5.6.2Xây dựng công trình bí mật nhà nước (Điều 129)
1. Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu phải bảo
đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực
khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, thực hiện xây dựng
công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về
việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạn
lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công
trình đến giai đoạn nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
3. Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước.
5.6.3Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp (Điều 130)
1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp
ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và
các yêu cầu khẩn cấp khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý thực hiện xây dựng
công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế,
thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp; chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng công trình, bảo đảm đáp ứng kịp thời
yêu cầu, tiến độ thực hiện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản
có thể xảy ra.
30 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật xây dựng - Chương 5: Xây dựng công trình và quản lý kỹ thuật chất lượng công trình - Nguyễn Quốc Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 86
3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với
quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
5.1.6 Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn (Điều 94)
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:
a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực
hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;
c) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại
được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị
cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
2. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải
đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện quy
định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1
Điều này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật
này.
4. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn, khi hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng chưa
được triển khai thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm
thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công
trình về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thực hiện gia hạn giấy phép xây
dựng có thời hạn.
5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch
phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây
dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn để sửa chữa, cải tạo.
5.1.7 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới (Điều 95)
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ
gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 87
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam
kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không
theo tuyến gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là
chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành
nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình
theo tuyến gồm:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù
hợp với vị trí và phương án tuyến;
c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về đất đai.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình
tôn giáo gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình
của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh
hoành tráng gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 88
b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây
dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo
gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất
hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê
đất hoặc hợp đồng thuê công trình;
b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây
dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
về quảng cáo.
7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ
quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.
5.1.8 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa
chữa, cải tạo công trình (Điều 96)
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu,
quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà
ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh
đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp
thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý
nhà nước về văn hóa.
5.1.9 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di
dời công trình (Điều 97)
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình.
2. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di
dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp
luật.
3. Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả
thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ
kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được
di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời
đến.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 89
4. Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công
trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
5. Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực
hiện gồm:
a) Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ
được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện,
thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy
móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di
dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;
b) Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
5.1.10 Điều chỉnh giấy phép xây dựng (Điều 98)
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm
thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều
chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công
trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô,
chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu
chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng
sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi
trường.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã
được cấp giấy phép xây dựng;
d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh
(trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm
an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 90
5.1.11 Gia hạn giấy phép xây dựng (Điều 99)
1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây
dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia
hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa
02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn
giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
3. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa
được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng
công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời
gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn
tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được
cấp.
5.1.12 Cấp lại giấy phép xây dựng (Điều 100)
1. Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc
bị mất.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy
phép xây dựng bị rách, nát.
5.1.13 Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng (Điều 101)
1. Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;
b) Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây
dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 91
quan đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm
quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho chủ đầu tư, Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép
xây dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
5.1.14 Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây
dựng (Điều 102)
1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây
dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều
chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây
dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng
theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với
trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ,
kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác
định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng
với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu
theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có
thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu
tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không
đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm
việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý
do không cấp giấy phép;
d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng
công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo
quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý
nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy
định của pháp luật;
đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ
ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản
lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 92
được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc
chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các
quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày
đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây
dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong
thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy
phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng
phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo
cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng
không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
2. Quy trình gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được quy định như
sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây
dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia
hạn giấy phép xây dựng hoặc cấp lại giấy phép xây dựng.
3. Việc nhận kết quả, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy
định như sau:
a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình
xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy
biên nhận;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
4. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng
trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp
phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư
biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền
không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết
kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép xây dựng.
5. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây
dựng, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng đối với từng
loại giấy phép xây dựng, từng loại công trình.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 93
6. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết mẫu đơn đề nghị, bản vẽ
thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
5.1.15 Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy
phép xây dựng (Điều 103)
1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc
biệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công
trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử -
văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình
trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân
cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý,
chức năng của các cơ quan này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các
công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong
khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý,
trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm
quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình
cấp.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không
thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.
5.1.16 Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng (Điều 104)
1. Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp
luật về cấp giấy phép xây dựng.
2. Theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa
đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
3. Cấp giấy phép xây dựng theo quy trình và trong thời hạn theo quy
định tại Điều 102 của Luật này.
4. Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra
việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 94
hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công
trình vi phạm nghiêm trọng.
5. Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai
hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.
5.1.17 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy
phép xây dựng (Điều 105)
1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 102
của Luật này.
2. Thực hiện các biện pháp cần thiết khi nhận được thông báo của cơ
quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng sai quy
hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép xây
dựng được cấp.
5.1.18 Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây
dựng (Điều 106)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và
thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
cấp giấy phép xây dựng;
c) Được khởi công xây dựng công trình theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ
sau:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
c) Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc
trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 95
5.2 CHUẨN BỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
5.2.1 Điều kiện khởi công xây dựng công trình (Điều 107)
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện
sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến
độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có
giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình
khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên
bản vẽ;
d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà
thầu được lựa chọn;
đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình
thi công xây dựng.
