Giải pháp tăng cường công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ ở Việt Nam
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp khai
thác phát huy tốt từ các hoạt động BĐ phong trào làm
nền tảng cho đào tạo BĐT. Có tỷ lệ đánh giá rất khả
thi là 28.6%; mức khả thi là 42.9%; còn lại mức
không khả thi là 28.6%. So sánh tham số thống kê
không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp nâng
cao hơn nữa ý thức, đạo đức, tinh thần chiến đấu của
HLV và VĐV. Có tỷ lệ rất khả thi và khả thi cao lần
lượt 42.9% và 57.1%. Không có lựa chọn của mức
không khả thi thấp 0.0%. So sánh tham số thống kê
có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
Như vậy, với kinh nghiệm của các chuyên gia dự
báo tính khả thi của các giải pháp tăng cường công
tác đào tạo trẻ khi ứng dụng trong thực tiễn có phần
hạn chế. Có đến 4/10 giải pháp không có (0.0%) đánh
giá ở mức rất khả thi, ngược lại 04 giải pháp này có
tỷ lệ dự báo không khả thi cao (từ 42.9% đến 52.4%).
Trong đó, mức dự báo khả thi của cả 10 giải pháp có
tỷ lệ dao động từ 42.9% đến 66.7%.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tăng cường công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020
7HUẤN LUYỆNTHỂ THAO
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác đào tạo VĐV BĐT chưa được hoạch định
rõ ràng, mà chức năng đào tạo trẻ được trao cho các
Sở Văn hóa, Thể thao địa phương thấy có khả năng
thì đào tạo. Nhận thấy, đào tạo BĐT có nhiều bất
cập, gần đây Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
(LĐBĐVN) đã xác định trong quy chế thi đấu bóng
đá chuyên nghiệp, các câu lạc bộ (CLB) muốn tham
gia duy trì giải V.League phải đảm bảo điều kiện có
ít nhất 4 tuyến đào tạo VĐV trẻ. Đây là ràng buộc
cũng mang lại hiệu quả tích cực trong đào tạo lực
lượng VĐV trẻ.
Tuy nhiên các trung tâm đào tạo này hiện nay
đang đào tạo theo kiểu “mạnh ai người đó làm” nên
chưa có sự gắn kết và sự phát triển đồng bộ mang tính
chất chuyên nghiệp. Để có cơ sở tác động các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm
đào tạo VĐV BĐT ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Giải pháp tăng cường công tác đào tạo
vận động viên Bóng đá trẻ ở Việt Nam”.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau: tham khảo tài liệu, phỏng vấn và
toán học thống kê.
Giải pháp tăng cường công tác đào tạo
vận động viên Bóng đá trẻ ở Việt Nam
TS. Trần Hiếu Q
(Ảnh minh họa)
TÓM TẮT:
Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, quan
sát sư phạm, phỏng vấn và toán học thống kê để
đánh giá thực công tác đào tạo vận động viên
(VĐV) bóng đá trẻ ở Việt Nam trên các mặt: thực
trạng công tác quản lý tại các trung tâm đào tạo
bóng đá trẻ (BĐT); tuyển chọn VĐV; thực trạng
huấn luyện đào tạo VĐV; thực trạng đội ngũ huấn
luyện viên (HLV); điều kiện đảm bảo để huấn
luyện đào tạo tại các trung tâm đào tạo BĐT,
thực trạng trạng ứng dụng khoa học công nghệ
(KHCN) đào tạo VĐV tại các trung tâm đào tạo
BĐT. Làm cơ sở lựa chọn giải pháp tăng cường
công tác đào tạo VĐV BĐT ở Việt Nam.
Từ khóa: Giải pháp, đào tạo, vận động viên,
bóng đá trẻ, Việt Nam...
ABSTRACT:
Using material reference, pedagogical
observations, interviews and statistical maths to
assess the real situation of training young football
players in Vietnam in the following aspects:
Current situation of management at Football
Training Centers for Young Athletes; athletes
selection; Situation of training of athletes; Current
status of coaches; conditions for training at Football
Training Centers for Young Athletes, the status of
application of science and technology for athletes
training at Football Training Centers for Young
Athletes. As a basis for choosing solutions to enhance
the training of young football players in Vietnam.
Keywords: Solution, training, athlete, young
footballers, Vietnam...
