Liên quan giữa phổ đột biến với tác nhân
gây ung thư
Nghiên cứu tìm thấy 52,7% là đột biến
chuyển vị, với 40% là dạng chuyển vị G:C>A:T
(trong đó hơn 1/3 trường hợp chuyển vị này xảy
ra tại vị trí CpG). Soussi phân tích tất cả các đột
biến điểm cho thấy 51% đột biến là dạng chuyển
vị G:C >A:T, 59% trong số các dạng đột biến này
xuất hiện tại vị trí CpG- vùng DNA nơi
nucleotid cytosin theo sau bởi nucleotid guanin
dọc theo chuỗi DNA(11). Sự chuyển vị G:C>A:T
tại vị trí CpG được biết là do sự khử amin của 5-
methylcytosin thành thymin dẫn đến sự bắt cặp
T/G bị lỗi, nếu không sửa chữa được, sẽ gây ra tỉ
lệ cao đột biến p53 chuyển vị. Các chất sinh ung
ngoại sinh như bức xạ tia cực tím, benzopyren
trong thuốc lá có ảnh hưởng mạnh hơn đến quá
trình methyl hóa dinucleotid CpG. Các chất sinh
ung nội sinh, do sự trao đổi chất trong tế bào bị
thay đổi, cũng có thể nhắm đích các dinucleotid
methyl hóa, gây tỉ lệ chuyển vị cao hơn(10,11).
Với sự chuyển vị G:C>A:T không phải tại vị
trí CpG, nghiên cứu labo cho thấy đây là dạng
đột biến thường gặp nhất do các tác nhân
alkylate gây ra, dẫn đến sự bắt cặp sai O6-
methylguanin với thymin. N-nitrosamin trong
thuốc lá hút là nguyên nhân gây ra dạng đột
biến chuyển vị này(2,10), đồng thời N-nitrosamin
trong thực phẩm ở Trung quốc và Ấn độ cũng
góp phần gây nên dạng đột biến chuyển vị
G:C>A:T(13). 15 trên tổng số 22 (68%) trường hợp
đột biến chuyển vị kiểu này liên quan đến thói
quen hút thuốc trong nghiên cứu này.
Tỉ lệ cao chuyển dạng G:C>T:A thường
thấy trong ung thư phổi, ung thư thực quản và
ung thư đầu cổ. Chuyển dạng GT tại codon
157, 158, 248, 273 xảy ra trong 30% trường hợp
ung thư phổi, ít hơn 10% trong các ung thư
khác và được xem là hậu quả tiếp xúc với
thuốc lá, như ảnh hưởng sinh ung của
benzopyren(6,11). Trong nghiên cứu này xuất
hiện 10/14 trường hợp đột biến chuyển dạng
GT ở người có thói quen hút thuốc, uống
rượu, và 3 (21,4%) trường hợp đột biến tại
codon 157 đều gặp ở người hút thuốc lá nhiều.
Ở bệnh nhân UTNMM có thói quen nhai
trầu, các N-nitrosamin có trong thuốc lá nhai
kèm theo có chứa một lượng lớn Nnitronornicotine (NNN), và hợp chất (4
methylnitrosoamino-1-3 pyridyl 1-1-butanone)
(NKK) có thể gây đột biến chuyển vị G:C>A:T.
NKK cũng gây đột biến chuyển dạng G:C>T:A
trong thực nghiệm trên chuột, thỏ. Chúng tôi
tìm thấy 3/7 bệnh nhân nhai trầu có đột biến
chuyển vị G:C>A:T và 3/7 có đột biến chuyển
dạng G:C>T:A. Điều này cho thấy khả năng gây
đột biến p53 của N-nitrosamin trong thuốc lá
nhai hay xỉa trên lâm sàng.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải trình tự chuỗi DNA phát hiện đột biến gen P53 trong ung thư niêm mạc miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 119
GIẢI TRÌNH TỰ CHUỖI DNA PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN P53
TRONG UNG THƯ NIÊM MẠC MIỆNG
Trần Thị Kim Cúc*, Nguyễn Thị Hồng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đột biến p53 được nhận biết trong nhiều loại bướu, thể hiện tính bất ổn bằng cách cho phép tích
lũy những thay đổi về di truyền do quá trình sinh ung tạo ra.
Mục tiêu: Nghiên cứu này tìm hiểu tỉ lệ và kiểu đột biến của gen p53 trong ung thư niêm mạc miệng ở
người Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp: Sử dụng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp để phân tích vùng bảo tồn của gen
p53 từ exon 5 đến exon 8 trong ung thư tế bào gai nguyên phát ở hốc miệng của 109 bệnh nhân, và tìm hiểu mối
liên quan giữa đột biến gen p53 với những thói quen nguy cơ ung thư như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu.
Kết quả: Tỉ lệ đột biến gen 53 là 47,7%. Về kiểu đột biến, 62,2% là đột biến sai nghĩa; 18,9% đột biến vô
nghĩa; 9,4% đột biến mất đoạn gen; 5,7% đột biến ghép nối sai; 1,9% đột biến thêm đoạn gen và 1,9% đột biến
trong khung. Đa số là đột biến chuyển vị G:C>A:T (40,0%) và đột biến chuyển dạng G:C>T:A (25,5%). Tỉ lệ đột
biến gen p53 ở những người có thói quen hút thuốc lá cao hơn có ý nghĩa so với ở những người không có thói
quen này (p<0,05).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy vai trò của thuốc lá trong sự sinh ung thư và ảnh hưởng của thuốc lá đến
kiểu đột biến và phổ đột biến đặc hiệu của gen p53 ở bệnh nhân ung thư niêm mạc miệng.