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5.2.2 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng (Điều 108)
1. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy
ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo
quy định của pháp luật.
2. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến
độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm
quyền.
3. Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi
công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.
4. Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái
định cư (nếu có).
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 96
5.2.3 Yêu cầu đối với công trường xây dựng (Điều 109)
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công
trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng.
Nội dung biển báo gồm:
a) Tên, quy mô công trình;
b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ
chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây
dựng;
d) Bản vẽ phối cảnh công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công
trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ
chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:
a) Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm
gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công
trường với bên ngoài;
b) Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải
phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện
cụ thể của địa điểm xây dựng;
c) Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng
theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;
d) Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn
về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các
biển báo cần thiết khác.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn
cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây
dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu
vực công trường xây dựng.
5.2.4 Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng (Điều 110)
1. An toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện với môi trường.
2. Vật liệu, cấu kiện sử dụng vào công trình xây dựng phải theo đúng
thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, bảo đảm
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 97
chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
3. Vật liệu xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công bán
thành phẩm phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu trong nước. Đối với dự án
sử dụng vốn nhà nước, việc sử dụng vật liệu nhập khẩu phải được quy định
trong nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phù hợp với thiết kế xây
dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) do người quyết định đầu tư quyết định.
5.3 THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
5.3.1 Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình (Điều 111)
1. Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu
xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo
vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy
định của pháp luật.
2. Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công,
công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế
thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá
trình thi công xây dựng.
3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng
mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
phòng, chống cháy, nổ.
4. Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo
yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công
xây dựng.
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng,
giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng
mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử
dụng.
6. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng
lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
5.3.2 Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình (Điều 157)
1. Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng
với loại, cấp công trình xây dựng.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 98
2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây
dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
3. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây
dựng công trình.
5.3.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây
dựng công trình (Điều 112)
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt
động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công
xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu
nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công
xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây
dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công
trình, an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các
công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây
dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;
b) Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi
thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu
thi công xây dựng;
c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng
phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;
d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 99
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm
định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu
trong quá trình thi công xây dựng;
h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;
i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu,
vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công
trình;
k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác
do mình gây ra;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5.3.4 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng (Điều 113)
1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
b) Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công
để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;
c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo
đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người
và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp
đồng;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp
luật có liên quan.
2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp
đồng đã ký kết;
b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong
đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị
và công trình;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 100
c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý
chất lượng công trình;
đ) Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
e) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu,
vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công
trình;
g) Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật
tự, bảo vệ môi trường;
h) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
i) Bảo hành công trình;
k) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không
đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công
không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm
khác do mình gây ra;
l) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể
cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách
nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu
chính và trước pháp luật;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.
5.3.5 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công
xây dựng (Điều 114)
1. Nhà thầu thiết kế có các quyền sau:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo
đúng thiết kế;
c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư;
d) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công
không theo đúng thiết kế;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 101
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp
luật có liên quan.
2. Nhà thầu thiết kế có các nghĩa vụ sau:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này;
b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả thiết kế theo quy định
của hợp đồng, người thực hiện nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những hành vi vi phạm của mình và phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hợp đồng thiết kế
xây dựng với chủ đầu tư;
d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về những bất hợp lý
trong thiết kế xây dựng;
đ) Khi phát hiện việc thi công sai thiết kế được phê duyệt thì phải
thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.
5.3.6 An toàn trong thi công xây dựng công trình (Điều 115)
1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công
xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động,
thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.
2. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm
dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công
trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý,
khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ
quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động
gây chết người.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp
bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây
dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục
vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm
định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 102
5.3.7 Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình (Điều
116)
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây
dựng có trách nhiệm:
1. Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình
thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất
thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
2. Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây
ra.
5.3.8 Di dời công trình xây dựng (Điều 117)
1. Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải
phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn
công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ
nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.
2. Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công
trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.
3. Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các
biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời
và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.
5.3.9 Phá dỡ công trình xây dựng (Điều 118)
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường
hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây
dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công
trình lân cận;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại
khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng
không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép
hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 103
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng
hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt
đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
b) Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp
phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng
được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công
trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều
này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây
ra;
b) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện
phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi
phí cho việc phá dỡ;
c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách
nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết
định không kịp thời hoặc quyết định trái với quy định của pháp luật.
5.3.10 Sự cố công trình xây dựng (Điều 119)
1. Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng
công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công
trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì
chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
a) Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công
trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các
nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có liên quan;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 104
c) Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để
ngăn chặn thiệt hại.
2. Khi phát hiện, được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân
sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình.
3. Công trình có sự cố chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận
hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết sự cố cho phép.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5.4 GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
5.4.1 Giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 120)
1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng,
tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng
lẻ.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu
cầu sau:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng,
trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc,
công trình xây dựng;
b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê
duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử
dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất
về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến
độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu,
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 105
biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần
thiết khác.
