TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá giá trị của Procalcitonin trong tiên lượng viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, có phân tích.
Kết quả: Từ 09/2007 đến 05/2008, có 57 bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện. Nồng độ PCT máu lúc nhập viện trong từng phân nhóm nguy cơ theo thang điểm PSI khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin và độ nặng của viêm phổi mắc phải cộng đồng phân loại theo PORT có tương quan thuận, trung bình với hệ số tương quan Spearman R =0,52 (P<0,001). Giá trị của
s Procalcitonin trong tiên lượng tử vong cao hơn trong tiên lượng biến chứng của viêm phổi mắc phải cộng đồng lúc nhập viện. Điểm cắt tốt nhất của procalcitonin trong khả năng phân biệt có biến chứng hay không có biến chứng là 2,1ng/mL, độ nhạy là 64%, độ chuyên là 87,5%, giá trị tiên đoán dương (PPV) là 83,6%, giá trị tiên đoán âm (NPV) là 70,9%. Điểm cắt tốt nhất của procalcitonin trong khả năng phân biệt có tử vong hay không có tử vong là 4ng/mL, độ nhạy là 81,3%, độ chuyên là 92,7%, giá trị tiên đoán dương (PPV)là 91,76%, giá trị tiên đoán âm (NPV) là 83,2%.
GIÁ TRỊ CỦA PROCALCITONIN TRONG VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
12 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của procalcitonin trong viêm phổi mắc phải cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ CỦA PROCALCITONIN TRONG VIÊM PHỔI MẮC
PHẢI CỘNG ĐỒNG
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá giá trị của Procalcitonin trong tiên lượng viêm phổi mắc phải
cộng đồng nhập viện.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, có phân tích.
Kết quả: Từ 09/2007 đến 05/2008, có 57 bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện. Nồng độ
PCT máu lúc nhập viện trong từng phân nhóm nguy cơ theo thang điểm PSI khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin và độ
nặng của viêm phổi mắc phải cộng đồng phân loại theo PORT có tương quan thuận,
trung bình với hệ số tương quan Spearman Rs=0,52 (P<0,001). Giá trị của
Procalcitonin trong tiên lượng tử vong cao hơn trong tiên lượng biến chứng của viêm
phổi mắc phải cộng đồng lúc nhập viện. Điểm cắt tốt nhất của procalcitonin trong khả
năng phân biệt có biến chứng hay không có biến chứng là 2,1ng/mL, độ nhạy là 64%,
độ chuyên là 87,5%, giá trị tiên đoán dương (PPV) là 83,6%, giá trị tiên đoán âm
(NPV) là 70,9%. Điểm cắt tốt nhất của procalcitonin trong khả năng phân biệt có tử
vong hay không có tử vong là 4ng/mL, độ nhạy là 81,3%, độ chuyên là 92,7%, giá trị
tiên đoán dương (PPV)là 91,76%, giá trị tiên đoán âm (NPV) là 83,2%.
Kết luận: Có mối tương quan giữa nồng độ Procalcitonin máu với độ nặng của viêm
phổi mắc phải cộng đồng phân loại theo PORT.
ABSTRACT
VALUE OF PROCALCITONIN IN COMMUNITY-ACQUIRED PNEUMONIA
Dao Bach Que Anh, Quang Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 184 - 188
Objectives: To evaluate the value of procalcitonin in prognosis of community-
acquired pneumonia (CAP) hospitalized.
Methods: analytical cross-sectional study.
Results: from September 2007 to May 2008, there were 57 patients with community-
acquired pneumonia hospitalized. Blood procalcitonin concentration measured when
hospitalized in each PSI-defined risk class had statistical meaning (p < 0.0001). The
correlation between blood procalcitonin concentration and CAP level according to
PORT classification was a proportional and averaging correlation with Spearman's
correlation coefficient Rs= 0.52 (p < 0.001). The procalcitonin value in prognosis of
death is greater than that in prognosis of complication of CAP when hospitalized. The
best cut-off point of procalcitonin to detect patients who had or did not have
complication was 2.1 ng/ml, with sensitivity of 64%, specificity of 87.5%, positive
predictive value (PPV) of 83.6%, and negative predictive value (NPV) of 70.9%. The
best cut-off point of procalcitonin to detect patients who had or did not have death
was 4 ng/ml, with sensitivity of 81.3%, specificity of 92.7%, positive predictive value
(PPV) of 91.76%, and negative predictive value (NPV) of 83.2%.
