginal fistula repair has the
laparoscopic advantages. Repair of vesicovaginal fistulae should be as expeditious as possible to minimize the
patient's suffering.
* Khoa Ngoại tiết nhiệu, BV. Chợ Rẫy, ** Bộ môn tiết niệu Khoa Y ĐHYD Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS CKII Trần Trọng Trí, ĐT: 0918086162; Email: trantrongtri70@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 372
Key words: vesico-vaginal fistula, iatrogenic complication, laparoscopic fistular repair, early interventional
repair.
MỞ ĐẦU
Rò bàng quang-âm đạo (rò BQ-ÂĐ) thường
do tai biến phẫu thuật (sau đây được gọi là rò
BQ-ÂĐ do phẫu thuật), ngoài ra còn có nguyên
nhân khác như do sanh khó, vết thương do tai
nạn, các bất thường bẩm sinh, vật lạ, bệnh lý ác
tính, xạ trị(5,8). Trong đó nguyên nhân thường
gặp nhất là do tai biến trong can thiệp sản phụ
khoa(2). Đây là một trong những biến chứng
đáng lo ngại nhất của phẫu thuật sản phụ khoa.
Rò BQ-ÂĐ gây ra những ảnh hưởng lớn về
tinh thần và sức khoẻ của người bệnh nói chung,
gây ra những ảnh hưởng tâm lý khó chịu làm
giảm chất lượng cuộc sống(1,8). Bệnh nhân (BN)
thường mang tâm lý nặng nề, mặc cảm do nước
tiểu rỉ liên tục ra quần và mùi hôi khó chịu.
Chính vì mặc cảm này mà nhiều BN đến với
thầy thuốc hàng chục năm sau khi khởi bệnh.
Bệnh thường phải can thiệp phẫu thuật vì
điều trị bảo tồn hiếm khi mang lại kết quả thành
công như mong đợi. Nhưng thành công phẫu
thuật không phải lúc nào cũng mỹ mãn. Ngoài
ra, theo cổ điển, phẫu thuật viên không can
thiệp khâu rò ngay, BN thường phải chờ đợi đến
nhiều tháng khi vết thương đã “ổn định” mới
tiến hành mổ khâu rò(38). Việc điều trị phẫu thuật
rò BQ-ÂĐ là một trong những thách thức qua
nhiều thập niên. Có nhiều phương pháp được
đặt ra gồm mổ mở kinh điển, phẫu thuật nội soi
và ngày nay là phẫu thuật nội soi dưới sự hỗ trợ
của robot(9,10). Có nhiều cách tiếp cận: qua ngã
bụng, ngã âm đạo, xuyên bàng quang, hoặc kết
hợp, chọn lựa phương pháp phẫu thuật nào tùy
thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của từng
phẫu thuật viên.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, số trường
hợp tai biến này dường như có giảm đáng kể do
những tiến bộ đạt được trong chuyên ngành.
Nhưng cũng do phát triển chuyên ngành về
phẫu thuật nội soi mà có thêm dạng lâm sàng
mới là rò BQ-ÂĐ do phẫu thuật nội soi.
Giá trị của phẫu thuật khâu rò rất to lớn vì
kết quả thành công không những giúp BN
chữa lành bệnh mà còn xua đi mặc cảm tâm lý
nặng nề.
Cũng trong điều kiện phát triển của phẫu
thuật nội soi, với ưu thế ít xâm hại, không phải
mở lại vết mổ cũ, và cũng nhờ ưu điểm này
chúng tôi không phải phá vết mổ chưa ổn định
mà vẫn có thể can thiệp khâu lỗ rò bằng phẫu
thuật nội soi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 5 năm
2010, tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi tiến hành
phẫu thuật nội soi ổ bụng vá rò BQ-ÂĐ ở các
trường hợp rò thể cao, rò không phức tạp.
