Doanh nghiệp tư nhân và sự phù hợp với môi trường thương mại tại Việt Nam

hứ hai, doanh nghiệp tư nhân có thể kinh doanh trong mọi lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, sẽ là hiệu quả và phù hợp hơn khi loại hình doanh nghiệp này chỉ nên kinh doanh trong các lĩnh vực đòi hỏi sự chịu trách nhiệm cao về mặt pháp lý và tài sản. Trên thực tế, có khá nhiều ngành nghề kinh doanh có thể gây rủi ro rất lớn đối với đời sống xã hội (tư vấn pháp lý, khám, chữa bệnh, thiết kế kiến trúc ). Vì thế, nếu để những người chủ kinh doanh dưới hình thức các công ty được chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản thì rất dễ xảy ra rủi ro, tổn thất cho khách hàng vì sự chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm. Bởi lẽ, những người kinh doanh luôn được xác định trước sẽ chỉ phải chịu những hậu quả trong phạm vi số vốn góp. Trước đây, pháp luật đã từng có quy định, khi kinh doanh các dịch vụ pháp lý thì bắt buộc phải kinh doanh dưới hình thức là các văn phòng luật hoặc phải thành lập theo mô hình công ty luật hợp danh và mô hình này được tổ chức gần như theo mô hình công ty hợp danh trong luật Doanh nghiệp14. Hoặc quy định hiện nay, đối với Văn phòng Thừa phát lại nếu do một thừa phát lại thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân15. Từ đó, có thể thấy rằng, pháp luật cũng đã cố gắng hạn chế phần nào rủi ro, tổn thất cho xã hội. Chính vì vậy, quy định những ngành nghề kinh doanh với quy mô vừa hoặc nhỏ và luôn đòi hỏi trách nhiệm cao về mặt pháp lý thì phải bắt buộc đăng ký hoạt động dưới mô hình của loại hình doanh nghiệp tư nhân. Việc quy định này có thể góp phần định hướng các ngành nghề kinh doanh đi theo đúng trật tự, hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thế mạnh của loại hình doanh nghiệp tư nhân.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp tư nhân và sự phù hợp với môi trường thương mại tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 11 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ SỰ PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Vinh Hưng1 1. Dẫn nhập Đối với các quốc gia phát triển, thành phần kinh tế tư nhân luôn giữ vai trò rất quan trọng và là thành phần kinh tế chủ đạo. Kinh tế nhà nước chỉ giữ vai trò đầu tàu, định hướng cho sự phát triển của cả hệ thống kinh tế. Nhận thức được điều này, trong những lần sửa đổi, bổ sung và ban hành mới của luật Doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục được pháp luật quy định. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia các sân chơi kinh tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO, TPP thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình công ty khác ngày càng giảm sút. Mặt khác, trải qua một thời gian triển khai tương đối dài, doanh nghiệp tư nhân ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, sự phù hợp giữa doanh nghiệp tư nhân với nền kinh tế, thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế đang là vấn đề rất cần có sự nghiên cứu. Bởi lẽ, qua việc nghiên cứu có thể tìm ra các giải pháp và định hướng cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. 2. Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân Theo Điều 183 của luật Doanh nghiệp năm 2014: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Với định nghĩa như vậy, thực chất, doanh nghiệp tư nhân là loại hình công ty một chủ sở hữu tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, căn cứ quy định về doanh nghiệp tư nhân, loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu và phải là cá nhân (pháp nhân không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân); doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ tài sản của 1 Tiến sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt tiếng Việt: Doanh nghiệp tư nhân là một trong những mô hình doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Cùng với luật Công ty năm 1990, luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 được ban hành và đây vốn là loại hình doanh nghiệp được Nhà nước định hướng phát triển nhằm phát huy mọi tiềm năng của các cá nhân, xã hội để góp phần vào sự nghiệp đổi mới kinh tế. Mặc dù vậy, cho đến nay, doanh nghiệp tư nhân vẫn gần như không phát triển tại Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu về sự phù hợp giữa doanh nghiệp tư nhân với môi trường thương mại tại Việt Nam là rất cần thiết. Từ khóa: Doanh nghiệp tư nhân, luật Doanh nghiệp, kinh tế thị trường, môi trường thương mại, hội nhập quốc tế. Nhận