Một số vấn đề về kỹ thuật
lập pháp
Thứ nhất, khoản 4 Điều 84 Dự thảo
luật quy định: “Tổ chức đánh giá sự phù hợp
có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm,
giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng
đối với phân bón phải được chứng nhận
lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nghị
định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ quy định về điều kiện kinh
doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
ịnh theo quy định của Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa và văn bản liên quan”. Và
khoản 1, 2 Điều 87 Dự thảo Luật lại quy
định: “Phân bón lưu thông trong nước, phân
bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy
định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày
14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo
quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số
43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính
phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại
phân bón và số quyết định công nhận phân
bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ
“phân bón lá”.
Các quy định nói trên vô hình chung
buộc văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý
cao hơn (luật) phải phù hợp với văn bản có
hiệu lực pháp lý thấp hơn (nghị định). Điều
này trái với nguyên tắc về tính thứ bậc của
hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta.
Thứ hai, tiêu đề của một số khoản
không rõ ràng. Ví dụ, Điều 33 “Công nhận
giống cây trồng mới” bao gồm: Khoản 1:
Điều kiện, Khoản 2: Hồ sơ; (ii) Điều 34
“Công nhận đặc cách giống cây trồng” bao
gồm: Trách nhiệm lập hồ sơ, Hồ sơ gồm; (iii)
Điều 36 “Cấp quyết định lưu hành giống cây
trồng” bao gồm: Điều kiện; Hồ sơ
Thứ ba, một số nội dung của Dự thảo
luật cần được quy định chi tiết như (i) Độ
sâu tầng đất mặt trong từng loại đất; (ii)
Biện pháp sử dụng tầng đất mặt hợp lý; (iii)
Việc hợp đồng sử dụng để cải tạo các vùng
đất nông nghiệp khác (Điều 98).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự thảo luật trồng trọt: Các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Dự thảo Luật Trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chủ trì soạn thảo đang được xin ý kiến nhân dân trên Công
thông tin điện tử của Chính phủ từ ngày 4/11/2017. Dự thảo
luật được xây dựng trên cơ sở Pháp lệnh về Giống cây trồng
năm 2004. Bài viết phân tích một số nội dung của Dự thảo luật
và nêu các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của Dự
thảo luật.
Lê Ngọc Thạnh*
Lê Thị Hằng **
* Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở II TP. Hồ Chí Minh)
** Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
Abstract:
The Bill on Cultivation is drafted by the Ministry of Agriculture
and Rural Development and is being posted for public comments
in the Government's postal from November 4, 2017. The Bill
was developed on the basic grounds of the Ordinance on Plant
Varieties of 2004. This article provides the analysis of a number
of the contents of the Bill and provides recommendations to
improve the provisions of the Bill.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Dự thảo Luật Trồng trọt, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 01/02/2018
Biên tập: 20/02/2018
Duyệt bài: 27/02/2018
Article Infomation:
Keywords: Bill on Cultivation,
recommendation for amendments.
Article History:
Received: 01 Feb. 2018
Edited: 20 Feb. 2018
Approved: 27 Feb. 2018
DỰ THẢO LUẬT TRỒNG TRỌT:
CÁC NỘI DUNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỂ HOÀN THIỆN
1. Một số khái niệm trong Dự thảo luật
- Tên Dự thảo Luật:
Về mặt ngữ nghĩa, trồng trọt là trồng
cây nông nghiệp nói chung1. Khái niệm này
tương đối hạn hẹp, chỉ mang tính liệt kê một
công việc cụ thể; trong khi đó, khi đề cập
1 Nguyễn Như Ý (1999, Chủ biên), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, H., tr. 1718
đến trồng trọt là muốn nói đến cả một quá
trình, từ khâu đầu tiên là nghĩ đến trồng cây
gì, ở đâu (quy hoạch), bằng loại giống gì
cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Dự thảo
Luật Trồng trọt đã tiếp cận theo cách coi
trồng trọt là cả một chu trình sản xuất, kinh
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 6(358) T3/2018
doanh với sự tham gia của nhiều chủ thể
bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
các giai đoạn khác nhau. Đây là sự lựa chọn
khoa học.