Chúng tôi có 33 BN với các đặc điểm trước mổ
được liệt kê chi tiết ở Bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm BN trước mổ
Tuổi trung bình 45 ± 11
Thời gian mang bệnh trung bình 31 ± 74 tháng
Mùi khai 33
Ra nước tiểu âm đạo 33
Triệu chứng nhiễm trùng 9
Thăm âm đạo phát hiện bất thường 25/30
Soi bàng quang phát hiện lỗ rò 33/33
Test xanh methylen dương tính 30/30
Soi âm đạo phát hiện lỗ rò 3
Siêu âm phát hiện lỗ rò 1/33
Giãn niệu quản và đài bể thận trên siêu
âm
1/33
Dãn niệu quản trên UIV 1/33
Thuốc cản quang vào âm đạo trên hình
ảnh chụp bàng quang có cản quang
1/1
Soi bàng quang phát hiện lỗ rò 33/33
Kích thước lỗ rò trung bình 1,5 ± 0,6 cm
Tất cả các BN nghiên cứu đều được khai
thác bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng đầy đủ
trước mổ. Chúng tôi thực hiện các test xanh
methylene và soi bàng quang để xác định rò,
chẩn đoán phân biệt, đánh giá vi trí và kích
thước lỗ rò. BN được giải thích rõ về bệnh lý và
phương pháp phẫu thuật kể cả khả năng thất bại
sau mổ. Tất cả các trường hợp đều được gây mê
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 373
nội khí quản, được theo rõi với máy gây mê có
monitor theo dõi. BN nằm tư thế sản phụ khoa
hoặc nằm đầu thấp 30o. Máy gây mê ở phía đầu
BN. Phẫu thuật viên đứng bên trái BN, người
phụ đứng đối diện, dụng cụ viên đứng cùng bên
phẫu thuật viên chính. Màn hình điều khiển
(monitor) đặt ở phía, dưới 2 chân BN.
Đưa thông niệu quản ngược dòng lên đến bể
thận, thường chọn thông nòng niệu quản số 6-7
Fr, đặt lên cao 20 – 25cm, sau đặt kiểm tra xem
nước tiểu có ra tốt hay không, khi cần thiết
chúng tôi di chuyển nòng niệu quản sao cho
thông nòng hoạt động tốt. Thông niệu quản
được đặt trong suốt quá trình phẫu thuật và tiếp
tục lưu thêm 24 – 48 giờ sau mổ hoặc lâu hơn
tùy trường hợp.
Nội soi bàng quang đưa dây hướng dẫn qua
lỗ rò xuống âm đạo, qua đó từ âm đạo đặt thông
Foley 10Fr hoặc to hơn tùy kích thước lỗ rò vào
bàng quang, bơm bóng cố định Foley kéo xuống
âm đạo. Một số trường hợp đầu chúng tôi tự chế
một cuộn gạc tròn đặt trong bao cao su đưa vào
âm đạo chèn vào lỗ rò để tránh xẹp bàng quang.
Thường chúng tôi cần 3 hoặc 4 trocar tùy
trường hợp. Vào trocar 10mm đầu tiên ở rốn, 1
trocar 10 mm ở hố chậu phải – 1 trocar 5 mm
bên đối diện, vị trí đặt trung điểm của đường
giữa mào chậu và rốn. Nếu cần thiết đặt thêm 1
trocar 5m trên xương mu.
Thám sát ổ bụng, nếu có mạc nối bám vết
mổ chúng tôi cắt mạc nối dính. Đưa ruột lên
phía trên ổ bụng, tạo khoang trống vùng tiểu
khung. Treo bàng quang lên thành bụng. Bóc
tách mặt sau bàng quang và âm đạo. Mở phúc
mạc túi cùng bàng quang âm đạo.
Cắt mở bàng quang đi thẳng vào đường rò,
sau khi vào bàng quang nhìn rõ 2 miệng niệu
quản vì đã có 2 nòng niệu quản được đặt vào
bàng quang trước đó. Khi bóc tách vào đường rò
ta dễ dàng nhận thấy đường rò nhờ có thông
Foley đã được đặt trước đó. Tiến hành tách mặt
sau bàng quang và âm đạo thành hai lớp riêng
biệt. Cắt lọc mô xơ chai hoặc hoại tử nếu có.
