Phơng thức đổi mới doanh nghiệp nhà nớc ở Việt Nam trong thời
gian tới
- Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nớc thành các doanh nghiệp cổ phần
- Đổi mới t duy và nhận thức lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội và nền
kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới t duy phải đợc thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành,
nhng trớc hết phải là cấp có thẩm quyền cao nhất trong hoạch định và chỉ đạo
thực hiện các quyết sách chiến lợc về phát triển kinh tế – xã hội của đất nớc
nói chung và đổi mới doanh nghiệp nhà nớc nói riêng.
- Xác định lại phạm vi và vai trò của doanh nghiệp nhà nớc: trong điều
kiện Việt Nam hiện nay chỉ nên coi doanh nghiệp nhà nớc sở hữu 100% vốn là
doanh nghiệp nhà nớc.
Nh vậy sẽ không làm ảnh hởng đến vai trò của doanh nghiệp nhà nớc
đồng thời tạo thuận lợi cho hàng xử của nhà nớc với doanh nghiệp đích thực
của mình và tạo cơ sở thuận lợi mở rộng quan hệ liên kết giữa nhà nớc và các
chủ thể kinh tế khác.
- Thực sự đa doanh nghiệp nhà nớc hoạt động trong môi trờng cạnh
tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Việc này
sẽ tạo động lực huy động các nguồn lực trong và ngoài nớc và là yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nợc chỉ có thể đợc đẩy mạnh khi thực sự t duy và hành động theo cơ chế thị
trờng, đoạn tuyệt hoàn toàn với cơ chế bao cấp, thực sự đa các doanh nghiệp
nhà nớc ra cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác.
- Xác định rõ chủ sở hữu và xoá nỏ cơ chế chủ quản của doanh nghiệp nhà nớc
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa các vấn đề kinh tế với các vấn đề
chính trị – xã hội trong đổi mới doanh nghiệp nhà nớc.
+ Xác định đúng mục tiêu mà doanh nghiệp nhà nớc cần đạt đợc
+ Đổi mới doanh nghiệp nhà nớc phải có quyết tâm cao và phải đảm bảo
tính khả thi
45 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô - Bùi Thị Nhiễu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu dùng không sử dụng bếp ga lức đó
các doanh nghiệp sản xuất bếp ga hạn chế sản xuất.
(5) Số lượng người sản xuất (N)
Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường.
Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều và ngược lại.
(6) Kỳ vọng (E)
Khi người bán kỳ vọng vào giá của 1 mặt hàng sẽ tăng trong tương lai
thì ở thời điểm hiện tại cung về mặt hàng đó giảm và ngược lại.
Mọi mong đợn về sự thay đổi của hàng hoá, giá các yếu tố sản xuất,
chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá.
Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với sản xuất thì cung sẽ được mở rộng.
b. Hàm số cung
Qua phân tích thấy lượng cung của các doanh nghiệp về một loại hàng hoá nào
đó có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và được biểu diễn dưới
dạng một hàm số cung:
QSX = f (PX , Te , Pi, Py, T, N, E...) Trong đó:
QSX : Lượng cung hàng hoá X PX : Giá hàng hoá X Te: Công nghệ sản xuất
Pi : Giá các yếu tố đầu vào
Py: Giá hàng hoá liên quan
N : Số lượng người sản xuất
E : Kỳ vọng
* Hàm số cung thường được biểu hiện ở dạng tuyến tính:
QS= c1P + c0
=>P = c
cQcc
cQ
S
S
1
0
11
0 1
(Hàm cung ngược)
hay P = d1QS + d0Trong đó:
QS lượng cung PS: Giá cung c0: hệ số biểu hiện lượng cung khi giá bằng 0 c1: Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung
16
2.2.5 Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung
- Một sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào nêu trên sẽ làm thay đổi lượng
cung ở mọi mức giá và nó làm thay đổi cung gây ra sự dịch chuyển đường cung
về phía bên phải nếu cung tăng và dịch chuyển sang bên trái nếu cung giảm.
- Khi giá bản thân hàng hoá đó thay đổi làm lượng cung thay đổi gây ra sự
vận động dọc theo đường cung.
2.3 Cân bằng cung cầu
2.3.1 Trạng thái cân bằng cung cầu
- Khái niệm: Là trạng thái mà ở đó lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người
mua sẵn sàng mua và có khả năng mua đúng bằng lượng hàng hoá hoặc dịch vụ
mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán hay cân bằng cung cầu xuất hiện khi
tại mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu.
Mức giá cân bằng: Po
Sản lượng cân bằng: Qo
Gọi phương trình hàm cung: QS = f(Q) Phương trình hàm cầu: QD = g(Q)Tại điểm cân bằng (E):
f(Q) = g(Q) hay P0= PD = PS Q0 = QD = QS
P (S)
E
P0
(D)
0 Q0 Q
Hình 2.3: Cân bằng cung cầu
2.3.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường
- Xảy ra khi giá cả hàng hoá hoặc dịch vụ không bằng với mức giá cân
bằng.
- Trạng thái dư thừa xảy ra khi QD P0) tức là theo luậtcung khi giá thị trường lớn hơn giá cân bằng thì người sản xuất sẽ mong muốn
sản xuất nhiều hơn, cung tăng lên nhưng theo luật cầu người tiêu dùng sẽ mong
muốn mua ít hàng hoá hơn xuất hiện dư thừa hàng hoá trên thị trường một
lượng Q = QS - QD .
17
P (S)
Dư thừa
E
P0
Thiếu hụt
(D)
0 Q0 Q
Hình 2.4: Trạng thái không cân bằng cung cầu
- Trạng thái dư thừa xảy ra khi QD > QS (Pthị trường < P0) xuất hiện thiếu hụt
hàng hoá trên thị trường một lượng Q = QD - QS .2.3.3 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng
Khi các yếu tố của cung và cầu thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cung
và đường cầu thiết lập nên trạng thái cân bằng mới.
- Sự thay đổi của cầu (cung không đổi):
+ Cầu tăng giá và lượng cân bằng tăng.
+ Cầu giảm giá và lượng cân bằng giảm.
- Sự thay đổi của cung (cầu không đổi):
+ Cung tăng giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng.
+ Cung giảm giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm.
- Sự thay đổi của cả cung và cầu:
+ Cung tăng, cầu tăng giá cân bằng chưa xác định, lượng cân bằng tăng.
+ Cung tăng, cầu giảm giá cân bằng giảm, lượng cân bằng chưa xác định.
+ Cung giảm, cầu tăng giá cân bằng tăng, lượng cân bằng chưa xác định.
+ Cung giảm, cầu giảm giá cân bằng chưa xác định, lượng cân bằng giảm.
2.3.4 Kiểm soát giá
Chính phủ thường can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra các mức
giá trần (giá cao nhất) và mức giá sàn (giá thấp nhất).
- Giá trần là mức giá cao nhất trên thị trường, bảo hộ cho một số người
tiêu dùng có thu nhập thấp, nên giá trần nhỏ hơn giá cân bằng nên xuất hiện sự
thiếu hụt hàng hoá trên thị trường, tác động tiêu cực tới doanh nghiệp.
- Giá sàn là mức giá thấp nhất trên thị trường, nó bảo hộ cho các nhà sản
xuất nên giá sàn cao hơn giá cân bằng gây ra sự dư thừ hàng hoá trên thị trường,
thừa lao động và thất nghiệp nhiều.
- Thuế đánh vào hàng hoá làm cho cung giảm, giá cân bằng tăng và lượng
cân bằng giảm làm đường cung dịch lên trên một lượng đúng bằng thuế. Ta có
đường cung mới: PS' = PS + t (thuế).
18
- Trợ cấp cho từng đơn vị sản phẩm làm cho cung tăng và ta có đường
cung mới PS' = PS - a (trợ cấp).Ví dụ1:
Các tình huống sau ảnh hưởng đến cầu và lượng cầu về xe máy như thế
nào? Vẽ hình.
a. Giá xăng tăng 20%
b. Giá ôtô có xu hướng giảm
c. Chính phủ áp dụng chính sách giảm giá xe máy trên thị trường xuống 10%.
