Tài liệu Kinh tế tư nhân Việt Nam - Năng suất và thịnh vượng

Những cải cách theo hướng như trên sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động hiện nay của khu vực hộ kinh doanh, tránh được tình trạng buộc phải chuyển đổi hoặc lên đời thành doanh nghiệp vốn không được hưởng ứng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua do những bất cập về chi phí tuân thủ và yêu cầu tuân thủ các quy định quá ngặt nghèo sau khi chuyển đổi. Các cải cách theo các đề xuất ở trên sẽ có ý nghĩa dọn chỗ và tạo không gian thuận lợi để các hộ kinh doanh lựa chọn, tự quyết định chuyển sang mặc một tấm áo mới phù hợp hơn, rộng rãi hơn, thuận lợi hơn cho sự phát triển của mình. Quá trình chính thức hóa và cải cách khu vực hộ kinh doanh cá thể sẽ được thực hiện một cách tự nguyện, trên cơ sở tôn trọng quyền lựa chọn của các chủ hộ kinh doanh, song vẫn đảm bảo được các mục tiêu nhằm nâng cao tính chính thức của nền kinh tế. Các biện pháp này đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Những cải cách này cũng phù hợp với những cải cách và xu thế khác trong Bộ Luật Dân sự, các quy định và luật về ngân hàng, thuế vốn cũng đang được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn về hộ kinh doanh. Đặc biệt, các khái niệm, đinh nghĩa sẽ rõ ràng, phương pháp tiếp cận về phân loại doanh nghiệp, quản lý kinh doanh sẽ rõ ràng và mạch lạc hơn. Lợi thế rất quan trọng của hình thức pháp lý về loại hình doanh nghiệp cá thể/ doanh nghiệp một chủ (sole proprietership) sẽ được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp của người dân, đóng góp cho mục tiêu một triệu doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam trong một vài năm tới như đã đặt ra tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân. Đặc biệt, các cải cách này sẽ góp phần quan trọng cho việc thu hẹp khu vực không chính thức của nền kinh tế, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân.

pdf103 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Kinh tế tư nhân Việt Nam - Năng suất và thịnh vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính và khả năng kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. 110. Cần có một chính sách khẳng định rõ ràng về việc các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ là trụ cột của nền kinh tế quốc dân và của năng lực cạnh tranh quốc gia. Những ồn ào về sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân đã che lấp một thực tế rằng các doanh nghiệp tư nhân trong nước thuộc khu vực được đăng ký chính thức mới chỉ đóng góp vỏn vẹn 8,2% GDP. Phần lớn của mức đóng góp 38,64% vào GDP bởi khu vực kinh tế tư nhân là từ các hộ kinh doanh – vốn vẫn đang bị coi là thuộc khu vực không chính thức. Với khu vực DNNN ngày một chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách DNNN, rõ ràng là khu vực doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn, với năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có mức năng suất thấp hơn. 111. Trong nội bộ khu vực doanh nghiệp, cần có các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực giữa những khu vực doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn lực (vốn, lao động, đất đai) hiệu quả hơn. Các chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp được đăng ký chính thức cần được đi kèm với các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực này. Cải cách DNNN, chính thức hóa hộ kinh doanh, chính thức hóa hoạt động kinh doanh không chính thức KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 83 là những chuyển đổi cần thiết nhằm phân bổ nguồn lực sang những khu vực có mức độ sử dụng hiệu quả cao hơn, và nhờ đó có thể cải thiện năng suất chung và năng lực cạnh tranh tổng thể của khu vực kinh tế tư nhân. 112. Phát huy tiềm năng của khu vực hộ kinh doanh bằng các biện pháp thích hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Các nỗ lực nhằm khuyến khích hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, các nỗ lực đó cần được thực hiện trên cơ sở cân nhắc một cách thận trọng thực tế là phần lớn các hộ kinh doanh là có quy mô siêu nhỏ và chủ yếu hoạt động vì mục đích mưu sinh. Việc yêu cầu các hộ kinh doanh lớn, có rủi ro cao về thuế, những hộ hiện đang lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ về thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh nhằm mục đích tránh thuế, phải đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp và áp dụng các chế độ kế toán, báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng hơn là cần thiết và hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên, các biện pháp vội vã nhằm buộc tất cả các hộ kinh doanh, bất kể thực trạng và đặc điểm vô cùng đa dạng của những nhóm hộ kinh doanh khác nhau, chính thức hóa và chuyển đổi thành doanh nghiệp có thể khiến nhiều hộ kinh doanh buộc phải ngừng kinh doanh và do vậy các biện pháp này có thể sẽ phản tác dụng. Quá trình chính thức hóa cần tính đến tính đa dạng và những đặc điểm vô cùng khác biệt của các nhóm khác nhau trong khu vực hộ kinh doanh. Cần thực hiện một số những cải cách về quy định pháp luật nhằm xác định một hình thức doanh nghiệp, hình thức pháp lý phù hợp nhất để hộ kinh doanh có thể chuyển đổi sang, với nguyên tắc là hình thức pháp lý đó phải đảm bảo được chi phí hoạt động, chi phí tuân thủ pháp lý, chi phí thuế ở mức thấp nhất, hợp lý nhất đối với bản chất và quy mô hoạt động của hộ kinh doanh như hiện nay. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ (sole proprietorship) là hết sức phù hợp đối với các hộ kinh doanh của Việt Nam, và hình thức này nên tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình cải cách khu vực hộ kinh doanh, khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp ở Việt Nam, qua đó khu vực này có thể đóng góp mạnh mẽ hơn cho việc tăng năng suất và thịnh vượng của khu vực kinh tế tư nhân trong tương lai. Chương Chuyên đề của tài liệu này thảo luận sâu hơn các vấn đề mà hộ kinh doanh đang gặp phải và đề xuất một số cải cách pháp lý và quy định pháp luật cần thiết để hỗ trợ cho quá trình chính thức hóa hộ kinh doanh một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu và thực trạng của hộ kinh doanh. 113. Các biện pháp chính sách nhằm tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI và DNNN cần được ban hành và thực thi. Các biện pháp nhằm khuyến khích các doanh nghệp FDI và DNNN mua sắm hàng hóa, dịch vụ hoặc hợp tác với, hoặc đặt hàng gia công từ các doanh nghiệp tư nhân cần được xây dựng và ban hành. Một số nền kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng84 đã thành công trong việc xây dựng mối liên kết như vậy sau khi áp dụng một số luật và quy định nhằm thúc đẩy mối quan hệ liên kết, hợp tác đó39. 