Giá trị thặng dư qua thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bình Dương

Cần phải có các công cụ đủ mạnh để quản lý kinh tế thị trường, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, phân phối giá trị lao động công bằng, giảm thiểu và dần xóa bỏ bóc lột không để “bóc lột” trở thành bản chất xã hội, xóa bỏ độc quyền, cạnh tranh lành mạnh, áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thăng dư tương đối tức là phương pháp phải ứng dụng tiến bộ khoa học nâng cao năng suất, để rút ngắn thời gian tất yếu, do đó thời gian thặng dư sẽ kéo dài ra và sản phẩm thặng dư sẽ nhiều hơn thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, “Sự tồn tại của các quan hệ bóc lột trong nền kinh tế là một tất yếu lịch sử tùy thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Bởi vậy, việc vận dụng nó cũng giống như vận dụng các quy luật kinh tế khách quan. Vận dụng đúng nó sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Nếu vận dụng sai thì hoặc là nhà tư bản không có động lực đầu tư sản xuất, hoặc là người lao động không có động lực để tham gia quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, thì xã hội sẽ bị đình đốn. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tư bản và lao động trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa các bên (nhà doanh nghiệp, người lao động và xã hội) và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của lực lượng sản xuất”[6]. Lựa chọn kinh tế tư nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trường tốt để con người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá tri nhân văn chân chính của kinh tế tư nhân

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị thặng dư qua thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 10 (35) - Thaùng 12/2015 93 Giá trị thặng dư qua thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Bình Dương The surplus value in the reality development of the private sector in Binh Duong province ThS. Lê Đình Bình Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM M.A. Le Dinh Binh School Education Management Officer of Ho Chi Minh City Tóm tắt Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nhận thức đúng đắn về giá trị thặng dư trong kinh tế tư nhân, không những không làm mất đi giá trị định hướng nhận thức của lý luận Mác – Lênin, mà còn là cơ sở để nhận thức đúng, phù hợp thực tiễn khách quan. Qua đó, đòi hỏi các ngành, các cấp có các cơ chế chính sách, cũng như là những ưu đãi, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân của tỉnh Bình Dương nói riêng. Bài viết đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá thực trạng một cách khách quan. Từ đó, đề xuất quan điểm nhận thức đối với lý luận giá trị thặng dư trong nhận thức và vận dụng trong thực tế, làm cho kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Từ khóa: kinh tế tư nhân, giá trị thặng dư, bóc lột, động lực phát triển, phương tiện hữu hiệu... Abstract In market mechanism of socialist orientation, the right perception of surplus value in the private sector is not only remaining value of perceptive orientation of Marxism - Leninism, but also as a basis to perceive properly, consistent with objective practice. Thereby, branches, levels are required to have policy mechanisms as well as incentives, consistent with the development situation of the private sector in general as well as that of Binh Duong province in particular. The article exposes a way to recognize, assess the real situation objectively. Since then, there are proposals of cognitive views toward the theory of surplus value in perception and applying in practice, making the private sector become an important force positively contributing to the economy and society of Binh Duong province. Keywords: private sector, surplus value, exploitation, development dynamics, effective means Đặt vấn đề Lý luận giá trị thặng dư là một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác. Nhưng theo V.I.Lênin: “Chúng ta không thể coi lý luận của Mác như là cái gì đó đã xong xuôi và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người XHCN cần phát triển hơn nữa mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” [3; 232]. Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã hướng cho chúng ta phải nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh chủ nghĩa Mác nói chung, lý luận giá trị thặng dư nói riêng 94 cho phù hợp với những điều kiện, những mối quan hệ thực tế cụ thể, chứ không phải phê phán phủ nhận nó. Khẳng định tính đúng đắn về lý luận giá trị thặng dư, không phải để nhằm kỳ thị thành phần kinh tế tư nhân hiện nay. Mà qua đó hiểu rõ mục đích, bản chất, động lực của kinh tế tư nhân, để có chính sách thích hợp, vừa khuyến khích nó phát triển, vừa có chính sách quản lý và điều tiết hợp lý để sử dụng kinh tế tư nhân. Qua đó, đòi hỏi việc nhìn nhận lý thuyết thặng dư theo thực tế phát triển của từng giai đoạn cho phù hợp, từ đó đúc kết nhằm đưa đến một cái nhìn mới theo hướng bổ sung phát triển lý luận học thuyết kinh tế của Mác. 1. Khái quát về lý luận giá trị thặng dư của Mác V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Học thuyết giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” [4; 55], mà học thuyết kinh tế của Mác lại là nội dung chủ yếu của học thuyết của chủ nghĩa Mác. Khi nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của Mác và sự phát triển mạnh của kinh tế tư nhân, chúng ta cần hiểu rằng: giá trị thặng dư và bóc lột giá trị thặng dư là hai phạm trù có tính chất khác nhau, cũng là giá trị thặng dư nhưng trong quan hệ kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư đó không thuộc về người lao động mà đáng ra họ phải là người làm ra và được thụ hưởng, mà phần lớn giá trị thặng dư đó lại rơi vào túi những ông chủ tư sản. Ngược lại thành phần kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay, giá trị thặng dư có được dù là kinh tế tư bản nhà nước hay kinh tế tư nhân tư bản, thì bằng cơ chế quản lý nhà nước giá trị thặng dư đó vẫn được phân phối lại một cách hợp lý, phù hợp với luật pháp về quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người thuê lao động, như vậy, trong quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất nó khác nhau như Mác đã khẳng định bản chất bóc lột giá trị thặng dư của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) là không thay đổi và học thuyết về trị thặng dư của Mác vẫn còn nguyên giá trị, cho dù thời gian và nền kinh tế của thế giới có những biến động và thay đổi, hình thức bóc lột giá trị thặng dư của CNTB có thay đổi, nhưng bản chất bóc lột vẫn không hề thay đổi. Ngày nay nhờ vào khoa học - công nghệ nền kinh tế các quốc gia trên thế giới đang phát triển mạnh, tạo ra lượng giá trị thặng dư khổng lồ. Nhưng, chúng ta cần nhận thức rằng vấn đề bóc lột hay không bóc lột, không phải ở chỗ làm ra nhiều hay ít giá trị thặng dư, mà ở chỗ phân phối giá trị thặng dư đó như thế nào, kinh tế tư nhân ở hai chế độ khác nhau, có phương thức sản xuất khác nhau, quan hệ sản xuất, mục tiêu xã hội khác nhau, thì giá trị thặng dư và phần thụ hưởng trong việc phân phối lại giá trị thặng dư cho người lao động (trong tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư) là không giống nhau. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất ra giá trị thặng dư và bóc lột giá trị thặng dư là hai giai đoạn của một quá trình bóc lột, trong cơ chế kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay, hai giai đoạn này cần được hiểu là tạo ra giá trị thặng dư, là điều kiện cần để phát triển giai đoạn tiếp theo là “phân phối lại giá trị thặng dư” cho người lao động, trên nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Có thể khẳng định rằng để có được giá trị thặng dư thì trong bất kì xã hội nào cũng cần phải tìm cách tăng giá trị thặng dư. Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân góp phần không nhỏ (Bảng 1) cho sự tăng trưởng nói chung của cả nền kinh tế hoạt động theo quy luật của cơ chế thị trường. 95 Bảng 1: Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP Bình Dương Đơn vị tính: % Khu vực kinh tế Năm 2003 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Trung bình Khu vực nhà nước 16,08 14,37 13,43 25,50 24,45 28,32 20,36 Khu vực tư nhân 13,25 44,06 44,34 32,80 34,06 33,87 38,73 Khu vực FDI 40,68 41,58 42,23 41,70 41,49 37,81 40,91 Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, niên giám thống kê 2006, 2008 và báo cáo tình hình KT-XH, AN-QP tỉnh Bình Dương năm 2009 Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, khi nói tới kinh tế tư nhân là chúng ta thường nghĩ ngay đến vấn đề “bóc lột”. Nhưng cần phải thấy rằng, một nền kinh tế càng phát triển thì càng phải có giá trị thặng dư mà kinh tế tư nhân hiện nay đóng góp phần lớn giá trị thặng dư trong toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách tổ chức của kinh tế xã hội, sản xuất hàng hoá cũng mang tính quá độ. Nghĩa là, vừa có lợi ích của nhân dân, vừa có lợi ích của tư nhân. Nhưng dù là nền kinh tế hàng hoá nào thì sản phẩm cũng đều mang hình