Thứ hai, về mặt cấu trúc kinh tế, phát huy hơn
nữa thế mạnh của tỉnh về sản xuất công nghiệp, tăng
cường phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, các nhà
khoa học trong và ngoài nước để chuyển giao công
nghệ, xây dựng chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp trên địa bàn ứng dụng thành tựu khoa học –
kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, gia tăng hàm lượng
chất xám công nghệ trong sản phẩm đầu ra.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư công cho phát
triển kết cấu các hạ tầng kỹ thuật như công trình
giao thông công cộng, thông tin liên lạc, cung cấp
năng lượng, xử lý nước thải, chất thải rắn, xây
dựng nền dịch vụ hành chính công hiện đại. Từ
đó, nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư của
tỉnh để có thể đón nhận thêm những dự án lớn, có
hiệu quả kinh tế cao.
Thứ tư, TFP phụ thuộc rất lớn vào công nghệ
và nhân lực, do đó đổi mới công nghệ là điều kiện
quan trọng nhất để tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm nói chung và tăng mức độ đóng góp của TFP
nói riêng. Do đó, cần tăng cường hỗ trợ, có cơ chế
chính sách cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa
bàn về vốn, mặt bằng, thuế, nâng cao hiệu quả chất
lượng phục vụ nhà đầu tư để giữ chân các doanh
nghiệp có nhiều đóng góp lớn vào GRDP cũng như
là thu hút thêm các doanh nghiệp tiềm năng phù
hợp với lợi thế của tỉnh Thái Nguyên.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
21
ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2018
Trần Quang Huy1, Ngô Thị Hương Giang2,
Nguyễn Đắc Dũng3, Nông Thị Minh Ngọc4
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 bằng phương pháp hạch toán, dựa trên bộ dữ
liệu thống kê được trích từ niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số đóng
góp của vốn (α) là 0,37, hệ số đóng góp của lao động (β) là 0,63; tốc độ tăng trưởng TFP bình quân của tỉnh
Thái Nguyên trong cả giai đoạn 2011-2018 là 6,36%/năm, trong đó từ năm 2011 đến năm 2013 TFP trung
bình là -4,93%/năm vì đây là giai đoạn tích lũy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu từ thời điểm khai
thác các dự án sản xuất công nghệ cao vào năm 2014 đến năm 2018 TFP đạt bình quân 13,13%/năm. Ngoài
ra, tỷ lệ đóng góp của TFP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói chung cả giai đoạn 8 năm
là 41,61% thấp hơn so với tỷ lệ đóng góp của nguồn vốn 10,47%.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, năng suất nhân tố tổng hợp, vốn, lao động, đóng góp, tỉnh Thái Nguyên.
THE CONTRIBUTION OF TOTAL FACTOR PRODUCTIVITY TO ECONOMIC
GROWTH OF THAI NGUYEN PROVINCE FROM 2011 TO 2018
Abstract
The study aims to anlyse the contribution of total factor productivity (TFP) to economic growth of Thai
Nguyen province over a period from 2011 to 2018 by the method of accounting measurement, based on the
data from Statistical Yearbook of Thai Nguyen province. The result has shown that the contribution indices
of capital (α) and labor (β) are 0.37 and 0.63 respectively. The average economic growth rate of Thai Nguyen
during the study period reached 6.36%, in which accumulation stage for capital investment and construction
from 2011 to 2013 was -4.93% per year, and exploitation stage for advanced technology projects from 2014
to 2018 was 13.13% per year. In addition, the general contribution of TFP to economic growth of Thai Nguyen
during the period of 8 years was 41.61%, lower than the contribution of capital source 10.47%.
Keywords: Economic growth, total factor productivity, capital, labor, contribution, Thai Nguyen province.
JEL classification: O, O4.
1. Đặt vấn đề
Đến năm 2020 GRDP (theo giá so sánh năm
2010) của tỉnh Thái Nguyên dự tính khoảng
73.196,026 tỷ đồng, bằng 3,07 lần GRDP năm 2010
và bằng 1,47 lần GRDP năm 2015. Tăng trưởng
GRDP của Tỉnh giai đoạn 2011-2015, giai đoạn
2016-2020 lần lượt là 16,54%/nămvà 11,12%/năm.
