KẾT LUẬN
- Siêu âm trong buồng tim là một kĩ thuật
có tính khả thi, tính an toàn, cung cấp khá đầy
đủ các hình ảnh vách liên nhĩ với các rìa tương
ứng xung quanh và các cấu trúc lan rộng tương
đương hoặc tốt hơn các hình ảnh siêu âm tim
qua thực quản hoặc siêu âm tim qua thành
ngực trong hướng dẫn chẩn đoán giải phẫu và
can thiệp bít dù thông liên nhĩ.
- Bít dù thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ
dưới hướng dẫn siêu âm trong buồng tim (ICE)
là một biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
tim bẩm sinh hiệu quả và an toàn khi so sánh
với các biện pháp thông thường: siêu âm qua
thành ngực, siêu âm qua thực quản và thông
tim chụp cản quang buồng tim.
- Kết quả ban đầu của nghiên cứu này đã
cho thấy siêu âm trong buồng tim (ICE) có thể
giúp bít dù thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ
mà không cần siêu âm qua thực quản, không
cần gây mê trong quá trình thủ thuật.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng thông liên nhĩ qua ống thông dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim (ICE), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 205
ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ QUA ỐNG THÔNG DƯỚI HƯỚNG DẪN
CỦA SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM (ICE)
Nguyễn Thượng Nghĩa*, Võ Thành Nhân*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được làm nhằm xác định tính khả thi và tính an toàn của siêu âm
trong buồng tim (ICE) trong hướng dẫn điều trị can thiệp bít dù thông liên nhĩ qua ống thông.
Cơ sở nghiên cứu: Thời gian gần đây điều trị bít dù thông liên nhĩ (ASD) qua ống thông ngày càng trở
nên phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Từ trước đến nay hầu hết các trường hợp bít dù
thông liên nhĩ đều được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm tim qua thực quản và thông tim. Siêu âm trong
buồng tim (ICE) là một kỹ thuật mới và hiện đại giúp hướng dẫn một số thủ thuật tim mạch hiệu quả, an toàn
hơn. Việc đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của Siêu âm trong buồng tim (ICE) trong hướng dẫn bít dù
thông liên nhĩ (ASD) qua ống thông đang trở nên cần thiết, đặc biệt khi so sánh với một số phương pháp thường
qui khác như: Siêu âm tim qua thành ngực TTE, Siêu âm tim qua thực quản TEE, Thông tim.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Đây là một nghiên cứu mở, tiến cứu, thống kê mô tả. 40 BN thông
liên nhĩ (ASD) thứ phát được bít dù qua hướng dẫn siêu âm trong buồng tim trong thời gian từ tháng 12/ 2009
– 8/ 2010 tại Khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ rẫy. Siêu âm trong buồng tim (ICE) được thực hiện thành công
ở tất cả 40 BN. Đóng thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ dưới hướng dẫn siêu âm trong buồng tim (ICE) được
thực hiện thành công 36/37 ca (97,3%). Siêu âm trong buồng tim (ICE) phát hiện chính xác 4/40 ca (10%) thông
liên nhĩ (ASD) nhiều lỗ bị bỏ sót khi siêu âm qua thành ngực TTE hoặc siêu âm tim qua thực quản TEE; giúp
xác định chính xác giải phẫu vách liên nhĩ, số lượng lỗ thông liên nhĩ (ASD) và kỹ thuật thích hợp để bít dù
thông liên nhĩ (ASD) (1 ca dùng dụng cụ ASO Cribiform để đóng thông liên nhĩ (ASD) nhiều lỗ, 3 ca dùng
dụng cụ ASO lớn hơn 4 mm để đóng lỗ thông liên nhĩ (ASD) nhỏ kế bên). Siêu âm trong buồng tim (ICE) giúp
xác định 3 ca mà trước đó không thể đo được kích thước bóng khi bơm bóng 34 (sizing balloon) lên tối đa do vẫn
còn luồng thông tồn lưu và 1 ca có bất thường TM phổi đổ vào nhĩ phải. Siêu âm trong buồng tim (ICE) xác
định chính xác vị trí dù thông liên nhĩ (ASD) và luồng thông tồn lưu sau bít ở 36/37 bệnh nhân (97,3%). Siêu
âm trong buồng tim (ICE) có thể phát hiện các biến cố nặng có thể xảy ra trong quá trình thủ thuật: vị trí dù
không bám tốt hoặc ảnh hưởng tới các cấu trúc xung quanh, rớt dù, tràn dịch màng ngoài tim (1ca). Biến chứng
xảy ra sau thủ thuật: tràn dịch màng ngoài tim: 1 ca, ho ra máu:1 ca, ST chênh lên tạm thời: 2 ca.
Kết luận: Kết quả ban đầu của nghiên cứu này đã cho thấy Đóng thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ dưới
hướng dẫn siêu âm trong buồng tim (ICE) là một biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh hiệu quả và
an toàn khi so sánh với các biện pháp thông thường: siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim qua thực quản và
thông tim chụp cản quang buồng tim.
Từ khóa: Thông liên nhĩ, siêu âm trong buồng tim.