bài: 01/01/2017; Hoàn thành biên tập: 02/2/2017; Duyệt đăng: 03/3/2017 Tóm tắt tiếng Anh: Abstract: Private enterprise is one of the forms of enterprise which exists earliest in the renovation of Vietnam. Law on Private Enterprise 1990, along with Law on Company 1990, was promulgated by Vietnam State in order to define the form of private enterprise for purpose of promoting all potentials and resource of individuals and society to make contribution in the process of economic renovation. However, until now, the form of private enterprise has almost made no further development in Vietnam. Thus, study on suitability of private enterprise to commercial environment of Vietnam is essential. Keywords: Private enterprise, law on Enterprise, market-oriented economy, trading environment, international integration. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 12 doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành chứng khoán các loại2. Từ các đặc điểm trên có thể rút ra mấy vấn đề về ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân sau đây: Thứ nhất, khả năng chủ động, quyết đoán trong kinh doanh: Cơ sở kinh doanh một chủ (sole proprietorship hay sole trader) là hình thức kinh doanh mà người chủ cũng đồng thời là người quản lý - điều hành cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa của chính họ, không có sự phân tách về quyền sở hữu tài sản của người chủ và cơ sở kinh doanh3. Điều này mang lại sự chủ động trong công việc kinh doanh khi người chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ thông tin, chia sẻ quyền lực với các thành viên khác. Mặt khác, điểm thuận lợi của nó còn cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân luôn có thể kịp thời, linh hoạt, quyết đoán trước các biến động kinh doanh một cách nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân còn có một số quyền năng khá đặc thù như: quyền cho thuê doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp4. Tùy theo tình hình cụ thể của từng giai đoạn, các quyền hạn này giúp cho chủ sở hữu doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp tư nhân. Thứ hai, mọi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuộc về người chủ sở hữu: Căn cứ khoản 1, Điều 185 của luật Doanh nghiệp năm 2014 thì chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Do là loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu nên mọi khoản lời từ kinh doanh của doanh nghiệp, đương nhiên sẽ chỉ có chủ sở hữu là người duy nhất được thụ hưởng. Như vậy, chủ sở hữu luôn phải tự có ý thức cao trong mọi công việc của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì chính các quyết định hàng ngày của doanh nghiệp sẽ trực tiếp tác động đến lợi ích của chủ sở hữu. Khi xem xét dưới chiều hướng thuận lợi của chế độ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân thì đây lại là một ưu thế mà doanh nghiệp này có thể dễ dàng vay mượn các khoản tín dụng lớn từ ngân hàng hay các chủ nợ. Bởi lẽ, toàn bộ “tài sản của chủ doanh nghiệp là một bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp”5. Thứ ba, quản trị điều hành doanh nghiệp tư nhân khá đơn giản và hiệu quả: Căn cứ Điều 185 của luật Doanh nghiệp năm 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Điều này xuất phát bởi lý do đây là loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu nên chủ doanh nghiệp tư nhân không phải san sẻ quyền lực với bất kỳ ai. Mặt thuận lợi của các doanh nghiệp một chủ sở hữu chính là chủ sở hữu luôn có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề khác nhau của doanh nghiệp mà không cần phải có sự đồng ý của bất kỳ thành viên khác. 3. Hạn chế của doanh nghiệp tư nhân Bên cạnh những điểm mạnh, doanh nghiệp tư nhân còn tồn tại những hạn chế như: Thứ nhất, vấn đề tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tư nhân: Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp của luật Doanh nghiệp 2014, chỉ có doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân. Trước đây, đã có ý kiến cho rằng “việc không phải là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại”6. Từ thực tế kinh doanh cũng cho thấy, một doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thường bị hạn chế hoạt động vì một số lĩnh vực kinh doanh yêu cầu các tổ chức tham gia bắt buộc phải có tư cách pháp nhân. Nói cách khác, việc không phải là pháp nhân, khiến cho doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều hạn chế khi tham gia vào các quan hệ thương mại như: “khi muốn tham gia vào quỹ thành viên của loại hình quỹ đầu tư chứng khoán bắt buộc tất cả các thành viên góp 2 Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2014. 