Tốc độ tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế cùng kỳ của cả nước (giai đoạn 2011-2015
là 5,91%/năm, giai đoạn 2016-2020 dự tính 6,5-
7%/năm).
Giai đoạn 2010-2013, do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 nên tốc độ
tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên có sự suy
giảm, đặc biệt là vào năm 2012 và 2013 chỉ đạt
5,11% và 6,04%. Tuy nhiên đến năm 2014 và 2015
thì tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh có sự đột phá
và tăng rất cao đạt 29,65% và 33,21%, nguyên nhân
là trong 2 năm 2014,2015 dự án Samsung, các dự
án công nghiệp phụ trợ, dự án khai thác chế biến
khoáng sản trọng điểm đã chính thức đi vào sản
xuất, tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công
nghiệp trên địa bàn. Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ
tăng trưởng của tỉnh có xu hướng giảm từ 16,35%
năm 2016 xuống còn một nửa 8,8% năm 2019 và
dự tính còn 7,3% vào năm 2020. Điều này cho thấy,
từ năm 2016 đến năm 2020 khi các nhà máy của
Samsung đã đạt công suất thiết kế và không gia tăng
đầu tư thì tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên
đã bị suy giảm đáng kể.
Như vậy có thể nói, trong giai đoạn 2010 đến
nay mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái
Nguyên vẫn là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng,
nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế có được chủ yếu phụ
thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên, gia tăng
thêm nguồn vốn đầu tư và phát triển lao động về
mặt số lượng.
Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của mô
hình tăng trưởng theo chiều rộng là nếu có bất kỳ sự
biến động kinh tế theo chiều hướng xấu ví dụ như suy
thoái kinh tế, hoặc dịch bệnh bùng phát khó kiểm soát,
về dài hạn tính bền vững của sự tăng trưởng kinh tế có
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
22
thể mất đi bởi xuất hiện những khó khăn, gián đoạn
về nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công cho
những mục tiêu trọng điểm của địa phương.
Thời gian đầu tăng trưởng kinh tế theo chiều
rộng, quá trình tích lũy một lượng lớn nguồn vốn là
điều cần thiết. Tuy nhiên, trong dài hạn sự cạn kiệt
nguồn tài nguyên cũng như sức lao động con người
là điều không tránh khỏi, cho nên sẽ dẫn đến tình
trạng suy giảm nền kinh tế, thậm chí là suy thoái
kinh tế nếu khai thác một cách quá đà.
Chính vì vậy, trong tăng trưởng kinh tế chỉ nhờ
vào việc duy trì tích lũy các yếu tố sản xuất là chưa
đủ, các nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt quan
tâm đến vấn đề cải tiến dây chuyền công nghệ sản
xuất, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng
lao động, để tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội
phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Do đó cần xác định rằng việc tính toán đóng góp
của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP
đóng vai trò cần thiết khi xây dựng chiến lược tăng
trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo
chiều sâu, là cơ sở hướng tới mục tiêu tăng trưởng
bền vững trong dài hạn [1].
2.Tổng quan tài liệu về năng suất nhân tố tổng
hợp (TFP)
Trước đây, để đạt được tăng trưởng kinh tế cao
cách duy nhất đó là gia tăng số lượng vốn đầu tư
hoặc số lượng lao động với tốc độ tăng tương ứng,
nhưng theo Solow (1956), nếu tăng trưởng kinh tế
chỉ dựa vào vốn thì tăng trưởng chỉ đạt được trong
ngắn hạn [6]. Hiện nay, nếu biết cách phối hợp tối
ưu các nguồn lựcvốn và lao động thông qua việc cải
tiến hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, đổi mới công
nghệ, áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nâng
cao chất lượng lao động thì vẫn có thể đạt được tăng
trưởng cao, thậm chí, tăng trưởng một cách bền
vững. Quá trình kết hợp các yếu tố vốn và lao động
một cách tối ưu gọi là sự tổng hợp của các yếu tố
đầu vào, phần này không thể hiện được qua giá trị
tăng thêm hữu hình của bất kỳ yếu tố đầu vào nào,
cho nên nó mang tính vô hình. Như vậy, trong biểu
hiện tăng trưởng kinh tế, có thể nói ngoài phần đóng
góp của từng nhân tố đầu vào (phần hữu hình), còn
thấy một phần giá trị khác do yếu tố vô hình tạo ra,
đó chính là yếu tố TFP [5].