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO8
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng hoạt động của các trung tâm
đào tạo BĐT Việt Nam
- Qua nghiên cứu thực trạng có 3 mô hình quản lý,
đào tạo VĐV tại các trung tâm đào tạo VĐV BĐT
Việt Nam là: Do doanh nghiệp quản lý độc lập; Do
nhà nước và doanh nghiệp phối hợp quản lý và do
nhà nước quản lý hoàn toàn. Trong đó, mô hình được
đánh giá hiệu quả nhất là các trung tâm do doanh
nghiệp quản lý độc lập. Tại các trung tâm công tác
tuyển chọn đào tạo VĐV BĐT được quan tâm. Kế
hoạch tuyển chọn được mở rộng cả về quy mô và
chất lượng. Các bước tuyển chọn được tiến hành bài
bản, công phu thông qua nhiều bước kiểm tra, đánh
giá. Tuy nhiên, để tuyển chọn được VĐV BĐT mất
khá nhiều nguồn lực, kinh phí. Bên cạnh đó, các chỉ
tiêu tuyển chọn còn đơn giản, chưa áp dụng kiểm tra
những chỉ số bằng các phương tiện KHCN.
- Công tác đào tạo, huấn luyện BĐT hiện nay đã
mang lại hiệu quả nhất định, đóng góp nhiều VĐV có
trình độ cho đội tuyển quốc gia, cũng như góp phần
vào các thành tích chung của BĐ Việt Nam trong
những năm gần đây. Tuy nhiên, đến nay định hướng
cho công tác đào tạo trẻ chưa thực sự rõ ràng, cụ thể,
chưa có chương trình đào tạo dài hạn từ cấp Trung
ương tới địa phương. Mà nguồn lực đào tạo, huấn
luyện BĐT hiện nay vẫn chỉ trông chờ vào một số
trung tâm đào tạo điển hình.
- Đội ngũ HLV BĐ được các trung tâm đào tạo
BĐT đặc biệt quan tâm, mời nhiều chuyên gia, HLV
có trình độ cao. Tuy nhiên, số lượng HLV chưa thực
sự đảm bảo để phát triển BĐ chuyên nghiệp.
- CSVC và trang thiết bị huấn luyện đào tạo được
đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, chỉ là những Trung tâm
đào tạo do doanh nghiệp quản lý, còn lại những đơn
vị do nhà nước quản lý có hệ thống CSVC, trang thiết
bị chỉ đảm bảo tập luyện, hay nói cách khác là khắc
phục để huấn luyện và đào tạo. Tương tự như vậy, cơ
chế chính sách để huấn luyện đào tạo VĐV BĐT của
các trung tâm do doanh nghiệp quản lý có phần đơn
giản hơn so với nhà nước quản lý phải thông qua
nhiều cấp quản lý.
- Các trung tâm đào tạo BĐ đã quan tâm đến ứng
dụng KHCN trong tuyển chọn và đào tào VĐV BĐT
với nhiều thiết bị hiện đại. Tuy nhiên chỉ ở những đơn
vị có nguồn lực lớn như PVF, Hoàng Anh Gia Lai,
đối với những trung tâm do nhà nước quản lý phần nào
bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khách quan.
2.2. Lựa chọn giải pháp tăng cường công tác
đào tạo tại các trung tâm đào tạo VĐV BĐT
Tiến hành lựa chọn giải pháp tăng cường công
tác đào tạo tại các trung tâm đào tạo VĐV BĐT theo
các bước:
- Lựa chọn qua tham khảo tài liệu
- Lựa chọn qua phỏng vấn trực tiếp các nhà quản
lý, chuyên gia và HLV trên cơ sở đánh giá thực
trạng hoạt động của các trung tâm đào tạo BĐT
Việt Nam - Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng
bằng phiếu hỏi.
Kết quả lựa chọn được giải pháp tăng cường công
tác đào tạo tại các trung tâm đào tạo VĐV BĐT cho
đối tượng nghiên cứu. Cụ thể gồm:
Giải pháp 1. Tiếp tục thực hiện những mục tiêu,
giải pháp phù hợp để phát triển đào tạo BĐT đã xác
định
Mục đích: Giải pháp tuyên truyền được kế thừa
những giải pháp đã xây dựng tạo tiền đề cho việc
triển khai các giải pháp tiếp theo.