Giải:
a. Xăng và xe máy là 2 loại hàng hoá bổ sung nên khi giá xăng tăng thì
cầu về xe máy có xu hướng giảm, đường cầu về xe máy dịch trái.
b. Ôtô và xe máy là hàng hoá thay thế khi giá ôtô giảm thì cầu về xe máy
có xu hướng giảm, đường cầu về xe máy dịch trái.
c. Giá xe máy giảm ảnh hưởng đến lượng cầu về xe máy và lượng cầu về
xe máy tăng gây ra sự vận động dọc theo đường cầu về xe máy theo chiều hướng
đi xuống.
Ví dụ 2:
Các tình huống sau ảnh hưởng đến cung và lượng cung về xe máy như thế
nào?
a. Chính phủ ấn định giảm giá xe máy
b. Có hai doanh nghiệp xe máy rời khỏi ngành
c. Giá nhập phụ tùng sản xuất xe máy có xu hướng tăng
d. Có thông tin cho rằng trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều chính sách của
nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển ngành xe máy
19
CHƯƠNG III:
Lý thuyết người tiêu dùng
Chương này sẽ phân tích hành vi của người tiêu dùng hợp lý trên thị
trường hàng hoá.
3.1 Lý thuyết về lợi ích
3.1.1 Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên
- Lợi ích (U): Là sự hài lòng và sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá hoặc
dịch vụ trên thị trường mang lại.
Sự hài lòng gắn liền với sở thích của người tiêu dùng. Sở thích và sự sẵn
sàng chi trả cho một loại hàng hoá nào dó có quan hệ thuận chiều. Sự hài lòng
thoả mãn càng cao thì lợi ích từ tiêu dùng càng cao.
- Tổng lợi ích (TU): Là tổng thể sự hài lòng sự thoả mãn do tiêu dùng toàn
bộ hàng hoá hoặc dịch vụ khác nhau trên thị trường mang lại.
- Lợi ích cận biên (MU): Là sự thay đổi của tổng lợi ích do tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ.
Sự thay đổi của tổng lợi íchMU = S ự thay đổi về lượng = TU'Q
Ví dụ: Cầu về nước cam của một người tiêu dùng:
Bảng 3.1: Tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hoá
Số lượng (Q) Lợi ích (U) Lợi ích cận biên (MU) Tổng lợi ích (TU)
1 10.000 10.000 10.000
2 6.000 6.000 16.000
3 4.000 4.000 20.000
4 1.000 1.000 21.000
5 0 0 21.000
6 - 2.000 - 2.000 19.000
3.1.2 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Nội dung: Lợi ích cận biên của một hàng hoá hoặc dịch vụ có xu hướng
giảm đi khi lượng hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Mối quan hệ giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích: Khi sản lượng tăng thì
lợi ích cận biên sẽ giảm dần:
+ MU > 0 thì TU tăng
+ MU < 0 thì TU giảm
+ MU = 0 thì TUmax
- Mối quan hệ giữa lợi ích cận biên và sản lượng: là mối quan hệ tỷ lệ
nghịch, khi số lượng hàng hoá tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên giảm dần và
ngược lại.
3.1.3 Lợi ích cận biên và đường cầu
Lợi ích cận biên càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn và
lợi ích cận giảm dần thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm dần. Như vậy ẩn chứa sau
đường cầu chính là đường lợi ích cận biên của người tiêu dùng.
Do vậy đường cầu dốc xuống vì quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
3.1.4 Thặng dư tiêu dùng
- Khái niệm: là phần chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu dùng
20
một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó với chi phí cận biên để thu được lợi ích
đó tức là sự khác nhau giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả khi mua
hàng hoá đó.
Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm phía dưới đường cầu.
P
A (S)
CS E
P0 PS
B (D)
0 Q0 Q
Hình 3.1: Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng CS = SAEP0 = 1/2 AP0 x P0E
Thặng dư sản xuất PS = SBEP0 = 1/2 BP0 x P0E
3.2 Sự co dãn của cầu
3.2.1 Khái niệm về co dãn của cầu
Sự co dãn của cầu là sự thay đổi % của lượng cầu khi giá của bản thân
hàng hoá đó thay đổi 1%.
Hay sự co giãn của cầu là sự thay đổi % của lượng cầu chia cho sự thay
đổi % của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu(giá cả của hàng hoá, thu nhập)
với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Cầu của một hàng hoá được coi là co dãn với giá cả nếu lượng cầu thay đổi
mạnh khi giá thay đổi và ngược lại.
3.2.2 Cách tính hệ số co dãn
* Sự co giãn của cầu theo giá:(EDP):
P
QE DPD
%
%
= a x P/QD với a = QD/P
EDP: Sự co giãn của cầu theo giá- Trường hợp co dãn khoảng: Là co dãn trên khoảng hữu hạn của đường
cầu. Có khoảng lượng (Q1, Q2) tương ứng với mức giá (P1, P2):P = (P1+ P2)/2 ; Q = (Q1 + Q2)/2a = (Q2- Q1)/ (P2- P1) từ đó ta có:
Q2- Q1 P1+ P2EDP = P2- P1 x Q1+ Q2- ý nghĩa: khi giá cả hàng hóa tăng 1% thì làm cho lượng cầu về hàng hoá sẽ
21
tăng hoặc giảm EDX (%)
- Trường hợp co dãn điểm: là hệ số co dãn trên một điểm của đường cầu:
P 1 PEDP = Q'(P) x QD = P'(Q) x QD
Ví dụ:
Cho hàm cầu: P = 10 - 2QD. Tính co dãn tại điểm A trên đường cầu biết PA= 6.
* Sự co dãn của cầu theo thu nhập (EDI):- Công thức:
D
I
DI
D Q
IxQI
QE '%
%
)(
Trong đó:
ED I> 0: hàng hoá thông thường
EDI < 0: hàng hóa thứ cấp- ý nghĩa: khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 1% làm cho lượng
cầu về hàng hoá đó tăng hoặc giảm.
* Sự co dãn của cầu theo giá hàng hoá liên quan (EDPy):- Công thức:
X
Y
Py
XI
D Q
PxQPy
QE '%
%
)(
Trong đó:
ED Py> 0: hàng hoá thay thế EDPy < 0: hàng hóa bổ sung- ý nghĩa: Khi giá cả của hàng hoá liên quan tăng 1% thì làm cho lượng
cầu đối với hàng hoá nghiên cứu thay đổi(tăng hoặc giảm) ED YX ,
3.2.3 Phân loại co dãn:
Theo từng đặc điểm co dãn được chia như sau:
- EDP>1: co dãn tương đối trong miền giá cả hiện thời- EDP <1: cầu không co dãn tương đối- EDP =1: co giãn đơn vị- EDP = 0: cầu hoàn toàn không co dãn
- EDP = : cầu co dãn hoàn toàn
Co dãn, mức chi và doanh thu(DT):
Mối quan hệ giữa giá, tổng doanh thu và sự thay đổi của doanh thu khi
giá biến động:
Bảng 3.2: Co dãn ảnh hưởng tới giá và doanh thu
Co dãn Khi P tăng thì DT Khi P giảm thì DT
Co dãn đơn vị Không đổi Không đổi
EDX <1 Tăng Giảm
EDX >1 Giảm Tăng
22
3.3 Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu
3.3.1 Tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng
- Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng
hoá X:
+ MUX > PX : tiêu dùng tăng hàng hoá X thì tổng lợi ích tăng + MUX < PX : tiêu dùng tăng hàng hoá X thì tổng lợi ích giảm + MUX = PX : tiêu dùng tăng hàng hoá X thì tổng lợi ích lớn nhất Vậy để tối đa hoá lợi ích khi tiêu dùng một loại hàng hoá, người tiêu dùng
sẽ chọn số lượng hàng hoá X sao cho MUX = PX- Trạng thái của người tiêu dùng khi tiêu dùng 2 loại hàng hoá X, Y:
+ Điều kiện cần:
P
MU
P
MU
Y
Y
X
X
Trong đó:
MUX,MUY: lợi ích cận biên của hàng hoá YPX, PY: giá cả của hàng hoá X,Y + Điều kiện đủ:
I = XPX + YPY
- Trạng thái của người tiêu dùng khi tiêu dùng 2 loại hàng hoá trở lên:
+ Điều kiện cần:
Z
Z
Y
Y
X
X
P
MU
P
MU
P
MU ....
