Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các quy định (điều khoản) ghi
nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng. Các quy định trong
hợp đồng dân sự được chia làm ba loại: Quy định chủ yếu, quy định tùy nghi và
quy định thỏa thuận.
- Quy định chủ yếu: Là những quy định cần phải thỏa thuận trong hợp đồng,
nếu thiếu nó thì hợp đồng không được ký kết.
- Quy định tùy nghi: Là các quy định tùy nghi được xác định bằng các quy
phạm tùy nghi của Luật Dân sự và chỉ có giá trị pháp lý khi các bên không thỏa
thuận, không áp dụng chúng hoặc không thỏa thuận khác.
- Quy định thỏa thuận: Là các quy định thỏa thuận chỉ có giá trị pháp lý khi
chúng được ghi nhận trong hợp đồng.
Tóm lại: Tùy theo từng loại hợp đồng, nhưng thông thường các bên thể thỏa
thuận về những nội dung sau:
• Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm.
• Số lượng, chất lượng.
• Giá cả, phương thức thanh toán.
• Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
• Quyền, nghĩa vụ của các bên.
• Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
• Phạt vi phạm hợp đồng.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Pháp luật - Lâm Thanh Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĔN ĐỒNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG MÔN PHÁP LUẬT
(BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ)
Giảng viên: Lâm Thanh Lộc
Quảng Ngãi, tháng 11 nĕm 2019
2
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1. Bản chất, chức nĕng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (CHXHCNVN)
1.1.1. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được xác định tại Điều 2 Hiến
pháp nĕm 2013: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức".
Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở những đặc trưng cơ
bản:
- Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng
rãi. Bản chất dân chủ XHCN được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, tư tưởng, vĕn hóa và xã hội.
- Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi.
- Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
1.1.2. Chức nĕng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Khái niệm: Là những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của nhà
nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Các chức nĕng: Cĕn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức
nĕng nhà nước được chia thành chức nĕng đối nội và chức nĕng đối ngoại.
• Các chức nĕng đối nội: Chức nĕng tổ chức và quản lý kinh tế; chức nĕng
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
chức nĕng tổ chức và quản lý vĕn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; chức nĕng
bảo vệ trật tự pháp luật, tĕng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; chức nĕng thực
hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
3
• Các chức nĕng đối ngoại: Chức nĕng bảo vệ Tổ quốc; chức nĕng mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.
1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN
Việt Nam
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN
Việt Nam:
- Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước.
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
- Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.
1.3. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1.3.1. Khái niệm
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống
nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức nĕng và nhiệm vụ của
nhà nước.
1.3.2. Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt
Nam
Các loại cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
gồm có:
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Là cơ quan do nhân dân trực tiếp
bầu ra, nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi một cách thống nhất quyền
lực, phải chịu trách nhiệm và phải báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của
mình.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp:
• Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và
đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những
nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã
hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của nhà nước.
4
Thành phần của Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
và các đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 nĕm; Quốc hội hoạt động thông qua các kỳ họp;
mỗi nĕm họp 2 kỳ do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
• Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, phải
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, biện pháp quan
trọng để xây dựng và phát triển địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị quyết
của Ủy ban nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp là 5 nĕm.
- Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội
và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội, phải báo cáo
công tác trước Quốc hội, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Chủ tịch nước thực hiện chức nĕng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống cơ quan quản lý còn gọi là cơ quan chấp hành, điều hành, hoặc
cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban
nhân dân các cấp.
• Chính phủ: Là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có thẩm quyền chung.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, vĕn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc
hội và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và các
thành viên khác, ngoài Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác không nhất thiết
phải là đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội mới thành lập Chính
phủ mới.
5
• Ủy ban nhân dân các cấp: Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, là cơ
quan có thẩm quyền chung, thực hiện sự quản lý thống nhất mọi mặt đời sống xã
hội ở địa phương.
