Dao động xung ký có thể là một phương
pháp thăm dò chức năng hô hấp thay thế hô hấp
ký, hỗ trợ cho chẩn đoán hen phế quản cùng với
các tiêu chuẩn hướng dẫn của GINA ở những trẻ
không hợp tác đo hô hấp ký. Mạng lưới chăm
sóc hô hấp ở trẻ nhỏ cần ứng dụng dao động
xung ký trong hỗ trợ chẩn đoán, và theo dõi đáp
ứng điều trị hen phế quản ở trẻ em một cách
rộng rãi. Đồng thời, cần có những nghiên cứu
trong nước sâu hơn về đặc điểm của dao đông
xung ký trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ
nhỏ cũng như ở người lớn tuổi không thể hợp
tác thực hiện các phương pháp thăm dò chức
năng hô hấp khác.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị dao động xung ký trong chẩn đoán hen phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 130
GIÁ TRỊ DAO ĐỘNG XUNG KÝ
TRONG CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN
Diệp Thắng*, Đặng Huỳnh Anh Thư**, Nguyễn Phúc Hậu**, Lê Thị Tuyết Lan**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ nhỏ, việc chẩn đoán sớm bệnh
hen phế quản thì rất cần thiết. Dao động xung ký là một kỹ thuật mới giúp đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí ở
trẻ nhỏ, giúp chẩn đoán sớm và can thiệp sớm hen phế quản.
Mục tiêu: Xác định giá trị của dao động xung ký trong chẩn đoán hen phế quản ở trẻ 3-5 tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trên 100 trẻ 3-5 tuổi có triệu chứng
nghi hen phế quản đến khám tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng trong thời gian từ tháng 12/2010 đến
tháng 01/2012.
Kết quả: Tỉ lệ mắc hen phế quản được chẩn đoán theo GINA trong nghiên cứu là 84%, tỉ lệ nam/nữ: 1,4/1
(p<0,05). Nhóm bệnh nhi hen phế quản có tiền căn gia đình bị hen phế quản, dị ứng, và tiền căn bản thân bị viêm
mũi dị ứng cao hơn nhóm trẻ không mắc hen phế quản (p<0,05). Tỉ lệ hen phế quản được gợi ý chẩn đoán dựa vào
kết quả dao động xung ký có thử thuốc dãn phế quản là 71%, kết quả này cho thấy có sự phù hợp ở mức độ trung
bình với chẩn đoán hen phế quản theo GINA (chỉ số Kappa là 0,52).
Kết luận: Dao động xung ký là một kỹ thuật mới, hữu ích giúp hỗ trợ cho chẩn đoán sớm hen phế quản ở
những trẻ nhỏ.
Từ khóa: Hen phế quản – Dao động xung ký
ABSTRACT
THE UTILITY OF IMPULSE OSCILLOMETRY IN THE DIAGNOSIS OF ASTHMA
Diep Thang, Dang Huynh Anh Thu, Nguyen Phuc Hau, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 130 - 136
Backgrounds: Asthma is considered one of the most common chronic diseases in childhood, early diagnosis
of asthma is necessary. The impulse oscillometry (IOS) was evaluated as a new technique for the assessment of
airflow obstruction in young children, a helpful outcome measurement for early intervention of asthma.
Objective: The aim of this study was to assess the utility of IOS in the diagnosis of asthma in children aged 3
to 5 years.
Methods: A cross-sectional study was carried out including 100 children aged 3 to 5 yrs with the symptoms
of suspected asthma who came to the Community Health Care Center from December 2010 to January 2012.
Results: There were 84 patients with asthma diagnosed according to the GINA criteria, male/female: 1.4/1
(p<0.05). The asthmatic group had statistically significantly higher rates of the family history of asthma or atopy,
or the personal history of allergic rhinitis when compared with the non-asthmatic one (p<0.05). The proportion of
children who were suggested asthma based on the bronchodilator response of IOS was 71%. There was a moderate
consistent between the asthma according to the GINA and the asthma based on the bronchodilator response of IOS
(Kappa coefficient 0.52).
