Ở một số nước như ở Hàn Quốc, Đài
Loan Trung Quốc, số lao động hết hạn hợp
đồng không chịu về nước mà ở lại sinh sống
bất hợp pháp với tỷ lệ lớn làm cho phía nước
bạn đã một số lần thôi tiếp nhận hoặc hạn
chế tiếp nhận lao động Việt Nam. Trong Luật
XKLĐ của Việt Nam không thể quy định
biện pháp cho bên tiếp nhận lao động được,
nhưng trong đàm phán, trong hội đàm hoàn
toàn có thể nêu kiến nghị với bên tiếp nhận.
Chúng tôi giao đầy đủ số lượng lao động,
đúng cơ cấu và chất lượng theo đúng hợp
đồng; việc sử dụng hiệu quả cao hay thấp tùy
thuộc mức độ quản lý chặt chẽ của phía tiếp
nhận. Việc lao động trốn về nước, ở lại tiếp
tục làm việc, có nguyên nhân từ phía tiếp
nhận. Doanh nghiệp nước tiếp nhận có nhu
cầu cao về lao động có tay nghề cao, sẵn
sàng tiếp nhận lao động cư trú bất hợp pháp
vì sau một hợp đồng, họ đã vững tay nghề,
đã quen với môi trường làm việc; doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được khá lớn kinh phí
đào tạo, không cần ký hợp đồng tiếp nhận
lao động mới mà vẫn có được lao động chất
lượng cao. Rõ ràng, nếu không có nhu cầu
lớn, không có sự che chở của các doanh
nghiệp nước tiếp nhận thì lao động hết hạn
hợp đồng không thể tá túc lại được. Do đó,
pháp luật lao động của nước tiếp nhận cũng
phải điều chỉnh vấn đề này. Đó là vấn đề
chúng ta hoàn toàn có thể trao đổi được với
phía các đối tác.
Trở lại Điều 73 Dự thảo Luật, việc kế
thừa quy định tại Điều 71 Luật số
72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và việc sửa
đổi, bổ sung như trình bày trên đây là rất cần
thiết và hợp lý. Tuy nhiên, sau khi Luật được
thông qua, để Điều 73 Luật này có hiệu lực
cao thì cần thực thi sớm khoản 2 Điều 72. Vì
vậy, đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội cần phối hợp với Bộ Ngoại giao thành
lập, cử cán bộ và hướng dẫn nghiệp vụ đối
với bộ phận quản lý lao động trực thuộc cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện
lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp ý dự thảo luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Một số vấn đề về “xuất khẩu lao động”
1.1. Thuật ngữ “Xuất khẩu lao động”
Trước đây, trong các văn bản pháp luật
hầu như chúng ta không hoặc ít sử dụng
thuật ngữ “Xuất khẩu lao động” (XKLĐ) vì
nhiều lẽ: tại nơi diễn ra quá trình sản xuất,
quá trình lao động thì sức lao động được coi
là “hàng hóa” - hàng hóa đặc biệt; còn con
người (trong đó có chứa đựng sức lao động)
có phải “hàng hóa” hay không thì còn nhiều
ý kiến khác nhau... “XKLĐ” nghĩa là phải
đưa con người có chứa đựng sức lao động từ
nước này đến nước khác để làm việc chứ
không thể bóc tách sức lao động riêng ra để
xuất, nên khó có thể gọi là xuất khẩu... Bởi
vậy năm 2006, chúng ta phải chấp nhận một
cách diễn đạt dài dòng để nói được đủ ý và
kín kẽ về mặt học thuật, “Luật Người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng”. Tuy vậy, từ thập niên cuối
Số 15 (415) - T8/202024
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (SỬA ĐỔI)
Bùi Ngọc Thanh
TS. Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế về lao động
(nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB & XH)
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Xuất khẩu lao động, Luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 26/7/2020
Biên tập : 02/8/2020
Duyệt bài : 03/8/2020
Article Infomation:
Keywords: Labor exportations, Law on
Vietnamese Guest Workers
Article History:
Received : 26 Jul. 2020
Edited : 02 Aug. 2020
Approved : 03 Aug. 2020
Tóm tắt:
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng được Quốc hội ban hành năm 2006 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Trong quá trình thi hành,
bên cạnh những mặt được, Luật này cũng bộc lộ những hạn chế,
bất cập và đang được nghiên cứu sửa đổi. Trong phạm vi bài viết
này, tác giả góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)1.
Abstract:
The Law on Vietnamese Guest Workers was issued by the
National Assembly in 2006 and comes into enforcement from
July 1, 2007. During the enforcement period, along with the
possible achievements, the Law also has revealed a number of
inadequacies and shortcomings and is being reviewed for further
improvements. In the scope of this article, the author provides
comments and recommendations for improvements of the Law
on Vietnamese Guest Workers (the amended).
1 Xem Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) tại
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/Luat-Nguoi-lao-dong-Viet-Nam-lam-viec-o-nuoc-
ngoai-theo-hop-dong-sua-doi-439844.aspx.
25Số 15 (415) - T8/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
cùng của thế kỷ trước đến bây giờ, người ta
cũng đã quen dần với thuật ngữ “XKLĐ” mà
thế giới đã sử dụng từ lâu. Thực tế, nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
và đang đặt ra yêu cầu phải phát triển đồng
bộ các loại thị trường (thị trường vốn, thị
trường vật tư, thị trường lao động...). Trong
thị trường lao động, Đảng ta cũng đã sử
dụng thuật ngữ “XKLĐ”. Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Tiếp
tục thực hiện Chương trình XKLĐ, tăng tỷ
lệ lao động xuất khẩu qua đào tạo, quản lý
chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người lao động”2. Do vậy, nên chăng việc
sửa đổi lần này nên lấy tên là “Luật XKLĐ”,
như vậy vừa ngắn gọn, vừa lột tả được nội
dung của luật.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) sử dụng
thuật ngữ “Lao động di cư” hoặc “Di dân
quốc tế” cho đối tượng là những người nước
ngoài đến làm việc hoặc cư trú ở một quốc
gia khác. Lao động di cư có nghĩa là chỉ
riêng người lao động từ nước này sang nước
khác làm việc; còn di dân thì có thể bao gồm
cả trẻ em chưa bước vào tuổi lao động và
người già đã bước ra khỏi quá trình lao động.
Theo cách hiểu thông thường thì “Di cư” hay
“Di dân” là chuyển cư, sinh sống lâu dài
tương tự như đi “Định cư” ở một nơi khác.
Nếu hiểu thuần túy “Di cư” hay “Di dân”
(chưa nói đến có làm việc hay không) cũng
đã chia ra nhiều loại hình (theo nhiều lý do
khác nhau):
- Di cư vì lý do chiến tranh: Loại di cư
này diễn ra liên miên từ khi loài người xuất
hiện sự xung đột vũ lực, đánh nhau, đặc biệt
là trong các cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất, thứ hai, các cuộc chiến tranh lớn, kéo
dài qua nhiều thời gian. Quy mô số lượng và
dòng người di cư trong các trường hợp này
thường rất lớn. Hiện nay, cư dân các nước
Trung Đông đang “lũ lượt” tìm đến Vương
quốc Anh và các nước châu Âu khác là một
điển hình.
- Di cư vì lý do kinh tế: Loại di cư này
rất đa dạng, như trước đây đưa nô lệ sang
châu Úc, châu Mỹ khi người ta phát hiện ra
các châu lục này để lao động khai phá (khổ
sai); người lao động nước này sang nước
khác làm việc, đi tìm việc làm kiếm sống; đi
tìm nơi (quốc gia, vùng lãnh thổ) có cuộc
sống dễ chịu hơn để định cư...
- Di cư vì lý do chính trị: Người ra đi
(đến một nước khác) thường là những người
khác chính kiến với thể chế chính trị chính
thống của đất nước họ, hoặc họ đã gây ra tội
ác với nhân dân trong nước nên phải tìm
đường lẩn tránh, hoặc họ theo chân “kẻ đã
thống trị, xâm lược” đất nước họ mà chính
họ đã phục vụ đạo quân xâm lược...
- Di cư vì lý do hôn nhân và gia đình:
Người nước này lấy chồng, lấy vợ ở nước
khác với quan niệm “Tình yêu không biên
giới”. Loại di cư này đan xen cả các loại di
cư nêu trên theo kiểu “người đi trước rước
người đi sau” và hiện nay cũng khá phổ
biến...
Cả 4 nhóm di cư nêu trên đều không
thuộc lĩnh vực XKLĐ (phần lớn là di cư tự
do, không có hợp đồng). Chính vì sự khác
biệt như thế nên rất cần thiết phải phân biệt
để không nhầm lẫn giữa “XKLĐ” theo hợp
đồng với các dạng di cư hay di dân tự do ra
nước ngoài với các mục đích khác nhau và
phát sinh khá nhiều hậu quả...
ILO sử dụng thuật ngữ “Lao động di cư”
hay “Di cư lao động” thì nội hàm của các
thuật ngữ này cũng khá phong phú (tức là rất
nhiều hình thức), có thể đề cập tới một số
hình thức (dạng thức) sau:
Di cư lâu dài, thậm chí vĩnh viễn rồi trở
thành kiều dân; di cư dài hạn3; di cư ngắn
2 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tr. 216.
3 Tương đối dài ngày, hàng năm, vài ba năm hoặc nhiều hơn nữa.
Số 15 (415) - T8/202026
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
hạn, có thể tính bằng tháng; di cư kiểu “con
lắc”, ngày nào cũng vậy, sáng sớm sang
nước láng giềng làm việc, tối lại về nước
mình4.
Theo các hình thức di cư lao động nêu
trên thì “XKLĐ” mà chúng ta đang thảo luận
chủ yếu thuôc dạng di cư lao động trung hạn
(một năm hoặc một số năm).
