Giải pháp nâng cao nhận thức về tác dụng của tập luyện thể dục thể thao cho người cao tuổi câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời quận Hai Bà Trưng Hà Nội
Thời điểm trước TN chỉ có các tiêu chí phản
ánh nhận thức cảm tính (các tiêu chí 1,2,3,7 của
bảng 1; các tiêu chí 1,2,3,4,5,6 của bảng 2, 3)
nhận được sự lựa chọn cao, các tiêu chí còn lại
chủ yếu của bảng 1,2,4 phản ánh nhận thức lý
tính về tác dụng của luyện tập TDTT còn có sự
hiểu biết hạn chế thì sau TN nhận thức của NCT
đã được nâng lên rõ rệt, biểu hiện qua các tiêu
chí nhận thức còn hạn chế ở thời điểm trước
thực nghiệm đều đã nhận được sự lựa chọn cao
hơn của NCT. Tuy vậy, trong số các tiêu chí
phản ánh hiệu quả tác động cũng còn một số tiêu
chí chưa nhận được sự lựa chọn cao như: tăng
cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa khớp,
giảm lượng đường trong máu. Kết quả thu được
phù hợp với qui luật nhận thức và thực tiễn khi
triển khai giải pháp nâng cao nhận thức đề tài
đã không lựa chọn và sử dụng các phương pháp,
các test kiểm tra y học phản ánh hiệu quả của
các tác dụng này, vì
vậy NCT chưa thể có
được thông tin minh
chứng cho hiệu quả
tập luyện về các tác
dụng này do tập luyện
mang lại.
Kết quả thu được
tuy chưa đạt được như
mong muốn nhưng
cũng đã phản ánh
được hiệu quả của giải
pháp nâng cao nhận
thức cho NCT tham
gia tập luyện
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao nhận thức về tác dụng của tập luyện thể dục thể thao cho người cao tuổi câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời quận Hai Bà Trưng Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47
- Sè 3/2020
GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO NHAÄN THÖÙC VEÀ TAÙC DUÏNG CUÛA TAÄP LUYEÄN
THEÅ DUÏC THEÅ THAO CHO NGÖÔØI CAO TUOÅI CAÂU LAÏC BOÄ SÖÙC KHOÛE
NGOAØI TRÔØI QUAÄN HAI BAØ TRÖNG HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người. Nhận thức đúng
đắn là cơ sở làm xuất hiện nhu cầu bên trong và là căn cứ để xác định động cơ, xây dựng kế hoạch
tham gia tập luyện một cách khoa học, tích cực và bền vững. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng
tôi đã lựa chọn nội dung, xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực nghiệm giải pháp nâng cao
nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT thường xuyên, lợi ích của Yoga và Đi bộ định lượng,
góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện cho NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng
Hà Nội.
Từ khóa: Nhận thức, tác dụng tập luyện TDTT, người cao tuổi, CLB sức khỏe ngoài trời, Hà Nội.
Solutions to raise awareness about the effects of physical training and sports
for elderly people in outdoor health club in Hai Ba Trung District, Hanoi
Summary:
Perception is an objective reflection of reality in human consciousness. Proper awareness is the
basis of the internal demand that appears and is the basis for identifying motivation, developing a
plan to participate in training in a scientific, positive and sustainable manner. Basing on theorical
and practical basis, the topic has selected the content, developed a plan and organized an
experiment to raise awareness about effects of regular physical training and exercise, benefits of
Yoga and Quantitative Walking; therefore, contributing to improving the exercise efficiency for the
elderly in the outdoor health club in Hai Ba Trung District, Hanoi.
Keywords: Awareness, effects of physical training, the elderly, outdoor health club, Hanoi.
Vũ Thành Long*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan trong ý thức của con người. Nhận thức bao
gồm: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính,
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Nhận thức cảm tính (hay trực quan sinh động)
là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức
bằng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm
nắm bắt sự vật ấy, được thể hiện qua các hình
thức như cảm giác, tri giác và biểu tượng. Hạn
chế của nó là chưa khẳng định được những mặt,
những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong
của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn
lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. Nhận
thức lý tính (hay tư duy trừu tượng) là giai đoạn
phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật,
được thể hiện qua các hình thức như khái niệm,
phán đoán, suy luận.
Nhận thức là thành phần không thể thiếu
trong sự phát triển của con người, từ đó có thể
lựa chọn biện pháp tác động phù hợp và mang
lại hiệu quả cao nhất. Nhờ có nhận thức mà con
người có thể cải tạo được thế giới và cao hơn
nữa là có thể cải tạo được chính bản thân mình,
phục vụ được nhu cầu của chính mình. Trong
hoạt động tập luyện TDTT thì tác dụng và lợi
ích của tập luyện, phương pháp và phương tiện
tập luyện... là đối tượng của nhận thức. Nhận
thức đúng đắn là cơ sở làm xuất hiện nhu cầu
bên trong và là căn cứ để xác định động cơ, xây
dựng kế hoạch tham gia tập luyện một cách
khoa học, tích cực và bền vững.
*ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: vuthanhlong229@gmail.com
48
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của
người cao tuổi (NCT) tại Câu lạc bộ (CLB) sức
khỏe ngoài trời đã cho thấy, trong khi các tiêu
chí phản ánh những nhận thức cảm tính đã nhận
được sự lựa chọn của phần đông NCT thì các
nhận thức lý tính còn có những giới hạn. Vì vậy,
lựa chọn giải pháp nâng cao nhận thức của NCT,
đặc biệt là nhận thức lý tính, nhằm nâng cao tính
tự giác tích cực và hiệu quả tập luyện là vấn đề
có tính cấp thiết và tính thực tiễn cao.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích
và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn,
phương pháp toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Lựa chọn nội dung và xây dựng kế
hoạch thực nghiệm nâng cao nhận thức về
tác dụng của tập luyện TDTT cho người cao
tuổi tại Câu lạc bộ
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận
thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện
chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của
con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo,
trên cơ sở thực tiễn.
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng,
con đường nhận thức được thực hiện qua các
giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến
cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên
ngoài (nhận thức cảm tính) đến bản chất bên
trong (nhận thức lý tính). Trong hoạt động tập
luyện, nhận thức đúng đắn là cơ sở làm xuất
hiện nhu cầu và là căn cứ để xác định động cơ,
giúp người tập tham gia một cách tích cực và tự
giác, xây dựng kế hoạch tập luyện khoa học, từ
đó nâng cao được hiệu quả tập luyện.
Xuất phát từ kết quả đánh giá thực trạng nhận
thức của NCT tại CLB về tác dụng của tập luyện
TDTT thường xuyên, lợi ích của Yoga và Đi bộ
định lượng tới cơ thể người tập còn hạn chế, đặc
biệt là các nhận thức lý tính. Đồng thời, kết quả
tọa đàm với cán bộ của Trung tâm Văn hóa -
Thông tin và Thể thao Quận và NCT đã bổ sung
thông tin cho thấy, trong quá trình tổ chức tập
luyện CLB không tiến hành bất kỳ một hình
thức kiểm tra nào để đánh giá hiệu quả tác động
do tập luyện mang lại, hơn thế nữa, Yoga và Đi
bộ định lượng chưa được tổ chức tập luyện cho
NCT. Như vậy, xét trên cơ sở lý luận thì đây
chính là nguyên nhân làm hạn chế nhận thức,
đặc biệt là các nhận thức lý tính của NCT tập
luyện tại CLB.
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn, để nâng cao nhận thức của NCT về tác
dụng của luyện tập TDTT thường xuyên, lợi ích
của Yoga và Đi bộ định lượng tới cơ thể người
tập chúng tôi đã đề xuất nội dung của giải pháp
và tổ chức tọa đàm với 25 chuyên gia. Kết quả
đã xác định được 2 nội dung:
- Lựa chọn các test, các tiêu chí và tiến hành
tổ chức kiểm tra sức khỏe cho NCT. Đề tài sử
dụng ngay chính 6 nội dung với 25 tiêu chí đã
được lựa chọn để đánh giá trạng thái sức khỏe
của NCT làm nội dung hướng dẫn, bổ sung kiến
thức nhằm nâng cao nhận thức về tác dụng của
tập luyện TDTT thường xuyên, lợi ích của Yoga
và Đi bộ định lượng tới cơ thể người tập.
- Tiến hành tọa đàm giữa chuyên gia và NCT
nhằm truyền tải kết quả kiểm tra, đồng thời phân
tích các lợi ích của tập luyện mang lại thông qua
ý nghĩa của từng tiêu chí, so sánh sự biến đổi
các kết quả kiểm tra để làm rõ hiệu quả tác động
mang lại qua các đợt kiểm tra.
Song hành với việc triển khai tập luyện Yoga
và Đi bộ định lượng, chúng tôi đã tổ chức kiểm
tra, đánh giá trạng thái sức khỏe NCT tham gia
thực nghiệm (TN) theo 6 nội dung với 25 tiêu
chí đánh giá trạng thái sức khỏe của NCT tại 04
thời điểm: trước TN và sau khi kết thúc mỗi giai
đoạn TN.
Với 04 lượt kết quả kiểm tra thu được tiến
hành 04 buổi tọa đàm với NCT:
Tọa đàm lần 1. Tổ chức khi có kết quả kiểm
tra thời điểm trước TN. Các nội dung triển khai:
- Gửi tới NCT tài liệu đã soạn thảo về mục
đích, giá trị thông tin (hay ý nghĩa) đánh giá về
trạng thái sức khỏe của từng test, từng tiêu chí.