*Bộ môn Sinh lý – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bộ môn Sinh lý – Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Diệp Thắng ĐT: 0909967947 Email: dthangy2k@yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 131
Conclusion: IOS is a useful diagnostic tool in early asthma development in young children.
Keywords: Asthma – Impulse oscillometry
MỞ ĐẦU
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn
tính thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ nhỏ(1), bệnh
thường xuất hiện trong giai đoạn sớm của cuộc
đời(34). Do đó việc chẩn đoán sớm bệnh hen phế
quản là rất cần thiết. Ở người lớn và các trẻ lớn,
hô hấp ký là một xét nghiệm thăm dò chức năng
hô hấp được sử dụng phổ biến nhất để chẩn
đoán hen phế quản. Tuy nhiên, hô hấp ký đòi
hỏi sự hợp tác rất nhiều ở bệnh nhân trong khi
tiến hành đo, do đó xét nghiệm này rất khó thực
hiện ở những trẻ nhỏ(5,13). Trong khi đó, dao động
xung ký (IOS: the impulse oscillation system) là
phương pháp đo trực tiếp kháng lực (R:
resistance) và phản lực (X: reactance) đường dẫn
khí dao động ở nhiều tần số khác nhau(5), và đây
là kỹ thuật dễ thực hiện, đòi hỏi rất ít sự hợp tác
của bệnh nhân do bệnh nhân chỉ cần hít thở bình
thường nên có thể thăm dò chức năng hô hấp cả
ở những trẻ nhỏ 2 tuổi(6). Dao động xung ký
được xem như một kỹ thuật mới giúp đánh giá
tắc nghẽn đường dẫn khí ở trẻ nhỏ(14,28), một công
cụ hữu ích giúp chẩn đoán sớm và can thiệp sớm
hen phế quản(20,31). Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu xác định giá trị của dao động xung
ký trong chẩn đoán hen phế quản ở trẻ 3-5 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
100 trẻ 3-5 tuổi có triệu chứng nghi hen phế
quản trong 12 tháng qua như khò khè tái đi tái
lại, khó thở liên quan đến khò khè, khò khè khi
hoạt động thể lực, ho kéo dài trên 3 tuần; đến
khám tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng
đồng trong thời gian từ tháng 12/2010 đến tháng
01/2012.
Tiêu chuẩn loại trừ là trẻ có tiền căn dị tật
bẩm sinh tim mạch, hô hấp, thần kinh cơ; tiền
căn bệnh lý mạn tính khác đi kèm: bại não, loạn
sản phế quản – phổi; và không hợp tác đo dao
động xung ký.
Phương pháp tiến hành
Các trẻ thỏa các điều kiện trên được lấy
thông tin, hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng bởi
các bác sĩ chuyên khoa nhi thuộc Trung tâm
Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng, và được chẩn
đoán hen phế quản dựa theo tiêu chuẩn của
GINA(23). Sau đó tất cả các đối tượng được tiến
hành đo dao động xung ký bằng máy
Masterscreen-IOS của hãng Jaeger, Đức.
Dao động xung ký: một máy tạo xung động
với nhiều tần số (5-35Hz) được phóng vào
đường dẫn khí trong lúc đối tượng hít thở bình
thuờng. Sự tương tác với hệ hô hấp sẽ làm thay
đổi tính chất các xung động. Các bộ phận chuyển
đổi áp suất và chuyển đổi lưu lượng sẽ được ghi
nhận và tính ra tổng trở Z (Impedance) của hệ
hô hấp. Sử dụng các thuật toán, người ta tính
được kháng lực đường dẫn khí R (Resistance) và
phản lực đường dẫn khí X (Reactance).