* Khoa Tim mạch Can thiệp – BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thượng Nghĩa, ĐT: 39557119 Email: nghia2000@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 206
ABSTRACT
INTRACARDIAC ECHOCARDIOGRAPHY (ICE) IN GUIDING TREATMENT INTERVENTION OF
ATRIAL SEPTAL DEFECT VIA CATHETER
Nguyen Thuong Nghia, Vo Thanh Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 205 - 213
Objectives: This study was done to determine the feasibility and safety of intracardiac echocardiography
(ICE) in guiding treatment intervention of atrial septal defect through the catheter.
Background: Intervention treatment of atrial septal defect (ASD) through the catheter is becoming more
popular worldwide and in Vietnam in the recent period. Most cases of atrial septal defect are closed though
catheter under guiding of the esophageal echocardiography and cardiac catheterization. Intracardiac
echocardiography (ICE) is diagnostic imaging techniques of modern cardiovascular medicine that have been
applied recently and helped guide some cardiovascular procedures more efficiently with more safety. Therefore,
the assessment of the efficacy and safety of ICE in guiding closure of ASD becomes necessary, especially when
compared to some other routine methods such as transthoracic echocardiography (TTE), transesophageal
echocardiography (TEE), Cardiac Catheterization.
Methods and results: This is an open, prospective study. 40 patients was done closure of ASD though the
ICE guidance during the period from December 2009 - 8 / 2010 at the Interventional Cardiology Department
Cho Ray Hospital. ICE was successfully performed in all 40 patients (100%). Closure of ASD with Amplatzer
devices under ICE guidance are made successful in 36 /37 cases (97.3%). ICE correctly detected 4/40 cases (10%)
multiple- hole ASD that were missed by transthoracic echocardiography (TTE) or transesophageal
echocardiography (TEE); help accurately identify atrial septal defect anatomy, the number of ASD holes and the
proper technique to close ASD (1 case using ASO Cribiform device closure of many fenestrated holes, 3 cases of
two- hole ASD using a larger ASO device to close both holes). ICE help identify 3 cases can not be measured the
size of ASD when the sizing balloon 34 is pumped up maximal but the residual flow is still persist. ICE identified
the exact position of ASO devices and the residual flow post procedures in 36/37 patients (97.3%). ICE can detect
serious events that occur during the procedures such as: the position of ASO device is not good or affect the
surrounding structures, or drop out in the heart chambers, pericardial effusion (1 case). Complications occurred
following the procedures: pericardial effusion: 1 case, coughing up blood: 1 case, temporary elevation of ST
segment: two cases.
Conclusion: Closure of secondary ASD with ASO device under guiding of the ICE is a mean of diagnosis
and treatment of congenital heart disease safe and effectively when compared with conventional methods: TTE,
TEE and cardiac catheterization. Preliminary results of this study showed that ICE could help the closure of
ASD with ASO device without TEE or anesthesia during the procedure.
Key words: atrial septal defect, intracardiac echocardiography (ICE).
MỞ ĐẦU
Thông liên nhĩ là một trong những bệnh
tim bẩm sinh thường gặp ở người lớn, chiếm tỉ
lệ 5 -10%. Có nhiều dạng thông liên nhĩ (ASD),
mà dạng thường gặp nhất là thông liên nhĩ
(ASD) lỗ thứ phát chiếm tỉ lệ 75%,còn các dạng
khác ít gặp hơn là: thông liên nhĩ (ASD) lỗ
nguyên phát 15%, thông liên nhĩ (ASD) thể
xoang tĩnh mạch 5%, thông liên nhĩ (ASD) thể
xoang vành 5%. Điều trị kinh điển đóng lỗ
thông liên nhĩ thường là phẫu thuật tim vá lỗ
thông với tỉ lệ thành công khá cao.
Cơ sở nghiên cứu
Trước kia, thông liên nhĩ (ASD) thường
được điều trị chủ yếu là phẫu thuật vá lỗ
thông liên nhĩ. Bệnh nhân phải trải qua một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 207
cuộc phẫu thuật lớn với nhiều biến chứng có
thể xảy ra.
Từ năm 1974, King và Mills lần đầu tiên
trên thế giới đã đóng thông liên nhĩ bằng dụng
cụ (dù đôi) với 5 ca đầu tiên có kết quả rất khả
quan. Từ đó trở đi, dụng cụ đóng thông liên
nhĩ (ASD) ngày càng được cải tiến tốt hơn và
đa dạng hơn như: Rashkind, Clamsell,
Amplatzer, Helex, STARFlex, Sideris Button,
Không nghi ngờ gì nữa, các thử nghiệm lâm
sàng với qui mô khá lớn được thực hiện thành
công với một số dụng cụ bít dù thông liên nhĩ
(ASD) đã chứng minh rằng bít dù thông liên
nhĩ (ASD) bằng dụng cụ qua ống thông là một
phương pháp điều trị khả thi, an toàn, và dần
dần là một thay thế hợp lý cho phương pháp
phẫu thuật trong điều trị thông liên nhĩ (ASD).
