Đồ án Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm soát tốc độ tăng dân số cơ học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Bằng dữ liệu thu thập từ Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thơì gian 1980 – 2008 và hồi quy sử dụng hàm logarit kép, nhóm nghiên cứu nhận định các nhân tố ảnh hưởng đồng biến đến tốc độ tăng dân số cơ học tại TPHCM bao gồm: tổng sản phẩm thành phố (GDP), tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ và chỉ số phát triển giáo viên đại học- cao đẳng đại diện cho nhân tố phát triển giáo dục đại học tại TP.HCM. Trên cơ sở đó, những chính sách được đề xuất nhằm làm giảm và kiểm soát tốc độ tăng dân số cơ học TPHCM là những chính sách phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước; Chuyển dần các ngành sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động ra các tỉnh lân cận, vừa trở thành những khu vực kinh tế làm vệ tinh cho sự phát triển chung của cả vùng Đông Nam Bộ, vừa giảm sức hút lực lượng dân cư, lao động lớn từ các địa phương này về TP.HCM; Bên cạnh đó, cần có những chính sách quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cho các vùng trên cả nước nhằm làm giảm sức ép gia tăng dân số cơ học lên TP.HCM. MỤC LỤC 2 DANH SÁCH BẢNG BIỂU 4 DANH SÁCH HÌNH ẢNH 4 TÓM TẮT NỘI DUNG .5 PHẦN 1. GIỚI THIỆU 6 1.1 Lý do hình thành đề tài 6 1.2 Mục tiêu của đề tài. 7 1.3 Ý nghĩa của đề tài .7 1.4 Phạm vi và giới hạn của đề tài. 7 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .8 2.1 Khái niệm tăng dân số cơ học. .8 2.1.1 Tăng dân số cơ học là gì và các loại hình tăng dân số cơ học. .8 2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân. .8 2.1.3 Các hình thức di dân. 10 2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích. 10 PHẦN 3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11 3.1 Qui trình nghiên cứu. .11 3.2 Đánh giá và lựa chọn biến 11 3.2.1 Biến phụ thuộc 11 3.2.2 Biến độc lập .11 3.3 Kì vọng về dấu ước lượng 13 3.4 Chọn mẫu, lựa chọn nguồn dữ liệu và khả năng thu thập dữ liệu .14 3.5 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui đa biến và chọn hàm hồi qui .14 3.5.1 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui .14 3.5.2 Chọn hàm hồi qui 14 PHẦN 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .15 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu. .15 4.2 Hồi quy đơn biến – tác động từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. 15 4.3 Ma trận tương quan 16 4.4 Mô hình hồi qui. .16 4.4.1 Mô hình tổng quát (mô hình U). .16 4.4.2 Kiểm định, đơn giản hóa mô hình để tìm mô hình phù hợp. 17 4.4.3 Mô hình được chọn .18 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .20 5.1 Những khuyến nghị về chính sách cho TPHCM. 20 5.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo .21 5.2.1 Về các biến đã có của mô hình. 21 5.2.2 Về các cải tiến có thể tăng tính giải thích của mô hình. .21 PHỤ LỤC .23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .30

pdf30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................... 8 2.1 Khái niệm tăng dân số cơ học. ....................................................................... 8 2.1.1 Tăng dân số cơ học là gì và các loại hình tăng dân số cơ học. ........... 8 2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân. ........................................... 8 2.1.3 Các hình thức di dân. ........................................................................ 10 2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích. .................................... 10 PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 11 3.1 Qui trình nghiên cứu. ................................................................................... 11 3.2 Đánh giá và lựa chọn biến ............................................................................ 11 3.2.1 Biến phụ thuộc .................................................................................. 11 3.2.2 Biến độc lập....................................................................................... 11 3.3 Kì vọng về dấu ước lượng. ........................................................................... 13 3.4 Chọn mẫu, lựa chọn nguồn dữ liệu và khả năng thu thập dữ liệu ............... 14 3.5 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui đa biến và chọn hàm hồi qui ....... 14 3.5.1 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui ........................................... 14 3.5.2 Chọn hàm hồi qui .............................................................................. 14 PHẦN 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................................................. 15 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu. ............................................................................... 15 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 3 4.2 Hồi quy đơn biến – tác động từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. .......... 15 4.3 Ma trận tương quan ...................................................................................... 16 4.4 Mô hình hồi qui. ........................................................................................... 16 4.4.1 Mô hình tổng quát (mô hình U). ....................................................... 16 4.4.2 Kiểm định, đơn giản hóa mô hình để tìm mô hình phù hợp. ............ 17 4.4.3 Mô hình được chọn ........................................................................... 18 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 20 5.1 Những khuyến nghị về chính sách cho TPHCM. ........................................ 20 5.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo. ................................................................ 21 5.2.1 Về các biến đã có của mô hình. ........................................................ 21 5.2.2 Về các cải tiến có thể tăng tính giải thích của mô hình. ................... 21 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 30 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 4 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 3-1 Các biến phụ thuộc có thể được lựa chọn ........................................ 12 Bảng 3-2 Bảng phân tích kì vọng về dấu của ước lượng. ................................ 13 Bảng 4-1 Bảng thống kê mô tả dữ liệu. ........................................................... 15 Bảng 4-2 Bảng ma trận tương quan ................................................................. 