Nội dung giải pháp
Rà soát, điều chỉnh lại hệ thống những giải pháp
được xác định cần thiết và quan trọng mà chưa triển
khai thực hiện
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải
pháp đến từng đơn vị, từng cán bộ, quy định tiến độ
hoàn thành
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN, Tổng cục
TDTT
Giải pháp 2. Xây dựng chương trình đào tạo BĐT
cấp nhà nước phù hợp với đặc thù của Việt Nam, (đặc
biệt xây dựng lối chơi đặc thù trong đào tạo BĐ)
Mục đích: Xây dựng được hệ thống VĐV BĐT
trên diện rộng có định hướng và tầm nhìn
Nội dung giải pháp:
Tham khảo chương trình đào tạo"Golden age – Độ
tuổi vàng", "Post golden age - Thời kỳ vàng son", của
Hàn Quốc, một số nội dung chính:
- Xây dựng mục tiêu chương trình
- Xây dựng khẩu hiệu, triết lý BĐ
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động
thực hiện chương trình
- Thành lập trung tâm, học viên đào tạo BĐT;
hình thành những công viên BĐ.
- Xây dựng hệ thống thi đấu BĐ từ cấp trường học
- Xây dựng tiêu chí đánh giá: Kỹ thuật, chiến
thuật, thể lực, tâm lý
- Xây dựng chương trình huấn luyện cấp đội
tuyển, cấp địa phương, cấp trường
- Xây dựng đội ngũ nhân sự
Tổ chức thực hiện giải pháp: ĐBĐVN, Tổng cục
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020
9HUẤN LUYỆNTHỂ THAO
Thể dục Thể thao (TDTT), Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các cơ quan ngang bộ, Chính phủ phối hợp
thực hiện chương trình.
Giải pháp 3. Sớm triển khai mô hình đào tạo
BĐT theo mô hình học viện do nhà nước và liên đoàn
quản lý
Mục đích: Xây dựng được mô hình đào tạo bài bản
cho đào tạo BĐT.
Nội dung giải pháp:
- Xây dựng mô hình
- Xin cấp thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN, Tổng cục
TDTT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(VH,TT&DL) và các cơ quan ngang bộ, Chính phủ
phối hợp thực hiện.
Giải pháp 4. Xây dựng quỹ đào tạo BĐT
- Mục đích: Đảm bảo nguồn lực, điều kiện đảm
bảo để đào tạo BĐT.
Nội dung giải pháp
- Tăng nguồn kinh phí của nhà nước cho đào tạo
VĐV BĐT.
- Kết hợp với huy động có hiệu quả nguồn lực xã
hội hóa đầu tư cho đào tạo VĐV BĐT
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN, Tổng cục
TDTT, các doanh nghiệp, tư nhân
Giải pháp 5. Tăng cường đội ngũ HLV, chuyên gia
có trình độ chuyên môn cao ở các cấp đào tạo
Mục đích: Đảm bảo nguồn lực, điều kiện đảm bảo
để đào tạo BĐT.
Nội dung giải pháp: Các đơn vị cử HLV tham gia
khóa học về nâng cao trình độ theo chuẩn FIFA và
AFC quy định
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN, Tổng cục
TDTT
Giải pháp 6. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất
và đầu tư trang thiết bị hỗ trợ tập luyện
Mục đích: Đảm bảo nguồn lực, điều kiện đảm bảo
để đào tạo BĐT.
Nội dung giải pháp:
- Tăng nguồn kinh phí của nhà nước để xây
dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị hỗ trợ
đào tạo BĐT.
- Kết hợp với huy động có hiệu qủa nguồn lực xã
hội hóa đầu tư cho đào tạo VĐV BĐT.
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN, Tổng cục
TDTT
Giải pháp 7. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến
khích, đãi ngộ đặc biệt cho VĐV, HLV
Mục đích: Tạo môi trường thuận lợi thu hút nhiều
nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho bóng đá (BĐ).
Nội dung giải pháp: Ban hành chính sách có ưu
đãi đặc thù cho VĐV, HLV BĐ
Tổ chức thực hiện giải pháp: Liên đoàn BĐ Việt
Nam, Tổng cục TDTT
Giải pháp 8. Tiếp tục cải thiện hệ thống thi đấu
theo hướng chuyên nghiệp (theo FIFA hoặc AFC quy
định)
Mục đích: Đảm bảo số trận thi đấu có mỗi lứa tuổi
của mỗi đội
Nội dung giải pháp:
Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác tổ chức
các giải đấu, đảm bảo được số trận thi đấu tối thiểu
theo quy định của mỗi lứa tuổi ở mỗi đội.