Hiện nay mặc dù có nhiều loại dụng cụ bít dù
thông liên nhĩ (ASD) được nghiên cứu trên thế
giới nhưng chỉ có 4 loại được chấp nhận sử
dụng tại Châu Âu: Amplatzer ASO, Helex,
STARFlex, Sideris Button nhưng chỉ có một
loại được chấp nhận sử dụng tại Hoa kỳ là
Amplatzer ASO (Amplatzer Septal
Occluder)(1,2).
Khi thực hiện thủ thuật bít dù thông liên
nhĩ (ASD) bằng dụng cụ qua ống thông, các
bệnh nhân thường được gây mê do các nguyên
nhân sau: bệnh nhân thường được siêu âm tim
qua thực quản hướng dẫn trong quá trình thủ
thuật, đảm bảo bệnh nhân nằm yên không cử
động trong quá trình đưa dụng cụ vào chính
xác vị trí lỗ thông thông liên nhĩ (ASD), đặc
biệt khi bung dù tránh được các biến chứng rớt
dù, lạc chỗ.
Sự phát triển gần đây của siêu âm trong
buồng tim (ICE) đã hỗ trợ cho người bác sĩ
can thiệp một phương tiện mới trong hướng
dẫn can thiệp bít dù thông liên nhĩ. Khi đưa
đầu dò siêu âm trong buồng tim vào nhĩ phải
sẽ quan sát chính xác giải phẫu các cấu trúc
bên trong tim, đặc biệt vách liên nhĩ, các rìa
xung quanh: rìa ĐMC, rìa TMC dưới, rìa
TMC trên, rìa ĐMC, rìa sau trên, rìa sau dưới.
Nên siêu âm trong buồng tim (ICE) hổ trợ
chính xác quá trình thực hiện thủ thuật bít dù
thông liên nhĩ. Lợi điểm chính của siêu âm
trong buồng tim (ICE) là chất lượng hình ảnh
rất tốt, đa diện, phổ Doppler màu rất rõ ràng,
và bệnh nhân không cần gây mê trong quá
trình thực hiện thủ thuật. Một số báo cáo với
số lượng nhỏ bệnh nhân được bít dù thông
liên nhĩ dưới hướng dẫn của siêu âm trong
buồng tim cho thấy phương tiện này có thể
hữu ích trong thủ thuật bít dù thông liên nhĩ
và kết quả khá khả quan(3,4,5).
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm xác định
tính khả thi và độ chính xác của siêu âm trong
buồng tim (ICE) trong chẩn đoán giải phẫu
chính xác thông liên nhĩ và hướng dẫn bít dù
thông liên nhĩ (ASD).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu mở, tiến cứu, thống kê
mô tả.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2010 tại
Khoa TMCT bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ
phát được giới thiệu đến khoa Tim mạch Can
thiệp để bít dù.
Tất cả các bệnh nhân đều được khám lâm
sàng, siêu âm tim qua thành ngực (TTE), siêu
âm tim qua thực quản (TEE) xác định vị trí
giải phẫu và kích thước lỗ thông thích hợp
cho bít dù.
Tiêu chuẩn loại
Thông liên nhĩ nguyên phát, thể xoang tĩnh
mạch, có trở về tĩnh mạch phổi bất thường.
Phình vách liên nhĩ trên siêu âm tim
được định nghĩa khi phình vách chuyển
động với biên độ dao động ≥ 15mm trong
chu chuyển tim.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 208
Kỹ thuật thực hiện
Tất cả bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát
được chọn nhập viện xét nghiệm máu, ECG,
XQ tim phổi, siêu âm tim qua thành ngực, siêu
âm tim qua thực quản, xác định các thông số:
tuổi, phái, kích thước lỗ thông, số lỗ thông, có
phình vách liên nhĩ, tình trạng rìa của lổ thông,
áp lực động mạch phổi và tổn thương phối
hợp nếu có.
Thủ thuật thực hiện trong phòng thông
tim. Bệnh nhân được gây tê bằng Lidocain
1,2% hai bên vùng bẹn, đặt 2 sheath 9F vào
tĩnh mạch đùi hai bên và 1 sheath 5F vào tĩnh
mạch đùi phải để thông tim phải đo áp lực và
chụp buồng thất trong qua trình thủ thuật.
Đường tĩnh mạch bên phải dùng để đưa
bóng đo kích thước lỗ thông liên nhĩ và dụng
cụ để bít dù.
Đường tĩnh mạch bên trái đưa đầu dò siêu
âm trong buồng tim (ICE) ACUNAV 8F vào
nhĩ phải dưới màn tăng sáng thực hiện siêu âm
trong buồng tim.
Đo kích thước lỗ thông trên siêu âm trong
buồng tim (ICE) và xác định vị trí, cấu trúc dựa
trên 3 mặt cắt: mặt cắt hai nhĩ, mặt cắt theo trục
dọc vách liên nhĩ, mặt cắt ngang van động
mạch chủ.
Đo kích thước lỗ thông liên nhĩ khi lên
bóng, sử dụng đường kính “stop flow” khi
không còn luồng thông trên siêu âm trong
buồng tim (ICE). Khi lên bóng tối đa 40ml mà
dòng thông vẫn còntồn lưu thì chúng tôi
không tiếp tục thực hiện bít dù.
