Thứ năm, việc làm trong xóa đói giảm
nghèo bền vững là một nội dung hết sức quan
trọng. Cần thống kê đầy đủ lực lượng lao
động trong các hộ nghèo, sau đó phân tích
kĩ lưỡng nguyên nhân đói nghèo để có giải
pháp phù hợp với từng nguyên nhân, không
thể để chung một giải pháp cho nhiều nguyên
nhân đói nghèo. Nghèo do lười biếng, không
biết làm ăn chiếm tỉ trọng khá lớn, không thể
cứ cho vay và xóa nợ mãi như hiện nay.
- Thứ sáu, điều tra, thống kê hàng năm
hoặc định kì, theo dõi nắm chắc số lượng,
chất lượng cung - cầu lao động là một việc
làm vô cùng quan trọng trong phân bố, phân
công sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao
động để phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và
Nhà nước cần hết sức quan tâm, coi trọng từ
nội dung hoạt động, quản lí đến bộ máy thực
hiện công tác này. Bộ máy ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội hiện tại phần lớn
dành cho công tác bảo đảm chính sách người
có công và an sinh xã hội với nhiệm vụ bảo
đảm chi là chủ yếu, bộ phận còn lại không
thể thực hiện được nhiệm vụ quản lý trên
55 triệu lao động của cả nước, lực lượng mà
không có họ thì không có của cải vật chất,
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng và
tiến bộ xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước
cần quan tâm tăng cường, củng cố đội ngũ
người làm công tác lao động từ trung ương
tới địa phương.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết việc làm góp phần bảo đảm ổn định xã hội và tang trưởng kinh tế bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 43112009
GÓP PHẦN BẢO ĐẢM ỔN ĐỊNH XÃ HỘI
VÀ TăNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
Việc làm có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động và đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Sau 20 năm thực hiện thắng lợi công cuộc
đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu về giải quyết việc làm và phát triển thị
trường lao động, song tại Đại hội lần thứ X
(năm 2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và
huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến
khích người lao động tự tạo việc làm, phát
triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu
hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề,
tạo việc làm cho nông dân, nhất là những
nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị
hóa và công nghiệp hóa Trong 5 năm, tạo
việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị dưới 5% vào năm 2010”.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
ngày 6/72007, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm giai đoạn 2005 - 2010 với:
- Mục tiêu chung: tạo việc làm cho 8 triệu
lao động trong 5 năm 2006 - 2010; giảm tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào
năm 2010.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Thông qua Chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm, tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu
lao động, trong đó: thông qua các dự án vốn
vay tạo việc làm từ Quỹ quốc gia tạo việc
làm cho 1,7 - 1,8 triệu lao động; từ xuất khẩu
lao động tạo việc làm cho 40 - 50 vạn lao
động.
+ Thông qua các Trung tâm giới thiệu việc
làm, tư vấn và giới thiệu cho 4 triệu lao động.
1. Dân số và lực lượng lao động
a. Về dân số và lực lượng lao động
Theo Niên giám thống kê năm 2008 của
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) xuất bản năm 2009, dân số và lực lượng
lao động (lao động đang làm việc, trừ lực
lượng vũ trang) của Việt Nam từ năm 2006
đến 2008 như sau:
Tuy nhiên, theo kết quả Tổng điều tra dân
số, tính đến 0h ngày 1/4/2009, dân số của
Việt Nam là 85.789.573 người và tỷ lệ tăng
dân số bình quân trong 10 năm (1999-2009)
là 1,2%/năm. Nếu như theo tốc độ dân số
năm 2009 chỉ tăng 1,17% so với 2008, năm
2008 tăng 1,18% so với năm 2007, năm 2007
tăng 1,18% so với năm 2006 và giữ nguyên
cơ cấu lực lượng lao động như các năm theo
số liệu thống kê thì dân số và lực lượng lao
ĐặNG NHƯ LợI (*)
(*) Phó chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
CHÍNH SÁCH
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
44 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
CHÍNH SÁCH
động của các năm sẽ có sự chênh lệch lớn:
+ Năm 2006, dân số chỉ còn 82.826 ngàn
người, thấp hơn Niên giám thống kê 1.311
ngàn người; lực lượng lao động chỉ còn
42.664 ngàn người, thấp hơn Niên giám
thống kê 675 ngàn người.