Theo Trần Văn Thọ (1997): “TFP là phần còn
lại (trong kết quả sản xuất tăng lên sau khi loại trừ
phần đóng góp do yếu tố đầu tư thêm về lao động
nhân công, tư bản, tài nguyên) là hiệu quả tổng
hợp không giải thích được bằng sự gia tăng của các
yếu tố sản xuất và được xem là kết quả của các yếu
tố liên quan đến hiệu suất.” [4].
Theo Nguyễn Văn Thành (2019): “TFP là chỉ
tiêu đo lường năng suất của cả “lao động” và
“vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền
kinh tế, phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
và công nghệ, thông qua đó, sự gia tăng đầu ra
không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của
đầu vào mà còn tùy thuộc vào chất lượng của các
yếu tố đầu vào là lao động – vốn và sự kết hợp giữa
chúng” [3].
Như vậy có nghĩa là khi một lượng đầu vào cố
định, lượng đầu ra có thể thu được khác nhau bởi
trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực xã hội
là không giống nhau. Nếu như áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức
quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của
người lao động thì kết quả đầu ra thu được sẽ lớn
hơn, biểu hiện cho hiệu quả kinh tế cao hơn cũng
như hao phí các nguồn lực là thấp hơn.
Theo Tăng Văn Khiên (2005): “Ở góc độ 1
ngành hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, tăng trưởng dựa vào tăng năng suất các nhân
tố tổng hợp mới đảm bảo sự ổn định và bền vững,
có tính cạnh tranh, tạo tiền đề để mở rộng sản xuất
và góp phần cải thiện đời sống của người lao động
và nhân dân” [2]. TFP phản ánh sự đóng góp của
các yếu tố khó lượng hóa, như kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế
hay hàng hóa, dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà
chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng
quản lý vào tăng trưởng kinh tế [6]. Do đó, để đạt
được chất lượng tăng trưởng kinh tế cao bên cạnh
việc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh cần gia tăng
tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng
hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi
trường và hoàn thiện thể chế [9].
3. Phương pháp nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp nào
có thể tính một cách chính xác TFP, theo Tăng Văn
Khiên (2005) có hai phương pháp tính TFP thường
được áp đụng đó là tính toán tốc độ tăng TFP theo
phương pháp hạch toán và phương pháp dùng hàm
sản xuất Cobb Douglas [2].
Phương pháp hạch toán. Giả sử khi hàm sản xuất
chỉ có hai yếu tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng:
Yt = At.f(Kt, Lt) thì At trong mô hình này chính là
TFP. Tuy nhiên do At là một đại lượng vô hình
không thể lượng hóa được, nên chỉ có thể xem
xétmức đóng góp của At vào kết qủa đầu ra thay đổi
bao nhiêu (hay còn gọi là tốc độ tăng trưởng TFP)
so với tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất tăng
thêm (GRDP). Công thức tính tốc độ tăng của TFP
theo phương pháp hạch toán do Tổ chức Năng suất
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
23
Châu Á đưa ra có dạng: Itfp = IY- (α.IK+βIL). Trong
đó: Itfp là tốc độ tăng của TFP qua các giai đoạn
nghiên cứu; IY là tốc độ tăng giá trị gia tăng hay còn
gọi là tốc độ tăng trưởng GRDP; IK là tốc độ tăng
của vốn; IL là tốc độ tăng của lao động; α và β là hệ
số đóng góp của vốn và lao động. Hệ số β bằng tỷ số
giữa thu nhập của người lao động và giá trị tăng thêm
(GRDP), còn α = 1- β.