Đo kích thước lỗ thông liên nhĩ trên siêu
âm tim qua thành ngực, trên siêu âm qua thực
quản và trên siêu âm trong buồng tim.
Đo kích thước lỗ thông liên nhĩ khi bóng đã
bít được lỗ thông, không còn dòng thông qua
vách liên nhĩ trên siêu âm qua buồng tim, và
chụp buồng tim ở tư thế thẳng (AP) và tư thế
LAO 45 Cranial 25.
Bung dù ASO ở tư thế LAO 45 Cranial 25.
Ghi nhận áp lực động mạch phổi trước và
sau thủ thuật trên thông tim phải và trên siêu
âm tim. So sánh các kết quả.
Thành công về mặt kỹ thuật: Khi thủ thuật
đạt được yêu cầu.
Thành công về mặt thủ thuật: Khi thủ
thuật thành công và không có biến chứng nặng
trong thời gian nằm viện.
Biến chứng nặng bao gồm: tử vong, tuột dù,
hay tràn dịch màng ngoài tim cần chọc tháo.
Biến chứng nhẹ bao gồm: bầm máu nơi
đâm kim, rối loạn nhịp thoáng qua, ST chênh
lên thoáng qua và tự trở về bình thường, huyết
khối nhĩ, tụt huyết áp do phản xạ thần kinh X.
Tính an toàn được định nghĩa khi biến
chứng nặng ít xảy ra trong quá trình thủ thuật.
Luồng thông tồn lưu được đánh giá nhẹ
không đáng kể khi dòng màu trên siêu âm
Doppler ≤ 3-4mm trên siêu âm, đáng kể khi ≥
4mm trên siêu âm Doppler màu.
Tất cả các bệnh nhân đều được siêu âm
ngay sau thủ thuật, 24 giờ sau thủ thuật, và
trước xuất viện.
Dùng Aspirin 81mg trong 6 tháng sau bít
dù.
Xử lý số liệu thống kê
Các biến liên tục được ghi nhận và xử lý
thống kê bằng phần mềm STATA 10.0. Các
biến định lượng được so sánh và kiểm bằng
phép kiểm t (t –test). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng tóm tắt Lâm sàng và Siêu âm trong buồng tim
(ICE) trên 40 BN
ST
T
Phái Tuổi AIAS Số lỗ
ASD
TTE TEE ICE Angi
o
ASO
1 Nữ 52 Không 1 10 14 12 12 14
2 Nữ 49 Không 1 9 11 11 11 12
3 Nữ 26 Không 1 10 20 20 20 22
4 Nữ 51 Không 1 12 17 18 20 22
5 Nữ 26 Không 1 17 18 20 22 26
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 209
ST
T
Phái Tuổi AIAS Số lỗ
ASD
TTE TEE ICE Angi
o
ASO
6 Nữ 49 Không 1 9 13 Trở về
bất
thườn
g TMP
Không
CĐ
7 Nữ 39 Không 1 19 23 24 24 28
8 Nữ 66 Không 1 13 16 16 17 18
9 Nữ 37 Không 3 12 4,6,7 5,6,7 35
10 Nam 53 Không 1 22 29 28 28 30
11 Nữ 49 Không 2 14 18 7,21 22 24
12 Nữ 32 Không 1 16 18 22 24 24
13 Nam 46 Không 1 13 18 18 18 18
14 Nữ 37 Không 1 22 22 20 22 26
15 Nữ 25 Không 2 22 22 6,21 22 26
16 Nữ 42 Không 1 16 20 21 22 26
17 Nữ 42 Không 1 12 12 21 22 24
18 Nữ 25 Không 1 16 18 29 29 30
19 Nam 51 Không 1 22 24 23 25 26
20 Nữ 51 Không 1 18 20 19 20 22
21 Nữ 26 Không 1 23 25 33 36 Không
CĐ
22 Nữ 23 Không 1 16 18 25 26 30
23 Nữ 32 Không 1 24 25 26 28 30
24 Nữ 21 Không 1 22 26 26 29 30
25 Nữ 32 Không 1 16 16 18 19 20
26 Nam 23 Có 1 14 16 19 21 22
27 Nữ 54 Không 1 13 14 16 16 18
28 Nữ 24 Không 1 11 17 22 22 24
29 Nữ 14 Không 2 12 14 7,17 7,20 24
30 Nữ 28 Không 1 11 11 14 13 15
31 Nữ 31 Không 1 29 29 32 32 32
32 Nữ 36 Không 1 14 15 19 18 20
33 Nữ 39 Không 1 10 12 12 13 15
34 Nữ 51 Không 1 17 18 22 24 26
35 Nữ 22 Không 1 14 16 19 21 22
36 Nữ 27 Không 1 18 19 24 24 26
37 Nam 32 Không 1 25 25 32 34 Không
CĐ
38 Nữ 18 Không 1 14 15 20 22 24
39 Nữ 27 Không 1 13 15 27 30 32
40 Nữ 56 Không 1 10 12 Biến
chứng
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm dân số nghiên cứu (n = 40) Số trung bình
Phái nam 6 (Tỉ lệ 15%)
Phái nữ 34 (Tỉ lệ 85%)
Đặc điểm dân số nghiên cứu (n = 40) Số trung bình
Tuổi 36,9 ± 12,8 (14 – 66)
Kích thước thông liên nhĩ (ASD) / SAT
qua thành ngực (TTE)
15,5 ± 5,3 (4 - 29)
Kích thước thông liên nhĩ (ASD)/ SAT
qua thực quản (TEE)
17,7 ± 5,2 (7 – 29)
Kích thước thông liên nhĩ (ASD) / Siêu
âm trong buồng tim (ICE)
21,6 ± 5,7 (12 -34)
Kích thước thông liên nhĩ (ASD) đo
bằng bóng (Sizing Balloon)
22,6 ± 6,0 (12 -35)
Kích thước dù ASO 23,7 ± 5,2 (12 -32)
Đa số nhóm dân số nghiên cứu trong
nghiên cứu này là nữ chiếm tỉ lệ khá cao (85%).