Sau khi bóc tách 2 lớp âm đạo và bàng
quang rõ ràng, tiến hành khâu âm đạo và bàng
quang 2 lớp riêng biệt bằng chỉ Vicryl 2.0, khâu
mũi rời hoặc mũi liên tục.
Đặt thông niệu đạo – bàng quang bằng
thông Foley 20 – 24 Fr, bơm rửa kiểm tra.
Kiểm tra lại ổ bụng, dẫn lưu cùng đồ
Douglas, khâu lại lỗ trocar.
Ghi nhận các thông số như thời gian mổ,
lượng máu mất, các tai biến và biến chứng
có thể xãy ra, tỷ lệ thành công được đánh giá
3 tháng sau mổ. Xử trí số liệu bằng phần
mềm Epi Info 3.5.1.
KẾT QUẢ
Thời gian mổ trung bình là 204 ± 105 phút,
Tất cả các trường hợp đều được thực hiện qua
nội soi ổ bụng, một trường hợp phải chuyển mổ
mở do dính. Có 3 trường hợp mất máu phải
truyền trong lúc mổ, chiếm tỷ lệ 12,1%, các tai
biến khác như thủng trực tràng, tổn thương niệu
quản và các cơ quan lân cận không ghi nhận
trong các trường hợp nghiên cứu. Tỷ lệ thành
công là 29/33 trường hợp chiếm tỷ lệ 87,9%.
Bảng 2: Kết quả phẫu thuật vá rò bàng quang âm
đạo qua nội soi ổ bụng
Thời gian phẫu thuật trung bình 204 ± 105 phút
Lượng máu mất trung bình 182 ± 142 ml
Số ngày hậu phẫu trung bình 11 ± 4 ngày
Số ngày rút nòng niệu quản trung
bình 7 ± 5 ngày
Số ngày rút dẫn lưu cùng đồ
Douglas trung bình 5 ± 2 ngày
Số ngày rút thông niệu đạo trung
bình 15 ± 6 ngày
Số trường hợp biến chứng 0
tỷ lệ thành công 87,9%
BÀN LUẬN
Về nguyên nhân sinh bệnh
Nguyên nhân sinh bệnh của rò BQ-ÂĐ khác
nhau ở từng vùng trên thế giới. Ở các nước phát
triển, hơn 75% trường hợp rò BQ-ÂĐ là do tổn
thương bàng quang trong phẫu thuật sản phụ
khoa, phẫu thuật niệu khoa và phẫu thuật vùng
chậu. Tổn thương do phẫu thuật đối với đường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 374
niệu dưới thường gặp nhất là sau cắt tử cung, ở
các nước phát triển nguyên nhân gây rò BQ-ÂĐ
còn do các bệnh lý ác tính, xạ trị vùng chậu, sang
chấn sản khoa.
Tỷ lệ tổn thương bàng quang trong quá trình
cắt tử cung ngã bụng là 0,5 đến 1%. Trong đó tỷ
lệ rò xuất hiện sau cắt tử cung là 0,1 – 0,2%. Rò
bàng quang âm đạo sau cắt tử cung thường do
vô tình cắt bàng quang gần mỏm cụt âm đạo.
Nếu không nhận biết trong mổ, nang nước tiểu
vùng chậu sẽ hình thành và sẽ được dẫn lưu
một cách tự nhiên qua mỏm cụt và đường rò sẽ
hình thành.
Ở các nước đang phát triển, rò bàng quang–
âm đạo thường do cuộc chuyển dạ kéo dài do
bất xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu.
Thành âm đạo, bàng quang, cổ bàng quang và
đoạn niệu đạo gần cổ bàng quang bị chèn ép bởi
thai nhi kéo dài gây thiếu máu nuôi và hoại tử.
Những nguyên nhân khác gây rò BQ-ÂĐ là
do dụng cụ niệu khoa hoặc sản phụ khoa, các
phẫu thuật sau phúc mạc, mạch máu hoặc phẫu
thuật vùng chậu, các bệnh nhiễm trùng hoặc
viêm, vật lạ, do bẩm sinh, sang chấn trong sinh
hoạt tình dục(8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân
sinh bệnh chủ yếu là sau cắt tử cung, chiếm 24/33
TH (73%), đứng thứ nhì là do mổ lấy thai chiếm
7/33 TH (21%), các nguyên nhân khác như dị vật
bàng quang chiếm số lượng nhỏ.