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN, Tổng cục
TDTT
Giải pháp 9. Khai thác phát huy tốt từ các hoạt
động BĐ phong trào làm nền tảng cho đào tạo BĐT
Mục đích: Tạo nguồn cung cấp lực lượng VĐV có
năng khiếu, có tài năng cho BĐ chuyên nghiệp
Nội dung giải pháp: Tổ chưc nhiều chương trình,
giải đấu trong bóng đá phong trào
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐVN; Tổng cục
TDTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hội nhóm, CLB
bóng đá phong trào
Giải pháp 10. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế
về đào tạo BĐT cho các trung tâm đào tạo BĐT trên
toàn quốc
Mục đích: Mở rộng cơ hội tiếp cận các phương
pháp huấn luyện, đào tạo VĐV của các nước có nền
BĐ tiên tiến.
Nội dung giải pháp: Tăng cường mở rộng hợp tác
quốc tế về đào tạo BĐT cho các trung tâm đào tạo
BĐT trên toàn quốc.
- Tạo cơ hội tiếp cận các phương pháp huấn luyện,
đào tạo VĐV của các nước có nền BĐ tiên tiến.
Tổ chức thực hiện giải pháp: LĐBĐNV; Tổng cục
TDTT, các sở VH,TT&DL các tỉnh.
2.3. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp
tăng cường công tác đào tạo tại các trung tâm đào
tạo VĐV BĐT lựa chọn
Tiến hành đánh giá mức độ khả thi của các giải
pháp tăng cường công tác đào tạo tại các trung tâm
đào tạo VĐV BĐT lựa chọn. Kết quả được trình bầy
tại bảng 1.
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp tiếp
tục thực hiện những mục tiêu, giải pháp phù hợp để
phát triển đào tạo tại các trung tâm đào tạo VĐV
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO10
BĐT đã xác định. Có tỷ lệ rất khả thi và khả thi khá
cao lần lượt 14.3% và 61.9%. Mức không khả thi có
23.8%. So sánh tham số thống kê có sự khác biệt ý
nghĩa thống kê với p < 0.01.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp xây
dựng chương trình đào tạo BĐT cấp nhà nước phù
hợp với đặc thù của Việt Nam, (đặc biệt xây dựng lối
chơi đặc thù trong đào tạo BĐ) và giải pháp sớm triển
khai mô hình đào tạo BĐT theo mô hình học viện do
nhà nước và liên đoàn quản lý cả 2 giải pháp có sự
đánh giá tương đồng, trong đó không có lựa chọn ở
mức rất khả thi 0.0%; mức khả thi đạt 52.4%; ngược
lại đánh giá không khả thi có tỷ lệ cao là 47.6%. So
sánh tham số thống kê có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê với p < 0.01.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp xây
dựng quỹ đào tạo BĐT. Có tỷ lệ rất khả thi thấp nhất
có 9.5%; mức khả thi cao nhất là 61.9%, ngược lại
mức không khả thi có tỷ lệ khá cao là 28.6%. So sánh
tham số thống kê có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với
p < 0.01.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp tăng
cường đội ngũ HLV, chuyên gia có trình độ chuyên
môn cao ở các cấp đào tạo. Có tỷ lệ rất khả thi và khả
thi cao lần lượt 28.6% và 66.7%. Còn lại mức không
khả thi thấp có 4.8%. So sánh tham số thống kê có sự
khác biệt ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp tăng
cường xây dựng CSVC và đầu tư trang thiết bị hỗ trợ
tập luyện và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách
khuyến khích, đãi ngộ đặc biệt cho VĐV, HLV cả 2
giải pháp có sự đánh giá tương đồng. Trong đó, không
có lựa chọn ở mức rất khả thi 0.0%; lần lượt mức khả
thi là 57.1% và 47.6%; ngược lại tỷ lệ đánh giá mức
không khả thi còn khá cao lần lượt là 42.9% và
52.4%. So sánh tham số thống kê có sự khác biệt ý
nghĩa thống kê với p < 0.01 và < 0.001.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp tiếp
tục cải thiện hệ thống thi đấu theo hướng chuyên
nghiệp (theo FIFA hoặc AFC quy định). Có tỷ lệ rất
khả thi và khả thi cao lần lượt 42.9% và 52.4%. Còn
lại mức không khả thi thấp có 4.8%. So sánh tham số
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn về mức độ khả thi của các giải pháp tăng cường công tác đào tạo
tại các trung tâm đào tạo VĐV BĐT (n = 21)
Kết quả
Rất khả
thi Khả thi