Kỹ thuật đo dao động xung ký: trẻ ngồi
thẳng lưng, đầu tựa vào ghế, dùng dụng cụ
kẹp mũi trẻ, hai tay đặt lên má (tránh phồng
má). Trẻ được hướng dẫn hít thở bình thường
qua ống ngậm khoảng 30 – 60 giây, trung bình
là 40 giây. Kết quả của các thông số R5, R20,
X5, Fres, AX trong dao động xung ký được ghi
nhận khi hàm Cohenrence ở tần số 5Hz và
20Hz đạt chuẩn (CO5 ≥ 0.7, CO20 ≥ 0.9). Sau
đó trẻ được thực hiện test dãn phế quản với
salbutamol liều 200mcg. Sau 15 phút trẻ sẽ
được tiến hành đo lại dao động xung ký, và
cũng ghi nhận các thông số R5, R20, X5, Fres,
AX và sự thay đổi của các thông số này sau
khi thực hiện test dãn phế quản. Theo Hội
lồng ngực Hoa Kỳ và Hội Hô hấp Châu Âu
(ATS/ERS): test dãn phế quản được gọi là có
đáp ứng khi R5 sau khi thực hiện test giảm
20% so với trước khi thực hiện test dãn phế
quản(5). Đây là tiêu chuẩn gợi ý chẩn đoán hen
phế quản dựa vào kết quả dao động xung ký.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 132
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
STATA 10.0. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản được
chẩn đoán theo GINA
Tỉ lệ mắc hen phế quản được chẩn đoán theo
GINA trong nhóm nghiên cứu chiếm 84%.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản được chẩn đoán theo GINA
Đặc điểm Hen phế quản (n=84) Không hen phế quản (n=16) Giá trị p
Giới tính
Nữ 35 11
0,046
Nam 49 5
Tuổi (tháng)
Nam 44,84 ± 9,03 44,8 ± 9,44 0,99
Nữ 47,23 ± 8,44 49,91 ± 10,23 0,39
Chung 45,83 ± 8,82 48,31 ± 9,98 0,32
Cân nặng (Kg)
Nam 17,89 ± 3,93 18,6 ± 4,83 0,71
Nữ 16,79 ± 3,54 18,36 ± 4,65 0,24
Chung 17,43 ± 3,79 18,44 ± 4,55 0,35
Chiều cao (cm)
Nam 100,79 ± 8,5 102,6 ± 8,08 0,65
Nữ 101,66 ± 7,83 104,91 ± 9,78 0,26
Chung 101,15 ± 8,19 104,19 ± 9,08 0,18
Tiền căn gia đình
Hen phế quản 28 (33,33%) 1 (6,25%) 0,03
Dị ứng 32 (38,1%) 2 (12,5%) 0,048
Tiền căn bản thân
Viêm mũi dị ứng 33 (39,29%) 2 (12,5%) 0,04
Dị ứng khác 18 (21,43%) 1 (6,25%) 0,16
Nhận xét: Tỉ lệ hen phế quản ở trẻ nam cao
hơn trẻ nữ là 1,4 lần (49/35) (p<0,05).
Không có sự khác biệt về tuổi, cân nặng,
chiều cao, tiền căn bản thân dị ứng giữa nhóm
bệnh nhân hen phế quản và nhóm không mắc
hen phế quản (p>0,05).
Nhóm bệnh nhi hen phế quản có tiền căn gia
đình bị hen phế quản, dị ứng, và tiền căn bản
thân bị viêm mũi dị ứng cao hơn nhóm trẻ
không mắc hen phế quản (p<0,05).
Bảng 2: Yếu tố khởi phát cơn hen ở bệnh nhân hen
phế quản được chẩn đoán theo GINA
Yếu tố khởi phát Tần số (n=84) Tỉ lệ (%)
Lạnh 20 23,81
Thay đổi thời tiết 16 19,05
Khói 15 17,86
Cúm 14 16,67
Gắng sức 14 16,67
Thức ăn 11 13,1
Bụi 7 8,33
Xúc cảm 3 3,57
Thuốc 1 1,19
Thú có lông 1 1,19
Nhận xét: Trong các yếu tố khởi phát cơn
hen phế quản, yếu tố lạnh (23,81%), thay đổi thời
tiết (19,05%) và khói (17,86%) là nguyên nhân
khiến bệnh nhân xuất hiện cơn hen phế quản
nhiều nhất.