Conclusion: There was a correlation between blood procalaitonin concentration and
CAP level according to PORT classification.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, là
bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao trong các bệnh nhiễm trùng hiện nay trên Thế giới
cũng như ở Việt Nam. Một số yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, nghiện rượu và sống
ở những nơi đông đúc như: trại dưỡng lão, trại tù, trại trẻ mồ côi… làm gia tăng tỉ lệ
VPMPCĐ(Error! Reference source not found.).
Trong y văn đã có các phương pháp sử dụng bằng thang điểm đánh giá tiên lượng của
VPMPCĐ như: thang điểm PSI,CURB, PORT…Tuy nhiên trên lâm sàng, các bảng
đánh giá tiên lượng này chưa đầy đủ đối với bệnh nhân VPMPCĐ(1,3,Error! Reference source
not found.).
PCT là một trong những dấu chỉ điểm của nhiễm trùng, theo dõi đáp ứng điều trị
kháng sinh và tiên lượng bệnh(Error! Reference source not found.). Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm khảo sát giá trị của procalcitonin trong VPMPCĐ trước khi điều trị bắt
đầu
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang, có phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp VPMPCĐ nhập viện tại khoa hô hấp, nhiễm và hồi sức cấp cứu của
bệnh viện Nguyễn Trãi từ tháng 09/ 2007 đến tháng 05/ 2008.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
+ Tuổi > 15.
+ Có ≥ 2 trong số các triệu chứng hoặc dấu hiệu sau lúc nhập viện(Error! Reference source
not found.):
Sốt > 38oC, lạnh run hoặc hạ thân nhiệt <360C.
Ho cấp tính (có đàm hoặc ho khan) hoặc thay đổi màu sắc chất tiết đường hô hấp ở
bệnh nhân ho mạn.
Khó chịu ở ngực: Đau ngực, nặng ngực…
Khó thở mới khởi phát.
+ Khám phổi phát hiện thay đổi âm phế bào hoặc ran khu trú.
+ X-quang phổi có hình ảnh thâm nhiễm ở nhu mô phổi.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2007 đến tháng 5/2008 có tất cả 57 trường hợp
đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.
Xác định mối tương quan và độ nặng của VPMPCĐ phân loại theo PORT
Bảng 1: Nồng độ procalcitonin máu lúc nhập viện trong từng phân nhóm nguy cơ
VPMPCĐ phân loại theo PORT
PSI I II III IV V P
PCT
(ng/mL)
0,34
± ,26
0,46
± ,41
2,31
± ,36
4,32
± ,84
26,12
± 7,51
<0,001
Mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin và mức độ VPMPCĐ phân loại theo
thang điểm PORT có tương quan thuận, trung bình với hệ số tương quan Spearman
Rs=0,52 (P<0,001).
Bảng 2: Nồng độ procalcitonin trung bình ở nhóm VPMPCĐ có nguy cơ thấp (I-III)
và nguy cơ trung bình cao (IV-V):
Nguy cơ
thấp
(n=43)
Nguy cơ
trung bình-
cao (n=14)
P
PCT
(ng/mL)
0,39±0,35 5,83±10,20 <0,001
Vai trò của procalcitonin trong đánh giá tiên lượng biến chứng và tử vong của
VPMPCĐ
Xác định điểm cắt của procalcitonin trong tiên lượng VPMPCĐ dựa vào đường
cong ROC
Biểu đồ1: Đồ thị ROC của procalcitonin trong phân biệt VPMPCĐ có biến chứng lúc
nhập viện
Khả năng phân biệt chính xác của procalcitonin trong VPMPCĐ có biến chứng và
không có biến chứng là 83,7% với khoảng tin cậy 95% là 73,5%93,9%.