Tuổi trung bình 36,9 (nhỏ nhất là 14 tuổi và lớn
nhất là 66 tuổi).
Khi so sánh kích thước lỗ thông liên nhĩ
qua siêu âm qua thành ngực, siêu âm qua thực
quản, siêu âm trong buồng tim và kích thước lỗ
thông đo bằng bóng (sizing balloon) trên chụp
buồng tim, chúng tôi nhận thấy:
Kích thước của lỗ thông đo bằng siêu âm
trong buồng tim (ICE) lớn hơn đo bằng siêu
âm qua thực quản (TEE) hoặc siêu âm tim qua
thành ngực (TTE) có ý nghĩa với P < 0.0001.
(Paired t test).
Kích thước lỗ thông lớn hơn khi đo bằng
bóng (sizing balloon) qua chụp buồng tim
(angiography) có ý nghĩa so với kích thước lỗ
thông được đo qua siêu âm qua thực quản
(TEE) hoặc siêu âm tim qua thành ngực (TTE)
với p = 0.0002. (Two-sample t test with equal
variances).
Kích thước lỗ thông đo qua siêu âm tim qua
thành ngực (TTE) và siêu âm qua thực quản
(TEE) không khác nhau có ý nghĩa với p = 0,077.
(Two-sample t- test with equal variances).
Kích thước lỗ thông đo qua siêu âm trong
buồng tim (ICE) và kích thước lỗ thông đo
bằng bóng (sizing balloon) qua chụp buồng
tim (angiography) khác nhau không có ý
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 210
nghĩa với p = 0,48. (Two-sample t- test with
equal variances).
So sánh khả năng chẩn đoán của Siêu âm
trong buồng tim (ICE)
Khả năng phát
hiện số lượng lỗ
thông, đặc điểm
thông liên nhĩ
Thông
liên nhĩ
1 lỗ thông
Thông
liên nhĩ
2 lỗ
thông
Thông
liên nhĩ
3 lỗ
thông
Phình vách
liên nhĩ
(AIAS)
SAT qua thành
ngực (TTE)
40 (─) (─) (─)
SAT qua thực
quản (TEE)
39 1 (─) (─)
Siêu âm trong
buồng tim (ICE)
35 3 1 1
Siêu âm tim qua thành ngực (TTE) chỉ phát
hiện thông liên nhĩ (ASD) 1 lỗ trong 40 ca
nghiên cứu. Trong khi đó, siêu âm tim qua
thực quản (TEE) phát hiện 1 ca thông liên nhĩ
(ASD) có 2 lỗ; siêu âm trong buồng tim phát
hiện 3 ca thông liên nhĩ (ASD) có 2 lỗ, 1 ca
thông liên nhĩ (ASD) có 3 lỗ thông và một ca bị
phình vách liên nhĩ (AIAS).
Bảng tóm tắt kết quả thủ thuật đóng thông liên nhĩ
(ASD) bằng dụng cụ dưới hướng dẫn của siêu âm
trong buồng tim (ICE)
Kết quả Thành
công về
Kỹ thuật
Thành
công về
Thủ
thuật
Biến
chứng
1.Đâm kim TM đùi 40/40
(100%)
40/40
(100%)
0 /40
2. Đưa đầu dò ICE vào nhĩ
phải
40/40
(100%)
40/40
(100%)
0 /40
3. Siêu âm vách liên nhĩ rõ
ràng
40/40
(100%)
40/40
(100%)
0 /40
4. Đo kích thước thông liên
nhĩ bằng bóng
37/38
(97%)
37/38
(97%)
1/38
5. Siêu âm quá trình bít dù
thông liên nhĩ (ASD)
36/37(97%
)
36/37
(97%)
1/37
6. Siêu âm khảo sát Dù ASO
sau đóng
36/37
(97%)
36/37
(97%)
1/37
7. Bít dù thông liên nhĩ (ASD)
thành công bằng ICE
36/37
(97%)
36/37
(97%)
1 /37
8. Biến chứng
(1:Ho ra máu; 1: TDMNT)
2/40 (5%) 2/40 2/40
(5%)
Kỹ thuật đâm kim TM đùi, đưa đầu dò
siêu âm trong buồng tim vào nhĩ phải dưới
màng tăng sáng, Siêu âm khảo sát rõ ràng
vách liên nhĩ và đo kích thước lỗ thông liên
nhĩ trên siêu âm trong buồng tim đều thành
công (40/40 ca).