+ Năm 2007, dân số chỉ còn 83.803 ngàn
người, thấp hơn Niên giám thống kê 1.364
ngàn người; lực lượng lao động chỉ còn
43.460 ngàn người, ít hơn Niên giám thống
kê 714 ngàn người.
+ Năm 2008, dân số chỉ còn 84.797 ngàn
người, thấp hơn Niên giám thống kê 1.414
ngàn người; lực lượng lao động chỉ còn
44.179 ngàn người, thấp hơn Niên giám
thống kê 737 ngàn người.
Sự sai lệch này có ảnh hưởng lớn đến
phân bổ ngân sách, tính toán năng suất lao
động bình quân xã hội, thu nhập quốc dân
bình quân đầu người, đặc biệt là chính sách
lao động, việc làm.
b. Về chất lượng lực lượng lao động
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, tuy Việt Nam có nguồn lao
động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào
tạo còn thấp, năm 2006: 31,9%; năm 2007:
34,75% và năm 2008 gần 37%. Chất lượng
lao động chưa đáp ứng yêu cầu, lao động phổ
thông chiếm phần lớn, thiếu lao động ở miền
núi, thừa lao động ở đồng bằng.
c. Về năng suất lao động xã hội
Theo Niên giám thống kê 2008, năng suất
lao động xã hội bình quân chung tính theo giá
trị còn quá thấp: Năm 2006: 22,5 triệu đồng/
người.năm, trong đó, nông - lâm - ngư - diêm
nghiệp là 8,33 triệu đồng/người.năm (bằng
37% năng suất lao động bình quân chung),
tương tự, năm 2007: 25,9 triệu đồng/9,76
triệu đồng (37,7%) và năm 2008: 32,9 triệu
đồng/13,8 triệu đồng (41,9%).
2. Tình hình thực hiện chính sách giải
quyết việc làm từ năm 2006 đến nay
Nhìn chung, giải quyết việc làm ở Việt
Nam được thực hiện theo ba hướng chính:
- Tạo hành lang pháp lý, bảo đảm môi
trường thu hút đầu tư, kinh doanh, phát triển
kinh tế tạo thêm chỗ làm việc;
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm thông qua các dự án cho vay
từ Quỹ Quốc gia về việc làm (ưu tiên lao
động thanh niên, lao động chính sách, lao
động thiếu việc làm ở nông thôn) cùng với
Chương trình xóa đói giảm nghèo cho vay
vốn ưu đãi, tạo việc làm;
- Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Cѫ cҩu lao ÿӝng (%)
Theo ngành kinh t͇
Theo khu vc
Ngoài Nhà n˱ͣc
Năm
Dân sӕ
(ngàn
ngѭӡi)
Lӵc
lѭӧng
lao
ÿӝng
(LLLĈ)
(ngàn
ngѭӡi)
Tӹ lӋ
LLLĈ
so vӟi
dân sӕ
(%) Nhà
n˱ͣc Chung Cá th͋
Nông -
Lâm -
Ng˱ -
Diêm
nghi͏p
Công
nghi͏p
-Xây
dng
D͓ch
vͭ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2006 84.137 43.339 51,51 9,11 90,89 80,81 55,37 19,23 25,4
2007 85.172 44.174 51,86 9,02 90,98 79,9 53,9 19,97 26,13
2008 86.211 44.916 52,1 9,07 90,93 78,37 52,62 20,83 26,55
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 45112009
CHÍNH SÁCH
theo hợp đồng (xuất khẩu lao động và
chuyên gia)
Theo báo cáo 8 tháng đầu năm 2009 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giải
quyết việc làm thông qua việc thu hút đầu
tư, kinh doanh, phát triển kinh tế năm 2006
tạo việc làm được 1,222 triệu lao động; năm
2007 cho 1,25 triệu lao động và năm 2008
khoảng 1,28 triệu lao động. Từ cuối năm
2008 đến tháng 8 năm 2009, do ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế
thế giới, tác động tiêu cực đến phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam, kinh tế suy giảm, số
lao động mất việc làm tăng lên, ảnh hưởng
không nhỏ đến giải quyết việc làm. Ước 6
tháng đầu năm 2009 chỉ giải quyết việc làm
cho khoảng 650.000 lao động.
Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, bằng việc đẩy mạnh hỗ trợ người
lao động tự tạo việc làm thông qua chương
trình, dự án cho vay từ Quỹ quốc gia hàng
năm đã góp phần hỗ trợ quan trọng tự tạo
việc làm cho 300 - 350 ngàn lao động, chủ
yếu cho cá thể và hộ gia đình. Trong xuất
khẩu lao động và chuyên gia, năm 2006 đưa
được 78 ngàn lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, hai năm 2007 và 2008
mỗi năm có 85 ngàn lao động đi xuất khẩu.
Năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế, 6 tháng đầu năm chỉ
tạo được khoảng 35 ngàn lao động đi làm
việc ở nước ngoài.
Tính chung lại từ năm 2006 đến nay, đã
tạo việc làm cho gần 5,6 triệu lao động (năm
2006: 1,65 triệu lao động, năm 2007: 1,68
triệu lao động, năm 2008: 1,615 triệu lao
động và 6 tháng đầu năm 2009 ước khoảng
0,65 triệu lao động), đạt 70% mục tiêu chung
giải quyết việc làm cho 5 năm 2006 – 2010
(8 triệu lao động), góp phần giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị năm 2008 chỉ còn
4,65%, vượt mục tiêu đề ra là dưới 5% vào
năm 2010.
Qua số liệu báo cáo trên cho thấy, chúng
ta đã đạt được kết quả khả quan trong thực
hiện chính sách giải quyết việc làm, góp
phần ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề trong giải
quyết việc làm cần được xem xét, làm rõ
để có thể thảo luận việc thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và định
hướng cho năm 2010, đặc biệt là chỉ tiêu
giải quyết việc làm.
Thứ nhất, số liệu của Niên giám thống
kê và số liệu Tổng điều tra dân số 2009 cho
thấy, từ năm 2006 đến 2008 số liệu dân số
Niên giám thống kê cao hơn Tổng điều tra
dân số 1,311 triệu người đến 1,414 triệu
người (1,58% - 1,67% tổng dân số) và lực
lượng lao động cao hơn từ 675 ngàn người
đến 737 ngàn người (1,58% - 1,67% tổng
lực lượng lao động). Đây là số chênh lệch
quá lớn, nếu đó là sự thật thì các năm gần
đây chúng ta hoạch định phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và giải quyết việc làm nói
riêng trên con số không thật.
Thứ hai, trong hệ thống theo dõi lao động,
chúng ta không có hệ thống thống kê hoặc
báo cáo, hoặc có nhưng thực hiện không
thường xuyên, không đầy đủ từ cấp xã lên
huyện, từ doanh nghiệp, đơn vị sử dụng
lao động lên huyện hoặc cơ quan quản lý,
từ cấp huyện lên cấp tỉnh, từ cấp tỉnh, Tập
đoàn, Tổng công ty, Bộ quản lý ngành, lĩnh
vực đến ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội Nhưng chúng ta vẫn có đầy đủ số
liệu lao động - việc làm. Không biết mức
độ tin cậy của các số liệu này có bảo đảm
việc hoạch định và thực hiện chính sách giải
quyết việc làm một cách có hiệu quả để đưa
vào chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội hàng năm hay không.
Thứ ba, năm 2006 ta giải quyết việc làm
cho 1,65 triệu lao động, năm 2007: 1,68 triệu
lao động và năm 2008: 1,615 triệu lao động
(kế hoạch đặt ra là 1,7 triệu). Mục tiêu chung
giải quyết việc làm trong 5 năm 2006 - 2010
là 8 triệu người, bình quân mỗi năm 1,6 triệu
lao động. Với số lao động vào độ tuổi hàng
năm hiện nay khoảng 1,1 - 1,2 triệu người và
46 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
CHÍNH SÁCH
giả sử số lao động này đều có nhu cầu giải
quyết việc làm thì để bảo đảm đủ số người
giải quyết việc làm theo chỉ tiêu đặt ra (hàng
năm 1,7 triệu lao động) thì số lao động mất
việc hàng năm cũng phải từ 500 - 600 ngàn
người, chiếm 30% - 37% tổng số lao động
được giải quyết việc làm. Như vậy, số lao
động giải quyết việc làm hàng năm càng lớn
thì số mất việc làm cũng càng lớn, có nghĩa
việc làm không ổn định, gây phức tạp cho
công tác quản lí và lãng phí lớn trong xã hội.
Phải chăng, cần tập trung vào chất lượng
việc làm chứ không nên chạy theo số lượng
việc làm.
