Giải pháp 6. Tăng cường cơ sở vật chất, khai
thác tốt CSVC hiện có cho hoạt động TDTT
Mục đích: Nâng cao hiệu quả khai thác các
công trình TDTT, đảm bảo điều kiện về sân bãi,
dụng cụ cho hoạt động TDTT tại các KCN, KCX.
Nội dung và cách thức thực hiện:
Xây dựng một số sân bãi tập luyện đủ quy
cách thi đấu để tổ chức các giải đấu và đảm bảo
sự luyện tập có hiệu quả
Có quy hoạch dài hạn trong phát triển các
môn thể thao phù hợp với từng đối tượng lao
động cụ thể.
Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào số lượng sân bãi phục vụ tập luyện,
thi đấu TDTT; số lượng các dự án, kế hoạch đề
xuất về tăng cường phát triển các môn thể thao
và nguồn kinh phí phục vụ phát triển các môn
thể thao tại các KCN, KCX.
Giải pháp 7. Tăng cường công tác XHH
TDTT tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
Mục đích: Tăng kinh phí, trang thiết bị và
nhân lực tham gia hoạt động TDTT của các
công ty.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Tuyên truyền rộng rãi chủ trương xã hội hóa
TDTT của Đảng, nhà nước.
Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia tài trợ, đóng góp kinh phí, dụng
cụ tập luyện và nhân lực cho công tác TDTT tại
các KCN, KCX.
Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ có
được do công tác xã hội hóa TDTT.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
- Sè 6/2019
Tóm tắt:
Qua đánh giá thực trạng phong trào TDTT ở khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) cho
thấy: Nhu cầu luyện tập TDTT của công nhân, người lao động là rất lớn, song chưa nhận được sự
quan tâm của lãnh đạo khu công nghiệp; cơ sở vật chất TDTT còn thiếu; nội dung, hình thức tập
luyện còn nghèo nànĐiều này đã ảnh hưởng rất lớn đến phong trào tập luyện TDTT ở KCN, KCX.
Việc đề xuất một số giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại KCN, KCX sẽ khắc phục
những hạn chế đã nêu, góp phần nâng cao sức khỏe cho công nhân, người lao động.
Từ khóa: Giải pháp, thể dục thể thao quần chúng, khu công nghiệp, khu chế xuất
Solutions for developing mass public physical training and sport activities in industrial
zone and export processing zones
Summary:
Through the assessment of the situation of physical training movement in industrial zones (IZs),
export processing zones (EPZs), it is shown that: The demand for physical training of the workers
and labourer is huge, but has not received any attention of industrial zone owners; physical training
and sports facilities are lacking; content, form of training is still poor, etc. This has greatly influenced
the physical training movement in IZs and EPZs. Proposing a number of solutions to develop the
mass public sports movement in IZs and EPZs will overcome the limitations mentioned above,
contributing to improving the health of workers and workers.
Keywords: Solution, mass public physical training and sport activities, industrial zones, export
processing zones ...
*PGS.TS, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
**TS, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển
(1991-2019), các KCN, KCX ở nước ta đã đạt
được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích
cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nhằm mục đích tăng cường và nâng
cao sức khỏe, tái tạo sức lao động cho lực lượng
công nhân trực tiếp lao động, các KCN, KCX
những năm qua đã có nhiều biện pháp để phát
triển phong trào tập luyện TDTT trong cán bộ,
công nhân, người lao động. Hoạt động câu lạc
bộ TDTT được đẩy mạnh và có những định
hướng, quy chế cụ thể, tổ chức nhiều giải thi đấu
thể thao tạo nên những sân chơi lành mạnh, bổ
ích, góp phần nâng cao thể lực cho công nhân.