Kỹ thuật đo kích thước lỗ thông liên nhĩ
bằng bóng (sizing balloon) thành công 97%
(37/38 ca). 2 ca không đo vì 1ca thông liên nhĩ
nhiều lỗ, 1 ca trở về bất thường tĩnh mạch phổi
nên chỉ có 38 ca được đo bằng bóng (sizing
balloon). Trong 38 ca được đo bằng bóng chỉ có
1 ca không đo được do chúng tôi bơm bóng 34
tới mức tối đa mà luồng thông tồn lưu trên
siêu âm vẫn còn tồn tại khá nhiều và không
thấy rìa của lỗ thông.
Các kỹ thuật siêu âm trong quá trình bít dù
thông liên nhĩ (ASD), siêu âm khảo sát dù ASO
sau bít, cũng như khả năng thành công của bít
dù thông liên nhĩ (ASD) dưới hướng dẫn của
siêu âm trong buồng tim (ICE) đều thành công
về mặt kỹ thuật với tỉ lệ cao 97% (36/37 ca).
Biến chứng
Trong 40 ca bít dù thông liên nhĩ (ASD)
dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim,
chúng tôi chỉ gặp 2 trường hợp biến chứng: 1
trường hợp ho ra máu nghi do tổn thương nhu
mô phổi do dây dẫn Amplatz được điều trị nội
khoa ổn định sau 5 ngày, 1 trường hợp tràn
dịch màng ngoài tim do rách tĩnh mạch phổi
trên trái trong quá trình đưa dây dẫn mềm và
được hồi sức thành công bằng phương pháp
truyền máu hoàn hồi trong quá trình thủ thuật,
sau đó bệnh nhân được chuyển sang phẫu
thuật tim hở để điều trị triệt để.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận xét
thấy tính khả thi và độ chính xác của siêu âm
trong buồng tim (ICE) trong chẩn đoán vị trí
giải phẫu lỗ thông liên nhĩ và các cấu trúc lân
cận trong hướng dẫn quá trình bít dù thông
liên nhĩ lỗ thứ phát bằng dụng cụ. Hình ảnh
vách liên nhĩ và các cấu trúc lân cận xung
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 211
quanh được ghi nhận ở tất cả các bệnh nhân
với chất lượng hình ảnh rất tốt giúp chẩn đoán
chính xác các loại lỗ thông liên nhĩ ít gặp như:
thông liên nhĩ thứ phát nhiều lỗ, thông liên nhĩ
kèm phình vách liên nhĩ (AIAS), mà siêu âm
tim qua thành ngực hoặc siêu âm tim qua thực
quản thường đánh giá sót tổn thương. Và từ
đó, siêu âm trong buồng tim giúp hướng dẫn
bít dù thông liên nhĩ bằng dụng cụ thành công
với tỉ lệ rất cao (36/37 ca, chiếm tỉ lệ 97%). Kết
quả này của chúng tôi cũng xấp xỉ với một số
nghiên cứu khác ở nước ngoài như: Mullen M.J
(23/24 ca chiếm tỉ lệ 96%), Hijazi(1,3). Có mối liên
quan giữa cấu trúc vách liên nhĩ với các rìa
xung quanh khi quan sát trên siêu âm trong
buồng tim và siêu âm tim qua thành ngực
(TTE), siêu âm tim qua thực quản (TEE) cũng
như mối liên quan giữa kích thước lỗ thông
liên nhĩ khi đo qua siêu âm trong buồng tim
(ICE) và khi đo bằng bóng (sizing balloon). Từ
đó giúp thủ thuật viên chọn kích thước dù
thích hợp để bít thông liên nhĩ. Bên cạnh đó,
siêu âm trong buồng tim còn phát hiện ngay
các biến cố xảy ra trong quá trình thủ thuật và
giúp xử lý kịp thời các biến cố đó. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương
kết quả một số nghiên cứu của các tác giả nuớc
ngoài. Các dữ liệu ban đầu trong nghiên cứu
của chúng tôi đã cho thấy rằng siêu âm trong
buồng tim (ICE) có thể được sử dụng thường
qui trong quá trình chẩn đoán và can thiệp bít
dù thông liên nhĩ bằng dụng cụ ở các bệnh
nhân trưởng thành mà không cần hướng dẫn
của siêu âm tim qua thực quản (TEE) cần phải
gây mê trong quá trình thủ thuật.