Phương pháp dùng hàm Cobb- Douglas: Hàm
Cobb-Douglas đơn giản có thể viết dưới dạng:
Y=A LαKβ.
Trong đó: Y là kết quả đầu ra, A là năng suất
nhân tố tổng hợp, L là lao động, K là vốn, α và β là hệ
số co giãn của đầu ra tương ứng với lao động và vốn.
Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này, tính
tốc độ tăng trưởng TFP được sử dụng bằng phương
pháp hạch toán, bởi hệ số lao động và vốn tính theo
phương pháp này thường ổn định hơn và có thể tính
được các hệ số đóng góp của vốn và lao động cho
từng năm. Trong khi đó, áp dụng công thức tính
tốc độ tăng TFP theo Hàm sản xuất Cobb-
Douglas để kết quả tính toán có thể sử dụng được thì
cần một nguồn dữ liệu thống kêliên tục và đủ số năm
cần thiết [6].
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu
thứ cấp được thu thập từ các niên giám thống kê do
Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên cung cấp, phạm vi
thời gian trong khoảng giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2018, riêng đối với vốn đầu tư dữ liệu thu thập
được là dữ liệu theo giá hiện hành, sau khi kết hợp
với giá trị Iq định gốc theo năm 2010, nhóm nghiên
cứu xác định giá trị TSCĐ còn lại theo tỷ lệ khấu
hao được thu thập từ phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia. Sau khi thu thập đủ dữ liệu, nhóm
nghiên cứu tiến hành phân loại và chọn lọc dữ liệu
phù hợp, xử lý bằng excel để tính toán những chỉ
tiêu cần thiết.
4. Kết quả tính toán
4.1.Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế và
TFP tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2011-2018, nền kinh tế của
tỉnh Thái Nguyên chứng kiến tốc độ tăngtrưởng của
vốn đầu tư cao hơn tốc độ tăng trưởng của lao động,
tính trung bình cho cả giai đoạn tốc độ tăng vốn đầu
tư mỗi năm đạt khoảng 21,08%/năm, tốc độ tăng
thấp nhất là năm 2018 với 7,66% và cao nhất là năm
2012 đạt 36,99%. Tốc độ tăng trưởng lao động
không quá cao, dao động ở mức từ 0,58% năm 2016
đến 6,3% vào năm 2015, trung bình cho cả giai
đoạn 8 năm từ 2011 đến 2018 tốc độ tăng trưởng
lao động của Thái Nguyên mỗi năm đạt 1,55%/năm.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của GRDP và các yếu tố đầu vào tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: %
Năm Tốc độ tăngtrưởng GRDP Tốc độ tăng trưởng vốn Tốc độ tăng trưởng lao động
2011 8,69 33,78 0,16
2012 5,11 36,99 1,14
2013 6,04 24,30 2,20
2014 29,65 17,59 0,72
2015 33,21 24,96 6,30
2016 16,35 19,65 0,58
2017 12,75 9,51 0,65
2018 10,44 7,66 0,68
TB 15,28 21,80 1,55
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của nhóm nghiên cứu
Về đóng góp của yếu tố TFP vào tốc độ tăng trưởng
GRDP của tỉnh Thái Nguyên, theo dữ liệu tính toán
tại bảng 2, trong cả giai đoạn từ 2011-2018 tốc độ
tăng TFP của Thái Nguyên bình quân là
6,36%/năm, TFP giảm vào 3 năm liên tiếp từ
2011đến 2013, mỗi năm giảm trung bình khoảng
4,93%. Từ 2014 đến nay, mặc dù TFP có dấu hiệu
không tăng liên tục, nhưng nhìn chung tốc độ tăng
trưởng TFP của Thái Nguyên vẫn đạt khá cao, trung
bình mỗi năm giai đoạn này TFP đóng
góp13,14%/năm vào tăng trưởng GRDP của tỉnh,
cao nhất là năm 2014 với 23,13% và thấp nhất là
7,12% vào năm 2018. Trong khi đó, sự đóng góp
của nguồn vốn vào tốc độ tăng trưởng GRDP của
tỉnh ngày càng giảm đi đáng kể, từ mức 14,27%
năm 2011 đã giảm khoảng 4,9 lần chỉ còn 2,91%
vào năm 2018, nhưng tính chung cho cả giai đoạn
mức đóng góp của nguồn vốn vẫn chiếm chủ yếu
trong tốc độ tăng trưởng GRDP với 7,96%/năm.
