Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng phương pháp ít xâm lấn: miếng nâng đỡ dưới niệu đạo tvt và tot kết quả ban đầu tại bệnh viện FV thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Kỹ thuật TVT – TOT cho đến nay được khẳng định có thể điều trị thành công hoàn toàn 95% bệnh nhân bị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Kỹ thuật mổ này hoàn toàn khả thi và với bệnh suất trong mổ rất thấp, có thể thực hiện được qua gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý: Các giới hạn chỉ định mổ và phương pháp mổ, nhất là trường hợp có suy cơ vòng, có hội chứng tiểu gấp và khó tiểu bằng một khám nghiệm kỹ lưỡng các rối loạn khác nhau này trước khi tiến hành phẫu thuật. Xác định vị trí và ứng dụng của kỹ thuật này cho việc điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức, nhất là khi kết hợp với sa sinh dục. Tuy nhiên, điều cần thiết nghiên cứu với số lượng phẫu thuật nhiều hơn, đa trung tâm với thời gian theo dõi lâu hơn trước khi khẳng định tính ưu việt của kỹ thuật này so với các phẫu thuật kinh điển trước đây.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng phương pháp ít xâm lấn: miếng nâng đỡ dưới niệu đạo tvt và tot kết quả ban đầu tại bệnh viện FV thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 1 ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÍT XÂM LẤN: MIẾNG NÂNG ĐỠ DƯỚI NIỆU ĐẠO TVT VÀ TOT KẾT QUẢ BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN FV TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Tiến*, Nguyễn Tuấn Vinh* TÓM TẮT Mục đích: Kể từ 1994, vai trò của việc nâng đỡ niệu đạo trong tiểu không kiểm soát đã được nghiên cứu rất nhiều với kỹ thuật mới để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức: kỹ thuật TVT "Tension free Vaginal Tape" và kỹ thuật TOT "Transobsturator Tape". Kỹ thuật TVT đã được thực hiện tại Pháp từ năm 1996. Chúng tôi đã đánh giá kết quả 38 bệnh nhân được điều trị tiểu không kiểm soát từ 2004 tại bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh. Kỹ thuật và phương pháp: Tất cả 38 bệnh nhân đã được làm test gắng sức sau khi làm đầy bàng quang bằng 250 ml dung dịch nước muối sinh lý. Tất cả các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm niệu động lực học trước khi phẫu thuật. Có 3 bệnh nhân có bàng quang bất ổn định kèm hiện tượng tiểu không kiểm soát. Áp lực trung bình của cơ vòng niệu đạo là: 52 cm H2O. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật dưới gây tê tủy sống. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 12 tháng. Bệnh suất trong và sau khi mổ, sự hài lòng sau phẫu thuật của bệnh nhân, kết quả khách quan qua test gắng sức và những biến chứng gần đều được đánh giá. Kết quả: 36 bệnh nhân (94,6%) hoàn toàn chấm dứt tiểu không kiểm soát khi gắng sức, âm đạo hoàn toàn khô sạch. Có 2 bệnh nhân (5,4%) có kết quả cải thiện. Có 3 trường hợp thủng bàng quang trong lúc mổ loại phẫu thuật TVT. Có 1 bệnh nhân tiểu khó vào ngày thứ 2. Có 37 bệnh nhân (98%) có tồn lưu nước tiểu ban đầu thấp hơn 30 ml. Trong thời gian theo dõi, không có phản ứng loại bỏ miếng nâng đỡ cũng như không có trường hợp bị bào mòn âm đạo. Kết luận: Sau 1 năm nghiên cứu và 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thấy được sự khả thi của việc điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng kỹ thuật TVT và TOT do những kết quả rất khả quan của kỹ thuật này, thực hiện đơn giản với bệnh suất thấp. ABSTRACT TREATMENT F URINARY STRESS INCONTINENCE IN WOMEN BY TVT AND TOT TECHNIC: PRELIMINARY RESULT IN FV HOSPITAL Nguyen Ngoc Tien, Nguyen Tuan Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 335 - 341 Goals: Since 1994, the role of the support of the urethra in the continence was put forward, outcome with a new technique of treatment of the stress urinary incontinence (SUI) " Tension free Vaginal Tape"(TVT) and "Transobsturator Tape" (TOT). This technique TVT is carried out in France since 1996 and we analyze the results in 38 consecutive patients treated for dominant SUI since 2004 at FV hospital. Material and Method: The 38 patients had clinical escapes with the effort after filling of the bladder with 250 ml of physiological solution (stress-test). All the patients had an assessment urodynamic. 3 patients presented, in addition to the SUI. The average of the pressure of maximum urethral fence was 52 cm H2O. * Khoa Niệu - Bệnh viện FV TP HCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 2 All the patients were operated under rachi anaesthesia. The average follow-up was 12 months. Morbidity per and peri operation, the objective result by stress-test, the subjective result by questionnaire of satisfaction and the short-term complications were analyzed. Results: 36 patients (94.6%) were completely dry, 2 (5.4%) improved.There were 3 vesical perforations on the TVT procedure.There were 1 retentions on D2. In 37 patients (98%) the first residue post-mictionnel was lower than 30 ml. In the long run there were no rejection of the prosthesis and no vaginal erosions. Conclusion: With one year of survey and experiment of 3 years, we show the interest of technique TVT and TOT in the treatment of the SUI of the woman because of the good results of reproducibility, simplicity and the low morbidity. MỞ ĐẦU Điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức được định nghĩa là một hiện tượng thoát nước tiểu ra ngoài niệu đạo không theo ý muốn cũng như không do sự co thắt của cơ détrusor. Hiện tượng này diễn ra nặng dần đến một lúc nào đó người phụ nữ cảm thấy tàn phế về mặt xã hội cũng như về mặt vệ sinh(1). Đây là một hiện tượng rất thường xảy ra trong xã hội. Tuy nhiên, người phụ nữ thường giấu kín, không thổ lộ với bác sĩ cũa mình. Tại Mỹ theo thống kê chỉ có 20% phụ nữ nói về hiện tượng són tiểu với bác sĩ của mình(9). Tiểu không kiểm soát khi gắng sức thường do kết hợp suy yếu: về thần kinh, về cơ và mô liên kết vùng đáy chậu, sự nâng đỡ của niệu đạo, chức năng cổ bọng đái và các cơ quanh niệu đạo, cũng như chức năng các cơ nâng hậu môn là những thành phần chủ yếu của sự kiểm soát nước tiểu. LỊCH SỬ Nhiều tiến bộ đã được báo cáo từ đầu thế kỷ về phát triển phẫu thuật kiểm sóat nước tiểu. KELLY và DUMM(11) đã ghi nhận rằng có hiện tượng thiếu sự ăn khớp nhịp nhàng ở vùng cổ bọng đái ở phụ nữ tiểu không kiểm soát nặng và cổ bọng đái được kéo lên bằng sợi chỉ soie để điều trị tạm thời hiện tượng suy yếu này. Nhiều năm sau đó, BONNEY(3) đã thu hút sự chú ý bằng hiện tượng mất nâng đỡ vùng niệu đạo nơi những phụ nữ tiểu không kiểm soát khi gắng sức và tác giả đã ghi nhận phương pháp khâu nếp gấp của