- Giải thích từ ngữ:
Thứ nhất, tại Điều 3, giải thích từ ngữ
trong Dự thảo luật có 46 khoản, chủ yếu là sự
kế thừa, phát triển từ quy định của 25 khoản
trong Điều 3 Pháp lệnh về Giống cây trồng
năm 2004 (Pháp lệnh) theo hướng phù hợp
với khoa học di truyền chọn giống và yêu
cầu chính xác của việc sử dụng thuật ngữ;
bổ sung thêm giải thích nội dung: (i) Khảo
nghiệm DUS (Difference, Uniformity and
Stabality); (ii) Khảo nghiệm VCU (Value,
Cultivation and Usage) đã từng được đề cập
trong Điểm a, Điểm b của Khoản 3 Điều 15
Pháp lệnh: Khảo nghiệm giống cây trồng.
Về mặt kỹ thuật, việc đưa nội dung
này vào phần giải thích từ ngữ là phù hợp,
đảm bảo tính khoa học để cho người đọc dễ
hiểu vấn đề.
Đồng thời, Dự thảo Luật cũng đưa
thêm các nội dung để giải thích các từ ngữ
như: phân bón (từ Khoản 37 đến Khoản 45
Điều 3), canh tác (Khoản 46) là phù hợp với
phạm vi điều chỉnh.
Thứ hai, Dự thảo luật đã làm rõ thuật
ngữ “giống cây trồng”, trong đó đã bổ sung
nội dung: “thuộc cùng một cấp phân loại
thực vật thấp nhất” vào sau cụm từ: “quần
thể cây trồng”, cũng như sử dụng cụm từ
“tính trạng” thay cho cụm từ “đặc tính”
trong Pháp lệnh. Điều này là cần thiết, phù
hợp với khoa học sinh học nói chung và
khoa học di truyền, chọn giống cây trồng
nói riêng.
Thứ ba, đã bổ sung giải thích các thuật
ngữ: cây trồng ngắn ngày, cây trồng dài
ngày với cách giải thích: (i) cây trồng ngắn
ngày là loại cây trồng được gieo trồng và kết
thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không
quá một năm hoặc cây hàng năm được lưu
gốc để thu hoạch vào các năm sau; (ii) cây
trồng dài ngày là loài cây trồng có thời gian
sinh trưởng nhiều năm, có thể thu hoạch sản
phẩm một lần hoặc nhiều lần trong chu kỳ
sản xuất.
Theo như cách giải thích trên, thuật
ngữ: “cây trồng ngắn ngày” với “cây hàng
năm” có thể sử dụng thay thế cho nhau; còn
“cây trồng dài ngày” với “cây lâu năm” theo
cách hiểu thông thường là như nhau.
Trong Dự thảo luật, chúng tôi thống kê
tần suất sử dụng các thuật ngữ này thì thấy,
thuật ngữ “cây lâu năm” được sử dụng với
tần suất 80%, còn “cây hàng năm” được sử
dụng với tần suất là 75%. Trong khi đó, “cây
trồng dài ngày”, “cây trồng lâu năm”, “cây
trồng ngắn ngày”, “cây trồng hàng năm” chỉ
được sử dụng với tần suất lần lượt là: 6,67%,
13,33%, 8,33%, 16,67%. Hay nói cách khác,
trong Dự thảo luật chủ yếu sử dụng các thuật
ngữ: cây lâu năm và cây hàng năm.
Chúng tôi cho rằng, giải thích các
thuật ngữ pháp lý không được sử dụng
nhiều trong toàn văn bản luật là không hợp
lý, vì vậy, cần phải thay đổi các thuật ngữ:
cây trồng dài ngày, cây trồng ngắn ngày
sao cho phù hợp với tần suất sử dụng trong
Dự thảo luật.
Thứ tư, Khoản 19 Điều 3 của Dự thảo
luật giải thích “Giống siêu nguyên chủng là
giống được nhân ra từ giống tác giả hoặc
phục tráng từ giống sản xuất theo quy trình
phục tráng giống siêu nguyên chủng và đạt
tiêu chuẩn chất lượng theo quy định”. Thuật
ngữ “phục tráng” còn được tiếp tục sử dụng
ở một số điều trong Dự thảo luật. Chúng tôi
cho rằng, “phục tráng” là thuật ngữ kỹ thuật
chuyên ngành di truyền chọn giống, nên cần
phải được giải thích làm rõ hơn.