16 Bảng 4-3 Bảng kết quả hồi qui. ....................................................................... 17 Bảng 4-4 Ý nghĩa các hệ số ước lượng ............................................................ 18 Bảng 5-1 Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính chia theo nơi cư trú ........ 22 Bảng 0-1 Bảng chi tiết thống kê mô tả ............................................................ 23 Bảng 0-2 Hồi qui đơn biến Y & tong_CSSX .................................................. 23 Bảng 0-3 Hồi qui đơn biến Y & GV ................................................................ 24 Bảng 0-4 Hồi qui đơn biến Y & GTSXCN ...................................................... 24 Bảng 0-5 Hồi qui đơn biến Y & GDP .............................................................. 25 Bảng 0-6 Hồi qui đơn biến Y & MUA ............................................................ 25 Bảng 0-7 Kết quả chạy hồi quy mô hình U bằng Eviews ................................ 27 Bảng 0-8 Kết quả hồi quy mô hình R bằng Eviews......................................... 28 Bảng 0-9 Bảng dữ liệu phân tích ..................................................................... 29 DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1-1 Tốc độ tăng dân số tự nhiên và cơ học của TPHCM từ 1980 - 2008 6 Hình 2-1 Mô hình Lực hút – Lực đẩy: Các yếu tố tác động đến di dân. ........... 9 Hình 3-1 Qui trình nghiên cứu ........................................................................ 11 Hình 0-1 Đồ thị phân tán giữa biến Y và từng biến TONG_CSSX, GV, GTSXCN, GDP, MUA .................................................................... 26 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 5 TÓM TẮT NỘI DUNG Kiểm soát tốc độ tăng dân số cơ học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Bằng dữ liệu thu thập từ Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thơì gian 1980 – 2008 và hồi quy sử dụng hàm logarit kép, nhóm nghiên cứu nhận định các nhân tố ảnh hưởng đồng biến đến tốc độ tăng dân số cơ học tại TPHCM bao gồm: tổng sản phẩm thành phố (GDP), tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ và chỉ số phát triển giáo viên đại học- cao đẳng đại diện cho nhân tố phát triển giáo dục đại học tại TP.HCM. Trên cơ sở đó, những chính sách được đề xuất nhằm làm giảm và kiểm soát tốc độ tăng dân số cơ học TPHCM là những chính sách phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước; Chuyển dần các ngành sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động ra các tỉnh lân cận, vừa trở thành những khu vực kinh tế làm vệ tinh cho sự phát triển chung của cả vùng Đông Nam Bộ, vừa giảm sức hút lực lượng dân cư, lao động lớn từ các địa phương này về TP.HCM; Bên cạnh đó, cần có những chính sách quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cho các vùng trên cả nước nhằm làm giảm sức ép gia tăng dân số cơ học lên TP.HCM. Nhóm nghiên cứu của đề tài xin chân thành cám ơn Ban Giảng viên môn Các phương pháp phân tích định lượng và các bạn trong tập thể lớp MPP2 đã hướng dẫn, giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài này. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 6 PHẦN 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do hình thành đề tài Theo số liệu thống kê mới nhất của đợt điều tra dân số vào ngày 01/04/2009, tổng dân số của TPHCM là 7.123.340 người, tuy nhiên nếu tính luôn những người không đăng kí cư trú thì dân số THPCM có thể vượt 8 triệu dân, tăng 41,4% so với thời điểm tháng 04/1999. Như vậy trong 10 năm tốc độ tăng dân số trung bình của TPHCM là 3.5%/ năm, gấp 3 lần tốc độ tăng dân số trung bình của cả nước là 1.2%. Trong đó, sự tăng dân số cơ học chiếm đến 2/3 tốc độ tăng dân số. “Bình quân một năm TPHCM tăng 208.000 người, gần bằng dân số của 1 quận trung bình tại TPHCM” (Ông Dư Quang Nam - cục trưởng cục thống kê TPHCM, 2009). Hình 1-1 Tốc độ tăng dân số tự nhiên và cơ học của TPHCM từ 1980 - 2008 (Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) Việc di dân đến những đô thị lớn luôn là một vấn nạn của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, mà hầu như các nước đều đã từng phải đau đầu giải quyết. TPHCM, một thành phố công nghiệp lớn nhất Việt Nam, cũng không nằm ngoài số đó. Với tốc độ di dân nhanh chóng vượt xa tốc độ tăng trưởng của hạ tầng xã hội, TPHCM đang phải đối diện với những bài toán khó về chất lượng cuộc sống như vấn nạn môi trường, nhà ở, dịch vụ công cộng, giao thông, an ninh và tệ nạn xã hội… Nếu không kiểm soát và điều phối được sự di dân, TPHCM không thể chủ động trong việc hoạch định và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần phải tìm hiểu những nhân tố căn bản nào tác động đến tỷ lệ tăng dân số cơ học của TPHCM. Qua đó có thể đề xuất những chính sách phù hợp giúp cho TPHCM chủ động hơn trong quá trình qui hoạch thành phố. Đó -2.00% -1.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 1980 1984 1988 1992 1996 2000 2004 2008 Tốc độ tăng dân số TPHCM Tốc độ tăng dân số Tốc độ tăng dân số tự nhiên Tốc độ tăng dân số cơ học Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 7 chính là lý do hình thành nên đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số cơ học của TPHCM”. 1.2 Mục tiêu của đề tài. Với lý do hình thành đề tài như trên, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là nhằm trả lời cho câu hỏi những nhân tố nào tác động có ý nghĩa đến sự gia tăng dân số cơ học của TPHCM. Đó sẽ là cơ sở cho chúng tôi đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số cơ học cao như hiện nay. 1.3 Ý nghĩa của đề tài. Kết quả của đề tài có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách TPHCM một cái nhìn tổng quan về nguyên nhân của sự gia tăng dân số cơ học TPHCM trên cơ sở nghiên cứu định lượng khoa học. Qua đó góp phần giải quyết bài toán qui hoạch và tăng dân số cơ học, giúp cho thành phố được phát triển bền vững hơn và chất lượng hơn. 1.4 Phạm vi và giới hạn của đề tài. Do hạn chế về mặt thời gian và số liệu, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi TPHCM, chứ không xem xét tới các tác động từ phía bên ngoài TPHCM. Nguồn số liệu chính cho các phân tích là từ Cục thống kê TPHCM. Các dữ liệu này bắt đầu được tổng hợp từ năm 1975, nhưng chỉ đầy đủ từ năm 1980. Vì thế nghiên cứu sẽ dựa trên bối cảnh và thông tin từ năm 1980 đến nay, năm 2008, với tổng cộng là 29 quan sát. Mỗi quan sát là kết quả thống kê về dân số, kinh tế, xã hội… của một năm. Trong phân tích của chúng tôi, số người nhập cư được đo lường dựa trên cách thức thu thập dữ liệu của Cục thống kê TPHCM. Nghĩa là chỉ đo lường số dân nhập cư có đăng kí cư trú với các cơ quan chức năng. Vì thế một giới hạn nữa của đề tài là quá trình phân tích sẽ bỏ qua số dân nhập cư không đăng kí cư trú vì việc đo lường sẽ rất khó khăn và tốn kém. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 8 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cơ sở chính của nghiên cứu dựa trên lý thuyết về dân số học và địa lý dân cư được tổng hợp và biên soạn bởi Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM. Cơ sở lý thuyết này nhằm cung cấp những khái niệm căn bản về tăng dân số cơ học, các loại hình di dân và các yếu tố tác động đến quá trình di dân. Qua đó chúng tôi sẽ lựa chọn một cơ sở phù hợp nhất để làm nền tảng cho quá trình phân tích. 2.1 Khái niệm tăng dân số cơ học. 2.1.1 Tăng dân số cơ học là gì và các loại hình tăng dân số cơ học. Tăng dân số cơ học là sự tăng dân số do di dân từ vùng này sang vùng khác hay gọi là sự di dân. Tăng dân số cơ học là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tăng hay giảm qui mô dân số. Di dân là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị địa lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng thời gian di dân xác định. (Liên hiệp quốc, 1958). Di dân không bao gồm những trường hợp người sống lang thang, di dân theo mùa và di dân theo kiểu con lắc (đi về hàng ngày). Nhìn chung, dân cư di chuyển ra khỏi giới hạn hành chính của một thành phố, tỉnh, huyện trong một khoảng thời gian xác định được xem là di dân. Như vậy, sự tăng dân số cơ học bao gồm hai quá trình: xuất cư và nhập cư. - Xuất cư: là quá trình chuyển đi của dân cư từ vùng này sang vùng khác để sinh sống thường xuyên hoặc tạm thời (trong một khoảng thời gian dài). - Nhập cư: là quá trình chuyển đến của dân cư từ một vùng khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời gian dài). Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều có những ảnh hưởng đến cơ cấu và mức tăng dân số của một vùng hay một quốc gia, nhất là quá trình nhập cư đôi khi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành dân cư ở một số khu vực. 2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự di chuyển của dân cư, ở đây chúng tôi chia ra làm bốn nhóm chính: - Nhóm 1 - Các yếu tố về kinh tế: như mức sống, cơ hội việc làm, sự thay đổi vế tiến bộ kỹ thuật và công nghệ … - Nhóm 2 - Các yếu tố về chính trị, luật pháp: như thể chế chính trị, chính sách dân số của vùng miền… Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 9 - Nhóm 3 - Các yếu tố văn hóa - xã hội: như điều kiện giáo dục, y tế, giải trí, trạng hôn nhân, gia đình, thay đổi nghề nghiệp, việc làm … - Nhóm 4 - Các yếu tố về môi trường: như khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên... Sự thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố này ở các vùng sẽ tạo nên lực hút hay lực đẩy của mỗi vùng mà có ảnh hưởng tới sự chuyển đến hay ra đi của dân cư. - Lực hút: bao gồm những điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển ở nơi đến. - Lực đẩy: bao gồm những trở ngại hay hạn chế cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển. Hình 2-1 Mô hình Lực hút – Lực đẩy: Các yếu tố tác động đến di dân. Bất kỳ một vùng lãnh thổ nào cũng đều có những thuận lợi hay khó khăn nhất định, nói khác đi yếu tố lực hút, lực đẩy của một vùng luôn tồn tại song song. Lý thuyết lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của di dân là: dân cư sẽ di chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn. Phong trào di dân ngày càng mạnh theo sự tiến bộ ngày càng cao của xã hội. Chính sự thay đổi về tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến sự hình thành các vùng trung tâm phát triển như khu công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp… sẽ thu hút các dòng di dân. Vùng nông thôn xa xôi thường là nơi ra đi của lực lượng lao động trẻ, bởi vì ở đó không có các cơ hội kinh tế, lối sống buồn tẻ, ít cơ hội phát triển. Ngược lại, các trung tâm công nghiệp, đô thị hay thành phố lớn thường là những nơi có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trẻ vùng nông thôn vì có nhiều cơ hội việc làm, học tập, tiện nghi sinh LỰC ĐẨY Nơi xuất cƣ Các yếu tố về kinh tế Các yếu tố về chính trị - pháp luật Các yếu tố về văn hóa - xã hội Các yếu tố về môi trường LỰC HÚT Nơi nhập cƣ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 10 hoạt và những triển vọng tương lai đầy tươi sáng... từ đó hình thành nên luồng chuyển cư đặc trưng nông thôn - thành thị. 2.1.3 Các hình thức di dân. Phân chia di dân thành các hình thức khác nhau là tùy thuộc vào mục đích di dân, phạm vi di dân theo lãnh thổ, mô hình tổ chức di cư và quyết định di cư… Trong phân tích này, nhóm chúng tôi chia hình thức di dân dựa trên mục dích di dân: - Di dân vì những yếu tố kinh tế: đó là các dạng di dân để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề khác. - Di dân phi kinh tế: di dân vì nhưng mục đích phi kinh tế như học tập, làm trong các ngành phi sản xuất vật chất khác, kết hôn, chính trị, xã hội… 2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích. Quá trình di dân xảy ra do tác động của cả hai lực hút từ nơi đến là TPHCM và lực đẩy từ nơi đi. Nhưng trong phân tích của chúng tôi chúng tôi chỉ chú trọng vào đánh giá những yếu tố tác động của lực hút, và bỏ qua các yếu tố về lực đẩy. Lý do là vì TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi diễn ra hầu hết những hoạt động kinh tế chính yếu. Ngoài ra, trong những lĩnh vực khác như giải trí, dịch vụ y tế và giáo dục… TPHCM cũng tỏ ra ưu việt hơn hẳn những tỉnh thành khác trong cả nước. Điều đó làm cho điều kiện sống và làm việc tại TPHCM rất thuận lợi, tạo nên một lực hút mạnh mẽ đối với dân nhập cư trong cả nước. Vì lý do đó, việc đánh giá lực hút đã có thể giải thích được phần lớn nguyên nhân tăng trưởng dân số cơ học của TPHCM, và nguyên cứu sẽ bỏ qua phân tích lực đẩy. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 11 PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Qui trình nghiên cứu. Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số cơ học của TPHCM, chúng tôi sẽ thực hiện phân tích hồi qui đa biến. Quá trình phân tích sẽ bao gồm các bước sau: Hình 3-1 Qui trình nghiên cứu 3.2 Đánh giá và lựa chọn biến 3.2.1 Biến phụ thuộc (Y) Chỉ số tăng dân số cơ học TPHCM theo năm gốc là 1980. 