thức giá trị thặng dư, mặc dù chúng phản ánh những quan hệ xã hội đối lập nhau. Trong đó, giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ bóc lột và bị bóc lột vẫn được coi là nhân tố”[8], vừa là “chấp nhận được trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, vừa là “phương tiện phát triển kinh tế của giai đoạn quá độ”, và là “động lực làm giàu”. Chính vì vậy, cốt lõi của vấn đề là phải tạo điều kiện môi trường cho sự gia tăng khối lượng giá trị thặng dư toàn xã hội ngày càng lớn, tỷ suất ngày càng cao, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp để phân phối lại giá trị thặng dư ngày càng nhiều, giúp cho người lao động được thụ hưởng ngày càng tốt hơn nhũng thành quả do mình tạo ra trong họat động lao động sản xuất chính là điều mà chúng ta đang hướng tới. 2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Bình Dương trong thời gian qua Có thể thấy đồng tiền chỉ trở thành công cụ sinh lời nếu biết cách đầu tư đúng hướng. Bất kỳ người lao động nào có tư tưởng làm giàu cũng sẽ thành nhà tư bản nếu biết sử dụng hợp lý tiền của mình trong đầu tư, kinh doanh. Nếu chỉ để tích lũy không đầu tư thì đó là đồng tiền chết, không những không có lợi cho cá nhân đó mà còn không có lợi cho những người cần vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh. Nhưng, những thành quả trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trên một số lĩnh vực có lợi cho người lao động ở tỉnh Bình Dương qua các năm là điều cần phát huy tạo môi trường, điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Những thành tựu đạt được trên một số lĩnh vực qua các năm Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh theo ngành kinh tế có ích cho an sinh xã hội của 96 Tỉnh qua các năm Giáo dục & đào tạo: 2009 là 88 tỷ đồng; 2010 là 220 tỷ đồng; 2011 là 354 tỷ đồng. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: 2009 là 290 tỷ đồng; 2010 là 969 tỷ đồng; 2011 là 1.064 tỷ đồng Nghệ thuật, vui chơi giải trí: 2009 là 1.886 tỷ đồng; 2010 là 2.413 tỷ đồng; 2011 là 2.723 tỷ đồng Khai thác, xử lý và cung cấp nước: 2009 là 3.239 tỷ đồng; 2010 là 4.221 tỷ đồng; 2011 là 5.542 tỷ đồng Thoát nước và xử lý nước thải: 2009 là 88 tỷ đồng; 2010 là 95 tỷ đồng; 2011 là 25 tỷ đồng Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu: 2009 là 39 tỷ đồng; 2010 là 101 tỷ đồng; 2011 là 183 tỷ đồng. Qua các chỉ số nêu trên cho thấy, các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã đầu tư vốn sản xuất kinh doanh, trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây liên tục tăng và nó là công cụ sinh lời cho dù là đầu tư vào lĩnh vực nào thì qua đó nó cũng góp phần tạo ra giá trị thặng dư không chỉ cho nhà đầu tư, mà còn làm tăng thêm giá trị cho các ngành, nghề, lĩnh vực có ích cho an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. C.Mác cho rằng: chỉ có lao động trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị, còn lao động ở khu vực lưu thông (trừ giao thông vận tải) không sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư, do đó lợi nhuận mà các nhà tư bản ở khu vực này nhận được là do nhà tư bản ở khu vực sản xuất “nhường” cho. Ngày nay, cách hiểu này cần được bổ sung khi thực tiễn đã có sự thay đổi, nhận thức lý luận cũng cần thay đổi bổ sung cho phù hợp. Đó chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay, không phải chỉ lao động ở khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, mà cả lao động ở khu vực sản xuất ra các dịch vụ, lao động quản lý cũng tạo ra giá trị mới, trong đó cũng có thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Lao động tạo ra giá trị mới trong các doanh nghiệp tư nhân ở Bình Dương rất phong phú và đa dạng được thể hiện qua một số hoạt động của các doanh nghiệp trên các lĩnh vực sau: Số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động tại Bình dương Doanh nghiệp – (Enterprise) tổng số doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Tỉnh tính đến tháng 9/2013 là: 14.754 DN Doanh nghiệp tư nhân: 2009 có 1.300 DN; 2010 có 1.330 DN; 2011 có 1.310 DN. Cơ cấu – Structure (%). Doanh nghiệp tư nhân: 2009 là 20.06%; 2010 là 17.89%; 2011 là 15.10%. Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài: 2009 có 1.234 DN; 2010 có 1.285 DN; 2011có 1.375 DN. Cơ cấu – Structure (%) Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài: 2009 là 19.33%; 2010 là 17.28%; 2011 là 15.85%. Số doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành kinh tế ở một số lĩnh vực có lợi cho an sinh xã hội. Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo: 2009 có 27 DN; 2010 có 33 DN; 2011có 36 DN. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: 2009 có 28 DN; 2010 có 33 DN; 2011có 36 DN. Doanh nghiệp tư nhân: 2009 là 712; 2010 là 730; 2011 là 765. Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài: 2009 là 12.961; 2010 là 17.522; 2011 là 23.885. Số cơ sở kinh tế cá thể: năm 2009 có 60.615 cơ sở; năm 2010 có 68.117 cơ sở; năm 2011 có 72 832 cơ sở. Như vậy, không chỉ có lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị, mà cả lao động sản xuất trong lĩnh vực phi vật chất cũng tạo ra giá trị mới. Không chỉ 97 có lao động của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mới tạo ra giá trị, mà cả lao động nghiên cứu khoa học kỹ thuật (C.Mác từng dự báo khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp), lao động quản lý doanh nghiệp cũng tạo ra giá trị mới. Những hạn chế cần khắc phục Những thành tựu trong đó có sự đóng góp lớn của kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương là điều đáng tự hào, khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương cũng bộ lộ những hạn chế, khó khăn cần khắc phục tháo gỡ như: Trong cơ chế, quản lý của tỉnh chưa đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, ví dụ như vụ việc khiếu kiện kéo dài của doanh nghiệp tư nhân Hằng Hữu có Công ty cổ phần Đại Nam với lãnh đạo tỉnh Bình Dương Chưa thật sự cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do đó mức thu hút vốn đầu tư liên tục bị tụt hạng so với các tỉnh thành khác trong những năm gần đây. Các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp, việc tổ chức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh còn mang tính hình thức. 3. Đề xuất quan điểm nhận thức về lý luận giá trị thặng dư Trong nhận thức về bóc lột giá trị thặng dư Chúng ta cần nhận thức đúng (không phải nhận thức lại) khái niệm bóc lột và bóc lột giá trị thặng dư trong học thuyết Mác. Từ đó, có cơ sở khoa học để luận giải những hiện tượng kinh tế của xã hội hiện nay. “Bóc lột” là một bộ phận người trong xã hội hoặc tập đoàn xã hội nào đó, chiếm đoạt không có bồi thường thành quả lao động của một người khác hoặc của tập đoàn xã hội. Do đó, thuộc tính bản chất của bóc lột là “chiếm đoạt giá trị thặng dư”, thành quả lao động của người khác, không chỉ dựa vào tư liệu sản xuất hoặc tư bản tiền tệ hoặc mọi thủ đoạn nhằm đạt mục đích chiếm đoạt. Phân phối sản phẩm, thành quả của lao động, giá trị thặng dư là một phạm trù kinh tế - xã hội, tính chất của chúng không hoàn toàn giống nhau dưới các chế độ khác nhau, trong những điều kiện sản xuất khác nhau. Trong mối quan hệ này, nó thể hiện quan hệ bóc lột giá trị thặng dư của người này đối với người khác, trong mối quan hệ khác, nó không phải là bóc lột. Điều đó là do quan hệ sản xuất thống trị và chế độ chính trị nơi mà nó tồn tại chi phối. C.Mác chỉ rõ: nguồn gốc của giá trị thặng dư do người lao động tạo ra, nhưng không thuộc về người lao động, mà lại thuộc về chủ “tư bản” đó là sự bóc lột hiểu theo nghĩa: “bóc lột giá trị thặng dư”. Như vậy, “bóc lột giá trị thặng dư” gắn liền với “nền kinh tế thị trường” mà kinh tế thị trường luôn có sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu, vậy là khi nào nền kinh tế thị trường còn tồn tại thì chừng đó phải hiểu bóc lột giá trị thặng dư là còn lý do tồn tại dù muốn hay không. Điều này phần nào lý giải quan hệ bóc lột chưa thể xóa bỏ ngay, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng như là sự giải phóng sức sản xuất và kích thích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó. Ngày nay, trong xu thế hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới chúng ta phải học tập kinh nghiệm trong quá trình quản lý sản xuất của các nhà tư bản để sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lý luận của V.I.Lênin: “Tri thức về chủ nghĩa xã hội thì chúng ta có, nhưng chúng ta chưa có tri thức về tổ chức với quy mô hàng triệu người, chưa có tri thức về tổ chức và phân 98 phối sản phẩm... Cho nên chúng ta nói: dù hắn là tên đại bịp bợm, nhưng một khi hắn là một thương nhân đã từng làm công việc tổ chức sản xuất và phân phối cho hàng triệu và hàng chục triệu người, một khi hắn có kinh nghiệm thì chúng ta phải học ở hắn” [5; tr. 314-315]. Trong nhận thức về kinh tế tư nhân Theo V.I.Lênin, không thể “ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân, không phải là quốc doanh, tức là của thương mại, tức là của chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thể tránh được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó. Dại