Bệnh viện Chợ Rẫy không có khoa sản phụ,
nguồn bệnh chủ yếu từ 2 bệnh viện sản khoa lớn
của khu vực miền Nam (bệnh viện Hùng Vương
và bệnh viện Từ Dũ) nên nguyên nhân do phẫu
thuật chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trường hợp dị
vật là một BN nữ chưa có gia đình, 24 tuổi được
bệnh viện tỉnh phẫu thuật với chẩn đoán ban
đầu là sỏi bàng quang, chẩn đoán sau mổ là dị
vật âm đạo – bàng quang do BN thủ dâm. Dị vật
là một ống nhựa.
Có một dạng lâm sàng mới được chúng
tôi ghi nhận là sau phẫu thuật nội soi ổ bụng
đễ cắt tử cung gây biến chứng rò BQ _ ÂĐ
4/33TH (12,1%). Biến chứng này thường xảy
ra ở những trung tâm mớ bắt đầu triển khai
phẫu thuật nội soi.
Một số trường hợp chúng tôi ghi nhận có
những nơ chỉ khâu trong lòng bàng quang khi
soi bàng quang chúng tôi phát hiện. Có lẽ, ở lần
mổ trước trong khi khâu cầm máu phẫu phuật
viên đã khâu nhằm vào bàng quang mà không
biết. Chưa có trường hợp nào được ghi nhận sỏi
bám nơ chỉ khâu.
Thời điểm phẫu thuật
Thời điềm để phẫu thuật vá rò BQ-ÂĐ hiện
nay đang còn bàn cãi. Việc vá rò phải được tiến
hành sớm để xua đi những gánh nặng về mặc
tâm lý mà BN đang gánh chịu, đồng thời thời
điểm phẫu thuật phải được xem xét sao cho các
yếu tố phẫu thuật tốt, thuận lợi cho quá trình
lành sẹo góp phần cho phẫu thuật thành công.
Đa số quan điểm đồng tình nên phẫu thuật trì
hoãn 3- 6 tháng sau cuộc sinh khó để việc phân
định giữa mô lành và mô hoại tử rõ rệt, hiện
tượng phù nề và quá trình viêm ổn định. Đối với
các lỗ rò do xạ trị thời gian trì hoãn nên kéo dài 6
– 12 tháng.
Trong những thập niên gần đây, mặc dù
những giả thuyết trì hoãn được đưa ra, các
đường rò đơn giản có thể được phẫu thuật tạo
hình sớm ngay khi được chẩn đoán(3), điều này
có ý nghĩa rất lớn vì nó giải tỏa sớm tâm lý
nặng nề của BN. Tuy nhiên trong một vài
trường hợp, thời điểm phẫu thuật tốt nhất tùy
vào từng BN cụ thể (Blaivas và cộng sự, 1995).
Raz và cộng sự (1993) khuyến cáo rằng những
lỗ rò không phức tạp sau cắt tử cung ngã bụng
có thể phẫu thuật ngay nếu có khả năng phẫu
thuật qua ngã âm đạo.
Trong một vài trường hợp sau cắt tử cung
ngã âm đạo cần phải chờ đợi 2 – 3 tháng mới
phẫu thuật. Ngược lại, nếu phải tạo hình qua
ngã bụng sau một cuộc phẫu thuật vùng bụng
đặc biệt khó khăn, nên chờ đợi một thời gian để
hiện tượng viêm ổn định. Nên khám âm đạo
định kỳ mỗi 1 – 2 tuần để kiểm tra mô âm đạo
và có kế hoạch phẫu thuật vào thời điểm thích
hợp (Carr và Webster, 1996).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 375
Tiếp cận lỗ rò qua ngã âm đạo có thể được
tiến hành 2 – 3 tuần sau thương tổn ban đầu nếu
điều trị bảo tồn thất bại và BN có thể trạng tốt.