Bảng 3: Kết quả dao động xung ký trước khi thực
hiện test dãn phế quản ở bệnh nhân hen được chẩn
đoán theo GINA
Thông số Giới
Hen phế
quản
(n = 84)
Không hen phế
quản (n = 16)
Giá trị P
R5
(kPa/L/s)
Nam 1,34 ± 0,37 1,16 ± 0,26 0,31
Nữ 1,37 ± 0,35 1,33 ± 0,2 0,75
Chung 1,35 ± 0,36 1,28 ± 0,23 0,45
R20
(kPa/L/s)
Nam 0,82 ± 0,24 0,84 ± 0,12 0,84
Nữ 0,86 ± 0,21 0,84 ± 0,12 0,57
Chung 0,84 ± 0,23 0,84 ± 0,12 0,97
X5
(kPa/L/s)
Nam -0,69 ± 0,29 -0,65 ± 0,28 0,77
Nữ -0,66 ± 0,2 -0,66 ± 0,2 0,97
Chung -0,68 ± 0,26 -0,66 ± 0,22 0,77
Fres
(kPa/L/s)
Nam 26,97 ± 9,57 23,94 ± 3,91 0,49
Nữ 27,74 ± 6,05 25,56 ± 3,95 0,27
Chung 27,3 ± 8,25 25,05 ± 3,88 0,29
AX (kPa/L) Nam 6,01 ± 2,69 4,79 ± 2,50 0,34
Nữ 6,71 ± 3,40 6,36 ± 2,55 0,76
Chung 6,30 ± 3,00 5,87 ± 2,57 0,60
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 133
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về kết quả dao động xung ký (R5, R20,
X5, Fres, AX) trước khi thực hiện test dãn phế
quản giữa nhóm bệnh nhân hen phế quản và
nhóm không hen phế quản (p>0,05).
Tỉ lệ bệnh nhân hen phế quản được gợi ý
dựa vào kết quả dao động xung ký có thử
thuốc dãn phế quản
Theo tiêu chuẩn của hiệp hội lồng ngực Hoa
Kỳ và Hội Hô hấp Châu Âu (ATS/ERS), tỉ lệ hen
phế quản được gợi ý chẩn đoán dựa vào kết quả
dao động xung ký có thử thuốc dãn phế quản là
71%.
Đánh giá sự phù hợp giữa chẩn đoán hen
phế quản theo GINA và gợi ý hen phế
quản dựa vào kết quả dao động xung ký có
thử thuốc dãn phế quản
Để đánh giá mức độ phù hợp giữa chẩn
đoán hen phế quản theo GINA và gợi ý chẩn
đoán hen phế quản dựa vào kết quả dao động
xung ký có thử thuốc, chúng tôi tiến hành tính
chỉ số Kappa.
Bảng 4: Đánh giá sự phù hợp giữa chẩn đoán hen phế
quản theo GINA và gợi ý chẩn đoán hen phế quản
dựa vào kết quả dao động xung ký có thử thuốc dãn
phế quản
Chẩn đoán hen phế quản
theo GINA
Có Không Tổng
Gợi ý chẩn đoán hen
phế quản dựa vào kết
quả dao động xung ký
có thử thuốc
Có 69 2 71
Không 15 14 29
Tổng 84 16 100
Chỉ số Kappa = 0,52; p < 0,01
Nhận xét: Với chỉ số Kappa là 0,52, cho thấy
sự phù hợp ở mức độ trung bình giữa chẩn đoán
hen phế quản theo GINA và gợi ý chẩn đoán
hen phế quản dựa vào kết quả dao động xung ký
có thử thuốc dãn phế quản.
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản được
chẩn đoán theo GINA
Qua thăm khám, hỏi bệnh sử, đánh giá theo
hướng dẫn của GINA trên 100 trẻ trong nhóm
nghiên cứu, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc hen phế
quản khá cao, chiếm 84%, do tiêu chuẩn chọn
mẫu của nghiên cứu chỉ nhận những trẻ có một
trong các triệu chứng khò khè, ho kéo dài, khó
thở trong 12 tháng qua.