114. Thực trạng thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô vừa (the missing middle) là một vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Cơ cấu về doanh nghiệp tư nhân cần được điều chỉnh để có một cấu trúc lành mạnh hơn, trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp cỡ vừa chiếm tỷ trọng cao hơn. Có nhiều hơn các doanh nghiệp cỡ vừa cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn về các doanh nghiệp lớn lên về quy mô, trở thành doanh nghiệp lớn trong tương lai trung hạn. Nhờ đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn có khả năng tận dụng được những lợi thế từ hiệu quả nhờ quy mô (economy of scale) và có năng suất cao hơn. Các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn có năng lực và cơ hội lớn hơn để trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, để kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, DNNN và xây dựng năng lực cạnh tranh của mình trên cơ sở kiến thức, vốn, nghiên cứu và phát triển, công nghệ và sáng tạo hơn là chỉ phụ thuộc vào lao động giá rẻ và vào sử dụng tài nguyên thiên nhiên như trường hợp của phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay tại Việt Nam. 115. Các biện pháp nhằm xử lý hiện tượng thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô vừa (the missing middle) cần được hỗ trợ bởi các biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy tích tụ vốn, khuyến khích sự tăng trưởng về quy mô của các doanh nghiệp tư nhân. Các biện pháp chính sách cần chú trọng khuyến khích quá trình tích tụ vốn bằng nguồn nội lực và bằng các phương thức mua bán, sát nhập, đầu tư cổ phiếu Cải thiện khả năng sinh lời và khuyến khích các doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận, tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua các biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách chính sách thuế, và qua các nỗ lực xây dựng một văn hóa kinh doanh trong đó các doanh nghiệp tư nhân sẽ có tầm nhìn dài hạn, có cam kết mạnh mẽ đối với việc phát triển bền vững, dài hạn và đối với việc đóng góp cho giá trị xã hội và tiến bộ xã hội thông qua doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của mình. 116. Chính sách phát triển doanh nghiệp cần ưu tiên vào việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp tư nhân trong việc ứng dụng và nâng cao trình độ công nghệ. Công nghệ có thể được chuyển giao từ nước ngoài hoặc từ khu vực doanh nghiệp FDI. Việc ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ một cách có chiến lược, kiên trì, liên tục và thông minh sẽ dẫn đến tích lũy về bí quyết, công nghệ, kiến thức và sau đó là sáng tạo và phát minh, sáng chế. Các doanh nghiệp tư nhân cũng cần được hỗ trợ để đảm bảo việc ứng dụng công nghệ và kiến thức sẽ dẫn đến năng suất cao hơn, tăng trưởng mạnh mẽ 39 Ví dụ, Hàn Quốc ban hành Luật Giao dịch Công bằng trong Thầu phụ, Luật Khuyến khích Mua Sản phẩm của các DNNVV, Luật về Thúc đẩy Quan hệ Hợp tác giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV vì mục đích này. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 85 hơn. Quá trình tích tụ vốn cũng cần được hỗ trợ bởi các chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển, tích lũy và hình thành kiến thức mới và sáng tạo. Nhằm hỗ trợ hoạt động sáng tạo tại các doanh nghiệp, nguồn ngân sách cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển cần được phân bổ với mức độ lớn hơn nữa cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Cần thiết lập được một cơ chế minh bạch và hiệu quả cho việc phân bổ nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu này. Ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển phải được phân bổ dựa trên các tiêu chí về hiệu quả, năng lực, bất kể đơn vị nghiên cứu và phát triển đó thuộc khu vực kinh tế nào. Cần có một chính sách rõ ràng nhằm hỗ trợ sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp, đơn vị, viện nghiên cứu khoa học và công nghệ tư nhân. Các quy định hiện hành cần được rà soát và cải cách nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp, viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ có thể được thành lập một cách đơn giản hơn và có thể được công nhận một cách dễ dàng và minh bạch hơn. Các doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu tư nhân cần được đảm bảo cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận tới các nguồn ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Chính phủ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu thuộc khu vực tư nhân tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu hút thêm nguồn vốn bổ sung từ chính khu vực tư nhân cho các hoạt đông nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển, qua đó giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ của quốc gia và trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, sáng tạo tại khu vực doanh nghiệp. 117. Giáo trình giảng dạy và đào tạo về nội dung Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán (STEM) cần được cập nhật và cải tiến liên tục. Mối quan hệ liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp cần được tăng cường. Ứng dụng công nghệ, sáng tạo và sử dụng nhiều hơn kiến thức và bí quyết công nghệ sẽ nâng cao mức độ tinh vi trong hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân. Nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các luật, quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, thương hiệu sẽ khuyến khích động cơ, mong muốn và khát vọng của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp trong các hoạt động cải tiến, sáng tạo và phát minh đồng thời thương mại hóa những phát minh và sáng chế của họ trên thị trường. 118. Cùng với xu hướng của Công nghiệp 4.0, sự tăng trưởng của khu vực tư nhân cần phải được dẫn dắt bởi các hoạt động sáng tạo, phải được hướng tới mục tiêu năng suất cao hơn nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh vững chắc trong những thập niên sắp tới. Các chương trình, sáng kiến nhằm hỗ trợ DNNVV, khu vực kinh tế tư nhân, thay vì chủ yếu tập trung vào số lượng các doanh nghiệp được đăng ký hay số vốn được đăng ký, cần chú trọng vào các chỉ số tác động như về giá trị gia tăng, hoạt động sáng tạo và phát minh, sáng chế, năng suất, các tiến bộ về công nghệ, xã hội, môi trường và sinh thái. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng86 119. Khu vực kinh tế tư nhân cần chuẩn bị tốt hơn cho thực trạng già hóa dân số, về việc thời kỳ “dân số vàng” sẽ sớm trôi qua và chi phí lao động ngày một tăng. Do các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân cho tới nay vẫn phần lớn dựa vào nguồn lực nhân công giá rẻ và lực lượng lao động trẻ cho quá trình tăng trưởng của mình, doanh nghiệp tư nhân cần sớm nhận thức được rằng những lợi thế này sẽ sớm qua đi, và họ cần nhanh chóng có những bước chuyển mang tính chiến lược sang các mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng hiệu quả - một mô hình sẽ sử dụng nhiều vốn, công nghệ và tri thức hơn là phụ phuộc quá nhiều vào lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên. 120. Trong quá trình thiết kế các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân, cần ưu tiên chú trọng tới các chỉ số về tính hiệu quả và tác động của các chương trình. Do nguồn lực hạn chế, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cần phải có tính tập trung cao, đáp ứng được những nhu cầu có tính ưu tiên của các doanh nghiệp tư nhân. Việc thiết kế và thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ cần dựa trên các bằng chứng và phân tích số liệu một cách khoa học, nghiêm túc. Hệ thống số liệu thống kê, dữ liệu về doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần được cải thiện. Bên cạnh đó, cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khu vực hộ kinh doanh nhằm có một bức tranh đầy đủ, tổng thể hơn về một bộ phận hết sức quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân này. Thiếu các thông tin đầy đủ, chính xác về các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh đã dẫn đến các quy định hay giải pháp có tính chất “đồng phục”, áp dụng với tất cả đối tượng mà không cân nhắc tới các đặc điểm riêng biệt và tính đa dạng của các nhóm doanh nghiệp khác nhau trong ngay cùng một khu vực doanh nghiệp. Chỉ khi được xây dựng và thực hiện trên cơ sở các số liệu, bằng chứng, thông tin chính xác thì các các chính sách và chương trình hỗ trợ đó mới có thể đảm bảo được tính hiệu quả và tác động như mong muốn. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng88 CHƯƠNG CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT QUA CẢI CÁCH KHU VỰC HỘ KINH DOANH KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 89 Khu vực hộ kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế về nhiều phương diện nhưng được coi là khu vực không chính thức hoặc bán chính thức. Các số liệu thống kê cho thấy năng suất bình quân của khu vực hộ kinh doanh thấp hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Trong bối cảnh khu vực hộ kinh doanh hiện nay đang chiếm 30.4% GDP của Việt Nam, cải thiện năng suất và nâng cao tính chính thức của khu vực hộ kinh doanh sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các nỗ lực thu hẹp khu vực không chính thức của nền kinh tế đồng thời nâng cao năng suất của khu vực tư nhân nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. I. NGHỊCH LÝ QUAN SÁT TỪ THỰC TIỄN Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay trên toàn quốc có khoảng 4,9 triệu hộ kinh doanh. Hình thức hộ kinh doanh được người dân đặc biệt ưa thích khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Năm 2016, có tới 150.000 hộ kinh doanh mới gia nhập thị trường được ghi nhận. Con số này là 83.000 vào năm 2015 vào 135.000 vào năm 2014. Hộ kinh doanh được ưa thích vì nó có thể được đăng ký dễ dàng với thủ tục vô cùng đơn giản và có thể đăng ký ngay tại cơ quan chính quyền cấp huyện, thành phố. Các quy định yêu cầu về việc chế độ kế toán, sổ sách hết sức đơn giản. Hộ kinh doanh không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định và yêu cầu về bảo hiểm xã hội, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, môi trường, phòng cháy chữa cháy. Hình 45: Số hộ kinh doanh tăng thêm mỗi năm Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017) Quan trọng nhất là hộ kinh doanh có thể áp dụng hình thức thuế khoán và do vậy có khả năng “thỏa thuận với cơ quan thuế” và nhờ đó mức thuế thực tế phải đóng thường rất thấp. Do vậy, mặc dù chiếm tới 30,4% GDP nhưng theo ước tính của Tổng Cục thuế, khu vực này chỉ đóng góp khoảng 1,56% cho thu ngân sách Nhà nước. 135.293 83.487 155.001 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2014 2015 2016 KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng90 Mặc dù được ưa thích như vậy và tuy được đề cập trong Luật Doanh nghiệp, hộ kinh doanh lại không được coi là một loại hình doanh nghiệp và do vậy được coi là thuộc khu vực không chính thức hoặc bán chính thức. Luật Dân sự năm 2015 cũng đã không còn quy định về hộ kinh doanh và không còn ghi nhận hộ kinh doanh là một chủ thể trong giao dịch dân sự. Trong khi đó, hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp do một chủ sở hữu) được ghi nhận là một hình thức trong Luật Doanh nghiệp và là một trong những hình thức doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990. Nhưng điều nghịch lý là trên thực tế tại Việt Nam, hình thức doanh nghiệp này ngày một mất đi sự hấp dẫn và không còn là sự lựa chọn đối với người dân khi khởi sự kinh doanh và khi đăng ký doanh nghiệp. Hình 46: Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký hàng năm vào đầu những năm 2000 và những năm gần đây Nguồn: CIEM (2005), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017) Nếu như những năm đầu của Luật Doanh nghiệp 1999, gần nửa các doanh nghiệp được đăng ký đều đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (44,7% vào năm 2000, 35,9% vào năm 2001), hiện nay chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các doanh nghiệp lựa chọn hình thức loại hình doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (3,9% vào năm 2016 và 2,47% vào năm 2017). Đây rõ ràng là một điều nghịch lý, nhưng đang diễn ra trên thực tế. Hình thức doanh nghiệp tư nhân, tuy được ghi nhận chính thức trong Luật Doanh nghiệp lại không được ưa thích bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể vốn không được ghi nhận là một hình thức trong Luật Doanh nghiệp. Về góc độ quyền, doanh nghiệp tư nhân không khác nhiều so 6.468 7.100 6.532 5.345 4.295 3.133 44.79% 35.91% 30.35% 5.64% 3.90% 2.47% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 2000 2001 2002 2015 2016 2017 Số lượng Doanh nghiệp tư nhân Tỷ trọng của Doanh nghiệp tư nhân KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 91 với hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên về nghĩa vụ, doanh nghiệp tư nhân lại có nhiều trách nhiệm hơn và phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với một doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Do được quy định chung trong Luật Doanh nghiệp và Chương về Doanh nghiệp Tư nhân không có các quy định riêng biệt, đủ cụ thể áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, các doanh nghiệp tư nhân vốn do một người làm chủ và quy mô thường rất nhỏ, phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về chế độ kế toán, báo cáo tài chính, các quy định về bảo hiểm xã hội, và nộp thuế theo hệ thống sổ sách kế toán được thiết lập theo đúng các quy định được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt theo quy mô, bản chất pháp lý và đặc điểm hoạt động. Chi phí tuân thủ nhằm thực hiện các quy định này so với tổng doanh số do vậy là quá lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Điều này khiến hình thức doanh nghiệp tư nhân mất hoàn toàn lợi thế so với hộ kinh doanh cá thể. Theo quy định hiện hành, những người mong muốn đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể) chỉ có thể đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (hiện Việt Nam có 63 doanh nghiệp ở 63 tỉnh). Điều này có nghĩa là khi đăng ký doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, người đăng ký kinh doanh thường phải đến các trung tâm tỉnh, thành phố thường ở các xa địa bàn cư trú của họ, và do vậy hết sức tốt kém. Mặc dù Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho phép đăng ký trực tuyến, nhưng đây vẫn không phải là điều thuận tiện đối với những người sống ở vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa. Đăng ký trực tuyến chưa phù hợp với năng lực và tâm lý của người dân ở vùng nông thôn, vùng xa. Trong khi đó, hộ kinh doanh có thể được đăng ký với ngay tại các UBND cấp huyện (hiện có 713 đơn vị hành chính cấp huyện). Điều này khiến cho việc đăng ký hộ kinh doanh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn rất nhiều, và đặc biệt là nó phù hợp với tâm lý của người dân. Do vậy, để giúp mọi người dễ dàng đăng ký doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, điều quan trọng là cần có các cải cách về quy định và phân quyền nhằm cho phép người dân có thể đăng ký hình thức doanh nghiệp tư nhân ngay tại tại ủy ban nhân dân huyện, như hiện đang áp dụng đối với các hộ kinh doanh hiện nay. Hơn nữa, khi so sánh với loại hình doanh nghiệp khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp, hình thức doanh nghiệp tư nhân rõ ràng là yếu thế hơn rất nhiều so với hình thức công ty TNHH một thành viên. Công ty TNHH một thành viên cũng có thể do một cá nhân làm chủ, song lại có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu lại chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Doanh nghiệp tư nhân trước đây vốn được ưa thích vì khả năng đăng ký là một chủ sở hữu, nay mất đi lợi thế này so với công ty TNHN vì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng92 II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ) là một hình thức hết sức được ưa chuộng ở nhiều nước khác nhau. Ví dụ như tại Liên minh Châu Âu (EU), trong số 2,3 triệu doanh nghiệp được thành lập trong năm 2012, 1,6 triệu hay 70% được đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp cá thể (hay doanh nghiệp một chủ) hay cụ thể là hình thức doanh nghiệp tư nhân theo tên gọi đối với loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam. Tỷ lệ này đặc biệt cao tại một số quốc gia, ví dụ như tại Pháp là 92,3%, Ba Lan 86,9%, Hà Lan 86,4%, và Cộng hòa Séc là 86,1% (EuroStat, 2013). Tại Hungary, trong số 450.733 doanh nghiệp đang hoạt động có tới 53% là dưới hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ (OECD, 2016). 73% doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ là dưới hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ (US Small Business Administration, 2013). Trong khu vực Đông Nam Á, trong số 907.065 doanh nghiệp đăng ký tại Malaysia, có 554.900 doanh nghiệp hay 61,2% là dưới hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ (SMECorp Malaysia, 2017). Nghiên cứu và so sánh hình thức về doanh nghiệp cá thể tại các quốc gia này cho thấy họ không có hình thức hộ kinh doanh. Song các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ này rất giống với với hình thức hộ kinh doanh tại Việt Nam. Điểm khác biệt là các doanh nghiệp cá thể tại quốc gia này, đặc biệt là tại các quốc gia EU hoặc OECD, đều được đăng ký chính thức. Các doanh nghiệp cá thể/một chủ này được đăng ký một cách rất dễ dàng (tại chính quyền sở tại hoặc qua mạng) và chi phí tuân thủ các quy định pháp lý, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều so với các loại hình công ty khác do bản chất và quy mô của loại hình doanh nghiệp này. Do vậy, chi phí tuân thủ các quy định pháp luật và mức thuế áp dụng đối với doanh nghiệp một chủ tại các quốc gia này thấp ở một mức hợp lý, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ và cá nhân hay hộ gia đình kinh doanh. Đây là yếu tố quyết định tới tính hấp dẫn của loại hình doanh nghiệp này và khiến phần lớn người dân khi tiến hành đăng ký kinh doanh đã lựa chọn đăng ký chính thức theo hình thức doanh nghiệp một chủ (như người dân tại Việt Nam đã lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể). Rõ ràng điều này cho thấy một vấn đề thực tiễn cần phải được giải quyết. Yêu cầu từ thực tế cho thấy cần những điều chỉnh và cải cách về mô hình doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ) tại Việt Nam sẽ góp phần trả mô hình này về đúng vị trí của nó để phát huy hết tiềm năng vô cùng to lớn của loại hình doanh nghiệp này. Đặc biệt là nó có thể góp phần quan trọng cho việc cải cách khu vực hộ kinh doanh, khuyến khích chính thức hóa một cách tự nguyện của khu vực hộ kinh doanh, nâng cao tính chính thức của khu vực tư nhân, nâng cao năng suất và hiệu quả tổng thể của khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và của nền kinh tế nói chung. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 93 III. CÂU HỎI LỚN VỀ HÌNH THỨC HỘ KINH DOANH Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu chúng ta có nên tiếp tục duy trì hai hình thức hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân? Thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế mách bảo rằng câu trả lời là không nên. Việt Nam cần có một khái niệm thống nhất và thực hiện các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tiến tới hình thành một khung pháp lý rõ ràng, hợp lý và tạo tiền đề chắc chắn cho sự phát triển bền vững của các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong tương lai. Kết hợp quy định về hộ kinh doanh với mô hình doanh nghiệp tư nhân hiện nay (doanh nghiệp một chủ/doanh nghiệp cá thể) là một giải pháp khả thi và phù hợp. Việc hình thành một khái niệm thống nhất về hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở kết hợp thực tiễn hoạt động của hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các khái niệm pháp lý về doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh sẽ nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của khu vực hộ kinh doanh, phát huy vai trò của hình thức doanh nghiệp tư nhân. Đây cần được coi là một trong những hành động ưu tiên nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động, nâng cao tính chính thức của khu vực hộ kinh doanh nói riêng và của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới. IV. ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH ĐỐI VỚI KHU VỰC HỘ KINH DOANH Việc kết hợp các điểm mạnh của hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc phát triển doanh nghiệp nói chung, phát triển và cải cách, chính thức hóa khu vực hộ kinh doanh nói riêng. Như vậy, các cải cách khu vực hộ kinh doanh sẽ gắn chặt với việc phát triển hình thức doanh nghiệp tư nhân (bản chất là doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ), và có thể được thực hiện như sau: Trước tiên, cần xác định một tên gọi phản ánh đúng bản chất của loại hình doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân như quy định hiện nay trong Luật Doanh nghiệp là khó hiểu, không phản ánh đúng bản chất của loại hình doanh nghiệp này, gây nhầm lẫn trên thực tế và gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Các tên gọi thay thế có thể là doanh nghiệp cá thể hoặc doanh nghiệp một chủ (như tạm gọi tại các phần dưới đây). Trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp và các nghị định thi hành Luật Doanh nghiệp trong thời gian tới, cần thay thế tên gọi của hình thức doanh nghiệp tư nhân với tên gọi mới này. Đồng thời sẽ không còn có các quy định về hộ kinh doanh nữa, hướng tới mục đích hợp nhất khái niệm về hộ kinh doanh với doanh nghiệp cá thể. Cũng cần lưu ý rằng hiện nay Bộ Luật Dân sự cũng không còn đề cập tới khái niệm về hộ kinh doanh và hộ kinh doanh cũng không còn được coi là một chủ thể trong các giao dịch dân sự. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong các ngành khác, ví dụ như ngành ngân hàng, cũng đã được sửa đổi để phù hợp với định hướng mới này của Bộ Luật Dân sự. Với quy định này, các hộ kinh doanh hiện tại sẽ tiếp tục hoạt động một cách bình thường. Đặc biệt, không tiến hành các biện pháp nhằm buộc các hộ kinh doanh chuyển đổi thành KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng94 doanh nghiệp, kể cả hình thức doanh nghiệp một chủ ít nhất trong vòng 5 năm sau khi các quy định mới này có hiệu lực. Trong thời gian này, việc bắt buộc chuyển đổi thành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với hộ kinh doanh lớn, có quy mô lao động và doanh thu đáng kể nhằm đảm bảo sự công bằng trong môi trường kinh doanh. Sẽ không có bất kỳ quy định nào bắt buộc các hộ kinh doanh khác, đặc biệt là các hộ kinh doanh quy mô nhỏ, hoạt động để kiếm sống, phải chuyển đổi thành doanh nghiệp trong giai đoạn năm năm này, kể cả là thành hình thức doanh nghiệp cá thể. Việc khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký lại thành doanh nghiệp, đặc biệt là theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ (giả định như việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lựa chọn một trong hai tên gọi này) hoặc bất kỳ một hình thức doanh nghiệp khác được thực hiện theo hình thức tự nguyện. Trong thời gian đầu (có thể là 5 năm), các hộ kinh doanh mới thành lập khi đăng ký thành lập sẽ có thể tiếp tục được lựa chọn đăng ký là hộ kinh doanh song sẽ được tư vấn và khuyến khích đăng ký theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ, và được khuyến cáo là sau 5 năm kể từ ngày quy định mới của Luật Doanh nghiệp, sẽ chỉ còn hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ và không còn hình thức hộ kinh doanh. Vì vậy khi cân nhắc giữa hình thức hộ kinh doanh hay doanh nghiệp cá thể, hình thức kinh doanh cá thể sẽ được coi là một sự lựa chọn hiển nhiên tốt hơn. Hình 47: Kim tự tháp về Hộ Kinh doanh ở Việt Nam Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở dữ liệu của Tổng Cục Thống kê, Tổng cục Thuế (2018) 102.095 có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ đồng Nên được chính thức hóa, chuyển đổi bắt buộc thành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất có thể. 1,5 triệu được đăng ký với cơ quan thuế ở cấp huyện nhưng vẫn được phân loại thuộc khu vực không chính thức 3,15 triệu Hộ kinh doanh khác, bao gồm các hộ chưa được đăng ký do việc thực thi các quy định pháp luật chưa chặt chẽ và do các lý do khác & các hộ kinh doanh thu nhập thấp, thuộc đối tượng không bị bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. M ức đ ộ sẵ n sà ng c ho c hí nh th ức h óa Nên được chính thức hóa, chuyển đổi thành doanh nghiệp với các biện pháp khuyến khích, thuyết phục đi kèm và sau khi thực hiện xong các giải pháp cải cách như đề xuất tại Chương Chuyên đề này. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 95 Tuy nhiên, nguyên tắc số một và mang tính tiên quyết để khuyến khích và khuyến cáo người dân đăng ký theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ thay vì hộ kinh doanh là phải đảm bảo rằng các gánh nặng về chí phí tuân thủ, gánh nặng về pháp lý, về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ sẽ không cao hơn nhiều, thậm chí phải ngang bằng, so với mức mà các hộ kinh doanh hiện nay. Đồng thời phải kết hợp được các lợi thế của hình thức doanh nghiệp tư nhân theo quy định hiện nay với các lợi thế của hộ kinh doanh. Chỉ khi nguyên tắc này được đảm bảo mới nên thực hiện các quy định mới về hộ kinh doanh hay doanh nghiệp cá thể như gợi ý ở trên. Các biện pháp để đảm bảo nguyên tắc có tính tiên quyết này bao gồm: • Ngoài việc khẳng định lại về bản chất pháp lý của doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ, Luật Doanh nghiệp cần bổ sung các quy định tại Chương hiện nay về doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo rằng các doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ) sẽ không phải thực hiện như các loại hình doanh nghiệp khác trong Luật Doanh nghiệp về chế độ kế toán, chế độ thông tin báo cáo, bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ có thể thực hiện chế độ kế toán đơn giản có thể thực hiện giống như tại các các hộ kinh doanh hiện nay tuy với mức độ minh bạch và chính thức cao hơn. Nói một cách ngắn gọn là cần rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo chi phí tuân thủ các quy định pháp luật và chi phí tuân thủ về thuế, nộp thuế áp dụng với doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ sẽ ở mức thấp như mức mà các hộ kinh doanh hiện nay đang phải chi trả để đảm bảo tính hấp dẫn của