Từ khóa: Đột biến gen p53, giải trình tự DNA, ung thư niêm mạc miệng.
ABSTRACT
DETECTION OF P53 GENE MUTATIONS IN ORAL CANCER BY DNA SEQUENCING
Tran Thi Kim Cuc, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 119 - 127
Background: p53 gene mutation observed in many tumors, expresses instability by allowing the
accumulation of genetic alterations occurring in this multistep process.
Objectives: The present study was conducted to investigate the incidence and patterns of p53 mutation in
patients with oral cancer.
Materials and methods: DNA sequencing was used to explore the conserved region of the p53 gene (exon
5-8) in primary oral squamous cell carcinoma (OSCC) specimens from 109 patients. Then, the correlation
between p53 mutations and risk habits of oral cancer such as tobacco smoking, alcohol drinking and betel chewing
was analyzed.
Results: The result showed that 47.7% had p53 gene mutations at exon 5-8. Of which, 62.2% were
missense mutations, 18.9% were nonsense encoding translational stop codons, 9.4% were deletions, 5.7% were
splice-site mutations, 1.9% was insertion, and 1.9% was inframe mutation. G:T>A:T transitions and G:C>T:A
transversions were the predominant mutations (65,5%). p53 gene mutation significantly related to tobacco
smoking habit (p< 0.05).
*: Khoa RHM – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Trần Thị Kim Cúc ĐT: 0908348850, Email: kimcuc0804@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 120
Conclusion: This study suggested an important contributing role of tobacco to p53 gene mutation and that
tobacco might induce specific patterns and spectrums of mutations in oral cancer patients.
Key words: p53 gene mutations, DNA sequencing, oral cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh lý do những thay đổi về
mặt tế bào qua một loạt đột biến ở các gen đặc
hiệu, làm tăng sinh tế bào không kiểm soát
được. Nguyên nhân của những thay đổi này do
tiếp xúc với một hay nhiều các tác nhân hóa học
hay vật lý, gây ra các lỗi trong quá trình sao
chép hay các lỗi trong quá trình sửa chữa DNA.
Đột biến ở các gen kiểm soát chu kỳ tế bào và
đường dẫn truyền tín hiệu sửa chữa DNA là
những sự kiện bắt đầu và cần thiết của quá trình
sinh ung thư(5).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy bất
hoạt các gen đè nén bướu là yếu tố quan
trọng trong quá trình sinh ung thư nhiều
bước. Có nhiều gen đè nén bướu liên quan
đến các bướu ác tính khác nhau, cũng như
liên quan đến ung thư niêm mạc miệng
(UTNMM). Sự thay đổi gen đè nén bướu p53
là yếu tố di truyền được nói đến nhiều nhất
trong các loại ung thư ở người. Các nghiên
cứu cho thấy tỉ lệ đột biến gen này thay đổi
từ 30-70% trong ung thư đầu cổ(2,4).
Gen p53, nằm trên nhiễm sắc thể 17, có 11
exon mã hóa cho protein ở nhân tế bào có trọng
lượng phân tử 53 kDa, được biết đến với chức
năng điều hòa sự tăng sinh tế bào. Khi tế bào bị
tổn thương DNA, protein p53 làm dừng chu kỳ
tế bào ở pha G1 nhằm khởi động quá trình sửa
chữa DNA, hoặc quá trình chết tế bào theo lập
trình. Do có vai trò quan trọng trong điều hòa
chu kỳ tế bào, gen p53 ảnh hưởng nhiều đến quá
trình điều trị ung thư như hóa trị hay xạ trị(1).
Phân tích các kiểu đột biến gen p53 giúp
nhận biết vị trí đột biến và làm rõ hơn chức năng
của protein p53 đột biến, chức năng này thường
bị bất hoạt trong tế bào ung thư. Ngoài ra, các
kiểu đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào bản
chất của các yếu tố bệnh căn, và cho thấy phổ
đột biến của gen p53 có thể là dấu ấn sinh học
liên quan đến các tác nhân môi trường. Đa số
đột biến xảy ra từ exon từ 5 đến exon 8 của gen
p53, nằm ở vị trí đặc hiệu của gen- chính là khu
vực kết nối với DNA(9). Nghiên cứu này khảo sát
sự thay đổi của gen p53 trong UTNMM ở người
Việt Nam, với các mục tiêu sau:
- Xác định tỉ lệ đột biến gen p53 trong
UTNMM.
- Xác định tỉ lệ các kiểu đột biến gen p53
trong UTNMM.
- Phân tích mối liên quan giữa đột biến gen
p53 với các thói quen nguy cơ UTNMM (hút
thuốc, uống rượu, nhai trầu).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu về lâm sàng, giải phẫu
bệnh và sinh học phân tử gồm 109 bệnh nhân
được chẩn đoán xác định là UTNMM và được
điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM trong
năm 2009 và 2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Có tổn thương ung thư nguyên phát ở hốc
miệng.