5.4.2 Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công
trình, kiểm định xây dựng (Điều 155)
1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công
xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.
2. Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định
xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
5.4.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi
công xây dựng công trình (Điều 121)
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều
kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc
giám sát của mình;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;
theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công
trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong
trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây
dựng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp
luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với
loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây
dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây
dựng;
b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn
giám sát;
c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 106
d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám
sát thi công xây dựng công trình;
đ) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
e) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều
kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối
lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do
mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.
5.4.4 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng
công trình (Điều 122)
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành
thi công xây dựng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết
kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
c) Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy
cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp
thời cho chủ đầu tư để xử lý;
đ) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp
luật có liên quan.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ
sau:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không
phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của
thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 107
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi
trường;
e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối
lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng,
quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư
hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.
5.4.5 Nghiệm thu công trình xây dựng (Điều 123)
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm
thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình
xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được
phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu
của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công
trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu
theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do
mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật
phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi
trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác
nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng
công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy
định như sau:
a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức
kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng
quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác
nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp
quy định tại điểm a khoản này.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 108
5. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu và
giải quyết sự cố công trình xây dựng.
5.4.6 Bàn giao công trình xây dựng (Điều 124)
1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định
của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào
sử dụng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng
đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách
nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình
xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử
dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng
cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công
trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành
biên bản.
3. Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải
giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng
dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng,
vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
4. Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng
thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây
dựng.
5.5 BẢO HÀNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
5.5.1 Bảo hành công trình xây dựng (Điều 125)
1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do
mình thi công. Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ có
trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.
2. Nội dung bảo hành công trình gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế
thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.
3. Thời gian bảo hành công trình, thiết bị công trình, thiết bị công
nghệ được xác định theo loại, cấp công trình xây dựng và quy định của nhà
sản xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết bị.
4. Chính phủ quy định chi tiết về bảo hành công trình xây dựng.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 109
5.5.2 Bảo trì công trình xây dựng (Điều 126)
1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử
dụng phải được bảo trì;
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt
trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử
dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng,
hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình,
người và tài sản.
2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm
bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
3. Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực
hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì công trình xây dựng và trách
nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng.
5.5.3 Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng (Điều 127)
1. Chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác sử dụng công trình hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định việc dừng khai thác sử dụng công trình
xây dựng khi công trình hết thời hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất an toàn,
gây sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng, an toàn của
công trình lân cận, môi trường và của cộng đồng.
2. Khi quyết định dừng khai thác sử dụng đối với công trình sử dụng
chung, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải có văn bản thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình sử dụng công trình về quyết định của mình.
3. Việc khai thác sử dụng công trình xây dựng chỉ được tiếp tục khi đã
được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn.
Trường hợp công trình hết thời hạn sử dụng, nếu có yêu cầu tiếp tục sử
dụng thì chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng phải thực hiện kiểm định chất lượng,
gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) bảo đảm an toàn, công năng sử
dụng của công trình.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 110
5.6 XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ
5.6.1 Công trình xây dựng đặc thù (Điều 128)
1. Công trình xây dựng đặc thù gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước;
b) Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp;
c) Công trình xây dựng tạm.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
5.6.2 Xây dựng công trình bí mật nhà nước (Điều 129)
1. Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu phải bảo
đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực
khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, thực hiện xây dựng
công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về
việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạn
lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công
trình đến giai đoạn nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
3. Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước.
5.6.3 Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp (Điều 130)
1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp
ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và
các yêu cầu khẩn cấp khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý thực hiện xây dựng
công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế,
thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp; chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng công trình, bảo đảm đáp ứng kịp thời
yêu cầu, tiến độ thực hiện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản
có thể xảy ra.
5.6.4 Xây dựng công trình tạm (Điều 131)
1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ
thi công xây dựng công trình chính.
Nguyễn Quốc Lâm Khoa Xây dựng
Bài giảng Luật Xây dựng Trang 111
2. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết
kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế,
dự toán xây dựng được duyệt.
3. Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính
của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm
phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Nhà 5 tầng, cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng (GPXD), thời gian
cấp phép bao lâu?
2. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng?
3. Có bao nhiêu mẫu GPXD?
4. Hồ sơ xin cấp phép GPXD ?
5. Những công trình như thế nào thì được cấp GPXD ?
6. Vai trò của nhà thầu trong an toàn lao động?
7. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình TCXD?
8. Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng ?
9. Vai trò của phòng cháy chữa cháy trong thi công xây dựng?
10. Nội dung về an toàn lao động cho người lao động, ai chịu trách
nhiệm nếu xảy ra sự cố?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_luat_xay_dung_chuong_5_xay_dung_cong_trinh_va_qua.pdf