+ Điều kiện đủ:
I = XPX + YPY = ... = ZPZVí dụ: Tiêu dùng 50.000 để mua hai loại hàng hoá X và Y với giá hàng
hoá X là 10.000đ/sản phẩm, giá của hàng hoá Y là 5.000đ/sản phẩm. Hàm tổng
lợi ích là TU = X.Y. Để TUmax thì người này phải kết hợp bao nhiêu hàng hoá
X và bao nhiêu hàng hoá Y?
Giải:
MUX = TU'(X) = YMUY = TU'(Y) = XĐể TUmax thì cần có:
Điều kiện cần:
P
MU
P
MU
Y
Y
X
X
Y/10.000 = X/5.000
hay Y = 2X (1)
Điều kiện đủ:
I = XPX + YPY 50.000 = 10.000X + 5.000Y
10 = 2X + Y (2)
Giải (1) và (2) ta được X = 4, Y = 2
TUmax = X.Y = 4.2 = 8
Vậy phải kết hợp 2 hàng hoá X và 4 hàng hoá Y thì TUmax và TUmax=8
23
3.3.2 Giải thích bằng đường ngân sách và đường bàng quan
a. Đường ngân sách:
- Khái niệm: là đường giới hạn khả năng tiêu dùng, mô tả những kết hợp
hàng tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua từ một mức ngân sách
nhất định trong điều kiện giá cả hiện hành.
- Phương trình đường ngân sách:
I = XPX+ YPY hay
XII P
P
PP
XP
Y
X
YY
X .
P
I/PY N
đường ngân sách
M A
I/PX Q
Hình 3.2: Đường ngân sách
Trong đó:
I : ngân sách tiêu dùng
PX, PY : giá của hàng hoá X,YTừ đường ngân sách cho thấy:
+ Tại điểm M: tiêu dùng không hiệu quả vì tiêu dùng nhỏ hơn thu nhập
+ Tại điểm N: không thể tiêu dùng vì tiêu dùng lớn hơn thu nhập
+ Tại điểm A: tiêu dùng hiệu quả vì tiêu dùng vừa đủ thu nhập
Như vậy chọn điểm A là điểm tối ưu
- Sự dịch chuyển đường ngân sách:
+ Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi trong điều kiện giá cả không
đổi thì đường ngân sách dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ, sang
phải nếu I tăng sang trái nếu I giảm.
+ Khi thu nhập không đổi giá cả của hàng hoá thay đổi thì đường ngân
sách mới sẽ dịch chuyển quay quanh một giao điểm.
b) Đường bàng quan:
- Khái niệm: là đường biểu thị những kết hợp trong việc lựa chọn 2 hàng
hoá X,Y và tất cả những sự kết hợp đó đều mang lại lợi ích ngang nhau đối với
người tiêu dùng.
- Tính chất:
+ Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau.
+ Các đường bàng quan càng xa gốc toạ độ thì lợi ích thu được càng lớn.
- Tỉ lệ thay thế cận biên:(MRSX/Y)Tỉ lệ thay thế cận biên của hàng hoá Y bằng hàng hóa X là khi tiêu dùng
thêm 1 đơn vị hàng hoá X thì có thể thay thế được bao nhiêu đơn vị hàng hoá Y
để vẫn đạt được mức lợi ích đã cho.
24
Phương trình:
MRSX/Y= MU
MU
Y
X
* Mối quan hệ đường ngân sách và đường bàng quan: Độ dốc đường ngân
sách bằng với độ dốc đường bàng quan:
P
P
MU
MU
Y
X
Y
X
hay P
MU
P
MU
Y
Y
X
X
Ví dụ:
Một người tiêu dùng hai loại hàng hoá A và B biết PA = 8USD/SP, PB =6USD/SP. Biết, MUA = 20 USD/SP ,MUB = 12 USD/SPHỏi người tiêu dùng đã đạt tối đa thặng dư tiêu dùng chưa? Nếu phải thay đổi cơ
cấu tiêu dùng thì làm thế nào?
Ta có :
5,28
20 P
MU
A
A
như vậy
P
MU
P
MU
B
B
A
A khác
26
12 P
MU
B
B
Như vậy người này không tối đa đựoc lợi ích mà:
P
MU
P
MU
B
B
A
A
, để P
MU
P
MU
B
B
A
A
thì phải giảm MUA và tăng MUB (PA, PB không đổi), mặt khác MU và Q có quanhệ tỷ lệ nghịch với nhau nên để giảm MU thì phải tăng Q và ngược lại.
Vậy người này muốn tối đa hoá lợi ích phải tiêu dùng tăng hàng háo A và giảm
hàng hoá B cho đến khi:
P
MU
P
MU
B
B
A
A
25
Chương IV: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
4.1 Lý thuyết về sản xuất
4.1.1. Công nghệ và hàm sản xuất
- Sản phẩm là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau gọi là
các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới gọi là đầu
ra (sản phẩm).
- Công nghệ: Là cách thức hoặc các phương pháp kết hợp với đầu vào để
tạo ra đầu ra.
- Hàm sản xuất là mối quan hệ kinh tế biểu thị lượng hàng hoá tối đa có thể
thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công
nghệ nhất định.
Q=f (X1, X2,..., Xn)Trong đó:
Q: sản lượng đầu ra
X1, X2... Xn: các yếu tố đầu vào- Hàm Cobb- Douglas:
Q= a. K . L = f (K,L)
Trong đó:
Q:sản lượng đầu ra
a: hằng số phản ánh năng suất của công nghệ hiện có
K : Vốn
L: Lao động
, : Hệ số cho biết tầm quan trọng tượng đối giữa vốn và lao động và nó
cho biết hiệu suất kinh tế:
+ + > 1: Hiệu suất tăng theo quy mô
+ + < 1: Hiệu suất giảm theo quy mô
+ + = 1: Hiệu suất không đổi theo quy mô
4.1.2 Sản xuất với một đầu vào biến đổi
a. Năng suất lao động bình quân, năng suất cận biên:
- Năng suất lao động bình quân (APL): là số sản phẩm sản xuất ra trongmột đơn vị lao động hao phí:
APL= Q/L , APK= Q/KTrong đó:
APL: NSBQ của lao độngQ: sản lượng đầu ra
L: số lượng lao động
- Năng suất cận biên (MPL) : là số sản phẩm tăng thêm hoặc gia tăng khisử dụng thêm một đơn vị lao động:
MPL= Q/L , MPK=Q/K
* Mối quan hệ giữa MPL và Q+ Khi MPL > 0 thì Q tăng dần+ Khi MPL < 0 thì Q giảm dần+ Khi MPL = 0 thì Q đạt cực đạib. Quy luật năng suất cận biên giảm dần:
26
Khi một đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn (các đầu vào khác cố
định) thì sẽ đến một điểm kể từ đó mức sản lượng gia tăng sẽ giảm.
- Điều kiện tồn tại quy luật:
+ Có ít nhất một đầu vào là cố định
+ Tất cả các đầu vào đều có chất lượng ngang nhau
+ Được áp dụng trong ngắn hạn
Thực tế như vậy, với cac yếu tố khác không đổi, nếu số lượng lao động sử
dụng vào càng tăng lên thì số sản phẩm cận biên sẽ giảm đi vì thời gian chờ nhiều.
