Một là, hoàn thiện quy định về đầu tư
theo hình thức PPP, trong đó có dự án BOT
Để nâng cao hiệu quả các dự án BOT
cần sớm xây dựng, ban hành “Luật Đầu tư
theo hình thức đối tác công tư”, trước mắt
cần khẩn trương xây dựng Nghị định thay
thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư xây
dựng theo hình thức đối tác công tư để khắc
phục những tồn tại nêu trên; đồng thời, tập
trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
- Bổ sung tiêu chí xác định dự án đầu
tư theo hình thức BOT theo hướng quy định
rõ đối với dự án đường bộ đầu tư theo hình
thức BOT chỉ áp dụng cho tuyến đường mới
để đảm bảo quyền lựa chọn của người dân,
không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp
tuyến đường độc đạo hiện hữu. Quy định
này bảo đảm tính công khai, minh bạch của
dự án, buộc nhà đầu tư phải xây dựng dự án
với chi phí thấp nhất, giá phí thấp nhất để
tăng tính cạnh tranh; đồng thời, tăng cường
sự giám sát của nhân dân đối với dự án BOT.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án bot - Những tồn tại và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Văn Hải*
* TS. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Kiểm toán Nhà nước.
Tóm tắt:
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nói chung và đầu
tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
nói riêng ở nước ta trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò
quan trọng trong việc xã hội hóa các nguồn lực để phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi
phải giải quyết về cơ chế, chính sách, về tổ chức thực hiện, tính
minh bạch và hiệu quả của dự án BOT.
Abstract:
Investment in the form of public-private partnerships
(PPPs) in general and investment under the type of build-
operate-transfer contract (BOT) in particular in Vietnam has
provided significant contribution to the socialised resources
for the development of the transport infrastructure,
the economic growth and the increase of the national
competitiveness. However, besides the achievements,
there are still several matters that need to be reviewed and
resolved in terms of mechanism, policy, implementation
arrangements, transparency and effectiveness of the BOT
projects.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: dự án BOT, bất cập của dự án BOT
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 17/11/2017
Biên tập: 03/01/2018
Duyệt bài: 06/01/2018
Article Infomation:
Keywords: BOT project, inadequacies of
BOT projects
Article History:
Received: 17 Nov. 2017
Edited: 03 Jan. 2018
Approved: 06 Jan. 2018
DỰ ÁN BOT- NHỮNG TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
Thực tế hiện nay, phương thức đầu tư
BOT là một chủ trương phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của nước ta, đóng vai trò
quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, là
công cụ hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo
Báo cáo Giám sát giai đoạn 2011-2016 của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giao thông
Vận tải đã huy động được khoảng 171.308
tỷ đồng, trong đó vốn BOT là 154.481 tỷ
đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2% (các
dự án đường bộ 169.813 tỷ đồng/57 dự án).
Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành
khai thác 55 dự án BOT với tổng mức đầu tư
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
69Số 3+4 (355+356) T02/2018
137.819 tỷ đồng (toàn bộ là lĩnh vực đường
bộ)1. Các địa phương, theo báo cáo của 43
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã
huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các
dự án BOT. Nhiều công trình trọng điểm, có
tính kết nối cao giữa các vùng miền đã được
đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở rộng
quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây
Nguyên...)2. Tính đến nay, nguồn vốn đầu
tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực
cảng biển đạt khoảng 157.600 tỷ đồng/168
cảng bến; khoảng 18.997 tỷ đồng vào lĩnh
vực cảng thủy nội địa. Lĩnh vực hàng không
đã triển khai 02 dự án theo hình thức BOT
và rất nhiều dự án triển khai theo hình thức
doanh nghiệp tự đầu tư3. Tuy nhiên, kết quả
kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN)
đã phát hiện khá nhiều sai sót: Kiểm toán 27
dự án giao thông theo hình thức hợp đồng
BOT, KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu
phí hoàn vốn của các dự án so với phương
án tài chính ban đầu 107,4 năm. Tính đến
hết tháng 9/2017, KTNN đã thực hiện kiểm
toán 22 dự án về quản lý đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối
tác công tư của Bộ Giao thông Vận tải (dự
án BOT giao thông) và KTNN đã kiến nghị
giảm thời gian thu phí 62,8 năm tại 22 dự án
BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh
thu 22.237,6 tỷ đồng. Đồng thời, KTNN
phát hiện có 06 trong số 52 trạm thực hiện
thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa
đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm
dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
1 Lê Sơn, Làm rõ những hạn chế, yếu kém trong các dự án BOT hiện nay, Báo Điện tử Chính phủ,
vn/Thoi-su/Lam-ro-nhung-han-che-yeu-kem-trong-cac-du-an-BOT-hien-nay/313949.vgp, truy cập ngày 15/8/2017.