3.2.2 Biến độc lập Các nhân tố ảnh hưởng đến việc di dân đến TPHCM bao gồm bốn nhóm: (1) kinh tế, (2) chính trị - luật pháp, (3) văn hóa – xã hội, (4) môi trường. Nhưng ta có thể thấy rằng thể chế chính trị và các yếu tố về luật pháp gần như đồng nhất giữa các vùng miền cả nước nên sự tác động của những nhân tố này không cao, chúng tôi sẽ bỏ qua và không đưa vào mô hình. Ba nhóm nhân tố còn lại, chúng tôi sẽ chia ra làm hai nhóm chính dựa trên mục đích di dân như đã đề cập ở trên: (1) Nhóm biến kinh tế: bao gồm những biến số tác động đến di dân có liên quan đến các chỉ tiêu về kinh tế, thu nhập và việc làm… (2) Nhóm biến phi kinh tế: bao gồm các biến còn lại liên quan đến các yếu tố văn hóa - xã hội và môi trường… Chọn biến • Đánh giá và lựa chọn các biến độc lập của mô hình. • Kì vọng về dấu của ước lượng. Chọn mẫu • Kích thước mẫu và chọn mẫu quan sát. • Lựa chọn nguồn dữ liệu cho quá trình phân tích và khả năng thu thập dữ liệu. • Chọn phương pháp hồi qui và dạng hàm hồi qui. Phân tích và đánh giá • Thống kê mô tả dữ liệu. • Chạy mô hình hồi qui. • Kiểm định và lựa chọn mô hình hồi qui Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 12 Đối với từng nhóm biến trên, chúng tôi liệt kê các biến có thể lựa chọn dựa trên ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc như sau: Bảng 3-1 Các biến phụ thuộc có thể đƣợc lựa chọn Tên biến Ký hiệu Ý nghĩa tác động lên biến phụ thuộc theo lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc Nhóm các biến Kinh tế Tổng sản phẩm của TPHCM GDP Phản ánh tốc độ phát triển kinh tế TPHCM, gián tiếp phản ánh thu nhập bình quân đầu người, là yếu tố tác động việc di dân. Tổng cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại- dịch vụ TONGCSS X Phản ánh tốc độ tăng các cơ sở sản xuất trong hai lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ, hai lĩnh vực phát triển mạnh và có sức hút lao động lớn của TPHCM Giá trị sản xuất công nghiệp GTSXCN Sản xuất công nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, kỳ vọng có sức hút lực lượng lao động làm việc tại TPHCM Đầu tư DAUTU Yếu tố đầu tư bao gồm khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, là nhân tố phản ánh mức độ phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, là yếu tố tác động việc di dân. Chi ngân sách địa phương CHINS Chi ngân sách địa phương bao gồm các khoản chi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, khoa học, VHTT, an sinh XH, quản lý hành chính...là yếu tố tác động việc di dân Nhóm các biến phi kinh tế Chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng so năm gốc 1980 GV Chỉ số phát triển gíao viên đại học cao đẳng trên địa bàn TPHCM phản ánh sự phát triển giáo dục đại học, là lực hút lực lượng sinh viên từ các khu vực khác về học tại TPHCM Chỉ số phát triển giáo dục đại học EI Chỉ số phát triển giáo dục cũng là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển giáo dục đại học, là lực hút lực lượng sinh viên từ các khu vực khác về học tại TPHCM Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ở lại TPHCM làm việc SVTN Phản ánh yếu tố tác động đến việc di dân do việc làm Số giường bệnh YT Số giường bệnh gia tăng hàng năm phản ánh mức độ phát triển lĩnh vực y tế kỳ vọng thu hút dân cư các vùng khác đến sinh sống tại nơi có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Số cuộc hôn nhân của người TPHCM với các tỉnh khác GĐ Phản ánh yếu tố tác động đến việc di dân do hôn nhân gia đình Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 13 Lượng mưa trung bình hàng năm TT Phản ánh yếu tố thời tiết tác động đến vấn đề di dân do môi trường sống Chính sách quản lý dân nhập cư CS Biến định tính có tác động đến việc di dân. Tuy nhiên một số biến kể trên gặp khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu vì những lý do sau đây và chúng tôi phải loại ra khỏi mô hình: - Dữ liệu bị gián đoạn nhiều, số quan sát ít: biến Đầu tư, Chi ngân sách địa phương, số giường bệnh. - Không thể thu thập được số liệu: Chỉ số phát triển giáo dục đại học, Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng tiếp tục ở lại TPHCM làm việc, số cuộc hôn nhân của người TPHCM với tỉnh khác. - Khó đánh giá và đo lường: Chính sách quản lý dân nhập cư. Như vậy, những biến đưa vào mô hình phân tích là những biến còn lại. 3.3 Kì vọng về dấu ƣớc lƣợng. Kì vọng về dấu của các biến sẽ đưa vào mô hình như sau: Bảng 3-2 Bảng phân tích kì vọng về dấu của ƣớc lƣợng. Tên biến Dấu kì vọng Giải thích GDP Tổng sản phẩm của TPHCM (tỷ đồng) Đồng biến (+) Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi kinh tế TPHCM phát triển, mức sống nâng cao, lượng dân di cư sẽ tăng (và ngược lại). TONG_CSSX Tổng cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ (cơ sở) Đồng biến (+) Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tổng cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ tăng, nhu cầu lao động sẽ tăng làm cho dân di cư đến TPHCM tăng (và ngược lại). GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) Đồng biến (+) Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá trị sản xuất công nghiệp tăng, nhu cầu lao động sẽ tăng làm cho dân di cư đến TPHCM tăng (và ngược lại). GV Chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng so năm gốc 1980 Đồng biến (+) Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giáo viên đại học tăng, phản ánh sự phát triển giáo dục đại học, sẽ hút sinh viên từ các khu vực khác về học tại TPHCM làm cho dân số cơ học của TPHCM tăng (và ngược lại). MUA Lượng mưa trung bình hàng năm (mm) Nghịch biến (-) Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mưa càng nhiều chứng tỏ thời tiết của TPHCM không tốt cho các hoạt động về công nghiệp và dịch vụ, thời tiết không tố sẽ làm cho dân di cư đến TPHCM ít hơn (và ngược lại) Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 14 Trong năm biến trên đây chỉ có biến MUA là biến kiểm soát còn tất cả các biến còn lại đều là biến chính sách. 3.4 Chọn mẫu, lựa chọn nguồn dữ liệu và khả năng thu thập dữ liệu Nghiên cứu này hoàn toàn dựa vào dữ liệu thứ cấp, là những nguồn thông tin sẵn có và không tiến hành thực hiện một nghiên cứu nào khác để có nguồn dữ liệu sơ cấp. Toàn bộ dữ liệu thứ cấp được lấy từ Cục thống kê TPHCM: Niên giám thông kê 2008 và niên giám thống kê 1975 - 2005. Đây là cơ quan thống kê chính thống của Nhà nước nên dữ liệu chúng tôi có được là đáng tin cậy cho quá trình phân tích. Để có được mô hình hồi qui tốt nhất, bậc tự do của mô hình phải không nhỏ hơn 30. Như vậy, với số biến đưa vào mô hình là 5, số quan sát tối thiểu cần phải đạt được là: n = 30 + K = 36 quan sát. Vì dữ liệu quan sát là dữ liệu theo chuỗi thời gian và để