Tổ chức của Ủy ban nhân dân được phân theo 3 cấp: Cấp tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; cấp xã,
phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan
quản lý cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Ủy ban nhân dân các cấp thành lập nên các sở, phòng, ban chuyên môn ở
địa phương. Các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện chức nĕng quản lý chuyên
môn trong phạm vi lãnh thổ địa phương và trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp
và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.
- Hệ thống cơ quan xét xử: Đây là cơ quan có tính đặc thù, trực thuộc cơ
quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà
nước, nhưng hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
• Hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam gồm có:
Hệ thống tòa án nhân dân, có: Tòa án nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân ở
địa phương (Cấp tỉnh, cấp huyện).
Hệ thống Tòa án quân sự, có: Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự
Quân khu; Tòa án quân sự Khu vực và Quân chủng.
• Nhiệm vụ, thẩm quyền, chức nĕng của tòa án nhân dân các cấp: Được xét
xử các vụ án theo quy định của pháp luật, theo thẩm quyền.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Đây là cơ quan có tính đặc thù, trực thuộc cơ
quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà
nước, nhưng hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
• Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm có:
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện
kiểm sát nhân dân địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện).
Hệ thống Viện kiểm sát quân sự, có: Viện kiểm sát quân sự trung ương,
Viện kiểm sát quân sự quân khu và Viện kiểm sát quân sự khu vực và quân chủng.
• Chức nĕng của viện kiểm sát: Thực hiện quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật.
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1. Khái niệm
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành chế định pháp luật, các ngành luật và
6
được thể hiện trong các vĕn bản pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình
tự, thủ tục và hình thức nhất định.
2.2. Các thành tố (yếu tố) của hệ thống pháp luật
2.2.1. Quy phạm pháp luật
- Khái niệm: Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt
được những mục đích nhất định.
- Cơ cấu của quy phạm pháp luật: Cơ cấu quy phạm pháp luật bao gồm: Giả
định, quy định, chế tài.
• Bộ phận giả định: Bộ phận này nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh, những
tình huống cụ thể có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà con người gặp phải và
cần phải xử sự (Hành vi hành động hoặc hành vi không hành động) theo quy định
của pháp luật. Trả lời câu hỏi: Ai, tổ chức nào? Ở vào điều kiện hoàn cảnh nào,
tình huống nào?
• Bộ phận quy định: Bộ phận này nêu lên cách thức, quy tắc xử sự, quy định
mô hình của hành vi khi các chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể
đã nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật thì phải thực hiện. Trả lời câu
hỏi: Được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào.
• Bộ phận chế tài: Bộ phận này nêu lên thái độ, biện pháp tác động của nhà
nước nếu chủ thể khi ở những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể đã nêu trong
phần giả định của quy phạm pháp luật mà không thực hiện hành vi xử sự theo cách
thức đã được mô tả trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Trả lời câu hỏi:
Phải gánh chịu những hậu quả bất lợi gì về vật chất hoặc tinh thần, khi chủ thể
không thực hiện được hoặc không đúng những yêu cầu của phần quy định.
Thông thường chế tài các quy phạm pháp luật được chia thành 4 loại, gồm:
Chế tài hình sự; chế tài dân sự; chế tài hành chính; chế tài kỷ luật.
2.2.2. Chế định pháp luật
Chế định pháp luật là một tập hợp hai hay một số quy phạm pháp luật điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau.
2.2.3. Ngành luật
Là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội
cùng tính chất.
2.3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.3.1. Khái niệm
7
Hệ thống các ngành luật là tổng hợp các ngành luật có quan hệ thống nhất
nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực
khác nhau.
2.3.2. Cĕn cứ để phân biệt giữa các ngành luật
- Cĕn cứ để phân biệt ngành luật này với ngành luật kia, cần cĕn cứ vào đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
- Hiện nay, hệ thống các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước
CHXHCN Việt Nam có những ngành luật, như: Luật Nhà nước, Luật Hành chính,
Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân
sự, Luật Kinh tế, Bộ luật Lao động, Luật Tài chính, Luật Hôn nhân gia đình...