Hen phế quản ở trẻ nhỏ thường gặp ở giới
nam hơn giới nữ(9,11,18,22,26). Nhưng khi trẻ lớn dần,
sự khác biệt về tỉ lệ hen phế quản giữa hai giới
thu hẹp dần, và đến quanh tuổi dậy thì, tỉ lệ hen
phế quản toàn bộ ở nữ nhiều hơn nam. Lý do vì
sao có sự khác biệt liên quan đến giới tính như
vậy vẫn chưa rõ(3, 4, 22). Tuy nhiên theo GINA cho
thấy khi sinh ra, kích thước phổi ở trẻ em nam
nhỏ hơn trẻ em gái nhưng đến khi trưởng thành
thì kích thước phổi nam giới lớn hơn nữ giới(22).
Hen phế quản thường xuất hiện trong giai
đoạn sớm của cuộc đời(34), theo AIRIAP tuổi chẩn
đoán hen phế quản trung bình là 3,8 ± 2,6 tuổi(18),
nghiên cứu của Phan Lộc Mai cho thấy đa số các
trường hợp tuổi khởi phát hen phế quản ở trong
năm đầu tiên (44,94%)(26). Do đó, trẻ nhỏ cần
được phát hiện sớm, phòng ngừa và kiểm soát
tốt hen phế quản để đảm bảo cho sự phát triển
thể chất và tinh thần.
Với tiến bộ của sinh học phân tử và di truyền
người ta thấy rằng hen phế quản có yếu tố di
truyền(3,21,22). Các dữ kiện hiện nay cho thấy rất
nhiều gene có thể liên quan trong sinh bệnh học
của hen(10,32). Gia đình có người mắc hen phế
quản hoặc các bệnh dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh
hen phế quản sẽ cao hơn so người trong gia đình
không bị hen phế quản hoặc bị dị ứng.
Cơ địa dị ứng là một yếu tố quan trọng hình
thành hen phế quản ở mỗi cá thể(25). Tầm quan
trọng của dị ứng như một nguyên nhân của hen
phế quản đã được nhấn mạnh và đó được coi
như một trong các yếu tố nguy cơ, thậm chí là
yếu tố nguy cơ rất quan trọng cần thiết bộc lộ
hen phế quản(8). Đa số bệnh nhân hen phế quản
có tiền căn viêm mũi và đến 30% bệnh nhân
viêm mũi dai dẳng đã mắc hay sẽ mắc hen phế
quản(19). Viêm mũi thường xuất hiện trước hen
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 134
phế quản, và cũng là yếu tố nguy cơ làm xuất
hiện và tăng nặng thêm bệnh hen(27,29). Vì vậy,
theo khuyến cáo của ARIA 2008, bệnh nhân
viêm mũi dị ứng nên được xác định có bị hen
phế quản hay không, và trong kế hoạch hành
động phải điều trị đồng thời cả hai bệnh(7).
Khi thay đổi thời tiết, lạnh, bệnh nhân
thường xuất hiện cơn hen phế quản. Theo
GINA, trong điều kiện mùa và khí quyển nào đó
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đợt hen kích phát
phát triển qua nhiều cơ chế gồm bụi và ô nhiễm,
tăng các dị nguyên qua đường dẫn khí, và thay
đổi về nhiệt độ và độ ẩm(22).
Các loại khói như khói thuốc lá, khói than
củi cũng là một trong những nguyên nhân
đứng đầu gây hen phế quản. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, các trẻ tiếp xúc với khói
chủ yếu là khói thuốc lá do người nhà hút
thuốc. Tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi
trường (hút thuốc lá thụ động) làm tăng nguy
cơ xuất hiện các bệnh hô hấp dưới ở trẻ em, và
làm tăng tần suất, mức độ nặng các triệu
chứng ở trẻ bị hen phế quản. Do đó, người
thân trong gia đình trẻ không nên hút thuốc lá
trong nhà hay trong phòng của trẻ(22).
Kết quả dao động xung ký trước khi thực
hiện test dãn phế quản cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về kháng lực
đường dẫn khí R5, R20, phản lực đường dẫn khí
X5, tần số cộng hưởng Fres, và vùng phản lực
AX giữa nhóm bệnh nhân hen phế quản và
nhóm không hen phế quản (p>0,05). Kết quả này
cũng tương tự với nghiên cứu của Alex
Marotta(20), Song TW(31), và Yixin Shi(30).