Mô âm đạo thường không bị biến đổi do lần
phẫu thuật trước, đặc biệt là những phẫu thuật
qua ngã bụng.
Trong nghiên cứu này, có 12/33 trường hợp
(36,4%) được phẫu thuật sớm (< 1 tháng), nhìn
chung đa số BN (22/33 trường hợp chiếm 66,7%)
được phẫu thuật trước 3 tháng, trường hợp
được mổ sớm nhất là 10 ngày sau mổ. Các
trường hợp này đều thành công sau mổ, điều
này một lần nữa khẳng định quan niệm những
lỗ rò đơn giản có thể phẫu thuật sớm khi được
phát hiện và vẫn mang đến tỷ lệ thành công cao.
Thời gian mổ
Thời gian phẫu thuật trong nghiên cứu được
tính từ lúc bắt đầu soi bàng quang đặt thông
niệu quản cho đến khi kết thúc khâu lại các lỗ
trocar. Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là
204 ± 105 phút, ngắn nhất là 80 phút và dài nhất
là 520 phút. So với các nghiên cứu từ năm 2008
trở về trước, chúng tôi nhận thấy thời gian mổ
của chúng tôi có rút ngắn lại. Tuy nhiên, hai
nghiên cứu gần đây của Shrenik (2009) (14) và
Syed Jamal Rizvi (2010)(15) có thời gian mổ tương
đối ngắn là 145 phút.
Thời gian mổ phụ thuộc nhiều vào tay nghề
phẫu thuật viên, kinh nghiệm phẫu thuật và
mức độ khó của từng ca bệnh. Trong những
trường hợp đầu tiên, thời gian mổ của chúng tôi
tương đối dài, có trường hợp kéo dài đến 520
phút, những ca về sau do rút được kinh nghiệm
của những ca ban đầu chúng tôi có cải tiến kỹ
thuật như đặt Foley vào đường rò ngăn cản
thoát khí CO2 tránh làm hẹp phẫu trường, giúp
việc bóc tách dễ dàng hơn, thời gian mổ cải thiện
đáng kể. Trường hợp phẫu thuật có thời gian
ngắn nhất của chúng tôi là 80 phút.
Biến chứng
Biến chứng là một thử thách của phẫu thuật
mà phẫu thuật viên nào cũng phải vượt qua.
Một thủ thuật được gọi là thành công nếu phẫu
thuật đó mang đến kết quả tốt và không có biến
chứng. Qua 33 trường hợp ban đầu, chúng tôi có
1 trường hợp phải chuyển mổ mở như đã nêu
trên. Bốn trường hợp chúng tôi cần phải truyền
máu, lượng máu truyền nhiều nhất là 1000ml và
ít nhất là 350ml. Những trường hợp truyền máu
là những trường hợp khó, do dính nhiều, lỗ rò
lớn phức tạp khiến thời gian mổ kéo dài và
lượng máu mất nhiều hơn. Các biến chứng như
tổn thương niệu quản, tổn thương cơ quan lân
cận không ghi nhận.
So sánh với các tác giả khác trên thế giới
chúng tôi nhận thấy biến chứng vẫn có thể xảy
ra. Sotelo (2005) có 1 trường hợp thủng ruột lúc
vào trocar do dính và có 1 trường hợp chảy máu
do tổn thương động mạch thượng vị dưới khi
vào trocar, trường hợp chảy máu này phải cầm
máu bằng dụng cụ Carter-Thomason và ổn. Một
số tác giả chủ động chuyển mổ mở tránh kéo dài
thời gian mổ do cuộc mổ khó, tránh các biến
chứng do mổ nội soi lâu (Otsuka), một số tác giả
chuyển sang mổ hở do dính. Biến chứng nhiễm
trùng cũng ghi nhận trong các nghiên cứu.
Nhìn chung, tỷ lệ biến chứng vẫn xảy ra ở
các nghiên cứu, để khắc phục các biến chứng
này, cần chú ý nhận định khi vào trocar tránh
tổn thương động mạch thượng vị, vào trocar hở
nếu nghi ngờ dính ruột, chủ động chuyển mổ hở
nếu bóc tách khó khăn, tránh kéo dài thời gian
mổ, giảm thiểu lượng máu mất và tránh tổn
thương các cơ quan lân cận.