- Có chẩn đoán giải phẫu bệnh là carcinôm
tế bào gai.
- Có trả lời phỏng vấn trực tiếp về các thói
quen ăn trầu, hút thuốc, uống rượu.
- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ.
- Chưa được điều trị ung thư đặc hiệu.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả và phân tích.
Qui trình nghiên cứu
- Ghi nhận qua phỏng vấn trực tiếp các dữ
liệu của bệnh nhân và thói quen hút thuốc, uống
rượu, nhai trầu.
- Khám và đánh giá lâm sàng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 121
- Đánh giá cận lâm sàng: giải phẫu bệnh,
chụp phim tia X, siêu âm, nội soi tai mũi họng,
xét nghiệm máu, nước tiểu, v.v
- Chẩn đoán và điều trị ung thư (theo hồ sơ
bệnh án của bệnh viện).
- Mẫu mô lấy từ bệnh phẩm sinh thiết hay
phẫu thuật bướu nguyên phát được cố định,
vùi nến và nhuộm Hematoxylin- Eosin thường
qui tại Bệnh viện ung bướu để khảo sát giải
phẫu bệnh.
- Tiến hành các kỹ thuật sinh học phân tử
gồm ly trích DNA từ mẫu mô sinh thiết ở tổn
thương hốc miệng và giải trình tự chuỗi DNA
tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử- Đại học
Y Dược TP. HCM.
Bước 1: Ly trích DNA
Ly trích DNA từ mẫu mô sinh thiết một
phần ở tổn thương ung thư bằng bộ ly trích
Roche theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR)
- Do đa số đột biến gen p53 xảy ra ở exon 5
đến exon 8, nên nghiên cứu này chỉ khảo sát đột
biến từ exon 5 đến exon 8 của gen p53.
- Dùng 4 cặp mồi để khuếch đại các exon 5,
6, 7 và 8 của gen p53 (các đoạn mồi được thiết kế
bằng phần mềm Oligo 4.1 dựa trên trình tự
chuẩn của gen p53 có mã số NG.017013 trong
GenBank). Trình tự các nucleotid của các đoạn
mồi như sau:
Tên mồi Trình tự mồi (5’3’) Exon được khuếch đại Kích thước sản phẩm PCR (bp)
P53g5F2 GGTTGCAGGAGGTGCTTACA 5-6 542
P53, 5-6R CACTGACAACCACCCTTAAC
P53seq7F GGCCTCCCCTGCTTGCCACA 7-8 755
P53seq7F GTGCTAGGAAAGAGGCAAGG
- Chuẩn bị 20μl hỗn hợp cho PCR gồm có:
2μl dung dịch đệm 1X, 2μl các deoxyribo
nucleotid triphosphat (dNTP), 0,15μl Takara HS
Taq DNA polymerase (5 unit/μl), 1μl đoạn mồi
cùng chiều, 1μl đoạn mồi ngược chiều, 12,85μl
nước cất và 1μl DNA đã ly trích.
Chương trình PCR
980C x 2 phút
980C x 10 giây
600C x 30 giây
720C x 2 phút
45 chu kỳ nhiệt
720C x 5 phút
- Một đợt thí nghiệm PCR luôn có một
chứng dương đã biết cho kết quả PCR (+) và
một chứng âm thay thế mẫu DNA ly trích
bằng nước cất.
- Kết quả PCR được đánh giá bằng cách điện
di trên gel agarose 1,2% có nhuộm ethidium
bromide trong khoảng 20 phút và đọc kết quả.
Nếu vạch của DNA khảo sát ở cùng mức với
vạch của chứng dương và có số base đọc ở thang
kích thước DNA phù hợp thì kết quả PCR (+),
cho biết đã khuếch đại được exon mong muốn.
Bước 3: Giải trình tự các nucleotid trên chuỗi
DNA và đọc kết quả
Đầu tiên tinh sạch sản phẩm PCR: sử dụng
bộ xét nghiệm của QIA gen (QIAquick Gel
Extraction kit).
Thực hiện PCR qua 25 chu kỳ nhiệt để
khuếch đại đoạn trên DNA cần xác định trình tự.
Thành phần phản ứng Thể tích
Big Dye terminator V.3.1 4 l
Primer (10µM) 0,3 l
1X seq buffer 12,7 µl
Sản phẩm PCR đã tinh sạch 3 l
Tổng cộng 20 l
Chương trình PCR
960C x 2 phút
960C x 10 giây
500C x 5 giây
600C x 4 phút
25 chu kỳ nhiệt
Giữ ở 40C
Kết tủa DNA bằng ethanol
- 20μl sản phẩm DNA trên được thêm 75μl
ethanol 100% và 15μl5M NH4OAC. Ly tâm
14.000 vòng/phút trong 15 phút. Thêm 300μl
ethanol 70%, quay ly tâm 14.000 vòng/phút
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 122
trong 10 phút. Đổ dịch nổi, lấy cặn lắng và để
khô tự nhiên.
- Hòa tan tủa trong 20μl dung dịch đệm
Formamide.