2 Lê Sơn, Làm rõ những hạn chế, yếu kém trong các dự án BOT hiện nay, Tlđd.
3 Lê Sơn, Làm rõ những hạn chế, yếu kém trong các dự án BOT hiện nay, Tlđd.
4 Nam Anh, Kiểm toán Nhà nước phát hiện các dự án BOT giao thông thu "thừa" 22.000 tỷ đồng, Báo điện tử của
Bộ Thông tin và Truyền thông,
22000-ty-dong-post241079.info.
Toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu
phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng
cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70 km4.
Quá trình thực hiện các công trình
BOT đã bộc lộ những hạn chế, bất cập sau
đây:
Thứ nhất, về hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật (QPPL) quy định đầu tư
theo hình thức PPP, trong đó có dự án BOT
Hiện nay, việc quy định về đầu tư theo
hình thức PPP, trong đó có dự án BOT, được
quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư
theo hình thức đối tác công tư; Nghị định số
30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và
một số Thông tư hướng dẫn thi hành.
Nội dung của các văn bản QPPL điều
chỉnh hoạt động quản lý các dự án đầu tư
theo hình thức BOT còn một số hạn chế như:
hiệu lực pháp lý chưa cao; quy định trách
nhiệm, nguồn lực phục vụ cho công tác giám
sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
còn thiếu chi tiết, chưa cụ thể; thiếu quy
định về hướng dẫn việc xây dựng phương
án tài chính; quy định chưa cụ thể về mức
lợi nhuận nhà đầu tư dẫn đến sự chênh lệch
giữa các dự án, thiếu chỉ tiêu so sánh; việc
quy định lựa chọn nhà đầu tư để đàm phán
hợp đồng dự án cần phải có đầy đủ ý kiến
tham gia của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
70 Số 3+4 (355+356) T02/2018
dân (UBND) cấp tỉnh, dẫn đến việc kéo dài
thời gian lựa chọn nhà đầu tư; quy định chưa
rõ vốn chủ sở hữu (10%, 15%) .
Thứ hai, về tiêu chí xác định dự án
đầu tư theo hình thức
Các văn bản QPPL hiện hành chưa có
quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư
BOT. Theo bản chất của dự án BOT, muốn có
hiệu quả, dự án được chọn phải là dự án xây
mới và không là đường độc đạo để người dân
có quyền lựa chọn lưu thông vào một trong
hai tuyến (tuyến đường cũ và tuyến đường
mới) và người dân muốn đi đường tốt (đường
mới) thì phải trả tiền. Với cơ chế như vậy sẽ
làm cho nhà đầu tư phải xây dựng dự án với
chi phí thấp nhất, giá phí thấp nhất để thu
hút chủ phương tiện giao thông tham gia lưu
thông nhằm nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các dự án BOT
được chọn hầu hết nằm trên trục đường quốc
lộ/cầu độc đạo (Quốc lộ 1, Quốc lộ 14)..., chủ
các phương tiện giao thông không có quyền
lựa chọn. Dự án trở thành “độc quyền” và
nhà đầu tư tìm mọi cách để thu lợi nhuận
cao. Một số dự án tránh thành phố, thị xã làm
mới nhưng lại xin thêm 5-10 km cải tạo tăng
cường mặt đường trên quốc lộ để đặt trạm thu
phí tại đó, dẫn đến người dân không đi qua
đường tránh vẫn phải nộp phí, gây bức xúc
cho dân5.