Tỉ lệ bệnh nhân hen phế quản được gợi ý
dựa vào kết quả dao động xung ký có thử
thuốc dãn phế quản: là 71%
Với chỉ số Kappa là 0,52, kết quả nghiên cứu
cho thấy có sự phù hợp ở mức độ trung bình
giữa chẩn đoán hen phế quản theo GINA và gợi
ý chẩn đoán hen phế quản dựa vào kết quả dao
động xung ký có thử thuốc dãn phế quản.
Năm 2006, Hội lồng ngực Hoa kỳ (American
Thoracic Society – ATS) cùng với Hội Hô hấp
châu Âu đã đồng thuận đưa dao động xung ký
vào tài liệu hướng dẫn thăm dò chức năng hô
hấp ở trẻ tuổi mẫu giáo(5). Với phương pháp này
sẽ giúp cải thiện đáng kể trong việc chẩn đoán
tắc nghẽn đường dẫn khí, theo dõi điều trị và
diễn tiến bệnh.
Dao động xung ký là một kỹ thuật không
xâm lấn, an toàn, đơn giản, dễ thực hiện, và đòi
hỏi rất ít sự hợp tác của bệnh nhi. Các trẻ chỉ cần
hít thở bình thường qua ống ngậm khoảng 30 –
60 giây thì có thể ghi nhận được kết quả kháng
lực đường dẫn khí nên có thể thăm dò chức
năng hô hấp cả ở những trẻ nhỏ 2 tuổi(6). Trong
khi đó, xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp ký
được GINA khuyến cáo sử dụng trong chẩn
đoán hen phế quản(22), thì phụ thuộc rất nhiều
vào sự gắng sức của bệnh nhân, nên thường rất
khó thực hiện ở các trẻ nhỏ. Bên cạnh đó,
phương pháp thăm dò này cần phải có những kỹ
thuật viên được đào tạo tốt và có kinh nghiệm để
hướng dẫn chi tiết rõ ràng cho bệnh nhân làm
thế nào để gắng sức đúng mức.
Khi thực hiện đo dao động xung ký, mỗi trẻ
sẽ được sử dụng ống ngậm riêng nên giúp tránh
được tình trạng lây truyền các bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp trong khi tiến hành đo. Ngoài ra,
cũng tương tự như hô hấp ký, dao động xung ký
cũng thực hiện được các test dãn phế quản hay
kích thích phế quản, để từ đó xác định được
nghẽn tắc ngoại biên hoặc trung ương, và hội
chứng hạn chế(2,5,15,17,24,31,33). Đặc biệt, dao động
xung ký có thể được dùng trong phòng cấp cứu
để đánh giá chức năng phổi và đánh giá đáp ứng
điều trị ở những trẻ bị cơn hen cấp(12).
So với hô hấp ký, nhiều nghiên cứu về hen
phế quản ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo đã cho thấy dao
động xung ký nhạy hơn hô hấp ký(17,20,31), đặc
hiệu hơn FEV1(17,33) trong chẩn đoán hen phế
quản dựa vào kết quả đáp ứng với thuốc dãn
phế quản, và xem dao động xung ký là một công
cụ hữu ích giúp chẩn đoán sớm và can thiệp sớm
hen phế quản(20,31).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 135
Trong theo dõi điều trị hen phế quản, nghiên
cứu của Yixin Shi và cộng sự sử dụng dao động
xung ký trong đánh giá kiểm soát hen phế quản
ở trẻ em. Nghiên cứu thực hiện ở các trẻ khỏe
mạnh và các trẻ hen phế quản tuổi từ 6 -17 tuổi;
các trẻ được đo hô hấp ký và dao động xung ký
trước và sau test dãn phế quản. Kết quả cho thấy
hô hấp ký cung cấp thông tin khách quan quan
trọng, nhưng những giá trị thường bình thường
ở trẻ hen phế quản nhẹ đến trung bình. Ngoài ra,
kết quả hô hấp ký không thể phản ánh chính xác
rối loạn chức năng đường dẫn khí nhỏ. Trong
khi đó, dao động xung ký có thể cung cấp thông
tin hữu ích, đáng tin cậy để đo lường tắc nghẽn
đường dẫn khí nhỏ, qua đó đánh giá tình trạng
kiểm soát hen phế quản ở trẻ em kết hợp với
bệnh sử và hô hấp ký(30).