đạt được một mẫu gồm 36 quan sát như mong muốn, phải thu thập dữ liệu từ năm 1963. Đó là điều không thể vì đất nước chỉ mới kết thúc chiến tranh năm 1975, và số liệu thống kê trước 1975 gần như không có. Trong giai đoạn đầu sau 1975, nhiều dữ liệu bị thiếu sót và gián đoạn. Chỉ từ năm 1980 dữ liệu mới đầy đủ và ổn định hơn. Như vậy, mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm 29 quan sát (1980 – 2008), với bậc tự do là 23. Đây không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng là một lựa chọn tốt trong điều kiện của dữ liệu hiện có. 3.5 Phƣơng pháp xây dựng mô hình hồi qui đa biến và chọn hàm hồi qui 3.5.1 Phƣơng pháp xây dựng mô hình hồi qui Mô hình được lựa chọn là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, phải đảm bảo tốt nhất 3 tính chất: không thiên lệch, hiệu quả, nhất quán. Khi đó, các biến phải được xem xét và đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: (1) Quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là tuyến tính, (2) Không có tương quan tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến), (3) Dữ liệu thu thập phải thỏa các giả thiết về quy luật phân phối chuẩn, các giả thiết của phần dư. Đầu tiên nhóm chúng tôi sẽ tiến hành chạy mô hình hồi qui đơn biến và vẽ đồ thị phân tán của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc để từ đó xác định khuynh hướng tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, so sánh với dấu kì vọng. Sau đó, nhóm tiến hành xây dựng mô hình hồi qui từ tổng quát (mô hình U), sau đó, loại dần các biến không có ý nghĩa thống kê để tìm ra mô hình thích hợp nhất (mô hình R). 3.5.2 Chọn hàm hồi qui Mục tiêu của nhóm là nghiên cứu % biến động của biến độc lập làm cho biến phụ thuộc thay đổi bao nhiêu % nên nhóm quyết định chọn dạng hàm log kép. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 15 PHẦN 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu. Dữ liệu thu thập được mô tả qua bảng sau: Bảng 4-1 Bảng thống kê mô tả dữ liệu. Y TONG_CSSX MUA GV GTSXCN GDP Trung bình 114.4029 171381.5 1945.428 302.6735 46431079 41156.54 Trung vị 112.4281 135490.0 1829.300 305.1852 24935639 28270.97 Lớn nhất 142.8200 377912.0 2729.500 494.5679 1.69E+08 124220.0 Nhỏ nhất 97.48372 93548.00 1321.000 91.11111 5891751. 9871.000 Độ lệch chuẩn 13.63799 83976.81 293.1903 92.98007 47309354 33326.57 Tổng cộng 3317.684 4970064. 56417.40 8777.531 1.35E+09 1193540. Số quan sát 29 29 29 29 29 29 Số liệu mô tả chi tiết trong phụ lục. 4.2 Hồi quy đơn biến – tác động từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Chạy mô hình hồi quy đơn biến và đồ thị phân tán giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: 1. 𝑌 = 88.75143 + 0.000150 ∗ TONG_CSSX 2. 𝑌 = 81.56080 + 0.108507 ∗ GV 3. 𝑌 = 101.5307 + (2.77E − 07) ∗ GTSXCN 4. 𝑌 = 97.95200 + 0.000400 ∗ GDP 5. 𝑌 = 120.3287 − 0.003046 ∗MUA Nhận xét: tất cả các mô hình hồi quy đơn biến của các biến độc lập TONG_CSSX, GV, GTSXCN, GDP đều thể hiện tính chất đồng biến và mô hình đơn biến của biến độc lập MUA thể hiện tính chất nghịch biến như dấu kỳ vọng ban đầu. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 16 4.3 Ma trận tƣơng quan Bảng 4-2 Bảng ma trận tƣơng quan Y TONG_CSSX MUA GV GTSXCN GDP Y 1.000000 0.921631 -0.065483 0.739768 0.961699 0.976766 TONG_CSSX 1.000000 -0.097713 0.675252 0.979726 0.968737 MUA 1.000000 0.087348 -0.065885 -0.048590 GV 1.000000 0.725772 0.720472 GTSXCN 1.000000 0.996036 GDP 1.000000 Nhận xét: Trong bảng ma trận tương quan, hệ số tương quan giữa GTSXCN & GDP = 99.6036% ≈ 1. Điều này có thể giải thích bằng lý thuyết kinh tế vĩ mô, GDP có bao gồm GTSXCN. Khi phân tích hồi quy, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra . Do đó, nhóm quyết định loại biến GTSXCN ra khỏi mô hình và sử dụng biến GDP vì tầm quan trọng đã nêu trong cơ sở lý thuyết. 4.4 Mô hình hồi qui. Mô hình hàm hồi quy tổng thể (PRF): log 𝑌 = 𝛽1 + 𝛽2 ∗ log⁡(𝑡𝑜𝑛𝑔_𝑐𝑠𝑠𝑥) + 𝛽3 ∗ log⁡(𝑔𝑣) + 𝛽4 ∗ log⁡(𝑔𝑑𝑝) + 𝛽5 ∗ log⁡(𝑚𝑢𝑎) + 𝜀 Mô hình hàm hồi quy mẫu (SRF): log 𝑌 = 𝛽1 + 𝛽2 ∗ log⁡(𝑡𝑜𝑛𝑔_𝑐𝑠𝑠𝑥) + 𝛽3 ∗ log⁡(𝑔𝑣) + 𝛽4 ∗ log⁡(𝑔𝑑𝑝) + 𝛽5 ∗ log⁡(𝑚𝑢𝑎) 4.4.1 Mô hình tổng quát (mô hình U). Hàm hồi quy mẫu viết lại 𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.888509 + 0.065101 * log(TONG_CSSX) + 0.024548 * log(GV) + pvalue (0.0029) (0.0319) 0.103121 * log(GDP) - 0.017957 * log(MUA) (0.0000) (0.4320) Nhận xét: Mô hình U có 𝑅 2 = 0.978834 là giá trị chấp nhận được cho phân tích dữ liệu chuỗi thời gian. Xét về ý nghĩa thống kê, bằng p-value trong phụ lục chạy hồi quy bởi Eviews, biến log(GDP), log(TONG_CSSX) có ý nghĩa rất cao (kể cả mức 1%). Tuy nhiên, biến Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 17 log(MUA) có p-value lớn nên mối quan hệ giữa log(Y) và log(MUA) không có ý nghĩa thống kê. Bảng 4-3 Bảng kết quả hồi qui. Biến Mô hình U Mô hình R Hệ số t-stat Hệ số t-stat C 2.888509 11.74331 2.736386 17.69315 LOG(TONG_CSSX) 0.065101 3.316884 0.067515 3.506735 LOG(GV) 0.024548 2.278239 0.023351 2.204381 LOG(GDP) 0.103121 9.191404 0.102560 9.226258 LOG(MUA) -0.017957 -0.799190 𝑹𝟐 0.981858 0.981375 𝑹 𝟐 0.978834 0.979140 F-stat 324.7186 439.0908 df(n-k) 24 25 Kiểm định: Tiến hành kiểm định t đối với biến log(MUA) để xét mức độ ảnh hưởng của biến log(MUA) đối với log(Y). Giả thiết không: 𝐻0: 𝛽5 = 0 (log(MUA) không có ảnh hưởng đến log(Y)). Giá thiết thay thế: 𝐻1: 𝛽5 ≠ 0 (log(MUA) có ảnh hưởng đến log(Y)). Trong kết quả hồi quy mô hình U (phụ lục), ta thấy p-value(log(MUA)) = 43.2% > 10%. Do đó, tại mức ý nghĩa 10%, ta không thể bác bỏ giả thiết H0. Như vậy, với thông tin từ mẫu và tại mức ý nghĩa 10%, mối quan hệ giữa log(MUA) và log(MUA) không có ý nghĩa về mặt thống kê. Với kết quả kiểm định trên, ta tiến hành loại biến log(MUA) ra khỏi mô hình. 4.4.2 Kiểm định, đơn giản hóa mô hình để tìm mô hình phù hợp. Bước 1: Thực hiện hồi quy mô hình U, ta được hàm hồi quy mẫu (SRF): 𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.888509 + 0.065101 * log(TONG_CSSX) + 0.024548 * log(GV) + 0.103121 * log(GDP) - 0.017957 * log(MUA) Bước 2: Giá trị 𝑅 2 của mô hình U = 0.978834, tuy nhiên p-value(log(MUA)) = 43.2% > 10% nên tiến hành loại biến log(MUA) ra khỏi mô hình. Ta được mô hình hàm hồi quy mẫu: 𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.736386 + 0.067515 * log(TONG_CSSX) + 0.023351 * log(GV) + 0.102560 * log(GDP) Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 18 Bước 3: Giá trị 𝑅 2 của mô hình R được cải thiện lên 0.979140 và p-value của các biến đều được cải thiện. Lúc này, với mức ý nghĩa 5%, với thông tin từ mẫu, mối quan hệ giữa log(Y) và các biến còn lại trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. 