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, quản lý, nâng cao
chất lượng TDTT quần chúng tại các KCN,
KCX còn một số hạn chế: Sự quan tâm của lãnh
đạo về lĩnh vực này còn chưa đáp ứng được nhu
cầu hoạt động TDTT của công nhân: Công tác
tổ chức, cán bộ hướng dẫn viên, cơ sở vật chất
và kinh phí... Vì vậy, vấn đề hết sức cấp bách
đặt ra là phải đánh giá đúng thực trạng phát triển
TDTT quần chúng, tìm ra các nguyên nhân chủ
yếu, phải xây dựng được chiến lược lâu dài, có
các giải pháp phát triển TDTT nhằm nâng cao
sức khỏe, thể lực cho công nhân một cách đồng
bộ, góp phần nâng cao chất lượng sống và nâng
cao năng suất lao động.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp phân
tích mô hình SWOT và Phương pháp toán học
thống kê.
Khảo sát thực trạng được tiến hành trên 32
công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc 06 tỉnh: Bức
GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN THEÅ DUÏC THEÅ THAO QUAÀN CHUÙNG
TAÏI CAÙC KHU COÂNG NGHIEÄP, KHU CHEÁ XUAÁT
Tạ Hữu Hiếu*
Phạm Việt Hùng**
BµI B¸O KHOA HäC
14
Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa Vũng
Tàu, Bình Định và Bình Dương. Kết quả nghiên
cứu thực trạng là căn cứ quan trọng để đề xuất
giải pháp phát triển TDTT tại các KCN, KCX.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp phát
triển TDTT tại các KCN, KCX
TDTT trong công nhân viên chức thuộc về
lĩnh vực của TDTT quần chúng. Mục đích của
TDTT trong công nhân viên chức là thông qua
việc phát động và tổ chức cho tất cả cán bộ,
công nhân tham gia vào hoạt động TDTT để
tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, nâng
cao hiệu quả lao động, công tác, kéo dài tuổi thọ
để phục vụ mục tiêu xây dựng xã hội công bằng,
văn minh. Để phát triển phong trào TDTT quần
Bảng 1. Kết quả phân tích SWOT về thực trạng phát triển TDTT tại các KCN, KCX
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
1. Công nhân lao động nhận thức được vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của việc tập luyện TDTT đối với
sức khỏe, tái tạo sức lao động cho bản thân
1. Lãnh đạo nhà máy chưa thực sự quan tâm tới công tác
TDTT, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của TDTT,
việc triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác TDTT còn
chậm và thiếu tính thống nhất
2. Phong trào tập luyện TDTT vẫn được duy trì song
chưa cao
2. Công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò và tác dụng của
việc tập luyện TDTT còn hạn chế
3. Công nhân, người lao động có nhu cầu và động cơ
tập luyện chính đáng
3. Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho hoạt động TDTT còn
hạn chế
4. Vẫn duy trì một số hình thức tập luyện vì sức khỏe
như CLB, nhóm người tập ở một số độ tuổi
4. Các CLB TDTT còn ít, chưa sát đối tượng tập luyện và
phát triển tự phát
5. Thực hiện công tác tài chính theo đúng quy định
của nhà nước, có quy chế chi tiêu nội bộ
5. Cơ cấu tài chính chưa hợp lý, kinh phí dành cho hoạt
động TDTT mỗi năm còn ít.
6. Phong trào tập luyện và tham gia thi đấu giải thể
thao phong trào khá tốt
6. Thiếu cán bộ TDTT chuyên trách, chưa tổ chức được hệ
thống giải thể thao nội bộ do thiếu cán bộ, HDV về TDTT
7. Có phong trào tập luyện TDTT vì sức khỏe; đã duy
trì được một số giải thể thao; có nhu cầu và một số
hình thức tập luyện
7. Chưa biết cách khai thác các nguồn lực xã hội, nhà
máy, xí nghiệp
Thời cơ (O) Thách thức (T)
1. Đảng, Nhà nước rất chú ý tạo môi trường pháp lý
để công nhân rèn luyện thể lực
1. Sự tiên phong của các cấp lãnh đạo trong nhà máy
phải bám sát và tăng cường chỉ đạo hướng dẫn các hoạt
động TDTT tại cơ sở; phối hợp tích cực với các ngành,
đoàn thể để phát triển mạnh mẽ phong trào rèn luyện thể
lực của công nhân
2. Luật TDTT qui định 2 chỉ tiêu bắt buộc là số người
tập TDTT thường xuyên và gia đình thể thao là điều
kiện đánh giá phát triển TDTT ở nhà máy.