Không khả
thi
Thông số
thống kê TT Tên giải pháp
n % n % n % ÷2 p
1
Tiếp tục thực hiện những mục tiêu, giải pháp phù
hợp để phát triển đào tạo BĐT đã xác định 3 14.3 13 61.9 5 23.8 8.00 < 0.01
2
Xây dựng chương trình đào tạo BĐ trẻ cấp nhà
nước phù hợp với đặc thù của Việt Nam, (đặc
biệt xây dựng lối chơi đặc thù trong đào tạo BĐ)
0 0.0 11 52.4 10 47.6 10.57 < 0.01
3
Sớm triển khai mô hình đào tạo BĐT theo mô
hình học viện do nhà nước và liên đoàn quản lý
0 0.0 11 52.4 10 47.6 10.57 < 0.01
4 Xây dựng quỹ đào tạo BĐT 2 9.5 13 61.9 6 28.6 8.86 < 0.01
5
Tăng cường đội ngũ HLV, chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao ở các cấp đào tạo
6 28.6 14 66.7 1 4.8 12.29 < 0.001
6
Tăng cường xây dựng CSVC và đầu tư trang thiết
bị hỗ trợ tập luyện
0 0.0 12 57.1 9 42.9 11.14 < 0.001
7
Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích, đãi
ngộ đặc biệt cho VĐV, HLV
0 0.0 10 47.6 11 52.4 10.57 < 0.01
8
Tiếp tục cải thiện hệ thống thi đấu theo hướng
chuyên nghiệp (theo FIFA hoặc AFC quy định)
9 42.9 11 52.4 1 4.8 8.00 < 0.01
9 Khai thác phát huy tốt từ các hoạt động BĐ
phong trào làm nền tảng cho đào tạo BĐT
6 28.6 9 42.9 6 28.6 0.86 > 0.05
10 Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo
bóng đá trẻ cho các trung tâm đào tạo BĐT trên toàn
quốc
9 42.9 12 57.1 0 0.0 11.14 < 0.001
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020
HUẤN LUYỆN
THỂ THAO 11
thống kê có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp khai
thác phát huy tốt từ các hoạt động BĐ phong trào làm
nền tảng cho đào tạo BĐT. Có tỷ lệ đánh giá rất khả
thi là 28.6%; mức khả thi là 42.9%; còn lại mức
không khả thi là 28.6%. So sánh tham số thống kê
không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
- Đánh giá dự báo mức khả thi của giải pháp nâng
cao hơn nữa ý thức, đạo đức, tinh thần chiến đấu của
HLV và VĐV. Có tỷ lệ rất khả thi và khả thi cao lần
lượt 42.9% và 57.1%. Không có lựa chọn của mức
không khả thi thấp 0.0%. So sánh tham số thống kê
có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
Như vậy, với kinh nghiệm của các chuyên gia dự
báo tính khả thi của các giải pháp tăng cường công
tác đào tạo trẻ khi ứng dụng trong thực tiễn có phần
hạn chế. Có đến 4/10 giải pháp không có (0.0%) đánh
giá ở mức rất khả thi, ngược lại 04 giải pháp này có
tỷ lệ dự báo không khả thi cao (từ 42.9% đến 52.4%).
Trong đó, mức dự báo khả thi của cả 10 giải pháp có
tỷ lệ dao động từ 42.9% đến 66.7%.
3. KẾT LUẬN
- Nghiên cứu lựa chọn được 10 giải pháp tăng
cường công tác đào tạo VĐV BĐT ở Việt Nam.
- Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp tăng
cường công tác đào tạo tại các trung tâm đào tạo BĐT
Việt Nam thông qua các chuyên gia cho thấy tính khả
thi của các giải pháp tăng cường công tác đào tạo trẻ
khi ứng dụng trong thực tiễn có phần hạn chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn An (1999), "Bóng đá thế giới", Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Antal Tgoman (1976), Tuyển chọn và đào tạo VĐV BĐT, Nxb TDTT, Budapest, tr. 162-177.
3. Bộ VHTT&DL (2013), Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
Hà Nội.
4. Lâm Quang Thành và cộng sự (2018),Ứng dụng khoa học và công nghệ TDTT trong đào tạo VĐV cấp
cao, Nxb TDTT.
5. Tổng cục TDTT (2017), Luật BĐ (sửa đổi, bổ sung luật thi đấu BĐ 2016/2017), Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: Bài báo trích từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo VĐV BĐT ở Việt Nam, bảo vệ năm 2018.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25/11/2019; ngày phản biện đánh giá: 26/1/2020; ngày chấp nhận đăng: 26/2/2020)
Biểu đồ 1. Tỷ lệ đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp tăng cường công tác đào tạo
tại các Trung tâm đào tạo BĐ trẻ Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_tang_cuong_cong_tac_dao_tao_van_dong_vien_bong_da.pdf