- Điều 11 và Điều 12 “Quy hoạch trồng
trọt”, “Quy hoạch phát triển trồng trọt”:
Thứ nhất, Điều 11 Dự thảo luật có tên
gọi là Quy hoạch trồng trọt, nhưng nội dung
bên trong lại là nguyên tắc lập quy hoạch
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 6(358) T3/2018
phát triển trồng trọt, hệ thống quy hoạch
phát triển trồng trọt, nội dung quy hoạch
phát triển trồng trọt. Tương tự, Điều 12 Dự
thảo luật với tên gọi là Điều chỉnh quy hoạch
trồng trọt, nhưng nội dung bên trong vẫn là
điều chỉnh quy hoạch phát triển trồng trọt.
Hay nói cách khác, “Quy hoạch trồng trọt”
và “Quy hoạch phát triển trồng trọt” được
sử dụng với nghĩa tương tự như nhau. Điều
này dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc sử
dụng thuật ngữ pháp lý, cần thiết phải được
thống nhất lại.
Thứ hai, Dự thảo luật chưa đưa ra khái
niệm quy hoạch trồng trọt là gì. Chúng tôi
cho rằng, quy hoạch trồng trọt là việc xác
định phát triển cây trồng sao cho phù hợp
giữa đặc điểm sinh lý cây trồng với đất đai,
khí hậu, và các yếu tố khác tác động đến sự
sinh trưởng và phát triển cây trồng nhằm đạt
được mục đích Nhà nước định hướng cũng
như tối đa hóa lợi nhuận của người trồng
trọt, đảm bảo phát triển trồng trọt bền vững.
Việc quy hoạch nhằm bố trí tổ hợp cây
trồng theo không gian cao - thấp để sử dụng
hợp lý việc quang hợp cây trồng. Đó là quy
hoạch theo không gian như mô hình cà phê
trồng xen với cây tiêu chẳng hạn2. Ngoài ra
còn phải xem xét đến các yếu tố khác như
thổ nhưỡng, nước ngầm
Đối chiếu nội dung này với quy định
của khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai năm 2013
thì nội dung quy hoạch trồng trọt cũng có
điểm tương đồng với quy hoạch sử dụng đất.
Điều này có thể lý giải, suy cho cùng, quy
hoạch trồng trọt là “quy hoạch chi tiết của
quy hoạch sử dụng đất trong lĩnh vực trồng
trọt”, và cũng thể hiện vai trò quan trọng của
Nhà nước trong việc hoạch định chính sách
về trồng trọt. Do vậy, cần thiết phải bổ sung,
giải thích thuật ngữ “Quy hoạch phát triển
trồng trọt” trong Dự thảo luật.
2 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2000), Giáo trình Sinh lý thực vật, Nxb. Nông nghiệp, tr. 122 - 123.
Thứ ba, nếu như quy hoạch mang tính
định hướng cho mục tiêu dài hạn thì để thực
hiện được điều ấy, cần thiết phải có kế hoạch
triển khai, tổ chức, thực hiện trong ngắn hạn,
thường là 5 năm. Đối với việc quy hoạch
phát triển trồng trọt cũng không ngoài cách
làm thông thường ấy. Khoản 4 Điều 11 Dự
thảo luật quy định: “Thời kỳ quy hoạch phát
triển trồng trọt lập cho thời kỳ 10 năm, có
tầm nhìn từ 15 - 20 năm và thể hiện cho từng
giai đoạn 5 năm. Quy hoạch phát triển trồng
trọt được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù
hợp với tình hình kinh tế - xã hội và chiến
lược, quy hoạch ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn”, trong đó có nội dung: “thể
hiện cho từng giai đoạn 5 năm” về bản chất
chính là “Kế hoạch phát triển trồng trọt”.
Việc xây dựng quy hoạch phát triển
trồng trọt cho dù có khoa học, mang tính dự
báo phù hợp cao, đáp ứng với yêu cầu của
thị trường, nhưng việc triển khai thực hiện
chưa được chú trọng thì quy hoạch đó cũng
không mang ý nghĩa thực tiễn. Do vậy, việc
bổ sung quy định về “Kế hoạch phát triển
trồng trọt” là cần thiết, đảm bảo tính khả thi
của việc triển khai quy hoạch.