Thứ tư, mất việc làm, thất nghiệp là sản
phẩm tất yếu của cơ chế thị trường. Năm
2009, kinh tế trong nước suy giảm, số lao
động mất việc làm tăng lên, vậy chúng ta làm
sao phân biệt được mất việc làm do suy giảm
kinh tế và mất việc làm bình thường để áp
dụng chính sách hỗ trợ của Chính phủ và tỉ lệ
thất nghiệp có tăng lên không. Đây là vấn đề
cần quan tâm vì từ 01/01/2009, chế độ bảo
hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực.
Thứ năm, theo Niên giám thống kê 2008,
cơ cấu dân số sống ở thành thị thấp hơn
nhiều so với dân số sống ở nông thôn (2006:
27,09%/72,91%; 2007: 27,47/72,53; 2008:
28,11/71,89 và 2009: 29,6%/70,4%) nhưng
cơ cấu lực lượng lao động ngành nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp lại thấp hơn và ngày càng
giảm dần (2006: 55,37%; 2007: 53,9%;
2008: 52,62% và năm2009: trên 51%). Mất
việc làm đưa đến thất nghiệp của lực lượng
lao động xảy ra theo cơ cấu ngành kinh tế chứ
không phải do họ sống ở đâu. Vậy sao chúng
ta tính tỷ lệ thất nghiệp theo cơ cấu dân số
thay vì theo cơ cấu lực lượng lao động?
Thứ sáu, theo số liệu thống kê, năm 2008
tỷ lệ thất nghiệp chung trong cả nước là
2,38%, trong đó, thành thị là 4,65%, nông
thôn là 1,53%. So với các nước có thu nhập
quốc dân bình quân cao hơn Việt Nam thì
chúng ta có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất nhưng
vẫn là một nước nghèo, năng suất lao động
xã hội bình quân thấp nhất. Phải chăng việc
làm của chúng ta chưa ổn định, chất lượng
thấp và người được cho là có làm việc nhưng
thu nhập thấp hơn trợ cấp xã hội, thấp hơn trợ
cấp thất nghiệp, không đủ nuôi sống bản thân
vẫn được coi là có việc làm là chưa phản ánh
đúng thực chất tỉ lệ thất nghiệp.
3. Các biện pháp giải quyết việc làm góp
phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng
trưởng kinh tế bền vững
Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
chuyển đổi sang cơ chế thị trường với nhiều
yếu tố bất ổn từ nhận thức đến thể chế hóa
quá trình thực hiện, bên cạnh lực lượng lao
động dồi dào vừa là thế mạnh vừa là thách
thức, thì giải quyết việc làm đầy đủ, giảm tỉ
lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định
xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững là mối
quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong
suốt quá trình xây dựng đất nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Với thế giới, việc
làm cũng là vấn đề chung được chú trọng của
các quốc gia. Còn nội tại của chủ nghĩa tư
bản thì giải quyết mâu thuẫn việc làm và thất
nghiệp, chống khủng hoảng kinh tế để tồn tại
và tiếp tục phát triển đã là một học thuyết
kinh tế được tồn tại nhiều năm. Vì vậy, xác
định đúng đắn chủ trương, đường lối với các
biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả,
góp phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng
trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam là nỗi
trăn trở lớn của Đảng và Nhà nước.
Theo lẽ tự nhiên, tăng trưởng kinh tế chỉ
ổn định khi xã hội, cuộc sống và việc làm của
người dân nói chung và người lao động nói
riêng ổn định; và việc làm chỉ ổn định khi sản
xuất, kinh doanh và thị trường ổn định. Với
thực tế của Việt Nam hiện nay, để bảo đảm
tính ổn định cao của xã hội và tăng trưởng
kinh tế thì định hướng giải quyết việc làm
phải có cơ sở vững chắc, khoa học, biện pháp
phải cụ thể, thực tế, hiệu quả trên nền tảng:
- Thứ nhất, chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội phải có tầm nhìn xa trên
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 47112009
CHÍNH SÁCH
cơ sở dự báo có căn cứ khoa học, thực tiễn,
phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế
thị trường. Quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết
phải đồng bộ, ăn khớp và ổn định. Quy hoạch
hiện tại vẫn chưa trả lời chính xác được 20-
30 năm nữa định hướng phát triển hiện tại có
còn phù hợp hay lại thay đổi, thậm chí làm lại
từ đầu. 10 và 20 năm chỉ là kế hoạch dài hạn,
còn chiến lược phải trên 20 năm đến 50 năm
thì qui hoạch mới không manh mún, thay đổi
nhiều, gây lãng phí lớn cho toàn xã hội.