dột, vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào thực hiện được; tự sát, vì những Đảng nào định thi hành một chính sách như thế, nhất định sẽ bị phá sản”. Hơn nữa “một nước ở dưới sự lãnh đạo chính trị của giai cấp vô sản” thì “có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản tư nhân (chứ đừng nói gì chủ nghĩa tư bản nhà nước nữa) để xúc tiến chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa tư bản tư nhân mà lại đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hội? “Nhưng điều đó không có gì là ngược đời cả, đó là một sự thật kinh tế hoàn toàn không thể chối cãi được”. Cần phải nhận thức rằng, dù bất kỳ một thể chế kinh tế nào cũng không bao giờ là mục đích của nhân loại, kể cả kinh tế thị trường cũng không phải là ngoại lệ, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, nó chỉ là phương tiện để con người phát triển kinh tế, phát triển xã hội, ở nước ta hiện nay kinh tế tư nhân đã trở thành một phương tiện cực kỳ hiệu quả để phát triển kinh tế và xã hội, được nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Kinh tế tư nhân đã được khẳng định là nền tảng, động lực để phát triển kinh tế. Dưới chế độ tư bản, nó chịu ảnh hưởng của chế độ tư bản nên những nhà doanh nghiệp mang tính chất tư bản. Kinh tế tư nhân ở Bình Dương được sinh ra từ trong lòng của chế độ Chủ nghĩa xã hội, do chủ trương của Đảng, chịu sự quản lý của Nhà nước nên nó không chỉ tạo ra lượng giá trị thặng dư lớn mà còn tạo ra những lợi ích lớn cho an sinh xã hội như: tạo việc làm, khuyến khích sự sáng tạo trong lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của địa phương Việc thừa nhận sự tiến bộ, hợp pháp của kinh tế tư nhân và khuyến khích nó phát triển là khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều giá trị mới làm giàu chính đáng cho cá nhân, khuyến khích sự phát triển kinh tế - xã hội, chứ không phải là khuyến khích sự bóc lột. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện phát triển kinh tế tư nhân ở Bình Dương hiện nay. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư trong thực tế phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bình Dương Trong kinh tế tư nhân phần lãi thu được của chủ doanh nghiệp sau khi trừ chi phí, khấu hao tài sản cố định, giá trị dôi ra có được đó chính là bóc lột giá trị thăng dư. Tiền lãi cao, nếu tiền lương trả cho công nhân thấp. Vì vậy, bóc lột giá trị thặng dư chính là nguồn gốc đẻ ra sự phân cực về mọi mặt ngày càng lớn giữa người lao động và thuê lao động, tồn tại trong nền kinh tế thị trường là điều mà chúng ta cần phải có cơ chế quản lý phù hợp để hạn chế bóc lột khi chưa thể xóa bỏ. Đối với người lao động, nhà đầu tư đầu tư dưới các hình thức như cổ phiếu, 99 trái phiếu, tiền gửi ngân hàng thu được lợi tức cổ phần, lợi tức trái phiếu, lợi tức tiền gửi, người làm công tác khoa học - kỹ thuật đầu tư dưới hình thức bằng tri thức và kỹ thuật chuyên môn cao dành được thu nhập cao, thì những hình thức thu nhập này suy cho cùng là phân phối lại giá trị thặng dư, bởi họ sở hữu các yếu tố sáng tạo ra nó. Như vậy, không thuộc về bóc lột cần được khuyến khích phát triển. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động như: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Doanh nghiệp tư nhân: 2009 đạt 13.676 tỷ đồng; 2010 đạt 217.190 tỷ đồng; 2011 đạt 19.838 tỷ đồng. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: 2009 đạt 44.60 tỷ đồng; 2010 đạt 43.78 tỷ đồng; 2011 đạt 43.55 tỷ đồng. Chấp nhận sự tồn tại bóc lột giá trị thặng dư chính là tiền đề để giải quyết một số vấn đề thực tiễn cơ bản. Doanh nghịêp dân doanh sẽ không thể phát triển mạnh được, đầu tư nước ngoài cũng sẽ không thể thu hút (bảng 2) nhiều được nếu họ không đạt được mức tối thiểu về lãi, lãi càng cao tỷ lệ thuận với việc đầu tư càng nhiều. Nên mọi nỗ lực của Tỉnh trên lĩnh vực này muốn có hiệu quả, phải nhằm vào mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảng 2: Bảng tổng hợp thu hút đầu tư, tổng chi ngân sách qua các năm Tỉnh Bình Dương Các tiêu chí so sánh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu hút đầu tư trong nước 6.281 tỷ đồng 26.300 tỷ đồng 11.331 tỷ đồng 14.387 tỷ đồng 9.925 tỷ đồng Thu hút đầu tư nước ngoài 1,050 tỷ USD 889 triệu USD 2,609 tỷ USD 1, 320 tỷ USD 1, 530 tỷ USD Tổng chi ngân sách Nhà nước 6.600 tỷ đồng 8.000 tỷ đồng 9.500 tỷ đồng 10.000 tỷ đồng 11.500 tỷ đồng Nguồn niên giám thống kê Tỉnh Bình Dương 2012 và báo cáo tình hình KT-XH Tỉnh Bình Dương năm 2014 Qua so sánh (bảng 2) cho thấy trong khi tổng chi toàn xã hội từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp hoặc tăng không đáng kể, thì thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tăng mạnh, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh qua các năm. Vì vậy, nếu không chấp nhận bóc lột giá trị thặng dư thì không thể giải quyết được cơ bản, lâu dài vấn đề phát triển về vốn, về tăng trưởng. Khi người dân có tiền gửi ngân hàng, mua bán bất động sản, buôn bán kinh doanh ...có lợi nhuận, chính là cái đẻ ra lãi – từ đó đẻ ra “bóc lột giá trị thặng dư” và do đó ngày càng giàu thêm, làm cho dân giàu, nước mạnh, kinh tế - xã hội phát triển (C.Mác, không phân biệt lãi và lợi nhuận vì đều coi chúng là thuộc giá trị thặng dư). Chính vì vậy, nếu không chấp nhận “bóc lột giá trị thặng dư” để kích thích làm giàu của người có vốn và điều gì sẽ xẩy ra nếu không người có vốn không đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Như vậy, việc làm, thu nhập, tệ nạn, an sinh xã hội... sẽ được giải quyết như thế nào. 100 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong Tỉnh có lợi cho an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương Doanh nghiệp tư nhân: 2009 là 4.330 người; 2010 là 3.806 người; 2011 là 3.967 người. Cơ cấu – Structure (%) 2009 là 0.64%; 2010 là 0.52%; 2011 là 0.51%. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 2009 là 372.957 người; 2010 là 409.915 người; 2011 là 452.218 người. Cơ cấu – Structure (%) 2009 là 55.27%; 2010 là 55.97%; 2011 là 57.80%. Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể: 2009 có 100.325 người; năm 2010 có 118.840 người; năm 2011 có 126.812 người. Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: 2009 là 1.124 người; 2010 là 1.195 người; 2011 là 1.216 người. Giáo dục & đào tạo: 2009 là 445 người; 2010 là 514 người; 2011 là 733 người. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: 2009 là 1.175 người; 2010 là 1.745 người; 2011 là 2.177 người. Nghệ thuật, vui chơi giải trí: 2009 là 1.710 người; 2010 là 1.783 người; 2011 là 1.911 người. Trong thực tế nguồn gốc lợi nhuận đâu chỉ do mình sức lao động người công nhân, nông dân lao động làm ra mà ở đó còn có sự hiện diện của trí tuệ, chất xám, kinh nghiệm, quản lý....Nếu công nhận việc chủ doanh nghiệp tư nhân thuê lao động là bóc lột thì ít nhất, đó cũng là hình thức bóc lột mọi người đều chấp nhận được, luật pháp thừa nhận, bảo vệ và là thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và ông chủ (đôi bên cùng có lợi dù không công bằng), về nhận thức cần có quan điểm coi đó là làm giàu hợp pháp mà chính sách nhà nước kêu gọi, khuyến khích, đầu tư, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước (Bảng 3), xuất khẩu lao động. Bảng 3: Vốn đầu tư của các khu vực kinh tế tư nhân cho các ngành kinh tế có ích cho vấn đề an sinh xã hội của Tỉnh qua các năm Vốn đầu tư của các khu vực kinh tế tư nhân cho các ngành kinh tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước 7.968 tỷ đồng 14.223 tỷ đồng 18.246 tỷ đồng Vốn của tổ chức doanh nghiệp ngoài nhà nước 5.967 tỷ đồng 11.931 tỷ đồng 14.094 tỷ đồng Vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 14.015 tỷ đồng 12.667 tỷ đồng 17.438 tỷ đồng Vốn của dân cư 2.001 tỷ đồng 2.293 tỷ đồng 4.152 tỷ đồng Vốn đầu tư cho giáo dục 548 tỷ đồng 559 tỷ đồng 823 tỷ đồng Vốn đầu tư cho y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 461 tỷ đồng 447 tỷ đồng 546 tỷ đồng Vốn đầu tư cho nghệ thuật, vui chơi giải trí 344 tỷ đồng 331 tỷ đồng 393 tỷ đồng Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012 101 Trong kinh doanh, đầu tư thậm chí chủ doanh nghiệp tư nhân còn phải chấp nhận đầu tư kinh doanh mạo hiểm thua lỗ do giá cả bấp bênh, biến động thị trường và các nguy cơ phá sản do thua lỗ, tác động từ sự thiếu ổn định và thiếu chuyên nghiệp của thị trường lao động hoặc do các tai nạn lao động và thiên tai bất thường, tác động của tình hình kinh tế thế giới v.v... thì có lãi cao hoặc phá sản trắng tay, ta thấy (bảng 2) vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải năm nào cũng tăng năm 2010 là 14.015 tỷ đồng, năm 2011 là 12.667 tỷ đồng, nếu đầu tư có lời số vốn đầu tư sẽ tiếp tục tăng tăng, nhưng vì các nguyên nhân như đã phân tích ở trên nên vốn đầu tư có những năm không những không tăng mà còn giảm. Vậy, người chủ doanh nghiệp “đáng” được hưởng để “bù đắp” rủi ro và cũng “đáng” phải chịu nếu rủi ro vì dám làm dám chịu mà người lao động không thể chịu thay được. Nếu cho rằng đầu tư phải có lợi nhuận, mà có lợi nhuận (lãi là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư) là bóc lột, thì không đầu tư mà gửi tiền vào ngân hàng cũng có lãi và lấy lãi để chi tiêu, chắc chắn người lao động sẽ phản đối vì mất việc làm không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Tỷ lệ thất nghiệp của Tỉnh qua các năm: năm 2010 là 2.60%; năm 2011 là 2.35%; 2012 là 2.15%. Năm 2013 giải quyết việc làm mới cho trên 46.000 lao động. Về bảo hiểm thất nghiệp, đã giải quyết chi trả cho 46.987 người hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền 365 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2014 đã giải quyết việc làm mới được 57.200 người, hỗ trợ học nghề cho 836 người, chi bảo hiểm xã hội 3.031 tỷ đồng, chi hưởng bảo hiểm thất nghiệp 356 tỷ đồng cho 49.700 lượt lao động. C.Mác chỉ ra rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất"[2, 347]. Như vậy, trong điều kiện hiện nay ở Bình Dương việc chấp nhận khái niệm “bóc lột” không còn là điều né tránh. Vấn đề là thu lại giá trị thặng dư (thu qua thuế) và phân phối giá trị thặng dư (đầu tư cho an sinh xã hội, nâng chất lượng cuộc sống nhân dân trong toàn Tỉnh) đó như thế nào và phân phối có công bằng hay không mà thôi. Bất cứ doanh nghiệp tư nhân nào, ở bất kỳ địa phương nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước bằng việc đóng thuế. Thuế lấy từ đâu, từ giá trị thặng dư (m). Thu ngân sách qua thuế của tỉnh Bình Dương qua các năm: Thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: năm 2010 là 11.936.7 tỷ đồng; năm 2011 là 14.033.5 tỷ đồng; năm 2012 là 15.500.0 tỷ đồng. Thu từ thuế thu nhập cá nhân: năm 2010 là 1.196.9 tỷ đồng; năm 2011 là 1.808.9 tỷ đồng; năm 2012 là 2.129.8 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước 2013 ước thực hiện 29.000 tỷ đồng, đạt đạt 100% dự toán tỉnh, tăng 17%. Tổng thu ngân sách tính đến tháng 9/2014 ước thực hiện 23.000 tỷ đồng đạt 73,2% dự toán Trung ương giao, 73% dự toán HĐND tỉnh. Hiện nay thiết chế pháp lý về nguyên tắc phân chia số tiền dôi ra này ở Bình Dương không diễn ra như trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà phù hợp với tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản và trong kinh tế tư nhân ở Bình Dương hiện nay, hoàn toàn 102 không giống nhau nên cần thiết phải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự kiểm soát của nhà nước thông qua các công cụ quản lý nhằm giảm thiểu thặng dư có tính bóc lột. Qua con số sau chúng ta sẽ thấy được tỷ lệ giảm nghèo (là Tỉnh có chuẩn nghèo riêng so với chuẩn nghèo cả nước) và đầu tư cho an sinh xã hội của Tỉnh trong những năm qua Tỷ lệ hộ nghèo: 2008 là 0.4%; năm 2010 là 0.5%; năm 2012 là 0.2%. Tính đến tháng 9/2013. Toàn Tỉnh hiện có 3.615 hộ nghèo tỷ lệ 1,36%, đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,79% và triển khai xây dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2014- 2015. (năm 2012 là 3.600 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,42%) và 5.762 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,17%). Trong năm học 2013-2014, toàn Tỉnh có 472 đơn vị (năm 2012-2013 là 454), trường học, tăng 16% trường mầm non, 01 trường THPT và tăng khoảng 22.600 học sinh so với năm học trước. Tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 59,6%, đã công nhận 23 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong năm 2013 tổng số lượt người đến khám chữa bệnh hơn 6,46 triệu lượt, đạt 110% kế hoạch, trong 9 tháng đầu năm 2014 đã tổ chức khám bệnh cho hơn 4,6 triệu lượt người. Phân phối thu nhập cho người lao động và chi cho an sinh xã hội của Tỉnh Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành: 2008 là 1.929 nghìn đồng; 2010 là 2.698 nghìn đồng; 2012 là 3.591 nghìn đồng. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất: 2008 là 6 lần; 2010 là 7 lần; 2012 là 6 lần. Trong năm 2013, đã huy động khoảng 635 tỷ đồng cho hoạt động chăm sóc người có công, các đối tượng xã hội. Trong năm 2014, đã chi khoảng 570 tỷ đồng (trong đó ngân sách chi khoảng 470 tỷ đồng) cho hoạt động chăm sóc người có công, các đối tượng xã hội; xây dựng mới và sửa chữa 32 căn nhà tình nghĩa và 112 nhà đại đoàn kết; tặng trang thiết bị thiết yếu cho gia đình chính sách. Tổ chức lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 398 mẹ trên địa bàn tỉnh. Cần phải hiểu bóc lột hay không, không thể hiện trong chính sự phân phối ấy, đầu tư cho các lĩnh vực an sinh xã hội từ các nguồn thu, mà để có nguồn thu thì phải có chính sách phù hợp thu hút vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả phân phối điều kiện sản xuất và phân phối kết quả sản xuất. Như vậy, kinh tế tư nhân có tính chất vừa tiến bộ, cần phải khuyến khích phát triển, vừa bóc lột giá trị thặng dư nên còn sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa công nhân lao động và người sử sụng lao động. Nhưng không vì thế mà ngăn cản sự phát triển của nó. “Đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, không phải bằng cách “làm chậm” sự phát triển của nó lại, mà là bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của nó lên, không phải là từ phía sau mà là từ phía trước, không phải theo hướng phản động, mà theo hướng tiến bộ”. Bởi vì “do chính ngay những quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản mà chế độ xã hội chủ nghĩa nhất định phải phát sinh”[8]. Kết luận Ngày nay, học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa quan trọng, trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu, vận dụng học thuyết này luôn trở thành một việc làm cần thiết, khai thác và bổ sung lý luận trong học thuyết giá trị thặng dư về nền kinh tế hàng hoá là việc làm phù hợp với giai đoạn quá 103 độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Kinh tế tư nhân đang hình thành những loại hình đa dạng và phong phú, đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển của đời sống xã hội. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là cơ sở, động lực, nguồn gốc của mọi sự phát triển xã hội. Cần phải có cái nhìn khách quan hơn về kinh tế tư nhân, trong quá trình đổi mới vì kinh tế tư nhân đã và đang góp phần không nhỏ, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Cần phải có các công cụ đủ mạnh để quản lý kinh tế thị trường, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, phân phối giá trị lao động công bằng, giảm thiểu và dần xóa bỏ bóc lột không để “bóc lột” trở thành bản chất xã hội, xóa bỏ độc quyền, cạnh tranh lành mạnh, áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thăng dư tương đối tức là phương pháp phải ứng dụng tiến bộ khoa học nâng cao năng suất, để rút ngắn thời gian tất yếu, do đó thời gian thặng dư sẽ kéo dài ra và sản phẩm thặng dư sẽ nhiều hơn thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, “Sự tồn tại của các quan hệ bóc lột trong nền kinh tế là một tất yếu lịch sử tùy thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Bởi vậy, việc vận dụng nó cũng giống như vận dụng các quy luật kinh tế khách quan. Vận dụng đúng nó sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Nếu vận dụng sai thì hoặc là nhà tư bản không có động lực đầu tư sản xuất, hoặc là người lao động không có động lực để tham gia quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, thì xã hội sẽ bị đình đốn. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tư bản và lao động trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa các bên (nhà doanh nghiệp, người lao động và xã hội) và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của lực lượng sản xuất”[6]. Lựa chọn kinh tế tư nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trường tốt để con người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá tri nhân văn chân chính của kinh tế tư nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010, 2012, Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2014 của UBND tình Bình Dương, được sử dụng làm nguồn trích dẫn số liệu để phân tích, viện dẫn trong bài viết. 2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập (1993), tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. 3. V.I Lê nin Toàn tập (1974), tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva - Sự thật, Hà Nội. 4. V.I Lê nin Toàn tập (1980), tập 23, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, Sự thật, Hà Nội. 5. V.I Lê nin Toàn tập (1977), tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva - Sự thật, Hà Nội. 6. Lê Quang Diên (2012), Sự cần thiết và những hướng khai thác khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tập 72B số 3 năm 2012. 7. Phạm Phụ (2001), Giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột ở Việt Nam, Kiến nghị gửi “Hội đồng lý luận TW” truy cập tại www.old.voer.edu.vn 8. Đỗ Thế Tùng, Cần nhận thức rõ hơn về kinh tế tư nhân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh truy cập tại www.cpv.org.vn. Ngày nhận bài: 10/10/2015 Biên tập xong: 15/12/2015 Duyệt đăng: 20/12/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_thang_du_qua_thuc_tien_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_ti.pdf
Tài liệu liên quan