Bên cạnh hệ thống pháp luật của quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp luật
quốc tế. Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận
giữa các quốc gia và thể hiện ý chí chung của quốc gia đó. Luật Quốc tế bao gồm
Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.
2.4. Hệ thống vĕn bản quy phạm pháp luật
2.4.1. Khái niệm vĕn bản quy phạm pháp luật
Là vĕn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực
hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.4.2. Hệ thống vĕn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay
Cĕn cứ vào loại vĕn bản và thẩm quyền ban hành vĕn bản, các vĕn bản quy
phạm pháp luật được chia thành vĕn bản luật và vĕn bản dưới luật.
- Các vĕn bản luật: Vĕn bản luật là vĕn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội
ban hành; là vĕn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất;
Vĕn bản luật gồm có:
• Hiến pháp, Luật (Bộ luật, đạo luật) của Quốc hội.
• Nghị quyết của Quốc hội.
- Vĕn bản dưới luật: Vĕn bản dưới luật là vĕn bản quy phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; là vĕn bản quy phạm pháp luật có giá trị
pháp lý thấp hơn các vĕn bản luật.
Giá trị pháp lý của các vĕn bản dưới luật cũng khác nhau tùy thuộc vào thẩm
quyền của cơ quan ban hành.
Các vĕn bản dưới luật gồm có:
• Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
8
• Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
• Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ.
• Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
• Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ; Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Chính phủ.
• Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
• Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
• Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
• Nghị quyết liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức
chính trị - xã hội.
• Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
• Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp./.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy nêu bản chất, chức nĕng của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
2. Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm quy phạm pháp luật, chế định pháp
luật, ngành luật.
4. Anh (chị) hãy nêu hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.
5. Anh (chị) hãy nêu khái niệm vĕn bản quy phạm pháp luật, hệ thống vĕn
bản quy phạm luật của nước ta hiện nay.
9
CHƯƠNG 2
HIẾN PHÁP
1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.1. Khái niệm
Hiến pháp (Còn gọi là Luật Nhà nước hoặc Luật Hiến pháp), là ngành luật
chủ đạo trong hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp
quy định những nguyên tắc về chế độ chính trị, chế độ kinh tế và xã hội, địa vị
pháp lý của công dân, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
1.2. Đối tượng điều chỉnh
Là những quan hệ xã hội quan trọng nhất liên quan đến tổ chức quyền lực
nhà nước, đó là:
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị.
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực vĕn hóa, giáo dục, khoa học và công
nghệ, môi trường.
- Những quan hệ chủ yếu giữa nhà nước với công dân trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
- Những quan hệ cơ bản trong quá trình hình thành hoạt động của các cơ
quan nhà nước.
1.3. Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp quy định.
- Phương pháp bắt buộc.
- Phương pháp quyền uy.
1.4. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Hiến pháp là luật cơ bản, quan trọng nhất, có hiệu lực pháp lý cao nhất
trong hệ thống vĕn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp đóng vai trò là cơ sở, chỉ đạo cho các ngành luật khác hình
thành và phát triển.
- Hiến pháp thể chế hóa đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hiến pháp là biểu hiện tập trung nhất, ý chí của giai cấp công nhân và
Nhân dân lao động Việt Nam.
2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nĕm 2013
10
2.1. Chế độ chính trị
- Chế độ chính trị: Là tổng thể các quy định về những vấn đề có tính nguyên
tắc chung làm nền tảng cho các chương sau của Hiến pháp như: Bản chất nhà
nước, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt động của nhà nước và
xã hội, nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam: Là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, "của dân, do dân và vì dân". Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ rí thức.
- Mục đích của nhà nước ta: Là đảm bảo và không ngừng phát huy quyền
làm chủ tập thể của Nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng,
vĕn minh. Nhà nước thi hành chính sách đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Nhà
nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đôi bên cùng có lợi.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân.