- Thứ hai, một trong những nhiệm vụ quan
trọng của quản lí vĩ mô là phải tìm, khai thác,
dần hình thành một thị trường hàng hóa ổn
định và chất lượng ngày một nâng cao, đặc
biệt là thị trường xuất khẩu, để định hướng
cho người sản xuất, kinh doanh đầu tư, tạo
việc làm ổn định cho người lao động. Nền
kinh tế của chúng ta hiện nay phần lớn được
đóng góp từ người sản xuất, kinh doanh nhỏ
lẻ, tự phát, bị lệ thuộc, thiếu ổn định, hiệu quả
thấp, không đủ lực và kinh nghiệm để tìm
được thị trường hàng hóa ổn định, trong khi
ở tầm quản lí vĩ mô, Nhà nước với quyền lực
và sức mạnh của mình nhưng chưa chú trọng
tìm và khai thác được thị trường hàng hóa ổn
định, phù hợp với tiềm lực trong nước để lập
quy hoạch, định hướng, chỉ dẫn đầu tư cho
sản xuất trong nước, để nhà đầu tư lựa chọn
sản phẩm, ổn định sản xuất, kinh doanh, nhất
là khu vực ngoài Nhà nước, giảm dần mức độ
tự bươn trải toàn diện như hiện nay.
- Thứ ba, trong nhiều năm tới, phát triển
kinh tế cá thể nằm ở nông thôn vẫn chiếm tỉ
trọng cao, vì vậy, trên cơ sở quy hoạch lại
vùng nông thôn có kế hoạch phù hợp với
từng vùng để phát triển kinh tế nông thôn một
cách đồng bộ, từ cơ cấu sản xuất đến cơ cấu
xã hội, dân cư, phát triển làng nghề truyền
thống, liên kết các cá thể kinh tế để tạo sức
mạnh đầu tư vốn và khoa học, công nghệ vào
nông thôn, không thể để ruộng, vườn bị băm
nhỏ, đầu tư sản xuất, nuôi trồng cây, con nhỏ
lẻ luôn thay đổi, bị động, gây lãng phí lớn
như hiện nay.
- Thứ tư, nhu cầu lao động của nhiều nước
trên thế giới ngày một tăng cao, Nhà nước ta
cần đặt vấn đề ở cấp quốc gia, kí kết các hiệp
định hoặc thỏa thuận song phương để đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài một
cách ổn định, có hiệu quả, bảo đảm được các
mục đích đặt ra thay vì cho phép các doanh
nghiệp lớn, nhỏ, có hoặc không có kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn, có tiềm lực
hoặc không có tiềm lực tự tìm thị trường lao
động ở nước ngoài, kí kết nhiều hợp đồng
cung ứng lao động nhỏ lẻ, chất lượng và tính
ổn định thấp, làm ảnh hưởng tiêu cực đến
xuất khẩu lao động hiện nay.
- Thứ năm, việc làm trong xóa đói giảm
nghèo bền vững là một nội dung hết sức quan
trọng. Cần thống kê đầy đủ lực lượng lao
động trong các hộ nghèo, sau đó phân tích
kĩ lưỡng nguyên nhân đói nghèo để có giải
pháp phù hợp với từng nguyên nhân, không
thể để chung một giải pháp cho nhiều nguyên
nhân đói nghèo. Nghèo do lười biếng, không
biết làm ăn chiếm tỉ trọng khá lớn, không thể
cứ cho vay và xóa nợ mãi như hiện nay.
- Thứ sáu, điều tra, thống kê hàng năm
hoặc định kì, theo dõi nắm chắc số lượng,
chất lượng cung - cầu lao động là một việc
làm vô cùng quan trọng trong phân bố, phân
công sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao
động để phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và
Nhà nước cần hết sức quan tâm, coi trọng từ
nội dung hoạt động, quản lí đến bộ máy thực
hiện công tác này. Bộ máy ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội hiện tại phần lớn
dành cho công tác bảo đảm chính sách người
có công và an sinh xã hội với nhiệm vụ bảo
đảm chi là chủ yếu, bộ phận còn lại không
thể thực hiện được nhiệm vụ quản lý trên
55 triệu lao động của cả nước, lực lượng mà
không có họ thì không có của cải vật chất,
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng và
tiến bộ xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước
cần quan tâm tăng cường, củng cố đội ngũ
người làm công tác lao động từ trung ương
tới địa phương.
(Xem tiếp trang 56)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_quyet_viec_lam_gop_phan_bao_dam_on_dinh_xa_hoi_va_tang.pdf