2. Nhà máy phải tuyên truyền để cho công nhân hiểu và
nhận thức được trách nhiệm của mình, tiếp tục phát huy
những thành tích đã đạt được để phát triển phong trào
rèn luyện thể lực và tập luyện TDTT ngoài giờ
3. Phong trào TDTT quần chúng ở Việt Nam nói chung
và ở các KCN, KCX nói riêng đang phát triển mạnh mẽ
3. Nếu nhà máy không nắm bắt được điều này thì sẽ làm
mất cơ hội được tập luyện TDTT và rèn luyện thể lực của
công nhân
4. Những năm gần đây, Công ty đã có sự đầu tư đáng
kể dành cho các KCN, KCX để phát triển phong trào
tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe cho công nhân
4. Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện TDTT của nhà
máy đã tăng lên nhưng nếu không có sự đầu tư và quản
lý đúng sẽ dẫn đến lãng phí và hỏng hóc
5. Nhà máy từng bước xây dựng bộ máy cơ cấu cán
bộ hợp lý, có cán bộ chuyên biệt về lĩnh vực TDTT
5. Cán bộ TDTT phải được tập huấn, bồi dưỡng về
chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ để phát triển phong trào
TDTT của nhà máy.
6. Việc quy hoạch lại các KCN, KCX là cơ hội để
phong trào TDTTQC trong những năm tới
6. Công tác TDTT của nhà máy còn bị động, thiếu kế
hoạch phát triển dài hạn theo mục tiêu phát triển của nhà
máy trong giai đoạn mới
7. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chủ chương
xã hội hóa các hoạt động văn hóa – xã hội, trong đó
có TDTT
7. Chưa khai thác tốt các biện pháp xã hội hóa TDTT theo
chủ chương của Đảng và Nhà nước
15
- Sè 6/2019
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý về giải pháp phát triển
thể dục thể thao quần chúng tại các KCN, KCX ( n = 234)
Giải pháp phát triển TDTTQC tại các
KCN, KCX
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
Rất
không
quan
trọng
Điểm
TB
Xếp
hạng
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban quản
lý các KCN, KCX đối với công tác TDTTQC 101 99 21 6 7 4.2 1
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận
thức cho cán bộ, công nhân viên về vị trí, vai
trò của TDTT
86 77 51 12 8 3.94 3
Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù
hợp với nhu cầu và điều kiện của công ty 83 75 50 17 9 3.88 4
Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ
hướng dẫn viên TDTT 80 84 42 15 13 3.87 5
Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT trong nội
bộ công ty, KCN, KCX 56 66 69 21 22 3.48 8
Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt
CSVC hiện có cho TDTT 86 90 42 9 7 4.02 2
Tăng cường công tác XHH TDTT 80 68 49 18 19 3.74 6
Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với công
tác TDTT tại các KCN, KCX 71 70 51 27 15 3.66 7
chúng, cần đảm bảo các điều kiện về cơ chế,
chính sách; về sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
Đảng, chính quyền; về đội ngũ huấn luyện viên,
hướng dẫn viên TDTT; về mở rộng các loại hình
CLB TDTT, đa dạng hóa hình thức tập luyện
TDTT; về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dụng cụ tập luyện; về công tác tuyên truyền
từ đó, động viên, khuyến khích đông đảo công
nhân tham gia tập luyện, nâng cao sức khỏe và
thể lực, đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất.
2. Phân tích SWOT (điểm mạnh - điểm
yếu, thời cơ - thách thức) về thực trạng phát
triển TDTT quần chúng tại các KCN, KCX
Chúng tôi đã tiến hành phân tích SWOT (mối
quan hệ về điểm mạnh (S) - điểm yếu (W), thời
cơ (O) - thách thức (T) về thực trạng phát triển
TDTT tại các KCN, KCX. Kết quả thu được
như trình bày tại bảng 1.
Kết quả phân tích SWOT sẽ là căn cứ quan
trọng nhằm giúp đề tài đề xuất được các giải pháp
nhằm phát triển phong trào TDTT ở KCN, KCX.
Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của
các giải pháp đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn bằng phiếu hỏi. Đối tượng phỏng vấn
là 234 nhà khoa học TDTT, cán bộ lãnh đạo, cán
bộ quản lý, các nhà chuyên môn hiện đang trực
tiếp làm công tác quản lý TDTT tại Tổng cục
thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh; Ban lãnh đạo các công ty, nhà máy, xí
nghiệp; các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên
tại các KCN, KCX ... Nội dung phỏng vấn là
xác định mức độ ưu tiên, tầm quan trọng của các
giải pháp phát triển TDTT quần chúng tại các
KCN, KCX. Kết quả cụ thể được trình bày ở
bảng 2.
Kết quả phỏng vấn đội ngũ công nhân lao
động được trình bày ở bảng 3.
Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy sự tương đồng
trong việc lựa chọn giải pháp phát triển
TDTTQC tại các KCN, KCX. Hầu hết các giải
pháp đề xuất đều nằm trong ngưỡng đánh giá từ
quan trọng đến rất quan trọng, do điểm số trung
bình theo thang đo Likert đều nằm trong khoảng
từ [3.4-5.0].
Tiếp theo, đề tài tiến hành phân tích độ tin
cậy nội tại và phân tích tổng quan về các biến
BµI B¸O KHOA HäC
16
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn công nhân lao động về giải pháp phát triển
thể dục thể thao quần chúng tại các KCN, KCX (n = 1048)
Giải pháp phát triển TDTTQC tại các
KCN, KCX
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
Rất
không
quan
trọng
Điểm
TB
Xếp
hạng
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban
quản lý các KCN, KCX đối với công tác
TDTTQC
358 554 104 16 16 4.17 1
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận
thức cho cán bộ, công nhân viên về vị trí,
vai trò của TDTT
270 558 156 36 28 3.96 3
Xây dựng các CLB TDTT quần chúng
phù hợp với nhu cầu và điều kiện của
từng công ty, từng KCN, KCX
262 550 160 40 36 3.92 4
Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ
hướng dẫn viên TDTT 262 534 168 44 40 3.89 5
Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT trong
nội bộ công ty, nội bộ KCN, KCX 170 506 256 64 52 3.65 8
Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt
CSVC hiện có cho TDTT 290 550 148 40 20 4 2
Tăng cường công tác XHH TDTT 246 506 180 68 48 3.88 6
Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với
công tác TDTT tại các KCN, KCX 210 498 232 60 48 3.81 7
đánh giá các giải pháp. Kết quả phân tích được
trình bày trong các bảng 4 và 5.
Từ kết quả bảng 4 và 5 cho thấy: Có 7 biến
đánh giá các giải pháp đều đủ độ tin cậy (có hệ số
tương quan biến tổng > 0.3 đồng thời chỉ số
Cronbach’s Alpha khi xóa biến nhỏ hơn chỉ số chỉ
số Cronbach’s Alpha), do 7 giải pháp có thể sử
dụng để phát triển TDTT quần chúng tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất, các giải pháp gồm:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban
quản lý các KCN, KCX đối với công tác TDTTQC
2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận
Bảng 4. Kết quả phân tích độ tin cậy nội tại
về các giải pháp
Chỉ số cronbach’s Alpha Chỉ số mục hỏi
0.852 8
Bảng 5. Kết quả phân tích tổng quan về độ
tin cậy của các giải pháp
Các biến Hệ số tải(Facter loading)
Chỉ số cron-
bach’s Alpha
khi xóa biến
Giải pháp 1 0.662 0.816
Giải pháp 2 0.524 0.832
Giải pháp 3 0.563 0.843
Giải pháp 4 0.661 0.822
Giải pháp 5 0.345 0.801
Giải pháp 6 0.558 0.851
Giải pháp 7 0.633 0.813
Giải pháp 8 0.711 0.881
17
- Sè 6/2019
thức cho cán bộ, công nhân lao động về vị trí,
vai trò của TDTT
3. Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù
hợp với nhu cầu và điều kiện của từng công ty,
từng KCN, KCX
4. Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ
hướng dẫn viên TDTT
5. Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT trong
nội bộ công ty, nội bộ KCN, KCX
6. Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt
CSVC hiện có cho hoạt động TDTT
7. Tăng cường công tác XHH TDTT tại các
khu công nghiệp, khu chế xuất
3. Mục đích, nội dung, cách thức thực
hiện và tiêu chí đánh giá các giải pháp phát
triển TDTTQC tại các KCN, KCX
Giải pháp 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Ban quản lý các KCN, KCX đối với
công tác TDTT quần chúng
Mục đích: Nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp Ủy, Đảng, chính quyền, của Ban quản
lý các KCN, KCX; đặc biệt là tổ chức Công
đoàn đối với hoạt động TDTT tại các KCN,
KCX tạo tiền đề thúc đẩy phong trào tập luyện
phát triển có tính hệ thống.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các
khu, cụm công nghiệp theo hướng gắn với phát
triển các khu đô thị mới.
Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với công
tác TDTT tại các KCN, KCX.
Trong Nghị quyết lãnh đạo hàng tháng của
Đảng ủy, chi ủy cần có nội dung lãnh đạo công
tác TDTT.
Tiêu chí đánh giá:
Sẽ dựa vào việc công tác TDTT có được đưa
vào kế hoạch hay không? Mức độ đề cập cụ thể
như thế nào? Và đánh giá của công nhân lao
động về sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác
TDTT của lãnh đạo công ty, nhà máy, xí nghiệp;
của Ban quản lý KCN, KCX.
Giải pháp 2. Tăng cường tuyên truyền, giáo
dục nhận thức cho cán bộ, công nhân lao
động về vị trí, vai trò của TDTT
Mục đích: Giúp cho cán bộ, công nhân lao
động hiểu được vai trò, vị trí của TDTT cũng như
biết các hình thức, nội dung, phương pháp tập
luyện TDTT phù hợp với đặc thù nghề nghiệp.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể hàng
năm, quý có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền
về vai trò, vị trí của TDTT; về hình thức phương
pháp tập luyện TDTT.
Vận động các đơn vị và đoàn thể (Công đoàn,
Đoàn Thanh niên) cùng tham gia tuyên truyền
cho công nhân về vị trí, vai trò của công tác
TDTT.
Tiêu chí đánh giá:
Nhận thức của công nhân lao động về vai trò
hoạt động TDTT đối với sức khỏe.
Nhận thức của Ban lãnh đạo các công ty, nhà
máy, xí nghiệp về vị trí, ý nghĩa của hoạt động
TDTT đối với việc tăng năng suất lao động và
sức khỏe người lao động.
Giải pháp 3. Xây dựng các CLB TDTT
quần chúng phù hợp với nhu cầu và điều kiện
của từng công ty, từng KCN, KCX
Mục đích: Hình thành các CLB TDTT quần
chúng phù hợp với đặc thù nghề nghiệp và nhu
cầu, điều kiện của từng công ty, nhà máy, xí
nghiệp, từng KCN, KCX.
Nội dung, cách thức thực hiện:
CLB có nhiệm vụ thường xuyên, định kỳ tổ
chức các hoạt động tập luyện và giao lưu thi
đấu, mời những huấn luyện viên, hướng dẫn
viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hướng
dẫn tập luyện nhằm nâng cao kỹ, chiến thuật để
thu hút đông đảo cán bộ, công nhân lao động
tham gia ....
Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của CLB.
Vận động các thành viên và các nhà tài trợ
tài trợ kinh phí, cơ sở vật chất và nhân lực cho
hoạt động của CLB.
Tiêu chí đánh giá:
Căn cứ vào số lượng CLB được thành lập và
đi vào hoạt động; Số lượng người tham gia CLB
và kinh phí, trang thiết bị, nhân lực do xã hội
hóa TDTT mang lại.
Giải pháp 4. Nâng cao số lượng và chất
lượng đội ngũ hướng dẫn viên TDTT
Mục đích: Xây dựng đội ngũ cán bộ TDTT
chuyên trách đảm bảo về số lượng, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của thực tế.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Có kế hoạch tuyển chọn các HDV được đào
BµI B¸O KHOA HäC
18
tạo bài bản tại các trường đại học TDTT, các cán
bộ thuộc tổ chức công đoàn cơ sở
- Có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng ngắn
hạn và dài hạn để bồi dưỡng trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho các HDV.
Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào số lượng cán bộ, hướng dẫn viên
TDTT và số lượng lớp bồi dưỡng TDTT được
tổ chức.
Giải pháp 5. Xây dựng hệ thống thi đấu
TDTT trong nội bộ công ty, KCN, KCX
Mục đích: Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao
hàng năm, tổ chức và thu hút đông đảo công nhân
lao động tham gia tập luyện, thi đấu. Tạo không
khí cạnh tranh, thi đua lành mạnh trong từng công
ty, từ đó lan tỏa ra cả KCN, KCX.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Đề xuất lãnh đạo công ty, KCN, KCX xây dựng
kế hoạch, hệ thống thi đấu thể thao hàng năm.
Hệ thống thi đấu thể thao hàng năm của nhà
máy từ cấp đội, phân xưởng, toàn nhà máy và
tham gia các giải đấu của Công ty, xí nghiệp.
Trước mắt, hệ thống thi đấu thể thao nội bộ
nhà máy gồm những môn thể thao có số lượng
công nhân yêu thích, tham gia tập luyện đông
đảo như Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng đá.
Tiêu chí đánh giá:
Căn cứ vào số giải đấu được tổ chức, tham
gia cũng như số lượng công nhân lao động tham
gia thi đấu.
Giải pháp 6. Tăng cường cơ sở vật chất, khai
thác tốt CSVC hiện có cho hoạt động TDTT
Mục đích: Nâng cao hiệu quả khai thác các
công trình TDTT, đảm bảo điều kiện về sân bãi,
dụng cụ cho hoạt động TDTT tại các KCN, KCX.
Nội dung và cách thức thực hiện:
Xây dựng một số sân bãi tập luyện đủ quy
cách thi đấu để tổ chức các giải đấu và đảm bảo
sự luyện tập có hiệu quả
Có quy hoạch dài hạn trong phát triển các
môn thể thao phù hợp với từng đối tượng lao
động cụ thể.
Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào số lượng sân bãi phục vụ tập luyện,
thi đấu TDTT; số lượng các dự án, kế hoạch đề
xuất về tăng cường phát triển các môn thể thao
và nguồn kinh phí phục vụ phát triển các môn
thể thao tại các KCN, KCX.
Giải pháp 7. Tăng cường công tác XHH
TDTT tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
Mục đích: Tăng kinh phí, trang thiết bị và
nhân lực tham gia hoạt động TDTT của các
công ty.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Tuyên truyền rộng rãi chủ trương xã hội hóa
TDTT của Đảng, nhà nước.
Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia tài trợ, đóng góp kinh phí, dụng
cụ tập luyện và nhân lực cho công tác TDTT tại
các KCN, KCX.
Tiêu chí đánh giá:
Dựa vào kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ có
được do công tác xã hội hóa TDTT.
KEÁT LUAÄN
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ
vào kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động TDTTQC tại các KCN,
KCX, Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 7
giải pháp phát triển TDTTQC ở KCN, KCX
đảm bảo khoa học, đồng bộ. Đây sẽ là tiền đề
quan trọng để chúng tôi ứng dụng các giải pháp
trong thời gian tới nhằm thúc đẩy phong trào
luyện tập TDTT ở KCN, KCX, giúp nâng cao
sức khỏe và cải thiện đời sống tinh thần cho đối
tượng công nhân, người lao động, góp phần đẩy
mạnh chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Nguyễn Tiến Lâm (2016), “Nghiên cứu giải
pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công
nhân nhà máy luyện gang, Khu gang thép Thái
Nguyên”, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục.
2. Quốc hội nước CHXHCNVN (2018), Luật
Thể dục, thể thao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định
số 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược
phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.
(Bài nộp ngày 12/12/2019, Phản biện ngày
16/12/2019, duyệt in ngày 26/12/2019
Chịu trách nhiệm chính: Tạ Hữu Hiếu
Email: hieulldc@gmail.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_the_duc_the_thao_quan_chung_tai_cac_khu.pdf