KẾT LUẬN
Dao động xung ký có thể là một phương
pháp thăm dò chức năng hô hấp thay thế hô hấp
ký, hỗ trợ cho chẩn đoán hen phế quản cùng với
các tiêu chuẩn hướng dẫn của GINA ở những trẻ
không hợp tác đo hô hấp ký. Mạng lưới chăm
sóc hô hấp ở trẻ nhỏ cần ứng dụng dao động
xung ký trong hỗ trợ chẩn đoán, và theo dõi đáp
ứng điều trị hen phế quản ở trẻ em một cách
rộng rãi. Đồng thời, cần có những nghiên cứu
trong nước sâu hơn về đặc điểm của dao đông
xung ký trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ
nhỏ cũng như ở người lớn tuổi không thể hợp
tác thực hiện các phương pháp thăm dò chức
năng hô hấp khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agertoft L, Pedersen S (1994). Effects of long-term treatment
with an inhaled corticosteroid on growth and pulmonary
function in asthmatic children. Respir Med;88:373-81.
2. Al-Mutairi SS, Sharma PN, Al-Alawi A, Al-Deen JS (2007).
Impulse oscillometry: an alternative modality to the
conventional pulmonary function test to categorise obstructive
pulmonary disorders. Clin Exp Med;7:56-64.
3. Albert RK, Spiro SG, Jett JR (2008). Clinical respiratory
medicine.551-8.
4. American College of Chest Physicians (2009). The ACCP
Pulmonary medicine board review.25th:81-112.
5. Beydon N, Davis SD, Lombardi E, et al. (2007). An official
American Thoracic Society/European Respiratory Society
statement: pulmonary function testing in preschool children.
Am J Respir Crit Care Med;175:1304-45.
6. Bisgaard H, Pedersen S, Anhoj J, et al. (2007). Determinants of
lung function and airway hyperresponsiveness in asthmatic
children. Respir Med;101:1477-82.
7. Bousquet J, Khaltaev N, Cruz AA, et al. (2008). Allergic Rhinitis
and its Impact on Asthma (ARIA) 2008 update. Allergy;63
Suppl 86:8-160.
8. 8. Burrows B, Martinez FD, Halonen M, Barbee RA, Cline
MG (1989). Association of asthma with serum IgE levels and
skin-test reactivity to allergens. N Engl J Med;320:271-7.
9. Đặng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Thu Ba (2009). Xác định tần
suất và một số yếu tố nguy cơ hen phế quản ở học sinh cấp I
quận Gò Vấp. Tập 13, phụ bản số 1. Tạp chí Y học TP Hồ Chí
Minh.
10. Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa (2009). Bệnh học nội khoa.
Đại học Y dược TP HCM, NXB Y học, tr 279-288
11. Đào Minh Tuấn (2011). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ lâm sàng
và đánh giá hiệu quả kiểm soát hen phế quản trẻ em. Y học
thực hành (760) - số 4, tr 63-66.
12. Ducharme FM, Davis GM (1997). Measurement of respiratory
resistance in the emergency department: feasibility in young
children with acute asthma. Chest;111:1519-25.
13. Eigen H, Bieler H, Grant D, et al. (2001). Spirometric
pulmonary function in healthy preschool children. Am J Respir
Crit Care Med;163:619-23.
14. Frei J, Jutla J, Kramer G, Hatzakis GE, Ducharme FM, Davis
GM (2005). Impulse oscillometry: reference values in children
100 to 150 cm in height and 3 to 10 years of age. Chest;128:1266-
73.