loại hình doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ). Một nghiên cứu của Economica Vietnam thực hiện năm 2017 cho biết đối với một hộ kinh doanh có quy mô 10 lao động khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, chi phí tuân thủ tối thiểu lập tức sẽ tăng thêm là 181,2 triệu nếu như áp dụng theo đúng các quy định hiện nay của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ) cũng phải chịu một mức chi phí đúng như vậy do Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan không có quy định riêng về các nghĩa vụ pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp này, mặc dù quy mô và bản chất của loại hình doanh nghiệp này rất gần với hộ kinh doanh và khác xa so với các hình thức doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên. Quy định áp dụng không tính đến sự khác biệt này khiến cho mức chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tư nhân trở nên quá cao so với mức chi phí tuân thủ mà các hộ kinh doanh hiện nay đang phải chịu. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng96 • Song song với quá trình này, sẽ tiến hành phân quyền việc đăng ký doanh nghiệp tư nhân xuống 713 đơn vị hành chính cấp huyện trên toàn quốc. Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cần được điều chỉnh và sửa đổi để các cán bộ thuộc phòng chức năng chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh tại 713 quận, huyện, thành phố, thị xã trên cả nước có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp cá thể/ doanh nghiệp một chủ (doanh nghiệp tư nhân như quy định hiện nay)40. Do vậy, việc đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp tư nhân sẽ có thể được thực hiện tại cùng một địa điểm, do cùng một cán bộ thụ lý hồ sơ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn, giúp cán bộ thụ lý hồ sơ có thể dễ dàng tư vấn và khuyến khích người dân khi đi đăng ký hộ kinh doanh chuyển sang đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể) thay vì ý định ban đầu là hộ kinh doanh. Nếu người dân đó đồng ý, cán bộ thụ lý hồ sơ cũng có thể tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể) ngay lập tức cho người dân, với các thủ tục và giấy tờ không khác so với hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể, và không bắt buộc người dân đó phải đến phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố theo như các quy định hiện nay. • Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký đơn giản, dễ dàng như áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể. Trên thực thế, việc đăng ký qua mạng thông qua Cổng Thông tin Đăng ký Quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, việc phân quyền này là hết sức cần thiết vì các hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có thể dễ dàng đến các huyện, quận, thành phố đăng ký. Điều này hết sức quan trọng về phương diện tâm lý vì họ không cảm thấy sự khác biệt so với đăng ký hộ kinh doanh như trước đây. Nay thay vì đăng ký hộ kinh doanh thì họ đăng ký thành doanh nghiệp cá thể hay doanh doanh nghiệp một chủ. Với sự phân quyền này, người dân có thể đến cũng một địa điểm, gặp cũng một cán bộ thụ lý hồ sơ, thực hiện cũng một quy trình, cung cấp cũng một số giấy tờ theo quy định, và sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh một cách thuận tiện và nhanh gọn. Sự khác biệt sẽ không lớn đối với người đi đăng ký kinh doanh, ngoài tên gọi là doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ thay vì tên gọi là hộ kinh doanh được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh. 40 Thông lệ tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp một chủ (sole proprietorship) và công ty hợp danh (partership) được đăng ký ở cơ quan quản lý, và chính quyền ở cấp thấp hơn và gần gũi với người dân hơn và tương đương với đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam, ví dụ như tại Mỹ, Pháp (đăng ký với Phòng Thương mại địa phương), Sri Lanka. Tại nhiều quốc gia, doanh nghiệp cá thể/ doanh nghiệp một chủ khi được thành lập không đòi hỏi phải được đăng ký mà chỉ phải trải qua hình thức thông báo về sự thành lập thông qua hình thức trực tuyến (ví dụ như tại Anh). KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 97 • Trong thời gian đầu áp dụng (có thể là 5 năm và có thể coi là giai đoạn chuyển đổi), các doanh nghiệp cá thể/một chủ sẽ được áp dụng mức thuế khoán giống như các hộ kinh doanh hiện nay41. Trong thời gian này, các quy định về thuế sẽ được điều chỉnh để các doanh nghiệp một chủ sẽ áp dụng hình thức khai thuế đơn giản, dễ thực hiện và không khiến cho mức nộp thuế của các hộ kinh doanh tăng quá cao. Tại các quốc gia khác, chủ doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ có thể sẽ tuân thủ các quy định về thuế theo luật thuế thu nhập cá nhân. Các chủ doanh nghiệp một chủ cũng có thể thực hiện hình thức khai thuế hàng năm giống như đối với một cá nhân, và do vậy giảm bớt rất nhiều về các quy định về chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thuế, tần suất nộp báo cáo. Các cải cách về thuế đối với doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ ở Việt Nam cũng nên cân nhắc các nguyên tắc chung và thông lệ quốc tế này để có các cải cách hợp lý đối với các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ ở Việt Nam. • Sau thời hạn 5 năm sau khi quy định mới về doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp tư nhân theo sửa đổi của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, người dân khi đăng ký hộ kinh doanh sẽ chỉ có thể đăng ký theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp tư nhân. Trước đó, các quy định về chế độ kế toán, về chế độ báo cáo, chế độ thuế, bảo hiểm xã hội đã kịp thời được sửa đổi để đảm bảo người dân khi hoạt động theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ sẽ được hưởng những quy định tốt nhất nhằm đảm bảo chi phí tuân thủ các quy định pháp luật, chi phí thuế, BHXH không tăng quá nhiều, không gây xáo trộn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh. Nó cũng không làm ảnh hưởng hay làm nhụt chí những người có ý định khởi nghiệp theo hình thức hộ kinh doanh. Bằng cách này, các hộ kinh doanh và người dân mong muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh sẽ sẵn sàng hơn, đồng thuận cao hơn với việc đăng ký chính thức theo Luật Doanh nghiệp vì khi đó hình thức doanh nghiệp cá thể đã được cải tiến này sẽ thực sự trao cho họ hình thức doanh nghiệp thuận tiện, chi phí thấp và được công nhận chính thức để khởi nghiệp và kinh doanh. 