Giải pháp phát triển bóng đá phong trào tại Việt Nam

KẾT LUẬN - Lựa chọn được 8 giải Pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam. - Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam thông qua các chuyên gia cho thấy có 2/8 giải pháp được đánh giá không khả thi chiếm tỷ lệ cao là: giải pháp mỗi trường, phường xã bố trí 1 - 2 cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nhất định. Kết quả này dự báo còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc triển khai phát triển BĐ phong trào, mặc dù được cho là vấn đề cần thiết và cấp thiết.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển bóng đá phong trào tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020 65THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) bóng đá trẻ chưa được hoạch định rõ ràng, mà chức năng đào tạo trẻ được trao cho các Sở Văn hóa, Thể thao địa phương thấy có khả năng thì đào tạo. Nhận thấy, đào tạo bóng đá trẻ có nhiều bất cập, gần đây Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã xác định trong quy chế thi đấu bóng đá chuyên nghiệp, các câu lạc bộ (CLB) muốn tham gia duy trì giải V.League phải đảm bảo điều kiện có ít nhất 4 tuyến đào tạo VĐV trẻ. Đây là ràng buộc cũng mang lại hiệu quả tích cực trong đào tạo lực lượng VĐV trẻ. Tuy nhiên khảo sát tại một số trường điểm tại một số tỉnh thành phố cho thấy, việc triển khai phát triển BĐ phong trào theo Chiến lược phát triển BĐ VN đưa ra còn nhiều bất cập. Để có cơ sở tác động các giải nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Giải Pháp phát triển Bóng Đá phong trào tại Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng BĐ trường học tại một số tỉnh, thành phố (theo nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược phát triển BĐ) Tiến hành đánh giá thực trạng BĐ trường học tại một số tỉnh, thành phố (theo nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược phát triển BĐ). Kết quả được trình bầy tại bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy, việc triển khai phát triển BĐ phong trào theo Chiến lược phát triển BĐ VN đưa ra còn nhiều bất cập, thể hiện tại kết quả khảo sát: Giải pháp phát triển bóng đá phong trào tại Việt Nam TS. Trần Hiếu Q TÓM TẮT: Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn và toán học thống kê để đánh giá thực trạng phát triển bóng đá (BĐ) phong trào tại Việt Nam trong trường học tại một số tỉnh, thành phố (theo nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược phát triển BĐ) và thực trạng BĐ trường học tại một số tỉnh, thành phố. Làm cơ sở lựa chọn Giải Pháp phát triển Bóng Đá phong trào tại Việt Nam. Từ khóa: Giải pháp, phát triển, Bóng đá, phong trào, Việt Nam... ABSTRACT: Using material references, pedagogical observations, interviews and statistical math to assess the current situation of developing Football movement in Vietnam, in schools in some provinces and cities (according to missions and solutions in Football Development Strategy) and the status of schooling football in a number of provinces and cities as a basis for choosing solutions to develop the Football Movement in Vietnam. Keywords: Solution, development, Football, movement, Vietnam... (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020 66 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC - Có 16/46 trường điểm đã triển khai đưa môn BĐ và BĐ Futsal vào hoạt động TDTT ngoại khóa trường học đạt tỷ lệ 34.78%. - Có 6/46 trường đã tiêu chuẩn hóa hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ hoạt động BĐ học đường đạt 13.04%. Số trường này tập trung ở những trường lớn, hệ thống cơ sở vật chất đã xây dựng trước đó. - Có 7/46 trường thành lập các câu lạc bộ BĐ trường học đạt 15.22%. Số trường đã thành lập CBL BĐ còn thấp so với số trường đã triển khai đưa môn BĐ vào hoạt động TDTT ngoại khóa. Để có những đánh giá sâu hơn về những bất cập, hạn chế khi đưa BĐ trường học trong thực tiễn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đại diện 16 trường điểm đã tổ chức triển khai BĐ vào hoạt động ngoại khóa. Kết quả trình bày tại bảng 2: Qua bảng 2 cho thấy: - Thời gian nhà trường đã đưa môn BĐ và BĐ Futsal vào hoạt động TDTT ngoại khóa < 1 năm có 6 /16 trường đạt 37.5%; Có 7/16 trường đạt 43.75% từ 1- 3 năm; Có 3/16 trường đạt 18.75%. - Mức độ hoạt động tập luyện ngoại khóa môn BĐ và BĐ Futsal của nhà trường: Có 7/16 trường không thường xuyên đạt 43.75%; có 3/16 trường thường xuyên tuần 1 buổi đạt 18.75%; có 6/16 Thường xuyên tuần 2 buổiđạt 37.5%. Không có trường nào Thường xuyên tuần > 2 buổi. - Nguyên nhân nhà trường không triển khai đưa môn BĐ và BĐ Futsal vào hoạt động TDTT ngoại khóa: có 16/16 trường đạt 100% cho rằng do không có sân tập, nhà tập; có 9/16 trường đạt 56.25% do không có người hướng dẫn. Ngoài ra do học sinh không ưa thích, hay lý do khác không được đại điện các trường xác định. 2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam Tiến hành lựa chọn giải pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam theo các bước: - Lựa chọn quan tham khảo tài liệu - Lựa chọn qua phỏng vấn trực tiếp các nhà quản Bảng 1. Khảo sát thực trạng BĐ trường học tại một số tỉnh, thành phố (theo nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược phát triển BĐ) Kết quả (46 trường) Thông số thống kê Có Không X2 p TT Nội dung khảo sát SL % SL % 1 Nhà trường đã triển khai đưa môn BĐ và BĐ Futsal vào hoạt động TDTT ngoại khóa trường học 16 34.78 30 65.22 4.3 < 0.05 2 Tiêu chuẩn hóa hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ hoạt động BĐ học đường 6 13.04 40 86.96 25.1 < 0.001 3 Thành lập các câu lạc bộ BĐ trường học 7 15.22 39 84.78 22.3 < 0.001 Bảng 2. Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng BĐ trường học tại một số tỉnh, thành phố Kết quả (16 trường) Thông số thống kê TT Nội dung n % X2 p 1 Thời gian nhà trường đã đưa môn BĐ và BĐ Futsal vào hoạt động TDTT ngoại khóa? < 1 năm 6 37.5 1-3 năm 7 43.75 > 3 năm 3 18.75 1.63 > 0.05 2 Mức độ hoạt động tập luye än ngoại khóa môn BĐ và BĐ Futsal của nhà trường? Không thường xuyên 7 43.75 Thường xuyên tuần 1 buổi 3 18.75 Thường xuyên tuần 2 buổi 6 37.5 Thường xuyên tuần > 2 buổi 0 0 7.50 > 0.05 3 Nguyên nhân nhà trường không triển khai đưa môn BĐ và BĐ Futsal vào hoạt động TDTT ngoại khóa trường học? Do không có sân tập, nhà tập 16 100.0 Do không có người hướng dẫn 9 56.25 Do học sinh không ưa thích 0 0 Lý do khác 0 0 28.92 < 0.001 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020 67THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC lý, chuyên gia và huấn luyện viên trên cơ sở đánh giá thực trạng BĐ trường học tại một số tỉnh, thành phố (theo nhiệm vụ và giải pháp trong chiến lược phát triển BĐ). - Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi. Kết quả lựa chọn được giải pháp phát triển Bóng Đá phong trào tại Việt Nam cho đối tượng nghiên cứu. Cụ thể gồm: Giải pháp 1. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội để phát triển BĐ phong trào: Mục đích: Tạo ra sự thống nhất, đồng thuận của các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ thực hiện phát triển BĐ phong trào đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nội dung giải pháp - Xây dựng các nội dung phối hợp và ký kết thông qua các nội dung phối hợp phát triển BĐ phong trào giữa các đơn vị; - Phân công trách nhiệm: phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong việc phối hợp phát triển BĐ phong trào. - Xây dựng kế hoạch phối hợp: công tác chuẩn bị, công tác tổ chức tập luyện, tập huấn, thi đấu, trọng tài, kế hoạch triển khai thực hiện Tổ chức thực hiện giải pháp: - Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, chỉ đạo các đơn vị địa phương, cơ sở trong ngành tích cực tổ chức thực hiện phát triển BĐ phong trào; - Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình liên kết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các nội dung hoạt động tập luyện, thi đấu BĐ phong trào trongtrường học các cấp; - Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu BĐ phong trào. Giải pháp 2. Các đơn vị trường học, phường xã, quận huyện đưa nhiệm vụ phát triển BĐ phong trào là nhiệm vụ thực hiện hàng năm Mục đích: Khi đã đưa vào nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện hàng năm sẽ đảm bảo được thực hiện trong thực tế Nội dung giải pháp: Giải pháp lựa chọn môn BĐ là một trong những môn thể thao được tổ chức thi đấu định kỳ Tổ chức thi đấu định kỳ sẽ giúp người dân có mục đích hơn và cũng như có động lực trong quá trình tham gia tập luyện BĐ phong trào. Tổ chức thực hiện giải pháp: Tại các trường, phường