cân quanh niệu đạo. Vào 1949, MARSHALL(15) theo kinh nghiệm của mình đã đính mô quanh niệu đạo vào xương mu để làm giảm đi hiện tương tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Nhiều tác giả sau đó đã phát triển phẫu thuật chống tiểu không kiểm soát bằng cách cố định gián tiếp cổ bọng đái và mô xung quanh niệu đạo thông qua âm đạo (treo cổ bàng quang qua xương theo BURCH, treo cổ bàng quang đơn giản theo PEREIRA và RAZ). Năm 1976, RICHARDSON(21) đã đề nghị phương pháp điều trị tùy theo từng bệnh nhân và theo sinh lý bệnh học. Thật vậy, cùng giai đoạn này người ta đã phân biệt được hiện tượng tiểu không kiểm soát do suy yếu cơ vòng và hiện tượng tiểu không kiểm soát do suy yếu sự nâng đỡ niệu đạo đi kèm với tăng dịch chuyển của niệu đạo(16). Năm 1994, DE LANCEY đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của việc nâng đỡ niệu đạo(6,7). Song song đó, PETROS và ULMSTEN(19,20) đã mô tả hệ thống nâng đỡ niệu đạo “động”, đã làm nền tảng cho kỹ thuật TVT (Tension free vaginal tape). BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP 20 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp TVT, 18 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp TOT để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tuổi trung bình: 52 (48 – 60) Trước mổ Tất cả bệnh nhân tiểu không kiểm soát khi gắng sức đều có hiện tượng són nước tiểu thành vòi khi ho trong khi được thăm khám lâm sàng, sau khi làm đầy bàng quang bằng nước muối sinh lý 250 ml, có 03 bệnh nhân có dấu hiệu bàng quang không ổn định về mặt lâm sàng (tiểu láo, tiểu gấp, hoặc tiểu không kiểm soát do tiểu gấp). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 3 Tất cả bệnh nhân được làm xét nghiệm niệu động lực học trước khi phẫu thuật (đo áp lực bàng quang, áp lực cơ vòng và niệu dòng đồ). Dung tích bàng quang trung bình là: 450cc. Áp lực trung bình của cơ vòng niệu đạo là: 52 cm H2O Trung bình debit max là: 25ml/s Có 1 bệnh nhân bị sa bàng quang có chỉ định can thiệp phẫu thuật cùng lúc với phẫu thuật đặt TOT. Tất cả bệnh nhân được mổ bởi 1 phẫu thuật viên duy nhất, với gây tê vùng (tê tủy sống).Tất cả những bệnh nhân đều được thông tin chi tiết về tiến trình phẫu thuật cho mình và đã đồng ý theo tất cả tiến trình đó. Bệnh nhân được tái khám 1 tháng, 6 tháng và 1 năm sau phẫu thuật. Bệnh nhân được hỏi bệnh về sự hài lòng sau phẫu thuật, sau đó được làm test gắng sức sau khi làm đầy bàng quang bằng 250ml dung dịch nước muối sinh lý. Bệnh nhân được thăm khám âm đạo để phát hiện các trường hợp bào mòn do miếng nâng đỡ hoặc sự đào thải của miếng nâng đỡ. Không thực hiện xét nghiệm niệu động lực học một cách có hệ thống sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng. Kết quả: 36 bệnh nhân (94,6%) hoàn toàn chấm dứt tiểu không kiểm soát khi gắng sức, âm đạo hoàn toàn khô sạch. Có 2 bệnh nhân (5,4%) có kết quả cải thiện. Không có trường hợp thất bại. Kỹ thuật tiến hành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 4 Kết quả lúc mổ Thời gian mổ trung bình: 30 phút cho phẫu thuật TVT và 20 phút cho phẫu thuật TOT. Không truyền máu. Có 3 trường hợp thủng bàng quang trong lúc mổ loại phẫu thuật TVT. Không có biến chứng thủng ống tiêu hóa. Không có biến chứng chảy máu âm đạo hay máu tụ vùng chậu sau phẫu thuật. Rách âm đạo: 2 trường hợp trong phẫu thuật TOT. Đau đùi sau mổ TOT (2 trường hợp) (bảng) Biến chứng TVT TOT Xuất huyết 0 0 Thủng bọng đái 3 0 Thủng ống tiêu hóa 0 0 Nhiễm trùng 0 0 Vết thương âm đạo 2 Đau đùi sau mổ 0 2 Hậu phẫu Thông tiểu được rút vào ngày thứ nhất sau mổ, bệnh nhân xuất viện từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Từ ngày thứ 2 có 1 bệnh nhân tiểu khó sau khi rút thông với nước tiểu tồn lưu trên 200ml. Bệnh nhân được nong niệu đạo tại phòng mổ vào ngày thứ 3 sau mổ. Sau đó, bệnh nhân được rút thông lần 2, bệnh nhân đi tiểu bình thường và giá trị tồn lưu sau khi đi tiểu chỉ còn 20ml. Thời gian nằm viện trung bình: 2 ngày. Kết quả sớm Hậu phẫu sớm 1 tháng 3 tháng 1 năm TVT TOT TVTTOTTVTTOT TVT TOT Tiểu có kiểm soát 20 18 20 18 14 15 12 14 Đái khó 1 0 0 0 0 0 0 0 Bí tiểu 0 0 0 0 0 0 0 0 Debit max >20ml/s - - 16 16 - - - - Nước tiểu tồn lưu <30 ml 19 18 20 18 14 15 12 14 Bào mòn niêm mạc âm đạo - - - - 0 0 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 5 BÀN LUẬN Kỹ thuật mổ TVT nhằm nâng đỡ niệu đạo không căng bằng miếng nâng đỡ PROPYLENE, nhằm mục đích tạo lại dây chằng mu-niệu đạo, và củng cố bằng một võng mu-âm đạo đã bị suy yếu(19,20,23,24). Kỹ thuật mổ này đã được phát triển sang Pháp từ Thụy Điển vào 10/1996(10,27) một cách mạnh mẽ (hơn 50.000 TVT đã được phẫu thuật tại Pháp cho đến 6/2001). Biến chứng thủng bàng quang là một biến chứng thường thấy nhất ở kỹ thuật TVT, khoảng 8,87% trong nghiên cứu của VILLET. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này cũng như các tỷ lệ đã được báo cáo trong y văn nằm vào khoảng 2-2,3%(17,22,25,28). Tất cả những vết thương thường khu trú ở chóp bàng quang, không có vết thương niệu đạo nào cũng như ở vùng tam giác và niệu quản. Vết thương bàng quang đã được báo cáo khoảng 10,1% (8/79) ở bệnh nhân chưa bao giờ làm phẫu thuật, 6,7% (3/45) ở những bệnh nhân có tiền sử đã được mổ vùng chậu. Cần ghi nhận biến chứng thủng bàng quang thường xảy ra ở những lần phẫu thuật đầu tiên khi bắt đầu áp dụng kỹ thuật này và biến chứng sẽ giảm dần theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Biến chứng thủng bàng quang thường không gây hậu quả nghiêm trọng, thường được phát hiện trong phẫu thuật và được kiểm tra bằng nội soi bàng quang. Thông thường nên thực hiện nội soi bàng quang với optic 700. Trong trường hợp có vết thương bàng quang thì nên thực hiện lại lần đâm kim thứ 2. Tất cả trường hợp thủng bàng quang đều xảy ra trong phẫu thuật TVT. Phẫu thuật đặt TVT hay TOT phải thực hiện không căng tức là không nên để miếng đỡ chèn ép vào niệu đạo. Điều này chứng minh rất rõ ràng sự lấy lại đi tiểu bình thường dễ dàng hơn sau phẫu thuật TVT hơn là sau phẫu thuật BURCH hay MARSHALL – MARCHETTI- KRANTZ. Bí tiểu sau khi treo cổ bọng đái theo kỹ thuật BURCH phải đặt thông tiểu cách quãng là 20%(4,13). Trong loạt nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp đái khó phải được nong rộng niệu đạo và miếng nâng đỡ 2 ngày sau mổ. Bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 4 sau khi rút thông lần 2 cho thấy nước tiểu tồn lưu còn 10 – 20ml với Q max khoảng 20ml/giây. Một số tác giả đề nghị những trường hợp này nên đặt thông dẫn lưu cách quãng. Bệnh nhân có thể lấy lại nhịp tiểu bình thường khoảng 1 tuần hoặc tháng sau. Biến chứng chảy máu rất hiếm. Có tác giả cho rằng tỷ lệ này khoảng 2,5%. Chảy máu thường nhẹ không cần cầm máu, đôi khi chỉ cần đè cầm máu. Tổn thương mạch máu vùng chậu cũng hiếm, có tác giả thống kê khoảng 1,7%. Tuy nhiên theo SOULIÉ và cộng sự(5) là có 1 trường hợp có máu tụ vùng RETZIUS, đòi hỏi phải truyền máu và mổ hở để dẫn lưu. Vết thương mạch máu, nhất là mạch máu chậu ngoài dường như hiếm, nhưng cần phải thận trọng, trong trường hợp bệnh nhân có động mạch dãn to bị vôi hóa nơi những bệnh nhân lớn tuổi. Tư thế sản khoa trên bàn mổ của bệnh nhân chắc chắn cho phép làm giảm nguy cơ này bằng cách cho bệnh nhân gập đùi hông chậu dưới 700. Đau sau mổ thường không nhiều, nếu có thì ở mức độ vừa phải trong vòng 24-48 giờ(26). Tuy nhiên trong phẫu thuật TOT, một số tác giả cũng như loạt nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận hiện tượng đau đùi sau mổ. Để khắc phục hiện tượng khó chịu này, một số tác giả đang nghiên cứu áp dụng loại miếng nâng đỡ ngắn hơn với đầu ngoài không đi xuyên qua lỗ bịt. Biến chứng chủ yếu sau mổ là hiện tượng đái khó hoặc bí tiểu thoáng qua. Trong nghiên cứu của ULMSTEN có 12 trường hợp (10%). Theo nghiên cứu của hiệp hội Niệu Khoa Pháp (AFU) năm 1999, bí tiểu thoáng qua có tỷ lệ thay đổi từ 8- 16%, có trường hợp bí tiểu kéo dài sau 6 tháng chiếm tỷ lệ 3,6% theo LUGAGNE(5,8,14). Hiện tượng bí tiểu này thông thuờng được giải quyết khi được dẫn lưu kéo dài nhiều ngày hoặc thông tiểu cách quãng. Để dự phòng biến chứng này nên chọn lựa những bệnh nhân trước mổ có niệu dòng đồ bình thường, không có bọng đái cự đại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 6 hoặc bàng quang giảm co thắt trên xét nghiệm niệu động lực học và trong quá trình mổ, đặt miếng nâng đỡ dưới niệu đạo không căng hoặc căng rất nhẹ và nên duy trì một vài giọt nước tiểu thoát nhẹ qua niệu đạo. Bệnh nhân được vô cảm tùy theo từng tác giả. Theo ULMSTEN, đại đa số các trường hợp được thực hiện hoặc gây tê vùng hoặc gây mê toàn thân. Chỉ có 5,8%, bệnh nhân được mổ bằng gây tê tại chỗ. Tuy nhiên BENIZRI đã thực hiện 88% những trường hợp TVT dưới gây tê tại chỗ và các trường hợp này được thực hiện tại bệnh viện trong ngày trong 63% các trường hợp(2). Về tỷ lệ thành công, kết quả về chức năng sau 3 năm của loạt nghiên cứu 50 bệnh nhân của ULMSTEN đánh giá 1 cách tương đối hiệu quả theo thời gian, tỷ lệ thành công hoàn toàn là 90%, cải thiện một phần là 6% được ghi nhận(26). Theo loạt nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành công là 94,6% đã được theo dõi trong 1 năm. Các loạt nghiên cứu khác đã được trình bày ở hội nghị Niệu Khoa Pháp 1999, trong đại đa số các trường hợp theo dõi dưới 1 năm và tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn thay đổi từ 78 -96%(2,8,14,18). Các trường hợp có nguy cơ suy yếu cơ vòng nặng tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn thay đổi từ 82-88%(12,14). Dường như đại đa số các trường hợp thất bại sau khi đặt TVT phát hiện rất nhanh trong vòng 3 tháng đầu tiên. Có tác giả ghi nhận 1 số trường hợp tỷ lệ thất bại xảy ra chậm hơn ở khoảng tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 9. Trong trường hợp thất bại, phương pháp đặt cơ vòng nhân tạo được đặt ra nhưng theo DE LEVAL, kỹ thuật TOT cho phép đặt lại miếng nâng đỡ niệu đạo khi lần đầu thất bại. Qua phân tích cho thấy TVT và TOT điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ là một kỹ thuật hoàn toàn tin tưởng, khả thi và dễ thực hiện. KẾT LUẬN Kỹ thuật TVT – TOT cho đến nay được khẳng định có thể điều trị thành công hoàn toàn 95% bệnh nhân bị tiểu không kiểm soát khi gắng sức.. Kỹ thuật mổ này hoàn toàn khả thi và với bệnh suất trong mổ rất thấp, có thể thực hiện được qua gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý: Các giới hạn chỉ định mổ và phương pháp mổ, nhất là trường hợp có suy cơ vòng, có hội chứng tiểu gấp và khó tiểu bằng một khám nghiệm kỹ lưỡng các rối loạn khác nhau này trước khi tiến hành phẫu thuật. Xác định vị trí và ứng dụng của kỹ thuật này cho việc điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức, nhất là khi kết hợp với sa sinh dục. Tuy nhiên, điều cần thiết nghiên cứu với số lượng phẫu thuật nhiều hơn, đa trung tâm với thời gian theo dõi lâu hơn trước khi khẳng định tính ưu việt của kỹ thuật này so với các phẫu thuật kinh điển trước đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrams P., Blaivas J.G., Stanton S.L., Andersen J.T. (1988) The standardisation of terminology of lower urinary tract function. The International Continence Society Committee on Standardisation of Terminology. Scand. J. Urol. Nephrol., Suppl. 114: 5- 19. 2. Benizri E., Chevallier D., Jordana G., Garcia G., Collomb J., Amiel J., Toubol J(1999).. TVT et incontinence urinaire d'effort (I.U.E.) à propos de 100 cas. Prog. URol., 9, abst P 46, 42A. 3. Boney V. (1923,) On diurnal incontinence of urine in women. J. Obstet. Gynaecol. Br. Emp., 30: 358-365. 4. Colombo M., Scalambrino S., Maggioni A. and Milani R., (1994) Burch colposuspension versus modified Marshall- Marchetti-Krantz urethropexy for primary genuine stress urinary incontinence: a prospective, randomized clinical trial. Am. J. Obstet. Gynecol.,, 171: 1573-1579. 5. Cour F., Barret E., Cathelineau X., Dell'oro A., Mombet A., Guilloneau B., Veillon B., Vallancien G (1999).. Complications péri - opératoires de la bandelette sous- urétrale TVT dans le traitement de l'incontinence urinaire d'effort féminine. Prog. Urol., 9, abst P48, 42A. 6. de Lancey J.O. (1997) The pathophysiology of stress urinary incontinence in women and its implications for surgical treatment. World J. Urol., 15: 268-274. 7. de Lancey J.O.L.(1994) Structural support of the urethra as it relates to stress urinary incontinence: the hammock hypothesis. Am. J. Obstet. Gynecol., 170:1713-1723 8. Haab F., Sananes S., Monsaint H., Ciofu C., Tligui M., Tchala K., Doublet J.D., Lukacs B., Gattegno B., Uzan S., Amarenco G., Thibault Ph. (1999). Soutènement sous- urétral "TVT": résultats préliminaires. Prog. URol.,, 9, abst P45, 42A. 9. Health (1988). Urinary incontinence in adults. National Institute of Health consensus development conference statement, Washington, DC. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 7 10. Jacquetin B. (1998) Un test clinique très simple peut-il justifier l'utilisation d'une nouvelle intervention pour incontinence urinaire d'effort? J.Gynecol. Obstet. Biol. Reprod., 27: 215 - 216 11. Kelly HA., Dumm WM. (1914) Urinary incontinence in women without manifest injury to the bladder: a report of cases. Surg. Gynecol Obstet., 18: 444-450 12. Le Guillou M., Jacob F., Pariente J.L., Ferrière J.M., Lesourd B., Garcia S (1999). La TVT peut-elle remplacer le sphincter artificiel chez la femme? Prog. Urol. 9, abst P47, 42A. 13. Lose G., Jorgensen L., Mortensen S.O., Molstedpedersen L., Kristensen J.K (1987). Voiding difficulties after colposuspension. Obstet. Gynecol., 69: 33 - 38. 14. Lugagne - Delpon M., Lebret T., Hervé J.M., Barré P., Orsoni J.L., Botto H (1999). Cure d'incontinence urinaire d'effort par prothèse urétrale sans tension (TVT): résultats précoces chez 55 patientes. Prog. Urol., 9, abst P43, 41A. 15. Marshall V.F., Marchetti A.A., Krantz K.E. (1949) The correction of stress incontinence by simple vesicourethral suspension.. Surg. Gynecol. Obstet, 88: 509-518. 16. McGuire E.J., Lytton B., Pepe V., Kohorn E.I(1976). Stress Urinary Incontinence. Obstet. Gynecol., 47: 255-264. 17. Moran P.A., Ward K.L., Johnson D., Smirni W.E., Hilton P., et al. (2000) Tension - free vaginal tape for primary genuine stress incontinence: a two-centre follow - up study. B.J.U. Int., 86: 39-42. 18. Moulinier F., Ravery V., Blanc E., Hermieu J.F., Delmas V., Boccon - Gibod L. (1999,), Résutats préliminaires de la bandelette TVT dans la cure d'incontinence urinaire d'effort. Prog. Urol., 9, abst P44, 41A. 19. Petros P.E., Ulmsten U (1995). Urethral pressure increase on effort originates from within the urethra, and continence form musculo-vaginal closure. Neuro Urol. Urodynam, 14: 337 -350. 20. Petros P.E., Ulmsten U. (1993) An intergral theory and its method for the diagnosis and management of female urinary incontinence. Scand. J. Urol. Nephrol.,, suppl.153: 3-93. 21. Richardson A.C., Lyon J.B., Williams N.L (1976). A new look at pelvic relaxation. Am J. Obstet Gynecol., 126: 568-573. 22. Soulié M., Delbert-Julhes F., Cuvillier X., Mouly P., Thanwerdas J. et al (2000). Repair of female urinary incontinence with prolene "TVT": preliminary results of a multicenter and prospective survey. Prog. Urol., 10: 622-628. 23. Ulmsten U (1997). Some reflections and hypotheses on the pathophysiology of female urinary incontinence. Acta Obstet. Gynecol. Scand. Suppl, 166,:3-8. 24. Ulmsten U., Johnson P., Rezapour M. (1999). A three-year follow-up of tension free vaginal tape for surgical treatment of female stress urinary incontinence. Brit.J. Obstet. Gynaecol., 106: 345-350. 25. Ulmsten U., Henriksson L., Johnson P., Varhos G. (1996). An ambulatory surgical procedure under local anesthesia for treatment of female urinary incontinence. Int. Urogynecol. J. Pelvic floor dysfunct., 7: 81-86. 26. Ulmsten U., Johnson P. Rezapour M (1999). A three-year follow-up of tension free vaginal tape for surgical treatment of female stress urinary incontinence. Br.J. Obstet. Gynaecol., 106:345-350. 27. Villet R., Fitremann C. Salet-Lizée D., Collard D., Zafiropulo M (1998). Un nouveau procédé de traitement de l'incontinence urinaire d'effort (IUE): soutènement sous-urétral par une bandelette de Prolène (R) sous anesthésie locale. Prog. Urol., 8: 274-276. 28. Wang A.C., Lo T.S (1998). Tension free vaginal tape. A minimal invasive solution to stress urinary incontinence in women. J. Reprod. Biol., 43: 429-434. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_tieu_khong_kiem_soat_khi_gang_suc_o_phu_nu_bang_phu.pdf
Tài liệu liên quan