4.4.3 Mô hình đƣợc chọn 𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.736386 + 0.067515 * log(TONG_CSSX) + 0.023351 * log(GV) + 0.102560 * log(GDP) Giá trị 𝑅 2 của mô hình R là 0.979140 và p-value(ln(tong_cssx)) = 0.0017, p- value(ln(gv)) = 0.0369, p-value(ln(gdp)) = 0.0000. Về mặt kinh tế lượng, với mức ý nghĩa là 5%, mô hình trên là sự lựa chọn tốt nhất để phân tích các yếu tố tác động đến việc tăng dân số cơ học tại TPHCM. Bảng 4-4 Ý nghĩa các hệ số ƣớc lƣợng Biến Hệ số hồi quy Ý nghĩa LOG(TONG_CSSX) 0.067515 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến TONG_CSSX tăng 1% thì biến Y tăng 0.067515% và ngược lại. LOG(GV) 0.023351 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến GV tăng 1% thì biến Y tăng 0.023351% và ngược lại. LOG(GDP) 0.102560 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến GDP tăng 1% thì biến Y tăng 0.10256% và ngược lại. Ý nghĩa và mức độ giải thích của mô hình: Giá trị 𝑅 2 của mô hình R là 0.979140: mô hình giải thích được khoảng 97.914% sự biến thiên của biến Y. Nhận xét về mô hình đã chọn: a. Về dữ liệu đã chọn Ưu điểm: dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả kiểm định. Nhược điểm: Bộ dữ liệu có số quan sát không nhiều nên ảnh hưởng đến tính giải thích của mô hình. Biến giáo viên là một biến đại diện cho sự phát triển giáo dục của TPHCM nên tính giải thích sẽ không cao so với biến chỉ số phát triển giáo dục. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên nhóm không thể thu thập được dữ liệu của biến chỉ số phát triển giáo dục. b. Về tính giải thích của mô hình Sau khi lựa chọn mô hình là mô hình R, nhóm nghiên cứu đã tính toán được các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số gia tăng dân số cơ học của TPHCM. Mô hình được chọn giải Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 19 thích được ảnh hưởng của sự biến động GDP của TPHCM, số giáo viên, tổng số cơ sở sản xuất đối với sự biến động chỉ số gia tăng dân số cơ học tại TPHCM. c. Tính thực tiễn của mô hình Từ mô hình lựa chọn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mối quan hệ giữa chỉ số gia tăng dân số cơ học và các nhân tố tác động đến chỉ số này bằng một mô hình cụ thể. Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng mô hình cũng giúp chúng ta phần nào lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố , tạo điều kiện cho các nghiên cứu tiếp theo đầy đủ và chi tiết hơn. Mô hình này cũng giúp nhóm nghiên cứu, những người mới bắt tay vào nghiên cứu có điều kiện bước đầu xem xét vấn đề một cách hệ thống và sử dụng những công cụ khoa học để phân tích, đánh giá và từng bước kiểm nghiệm thực tế. d. Những hạn chế của mô hình Do giới hạn của dữ liệu thu thập nên mô hình hồi quy ước lượng chưa lượng hóa hết được những nhân tố trên thực tế ảnh hưởng tới việc gia tăng dân số cơ học tại TPHMC. Mặt khác, nhóm cũng còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng xử lý dữ liệu, đánh giá và kiểm định đối với phần dư nên mô hình đã lựa chọn chắc chắn chưa phải là mô hình tốt nhất có thể từ bộ dữ liệu đã chọn. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 20 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Những khuyến nghị về chính sách cho TPHCM. Kiểm soát được tốc độ tăng dân số cơ học nhằm kiểm soát tốc độ tăng dân số chung vẫn đang là bài toán khó giải đối với các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên qua phân tích bài viết, nhóm có một số đề xuất nhằm giảm tốc độ tăng dân số cơ học TP.HCM góp phần giảm áp lực tăng dân số thành phố, nâng cao chất lương cuộc sống dân cư. Từ kết quả mô hình hồi quy, chúng ta thấy tốc độ tăng dân số cơ học thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ tuyến tính đồng biến với tổng sản phẩm, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ và chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng (là một biến thể hiện sự phát triển giáo dục đại học của thành phố). Do đó, với mục tiêu nhằm làm giảm hoặc kiểm soát tốc độ tăng dân số cơ học thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đề xuất những chính sách như sau: - Nhóm chính sách liên quan biến tổng sản phẩm: với mục tiêu làm giảm tốc độ tăng dân số cơ học thành phố Hồ Chí Minh chúng ta không thể đưa ra các chính sách làm giảm sự tăng trưởng GDP của thành phố mà thay vào đó, chúng ta cần đưa ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền khác nhau trên cả nước để giảm sức hút di dân về TP.HCM, đặc biệt cần có những chính sách định hướng phát triển kinh tế các tỉnh lân cận khu vực TP.HCM (Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai v..v...) vừa trở thành những khu vực kinh tế làm vệ tinh cho sự phát triển chung của cả vùng Đông Nam Bộ, vừa giảm sức hút lực lượng dân cư, lao động lớn từ các địa phương này về TP.HCM sinh sống, làm việc. - Nhóm chính sách liên quan biến tổng cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại-dịch vụ: Chúng ta cần có những chính sách định hướng đối với TP. Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, các trung tâm công nghệ kỹ thuật cao, có hàm lượng tri thức lớn, phát triển thành những trung tâm công nghiệp sạch. Chuyển dần những ngành có sử dụng nhiều lao động, đất đai với nhu cầu vận tải lớn ra các tỉnh lân cận. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tỉnh lân cân hình thành các khu công nghiệp chuyên môn hoá cao, gắn liền với vùng nhiên liệu và lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp ở các vùng nông thôn để tạo đà cho các khu vực này phát triển. Tất nhiên, song hành với nó là các chính sách quản lý, bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. - Nhóm chính sách liên quan đến biến chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng (là một biến thể hiện sự phát triển giáo dục đại học của thành phố), chúng ta cần có những chính sách phân bố lại các trường đại học, cao đẳng. TP.Hồ Chí Minh sẽ tập trung đào tạo các chương trình đại học và sau đại học theo hướng nghiên cứu chất lượng cao với những ngành kỹ thuật mũi nhọn, những công nghệ mới. Các Tỉnh thành tập trung đào tạo đại học theo diện rộng theo hướng đáp ứng được nhu cầu lao động cả nước. Đây là Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 21 vấn đề quan trọng nhằm giảm lượng lớn dân nhập cư hàng năm từ các tỉnh thành về tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố và một bộ phận sinh viên sau khi học xong có