- “Kế thừa”, “thừa kế” trong các Điều
40, Điều 46, Điều 55:
Có hai thuật ngữ pháp lý được sử dụng
đan xen tại các Điều 40, Điều 46, Điều 55
của Dự thảo luật dễ bị hiểu nhầm về ngữ
nghĩa, đó là: kế thừa, thừa kế. Chúng ta cần
làm rõ bản chất pháp lý cũng như xem xét
việc sử dụng của hai thuật ngữ này trong các
trường hợp sau:
Thứ nhất, pháp luật dân sự không đưa
ra khái niệm “thừa kế” là gì, tuy nhiên, nội
dung quy định của Điều 609, Điều 611 Bộ
luật Dân sự năm 2015 cho thấy: (i) Thừa kế
là quyền định đoạt của người có tài sản bằng
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 6(358) T3/2018
cách lập di chúc để lại tài sản cho người thừa
kế theo ý chí của mình hoặc theo quy định
pháp luật; (ii) Thời điểm người thừa kế được
nhận tài sản là lúc người có tài sản để lại
theo di chúc chết; (iii) Người để lại tài sản
thừa kế phải là cá nhân; (iv) Người thừa kế
có thể là cá nhân hoặc là tổ chức. Nếu là tổ
chức thì chỉ có quyền hưởng di sản thừa kế
theo di chúc.
Thứ hai, về mặt ngữ nghĩa, kế thừa là
được thừa hưởng và tiếp tục xây đắp ngày
một hơn3. Như vậy, khi nói đến kế thừa theo
nghĩa thông thường, đó là sự kế tiếp công
việc còn đang dang dở của người đi trước,
và trách nhiệm của người được kế thừa phải
hoàn thành công việc còn lại theo chiều
hướng phát triển.
Thứ ba, Điều 40 Dự thảo luật quy
định: (i) Tổ chức, cá nhân thứ ba có quyền
đăng ký thừa kế quyền chủ sở hữu giống cây
trồng đã bị huỷ bỏ quyết định công nhận
giống cây trồng mới; (ii) Sau chín mươi
(90) ngày kể từ ngày hủy bỏ quyết định nếu
không có tổ chức cá nhân nào đăng ký kế
thừa quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thì
thực hiện việc quản lý như giống địa phương
quy định tại Điều 35 Luật này.
Qua nội dung trên, chúng ta có thể
thấy, thuật ngữ được sử dụng phù hợp trong
trường hợp trên phải là “kế thừa” chứ không
phải là “thừa kế” vì nội dung đã nêu không
liên quan gì đến việc định đoạt của người có
tài sản qua việc lập di chúc hay theo pháp
luật. Thẩm quyền của việc xét “kế thừa”
“quyền chủ sở hữu giống cây trồng đã bị huỷ
bỏ quyết định công nhận giống cây trồng
mới” thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chứ không phải là tổ chức, cá nhân.
Thứ tư, Khoản 2 Điều 46 Dự thảo luật
quy định về điều kiện đối với tổ chức, cá
nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây
3 Nguyễn Như Ý (1999, Chủ biên), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, H., tr. 878.
trồng; trong đó có nội dung: tổ chức, cá nhân
được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện
và phát triển giống cây trồng; hoặc đầu tư
cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát
triển giống cây trồng; hoặc được chuyển
nhượng, chuyển giao, thừa kế quyền đối với
giống cây trồng.
Suy cho cùng, chuyển nhượng,
chuyển giao, thừa kế quyền đối với giống
cây trồng cũng chỉ là những trường hợp cụ
thể của hành vi chuyển quyền đối với giống
cây trồng theo quy định pháp luật. Sử dụng
thuật ngữ “chuyển quyền” sẽ phù hợp hơn vì
không phải lúc nào tổ chức cũng là chủ thể
của quan hệ pháp luật thừa kế như đã trình
bày ở trên.
Thứ năm, Điều 55 Dự thảo luật quy
định, chủ bằng bảo hộ có quyền “để thừa kế,
kế thừa quyền đối với giống cây trồng và
chuyển giao quyền đối với giống cây trồng”.
Như đã nói, quyền để thừa kế tài sản của
người có tài sản đã được pháp luật quy định,
còn quyền để “kế thừa” của chủ bằng bảo
hộ đã được Dự thảo luật quy định tại Điều
40. Tuy nhiên, đây là quyền của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chứ không phải
là quyền của chủ bằng bảo hộ. Do vậy, cần
thiết phải chỉnh lý Dự thảo luật cho phù hợp.