4.1.3 Sản xuất với hai đầu vào biến đổi
a. Đường đồng lượng:
- Khái niệm: Là đường biểu thị những sự kết hợp của các đầu vào khác
nhau để sản xuất một lượng đầu ra nhất định.
- Công thức : Độ dốc đo bằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên: MRTS =
K
L
MP
MP
L
K
- Đặc điểm: Các đường đồng lượng dốc xuống về bên phải và chúng
không cắt nhau.
b. Đường đồng phí:
- Khái niệm: Là đường biểu thị các kết hợp yếu tố đầu vào mà người sản
xuất có thể sử dụng với một chi phí nhất định.
- Công thức:
TC = wL + rK
hay K= Lr
w
r
TC
Trong đó:
w : mức tiền lương
r : chi phí vốn(lãi suất)
Độ dốc đường đồng phí là w/r
K
TC/r
K* E
L* TC/w L
Hình 4.1: Đường đồng phí
* Điều kiện để tối thiểu hoá chi phí của DN:
- Mức sản lượng được sản xuất ra với chi phí thấp nhất tại điểm mà đường
đồng phí tiếp xúc với đường đồng lượng.
- Điều kiện để tối thiểu hoá chi phí: năng suất cận biên tính trên 1 đơn vị
tiền tệ của yếu tố đầu vào phải bằng nhau.
- Tại điểm E (K*, L*) độ dốc đường đồng lượng bằng độ dốc đường đồng
27
phí: MPL/MPK = w/r khi đó tổng chi phí bỏ ra là nhỏ nhất
Ví dụ:
Cho hàm Q = 100.K.L, giá của vốn là r = 120.000/ngày, giá của lao động là w =
30.000/ngày. Để sản xuất ra 10.000 sản phẩm phải kết hợp bao nhiêu vốn và lao
động để chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Giải:
Để TC min: MPL/MPK = w/rhay 100K/100L = 30/120
hay L = 4K (1)
Q = 10.000 suy ra 100KL = 10.000 hay KL = 100 (2)
Giải (1) và (2) ta được K = 5 và L = 20
TC min = 30x20 + 5x120 = 12.000 (ng/ngày)
4.2 Lý thuyết về chi phí sản xuất
4.2.1 ý nghĩa và khái niệm
- Khái niệm: Chi phí sản xuát là những phí tổn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
- ý nghĩa: Chi phí sản xuất là thước đo trình độ quản lý sản xuất, là công cụ
cạnh tranh hữu hiệu và là cơ sở để đưa ra quyết định nhằm thực hiện mục tiêu
của doanh nghiệp.
- Theo tính chất của chi phí bao gồm:
+ Chi phí cơ hội
+ Chi phí kế toán(các khoản chi phí nhìn được trên sổ sách)
+ Chi phí kinh tế
- Theo thời gian chia:
+ Chi phí ngắn hạn: phát sinh trong ngắn hạn và doanh nghiệp không thể
thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào được.
+ Chi phí dài hạn: phát sinh trong dài hạnvà doanh nghiệp có đủ điều
kiện thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào.
4.2.2 Chi phí ngắn hạn
a. Tổng chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí
- Chi phí cố định (FC):
Là toàn bộ chi phí mà các doanh nghiệp phải chịu bất kể mức sản lượng là
bao nhiêu không phụ thuộc vào mức sản lượng.
- Chi phí biến đổi (VC):
Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất
biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, thay đổi theo mức sản lượng.
- Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho tất cả
các yếu tố sản xuất trong mỗi đơn vị thời gian.
TC = FC + VC
b. Chi phí bình quân
- Chi phí cố định bình quân (AFC): là chi phí cố định tính bình quân cho
một đơn vị sản lượng:
AFC= FC/Q
- Chi phí biến đổi bình quân (AVC): Là chi phí biến đổi tính bình quân
cho một đơn vị sản lượng:
28
AVC = VC/Q
- Tổng chi phí bình quân(ATC):
ATC = TC/Q = AFC + AVC
c. Chi phí cận biên (MC): Là sự thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm 1
sản phẩm.
MC = Q
TC
=TC'Q = VC'Q
*Lưu ý: Đường MC luôn đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí bình
quân và đường chi phí biến đổi bình quân.
4.2.3 Chi phí dài hạn
a. Các chi phí dài hạn:
- Chi phí dài hạn bình quân (LATC): Đường LATC luôn nằm phía dưới
đường ATC .
- Chi phí cận biên dài hạn (LMC):
LMC = Q
LTC
b) Hiệu suất của quy mô:
- Hiệu suất: là mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và lượng của các đầu vào.
- Quy tắc:
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào trên 1% thì có thể nói hiệu suất của quy
mô tăng dần.
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng đầu ra tăng dưới 1%
thì có thể nói hiệu suất của quy mô giảm dần.
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng đúng bằng 1%
thì có thể nói hiệu suất của quy mô không đổi.
4.3 Lý thuyết về lợi nhuận và quyết định cung cấp
4.3.1 Doanh thu và tối đa hoá doanh thu
a. Các khái niệm
- Tổng doanh thu (TR): Là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc tiêu
thụ hàng hoá hoặc dịch vụ.
+ Công thức: TR = P x Q
Trong đó:
TR: Doanh thu
P: Giá bán
Q: Lượng tiêu thụ
- Doanh thu bình quân (AR): là doanh thu tính trên một đơn vị hàng hoá
bán ra hay cũng chính là giá cả một đơn vị hàng hoá.
AR =
Q
QP
Q
TR .
P
- Doanh thu cận biên (MR) : Là mức thay đổi tổng doanh thu do tiêu thụ
thêm một đơn vị sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ.
MR =
Q
TR
(TR)'Q
+ Khi giá thay đổi theo sản lượng thì doanh thu cận bien không đối va
29
MR = P
+ Khi giá thay đổi theo sản lượng thì doanh thu cận biên giảm dần cho
đến khi MR = 0 thì TRmax.
b. Tối đa hoá doanh thu
Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, trong ngắn
hạn doanh nghiệp thực hiện tối đa hoá doanh thu:
TRmax (TR)'Q = 0 MR = 0
Như vậy để tối đa hoá doanh thu thì doanh thu cận biên phải bằng 0.
4.3.2 Lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận
a. Khái niệm:
- Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
- Công thức:
= TR - TC
= P x Q - ATC x Q
= Q x ( P - ATC)
Trong đó:
P: Giá bán
Q: Sản lượng tiêu thụ
: Lợi nhuận
TR: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
ATC: Tổng chi phí bình quân
P - ATC: Lợi nhuận tính trên 1 đơn vị sản phẩm
b. Các loại lợi nhuận:
+ Lợi nhuận kinh tế = TR - Chi phí kinh tế
+ Lợi nhuận tính toán= TR - chi phí tính toán
+ Lợi nhuận bình quân =
ATCPQ
TP
c. ý nghĩa kinh tế và những nhân tố tác động đến lợi nhuận:
- ý nghĩa:
+ Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả của
quá trình kinh doanh.
+ Nó phản ánh mặt chất và mặt lượng của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các nhân tố tác động:
+ Giá bán của hàng hoá hoặc dịch vụ.
+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay là quy mô sản xuất hàng hoá hoặc
dịch vụ
+ Giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào.
d. Tối đa hoá lợi nhuận:
* Tối đa hoá lợi nhuận trong dài hạn:
- Là hành vi và hoạt động của doanh nghiệp làm tăng lợi nhuân, làm giảm
chi phí sản xuất tức là làm sao cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận lớn nhất
- Quy tắc: Ta có = TR - TC
/Q = TR/Q - TC/Q
max ()'Q = 0 /Q = 0
30
Mặt khác TR/Q = MR,
TC/Q = MC
Suy ra: 0 = MR - MC MR = MC
Vậy quy tắc tối đa hoá lợi nhuận thì hãng sẽ sản xuát đến đơn vị sản
lượng tương ứng tại MR = MC
* Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất ngắn hạn:
- TH1: P1> ATCmin =>DN có lãi- TH2: P2=ATCmin =>DN hoà vốn.