15. Kim HY, Shin YH, Jung da W, Jee HM, Park HW, Han MY
(2009). Resistance and reactance in oscillation lung function
reflect basal lung function and bronchial hyperresponsiveness
respectively. Respirology;14:1035-41.
16. Komarow HD, Myles IA, Uzzaman A, Metcalfe DD Impulse
oscillometry in the evaluation of diseases of the airways in
children. Ann Allergy Asthma Immunol;106:191-9.
17. Komarow HD, Skinner J, Young M, et al. (2012). A study of the
use of impulse oscillometry in the evaluation of children with
asthma: analysis of lung parameters, order effect, and utility
compared with spirometry. Pediatr Pulmonol;47:18-26.
18. Lai CK, De Guia TS, Kim YY, et al. (2003). Asthma control in
the Asia-Pacific region: the Asthma Insights and Reality in
Asia-Pacific Study. J Allergy Clin Immunol;111:263-8.
19. Leynaert B, Bousquet J, Neukirch C, Liard R, Neukirch F (1999).
Perennial rhinitis: An independent risk factor for asthma in
nonatopic subjects: results from the European Community
Respiratory Health Survey. J Allergy Clin Immunol;104:301-4.
20. Marotta A, Klinnert MD, Price MR, Larsen GL, Liu AH (2003).
Impulse oscillometry provides an effective measure of lung
dysfunction in 4-year-old children at risk for persistent asthma.
J Allergy Clin Immunol;112:317-22.
21. Mason RJ, Murray JF (2010). Murray and Nadel's Textbook of
Respiratory Medicine.I:883-918.
22. National Institutes of health NH, Lung and Blood Institute
(2010). "Global strategy for asthma management and
prevention".
23. National Institutes of health NH, Lung and Blood Institute
(2011). "Global strategy for asthma management and
prevention".
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 136
24. Oostveen E, MacLeod D, Lorino H, et al. (2003). The forced
oscillation technique in clinical practice: methodology,
recommendations and future developments. Eur Respir
J;22:1026-41.
25. Pearce N, Pekkanen J, Beasley R (1999). How much asthma is
really attributable to atopy? Thorax;54:268-72.
26. Phan Lộc Mai (2004). Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
suyễn ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi ở bệnh viện Nhi đồng 1. Luận
văn thạc sĩ nhi khoa.
27. Price D, Zhang Q, Kocevar VS, Yin DD, Thomas M (2005).
Effect of a concomitant diagnosis of allergic rhinitis on asthma-
related health care use by adults. Clin Exp Allergy;35:282-7.
28. Schweitzer C, Moreau-Colson C, Marchal F (2002). Respiratory
impedance response to a deep inhalation in asthmatic children
with spontaneous airway obstruction. Eur Respir J;19:1020-5.
29. Settipane RJ, Hagy GW, Settipane GA (1994). Long-term risk
factors for developing asthma and allergic rhinitis: a 23-year
follow-up study of college students. Allergy Proc;15:21-5.
30. Shi Y, Aledia AS, Tatavoosian AV, Vijayalakshmi S, Galant SP,
George SC (2012). Relating small airways to asthma control by
using impulse oscillometry in children. J Allergy Clin
Immunol;129:671-8.
31. Song TW, Kim KW, Kim ES, Park JW, Sohn MH, Kim KE
(2008). Utility of impulse oscillometry in young children with
asthma. Pediatr Allergy Immunol;19:763-8.
32. Wiesch DG, Meyers DA, Bleecker ER (1999). Genetics of
asthma. J Allergy Clin Immunol;104:895-901.
33. Yaegashi M, Yalamanchili VA, Kaza V, Weedon J, Heurich AE,
Akerman MJ (2007). The utility of the forced oscillation
technique in assessing bronchodilator responsiveness in
patients with asthma. Respir Med;101:995-1000.
34. Yunginger JW, Reed CE, O'Connell EJ, Melton LJ, 3rd, O'Fallon
WM, Silverstein MD (1992). A community-based study of the
epidemiology of asthma. Incidence rates, 1964-1983. Am Rev
Respir Dis;146:888-94.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_dao_dong_xung_ky_trong_chan_doan_hen_phe_quan.pdf