Tỷ lệ thành công
Tỷ lệ thành công nói lên mức độ thành công
của một phương pháp phẫu thuật, trong nghiên
cứu của chúng tôi một trường hợp chuyển mổ
mở, còn lại 32 trường hợp được phẫu thuật nội soi
qua ổ bụng vá rò, có 29 trường hợp thành công
sau mổ chiếm tỷ lệ 87,9%. Nhìn chung so với tỷ
lệ thành công của các tác giả khác trên thế giới là
tương đương.
Eilber và cộng sự nhấn mạnh cách tiếp cận,
ông khuyến cáo phẫu thuật viên nên chọn cách
tiếp cận nào thuận lợi và quen thuộc với mình
nhất nhằm đem lại tỷ lệ thành công cao(15). Tỷ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 376
thành công phụ thuộc vào tính chất, nguyên
nhân gây rò và tay nghề của phẫu thuật viên.
Theo y văn, tỷ lệ thành công dao động từ 65%
đến 100%(8).
Những nguyên tắc phẫu thuật cần lưu ý để
quyết định tính thành công của phẫu thuật được
Turner-Warwick (1986)(17) mô tả bao gồm: đánh
giả tỉ mỉ trước mổ loại trừ những lỗ rò phức tạp,
tách riêng biệt thành của bàng quang và thành
của âm đạo, cắt bỏ mô chết và khâu lại đảm bảo
cho mô không bị căng.
Người đầu tiên mô tả phương pháp vá rò BQ-
ÂĐ qua phẫu thuật nội soi ổ bụng là Nezhat
(1994)(30), ông nhấn mạnh 6 nguyên tắc trong
phẫu thuật nội soi giúp vá rò thành công là: (1)
bộc lộ lỗ rò và mô xung quanh đủ rộng, (2) cắt lọc
hết các mô xơ, (3) khâu không bị căng và tưới
máu tốt, (4) sử dụng đúng loại chỉ khâu, (5) chèn
vào giữa những loại mô khác nhau như mạc nối,
phúc mạc sao cho chỗ khâu bàng quang cách
xa lỗ rò, (6) dẫn lưu bàng quang tốt sau mổ.
Qua các trường hợp phẫu thuật chúng tôi ghi
nhận được nếu càng tôn trọng những nguyên tắc
trên thì khả năng thành công càng cao.
Bảng 3: So sánh tỷ lệ thành công trong nghiên cứu
với các tác giả khác trên thế giới.
Tác giả Số BN Tỷ lệ thành công
Nezhat (1994)(11) 1 1/1 (100%)
Chau-Su-Ou (2004)(6) 2 2/2 (100%)
René Sotelo (2005)(12) 15 14/15 (93%)
Chibber (2005)(7) 8 7/8 (87,5%)
Carson Wong (2006)(4) 2 2/2 (100%)
Tiong (2007)(16) 1 1/1 (100%)
Otsuka (2008)(13) 7 6/7 (85,7%)
Shrenik (2009)(14) 25 19/23 (82,6%) (hai
trường hợp chuyển mổ
mở)
Syed Jamal Rizvi(2010)(15) 8 8/8 (100%)
Nghiên cứu này 33 29/33 (87,9%) (một
trường hợp chuyển mổ
mở)
Với tỷ lệ thành công như trên, có thể nói
phẫu thuật vá rò BQ-ÂĐ qua nội soi ổ bụng có
tỷ lệ thành công tương đương các tác giả khác
trên thế giới và có thể áp dụng an toàn trong
điều kiện thực tiễn.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị rò BQ-ÂĐ
là phương pháp hiệu quả, an toàn, mang những
lợi điểm của phẫu thuật nội soi vào điều trị rò
BQ-ÂĐ và hoàn toàn có thể thực hiện được
trong điều kiện thực tiễn.