2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2.2.1. Quyền con người
Hiến pháp khẳng định quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, vĕn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. Việc thực hiện quyền con người không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia,
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ công dân
- Nguyên tắc cơ bản khi xác định quyền và nghĩa vụ của công dân là mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa
vụ trước pháp luật, trước nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp là
cơ sở để xác định địa vị pháp lý của công dân.
• Các quyền cơ bản của công dân: Quyền tự do thân thể; quyền tự do cá
nhân; quyền về dân chủ; quyền chính trị; quyền tham gia vào quản lý nhà nước và
xã hội; quyền khiếu nại tố cáo; quyền kinh tế; quyền về xã hội; quyền về vĕn hóa.
11
• Nghĩa vụ công dân: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; tuân theo hiến pháp và pháp
luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những
quy tắc sinh hoạt công cộng; nộp thuế theo luật định.
2.3. Chế độ kinh tế, chính sách xã hội, vĕn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ và môi trường
2.3.1. Chế độ kinh tế
- Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo; các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
tranh theo pháp luật.
- Mục đích của chế độ kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của Nhân dân trên cơ sở giải phóng
được mọi nĕng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm nĕng của các thành phần kinh tế.
- Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Chính sách xã hội
Mục đích của chính sách xã hội là nhằm bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, thực
hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", chĕm lo cho những đối tượng nghèo
trong xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em trong quan hệ gia đình.
2.3.3. Chính sách vĕn hóa
- Nhà nước, xã hội bảo tồn và phát triển nền vĕn hóa Việt Nam với phương
châm: Dân tộc, hiện đại, nhân vĕn, kế thừa và phát huy giá trị của nền vĕn hiến
Việt Nam, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa vĕn hóa
nhân loại, phát huy mọi tài nĕng sáng tạo trong nhân dân.
- Mục đích của chính sách vĕn hóa là nhằm bảo vệ những giá trị vĕn hóa dân
tộc, xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, vĕn hóa, giàu lòng yêu nước, có
tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
2.3.4. Chính sách giáo dục
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ưu tiên đầu tư cho
giáo dục mầm non; cho giáo dục ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện
12
kinh tế - xã hội khó khĕn. Tạo những điều kiện cho người khuyết tật, người nghèo
được tham gia học vĕn hóa và học nghề.
2.3.5. Chính sách khoa học và công nghệ
- Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và
khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng
dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu
khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích
từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
2.3.6. Chính sách môi trường
Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường nhằm quản lý, sử dụng có hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý nghiêm những tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm môi trường./.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy nêu vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt
Nam.
2. Anh (chị) hãy nêu quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách
vĕn hóa, giao dục, khoa học, công nghệ và môi trường.
3. Anh (chị) hãy nêu quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
13
CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
1.1. Khái niệm
Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và
các quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên
nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự
và trách nhiệm tài sản của những chủ thể tham gia quan hệ đó.
1.2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm 2 nhóm quan hệ là: Quan hệ
tài sản và quan hệ nhân thân:
- Quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua
một tài sản.
• Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện
dưới các dạng khác nhau như hiện vật, tiền...
• Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa -
tiền tệ.
- Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về
một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức.
• Các quan hệ này không mang tính tài sản nghĩa là không tính được thành
tiền, không chuyển dịch được cho người khác, tổ chức khác.
• Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ về nhân thân có thể chia làm 2 nhóm:
Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản và quan hệ nhân thân có gắn với tài sản.
1.3. Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp bình đẳng.
- Phương pháp tự định đoạt.
- Phương pháp tự chịu trách nhiệm.
2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để
phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài
sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
14
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện
đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
3. Một số nội dung của Luật Dân sự
3.1. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
3.1.1. Khái niệm
- Quyền sở hữu: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
- Quyền khác đối với tài sản: Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ
thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
• Quyền đối với bất động sản liền kề: Là quyền được thực hiện trên một bất
động sản nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở
hữu của người khác.
• Quyền hưởng dụng: Là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong
một thời hạn nhất định.
• Quyền bề mặt: Là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước,
khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó
thuộc về chủ thể khác.
3.1.2. Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản
nhưng không được trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh
hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
- Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong
phạm vi có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi
15
ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
tài sản hoặc của người khác.
3.1.3. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì
lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua
hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngĕn
chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện
pháp không trái với quy định của pháp luật; có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản,
chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3.1.4. Chiếm hữu có cĕn cứ pháp luật
- Chiếm hữu có cĕn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp
sau đây:
• Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
• Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
• Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù
hợp với quy định của pháp luật;
• Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là
chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù
hợp với điều kiện theo quy định của pháp luật .
• Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc
phù hợp với điều kiện theo quy định của pháp luật.
• Trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với các quy định trên là chiếm hữu
không có cĕn cứ pháp luật.
Chiếm hữu không có cĕn cứ pháp luật có:
• Chiếm hữu không có cĕn cứ pháp luật ngay tình.
• Chiếm hữu không có cĕn cứ pháp luật không ngay tình.
3.2. Hợp đồng dân sự
3.2.1. Khái niệm
16
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
3.2.2. Ngyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
3.2.3. Hình thức hợp đồng dân sự
- Hình thức miệng.
- Hình thức vĕn bản.
- Hình thức vĕn bản có chứng thực.
3.2.4. Chủ thể của hợp đồng dân sự
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác và nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt.
- Chủ thể là cá nhân: Khi giao kết hợp đồng dân sự phải đạt những điều kiện
về chủ thể của một giao dịch dân sự, đó là người tham gia giao dịch phải có nĕng
lực pháp lý dân sự (Nĕng luật pháp luật và nĕng lực hành vi dân sự).
- Chủ thể là pháp nhân: Pháp nhân được tham gia vào các quan hệ pháp luật
dân sự.
• Cơ quan, tổ chức, đơn vị ... muốn có tư cách pháp nhân phải thỏa mãn các
điều kiện: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của
pháp luật; có tài sản riêng; nhân danh khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
• Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thực hiện giao kết hợp đồng
dân sự hoặc ủy quyền.
- Chủ thể là hợp tác xã, hộ gia đình: Do người đứng đầu hợp tác xã, chủ hộ
gia đình thực hiện khi giao kết hợp đồng dân sự.
3.2.5. Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các quy định (điều khoản) ghi
nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng. Các quy định trong
hợp đồng dân sự được chia làm ba loại: Quy định chủ yếu, quy định tùy nghi và
quy định thỏa thuận.
- Quy định chủ yếu: Là những quy định cần phải thỏa thuận trong hợp đồng,
nếu thiếu nó thì hợp đồng không được ký kết.
17
- Quy định tùy nghi: Là các quy định tùy nghi được xác định bằng các quy
phạm tùy nghi của Luật Dân sự và chỉ có giá trị pháp lý khi các bên không thỏa
thuận, không áp dụng chúng hoặc không thỏa thuận khác.
- Quy định thỏa thuận: Là các quy định thỏa thuận chỉ có giá trị pháp lý khi
chúng được ghi nhận trong hợp đồng.
Tóm lại: Tùy theo từng loại hợp đồng, nhưng thông thường các bên thể thỏa
thuận về những nội dung sau:
• Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm.
• Số lượng, chất lượng.
• Giá cả, phương thức thanh toán.
• Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
• Quyền, nghĩa vụ của các bên.
• Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
• Phạt vi phạm hợp đồng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy làm rõ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.
2. Nêu các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự.
3. Điều khoản phải có trong hợp đồng dân sư? Cho ví dụ minh họa.
4. Anh (Chị) hãy làm rõ chiếm hữu có cĕn cứ pháp luật và chiếm hữu không
có cĕn cứ pháp luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phap_luat_lam_thanh_loc.pdf