Biểu đồ 2: Đồ thị ROC của procalcitonin trong phân biệt VPMPCĐ có tử vong
lúc nhập viện
Khả năng phân biệt chính xác của procalcitonin là 95,9% với khoảng tin cậy 95% là
91,4%100%.
Bảng 3: Nồng độ procalcitonin trung bình ở nhóm có biến chứng và không có biến
chứng trong VPMPCĐ:
Biến
chứng
(n=25)
Không
biến
chứng
(n=32)
P¶
Procalcitonin
(ng/mL)
8,04±12,16 1,04±1,64 <0,001
Ở nhóm có biến chứng: n=25
Bảng 4: Nồng độ procalcitonin trung bình ở nhóm có biến chứng và không có biến
chứng trong VPMPCĐ:
Tử
vong
Không tử
vong
Tổng P¶
≥3,02ng/mL 13 1 14
<3,02ng/mL 3 8 11 0,002
Tổng 16 9 25
Độ nhạy: 81,3%, Độ chuyên: 88,9%, Giá trị tiên đoán dương: 92,8%, Giá trị tiên đoán
âm: 72,7%
Bảng 5: Nồng độ procalcitonin trung bình ở nhóm có tử vong và không có tử vong
trong VPMPCĐ:
Tử
vong
(n=16)
Không tử
vong
(n=41)
P¶
Procalcitonin
(ng/mL)
1,01±1,5 12,06±13,7 <0,001
BÀN LUẬN
Xác định mối tương quan của nồng độ procalcitonin và độ nặng của VPMPCĐ
phân loại theo PORT
Nồng độ procalcitonin trung bình trong từng phân nhóm nguy cơ khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Nồng độ PCT lúc nhập viện ở nhóm VPMPCĐ có nguy cơ cao (IV-
V) và nguy cơ thấp (I-III) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Mối tương quan
giữa nồng độ procalcitonin và mức độ VPMPCĐ phân loại theo thang điểm PORT có
tương quan thuận, trung bình với hệ số tương quan Spearman Rs=0,52 (P<0,001).
Theo nghiên cứu của Yoichi Hirakata và cộng sự(Error! Reference source not found.) trên 88
bệnh nhân VPMPCĐ có 87 ca (98,9%) có mức CRP > 0,3mg/dL chỉ có 30 ca
(34,1%) có nồng độ procalcitonin >0,5ng/mL. Ngoài ra, có 93,3% (28/30 ca) bệnh
nhân VPMPCĐ nhẹ có nồng độ procalcitonin âm tính (<0,5ng/mL) và 43,5% (28/58
ca) có nồng độ procalcitonin dương tính (≥0,5ng/mL) ở bệnh nhân VPMPCĐ trung
bình, nặng. Với kết quả nghiên cứu đó họ cho thấy rằng nồng độ procalcitonin có thể
hữu ích hơn CRP trong tiên đoán VPMPCĐ nặng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự với nghiên cứu của Muller B. và cộng sự(Error! Reference source not found.),
nồng độ PCT ở những bệnh nhân viêm phổi mức độ nhẹ (nhóm nguy cơ I-III) thấp
hơn có ý nghĩa (p<0,001) khi so sánh với những bệnh nhân viêm phổi nặng (IV-V).
Vai trò của Procalcitonin trong tiên lượng biến chứng và tử vong của VPMPCĐ
Dựa vào đường cong ROC, khả năng phân biệt chính xác của procalcitonin trong
VPMPCĐ có biến chứng và không có biến chứng là 83,7% với khoảng tin cậy 95% là
73,5%93,9%, điểm cắt của procalcitonin là 2,1ng/mL, độ nhạy 64%, độ chuyên
87,5%, giá trị tiên đoán dương (PPV) 83,6%, giá trị tiên đoán âm (NPV) 70,9%. Đối
với VPMPCĐ có tử vong và không có tử vong khả năng phân biệt chính xác của
procalcitonin là 95,9% với khoảng tin cậy 95% là 91,4%100%, điểm cắt của
procalcitonin là 4ng/mL, độ nhạy 81,3%, độ chuyên 92,7%, giá trị tiên đoán dương
(PPV) 91,76%, giá trị tiên đoán âm (NPV) 83,2%.