Sản lượng hoà vốn là: Q = AVCP
FC
- TH3: AVCmin DN bị lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất- TH4: P4 DN ngừng sản xuấtVí dụ:
Một doanh nghiệp đứng trước đường cầu về sản phẩm của mình:
QD = 23 - 0,5PD, FC = 20, AVC = Q + 16
Xác định giá bán và sản lượng để TRmax và max?
Giải: TC = FC + VC = 20 + AVCxQ = 20 + 16Q + Q2
MC = TC'(Q) = 2Q + 16 TR = P.Q = (46 - 2Q)xQ = 46Q - 2Q2
MR = TR'(Q) = 46 - 4Q
Để TRmax MR = 0
46 - 4Q = 0
Q = 11,5 P = 23
TRmax = P.Q = 23.11,5 = 264,5
Để max MR = MC
46 - 4Q = 2Q + 16
Q = 5 P = 36
max = TR - TC = P.Q - 20 - 16Q - Q2 = 36.5 - 20 - 16.5 - 52 = 55
31
Chương V: Cạnh tranh và độc quyền
5.1 Các loại thị trường
5.1.1 Khái niệm
Khi có sự phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì có thị trường
Thị trường có bốn yếu tố:
+ Thị trường là nơi phối hợp giữa người bán và người mua.
+ Cung, cầu.
+ Giá cả.
+ Sự cạnh tranh.
Vậy thị trường là một thuật ngữ chỉ sự giao dịch, mua bán không gắn với
không gian và thời gian.
Hay theo cơ chế thị trường thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua
và bán hàng hoá, dịch vụ.
5.1.2 Phân loại thị trường
Căn cứ vào hành vi của người mua và người mua và người bán có thể chia
ra các cấu trúc thị trường như sau:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Thị trường độc quyền.
- Thị trường cạnh tranh độc quyền.
- Thị trường độc quyền tập đoàn.
Trong đó hai thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn
thuộc về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Các tiêu thức sử dụng phân chia cấu trúc thị trường là: Số lượng người
bán người mua, sản phẩm, sức mạnh thị trường, rào cản gia nhập và các hình
thức cạnh tranh phi giá.
5.2 Cạnh tranh hoàn hảo
5.2.1 Đặc điểm
- Có rất nhiều người mua và người bán độc lập với nhau: sản lượng của
họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường (cung – cầu). Vì vậy mà
sản lượng mua và bán của một người không thể tác động tới giá thị trường.
- Tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau.
- Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin
có liên quan đến việc trao đổi.
- Không có gì cản trở cho việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường:
Lợi nhuận cao nhà sản xuất sẽ tham gia vào thị trường nhiều đến khi lợi nhuận
bằng 0 thì nhà sản xuất sẽ rút khỏi thị trường mà không có một cản trở nào ngăn
cản họ.
5.2.2 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
- Là người chấp nhận giá trên thị trường vì không có sức mạnh thì trường,
sản phẩm đồng nhất.
- Đường cầu đối với sản phẩm là đường cầu nằm ngang.
Tuy nhiên cầu thị trường vẫn là đường cầu cơ bản dốc xuống.
32
P
(D)
0 Q
Hình 5.1: Đường cầu doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
5.2.3 Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
- Mục đích ngắn hạn của một nhà sản xuất là xác định được mức sản lượng
manh lại lợi nhuận tối đa.
Vậy mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là mức
sản lượng tại đó MR = MC.
Nhưng vì đường cầu nằm ngang nên MR = P.
Như vậy quy tắc lựa chọn sản lượng manh lại lợi nhuận tối đa cho doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là MC = P (MR = MC = P).
5.2.4 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Vì là người chấp nhận giá nên mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là giao điểm của giá và chi phí cận biên.
Như vậy trong ngắn hạn, đường chi phí cận biên của doanh nghiệp quyết
định sản lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tại mọi mức giá P > AVC là
nhỏ nhất.
Vậy đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường
chi phí cận biên nằm phía trên đường chi phí biến đổi bình quân AVC.
5.2.5 Đường cung ngắn hạn của thị trường
Lượng cung của thị trường là tổng cung của tất cả các doanh nghiệp tham
gia thị trường. Do đó đường cung của thị trường là đường tổng hợp tất cả các
đường cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.
5.2.6 Lựa chọn sản lượng trong dài hạn
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào, có
thể tăng quy mô sản xuất hoặc rút khỏi ngành.
Doanh nghiệp có cầu co dãn hoàn toàn: P = MR = LMR.
LMR là doanh thu cận biên dài hạn, LMC là chi phí cận biên dài hạn,
LATC là chi phí trung bình dài hạn.
5.2.7 Cân bằng cạnh tranh dài hạn
Khi tồn tại lợi nhuận khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành
và doanh nghiệp mới gia nhập ngành thì cung sẽ tăng, giá giảm các doanh
nghiệp tự điều chỉnh hành vi của mình.
Như vậy cân bằng trong dài hạn xảy ra khi:
33
+ Tất cả các doanh nghiệp trong ngành đang tối đa hoá lợi nhuận.
+ Không có doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập ngành hoặc rút khỏi ngành.
+ Giá của sản phẩm ở mức mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu.
5.3 Độc quyền
5.3.1 Độc quyền bán
a. Đặc điểm
- Chỉ có 1 người bán duy nhất tham gia thị trường.
- Sản phẩm là độc nhất, sản xuất ra các sản phẩm riêng biệt không có sản
phẩm thay thế gần gũi ở mức độ cao.
- Cản trở việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành là rất lớn.
- Có sức mạnh thị trường vì là người đặt giá.
- Đường cầu mà hãng gặp phải là đường cầu dốc xuống.
b. Nguyên nhân gây độc quyền:
- Đạt được tính kinh tế của quy mô.
- Các doanh nghiệp đạt được bằng phát minh, sáng chế.
- Kiểm soát được các yếu tố đầu vào.
- Quy định của Chính Phủ như về sản phẩm điện, nước...
c. Đường doanh thu cận biên, đường cầu của thị trường độc quyền bán:
- Đường cầu của thị trường cũng chính là đường cầu của nhà độc quyền.
Đường cầu dốc xuống vì nó là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm cho thị trường
- Đường doanh thu cận biên (MR) là doanh thu mà nhà độc quyền bán
nhận được cho mỗi đơn vị sản lượng bán ra. Đuờng doanh thu cận biên luôn nằm
phía dưới đường cầu.
d. Sản lượng trong độc quyền bán :
- Quy tắc lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó lợi nhuận tối đa của nhà
độc quyền bán là tại MR=MC.
- Doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường nên: P>MR=MC
e. Mối quan hệ giữa sản lượng và giá cả:
- Nhà độc quyền không có đường cung vì không xác định được đường
cung vì có trường hợp cầu thay đổi làm giá thay đổi nhưng sản lượng không đổi,
hoặc cầu thay đổi làm sản lượng thay đổi nhưng giá không đổi.
f. Sức mạnh độc quyền:
- Vì sức mạnh thị trường nên nhà độc quyền tạo ra giá bán cao hơn nhưng
sản lượng sản xuất thấp hơn gây ra phần mất không đối với xã hội. Sức mạnh thị
trường được đo bằng chỉ số Lerner:
L = (P - MC)/P = 1 - MC/P
MC < P nên 0 < L < 1, L càng lớn thì nhà độc quyền càng có sức mạnh thị
trường.
5.3.2 Độc quyền mua
a. Đặc điểm:
- Chỉ có 1 người mua duy nhất một hàng hoá hoặc dịch vụ
- Độc quyền mua tập đoàn: Là một thị trường mà ở đó chỉ có một số
người mua.