Trong quá trình bít dù thông liên nhĩ bằng
dụng cụ, vấn đề quan trọng nhất là hình ảnh
dù thông liên nhĩ không bám đúng vị trí trên
vách liên nhĩ, các rìa xung quanh vách liên nhĩ
không thấy nằm giữa hai đĩa của dụng cụ bít
dù thông liên nhĩ, có thể gây biến chứng tuột
dù gây thuyên tắc mạch máu rất nguy hiểm
sau khi thả dù tự do. Khi đo kích thước lỗ
thông liên nhĩ bằng bóng (sizing balloon)
không chính xác hoặc bung dù không đúng
chính xác vị trí có thể gây luồng thông tồn lưu
đáng kể sau bít dù. Một ứng dụng quan trọng
khác của siêu âm trong buồng tim (ICE) trong
quá trình thủ thuật là xác định chính xác các
tổn thương phối hợp đi kèm như trở về bất
thường tĩnh mạch phổi hoặc dạng thông liên
nhĩ thứ phát nhiều lỗ từ đó hướng dẫn chọn
kích thước dù thích hợp. Trong 37 ca bít dù
trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát hiện
một ca thông liên nhĩ nhiều lỗ (fenestrations)
nên chúng tôi dùng dụng cụ bít dù đặc biệt để
bít ca này thành công tốt đẹp. Ngoài ra, siêu
âm trong buồng tim còn đảm bảo vị trí chính
xác của dù trong bít thông liên nhĩ (ASD) để
tránh ảnh hưởng các van (van hai lá, van 3 lá,
van ĐMC) và các tĩnh mạch phổi hoặc các tĩnh
mạch trung tâm. So sánh với nghiên cứu của
tác giả Hijazi et al. và Mullen M.J. et al. trong
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân
thông liên nhĩ (ASD) với các dạng đặc biệt như:
thông liên nhĩ nhiều lỗ, tổn thương kèm theo
phình vách liên nhĩ, tổn thương trở về bất
thường tĩnh mạch phổi đi kèm đều được phát
hiện với chất lượng hình ảnh rõ ràng của lỗ
thông liên nhĩ và các cấu trúc xung quanh nên
quá trình bít dù thông liên nhĩ dưới hướng dẫn
của siêu âm trong buồng tim đều thành công
trừ một ca do kích thước lỗ thông quá lớn trên
siêu âm trong buồng tim khi đo bằng bóng
(sizing balloon) luồng thông tồn lưu vẫn tồn tại
đáng kể sau khi bít bằng bóng nên không thể
bít dù bằng dụng cụ qua da do các rìa xung
quanh lỗ thông quá ngắn và yếu nên không thể
ổn định vị trí dù trên vách liên nhĩ. Trường
hợp này chúng tôi chuyển mổ và hình ảnh lỗ
thông liên nhĩ cũng như các rìa xung quanh
được đo trực tiếp qua phẫu thuật cũng minh
chứng cho kết quả đo được trên siêu âm qua
buồng tim của chúng tôi.
Trong 40 bệnh nhân của nghiên cứu này,
chúng tôi nhận thấy hình ảnh vách liên nhĩ với
các rìa xung quanh, các cấu trúc lân cận được
quan sát rất rõ trên siêu âm trong buồng tim,
và toàn bộ quá trình thủ thuật bít dù đều được
quan sát rõ với sự hỗ trợ của siêu âm trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 212
buồng tim trong quá trình thực hiện. Các luồng
thông tồn lưu sau khi bít bằng bóng (sizing
balloon), hoặc sau khi bít bằng dù đều tương
ứng giữa siêu âm trong buồng tim và chụp
buồng tim. Kích thước lỗ thông liên nhĩ trên
siêu âm trong buồng tim và kích thước lỗ
thông khi đo bằng bóng (sizing balloon) khá
tương ứng với nhau và đều lớn hơn khi so
sánh với kích thước lỗ thông liên nhĩ đo trên
siêu âm tim qua thành ngực hoặc siêu âm tim
qua thực quản (p< 0,05). Có 3 ca hình ảnh siêu
âm trong buồng tim rõ hơn so với kết quả siêu
âm qua thực quản: 1 ca có hình ảnh thông liên
nhĩ nhiều lỗ dạng cửa sổ, 2 ca thông liên nhĩ 2
lỗ mà siêu âm tim qua thực quản chỉ phát hiện
1 ca, 1 ca không phát hiện được do kích thước
lỗ thông nhỏ và vị trí quá gần lỗ thông còn lại;
1 ca có hình ảnh phình tắc liên nhĩ rõ ràng
trong siêu âm trong buồng tim mà siêu âm tim
qua thực quản không phát hiện được.
Trong quá trình làm thủ thuật, hình ảnh
tương ứng giữa dù ASO và vách liên nhĩ được
quan sát rõ ràng nên bác sĩ can thiệp có thể
điều chỉnh vị trí dù ASO rất chính xác để cho
quá trình bung ra từng đĩa của dù ASO ở vị trí
song song với vách liên nhĩ và mô vách liên nhĩ
được quan sát thấy nằm kẹp giữa 2 đĩa của dù
ASO. Qua siêu âm trong buồng tim, bác sĩ can
thiệp có thể điều chỉnh chính xác vị trí bung dù
và kiểm tra vị trí dù sau đó. Có sự tương ứng
vị trí dù và luồng thông tồn lưu trên siêu âm
trong buồng tim và chụp buồng tim trong tất
cả 36 ca bít dù thông liên nhĩ thành công.