2. Một số vấn đề về kỹ thuật
lập pháp
Thứ nhất, khoản 4 Điều 84 Dự thảo
luật quy định: “Tổ chức đánh giá sự phù hợp
có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm,
giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng
đối với phân bón phải được chứng nhận
lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nghị
định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ quy định về điều kiện kinh
doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 6(358) T3/2018
định theo quy định của Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa và văn bản liên quan”. Và
khoản 1, 2 Điều 87 Dự thảo Luật lại quy
định: “Phân bón lưu thông trong nước, phân
bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy
định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày
14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo
quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số
43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính
phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại
phân bón và số quyết định công nhận phân
bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ
“phân bón lá”.
Các quy định nói trên vô hình chung
buộc văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý
cao hơn (luật) phải phù hợp với văn bản có
hiệu lực pháp lý thấp hơn (nghị định). Điều
này trái với nguyên tắc về tính thứ bậc của
hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta.
Thứ hai, tiêu đề của một số khoản
không rõ ràng. Ví dụ, Điều 33 “Công nhận
giống cây trồng mới” bao gồm: Khoản 1:
Điều kiện, Khoản 2: Hồ sơ; (ii) Điều 34
“Công nhận đặc cách giống cây trồng” bao
gồm: Trách nhiệm lập hồ sơ, Hồ sơ gồm; (iii)
Điều 36 “Cấp quyết định lưu hành giống cây
trồng” bao gồm: Điều kiện; Hồ sơ
Thứ ba, một số nội dung của Dự thảo
luật cần được quy định chi tiết như (i) Độ
sâu tầng đất mặt trong từng loại đất; (ii)
Biện pháp sử dụng tầng đất mặt hợp lý; (iii)
Việc hợp đồng sử dụng để cải tạo các vùng
đất nông nghiệp khác (Điều 98).
3. Những kiến nghị cụ thể
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh của
Dự thảo luật:
(i) Bổ sung “quy hoạch phát triển
trồng trọt”; (ii) Bỏ từ “sử dụng đất”; (iii) Sử
dụng cụm từ: “quản lý chất lượng sản phẩm
trồng trọt” thay vì: “chất lượng sản phẩm
trong lĩnh vực trồng trọt” trong Điều 2. Điều
2 của Dự thảo luật nên viết lại như sau:
“Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch phát
triển trồng trọt; giống cây trồng; phân bón;
canh tác; bảo quản, chế biến, thương mại
và quản lý chất lượng sản phẩm trồng trọt”.
Thứ hai, thay đổi thuật ngữ “cây trồng
hàng năm”, “cây trồng lâu năm” bằng thuật
ngữ “cây hàng năm”, “cây lâu năm” nhằm
bảo đảm phù hợp với cách sử dụng từ ngữ
trong toàn văn Dự thảo luật và tương thích
với Luật Đất đai năm 2013.
Thứ ba, bổ sung giải thích cụm từ
“phục tráng” với nội dung như sau: “Phục
tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá
trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn
những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm
độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt
giống siêu nguyên chủng”.
Thứ tư, thống nhất sử dụng thuật ngữ:
“quy hoạch phát triển trồng trọt” thay vì
“quy hoạch trồng trọt”; bổ sung nguyên tắc
lập quy hoạch phát triển trồng trọt “phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất”; bổ sung quy
định “kế hoạch phát triển trồng trọt là cần
thiết, đảm bảo tính khả thi của việc triển
khai quy hoạch phát triển trồng trọt” (Điều
11 Dự thảo Luật).
Thứ năm, bỏ quyền để “kế thừa” của
chủ bằng bảo hộ trong Dự thảo luật để phù
hợp với các quy định pháp luật có liên quan
(Điều 55).
Thứ sáu, bỏ đoạn: “của Nghị định số
107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch
vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo
quy định” trong khoản 4 Điều 84 của Dự thảo
luật; bỏ đoạn: “của Nghị định số 43/2017/
NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ” và
bổ sung từ “pháp luật” sau từ “quy định”
trong khoản 1 Điều 87; bỏ đoạn: “tại khoản
1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
ngày 14/4/2017 của Chính phủ” và bổ sung
từ “pháp luật” sau từ “quy định” trong khoản
2 Điều 87 Dự thảo luật
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 6(358) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_thao_luat_trong_trot_cac_noi_dung_can_sua_doi_bo_sung_de.pdf