- Sức mạnh độc quyền mua: thay đổi giá hàng hoá, cho phép mua ở mức
giá nhỏ hơn mức giá thị trường.
34
b. Đường cung, đường chỉ tiêu cận biên và đường chi tiêu bình quân:
- Đường cung của thị trường: chính là đường chi tiêu bình quân , cũng có
độ dốc lên. Kí hiệu: AE
- Đường chỉ tiêu cận biên (ME) : là đường cao hơn đường chi tiêu bình
quân.
- Đường cầu thị trường chính là đường tổng giá trị đối với người mua khi
mua hàng D = MV
P ME
S = AE
P0
D = MV
0 Q* Q0 Q
Hình 5.2: Đường cung, đường chi tiêu cận biện và đường chi tiêu bình quân
c. Lựa chọn sản lượng đối với nhà độc quyền mua tại MV = ME
Nếu P < ME thì sức mạnh thị trường qua hệ số Lerner:
Lt = (MV –P)/P = 1/ESd. Định giá với sức mạnh thị trường:
- Phân biệt giá hoàn hảo: đặt giá cho mỗi một khách hàng mức giá = giá
đặt trước của họ thì được gọi là phân biệt giá hoàn hảo.
- Phân biệt giá cấp 2: trong một thị trường Doanh nghiệp sẽ được phân
biệt đối xử theo số lượng mà họ tiêu dùng.
- Phân biệt giá cấp 3: hình thức phân biệt này sẽ chia khách hàng thành
nhiều nhóm với các đường cầu khác nhau.
5.4 Cạnh tranh không hoàn hảo
5.4.1 Cạnh tranh độc quyền
a. Đặc điểm:
- Có một số người bán và một số người mua nhưng không phải là vô số.
Sản phẩm trên thị trường có thể thay thế cho nhau nhưng không hoàn hảo.
- Sự khác biệt giữa các sản phẩm tạo nên tính chất độc quyền của doanh
nghiệp và tính chất độc quyền của sản phẩm không phải do chất lượng sản phẩm
quyết định mà do người tiêu dùng quyết định. Vì vậy quảng cáo rất quan trọng
trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Sự cản trở việc gia nhập ngành hoặc rút lui khỏi ngành là tương đối lớn.
- Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường này là tương đối thoải.
- Các doanh nghiệp chia nhau thị phần của thị trường.
35
b. Cân bằng thị trường trong ngắn hạn và trong dài hạn
- Trong ngắn hạn: mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận tại
MR = MC.
Những doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh độc quyền
hoặc quyết định giá bán và mức sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền so với doanh nghiệp độc quyền là:
PCTHH ATCmin thì doanh nghiệp có lãi. + Nếu P2<ATCmin thì doanh nghiệp bị lỗ.
- Trong dài hạn: do tồn tại lợi nhuận khuyến khích các doanh nghiệp mới
gia nhập ngành làm thị trường của doanh nghiệp giảm xuống, đường cầu giảm
xuống tới = 0.
Như vậy trong dài hạn hãng cạnh tranh độc quyền thu được lợi nhuận
kinh tế bằng 0.
5.4.2 Độc quyền tập đoàn
a. Đặc điểm:
- Trên thị trường có một số người bán và cung cấp sản phẩm cho toàn bộ
hoặc hầu hết thị trường.
- Số lượng người tham gia thị trường tương đối ít. Các hãng phụ thuộc chặt
chẽ lẫn nhau và được minh hoạ thông qua đường cầu gãy hay đường cầu gấp khúc.
- Sản phẩm trên thị trường có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- Việc cản trở gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành là lớn.
- Các hãng sản xuất sản phẩm có thể giống nhau (như xăng, dầu...) gọi
là độc quyền tập đoàn.
Có thể sản xuất cùng loại sản phẩm nhưng có sự khac biệt như ôtô, xe
máy, điện thoại ... được gọi là độc quyền tập đoàn phân biệt.
b. Quyêt định của doanh nghiệp độc quyền tập đoàn gồm 2 yếu tố:
- Tối đa hoá lợi nhuận tại MR = MC.
- Phù hợp với các quyết định của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp trên thị trường độc quyền tập đoàn sẽ phối hợp với
nhau trong việc quyết định sản lượng và giá bán, cạnh tranh nhưng có mối quan
hệ chặt chẽ.
36
Chương VI: Thị trường yếu tố sản xuất
6.1 Những vấn đề chung
6.1.1 Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất
- Các yếu tố sản xuất bao gồm: vốn, lao động, đất đai được ký hiệu lần
lượt là K, L, Đ và có các mức giá tương ứng là r, w, R.
Ký hiệu chung của giá các yếu tố đầu vào là Pf- Thị trường các yếu tố sản xuất: doanh nghiệp đóng vai trò là người mua
còn các hộ gia đình đóng vai trò là người cung cấp các nguồn lực.
- Giá của các yếu tố sản xuất được hình thành trên thị trường yếu tố.
Lượng cầu đối với một yếu tố sản xuất phụ thuộc vào giá của yếu tố sản xuất đó
Như lượng lao động phụ thuộc vào tiền công, lượng vốn phụ thuộc vào lãi
suất, đất đai phụ thuộc vào giá thuê...
- Thu nhập của một yếu tố sản xuất là tích số của giá và lượng trao đổi
các yếu tố sản xuất đó.
- Sản phẩm doanh thu cận biên (MRf) là sự thay đổi của tổng doanh thu dosử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất nhất định.
Còn chi phí cận biên (MCf) là phần chi phí tăng thêm khi sử dụng thêmmột đơn vị đầu vào .
Vậy để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các yếu tố đầu
vào sao cho MRf = MCf6.1.2 Cầu đối với các yếu tố sản xuất
- Cầu đối với các yếu tố sản xuất là cầu thứ phát: Phát sinh sau và phụ
thuộc vào cầu hàng hoá, dịch vụ.
Pf tăng thì lượng cầu các yếu tố giảm Pf giảm thì lượng cầu các yếu tố tăng
Pf
Pf1
Pf2
(D)
0 Qf1 Qf2 Qf
Hình 6.1: Đường cầu yếu tố sản xuất
- Cung đối với các yếu tố sản xuất:
Pf tăng thì lượng cung các yếu tố tăng Pf giảm thì lượng cung các yếu tố giảm
37
Pf
(S)
Pf2
Pf1
0 Qf1 Qf2 Qf
Hình 6.2: Đường cung yếu tố sản xuất
6.2 Thị trường lao động
6.2.1 Cầu về lao động
a. Khái niệm:
- Cầu về lao động là số lượng lao động mà người thuê có khả năng và sẵn
sàng thuê ở các mức tiền công khác nhau trong một thời kỳ nhất định.
- Doanh thu cận biên của lao động (MRL): là mức thay đổi về tổng doanh
thu do sự gia tăng hay giảm bớt một đơn vị lao động sử dụng:
Phương trình:
TR TR QMRL = L = Q x L = MR x MPL
- Chi phí cận biên của lao động (MCL): Là mức gia tăng về tổng chi phíkhi sử dụng thêm một đơn vị lao động.
Như vậy nguyên tắc thuê lao động để thu được lợi nhuận lớn nhất của
doanh nghiệp là tại MRL = MCL- Lượng cầu về lao động:
w tăng thì lượng cầu về lao động giảm
w giảm thì lượng cầu về lao động tăng
b. Đặc điểm:
- Cầu đối với lao động là cầu hệ quả, phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá
hoặc dịch vụ trên thị trường.
- Cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động
c. Các yếu tố gây ra sự dịch chuyển đường cầu:
- Giá của sản phẩm
- Thay đổi công nghệ
- Cung về các yếu tố sản xuất khác
6.2.2 Cung ứng với lao động
a. Khái niệm:
38
w
w1
w2
(DL)
0 QL1 QL2 QL
Hình 6.3: Đường cầu yếu tố lao động
- Cung ứng với lao động là lượng lao động sẽ được cung ứng ở mỗi mức
tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với các yếu tố khác
không đổi
- Quy luật:
w tăng thì lượng cung về lao động tăng
w giảm thì lượng cung về lao động giảm
w
(SL)
w2
w1
0 QL1 QL2 QL
Hình 6.4: Đường cung yếu tố lao động
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động
- áp lực về tâm lý xã hội
- áp lực về kinh tế
- Phạm vi thời gian
- Lợi ích cận biên của người lao động khi so sánh giữa lao động và
nghỉ ngơi.
- Mức tiền công: những thay đổi tiền công trong các cơ hội việc làm
khác nhau
- Dân số tăng làm cho cung về lao động tăng.
39
6.2.3 Cân bằng thị trường lao động
- Cân bằng thị trường lao động xảy ra khi giá của lao động làm cho lượng
cung về lao động bằng với lượng cầu về lao động.
Tiền công và lượng lao động điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Doanh
nghiệp thuê tất cả những lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại lợi nhuận tại
mức tiền công cân bằng w0 khi đó xảy ra cân bằng thị trường lao động tức làMRL = w.- Bất kỳ sự thay đổi cung hoặc cầu về lao động cũng đồng thời làm tiền
công cân bằng và doanh thu cận biên thay đổi một lượng như nhau.
6.2.4 Tiền công tối thiểu và những quy định về tiền công tối thiểu
- Tiền công tối thiểu là mức tiền công tối thiểu để thuê lao động.
- Nếu Chính Phủ quy định mức tiền công tối thiểu cao hơn mức cân bằng
thì xảy ra hiện tượng dư thừa lao động.
- Nếu Chính Phủ quy định mức tiền công tối thiểu thấp hơn mức cân
bằng thì lượng lao động thiếu hụt .
6.3 Cung và cầu về vốn
6.3.1 Tiền thuê, lãi xuất và giá cả của tài sản.
- Tiền thuê: là giá trị khoản thu nhập bằng tiền hàng năm trên vốn đầu tư.
- Lãi suất là tỷ lệ giữa khoản lãi thu được trên giá trị của các tài sản tài
chính
- Vốn hàng hoá (vốn hiện vật): là các hàng hoá đã được sản xuất và đã
được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá hoặc dịch vụ có giá trị và giá trị sử
dụng khác. Chúng có đặc điểm vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra.
Vốn hàng hoá bao gồm tài sản cố định và các tài sản dự trữ.
6.3.2 Cầu về vốn
- Khái niệm: Cầu về vốn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở cầu về dịch vụ
vốn của doanh nghiệp đó.
- Doanh nghiệp sẽ xem xét sử dụng thêm một giờ dịch vụ vốn sẽ mang lại
thêm gía trị sản lượng là bao nhiêu.
6.3.3 Cung về vốn
- Cung ngắn hạn: trong ngắn hạn cung về vốn không thay đổi vì không
thể tạo ngay tài sản cố định nên cung về vốn là đường thẳng đứng.
- Cung dài hạn: trong dài hạn cung về vốn phụ thuộc vào giá thuê tài sản
cố định trong tương lai mà doanh nghiệp sẵn sàng trả.
Khi giá thuê tài sản cố định tăng thì lượng cung về vốn tăng và khi lãi suất
tăng thì cung về vốn sẽ giảm.
6.3.4 Cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường vốn
- Trong ngắn hạn: có đường cung ngắn hạn thẳng đứng và các hàng hoá có
nhu cầu về vốn được phản ánh bằng đường cầu dốc xuống. Tại điểm cân bằng
này lượng vốn đã được phân bổ hết cho các hãng có nhu cầu và hàng hoá trả lãi hết.
- Trong dài hạn: cân bằng ở điểm cân bằng mới với đường cung dài hạn
nằm ngang.
Cả trong ngắn hạn và dài hạn các doanh nghiệp và ngành đều điều chỉnh
vốn theo sự tăng tiền công. Với sự tác động của mức tăng tiền công thì trong
ngắn hạn đường cầu dốc xuống.
40
Chương VII: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN
7.1 Những trục trặc của thị trường và nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trên cơ sở tương tác
giữa các lực lượng cung - cầu. Sự tương tác này xác định trên 3 vấn đề kinh tế cơ
bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?.
Trong nền kinh tế thị trường người tiêu dùng theo đuổi tối đa hoá lợi ích
còn người sản xuất theo đuổi tối đa hoá lợi nhuận. hộ tương tác với nhau để hình
thành giá và sản lượng cân bằng đối với loại hàng hoá và dịch vụ.
Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả do thị trường manh lại cũng là tối ưu
nhất đối với toàn bộ xã hội. Khi thị trường tự do tạo ra các kết quả mà xã hội
không mong muốn, chúng ta gọi là thất bại của thị trường hay là những trục trặc
của thị trường.
7.1.1 Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị
trường
- Một trong những hiện tượng xa rời thị trường hiệu quả là do các yếu tố
cạnh tranh không hoàn hảo hoặc độc quyền.
+ Trong cạnh tranh hoàn hảo: không có nhà sản xuất hay người tiêu dùng
nào có thể tác động tới giá thị trường vì sản lượng của họ là tường đối nhỏ so với
lượng cung trên thị trường và có vô số người bán như thị trường lương thực, thực
phẩm...
+ Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: khi có người bán hay
người mua có thể tác động tới giá hàng hoá.
Khi một tác nhân kinh tế nào đó có sức mạnh thị trường trong một thị
trường cụ thể nó có thể tăng giá hàng hoá của họ lên cao hơn chi phí biên, người
tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá hơn mức mà họ sẽ mua trong điều kiện cạnh tranh
hoàn hảo, sự thoả mãn của người tiêu dùng sẽ giảm xuống, lợi ích người tiêu
dùng giảm sút đó là tính phi hiệu quả do thị trường cạnh tranh không hảo gây ra.
+ Sức mạnh thị trường: người có sức mạnh thị trường có thể hạn chế mức
sản lượng để bán với giá cao hơn chi phí cận biên và thu được lợi nhuận lớn nhất.
Hệ quả của sức mạnh thị trường là mức sản lượng không hiệu quả.
Ví dụ như các công ty cấp nước, điện lực, điện thoại, điện tín là các sản
phẩm độc quyền có chức năng truyền đạt thông tin, điện dùng thấp sáng...
Và sức mạnh thị trường đã gây ra phần mất không cho xã hội mộp mức
sản lượng nhất định.
7.1.2 ảnh hưởng của các ngoại ứng
a. Khái niệm:
Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên
thức 3 không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó.
b. Phân loại: có 2 loại
- Ngoại ứng tích cực: là những ngoại ứng mang lại lợi ích cho các thành
viên thứ 3 (người ngoài cuộc).
Ví dụ như uống thuốc phòng bệnh, giáo dục, hệ thống tàu điện ngầm ...
- Ngoại ứng tiêu cực: là những ngoại ứng khi xuất hiện nó làm hạo người
ngoài cuộc.
41
Ví dụ như sự ô nhiễm, tiếng ồn, chất thải...
Thành vien thứ 3 này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí
thích hợp, ngoại ứng này có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất.
7.1.3 Việc cung cấp các sản phẩm công cộng
- Khái niệm: Hàng hoá công cộng là những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ
mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng.
- Đặc tính của sản phẩm công cộng:
+ Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng: Tính này của hàng hoá công
cộng ám chỉ khả năng của chúng có thể được tiêu dùng bởi một người mà không
giảm khối lượng cho người khác tiêu dùng.
Ví dụ các sản phẩm như an ninh quốc phòng, hệ thống pháp luật, kiểm
soát lũ lụt, bảo vệ môi trường...
+ Tính không loại trừ trong tiêu dùng: ám chỉ sự thật là những hàng hoá
khi được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản được những người tiêu dùng
nhất định tiêu dùng chúng hay đây là hiện tượng tiêu dùng tự do, tiêu dùng
không cần phải trả tiền.