- Biến tính DNA ở 95C trong 2 phút và làm
lạnh đột ngột để tách thành các chuỗi đơn. Lấy
10μl dung dịch đệm chứa DNA đưa vào giếng
đặt vào máy giải trình tự.
Giải trình tự và đọc kết quả.
- Đoạn DNA chứa 4 exon được chia thành 2
đoạn nhỏ, đoạn chứa exon 5 và 6; đoạn chứa
exon 7 và 8.
- Mỗi đoạn DNA này được giải trình tự hai
chiều với đoạn mồi cùng chiều và đoạn mồi
ngược chiều.
- Trình tự các nucleotid trên chuỗi DNA
được phân tích qua máy giải trình tự DNA tự
động (ABI 3100 Genetic Analyser). Nếu có đột
biến thì sẽ phát hiện tạị một vị trí có hai
nucleotid thay vì chỉ có một nucleotid như bình
thường, do mẫu DNA được định chuỗi có chứa
những chuỗi bình thường và chuỗi đột biến. Kết
quả cũng được đối chiếu với trình tự các
nucleotid trên DNA bình thường (mã số
NG.017013) để xác định chính xác các nucleotid
bị đột biến.
- Dữ liệu đột biến được tra cứu theo dữ liệu
của IARC (R15- năm 2010).
Thống kê và xử lý dữ liệu
Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm
Excel và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Mối liên quan giữa các thói quen với đột biến
gen p53 được xác định qua phép kiểm χ2, liên
quan có ý nghĩa khi giá trị p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu khảo sát
109 bệnh nhân có tuổi từ 29 đến 78 tuổi, với
độ tuổi trung bình 59 ±12 tuổi, trong đó 95 bệnh
nhân (87,2%) trên 45 tuổi.
Có 75 bệnh nhân nam (68,8%) và 34 nữ
(31,2%), tỉ lệ nam:nữ là 2,2:1.
Các vị trí bướu theo thứ tự giảm dần là lưỡi
(43,1%), sàn miệng (23,9%), nướu răng (18,3%),
niêm mạc má (7,4%), khẩu cái (4,5%) và môi
(2,8%).
Bướu ở giai đoạn trễ (III và IV) chiếm tỉ lệ
80,73%.
Có 78 bệnh nhân (73 nam và 5 nữ), chiếm tỉ
lệ 71,5% có thói quen hút thuốc, 64 bệnh nhân
nam có thói quen hút thuốc kèm theo uống rượu
(58,7 %).
16 bệnh nhân nữ (14,7%) có thói quen
nhai trầu.
Đột biến gen p53 trong UTNMM
Kết quả ở bảng 1 cho thấy trong 109 bệnh
nhân UTNMM, có 52 bệnh nhân có đột biến gen
p53, chiếm tỉ lệ 52/109 (47,7%). Trong đó, một
bệnh nhân có hai đột biến khác nhau trên cùng
một exon. Như vậy, tổng cộng có 53 đột biến
được phát hiện trên các exon 5-8 của gen p53.
Trong số 53 đột biến, đột biến gen p53 xuất
hiện nhiều nhất trên exon 5, gồm 24 trường hợp
(45,3%). Có 33 vị trí codon bị đột biến, trong đó
hai vị trí axít amin bị đột biến nhiều nhất là
Arg175 và Tyr 205, cùng có tỉ lệ 7,6%. Đột biến ở
Tryp146, Val157 và Arg196 cùng chiếm tỉ lệ
5,7%. Các vị trí đột biến Ala159, Val 216, Gly 245,
Gly 266 và Arg 282 xuất hiện với tỉ lệ 3,8%. Các
vị trí codon khác chỉ xuất hiện một lần, tỉ lệ xuất
hiện là 1,9%.