xu hướng tìm việc tại thành phố. 5.2 Định hƣớng nghiên cứu tiếp theo. 5.2.1 Về các biến đã có của mô hình. Cần tăng cường số quan sát của của mỗi biến độc lập để đạt được mức độ giải thích cao hơn, cụ thể sẽ mở rộng số liệu quan sát thêm nhiều năm trước năm gốc chọn (1980), đồng thời nếu điều kiện cho phép có thể chi tiết hơn nữa các giá trị quan sát được tính theo quý/năm cũng là một biện pháp nhằm tăng số quan sát của mô hình. Biến số giáo viên trong mô hình có tính giải thích chưa cao vì qua nghiên cứu trên thực tế cho thấy số lượng giáo viên chỉ thể hiện được mức độ tập trung các cơ sở đào tạo và sức hút lực lượng sinh viên về học tại TPHCM nhưng chưa thể hiện được yếu tố quan trọng kỳ vọng làm tăng dân số cơ học là lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở lại công tác tại TPHCM. Đồng thời, theo số liệu của tổng cục thống kê chỉ nêu được số giáo viên (cũng như số trường) nằm trong khu vực công lập, trong khi đó thời gian vừa qua có rất nhiều cơ sở đào tạo dân lập chưa kể các trường dạy nghề, đào tạo nghiệp vụ cũng phát triển khá nhanh nhưng chưa được thống kê đầy đủ. Nếu điều kiện cho phép sẽ nghiên cứu trực tiếp vào 02 nhóm biến là số cơ sở đào tạo (hoặc số lượng giáo viên bao gồm cả khu vực tư nhân, dân lập) và số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở lại công tác tại TPHCM. 5.2.2 Về các cải tiến có thể tăng tính giải thích của mô hình. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy còn một số yếu tố khác kỳ vọng làm tăng dân số cơ học TPHCM theo cơ sở lý thuyết nhưng bị hạn chế về mặt dữ liệu nên không thể đưa vào mô hình nghiên cứu, cụ thể: - Yếu tố về mặt kinh tế: Trong mô hình trên, chúng ta mới chỉ phân tích các yếu tố tác động là tỷ lệ (%) thay đổi GDP và (%) thay đổi tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại - dịch vụ, bên cạnh đó với cơ sở lý thuyết vững chắc chúng ta còn có các yếu tố về kinh tế khác kỳ vọng tác động mạnh đến tỷ lệ tăng dân số cơ học nữa là: mức độ đầu tư toàn xã hội (khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) và tốc độ phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thể hiện qua mức chi phát triển kinh tế xã hội của ngân sách địa phương từng năm. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn dữ liệu và số quan sát của các biến trên nên chúng ta đã không đưa vào mô hình. - Yếu tố về văn hóa – xã hội: yếu tố số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở lại công tác tại TPHCM được kỳ vọng tác động mức độ tương đối đến tỷ lệ tăng dân số cơ học TPHCM. Để giải thích cho kỳ vọng này có 2 nguyên nhân chính: một là việc làm tương ứng với trình độ của họ dễ tìm ở Thành phố hơn là về quê và họ có nhiều cơ hội Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 22 thăng tiến về chuyên môn và hai là cuộc sống đô thị có nhiều hấp dẫn hơn với lớp trẻ. Số người kết hôn chia theo độ tuổi kỳ vọng sẽ giải thích cao cho tỷ lệ tăng dân số cơ học đặc biệt là số người trẻ tuổi sau thời gian lập nghiệp tại TPHCM sẽ lập gia đình đưa cha mẹ và anh em cùng di chuyển đến sống tại TPHCM. Bảng 5-1 Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính chia theo nơi cƣ trú Chính sách quản lý người nhập cư như: thủ tục nhập hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, KT3 cũng góp phần giải thích cho mô hình. Lý do rằng nếu thắt chặt quản lý lượng dân sống “chui” không khai báo sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dân số cơ học TPHCM. Vì vậy, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này, nhóm sẽ tiến hành phân tích, thu thập dữ liệu đầy đủ hơn đối với các nhân tố nêu trên; áp dụng các kỹ thuật phân tích tốt hơn nhằm đưa ra được những mô hình có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Lý do di chuyển chính Hà Nội Khu Kinh tế Đông Bắc Tây Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh Khu Công nghiệp Đông Nam bộ Tổng số Kinh tế 54.3 71.2 58.5 79.7 79.3 68.6 Học tập 5.7 7.9 0.3 5.1 3.7 4.5 Gia đình 21.4 16.2 15.2 10.0 11.6 14.9 Lý do khác 18.6 4.6 26.0 5.2 5.4 12.0 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Số ngƣời 999 998 1000 1001 1000 4998 Nguồn Tổng cục Thống kê. Điều tra di cư Việt Nam 2004 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 23 PHỤ LỤC Bảng 0-1 Bảng chi tiết thống kê mô tả Y TONG_CSSX MUA GV GTSXCN GDP Mean 114.4029 171381.5 1945.428 302.6735 46431079 41156.54 Median 112.4281 135490.0 1829.300 305.1852 24935639 28270.97 Maximum 142.8200 377912.0 2729.500 494.5679 1.69E+08 124220.0 Minimum 97.48372 93548.00 1321.000 91.11111 5891751. 9871.000 Std. Dev. 13.63799 83976.81 293.1903 92.98007 47309354 33326.57 Skewness 0.551959 1.392443 0.696015 -0.480749 1.240698 1.047408 Kurtosis 2.227824 3.646627 3.635686 3.883802 3.397470 3.027250 Jarque-Bera 2.192993 9.876572 2.829730 2.060913 7.630998 5.303375 Probability 0.334039 0.007167 0.242958 0.356844 0.022027 0.070532 Sum 3317.684 4970064. 56417.40 8777.531 1.35E+09 1193540. Sum Sq. Dev. 5207.857 1.97E+11 2406895. 242068.2 6.27E+16 3.11E+10 Observations 29 29 29 29 29 29 Bảng 0-2 Hồi qui đơn biến Y & tong_CSSX Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:33 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 88.75143 2.307036 38.46990 0.0000 TONG_CSSX 0.000150 1.21E-05 12.34046 0.0000 R-squared 0.849403 Mean dependent var 114.4029 Adjusted R-squared 0.843826 S.D. dependent var 13.63799 S.E. of regression 5.389582 Akaike info criterion 6.273285 Sum squared resid 784.2852 Schwarz criterion 6.367581 Log likelihood -88.96263 Hannan-Quinn criter. 6.302817 F-statistic 152.2870 Durbin-Watson stat 0.257340 Prob(F-statistic) 0.000000 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 24 Bảng 0-3 Hồi qui đơn biến Y & GV Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:34 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 81.56080 6.005015 13.58211 0.0000 GV 0.108507 0.018993 5.712839 0.0000 R-squared 0.547257 Mean dependent var 114.4029 Adjusted R-squared 0.530489 S.D. dependent var 13.63799 S.E. of regression 9.344872 Akaike info criterion 7.374005 Sum squared resid 2357.819 Schwarz criterion 7.468301 Log likelihood -104.9231 Hannan-Quinn criter. 7.403537 F-statistic 32.63653 Durbin-Watson stat 0.287311 Prob(F-statistic) 0.000005 Bảng 0-4 Hồi qui đơn biến Y & GTSXCN Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:37 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 101.5307 0.999138 101.6183 0.0000 GTSXCN 2.77E-07 1.52E-08 18.23057 0.0000 R-squared 0.924865 Mean dependent var 114.4029 Adjusted R-squared 0.922082 S.D. dependent var 13.63799 S.E. of regression 3.806875 Akaike info criterion 5.577966 Sum squared resid 391.2919 Schwarz criterion 5.672262 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 25 Log likelihood -78.88051 Hannan-Quinn criter. 