xã, quận huyện và tỉnh khi tổ chức các ngày kỷ niệm, Lễ, Hội tổ chức các cuộc thi đấu môn BĐ Giải pháp 3. Thành lập các CLB, điểm tập, nhóm tập, đội-nhóm cổ vũ BĐ phong trào theo trường, phường, xã, cụm, khu dân cư Mục đích: Thành lập được các câu lạc bộ, điểm tập, nhóm tập... Nội dung giải pháp: Giúp các thành viên là người tập hoặc người cổ vũ có môi trường sinh hoạt, dễ dàng gắn kết, dễ trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức về BĐ... Giải pháp 4. Đưa môn BĐ là một trong những môn thể thao tự chọn trong hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học - Mục đích: Giúp HS,VS có nhiều cơ hội lựa chọn tập luyện môn BĐ trong thời gian hoạt động thể thao ngoại khóa tại trường học Giải pháp 5. Liên đoàn BĐ cải thiện lại hệ thống tổ chức thi đấu BĐ phong trào Mục đích: Giúp đối tượng tham gia tập luyện BĐ phong trào được tiếp cận với hệ thống thi đấu chuyên nghiệp Nội dung giải pháp: Liên đoàn BĐ cải thiện lại hệ thống thi đấu các giải BĐ phong trào tạo điều kiện các đội BĐ phong trào có nhiều điều kiện thi đấu cọ sát ở hệ thống thi đấu quy mô, bài bản như giải chuyên nghiệp (chỉ là kém về trình độ chuyên môn). Tổ chức thực hiện giải pháp: Liên đoàn BĐ Việt Nam, Tổng cục TDTT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Giải pháp 6. Giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển BĐ phong trào Mục đích: Tạo được nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng sân bãi, tổ chức các giải đấu... Tổ chức thực hiện giải pháp: Liên đoàn BĐ Việt Nam; Tổng cục TDTT, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội Giải pháp 7 Giải pháp mỗi trường, phường xã bố trí 1 - 2 cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào Mục đích: Đảm bảo luôn có người giám sát, đôn đốc việc triển khai phát triển BĐ phong trào Nội dung giải pháp: Tạo điều kiện cho các giáo viên và cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào tăng cường kiến thức chuyên môn, cũng như nghiệp vụ sư phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển BĐ phong trào. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức (miễn phí) về chuyên môn BĐ cho các giáo viên và cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trà Tổ chức thực hiện giải pháp: Liên đoàn bóng đá KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2020 68 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 3. Kết quả phỏng vấn về mức độ khả thi của các giải pháp phát triển BĐ phong trào (n = 62) Kết quả Rất khả thi Khả thi Không khả thi Thông số thống kê TT Tên giải pháp n % n % n % X2 p 1 Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội để phát triển BĐ phong trào 56 90.3 6 9.7 0 0.0 91.48 < 0.001 2 Các đơn vị trường học, phường xã, quận huyện đưa nhiệm vụ phát triển BĐ phong trào là nhiệm vụ thực hiện hàng năm 24 38.7 36 58.1 2 3.2 28.77 < 0.001 3 Thành lập các câu lạc bộ, điể m tập, nhóm tập, đội - nhóm cổ vũ BĐ phong trào theo trường, phường, xã, cụm, khu dân cư 49 79.0 10 16.1 3 4.8 59.45 < 0.001 4 Đưa môn BĐ là một trong những môn thể thao tự chọn của hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học 23 37.1 35 56.5 4 6.5 23.65 < 0.001 5 Liên đoàn BĐ cải thiện lại hệ thống tổ chức thi đấu BĐ phong trào 35 56.5 21 33.9 6 9.7 20.35 < 0.001 6 Giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển BĐ phong trào 53 85.5 7 11.3 2 3.2 76.48 < 0.001 7 Giải pháp mỗi trường, phường xã bố trí 1 -2 cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào 3 4.8 6 9.7 53 85.5 76.10 < 0.001 8 Giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nha át định cho tập luyện và thi đấu các giải BĐ phong trào 5 8.1 8 12.9 49 79.0 58.48 < 0.001 địa phương; UBND quận huyện; UBND phường, xã Giải pháp 8. Giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nhất định cho tập luyện và thi đấu các giải BĐ phong trào. Mục đích: Đảm bảo cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nhất định cho tập luyện và thi đấu các giải BĐ phong trào. Nội dung giải pháp: Phát huy và khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển BĐ phong trào. Tận dụng và phát huy những điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất, nguồn lực xã hội hóa để phát triển BĐ phong trào. Tổ chức thực hiện giải pháp: Liên đoàn bóng đá địa phương; UBND quận huyện; UBND phường, xã 2.3. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam lựa chọn Tiến hành đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển Bóng Đá phong trào tại Việt Nam đã lựa chọn. Kết quả được trình bầy tại bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy: - Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội để phát triển BĐ phong trào có mức đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ cao là 90.3%, mức khả thi là 9.7%, không khả thi là 0.0%. - Giải pháp các đơn vị trường học, phường xã, quận huyện đưa nhiệm vụ phát triển BĐ phong trào là nhiệm vụ thực hiện hàng năm có mức đánh giá rất khả thi là 38.7%, mức khả thi chiếm tỷ lệ cao nhất là 58.1%, không khả thi có tỷ lệ thấp nhất là 3.2%. - Giải pháp thành lập các CLB, điểm tập, nhóm tập, đội - nhóm cổ vũ BĐ phong trào theo trường, phường, xã, cụm, khu dân cư có mức đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ cao nhất là 79.0%, mức khả thi là 16.1%, không khả thi có tỷ lệ thấp nhất là 4.8%. - Giải pháp đưa môn BĐ là một trong những môn thể thao tự chọn của hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học có mức đánh giá rất khả thi là 37.1%, mức khả thi chiếm tỷ lệ cao nhất là 56.5%, không khả thi có tỷ lệ thấp nhất là 6.5%. - Giải pháp Liên đoàn BĐ cải thiện lại hệ thống tổ chức thi đấu BĐ phong trào có mức đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ cao nhất là 56.5%, mức khả thi là 33.9%, không khả thi có tỷ lệ thấp nhất là 9.7%. - Giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển BĐ phong trào có mức đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ cao nhất là 85.5%, mức khả thi là 11.3%, không khả thi có tỷ lệ thấp nhất là 3.2%. - Giải pháp mỗi trường, phường xã bố trí 1-2 cán KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2020 69THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào có mức đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4.8%, mức khả thi cũng rất thấp là 9.7%, không khả thi có tỷ lệ cao nhất là 85.5%. - Giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nhất định cho tập luyện và thi đấu các giải BĐ phong trào có mức đánh giá rất khả thi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 8.1%, mức khả thi cũng rất thấp là 12.9%, không khả thi có tỷ lệ cao nhất là 79.0%. Như vậy, có 2/8 giải pháp các chuyên gia đánh giá không khả thi chiếm tỷ lệ cao là: giải pháp mỗi trường, phường xã bố trí 1 - 2 cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nhất định. Kết quả này dự báo còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc triển khai phát triển BĐ phong trào, mặc dù được cho là vấn đề cần thiết và cấp thiết. 3. KẾT LUẬN - Lựa chọn được 8 giải Pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam. - Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển BĐ phong trào tại Việt Nam thông qua các chuyên gia cho thấy có 2/8 giải pháp được đánh giá không khả thi chiếm tỷ lệ cao là: giải pháp mỗi trường, phường xã bố trí 1 - 2 cán bộ làm công tác phát triển BĐ phong trào và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, dành quỹ đất nhất định. Kết quả này dự báo còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc triển khai phát triển BĐ phong trào, mặc dù được cho là vấn đề cần thiết và cấp thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn An (1999), "Bóng đá thế giới", Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Antal Tgoman (1976), Tuyển chọn và đào tạo VĐV bóng đá trẻ, Nxb TDTT, Budapest, tr. 162-177. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 4. Lâm Quang Thành và cộng sự (2018), Ứng dụng khoa học và công nghệ TDTT trong đào tạo VĐV cấp cao, Nxb TDTT. 5. Tổng cục TDTT (2017), Luật Bóng đá (sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá 2016/2017), Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Bài báo trích từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ ở Việt Nam, bảo vệ năm 2018. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 5/2/2020; ngày phản biện đánh giá: 24/3/2020; ngày chấp nhận đăng: 8/4/2020) (Ảnh minh họa) Biểu đồ 1. Tỷ lệ đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển BĐ phong trào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_bong_da_phong_trao_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan