Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Thứ nhất, bên cạnh thành tựu bước đầu nêu trên, hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý các văn bản hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ban hành thời gian qua chưa kịp thời, thiếu tính chủ động, đôi khi còn mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Thứ hai, thực tế cho thấy, mặc dù thời gian qua chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các văn bản pháp luật, quy định về giám sát, kiểm tra, xử lý các văn bản hành chính. Song các văn bản đó còn thiếu tính thống nhất, chồng chéo, đồng bộ, kịp thời, một số những văn bản còn quy định thiếu tính cụ thể, đã dẫn đến tình trạng hiểu khác nhau đối với vấn đề xử lý các văn bản khiếm khuyết trong đời sống xã hội, tạo ra nhiều ý kiến phản biện xã hội, đôi khi là ý kiến trái chiều của các học giả, các nhà quản lý và các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trong thời gian qua. Thứ ba, mặc dù qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này, song các quy định cụ thể về thời hạn, hình thức giám sát, kiểm tra vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc nên các khiếm khuyết, những sai trái hoặc những văn bản quy phạm (hoặc có những quy phạm trong văn bản đó) không còn phù hợp với thực tế nhưng đều rất chậm được xử lý kịp thời.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 43 GIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2015 Tạ Quang Ngọc1 Trong hoạt động quản lý nhà nước, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các chủ thể tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội đều sử dụng văn bản pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng làm phương tiện truyền đạt thông tin để chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động quản lý của mình. Các văn bản này có thể được thể hiện ở những hình thức, tên gọi khác nhau song chúng đều được hiểu là các văn bản, các quyết định quản lý, nội dung chứa đựng các thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vì vậy, có thể hiểu văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước là các văn bản chứa đựng quy tắc xử xự chung do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, hình thức, thủ tục luật định để truyền đạt thông tin do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chấp hành - điều hành của nhà nước, thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Xuất phát từ vị trí, tính chất, chức năng của văn bản quy phạm pháp luật, nên khi các văn bản này được sử dụng như một công cụ pháp lý, để chỉ đạo, điều hành các công việc nhà nước, giải quyết các mối quan hệ trong đời sống xã hội thông qua những cơ chế điều chỉnh nhất định, làm phát sinh kết quả pháp lý giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật này phải bảo đảm các yêu cầu về tính hợp pháp, tính hợp lý thì việc thi hành trong đời sống xã hội mới bảo đảm hiệu quả cao. Ngược lại, nếu không đáp ứng được các yêu cầu đó, văn bản pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ không phát huy hiệu lực, giá trị và hiệu quả, tính khả thi thấp hoặc không bảo đảm về hiệu lực pháp lý. Các văn bản này cần được xử lý bằng hình thức sửa đổi, hủy hoặc đình chỉ việc thi hành nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 1. Cơ sở pháp lý Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là mục tiêu được Đảng, Nhà nước ta xác định 1 Tiến Sỹ, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt tiếng Việt: Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động quan trọng của các chủ thể có thẩm quyền trong việc theo dõi, xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp, hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra có thể phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý để yêu cầu, đề nghị, kiến nghị chủ thể có thẩm quyền xử lý kịp thời bằng các hình thức như đính chính, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ nhằm nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật. Từ khóa: Giám sát, kiểm tra, xử lý, văn bản quy phạm pháp luật. Nhận bài: 05/01/2017; Hoàn thành biên tập: 05/02/2017; Duyệt đăng: 30/02/2017 Tóm tắt tiếng Anh: Abstract: Monitoring, inspecting, handling legal documents are important activities of competent actors in monitoring, reviewing, evaluating and making conclusion on the legality and reasonableness of legal documents. At the same time, through monitoring activities, illegal and irrational signs can be detacted. To timely request, propose, suggest the authorities to handle promptly in forms of correction, amendment, supplement, replacement, repeal, cancellation in order to improve the quality of normative documents law. Key words: Monitoring, inspecting, handling legal documents. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 44 là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 24/2/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Để thực hiện thành công chiến lược đó, vấn đề giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật của nhà nước, thời gian qua đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Cùng với các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật này, Chính phủ đã ban hành nghị định số 135/2003/NĐ-CP để quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau này được thay thế bằng nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và các thông tư, thông tư liên tịch của các bộ hướng dẫn thi hành một số nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Gần đây, hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Luật tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Nghị định số 34/2016 ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Các văn bản pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật hiện nay. Trên cơ sở quy định của pháp luật về chủ thể có thẩm quyền, trình tự (quy trình), thủ tục, hình thức, thời hiệu, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Các chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm tra và xử lý đối với văn bản hành chính được xác định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của mình. Qua đó góp phần không nhỏ vào hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao kỹ năng xây dựng, ban hành và hiệu lực, hiệu quả đối với các văn bản này. 2. Về hoạt động giám sát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Hoạt động giám sát, xử lý văn bản pháp luật trong đời sống xã hội là một trong các biện pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục đích của hoạt động này là nhằm phát hiện những vi phạm trong hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật đó hoặc phát hiện những bất cập, những quy định trong văn bản pháp luật của nhà nước, những vấn đề không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước (không phù hợp với tình hình thực tế quản lý) để xử lý kịp thời những vi phạm, những hạn chế, bất cập đó. Có thể hiểu các hoạt động này ở nội dung cụ thể sau: Thẩm quyền giám sát được quy định đối với các chủ thể gồm: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân2. Thông qua các hình thức giám sát của cụ thể nhằm phát hiện những vi phạm về tính hợp pháp, hợp lý hoặc không còn phù hợp của văn bản để kịp thời bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ văn bản hay kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với văn bản pháp luật hoặc xử lý chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đó3. Nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật được tập trung vào: Sự phù hợp của văn bản bản với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan quyền lực cùng cấp, cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành; sự phù hợp về hình thức 2 Khoản 1, Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 3 Điều 162 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 45 văn bản với nội dung của văn bản, sự phù hợp của nội dung với thẩm quyền của củ thể ban hành và sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản mới được ban hành của cùng một cơ quan4. Trong quá trình giám sát, nếu chủ thể có thẩm quyền giám sát phát hiện những nội dung vi phạm, sai trái hoặc không còn phù hợp của văn bản thì có quyền xử lý như sau: Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội việc bãi bỏ các văn bỏ đó tại kỳ họp gần nhất6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước trái với Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên7. Về trình tự, thủ tục giám sát và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tham gia giám sát, xử lý các văn bản trái pháp luật. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Như vậy, hoạt động giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước được quy định cụ thể tại chương XV Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Những quy định này phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và cũng được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 3. Về hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có thể được thực hiện bằng hai hình thức là do chủ thể có thẩm quyền tự kiểm tra văn bản do mình ban hành để phát hiện những sai trí, khiếm khuyết để xử lý kịp thời những vấn đề đó và hình thức kiểm tra của các cấp trên, của cơ quan có thẩm quyền quản lý (theo chức năng). Trên thực tế, pháp luật đã có quy định rõ đối với các cơ quan, cá nhân ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải có trách nhiệm tự mình kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời những sai trái hoặc sự không phù hợp của văn bản do mình ban hành, tùy theo mức độ sai trái, không phù hợp thực tế, quyết định hình thức áp dụng xử lý đình chỉ, tạm đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Điều 165, 166 4 Điều 163 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 5 Khoản 2, Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 6 Khoản 3 Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 7 Khoản 4 Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 46 và 167) quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể về kiểm tra, xử lý; trách nhiệm tự kiểm tra, tự xử lý của các cơ quan, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ đã cụ thể hóa các quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Cụ thể là: Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Để giúp Chính phủ trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan này, pháp luật quy định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm kiểm tra các văn bản đó. Đồng thời, pháp luật cũng quy định đối với văn bản quy phạm Bộ Tư pháp ban hành hoặc phối hợp ban hành thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ giúp Chính phủ kiểm tra để phát hiện kịp thời những sai trái, khiếm khuyết và xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đối với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan do mình quản lý. Ở địa phương, Hội đồng dân, Ủy ban nhân dân cấp trên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới ban hành. Cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành. Để bảo đảm việc kiểm tra thực hiện có chất lượng và hiệu quả, pháp luật quy định rõ ở cấp tỉnh do Giám đốc Sở tư pháp và ở cấp huyện do Trưởng phòng tư pháp chịu trách nhiệm giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền dược pháp luật quy định. Về nội dung kiểm tra văn bản bản quy phạm được pháp luật xác định không hoàn toàn giống nội dung giám sát, việc kiểm tra được thực hiện ở các nội dung như: kiểm tra về thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức; kiểm tra nội dung của văn bản; kiểm tra căn cứ ban hành; kỹ thuật trình bày, thể thức văn bản; quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện văn bản quy phạm có nội dung sai trái, hoặc khiếm khuyết hay không phù hợp với thực tế thì chủ thể kiểm tra có quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý bằng các hình thức như đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản đó. Việc xử lý được tiến hành như sau: - Bộ Tư pháp là cơ quan được giao giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Khi phát hiện có vi phạm, Bộ Tư pháp có quyền kiến nghị Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật đó; kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý văn bản liên tịch có dấu hiệu trái pháp luật. Trong trường hợp kiến nghị của Bộ Tư pháp không được chấp thuận, Bộ Tư pháp sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi thẩm quyền của mình, có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật đã ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách. Nếu kiến nghị đó Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 47 không được chấp thuận thì có quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. - Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ có thẩm quyền kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Trong trường hợp kiến nghị không được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chấp thuận thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ có quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; Kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý văn bản liên tịch với Bộ Tư pháp có dấu hiệu trái pháp luật. - Đối với việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được thực hiện như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới và đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại chương VIII và chương IX của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ. Trong đó, chương VIII từ điều 103 đến điều 136 quy định các nội dung về kiểm tra, xử lý như đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, đính chính nội dung của văn bản quy phạm pháp luật. Chương IX quy định về hoạt động rà soát, hệ thống hóa với các nội dung về nghiệp vụ rà soát và các hình thức xử lý văn bản được rà soát. Các hình thức xử lý gồm có bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản; thay thế văn bản; sửa đổi, bổ sung văn bản; ban hành văn bản mới; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản; ngưng hiệu lực thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định căn cứ vào điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4. Một số nhận xét về hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua. Thứ nhất, bên cạnh thành tựu bước đầu nêu trên, hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý các văn bản hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ban hành thời gian qua chưa kịp thời, thiếu tính chủ động, đôi khi còn mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Thứ hai, thực tế cho thấy, mặc dù thời gian qua chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các văn bản pháp luật, quy định về giám sát, kiểm tra, xử lý các văn bản hành chính. Song các văn bản đó còn thiếu tính thống nhất, chồng chéo, đồng bộ, kịp thời, một số những văn bản còn quy định thiếu tính cụ thể, đã dẫn đến tình trạng hiểu khác nhau đối với vấn đề xử lý các văn bản khiếm khuyết trong đời sống xã hội, tạo ra nhiều ý kiến phản biện xã hội, đôi khi là ý kiến trái chiều của các học giả, các nhà quản lý và các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trong thời gian qua. Thứ ba, mặc dù qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này, song các quy định cụ thể về thời hạn, hình thức giám sát, kiểm tra vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc nên các khiếm khuyết, những sai trái hoặc những văn bản quy phạm (hoặc có những quy phạm trong văn bản đó) không còn phù hợp với thực tế nhưng đều rất chậm được xử lý kịp thời. Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, phòng Tư pháp (kể cả các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân) chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn về kỹ năng giám sát, kiểm tra nên khi thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thứ năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa bảo đảm, kinh phí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. (Xem tiếp trang 59)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_sat_kiem_tra_xu_ly_van_ban_quy_pham_phap_luat_theo_luat.pdf
Tài liệu liên quan