41 Điều này dẫn đến một câu hỏi khác về ứng xử như thế nào đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện tại đã được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp - những doanh nghiệp đã áp dụng toàn bộ hệ thống kế toán và sổ kế toán, thực hiện chế độ thuế, mức thuế thủ tục nộp thuế thông thường. Ngoài ra, một số người có thể tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp cá thể nhằm lợi dụng quy định mới về thuế này. Như vậy rõ ràng là các quy định sắp tới về doanh nghiệp cá thể sẽ phải quy định rõ về định nghĩa, đặc điểm pháp lý, tiêu chí và các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp tư nhân hiện tại đã được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp có thể được rà soát. Một số doanh nghiệp có thể được khuyến khích để chuyển đổi thành hình thức doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Họ cũng có thể duy trì hình thức doanh nghiệp tư nhân như hiện tại hưởng lợi từ các quy định thuế mới áp dụng đối với doanh nghiệp cá thể, nhưng sẽ được thông báo đầy đủ về các hạn chế của hình thức doanh nghiệp một chủ khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách tiếp cận tổng thể là để cung cấp cho không gian và tôn trọng quyền tự do lựa chọn cho các chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cá thể nói riêng và cho các doanh nghiệp nói chung. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng98 • Các hộ kinh doanh cá thể hiện đang hoạt động không bị yêu cầu phải đăng ký lại hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ các hộ kinh doanh lớn và có rủi ro về thuế như đề cập ở trên) trong thời hạn 5 năm. Trong thời hạn 5 năm, nếu các hộ kinh doanh đăng ký lại sẽ được khuyến khích và tư vấn đăng theo hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc một hình thức doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của hộ kinh doanh đó. Nếu không mong muốn, họ vẫn có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh như bình thường. Trong quá trình 5 năm này, các quy định pháp luật về thuế, BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ sẽ được cải cách nhằm đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn kiên trì nguyên tắc đảm bảo chi phí tuân thủ, mức thuế phải nộp sẽ phù hợp và tương tự với mức mà các hộ kinh doanh hiện nay đang gánh chịu. • Sau 5 năm, khi các điều kiện đã đầy đủ và các quy định về doanh nghiệp cá thể/ doanh nghiệp một chủ đã rõ ràng hơn, các hộ kinh doanh sẽ được tự động chuyển đổi thành doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ42. Việc chuyển đổi này cũng sẽ không yêu cầu các chủ hộ kinh doanh hiện nay phải tới các quận, huyện, thành phố làm thủ tục chuyển đổi hay đăng ký lại. Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện tự động trên cơ sở dữ liệu của các cơ quan đăng ký kinh doanh (trên cơ sở sát nhập cơ sở dữ liệu về hộ đăng ký kinh doanh hiện tại với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp). Giấy đăng ký hộ kinh doanh sẽ được điều chỉnh lại tên gọi thành giấy đăng ký doanh nghiệp cá thể hoặc doanh nghiệp một chủ. Các hộ kinh doanh sẽ bắt đầu thực hiện các quy định mới được xây dựng đối với doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ mà trước đó đã được xây dựng theo hướng đồng bộ, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế đối với cá cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh song vẫn đảm bảo nguyên tắc chi phí tuân thủ ở mức tối thiểu, không quá cao hơn so với mức chi phí tuân thủ mà các hộ kinh doanh hiện đang phải áp dụng và không gây xáo trộn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các hộ kinh doanh cá thể. • Tiến hành các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức nhằm quảng bá về những lợi thế của hình thức doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp một chủ (hình thức doanh nghiệp tư nhân được cải tiến với các quy định pháp lý mới áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp này). Doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp một chủ sẽ được 42 Theo quy định hiện hành, các hộ kinh doanh được xếp loại là hộ thu nhập thấp, thiệt thòi hoặc đang kinh doanh để mưu sinh, và nằm ở phân tầng cuối cùng của kim tự tháp về hộ kinh doanh và không bị bắt buộc phải đăng ký. Trong trường hợp khuyến nghị về việc tự động chuyển đổi được thực hiện, các hộ kinh doanh thu nhập thấp này sẽ không nằm trong đối tượng điều chỉnh của yêu cầu chuyển đổi tự động. Các hộ kinh doanh này tiếp tục được miễn trừ khỏi các quy định về đăng ký giống như các quy định hiện hành áp dụng đối với họ. Điều này đặt ra một yêu cầu về việc xây dựng một cơ sở đầy đủ về các hộ kind doanh, bao gồm các hộ kinh doanh có đăng ký và không có đăng ký, để áp dụng các phương thức quản lý cũng như các biện pháp hỗ trợ thích hợp. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 99 quảng bá rộng rãi là một hình thức doanh nghiệp thuận tiện, chi phí thấp và được công nhận chính thức, và là một sự thay thế tốt cho các hộ kinh doanh. Các hoạt động quảng bá này phải thực tế và phải được hỗ trợ bằng những cải cách về quy định pháp luật nhằm đảm bảo các lợi thế thực sự của loại hình doanh nghiệp này như mô tả ở trên. Bên cạnh đó, các hạn chế liên quan tới loại hình doanh nghiệp này cũng cần được cung cấp để các chủ doanh nghiệp, người dân có được thông tin đầy đủ, đa chiều khi quyết định lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất đối với họ. Những cải cách theo hướng như trên sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động hiện nay của khu vực hộ kinh doanh, tránh được tình trạng buộc phải chuyển đổi hoặc lên đời thành doanh nghiệp vốn không được hưởng ứng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua do những bất cập về chi phí tuân thủ và yêu cầu tuân thủ các quy định quá ngặt nghèo sau khi chuyển đổi. Các cải cách theo các đề xuất ở trên sẽ có ý nghĩa dọn chỗ và tạo không gian thuận lợi để các hộ kinh doanh lựa chọn, tự quyết định chuyển sang mặc một tấm áo mới phù hợp hơn, rộng rãi hơn, thuận lợi hơn cho sự phát triển của mình. Quá trình chính thức hóa và cải cách khu vực hộ kinh doanh cá thể sẽ được thực hiện một cách tự nguyện, trên cơ sở tôn trọng quyền lựa chọn của các chủ hộ kinh doanh, song vẫn đảm bảo được các mục tiêu nhằm nâng cao tính chính thức của nền kinh tế. Các biện pháp này đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Những cải cách này cũng phù hợp với những cải cách và xu thế khác trong Bộ Luật Dân sự, các quy định và luật về ngân hàng, thuế vốn cũng đang được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn về hộ kinh doanh. Đặc biệt, các khái niệm, đinh nghĩa sẽ rõ ràng, phương pháp tiếp cận về phân loại doanh nghiệp, quản lý kinh doanh sẽ rõ ràng và mạch lạc hơn. Lợi thế rất quan