Thời gian chờ đợi phẫu thuật như cổ điển
(đợi 3 tháng chờ cho vết thương “ổn định”) là
không cần thiết đối với những lỗ rò đơn giản,
phẫu thuật sớm giúp xua đi nỗi đau về mặt tâm
lý và sớm chữa lành bệnh. Tỷ lệ thành công, tai
biến, biến chứng nhìn chung không có sự khác
biệt so với các nghiên cứu khác trên thế giới.
Đây là loạt nghiên cứu điều trị rò BQ-ÂĐ bằng
phẫu thuật nội soi ổ bụng có cỡ mẫu lớn nhất so
với các nghiên cứu đã được công bố trên y văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmad S, Nishtar A, Hafeez GA, Khan Z (2005),
“Management of vesico-vaginal fistula in women.”Int J
Gynaecol Obstet; 88, pp.71-75.
2. Angoli R, Penalver M, Muzii L, et al. (2003), “Guildelines of
how to manage vesico-vaginal fistula.”Crit Rev Oncol Hemato:
48(3): pp.295-304
3. Blaivas JG, Heritz DM, Romanzi LI (1995), “Early versus late
repair of vesicovaginal fistula: Vaginal and abdominal
approaches.” J Urol; 153: 1110-3.
4. Carson Wong, (2006) “Laparoscopic Transadominal
Transvesical Vesicalvaginal Fistula Repair” Journal of
Endourology, vol 20 (4) pp240-243
5. Chapple C, Turner-Warwick R (2005). “Vesico-vaginal
fistula”. BJU Int;95(1):pp.193-214.
6. Chau Su Ou MD, MDH, Facog, Uchen Huang MD, Mary
Tsuang MD, Facog and Ron Rowbotham, MSC (2004),
“Laparoscopic repair of vesicovaginal fistula”. Journal of
laparoscopic and advanced surgical technique, Volume 14, No.
1:pp: 17 - 21
7. Dercy Jal Chibber, Hemendra Pritesh Jain (2005),
“Laparoscopic O’Conor repair for vesico-vaginal and vesico-
uterine fistula.”BJU International96: 1, 183 – 186 (Gross Reef).
8. Eric S. Rovner, MD (2007), “Urinary tract fistula”, Campbell
Walsh, Urology 9th, 2322 – 2360.
9. Hemal AK, Kolla SB, Wadhwa P (2008). “Robotic
reconstruction for recurrent supratrigonal vesicovaginal
fistulas.”J Urol. Sep;180(3).
10. Melamud O, Eichel L, Turbow B, Shanberg A (2005)
“Laparoscopic vesicovaginal fistula repair with robotic
reconstruction.”Urology Vol. 65 Issue 1. pp: 163 - 166
11. Nezhat CH, Nezhat F, Nezhat C, Rottenberg H (1994),
“Laparoscopic repair of a vesicovasginal fistula a case
report.”Obstet Gynecol, 83 (5 pt2): 859 – 901.
12. René Sotelo (2005), “Laparoscopic repair of vesicovaginal
fistula.”The Journal of Urology, 173 (5): 1615 – 8,
13. Rodrigo Artur Pereira Otsuka (2008) “Laparoscopic Repair of
Vesicovaginal Fistula” Journal of Endourology, pp525-528
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 377
14. Shrenik (2009) “Laparoscopic Transabdominal Transvesical
Vesicovaginal Fistula repair”, Journal of Endourology, vol 23
(7),pp.1135-1137
15. Syed Jamal Rizvi, Rahul Gupta, Suhag Patel, Amit Trivedi,
Pankaj Trivedi, Pranjal Modi (2010), “Modified laparoscopic
abdominal vesico-vaginal fistula repair – “Mini-O’Conor”
Vesicotomy”, Journal of Laparoendoscopic & advanced surgical
techniques. Vol 20(1). pp: 13 - 15
16. Tiong (2007) “Laparoscopic repair of vesicovaginal fistula”
International urology and nephrology, vol 39 (4) pp: 1085 - 90
17. Wang W. Hadley HR (1990), “Nondelayed transvaginal
repair of high-lying vesicovaginal fistula.”J Urol: 144: 34 – 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_ro_bang_quang_am_dao_bang_phau_thuat_noi_soi_qua_o.pdf