Trong nhóm có biến chứng (n=25), ở điểm cắt PCT là 3,02ng/mL phân biệt giữa hai
nhóm tử vong và không tử vong có độ nhạy 81,3%, độ chuyên 88,9%, giá trị tiên
đoán dương (PPV) 92,8%, giá trị tiên đoán âm (NPV) 72,7%.
Chúng tôi nhận thấy trong nghiên cứu này, procalcitonin có khả năng dự đoán tử
vong cao hơn dự đoán biến chứng trong VPMPCĐ và giá trị điểm cắt của
procalcitonin trong tiên đoán tử vong cũng cao hơn trong tiên đoán nhiễm trùng. Điều
này cũng phù hợp với y văn và một số nghiên cứu khác(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.), nồng độ procalcitonin phản ánh chặt chẽ
độ nặng của tình trạng nhiễm trùng, biến chứng đe dọa tử vong và ở những giai đoạn
khác nhau của đáp ứng cơ thể đối với SIRS, nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết,
mức procalcitonin tăng cao ở những bệnh nhân nhiễm trùng nặng và nhiễm trùng
huyết.
Theo Masia M. và cộng sự(Error! Reference source not found.) kết quả nghiên cứu ở bệnh nhân
VPMPCĐ cho thấy nồng độ procalcitonin ban đầu ở nhóm có biến chứng cao hơn
nhóm không biến chứng, và ở nhóm tử vong cao hơn nhóm không tử vong.
Theo Muller B. và cộng sự(Error! Reference source not found.),nghiên cứu ở 545 bệnh nhân
nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thì khả năng
chẩn đoán VPMPCĐ là 0.79 (95% CI, 0.75–0.83), nếu bao gồm cả PCT thì gia tăng
khả năng chẩn đoán lên 0.88 (0.85–0.91; p < 0.001). Trong nghiên cứu của Karin và
cộng sự(Error! Reference source not found.), đường cong ROC của PCT trong chẩn đoán nhiễm
trùng và là 70.8% (95% CI: 50.9-90.7), điểm cắt của PCT trong chẩn đoán nhiễm
trùng là 0,49 ng/mL, độ nhạy 85% và độ chuyên 50%. Ở điểm cắt PCT >2.0 ng/mL
có thể cho biết nhiễm trùng nặng.
Tương tự ở nghiên cứu của Christophe và cộng sự(Error! Reference source not found.) điểm cắt
PCT 1ng/mL trong phân biệt giữa hai nhóm bệnh nhân có sốc và không có sốc nhiễm
trùng với độ nhạy 95%,độ chuyên 54%, giá trị tiên đoán dương 91%, giá trị tiên đoán
âm 70%. Trong số những bệnh nhân có sốc nhiễm trùng điểm cắt của PCT cho tiên
lượng tử vong là 6ng/mL,độ nhạy 87,5%, độ chuyên 45%. Theo nghiên cứu của Yi-
Ling Chan và cộng sự(Error! Reference source not found.), ở 107 bệnh nhân nhập hồi sức cấp
cứu ghi nhận điểm cắt tốt nhất của PCT tiên đoán sốc nhiễm trùng là 2,6ng/mL (độ
nhạy 77,2%, độ chuyên 91,5%, PPV 96%, NPV 93,5%). Mặt khác, kết quả nghiên
cứu của chúng tôi khác nghiên cứu của Hà Tấn Đức(Error! Reference source not found.) do các
tình trạng nặng của bệnh nhân trong tiêu chuẩn nhận bệnh lúc nhập viện (suy hô hấp
cấp cần thở máy, sốc nhiễm trùng, suy thận) không được ghi nhận là một biến chứng.
KẾT LUẬN
Có mối tương quan giữa nồng độ Procalcitonin máu với độ nặng của viêm phổi mắc
phải cộng đồng phân loại theo PORT. Giá trị của Procalcitonin trong tiên lượng tử
vong cao hơn trong tiên lượng biến chứng của viêm phổi mắc phải cộng đồng lúc
nhập viện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 64_0786.pdf