Đóng góp của yếu tố lao động nhìn chung tương đối
ổn định, dao động quanh mức 0,09% năm 2011 đến
3,63% năm 2015, trung bình cả giai đoạn tốc độ
tăng lao động đóng góp khoảng 0,96% vào tốc độ
tăng trưởng GRDP, thấp nhất trong 3 yếu tố là vốn,
lao động và TFP.
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
24
Bảng 2: Đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: %
Năm Tốc độ tăng GRDP Đóng góp do tăng vốn Đóng góp do tăng lao động
Đóng góp do
tăng TFP
2011 8,69 14,27 0,09 -5,68
2012 5,11 10,94 0,80 -6,63
2013 6,04 6,97 1,57 -2,49
2014 29,65 6,05 0,47 23,13
2015 33,21 10,59 3,63 19,00
2016 16,35 7,98 0,34 8,03
2017 12,75 3,97 0,38 8,40
2018 10,44 2,91 0,42 7,12
TB 15,28 7,96 0,96 6,36
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và tính toán của nhóm nghiên cứu
Bắt đầu từ năm 2012, Thái Nguyên đẩy mạnh
thu hút FDI, tập trung vào tăng trưởng nguồn vốn
thông qua nhiều dự án và tổ hợp dự án xây dựng nhà
máy sản xuất công nghệ cao, trong đó nổi bật là dự
án tổ hợp sản xuất công nghệ cao Samsung được đầu
tư từ tháng 3/2013, thứ hai là dự án khai thác và chế
biến khoáng sản Núi Pháo hoàn thành bắt đầu đi vào
hoạt động thử nghiệm sản xuất vào cuối tháng
4/2013, do đó thời gian này trong tăng trưởng
GRDP của tỉnh không xuất hiện bất kỳ sự đóng góp
nào của yếu tố TFP. Từ năm 2014, TFP của tỉnh
Thái Nguyên đã tăng lên qua các năm, điều này
được lý giải bởi sau giai đoạn đầu tư xây dựng tích
lũy nguồn vốn, các dự án sản xuất công nghệ cao đã
bắt đầu đi vào hoạt động và sản xuất thương mại,
giá trị sản xuất của các nhà máy này đóng góp lớn
vào GRDP của tỉnh, cụ thể dự án Samsung đến
tháng 3/2014 bắt đầu đi vào hoạt động từ đó đưa
Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương
có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước1, bên cạnh
đó dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo
bắt đầu sản xuất thương mại từ đầu năm 2014, theo
số liệu từ Tập đoàn Masan, doanh thu năm 2018 của
dự án Núi Pháo dự kiến là 5.000 tỷ đồng, đóng góp
gần 3.200 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong
giai đoạn 2015-20172.