Bảng 1: Đột biến gen p53 trong UTNMM
Mã số
BN Tuổi Exon Codon Đột biến nucleotid
Thay đổi
nucleotid
Thay đổi acid
amin
Kiểu đột biến
*
18 47 5 126 TTAAGGGTGGTTGTCAGTGAG Thêm 21N Cắt cụt F
106 81 5 127 TCC TTC C T Ser Phe M
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 123
Mã số
BN Tuổi Exon Codon Đột biến nucleotid
Thay đổi
nucleotid
Thay đổi acid
amin
Kiểu đột biến
*
23 73 5 135 TGC TTC G T Cys Phe M
31 32 5 143 GTG ATG G A Val Met M
9 77 5 146 TGG TGA G A Trp dừng N
10 52 5 146 TGG TGA G A Trp dừng N
75 75 5 146 TGG TGA G A Trp dừng N
113 66 5 149 TCCACA Mất 1N Cắt cụt F
74 54 5 152 CCG CAG C A Pro Gln M
70 66 5 155 ACC ATC C T Thr Ile M
33 76 5 157 GTC TTC G T Val Phe M
35 35 5 157 GTC TTC G T Val Phe M
78 58 5 157 GTC TTC G T Val Phe M
7 51 5 159 GCC CCC G C Ala Pro M
11 62 5 159 GCC CCC G C Ala Pro M
90 52 5 160 GCCATG Mất 1N Cắt cụt F
28 35 5 171 GAG GGG A G Glu Gly M
56 52 5 173 GTG TTG G T Val Leu M
69 62 5 175 CGC CAC G A Arg His M
104 47 5 175 CGC CAC G -A Arg His M
16 64 5 175 CGC CTC G T Arg Leu M
49 60 5 175 GCTGCCCCCAC Mất 11N Cắt cụt F
52 52 5 176 TGC TTC G T Cys Phe M
100 88 5 181 CGC CCC G C Arg Pro M
64 70 6 192 CAG TAG C T Gln dừng N
1 60 6 193 CAT CGT A G His Arg M
19 66 6 196 CGA TGA C T Arg dừng N
38 67 6 196 CGA TGA C T Arg dừng N
111 42 6 196 CGA TGA C T Arg dừng N
40 62 6 205 TAT TGT A G Tyr Cys M
65 67 6 205 TAT TGT A G Tyr Cys M
77 55 6 205 TAT TGT A G Tyr Cys M
76 76 6 205 TAT GGT TAGG Tyr Gly M
19 66 6 213 CGA TGA C T Argdừng N
71 57 6 216 GTG TTG G T Val Leu M
61 51 6 216 GTG ATG G A Val Met M
29 58 7 225 GTT ATT G A Val Ile M
39 80 7 238 TGT TAT G A Cys Tyr M
45 50 7 241 TCCT TCT Mất 1N Cắt cụt F
102 46 7 245 GGC TGC G T Gly Cys M
92 58 7 245 GGC AGC G A Gly Ser M
37 64 7 246 ATG Mất 3N Mất Met I
50 42 7 248 CCGGA CCGA Mất 1N Cắt cụt F
87 63 7 249 AGG AAT GGAT Arg Asn M
82 54 8 266 GGA TGA G T Glydừng N
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 124
Mã số
BN Tuổi Exon Codon Đột biến nucleotid
Thay đổi
nucleotid
Thay đổi acid
amin
Kiểu đột biến
*
85 85 8 266 GGA TGA G T Glydừng N
51 60 8 271 GAG AAG G A Glu Lys M
88 44 8 272 GTG ATG G A Val Met M
32 45 8 282 CGG TGG C T Arg Trp M
44 90 8 282 CGG TGG C T Arg Trp M
84 52 Intron 4 cagTAC cggTAC A G IVS4-2A>G S
15 76 Intron 6 GAGgtc GAGttc G T IVS6+1G>T S
34 58 Intron 6 tagGTT ttgGTT A T IVS6-2A>T S
٭: M: đột biến sai nghĩa, N: đột biến vô nghĩa, F: đột biến dịch khung, I: đột biến trong khung, S: đột biến ghép nối sai
Các kiểu đột biến gen p53
Các đột biến chủ yếu là dạng đột biến điểm,
chiếm tỉ lệ 81,1%, bao gồm đột biến sai nghĩa
(62,2%) và đột biến vô nghĩa (18,9%). Đột biến
dịch khung chiếm tỉ lệ 11,3%, bao gồm đột biến
mất hay đột biến thêm đoạn gen. Các đột biến
ghép nối sai tại vị trí ghép nối intron và exon
chiếm tỉ lệ 5,7%.
Đột biến chuyển vị chiếm 52,7%, chủ yếu là
dạng G:C>A:T. Đột biến chuyển dạng với tỉ lệ
34,6%, chủ yếu là dạng G:C>T:A.
Bảng 2: Các kiểu đột biến ở Exon 5-8 và phổ đột biến
của gen p53 trong 109 bệnh nhân UTNMM
Đột biến gen p53 Số ca (%)
Exon 5 24 (45,3)
Exon 6 12 (22,6)
Exon 7 08 (15,1)
Exon 8 06 (11,3)
Intron 4 01 (1,9)
Intron 6 02 (3,8)
Kiểu đột biến 43 (81,1)
Đột biến điểm 33 (62,2)
Đột biến sai nghĩa 10 (18,9)
Đột biến vô nghĩa 06 (11,3)
Đột biến dịch khung 05 (9,4)
Đột biến mất 01 (1,9)
Đột biến thêm 01 (1,9)
Đột biến trong khung 03 (5,7)
Đột biến ghép nối sai 29 (52,7)
Phổ đột biến 14 (25,4)
Chuyển vị 08 (14,6)
Đột biến gen p53 Số ca (%)
G:C>A:T 07 (12,7)
G:C>A:T tại vị trí CpG 19 (34,6)
A:T>G:C 03 (5,5)
Chuyển dạng 04 (25,5)
G:C>C:G 01 (1,8)
G:C>T:A 01 (1,8)
A:T>T:A 06 (10,9)
A:T>C:G 01 (1,8)
Khuyết đoạn gen
Thêm đoạn gen
Liên quan giữa đột biến gen p53 với các
thói quen nguy cơ của UTNMM
Tỉ lệ đột biến gen p53 ở người hút thuốc là
53,8% (42/78 ca), trong đó ở người hút thuốc và
uống rượu là 50% (32/64 ca).
Tỉ lệ đột biến gen p53 ở người nhai trầu là
43,8% (7/16 ca), trong đó 2 người nhai trầu và
hút thuốc đều có đột biến gen p53 (100%).
Nhóm bệnh nhân có thói quen hút thuốc có
tỉ lệ đột biến gen p53 cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm 31 bệnh nhân không có thói
quen này (p<0,05).