3 Bùi Xuân Hải, Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư với vấn đề hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01/2008, tr. 37. 4 Nguyễn Viết Tý (chủ biên 2011), Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Tập I, tr. 94 - 97. 5 Nguyễn Như Phát và Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 195. 6 Bùi Ngọc Cường (chủ biên 2010), Giáo trình Luật thương mại, Nxb giáo dục Việt Nam, Tập I. tr. 25. Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 13 vốn phải là pháp nhân. Vốn của quỹ loại hình này, không phải do công chúng đầu tư đóng góp mà do các thành viên của quỹ, gồm những tổ chức có tư cách pháp nhân đóng góp”7. Thứ hai, về khả năng huy động vốn và việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán các loại khi cần huy động vốn. Mặt khác, doanh nghiệp tư nhân cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần8. Với quy định này thì nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp tư nhân chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn có được của người chủ doanh nghiệp tư nhân. Hơn thế nữa, chủ doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu tự trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Cũng chính vì vậy, để hạn chế bớt rủi ro, pháp luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các loại hình công ty khác. Từ đó, càng làm cho doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế trong phạm vi kinh doanh nhỏ, lẻ và gặp rất nhiều khó khăn khi cần huy động vốn hoặc muốn mở rộng quy mô. Đến khi có nhu cầu mở rộng phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn9, hoặc phải bán lại toàn bộ doanh nghiệp tư nhân cho một cá nhân khác. Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp: Nguyên tắc pháp định, chủ doanh nghiệp tư nhân giống thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định thêm các điều kiện đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân cũng không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên của công ty hợp danh10. Với các quy định như vậy, luật Doanh nghiệp đã đặt chủ doanh nghiệp tư nhân vào tình trạng khá bất lợi. Trách nhiệm vô hạn là bảo đảm an toàn pháp lý rất lớn đối với khách hàng, chủ nợ của doanh nghiệp nhưng lại là bất lợi không nhỏ đối với các cá nhân phải chịu loại nghĩa vụ này. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân cũng giống như loại hình công ty hợp danh khi không có sự tách biệt tài sản góp vào công ty với tài sản dân sự khác của người chủ sở hữu, thành viên của nó. Nói cách khác, chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự mình chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra áp lực, trở ngại và làm kìm hãm các sáng kiến kinh doanh hoặc khả năng chấp nhận đầu tư vào các lĩnh vực có hệ số rủi ro. Bởi không có sự an toàn về mặt tài chính cho chủ doanh nghiệp tư nhân. 4. Sự phù hợp giữa doanh nghiệp tư nhân với môi trường thương mại tại Việt Nam hiện nay Qua nghiên cứu, bắt đầu từ năm 2005, các nhà đầu tư lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân đã có chiều hướng giảm dần để nhường thị phần cho công ty trách nhiệm hữu hạn trong cơ cấu chung các loại hình doanh nghiệp. Xu hướng này càng thể hiện rõ nét ở những năm gần đây. Căn cứ cơ cấu chung của các loại hình doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn có chiều hướng gia tăng và là sự lựa chọn của nhiều người. Đến năm 2007, luật Chứng khoán ra đời càng tạo điều kiện cho nhu cầu huy động vốn của các nhà đầu tư. Công ty cổ phần đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân giờ đây không còn là sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Nếu xét dưới góc độ cá nhân đầu tư thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân sẽ được xem xét lựa chọn11. Đây thực sự là những tín hiệu không mấy khả quan đối với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu sự không phù hợp của doanh nghiệp tư nhân với môi trường thương mại tại Việt Nam cho thấy đó là kết quả từ các nguyên nhân cơ bản sau: 7 Phạm Thị Giang Thu (chủ biên 2012), Giáo trình Luật Chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr. 272. 8 Khoản 2 và 4, Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2014. 9 Điều 199, Luật Doanh nghiệp năm 2014. 10 Khoản 3, Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2014. 