4.2. Tỷ lệ đóng góp của yếu tố TFP đến tăng
trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên
Về đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP của
tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn 2011 – 2013 nhìn
chung yếu tố TFP không thể hiện vai trò đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh do đây là giai đoạn
tập trung thu hút FDI, tăng cường vốn cao cho xây
dựng mặt bằng và nhà máy sản xuất, thậm chí có thể
thấy đóng góp của vốn lên tới 99% vào năm 2011,
tuy nhiên điều này không đáng lo ngại bởi vì hiệu
quả đầu tư thường có độ trễ một vài năm nên trong
thời gian đầu tích lũy tài sản cố định và không có
nguồn thu, chắc chắn rằng TFP khó có thể đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2014 trở đi, sau khi
các dự án công nghệ cao đi vào hoạt động sản xuất
và có doanh thu, đóng góp của tăng TFP vào tốc độ
tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng dần khoảng trên
40% mỗi năm trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Biểu đồ 1. Tỷ trọng đóng góp bình quân của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế Thái Nguyên
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
1 https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/bac-ninh-
thai-nguyen-doi-doi-tu-hieu-ung-ty-do-samsung-
445545.html
2
/asset_publisher/Z79abUzQC1Ql/content/masan-tu-hao-
la-doanh-nghiep-cua-viet-nam-vi-viet-nam
52.08
6.31
41.61 Vốn đầu tư
Lao động
TFP
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
25
Tóm lại, đóng góp của TFP trong tăng trưởng
kinh tế tỉnh Thái Nguyên cả giai đoạn 8 năm từ
năm 2011 đến năm 2018 là 41,61%, con số này
thấp hơn so với mức đóng góp của nguồn vốn chỉ
10,47%. Điều đó có nghĩa là TFP đã thể hiện vai
trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Thái Nguyên, trở thành nhân tố thúc đẩy hàm
lượng chất xám trong giá trị sản xuất đầu ra. Từ
trường hợp điển hình là tổ hợp sản xuất Samsung
cho thấy, nếu tăng cường thu hút những nguồn
vốn đầu tư cho các dự án công nghệ cao, chắc chắn
tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ đạt được năng suất
về mặt chất lượng cũng như nâng cao hiệu quả
cạnh tranh cho địa phương.
Biểu đồ 2. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Xét riêng trong giai đoạn 2014 – 2018 tại
biểu đồ số 2, TFP có tốc độ tăng trung bình là
6,36%/năm và đóng góp vào tăng trưởng GRDP
của tỉnhThái Nguyên là13,13%/năm. Mặc dù do
tiếp tục tăng cường vốn và lao động nên TFP có
xu hướng giảm dần đều trong giai đoạn này từ
23,13% vào năm 2014 xuống còn 7,12% vào năm
2018, với mức độ đóng góp của TFP vào tốc độ
tăng GRDP cũng giảm dần từ 78,01% năm 2014
xuống còn 49,1% vào năm 2016, nhưng đóng góp
của TFP lại có xu hướng tăng trở lại vào năm 2017
và 2018 với mức độ tương ứng lần lượt đạt
65,87% và 68,13%, một phần nguyên nhân của
vấn đề này đến từ sự suy giảm mức đóng góp của
nguồn vốn vào tốc độ tăng GRDP, từ 48,8%
xuống còn 31,14% vào năm 2017 và 27,85% vào
năm 2018, trong khi mức đóng góp của yếu tố lao
động không có nhiều sự thay đổi lớn mạnh.
5. Kết luận và kiến nghị
Nhìn chung, sự đóng góp của tăng TFP vào
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ngày
càng chuyển biến tích cực từ mức không có đóng
góp giai đoạn trước năm 2014 (-4,93%/năm) sang
đóng góp ở mức khá (13,13%/năm) từ năm 2014
trở đi, điều đó cho thấy hai yếu tố đầu vào là vốn
và lao động đang được sử dụng phối hợp hiệu quả
hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra. Đây là sự
chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng
tập trung vào chất lượng tăng trưởng: Như nâng
cao chất lượng lao động, chất lượng vốn, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và tập trung nguồn
lực vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Không thể phủ nhận vai trò của TFP ngày
càng trở nên quan trọng, đóng góp ngày càng cao
trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.
Nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền
vững từ nay cho đến 2025, tầm nhìn đến 2030, Thái
Nguyên cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nâng cao
tốc độ tăng trưởng TFP cũng như là gia tăng tỷ
trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng
GRDP của Tỉnh. Để đạt được điều này, nhóm
nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, khi xây dựng mô hình tăng trưởng,
quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
cần coi trọng vấn đề tăng trưởng bền vững trong
dài hạn, lấy chất lượng tăng trưởng trở thành
thước đo và kim chỉ nam cho tất cả các quyết sách
đầu tư cũng như chính sách thu hút các dự án đầu
tư trên địa bàn. Đặt tăng trưởng kinh tế đi đôi với
vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên và tiếp cận gần hơn tới nền
kinh tế tri thức, tiến bộ khoa học công nghệ, sử
dụng năng lượng xanh.