Tỉ lệ đột biến gen p53 ở bệnh nhân có thói
quen nhai trầu (43,8%), cao hơn nhóm 15 bệnh
nhân không có thói quen này (33,3%), nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3: Liên quan giữa đột biến gen p53 với các thói
quen nguy cơ của UTNMM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 125
Thói quen Tổng Số ca
Đột biến
gen p53 (+)
Đột biến
gen p53 (+)
Giá trị p
Số
ca %
Số
ca %
Hút thuốc 78 42 53,8 36 46,2
0,042
Không thói quen 31 10 32,3 21 67,7
Nhai trầu (nữ) 16 7 43,8 9 56,2
0,552 Không thói quen
(nữ) 15 05 33,3 10 66,7
BÀN LUẬN
Tỉ lệ đột biến gen p53
Theo số liệu mới nhất về đột biến gen p53
của tổ chức quốc tế nghiên cứu về ung thư
(IARC) năm 2010 (dữ liệu R15), tỉ lệ đột biến gen
p53 trong ung thư đầu cổ nói chung là 43%(14).
Trong UTNMM, tỉ lệ này thay đổi từ 5,4% đến
67% tùy từng nghiên cứu(8). Sự khác biệt nhiều
có thể do sự khác biệt về vị trí ung thư và thói
quen nguy cơ(2,4). Đột biến gen p53 khá phổ biến
ở Nhật Bản, Pháp, Mỹ (53,3%), nơi mà hút thuốc
và uống rượu được xem là những yếu tố nguy
cơ chính trong UTNMM. Kết quả tỉ lệ đột biến
gen p53 trong nghiên cứu này là 47,7%, cao hơn
so với nhiều nước phổ biến thói quen nhai trầu
như Ấn độ (17%-24%)(2,7), nhưng tương tự kết
quả nghiên cứu tại Đài Loan (48,86%). Nghiên
cứu đầu tiên về đột biến gen p53 ở Việt nam trên
18 bệnh nhân UTNMM phát hiện tỉ lệ đột biến
gen p53 là 44,4%(8). Điều này cho thấy gen p53 dễ
bị đột biến ờ người Việt Nam trong quá trình
sinh ung thư ở hốc miệng.
Vị trí exon và codon đột biến
PCR và định trình tự chuỗi DNA được sử
dụng để phát hiện trực tiếp kiểu đột biến gen.
Các đột biến điểm làm thay đổi chỉ một
nucleotid trong tổng số 23.000 nucleotid trong
gen. Đột biến gen p53 thường được tìm thấy
trong 280 trên 393 codon cần thiết cho sự tổng
hợp protein. Điều này làm cho chẩn đoán đột
biến trở nên khó khăn hơn, vì vùng phân tích
hầu như trải dài trên toàn bộ gen. Nhiều nhóm
nghiên cứu chỉ tập trung trên exon 5-8, vì 80-
90% đột biến xảy ra tại các vị trí exon này. Kỹ
thuật phân tử khá phức tạp nhưng đây là
phương tiện chẩn đoán duy nhất để xác định
chính xác loại đột biến(1,11).
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ đột biến gen p53
ở các exon 5, 6, 7, 8 lần lượt là 45,2%, 22,6%,
15,1% và 11,3%.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận exon 5 dễ bị đột
biến nhất(7,13), trong khi một số nghiên cứu cho
thấy exon 8 lại là vùng đích dễ bị đột biến(8).
Nghiên cứu về cấu trúc đã cho thấy các
codon mã hóa các axít amin trong các vùng đột
biến nóng chủ yếu ở vùng trung tâm (vị trí từ
a.a.102-292), chỉ một số ít các đột biến nằm ở
vùng điều hòa (đầu cùng N từ a.a. 1-99 và đầu
cùng C từ a.a. 301-393). Một số codon cho thấy
có tần suất đột biến cao, với 28% đột biến ảnh
hưởng đến chỉ 6 vị trí của gen p53, như Arg175,
Gly245, Arg248, Arg249, Arg273 và Arg282. Các
vị trí axít amin đột biến thường gặp (điểm nóng)
là vùng DNA dễ bị tổn thương hoặc là bộ mã di
truyền mã hóa cho một acid amin chủ chốt trong
vùng thực hiện chức năng sinh học của protein,
hoặc cả hai(1,6). Nghiên cứu này cũng tìm thấy 3
điểm nóng thường gặp nhất là Arg175, Gly245
và Arg282, chiếm tỉ lệ 15,2%.
Kiểu đột biến gen p53
Đặc điểm của kiểu hình đột biến gen p53
thường gặp là đột biến sai nghĩa. Kết quả nghiên
cứu từ exon 5 đến exon 8 cho thấy đa số (62,3%)
là đột biến sai nghĩa. Theo Stojnev(12), hơn 75%
đột biến gen p53 gây ra sự thay đổi một axít
amin riêng lẻ, dẫn đến sự tổng hợp protein có
chiều dài đầy đủ và ổn định, nhưng mất chức
năng gắn DNA đặc hiệu và tích lũy trong nhân
tế bào bướu. Kết quả bất hoạt protein p53 do đột
biến gây ra sự thay thế axít amin làm cho nhiều
tế bào buớu có biểu hiện protein p53 đột biến.