Ví dụ như đường xá, đèn cao áp, tiêm chủng trẻ em...
Như vậy sự cung cấp các hàng hoá công cộng bởi tư nhân thông qua thị
trường sẽ không thể xảy ra vì lợi ích của những hàng hoá này bị phân tán rộng
rãi đến mức không một hãng nào muốn cung cấp chúng.
Họ không thể đặt giá cho những hàng hoá đó vì họ không thể ngăn cản
mọi người tiêu dùng hàng hoá đó miễn phí. Lúc này lợi ích cá nhân của sản xuất
hàng hoá công cộng thấp hơn lợi ích xã hội tương ứng. Thị trường hoàn toàn thất
bại vì vấn đề tiêu dùng tự do.
7.1.4 Việc đảm bảo công bằng xã hội
- Việc đảm boả công bằng- xã hội thông qua việc phân phối thu nhập và
tối đa hoá phúc lợi xã hội. Tuy nhiên phân phối thu nhập chưa công bằng.
- Trong nền kinh tế thị trường, một số người không có khả năng hoặc các
nguồn lực khác để kiếm sống, trái lại một số lại hưởng nhiều lợi lộc vì thừa
hưởng tài sản hay có tài năng hoặc do họ biết kết hợp với gia đình và bạn bè về
mặt kinh doanh, chính trị hay xã hội.
Vì vậy chính phủ trong nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ can thiệp bằng
các chương trình tái phân phối thu nhập, dùng các chính sách thuế để phân phối
thu nhập sau thuế trở lên công bằng hơn.
7.2 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
7.2.1 Các chức năng kinh tế chủ yếu của chính phủ
- Nâng cao hiệu quả kinh tế: muc tiêu kinh tế trung tâm của chính phủ là
hỗ trợ phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Đây là khía cạnh kinh tế vi mô
của chính phủ, chính phủ thường xuyên sử dụng các công cụ của mình để sửa
chữa các khuyết tật quan trọng của thị trường.
Vì vậy phải xây dựng pháp luật và các quy chế điều tiết của nhà nước và
tác động đến việc phân bổ các nguồn lực.
- ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế
- ốn định đất nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô: Bằng việc sử
dụng khéo các công cụ chính sách tài khoá và tiền tệ cũng như điều tiết chặt chẽ
42
hệ thống tài chính để đẩy lùi lạm phát và suy thoái kinh tế.
- Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là
vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết của Việt Nam. Vì vậy chính phủ đó vai trò
thiết yếu đại diện cho quyền lực quốc gia trên diễn đàn quốc tế.
7.2.2 Các công cụ chủ yếu của chính phủ tác động vào kinh tế
- Chính sách thuế: điều tiết thu nhập cá nhân, giảm bớt thu nhập của cá
nhân và cung cấp nguồn lực cho chi tiêu công. Chính phủ có thể sử dụng hệ
thống thuế để khuyến khích một số hoạt động kinh tế thông qua lãi suất thấp.
- Chi tiêu mức ngân sách nhà nước: Chính phủ chi tiêu mua sắm hàng hoá
và dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất tạo thu nhập cho doanh nghiệp.
- Điều tiết của chính phủ: Nhằm hướng mọi người tham gia vào các hoạt
động kinh tế nhất định tự điều chỉnh và tự kiềm chế hành vi của mình.
- Kiểm soát về lượng tiền lưu thông và tổ chức, sử dụng hình thức kinh tế
nhà nước.
7.2.3 Các phương pháp điều tiết của chính phủ
a. Điều tiết vào sản lượng:
Chính phủ khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp phải cung ứng
hàng hoá hoặc dịch cụ ở một mức độ nhất định nào đó, đảm bảo sự cân đối cung
cầu, phát triển toàn diện.
b. Điều tiết vào giá cả:
Qua công cụ giá cả, tiền tệ, thuế chính phủ tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến giá cả thị trường nhằm ổn định hệ thống giá cả, chống đột biến lên cơn
sốt, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và khuyến khích được tiêu dùng.
7.3 Nhà nước sử dụng hệ thống kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
7.3.1 Vai trò của kinh tế nhà nước và hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam
a. Vai trò của kinh tế nhà nước
- Chủ trương tăng trưởng cao
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
- Chính sách thu hút ODA
- Chính sách đất đai nhà ở
- Chính sách thương mại
- Chính sách giá
- Chính sách khoa học công nghệ
- Chính sách giáo dục
- Chính sách y tế
- Chính sách xoá đói giảm nghèo
b. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
- Hệ thống các Tập đoàn: Tập đoàn điện lực, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn
than – Khoáng sản Việt Nam
- Hệ thống các Tổng công ty
- Hệ thống các doanh nghiệp
7.3.2 Hệ thống doanh nghiệp ở nhà nước Việt Nam hiện nay
- Doanh nghiệp nhà nươc
43
- Doanh nghiêp tư nhân
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài
7.3.3 Phương thức đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong thời
gian tới
- Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành các doanh nghiệp cổ phần
- Đổi mới tư duy và nhận thức lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội và nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới tư duy phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành,
nhưng trước hết phải là cấp có thẩm quyền cao nhất trong hoạch định và chỉ đạo
thực hiện các quyết sách chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
nói chung và đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
- Xác định lại phạm vi và vai trò của doanh nghiệp nhà nước: trong điều
kiện Việt Nam hiện nay chỉ nên coi doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn là
doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến vai trò của doanh nghiệp nhà nước
đồng thời tạo thuận lợi cho hàng xử của nhà nước với doanh nghiệp đích thực
của mình và tạo cơ sở thuận lợi mở rộng quan hệ liên kết giữa nhà nước và các
chủ thể kinh tế khác.
- Thực sự đưa doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong môi trường cạnh
tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Việc này
sẽ tạo động lực huy động các nguồn lực trong và ngoài nước và là yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nược chỉ có thể được đẩy mạnh khi thực sự tư duy và hành động theo cơ chế thị
trường, đoạn tuyệt hoàn toàn với cơ chế bao cấp, thực sự đưa các doanh nghiệp
nhà nước ra cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác.
- Xác định rõ chủ sở hữu và xoá nỏ cơ chế chủ quản của doanh nghiệp nhà nước
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa các vấn đề kinh tế với các vấn đề
chính trị – xã hội trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
+ Xác định đúng mục tiêu mà doanh nghiệp nhà nước cần đạt được
+ Đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải có quyết tâm cao và phải đảm bảo
tính khả thi
44
tài liệu tham khảo
1. “Giáo trình kinh tế vi mô” - Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Giáo dục, năm
2008.
2. “Giáo trình kinh tế vi mô” - Học viên tài chính, NXB Tài chính, năm 2007.
3. “Giáo trình kinh tế quản lý” - Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê,
năm 2005
4. “Kinh tế học vi mô” - Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội 2003.
5. “Kinh tế vi mô” - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TS. Lê bảo Lâm và tập
thể tác giả, NXB Thống kê, năm 2007.
6. Câu hỏi, bài tập, trắc nghiệm kinh tế vi mô, TS. Nguyễn Như ý và tập thể tác
giả, NXB Thống kê, năm 2005.
7. Kinh tế học vi mô, Lý thuyết và thực hành - Học viện tài chính, TS. Hoàng
Thị Tuyết, TS. Đỗ Phi Hoài và tập thể tác giả, NXB Tài chính, năm 2008.
8. Hướng dẫn thực hành Kinh tế vi mô, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, GS.
TS. Ngô Đình Giao, NXB Thống kê, năm 2005.
9. Câu hỏi và bài tập Kinh tế học vi mô, Trường Đại học Tài chính kế toán, NXB
Tài chính, năm 2000.
10. “Principles of Microeconomics” – Edwin Mansfied,WW.Norton and
Company New York and London, 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_bui_thi_nhieu.pdf