20.39
31.88
48.80
31.14 27.85
1.59
10.92
2.10
2.99 4.02
78.01
57.20
49.10
65.87 68.13
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn vốn Lao động TFP
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
26
Thứ hai, về mặt cấu trúc kinh tế, phát huy hơn
nữa thế mạnh của tỉnh về sản xuất công nghiệp, tăng
cường phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, các nhà
khoa học trong và ngoài nước để chuyển giao công
nghệ, xây dựng chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp trên địa bàn ứng dụng thành tựu khoa học –
kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, gia tăng hàm lượng
chất xám công nghệ trong sản phẩm đầu ra.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư công cho phát
triển kết cấu các hạ tầng kỹ thuật như công trình
giao thông công cộng, thông tin liên lạc, cung cấp
năng lượng, xử lý nước thải, chất thải rắn, xây
dựng nền dịch vụ hành chính công hiện đại. Từ
đó, nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư của
tỉnh để có thể đón nhận thêm những dự án lớn, có
hiệu quả kinh tế cao.
Thứ tư, TFP phụ thuộc rất lớn vào công nghệ
và nhân lực, do đó đổi mới công nghệ là điều kiện
quan trọng nhất để tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm nói chung và tăng mức độ đóng góp của TFP
nói riêng. Do đó, cần tăng cường hỗ trợ, có cơ chế
chính sách cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa
bàn về vốn, mặt bằng, thuế, nâng cao hiệu quả chất
lượng phục vụ nhà đầu tư để giữ chân các doanh
nghiệp có nhiều đóng góp lớn vào GRDP cũng như
là thu hút thêm các doanh nghiệp tiềm năng phù
hợp với lợi thế của tỉnh Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Đặng và Đỗ Văn Xê. (2017). Đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên
Giang giai đoạn 2001-2015, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 50, phần D:1-8.
[2]. Tăng Văn Khiên. (2005). Nghiên cứu tính chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp ở Việt
Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp tổng cục, Tổng cục Thống kê, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Thành. (2019). Phát huy vai trò năng suất các yếu tố tổng hợp trong tiếp tục đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế, chuyên mục Nghiên cứu-trao đổi trên website của Tạp chí Quản lý nhà nước.
[4]. Trần Văn Thọ. (1997). Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại châu Á Thái bình dương, NXB
Thành phố HCM.
[5]. Nguyễn Văn Tuấn. (2016). Tiếp cận về đánh giá chất lượng tăng trưởng sử dụng năng suất nhân tố
tổng hợp, Tạp chí Dầu khí, Số tháng 9/2016, trang 52-57.
[6]. Trung tâm Thông tin Tư liệu Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương. (2008). Nâng cao tỷ trọng
và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp.
[7]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016, 2017, 2018. Cơ quan phát hành: Cục thống kê tỉnh
Thái Nguyên
[8]. Solow, R. (1956). A Contribution to the Theory ofEconomic Growth. Quarterly Journal of
Economics. 70(1): 65-94
[9]. Stiglitz, J. (2000). The Contributions of Economics ofInformation to 20th Century Economics.
Quarterly Journal of Economics. 115 (4): 1441-1478.
Thông tin tác giả:
1. Trần Quang Huy
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: tranhuyqtkd@tueba.edu.vn
2. Ngô Thị Hương Giang
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
3. Nguyễn Đắc Dũng
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
4. Nông Thị Minh Ngọc
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 23/06/2020
Ngày nhận bản sửa: 29/06/2020
Ngày duyệt đăng: 30/06/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_gop_cua_nang_suat_nhan_to_tong_hop_doi_voi_tang_truong.pdf