Đầu dò siêu âm trong buồng tim trong
nghiên cứu này là đầu dò Acunav 8F được đưa
từ tĩnh mạch đùi đối bên (phía trái) với bên
đưa dụng cụ bít dù. Quá trình này không có
biến cố nào xảy ra trên 36 bệnh nhân. Do độ
phân giải cao và đầu dò xoay dễ dàng mọi
hướng trong buồng nhĩ phải nên cho hình ảnh
toàn vẹn vách liên nhĩ, đặc biệt vị trí xoang tĩnh
mạch, tĩnh mạch phổi đều được quan sát rõ
trên siêu âm trong buồng tim. Các vùng này
thường khó phát hiện với siêu âm tim qua thực
quản hoặc siêu âm tim qua thành ngực. Đây là
một ưu điểm của siêu âm tim trong buồng tim.
Thêm vào đó, siêu âm trong buồng tim còn
giúp phát hiện sớm các biến cố xảy ra trong
quá trình thủ thuật bít dù thông liên nhĩ bằng
dụng cụ và giúp hướng dẫn biện pháp điều trị
thích hợp.
Hạn chế của siêu âm trong buồng tim
Các mặt cắt sử dụng trong siêu âm tim
trong buồng tim đều khác với siêu âm tim
kinh điển (siêu âm tim qua thực quản, siêu
âm tim qua thành ngực) nên đòi hỏi người
bác sĩ can thiệp thực hiện phải nắm vững giải
phẫu học trái tim đặc biệt khi quan sát từ bên
trong trái tim (nhĩ phải) và đòi hòi thời gian
để quen thuộc với các mặt cắt này của siêu
âm trong buồng tim: mặt cắt cơ bản (home
view), mặt cắt 2 buồng nhĩ (atrial view), mặt
cắt qua 2 tĩnh mạch chủ (bicaval view), mặt
cắt ngang van động mạch chủ (aortic view),
mặt cắt vách liên nhĩ.
1 ca khi đưa đầu dò từ tĩnh mạch đùi trái
vào nhĩ phải hơi khó khăn do bất thường
giải phẫu.
Siêu âm trong buồng tim cần phải có
đầu dò ACUNAV tương thích và phần mềm
siêu âm trong buồng tim và máy siêu âm
tương ứng.
Hạn chế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mở. Tất cả các bệnh
nhân đều được chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ
phát với siêu âm qua thành ngực và siêu âm
tim qua thực quản. Kích thước lỗ thông liên nhĩ
với các rìa xung quanh đã được đo trên siêu
âm qua thực quản nên khi thực hiện siêu âm
trong buồng tim cũng ảnh hưởng ít nhiều đến
kết quả kích thước lỗ thông liên nhĩ trên siêu
âm trong buồng tim.
KẾT LUẬN
- Siêu âm trong buồng tim là một kĩ thuật
có tính khả thi, tính an toàn, cung cấp khá đầy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 213
đủ các hình ảnh vách liên nhĩ với các rìa tương
ứng xung quanh và các cấu trúc lan rộng tương
đương hoặc tốt hơn các hình ảnh siêu âm tim
qua thực quản hoặc siêu âm tim qua thành
ngực trong hướng dẫn chẩn đoán giải phẫu và
can thiệp bít dù thông liên nhĩ.
- Bít dù thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ
dưới hướng dẫn siêu âm trong buồng tim (ICE)
là một biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
tim bẩm sinh hiệu quả và an toàn khi so sánh
với các biện pháp thông thường: siêu âm qua
thành ngực, siêu âm qua thực quản và thông
tim chụp cản quang buồng tim.
- Kết quả ban đầu của nghiên cứu này đã
cho thấy siêu âm trong buồng tim (ICE) có thể
giúp bít dù thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ
mà không cần siêu âm qua thực quản, không
cần gây mê trong quá trình thủ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hijazi, Z., Wang, Z., Cao, Q., Koenig, P., Waight, D. & Lang,
R. (2001). "Transcatheter closure of atrial septal defects and
patent foramen ovale under intracardiac echocardiographic
guidance: feasibility and comparison with transesophageal
echocardiography". Catheter Cardiovasc Interv, 52(2), 194-199.
2. Majunke, N., Bialkowski, J., Wilson, N., Szkutnik, M., Kusa,
J., Baranowski, A., et al. (2009). "Closure of atrial septal
defect with the Amplatzer septal occluder in adults". Am J
Cardiol, 103(4), 550-554.
3. Mullen, M. J., Dias, B. F., Walker, F., Siu, S. C., Benson, L. N.
& McLaughlin, P. R. (2003). "Intracardiac echocardiography
guided device closure of atrial septal defects". J Am Coll
Cardiol, 41(2), 285-292.
4. Zanchetta, M., Rigatelli, G., Pedon, L., Zennaro, M.,
Carrozza, A. & Onorato, E. (2005). "Catheter closure of
perforated secundum atrial septal defect under intracardiac
echocardiographic guidance using a single amplatzer
device: feasibility of a new method". J Invasive Cardiol, 17(5),
262-265.
5. Zanchetta, M., Rigatelli, G., Pedon, L., Zennaro, M.,
Dimopoulous, K., Onorato, E., et al. (2005). "Intracardiac
echocardiography: gross anatomy and magnetic resonance
correlations and validations". Int J Cardiovasc Imaging, 21(4),
391-401.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_thong_lien_nhi_qua_ong_thong_duoi_huong_dan_cua_sieu_am.pdf