- Phân tích ý nghĩa, giá trị tham chiếu của
từng test, từng tiêu chí trong việc đánh giá trạng
thái sức khỏe của NCT.
- Hướng dẫn NCT đọc kết quả kiểm tra, so
sánh với giá trị tham chiếu và đưa ra nhận xét.
Tọa đàm lần 2,3,4. Được tổ chức khi có kết
quả kiểm tra sau mỗi giai đoạn TN. Các nội
dung triển khai:
- Gửi tới NCT kết quả kiểm tra cá nhân mới.
BµI B¸O KHOA HäC
49
- Sè 3/2020
- Yêu cầu NCT đọc kết quả kiểm tra, so sánh
với giá trị tham chiếu và so sánh với kết quả
kiểm tra các lần trước đó để đưa ra nhận xét về
tình trạng sức khỏe hiện đạt được và xu hướng
biến đổi.
Việc phân tích, so sánh sẽ giúp người NCT tự
nhận thức được tình trạng sức khỏe, phán đoán,
suy luận về sự biến đổi tình trạng sức khỏe bản
thân qua quá trình tập luyện. Đây chính là bản
chất của nhận thức lý tính và cũng là mục đích
của giải pháp nâng cao nhận thức cho NCT tham
gia thực nghiệm tại CLB về
tác dụng của tập luyện TDTT
thường xuyên, lợi ích của
Yoga và Đi bộ định lượng tới
cơ thể người tập.
2. Kết quả kiểm tra đánh
giá nhận thức của NCT về
tác dụng tập luyện thể dục
thể thao sau thực nghiệm
Kiểm tra nhận thức được
tiến hành dưới hình thức
phỏng vấn 30 NCT tham gia
TN theo 03 nội dung (tập
luyện TDTT thường xuyên,
lợi ích của Yoga và Đi bộ
định lượng) với các tiêu chí
đã được lựa chọn khi đánh
giá thực trạng. Do trước TN
kết quả so sánh giữa 2 nhóm
có sự tương đồng cao, đồng
nghĩa là nhận thức của 2
nhóm (nhóm tập Yoga và nhóm tập Yoga kết
hợp Đi bộ định lượng) không có sự khác biệt,
hơn thế, quá trình TN đều ứng dụng chung giải
pháp nâng cao nhận thức cho cả 2 nhóm, vì vậy
sau TN chúng tôi không so sánh kết quả phỏng
vấn giữa 2 nhóm mà phân tích gộp kết quả của
cả 2 nhóm ở 2 thời điểm trước và sau TN để xác
định hiệu quả tác động của giải pháp nâng cao
nhận thức đã xây dựng. Kết quả phỏng vấn được
trình bày tại các bảng 1, 2 và 3.
Bảng 1. Kết quả so sánh nhận thức của NCT về tác dụng của tập luyện
TDTT thường xuyên thời điểm trước và sau thực nghiệm (nữ, n1+n2 = 30)
TT Nội dung phỏng vấn
TrướcTN Sau TN So sánh
mi % mi % c2 P
1 Nâng cao năng lực vận động 30 100 30 100
0.238 <0.05
2 Cải thiện đặc điểm hình thái 29 96.70 30 100
3 Kéo dài tuổi thọ 28 93.30 30 100
4 Phòng và chữa bệnh 23 76.70 29 96.70
5 Tăng đề kháng, năng lực thích ứng 17 56.70 28 93.30
6 Cải thiện sức khỏe tinh thần 15 50.00 30 100
7 Tốn kém, mất thời gian 0 0 0 0
Việc tập luyện Yoga thường xuyên rất tốt
cho sức khỏe của người cao tuổi
50
Bảng 2. Nhận thức của NCT về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập
thời điểm trước và sau thực nghiệm (nữ, n1+n2 = 30)
TT Nội dung phỏng vấn
Trước TN Sau TN So sánh
mi % mi % c2 P
1 Phát triển cơ bắp 30 100 30 100
0.178 <0.05
2 Giúp máu lưu thông tốt hơn 29 96.70 30 100
3 Giúp trái tim khỏe mạnh 28 93.30 30 100
4 Tăng cường chức năng phổi 29 96.70 30 100
5 Làm dịu nỗi đau 26 86.70 27 90.00
6 Bảo vệ cột sống 24 80.00 28 93.30
7 Cải thiện hệ thần kinh 23 76.70 27 90.00
8 Giải phóng căng thẳng 22 73.30 28 93.30
9 Ngăn ngừa thoái hóa khớp 19 63.30 20 66.70
10 Giảm huyết áp 20 66.70 24 80.00
11 Giảm lượng đường trong máu 15 50.00 17 56.70
12 Tăng cường hệ miễn dịch 17 56.70 20 66.70
13 Giúp xương chắc khỏe 17 56.70 30 100
14 Hỗ trợ sự hồi phục 14 46.70 24 80.00
Bảng 3. Nhận thức của NCT về lợi ích của Đi bộ định lượng đối với cơ thể người tập