Thứ ba, về công tác lựa chọn nhà đầu tư
Theo quy định hiện hành, có hai hình
thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu và chỉ
định thầu. Thực tế hiện nay, hầu hết các dự
án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT
đều chỉ định nhà đầu tư (với lý do để đáp
ứng nhu cầu cấp bách về sử dụng công trình
5 Ngô Văn Quý, Đánh giá hiệu quả các dự án BOT thông qua kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Tạp chí Nghiên
cứu Khoa học kiểm toán số 107 - 9/2016.
kết cấu hạ tầng). Do đó, chưa tạo ra cơ chế
cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Bởi lẽ, khi đấu thầu
cạnh tranh, các tiêu chí quan trọng được đấu
thầu cạnh tranh, cụ thể: chí phí đầu tư xây
dựng; lợi nhuận nhà đầu tư; lãi suất vay huy
động; mức phí thu (giá vé); thời gian thu phí
hoàn vốn; do vậy, nhà đầu tư sẽ phải cạnh
tranh, giảm tối đa các chi phí để được thắng
thầu; trường hợp chỉ định nhà đầu tư sẽ mất
đi tính cạnh tranh, làm giảm hiệu quả đầu tư
của dự án.
Thứ tư, về quản lý một số chỉ tiêu
trong phương án tài chính đối với hợp đồng
BOT theo hình thức chỉ định thầu
- Quy định về mức vốn góp của nhà
đầu tư thấp so với tổng chi phí đầu tư dự án:
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2015/NĐ-CP
của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015
về đầu tư theo hình thức công tư quy định:
“Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không
được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối
với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ
đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định
theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
a) Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15%
của phần vốn này; b) Đối với phần vốn trên
1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không
được thấp hơn 10% của phần vốn này”. Việc
quy định vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
không được thấp hơn 10% hoặc 15% tổng
vốn đầu tư dẫn đến hầu hết các dự án BOT
đều tính toán tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu theo
số tối thiểu này; phần vốn còn lại là vốn đầu
tư của Nhà nước hoặc vốn vay huy động của
nhà đầu tư. Phần vốn vay của nhà đầu tư
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
71Số 3+4 (355+356) T02/2018
được tính lãi theo quy định tại Quyết định số
23/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 26/6/2015 và Điều 6, Điều 8 Thông tư
số 183/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày
17/11/2015 với lãi suất tối đa huy động bằng
1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ.
Bên cạnh đó, chưa có quy định về thời
điểm nhà đầu tư phải góp đủ số vốn chủ sở
hữu dẫn đến nhà đầu tư không bị bắt buộc
phải góp đủ vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ tối
thiểu tại mọi thời điểm nhằm đảm bảo hạn
chế tối đa việc sử dụng vốn vay, tiết kiệm
chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng.
- Doanh thu thu phí của năm: Đây là
chỉ tiêu quan trọng liên quan đến xác định
thời gian thu phí hoàn vốn của dự án. Hiện
nay, các cơ quan nhà nước chưa có giải pháp
quản lý doanh thu thu phí, số liệu chỉ dựa
vào báo cáo của doanh nghiệp thu phí nên
thiếu độ trung thực. Do Dự án BOT được
thực hiện lựa chọn đầu tư theo hình thức chỉ
định thầu nên chỉ tiêu doanh thu là một đại
lượng biến thiên không cố định dẫn đến thời
gian thu phí hoàn vốn cũng không cố định
mà sẽ thay đổi theo sự thay đổi của doanh
thu. Cụ thể: theo cam kết trong hợp đồng
BOT, khi doanh thu của 2 năm liền kề có sự
tăng, giảm 1% thì thời gian thu phí sẽ được
điều chỉnh. Như vậy, thời gian thu phí hoàn
vốn sẽ được điều chỉnh cho tới khi nhà đầu
tư hoàn thành việc thu hồi vốn thì dự án mới
được bàn giao cho Nhà nước. Do đó, thời
gian thu phí hoàn vốn trong Phương án tài
chính điều chỉnh sau khi quyết toán dự án
được duyệt cũng không còn ý nghĩa gì nhiều
trong việc kiểm soát thời gian hoàn vốn. Vì
vậy, đối với Dự án BOT thực hiện theo hình
thức chỉ định nhà đầu tư, cách duy nhất để
kiểm soát chỉ tiêu này là thực hiện thu phí
không dừng và các dữ liệu phải được truyền
về máy chủ đặt tại cơ quan nhà nước (như
Tổng cục Đường bộ Việt Nam) thì mới đảm
bảo trung thực, công khai, minh bạch.