5.607499 F-statistic 332.3535 Durbin-Watson stat 0.132247 Prob(F-statistic) 0.000000 Bảng 0-5 Hồi qui đơn biến Y & GDP Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:39 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 97.95200 0.887686 110.3453 0.0000 GDP 0.000400 1.69E-05 23.68289 0.0000 R-squared 0.954072 Mean dependent var 114.4029 Adjusted R-squared 0.952371 S.D. dependent var 13.63799 S.E. of regression 2.976360 Akaike info criterion 5.085752 Sum squared resid 239.1855 Schwarz criterion 5.180048 Log likelihood -71.74340 Hannan-Quinn criter. 5.115284 F-statistic 560.8791 Durbin-Watson stat 0.202998 Prob(F-statistic) 0.000000 Bảng 0-6 Hồi qui đơn biến Y & MUA Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:42 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 120.3287 17.56756 6.849481 0.0000 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 26 MUA -0.003046 0.008933 -0.340992 0.7357 R-squared 0.004288 Mean dependent var 114.4029 Adjusted R-squared -0.032590 S.D. dependent var 13.63799 S.E. of regression 13.85845 Akaike info criterion 8.162139 Sum squared resid 5185.526 Schwarz criterion 8.256435 Log likelihood -116.3510 Hannan-Quinn criter. 8.191671 F-statistic 0.116276 Durbin-Watson stat 0.031703 Prob(F-statistic) 0.735749 Hình 0-1 Đồ thị phân tán giữa biến Y và từng biến TONG_CSSX, GV, GTSXCN, GDP, MUA 90 100 110 120 130 140 150 0 100,000 200,000 300,000 400,000 TONG_CSSX Y 90 100 110 120 130 140 150 0 100 2 0 3 400 500 GV Y 90 100 110 120 130 140 150 0 50,000,000 150,000,000 GTSXCN Y 90 100 110 120 130 140 150 0 40,000 80,000 120,000 160,000 GDP Y Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 27 Bảng 0-7 Kết quả chạy hồi quy mô hình U bằng Eviews Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:50 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.888509 0.245971 11.74331 0.0000 LOG(TONG_CSSX) 0.065101 0.019627 3.316884 0.0029 LOG(GV) 0.024548 0.010775 2.278239 0.0319 LOG(GDP) 0.103121 0.011219 9.191404 0.0000 LOG(MUA) -0.017957 0.022469 -0.799190 0.4320 R-squared 0.981858 Mean dependent var 4.733066 Adjusted R-squared 0.978834 S.D. dependent var 0.116643 S.E. of regression 0.016970 Akaike info criterion -5.159162 Sum squared resid 0.006911 Schwarz criterion -4.923422 Log likelihood 79.80785 Hannan-Quinn criter. -5.085331 F-statistic 324.7186 Durbin-Watson stat 0.683068 Prob(F-statistic) 0.000000 90 100 110 120 130 140 150 1,200 1,600 2,000 2,400 2,800 MUA Y Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 28 Bảng 0-8 Kết quả hồi quy mô hình R bằng Eviews Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 12/09/09 Time: 23:53 Sample: 1980 2008 Included observations: 29 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C 2.736386 0.154658 17.69315 0.0000 LOG(TONG_CSSX) 0.067515 0.019253 3.506735 0.0017 LOG(GV) 0.023351 0.010593 2.204381 0.0369 LOG(GDP) 0.102560 0.011116 9.226258 0.0000 R-squared 0.981375 Mean dependent var 4.733066 Adjusted R-squared 0.979140 S.D. dependent var 0.116643 S.E. of regression 0.016847 Akaike info criterion -5.201863 Sum squared resid 0.007095 Schwarz criterion -5.013271 Log likelihood 79.42701 Hannan-Quinn criter. -5.142798 F-statistic 439.0908 Durbin-Watson stat 0.625245 Prob(F-statistic) 0.000000 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 29 Bảng 0-9 Bảng dữ liệu phân tích Năm Chỉ số tăng dân số cơ học (năm gốc 1980) GDP (tỷ đồng) Chỉ số phát triển giáo viên (năm gốc 1980) Tổng cơ sở sản xuất (cơ sở) Mưa (mm) Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 1980 100.000 9871.000 100.000 115453.000 1926.700 5891751 1981 98.012 10249.000 91.111 130104.000 1716.000 6569194 1982 97.484 10793.000 103.951 135490.000 1754.200 7370153 1983 98.596 11127.000 273.827 110858.000 1945.300 8144508 1984 99.016 11628.000 300.494 126204.000 2088.300 9031929 1985 99.647 12349.000 307.160 93823.000 2144.600 9871843 1986 100.925 13226.000 317.531 93548.000 2370.100 10297436 1987 100.872 14364.000 301.481 97065.000 1767.100 11801556 1988 102.502 15490.000 297.284 110242.000 1703.800 12462845 1989 107.489 16584.000 281.481 112045.000 1938.400 13298009 1990 108.631 17993.391 337.284 114986.000 2163.300 14302296 1991 109.741 19629.302 322.222 117317.000 1685.100 15349110 1992 110.684 21930.170 309.877 118681.000 1977.800 17793700 1993 111.599 24668.236 312.593 125190.000 2109.700 21236315 1994 112.428 28270.966 306.914 132673.000 1806.000 24935639 1995 113.655 32596.260 294.815 147729.000 2084.000 29515411 1996 114.427 37380.067 287.407 158172.000 1637.900 34719346 1997 115.382 41900.325 305.185 156772.000 1776.900 39410175 1998 116.165 45682.772 258.519 158957.000 2513.600 44327472 1999 117.117 48402.850 219.753 160603.000 2171.300 49560307 2000 120.174 52754.359 322.222 165901.000 2729.500 57598963 2001 122.883 57787.215 283.457 176140.000 1829.300 66929995 2002 126.228 63670.054 282.222 197141.000 1321.000 77020781 2003 128.848 70947.464 383.457 227561.000 1779.400 88601741 2004 131.550 79239.136 384.444 300010.000 1783.600 101606456 2005 134.177 88866.002 398.765 307249.000 1742.800 116803351 2006 136.848 99662.000 432.346 329843.000 1798.400 132095000 2007 139.785 112258.000 467.160 372395.000 2340.200 150723000 2008 142.820 124220.000 494.568 377912.000 1813.100 169233000 (Nguồn Cục thống kê TPHCM) Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web Tổng cục thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn 2. Viện Nghiên cứu và phát triển Tp.HCM www.hids.hochiminhcity.gov.vn 3. ThS Lê Văn Thành - Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh qua một số công trình nghiên cứu gần đây 4. Đề tài “Báo cáo kết quả điều tra di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh”, chủ nhiệm PTS Bạch Văn Bảy 5. Le Thanh Sang (2004), Urban Migration in Pre- and Post-Reform Viet Nam: Macro Patterns and Determinants of Urbanward Migration, the 1984-1989 and 1994-1999 Periods, University of Washington. 6. ThS Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình lý thuyết về dân số học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM. 7. TS Thái Thị Ngọc Dư, Dân số học (1998), Đại học Mở-Bán công TpHCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTang dan so co hoc.pdf
Tài liệu liên quan