Những protein này thường ổn định hơn protein
nguyên thủy, và hiện diện ở mức cao hơn trong
tế bào bướu(1).
Trong các đột biến, 20-25% ảnh hưởng trên
sự tổng hợp protein không toàn vẹn. Thông
thường các loại đột biến này là đột biến vô
nghĩa, tạo thành sự dừng codon, hoặc là dạng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 126
khuyết/thêm gen một đoạn nhỏ, dẫn đến những
đột biến dịch khung(12). Chúng tôi tìm thấy tỉ lệ
30,2% các đột biến vô nghĩa và đột biến dịch
khung. Các đột biến dịch khung xảy ra thường
xuyên trong ung thư đầu cổ hơn các vị trí ung
thư khác(2).
Đột biến ghép nối sai tại các vị trí intron–
exon chiếm 5,7% các loại đột biến, phù hợp với
quan điểm của các tác giả cho rằng đột biến
ghép nối sai trên gen p53 có thể gặp trong ung
thư miệng hầu(14).
Liên quan giữa tỉ lệ đột biến gen p53 với
các thói quen nguy cơ của UTNMM
Đột biến gen xảy ra ở 53,8% bệnh nhân hút
thuốc có kèm uống rượu, khác biệt có ý nghĩa so
với bệnh nhân không có thói quen này (p<0,05).
Brennan phát hiện 42% UTNMM có đột biến
gen p53 xảy ra ở 58% bệnh nhân hút thuốc và
uống rượu, 33% bệnh nhân hút thuốc, 17% bệnh
nhân không thói quen, cho thấy hút thuốc và
uống rượu có liên quan với tỉ lệ cao đột biến gen
trong ung thư đầu cổ(3).
Tỉ lệ người nhai trầu có đột biến gen p53 cao
hơn so với nhóm bệnh nhân không có thói quen
này, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa.
Điều này đặc biệt thấy rõ ở các nước châu Á phổ
biến thói quen nhai trầu thường có tỉ lệ đột biến
gen p53 khá thấp(2,4).
Liên quan giữa phổ đột biến với tác nhân
gây ung thư
Nghiên cứu tìm thấy 52,7% là đột biến
chuyển vị, với 40% là dạng chuyển vị G:C>A:T
(trong đó hơn 1/3 trường hợp chuyển vị này xảy
ra tại vị trí CpG). Soussi phân tích tất cả các đột
biến điểm cho thấy 51% đột biến là dạng chuyển
vị G:C >A:T, 59% trong số các dạng đột biến này
xuất hiện tại vị trí CpG- vùng DNA nơi
nucleotid cytosin theo sau bởi nucleotid guanin
dọc theo chuỗi DNA(11). Sự chuyển vị G:C>A:T
tại vị trí CpG được biết là do sự khử amin của 5-
methylcytosin thành thymin dẫn đến sự bắt cặp
T/G bị lỗi, nếu không sửa chữa được, sẽ gây ra tỉ
lệ cao đột biến p53 chuyển vị. Các chất sinh ung
ngoại sinh như bức xạ tia cực tím, benzopyren
trong thuốc lá có ảnh hưởng mạnh hơn đến quá
trình methyl hóa dinucleotid CpG. Các chất sinh
ung nội sinh, do sự trao đổi chất trong tế bào bị
thay đổi, cũng có thể nhắm đích các dinucleotid
methyl hóa, gây tỉ lệ chuyển vị cao hơn(10,11).
Với sự chuyển vị G:C>A:T không phải tại vị
trí CpG, nghiên cứu labo cho thấy đây là dạng
đột biến thường gặp nhất do các tác nhân
alkylate gây ra, dẫn đến sự bắt cặp sai O6-
methylguanin với thymin. N-nitrosamin trong
thuốc lá hút là nguyên nhân gây ra dạng đột
biến chuyển vị này(2,10), đồng thời N-nitrosamin
trong thực phẩm ở Trung quốc và Ấn độ cũng
góp phần gây nên dạng đột biến chuyển vị
G:C>A:T(13). 15 trên tổng số 22 (68%) trường hợp
đột biến chuyển vị kiểu này liên quan đến thói
quen hút thuốc trong nghiên cứu này.
Tỉ lệ cao chuyển dạng G:C>T:A thường
thấy trong ung thư phổi, ung thư thực quản và
ung thư đầu cổ. Chuyển dạng GT tại codon
157, 158, 248, 273 xảy ra trong 30% trường hợp
ung thư phổi, ít hơn 10% trong các ung thư
khác và được xem là hậu quả tiếp xúc với
thuốc lá, như ảnh hưởng sinh ung của
benzopyren(6,11). Trong nghiên cứu này xuất
hiện 10/14 trường hợp đột biến chuyển dạng
GT ở người có thói quen hút thuốc, uống
rượu, và 3 (21,4%) trường hợp đột biến tại
codon 157 đều gặp ở người hút thuốc lá nhiều.
Ở bệnh nhân UTNMM có thói quen nhai
trầu, các N-nitrosamin có trong thuốc lá nhai
kèm theo có chứa một lượng lớn N-
nitronornicotine (NNN), và hợp chất (4
methylnitrosoamino-1-3 pyridyl 1-1-butanone)
(NKK) có thể gây đột biến chuyển vị G:C>A:T.