- Vị trí đặt trạm thu phí: Theo quy
định hiện hành, khoảng cách giữa hai trạm
thu phí tối thiểu là 70km. Tuy nhiên, Khoản
2 Điều 2 Thông tư số 159/2013/TT-BTC
ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng
dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây
dựng đường bộ lại quy định: “Trường hợp
đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy
hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu
phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng
tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu
phí, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất ý kiến
với (UBND) cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết
định (đối với đường quốc lộ), UBND cấp
tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định (đối với đường địa phương). Từ
quy định này đã dẫn đến một số trạm thu
phí có cự ly nhỏ hơn 70 km; mặt khác, vị trí
một số trạm thu phí được đặt không đúng
với tuyến đường đầu tư đã gây bức xúc cho
người dân về vị trí trạm và tính công bằng
của người sử dụng. Việc quy định cự ly tối
thiểu 70km cũng chưa có đầy đủ cơ sở khoa
học. Trên thế giới hiện tại chỉ có 2 hình thức
thu phí là thu phí lượt và thu phí theo chiều
dài đường sử dụng. Đối với hình thức thu
phí kín, người dân trả phí theo số km sử
dụng nên đảm bảo tính công bằng cho người
lưu thông; tuy nhiên, hình thức này chỉ áp
dụng đối với đường cao tốc do kiểm soát
được lưu thông ra, vào của các phương tiện.
Đối với các quốc lộ, chỉ áp dụng được hình
thức thu phí lượt; hình thức này có hạn chế
là chỉ đáp ứng được tính công bằng một cách
tương đối (người dân ở gần trạm thu phí chỉ
sử dụng quãng đường ngắn nhưng vẫn phải
trả phí như các phương tiện sử dụng hết
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
72 Số 3+4 (355+356) T02/2018
tuyến đường; ngược lại đối với các phương
tiện lưu thông giữa hai trạm thu phí nhưng
chưa qua trạm thì vẫn không phải trả phí).
- Tổng mức đầu tư được lập và phê
duyệt chưa đảm bảo theo quy định làm tăng
vốn cho dự án; một số chi phí trong tổng
mức đầu tư lập cao so với thực tế và quy
định, thiếu căn cứ, chưa chú trọng cắt giảm
chi phí những hạng mục không cần thiết làm
tăng tổng mức đầu tư không hợp lý sẽ làm
tăng thời gian thu phí hoàn vốn của dự án.
Thứ năm, công tác quản lý dự án đầu tư
Việc quản lý, thực hiện dự án được
giao cho nhà đầu tư thực hiện từ khâu thẩm
định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán. Nhà
đầu tư tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết
kế, thi công, giám sát (tức là các đơn vị thầu
phụ của nhà đầu tư) dẫn đến không đảm bảo
tính khách quan. Công tác quản lý, giám sát
của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được
thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức
năng, nhiệm vụ được giao nên để xảy ra sai
sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát trong quá
trình thi công thực hiện dự án, chất lượng dự
án không đảm bảo6.
Để khắc phục những bất cập, hạn chế
nêu trên, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính
sách nhằm nâng cao hiệu quả các dự án
BOT, theo chúng tôi cần thực hiện tốt một
số giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, hoàn thiện quy định về đầu tư
theo hình thức PPP, trong đó có dự án BOT
Để nâng cao hiệu quả các dự án BOT
cần sớm xây dựng, ban hành “Luật Đầu tư
theo hình thức đối tác công tư”, trước mắt
6 Trương Hải Yến, Kết quả kiểm toán các dự án BT và những vấn đề đặt ra, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Cơ chế đầu tư
BT: Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện" do Kiểm toán Nhà nước tổ chức tháng 10/2017.
cần khẩn trương xây dựng Nghị định thay
thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư xây
dựng theo hình thức đối tác công tư để khắc
phục những tồn tại nêu trên; đồng thời, tập
trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
- Bổ sung tiêu chí xác định dự án đầu
tư theo hình thức BOT theo hướng quy định
rõ đối với dự án đường bộ đầu tư theo hình
thức BOT chỉ áp dụng cho tuyến đường mới
để đảm bảo quyền lựa chọn của người dân,
không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp
tuyến đường độc đạo hiện hữu. Quy định
này bảo đảm tính công khai, minh bạch của
dự án, buộc nhà đầu tư phải xây dựng dự án
với chi phí thấp nhất, giá phí thấp nhất để
tăng tính cạnh tranh; đồng thời, tăng cường
sự giám sát của nhân dân đối với dự án BOT.
- Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BOT
Chỉ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà
đầu tư sau khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt dự án đầu tư. Việc lựa chọn
nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức
đấu thầu công khai rộng rãi, nhằm tăng tính
cạnh tranh, chọn đúng nhà đầu tư có đủ năng
lực thực hiện dự án, trong đó các yếu tố như
lợi nhuận nhà đầu tư, lãi suất vay vốn, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu, chi phí xây lắp công trình
dự án đều phải được đấu thầu công khai,
minh bạch. Bãi bỏ quy định cho phép nhà
đầu tư đề xuất và lập dự án đầu tư; quy định
cụ thể việc lập dự án đầu tư phải do cơ quan
nhà nước lập, thẩm định, phê duyệt và giám
sát thi công như dự án sử dụng ngân sách
nhà nước để tăng tính minh bạch của dự án.
- Quy định chặt chẽ một số yếu tố trong
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
73Số 3+4 (355+356) T02/2018
phương án tài chính, trong đó: Quy định tỷ
lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, chi phí
lãi vay nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước
cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
đầu tư; ban hành hướng dẫn cụ thể về thời
điểm nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu
theo cam kết của hợp đồng; quy định cụ thể
về xác định tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu
tư, phù hợp với từng khu vực, đặc điểm dự
án; quy định cụ thể về chi phí biến động tỷ
giá trong thời gian xây dựng trên cơ sở ràng
buộc trách nhiệm của Nhà nước, nhà đầu tư
liên quan đến tiến độ thực hiện dự án.
Bãi bỏ quy định cho phép đặt trạm thu
phí dưới 70 km; giám sát chặt chẽ việc xác
định vị trí đặt trạm thu phí theo đúng quy
định; quy định cụ thể đối tượng chịu phí,
người nộp phí, các trường hợp được miễn
phí, khung mức thu phí, nhất là đối với
người dân địa phương nơi có trạm thu phí
nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của
nhà đầu tư và của xã hội.
Ban hành tiêu chí thành lập trạm thu
giá dịch vụ, xây dựng mức giá phù hợp, áp
dụng công nghệ tiên tiến; ban hành khung
tiêu chuẩn chung làm cơ sở thực hiện đấu
thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu giá,
phí tự động không dừng, tránh tình trạng
7 Thông báo số 98/TB-VPCP ngày 22/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc tại cuộc làm việc với KTNN.
độc quyền trong lĩnh vực này và giám sát
doanh thu của các trạm.
Hai là, tăng cường kiểm toán các dự
án BOT
Trên cơ sở nguyên tắc hoạt động
KTNN độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,
KTNN cần chủ động xây dựng kế hoạch
kiểm toán hướng vào những dự án BOT có
tổng vốn đầu tư lớn, những dự án BOT gây
nhiều bức xúc được dư luận xã hội quan tâm
nhằm giúp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi
tham nhũng, thất thoát, lãng phí tài chính,
tài sản công. Để tránh chồng chéo trong hoạt
động thanh tra và kiểm toán, cần thực hiện
nghiêm chỉnh ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại cuộc làm việc với KTNN
ngày 02/02/2017 “Thanh tra Chính phủ và
các cơ quan thanh tra, kiểm tra thuộc các
bộ, ngành, căn cứ kế hoạch kiểm toán hàng
năm của KTNN rà soát, điều chỉnh kế hoạch
thanh tra, kiểm tra có liên quan nhằm hạn
chế sự trùng lắp, chồng chéo gây khó khăn
cho địa phương, doanh nghiệp và đảm bảo
tính độc lập của KTNN theo quy định của
pháp luật”7■
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật Đầu tư công năm 2014;
2. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ;
3.Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy
định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo hình
thức xây dựng - chuyển giao;
4. Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
74 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_bot_nhung_ton_tai_va_kien_nghi.pdf