11 Trương Vĩnh Xuân, Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài Nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số (191), 3/2011. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 14 Trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay, mô hình công ty một chủ sở hữu dường như không thật sự hiệu quả nên được ít nhà đầu tư quan tâm chọn lựa vì khá nhiều lý do. Xu hướng chung, trong khi các nhà kinh doanh tại Việt Nam thường có nhu cầu hợp tác, liên kết, mở rộng quan hệ, đồng thời mong muốn san sẻ bớt rủi ro kinh doanh thì chủ doanh nghiệp tư nhân luôn bị đặt vào tình trạng rất bất lợi so với nhà quản lý một doanh nghiệp. Bởi chủ doanh nghiệp tư nhân luôn phải tự gánh chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, chủ doanh nghiệp tư nhân thường không dám đầu tư vào các khu vực rủi ro cao hoặc không có nhiều sáng kiến, quyết định kinh doanh táo bạo để phát triển doanh nghiệp tư nhân. Thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam trong một số năm gần đây cho thấy, nếu so sánh với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi chủ sở hữu công ty này luôn chỉ phải chịu rủi ro trong phạm vi số vốn góp vào công ty thì doanh nghiệp tư nhân lại càng tỏ ra kém hiệu quả và thiếu an toàn cho chính người chủ của nó. Vì thế, số lượng công ty được thành lập dưới hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luôn chiếm áp đảo so với số lượng doanh nghiệp tư nhân. Một yếu tố khác làm cho ít nhà đầu tư lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân còn là “người chủ có thể phải chịu hai lần thuế đối với từng đồng lãi kiếm được. Lần thứ nhất doanh nghiệp tư nhân phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như công ty; lần thứ hai phần lợi tức thu về cho người chủ có thể được xem là thu nhập cá nhân và thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân”12. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường luôn đòi hòi sự cạnh tranh khốc liệt đến từ tất cả các loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguồn vốn và khả năng huy động vốn rộng rãi là những lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Bất cứ nhà kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp đều mong muốn có thể dễ dàng mở rộng quy mô với khả năng thu hút vốn rộng rãi cho doanh nghiệp khi cần thiết. Nên cũng chính vì thế, với việc thành lập một loại hình công ty có sự tham gia của nhiều thành viên thì bên cạnh sự san sẻ rủi ro kinh doanh còn là khả năng huy động nguồn vốn của nhiều thành viên khác nhau. Đây là lợi thế và là khả năng hấp dẫn của các doanh nghiệp nhiều thành viên. Tuy nhiên, như đã trình bày, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu chỉ được trông chờ từ sự đóng góp của chủ sở hữu doanh nghiệp này. Vì vậy, có thể nói, đây lại là sự khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời đây còn là sự kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Mặt khác, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do kinh doanh, tự do hoạt động. Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường thì sự bình đẳng của các loại hình doanh nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, hạn chế rất lớn của doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân nên đương nhiên khả năng cạnh tranh sẽ yếu hơn so với các loại công ty có tư cách pháp nhân. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân vẫn thường bị xem là không bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác khi tham gia đầu tư, kinh doanh. Ít nhiều điều này đã ảnh hưởng lên tâm lý của các nhà đầu tư khi dự định lựa chọn kinh doanh dưới hình thức của doanh nghiệp tư nhân. Từ đó, có thể đi đến khẳng định, doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh chỉ có quy mô nhỏ, lẻ và khép kín nên không mang lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. 5. Kiến nghị Để loại hình doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển mạnh mẽ và phù hợp với môi trường thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế thì cần thiết xem xét các giải pháp sau: Thứ nhất, cần quy định doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân. Bởi như đã trình bày, kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế luôn đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải đáp ứng những điều kiện về mặt pháp lý nhất định. Việc không phải là pháp nhân làm cho doanh nghiệp tư nhân gặp khá nhiều khó khăn khi tham gia các loại hình kinh doanh đòi hỏi tư cách pháp nhân13. Vì thế, rõ ràng, quy định tư 12 Phạm Duy Nghĩa (2009), Luật Doanh nghiệp: Tình huống - phân tích - bình luận, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr,50. 