trọng của hình thức pháp lý về loại hình doanh nghiệp cá thể/ doanh nghiệp một chủ (sole proprietership) sẽ được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp của người dân, đóng góp cho mục tiêu một triệu doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam trong một vài năm tới như đã đặt ra tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân. Đặc biệt, các cải cách này sẽ góp phần quan trọng cho việc thu hẹp khu vực không chính thức của nền kinh tế, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB (2012). “Đánh giá về Quan hệ Công Tư ở Việt Nam: Trở ngại và Cơ hội 2012”, Manilla, ADB. ADB. Basic Statistics https://www.adb.org/countries/viet-nam/poverty, truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2017. British Council (2015). “Năng lực Nghiên cứu ở Đông Nam Á”. CIEM và National University of Singapore (2010). “Báo cáo Năng lực Cạnh tranh của Việt Nam 2010”. CIEM và ADB (2017). “Chính thức hóa” Hộ Kinh doanh ở Việt Nam. Đinh Trường Hinh, Deepak Mishra, Lê Duy Bình, Phạm Minh Đức và Phạm Thị Thu Hằng (2013). “Công nghiệp Chế biến Chế tạo ở Việt Nam: Tạo Việc làm và Thịnh vượng ở một Nền Kinh tế Thu nhập Trung bình”, Washington DC. Economica Vietnam (2018). “Tổng quan về Quản trị Công ty tại ASEAN”. Economica Vietnam (2013). “Khu vực Hộ Kinh doanh Phi Nông nghiệp ở Việt Nam”. The Economist (2016). “Kinh tế Việt Nam, Một Con hổ Châu Á Mới” đăng ngày 6 tháng 8 năm 2016 pp11-12. GEM và VCCI (2016). “Báo cáo về Tinh thần Khởi nghiệp Toàn cầu - Việt Nam 2015/2016”. Hogan Lovells, 2015 “Nghị định mới về PPP ở Việt Nam”. Tháng 3, 2015,  SNGLIB01/142296 https://www.hoganlovells.com/en/publications/new-ppp-decree-is-released-in- vietnam truy cập ngày 23/10/2016. IFRS (2016). “Tiêu chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế Áp dụng trên Thế giới: Hồ sơ Việt Nam”. Vietnam-IFRS-Profile.pdf, truy cập ngày 07/01/2016. ILO (2011). “Phát triển Tinh thần Khởi nghiệp của Phụ nữ: Học hỏi từ Thực tiễn Tốt”, Dự án của ILO về Phụ nữ Khởi nghiệp và Bình đẳng Giới (WEDGE), Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam. IMF (2004). “Báo cáo về Chiến lược Giảm nghèo Việt Nam”. Tháng Giêng, 2004, Báo cáo Quốc gia của IMF 04/25. IMF, Washington DC. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng 101 Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, và Francois Roubaud (2010). “Kinh tế Không Chính thức ở Việt Nam”, ILO, Hanoi. Knutsen H. and Nguyen C. (2004) “Đối xử phân biệt tại nền kinh tế đang chuyển đổi: Trường hợp Doanh nghiệp Nhà nước trong ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam”. Tạp chí Địa lý Na Uy. Tập 58. Pages 125–135. Nguyen D. C., Pham A.T., Van, B. và Dapice, D (2004). “Lịch sử hay Chính sách: Tại sao các Tỉnh Phía Bắc lại không Phát triển Nhanh hơn?”, CIEM và UNDP. Hà Nội, Việt Nam. Malesky, Edmund và Markus Taussig (2009). “Thoát khỏi Vùng Xám: Tác động của Thể chế Cấp Tỉnh đối với Chính thức hóa Kinh doanh ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Á, Tập 9, Số 2, trang 249-290. MPI/ GSO (2015-2016). “Báo cáo Khảo sát Lực lượng Lao động”. Tổng cục Thống kê/ Bộ KHĐT. Hà Nội. Việt Nam. MPI/ World Bank (2015). “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, NXB Hồng Đức, Hà Nội. Lê Duy Bình & đồng nghiệp (2018). “Khung khổ về Quản trị Công ty tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam”, OECD (2018). Lê Duy Bình (2017). “Các Yếu tố Ảnh hưởng tới Tích tụ vốn của Doanh nghiệp Nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Số 2, tháng Giêng, 2017 (465), tr. 63-71. Lê Duy Bình & Phạm Tiến Dũng (2017). “Chuyển đổi Hộ Kinh doanh thành Doanh nghiệp: Rào cản từ Chi phí Tuân thủ Pháp luật”. Báo Pháp luật Việt Nam, (36)163/9 – 2017 Lê Duy Bình (2017). “Tác động của một số khoản nộp ngân sách đối tích tụ vốn tại doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính. Hà Nội. Số 2 - tháng Giêng, 2017 (651), p 72-74 Lê Duy Bình (2017). ”Thúc đẩy tích tụ vốn tại các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, CIEM, Số 82, Tháng 5 + 6/2017, tr. 14-25. Lê Duy Bình và đồng nghiệp (2015). “Hành trình tiến tới sự liên kết: Thực tiễn tốt của Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam”. Quỹ Châu Á và VCCI. KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM Năng suất và Thịnh vượng102 Lê Duy Bình (2010). “Chuyển dịch từ các hoạt động kinh doanh có tính mưu sinh sang DNNVV hoạt động hiệu quả tại Việt Nam”. Tạp chí TechMonitor - UNESCAP, Vol. 27 Số. 4, Tháng 7-8 năm 2010, tr. 33-41. Nghia, P. D, Nguyen, X. T, Huynh, D. Tuan, và đồng nghiệp (2013) “Dỡ bỏ Trở ngại Thể chế nhằm Phục hồi Tăng trưởng”. Chương trình Lãnh đạo Doanh nghiệp Việt Nam (VELP) 2013 OECD/ World Bank (2014). “Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo ở Việt Nam”, Ấn phẩm của OECD truy cập ngày 09 tháng Giêng 2017. Schmitz, Hubert, Đậu Anh Tuấn, Phạm Thị Thu Hằng và McCulloch, Neil (2012). “Động lực Cải cách Kinh tế ở các Tỉnh của Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Phát triển và VCCI. Hà Nội. Taussig, Markus và Phạm Thị Thu Hằng. 2004. “Tính Chính thức của Doanh nghiệp và Vai trò của Chính phủ Địa phương”. ADB, Tài liệu Thảo luận Số 2, Tháng 11 năm 2004. VCCI (2010-2018). “Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh”. VCCI, GTZ và SwissContact, (2002). “Dịch vụ Phát triển Kinh doanh tại Việt Nam – Nghiên cứu Thị trường Dịch vụ Phát triển Kinh doanh đối với 1.2000 DNNVV tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương”. VCCI (2010-2016). “Báo cáo Thường Niên Doanh nghiệp Việt Nam”. NXB Chính trị Quốc gia. VNPI (2016). “Báo cáo Năng suất Việt Nam”. Viện Năng suất Việt Nam. Hà Nội. VWEC, VCCI, ILO (2007). “Phát triển Tinh thần Khởi nghiệp của Phụ nữ tại Việt Nam”. Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam (VWEC), Tổ chức Lao động Quốc tế. Việt Nam. World Bank (2016). “Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2017: Cơ hội Bình đẳng cho Mọi người”. Washington, DC: World Bank. World Bank (2015). Khảo sát Doanh nghiệp ( truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016), World Bank World Bank (2014). “Đánh giá Khu vực Tài chính Việt Nam”. Washington, DC: World Bank. World Economic Forum (2016), “Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu” 2016-2017. Giấy phép xuất bản số: 3180-2018/CXBIPH/15-144/TN và QĐXB số 1172/QĐ-NXBTN ngày 14/9/2018 ISBN: 978-604-973-219-5 Thiết kế và in ấn bởi Golden Sky. Báo cáo này có thể được tải xuống từ www.economica.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_kinh_te_tu_nhan_viet_nam_nang_suat_va_thinh_vuong.pdf
Tài liệu liên quan