thời điểm trước và sau thực nghiệm (nữ, n1 = 15)
TT Nội dung phỏng vấn
Trước TN Sau TN So sánh
mi % mi % c2 P
1 Phát triển cơ bắp 13 86.70 15 100
0.196 <0.05
2 Giúp máu lưu thông tốt hơn 12 80.00 15 100
3 Giúp trái tim khỏe mạnh 10 66.70 15 100
4 Tăng cường chức năng phổi 12 80.00 14 93.30
5 Làm dịu nỗi đau 7 46.70 14 93.30
6 Bảo vệ cột sống 5 33.30 12 80.00
7 Cải thiện hệ thần kinh 5 33.30 13 86.70
8 Giải phóng căng thẳng 6 40.00 14 93.30
9 Ngăn ngừa thoái hóa khớp 4 26.70 11 73.50
10 Giảm huyết áp 6 40.00 14 93.30
11 Giảm lượng đường trong máu 3 20.00 10 66.70
12 Tăng cường hệ miễn dịch 3 20.00 11 73.50
13 Giúp xương chắc khỏe 4 26.70 15 100
14 Hỗ trợ sự hồi phục 6 40.00 13 86.70
BµI B¸O KHOA HäC
51
- Sè 3/2020
Kết quả so sánh của cả 03 nội dung phản ánh
nhận thức của NCT ở 2 thời điểm trước và sau
TN được thể hiện trên các bảng không có mối
quan hệ đủ chặt. Điều đó có nghĩa là kết quả
kiểm tra của cả 02 nhóm sau TN đã có sự khác
biệt đủ độ tin cậy thống kê ở thời điểm sau TN
so với trước TN (p < 0.05).
Thời điểm trước TN chỉ có các tiêu chí phản
ánh nhận thức cảm tính (các tiêu chí 1,2,3,7 của
bảng 1; các tiêu chí 1,2,3,4,5,6 của bảng 2, 3)
nhận được sự lựa chọn cao, các tiêu chí còn lại
chủ yếu của bảng 1,2,4 phản ánh nhận thức lý
tính về tác dụng của luyện tập TDTT còn có sự
hiểu biết hạn chế thì sau TN nhận thức của NCT
đã được nâng lên rõ rệt, biểu hiện qua các tiêu
chí nhận thức còn hạn chế ở thời điểm trước
thực nghiệm đều đã nhận được sự lựa chọn cao
hơn của NCT. Tuy vậy, trong số các tiêu chí
phản ánh hiệu quả tác động cũng còn một số tiêu
chí chưa nhận được sự lựa chọn cao như: tăng
cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa khớp,
giảm lượng đường trong máu. Kết quả thu được
phù hợp với qui luật nhận thức và thực tiễn khi
triển khai giải pháp nâng cao nhận thức đề tài
đã không lựa chọn và sử dụng các phương pháp,
các test kiểm tra y học phản ánh hiệu quả của
các tác dụng này, vì
vậy NCT chưa thể có
được thông tin minh
chứng cho hiệu quả
tập luyện về các tác
dụng này do tập luyện
mang lại.
Kết quả thu được
tuy chưa đạt được như
mong muốn nhưng
cũng đã phản ánh
được hiệu quả của giải
pháp nâng cao nhận
thức cho NCT tham
gia tập luyện.
KEÁT LUAÄN
- Kết quả nghiên
cứu đã lựa chọn nội
dung và xây dựng
được kế hoạch TN
nâng cao nhận thức
cho NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai
Bà Trưng Hà Nội.
- Kết quả TN đã cho thấy nhận thức đúng của
NCT về tác dụng của tập luyện TDTT thường
xuyên, lợi ích của Yoga và Đi bộ định lượng tới
cơ thể người tập.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. A.A. Acarya (2014), Yoga, Sức khỏe và
Hạnh phúc, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 35/2011/TT-
BYT hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi.
3. Hoàng Công Dân (2002), “Đi bộ và chạy
dưỡng sinh”, Kỷ yếu Hội thảo KH về Vận động
và dinh dưỡng cho người cao tuổi, Bệnh viện
Lão khoa TƯ – WHO, Bộ Y tế, tr.70– 79.
4. Lưu Quang Hiệp (1998), Đặc điểm phát
triển thể chất của người cao tuổi, Nxb TDTT.
(Bài nộp ngày 4/6/2020, Phản biện ngày
10/6/2020, duyệt in ngày 26/6/2020)
Đi bộ định lượng cũng là một trong những bài tập góp phần nâng
cao sức khỏe cho người cao tuổi tại Thành phố Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_nhan_thuc_ve_tac_dung_cua_tap_luyen_the_d.pdf