13 Thông tư của Bộ xây dựng số 01/BXD-CSXD ngày 15/4/1997 về “tổ chức tư vấn, thiết kế thực hiện công trình của dự án đầu tư phải có tư cách pháp nhân”; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng về “Nhà thầu tham dự đấu thầu xây lắp phải có tư cách pháp nhân”. Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 15 cách pháp nhân cho doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này để đầu tư kinh doanh tại nhiều lĩnh vực luôn đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải có tư cách pháp nhân. Điều này, còn góp phần để doanh nghiệp tư nhân có thêm khả năng cạnh tranh và tạo sự bình đẳng trong kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp khác. Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân có thể kinh doanh trong mọi lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, sẽ là hiệu quả và phù hợp hơn khi loại hình doanh nghiệp này chỉ nên kinh doanh trong các lĩnh vực đòi hỏi sự chịu trách nhiệm cao về mặt pháp lý và tài sản. Trên thực tế, có khá nhiều ngành nghề kinh doanh có thể gây rủi ro rất lớn đối với đời sống xã hội (tư vấn pháp lý, khám, chữa bệnh, thiết kế kiến trúc). Vì thế, nếu để những người chủ kinh doanh dưới hình thức các công ty được chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản thì rất dễ xảy ra rủi ro, tổn thất cho khách hàng vì sự chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm. Bởi lẽ, những người kinh doanh luôn được xác định trước sẽ chỉ phải chịu những hậu quả trong phạm vi số vốn góp. Trước đây, pháp luật đã từng có quy định, khi kinh doanh các dịch vụ pháp lý thì bắt buộc phải kinh doanh dưới hình thức là các văn phòng luật hoặc phải thành lập theo mô hình công ty luật hợp danh và mô hình này được tổ chức gần như theo mô hình công ty hợp danh trong luật Doanh nghiệp14. Hoặc quy định hiện nay, đối với Văn phòng Thừa phát lại nếu do một thừa phát lại thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân15. Từ đó, có thể thấy rằng, pháp luật cũng đã cố gắng hạn chế phần nào rủi ro, tổn thất cho xã hội. Chính vì vậy, quy định những ngành nghề kinh doanh với quy mô vừa hoặc nhỏ và luôn đòi hỏi trách nhiệm cao về mặt pháp lý thì phải bắt buộc đăng ký hoạt động dưới mô hình của loại hình doanh nghiệp tư nhân. Việc quy định này có thể góp phần định hướng các ngành nghề kinh doanh đi theo đúng trật tự, hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thế mạnh của loại hình doanh nghiệp tư nhân./. 14 Điều 17 và Điều 19, Pháp lệnh luật sư năm 2001. 15 Khoản 4, Điều 1, Quyết định 224/QĐ-TTg ngày 19/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh”. ii) Người lao động chủ động xin chấm dứt hợp đồng lao động và được người sử dụng lao động chấp nhận (hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động xuất phát từ nguyện vọng của người lao động). Những trường hợp sau đây người lao động không phải hoàn trả chi phí đào tạo: i) Hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của người sử dụng lao động (người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động xử lý kỷ luật sa thải người lao động theo Điều 126 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo Điều 44 và Điều 45 Bộ luật lao động...); ii) Người sử dụng lao động đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động chấp nhận (hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động xuất phát từ nguyện vọng của người sử dụng lao động); iii) Hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của người thứ ba (người lao động bị kết án tù giam, bị kết án tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo hợp đồng lao động theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án; người lao động bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sư, mất tích hoặc đã chết); iv) Hợp đồng lao động hết hạn; v) Hợp đồng lao động chấm dứt do sự biến pháp lý (người lao động chết). Áp dụng pháp luật theo hướng này mới đảm bảo tính hợp lý của quy định người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo khi người lao động không làm việc hết thời hạn đã cam kết với người sử dụng lao động trước khi được đi đào tạo bằng nguồn kinh phí của người sử dụng lao động./. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN... (Tiếp theo trang 10)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoanh_nghiep_tu_nhan_va_su_phu_hop_voi_moi_truong_thuong_mai.pdf
Tài liệu liên quan