NKK cũng gây đột biến chuyển dạng G:C>T:A
trong thực nghiệm trên chuột, thỏ. Chúng tôi
tìm thấy 3/7 bệnh nhân nhai trầu có đột biến
chuyển vị G:C>A:T và 3/7 có đột biến chuyển
dạng G:C>T:A. Điều này cho thấy khả năng gây
đột biến p53 của N-nitrosamin trong thuốc lá
nhai hay xỉa trên lâm sàng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 127
Nghiên cứu dịch tễ học phân tử đã cho thấy
mối liên quan giữa sự phơi nhiễm với các tác
nhân sinh ung và đặc điểm của đột biến gen
p53(2,4). Các kết quả phân tích dạng đột biến gen
p53 trong nghiên cứu này cũng tìm thấy mối liên
quan giữa phổ đột biến và tác nhân sinh ung
thuốc lá.
KẾT LUẬN
Gen đè nén bướu p53 với nhiều chức năng
quan trọng trong tế bào như dừng chu kỳ tế bào,
chết tế bào theo lập trình, biệt hóa tế bào và sửa
chữa DNA. Đột biến gen p53 ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình sinh ung thư vì protein p53
bị đột biến làm gia tăng tính bất ổn trong hệ gen
của tế bào bướu và thúc đẩy sự tiến triển cuả
bướu. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ khá cao đột
biến gen p53 (47,7%) trong UTNMM với 81% là
đột biến điểm, chủ yếu là đột biến sai nghĩa làm
gia tăng biểu hiện protein p53 trong tế bào bướu.
Tỉ lệ đột biến và phổ đột biến gen p53 ở nhóm
bệnh nhân UTNMM này có liên quan rõ với thói
quen hút thuốc lá, cho thấy thuốc lá giữ vai trò
quan trọng trong cơ chế sinh ung thư ở người
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bai L., Zhu W.G. (2006), “p53: structure, function and
therapeutic application”, Journal of Cancer Molecules 2(4),
pp. 141-153.
2. Blons H., Laurent-Puig P. (2003), “TP53 and Head and Neck
Neoplasms”, Hum Mutat 21, pp. 252-253.
3. Brennan J., Boyle J.O., Koch W.M., Goodman S.N., Hruban
R.H., Eby Y.J. (1995), “Associaton between cigarette smoking
and mutation of the p53 gene in squamous cell carcinoma of
the head and neck”, New Eng J Med 332, pp.712-717.
4. Chitra G., Chandramouli A., Chanchal C. (2010), “p53
mutations in head and neck squamous cell carcinoma “, Int J
Pharm Biomed Res 1(3), pp.117-121.
5. Feller L., Wood N.H., Khammissa R.A.G., Lemmer J. (2010),
“Human papilloma virus- mediated carcinogenesis and HPV-
associated oral and orophageal squamous cell carcinoma. Part
1: Human papilloma virus- mediated carcinogenesis”, Head
and Face Medicine, 6:14.
6. Greenblatt M.S., Bennett W.P., Hollstein M., Harris C.C.
(1994), “Mutations in the p53 tumor suppressor gene: Clue to
cancer etiology and molecular pathogenesis”, Cancer
Research 54, pp.4855-4878.
7. Hsieh L.L., Wang P.F., Chen I.H., Liao C.T, Chen C.M., Chang
C.J.T. (2001), “Characteristics of mutations in the p53 gene in
oral squamous cell carcinoma associated with betal quid
chewing and cigarette smoking in Taiwanese”,
Carcinogenesis 22(9), pp.1497-1503.
8. Nguyễn Thị Hồng (2006), “Đột biến gen p53 và biểu hiện
protein p53, MDM2, KI67, MMP9 trong ung thư niêm mạc
miệng ở người Việt Nam”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh.
9. Peltonen J.K., Helppi H.M., Paakko P., Hujanen T.T.,
Vahakangas K.H. (2010), “p53 in head and neck cancer:
Functional consequences and environmental implications of
TP53 mutation”, Head and Neck Oncology, 2:36.
10. Pfeifer G.P., Denissenko M.F., Olivier M., Tretyakova ., Hecht
S.S., Hainaut P. (2002), “Tobacco smoke carcinogens, DNA
damage and p53 mutation in smoking-associated cancer”,
Oncogene 21, pp.7435-7451.
11. Soussi T. (2005), “The p53 tumor suppressor gene: From
molecular biology to clinical investigation”, Annals New
York Academy of Sciences, pp.121
12. Stojnev S., Golubovic M., Babovic P. (2009), “TP53 gene
mutations-From guardian of the genome to oncogene”, Acta
Medica Medianae 48(4), pp.59-63.
13. Thongsukai P., Boonyaphiphat P., Puttawibul W.,
SudhikaranW. (2010), “Specific intronic p53 mutation in
esophageal squamous cell carcinoma in Southern Thailand”,
World J Gastroenterol 16 (42), pp.5359-5366.
14. http:// www- p53. IARC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_trinh_tu_chuoi_dna_phat_hien_dot_bien_gen_p53_trong_ung.pdf