1.2. Thị trường xuất khẩu lao động
- Trong nền kinh tế thị trường, sự phát
triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ với tốc
độ vũ bão thì hầu như không có một nước
nào thừa, thiếu lao động tuyệt đối. Ngay cả
Việt Nam, trong khi lao động tay nghề thấp
hoặc lao động phổ thông có thể dôi dư thì
một số lĩnh vực vẫn thiếu lao động kỹ thuật
(từ kỹ sư cho đến công nhân), phải nhập khẩu
từ các nước có dự án đầu tư. Thừa, thiếu lao
động là do cơ cấu lao động, do đổi mới công
nghệ, cải tiến kỹ thuật, do chuyển đổi ngành
nghề kinh doanh. Do đó, tìm kiếm thị trường
lao động xuất khẩu chính là tìm kiếm, khai
thác những công việc mà ở đó nhu cầu lao
động của nước sở tại không đáp ứng được,
nhưng nước XKLĐ lại có thể đáp ứng.
- Ở nhiều nước công nghiệp, những
nước giàu có, có những loại việc mà người
lao động sở tại không ưa chuộng, đó thường
là những việc có yêu cầu kỹ thuật không cao,
thu nhập thấp, nhưng với lao động của nước
xuất khẩu những việc như vậy đều có thể
làm tốt, thu nhập như thế có thể chấp nhận
được. Bởi vậy, tìm kiếm thị trường một phần
quan trọng là khai thác những công việc mà
lao động nước sở tại không thích làm, nhưng
lao động của nước xuất khẩu có thể làm tốt.
Chúng ta hoàn toàn thống nhất quan điểm,
phải nâng cao vị thế, nâng cao giá trị của lao
động xuất khẩu, nhưng cũng không quá
cứng nhắc, thậm chí là “ảo tưởng” chỉ chọn
ngành, chọn nghề kỹ thuật cao để rồi bỏ lỡ
nhiều công việc mà nước nhập khẩu lao
động có yêu cầu. Bởi vì, chúng ta mới chỉ có
rất ít lao động qua đào tạo có bằng cấp hoặc
chứng chỉ nghề, chưa đủ phục vụ sản xuất
kinh doanh trong nước; do đó, cân đối cho
nhu cầu XKLĐ kỹ thuật đang là bài toán khá
nan giải, phải được tính toán kỹ lưỡng.
2. Chất lượng lao động xuất khẩu
2.1. Các yếu tố chi phối chất lượng lao
động
Đã là xuất khẩu thì bao giờ cũng có bên
xuất, bên nhập. Đối với bên xuất thì sự phụ
thuộc rất quan trọng là nhu cầu (yêu cầu) của
bên nhập. Bởi vậy, cả hai bên phải đàm phán
để thỏa thuận thống nhất các vấn đề, trong
đó có vấn đề chất lượng lao động giao và
nhận. Chất lượng lao động xuất khẩu phụ
thuộc vào từng loại hợp đồng của chủ thể
xuất khẩu đã cam kết với các đối tác. Theo
Điều 5 Dự thảo Luật Người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi)5
(Dự thảo Luật), có tới 6 chủ thể XKLĐ: Đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành; đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương
(tỉnh, thành); doanh nghiệp Việt Nam đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài; doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu,
nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động
đi thực tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề
ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu
4 Trường hợp này thường diễn ra ở biên giới nơi giáp ranh giữa các nước mà việc đi lại dễ dàng, thuận tiện,
tìm kiếm công việc làm không đến nỗi khó khăn như các nước thuộc Liên minh châu Âu hiện nay...
5 Xem Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) tại
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/Luat-Nguoi-lao-dong-Viet-Nam-lam-viec-o-nuoc-
ngoai-theo-hop-dong-sua-doi-439844.aspx.
27Số 15 (415) - T8/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
tư ra nước ngoài; cá nhân người lao động
trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Mỗi
chủ thể XKLĐ có yêu cầu chất lượng lao
động khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp và
đơn vị sự nghiệp có số lao động xuất khẩu
lớn nhất. Chất lượng lao động xuất khẩu
được đặt ra nghiêm ngặt đối với các đơn vị,
các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp trúng
thầu, nhận thầu, họ tự biết phải đưa đi bao
nhiêu lao động, cơ cấu cấp bậc các loại thợ,
trình độ, năng lực như thế nào để bảo đảm
hoàn thành công trình đúng thời hạn với chất
lượng tốt nhất theo thỏa thuận với nước đã
ký hợp đồng. Tổ chức, cá nhân Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài, họ có thể sử dụng lao
động ở nước sở tại, hoặc đưa lao động trong
nước sang, họ đều phải chủ động tính toán
số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động để
việc đầu tư của họ có hiệu quả tối ưu. Cá
nhân người lao động tự mình giao kết hợp
đồng lao động với người sử dụng ở nước
ngoài thì trình độ, năng lực của họ đã có, ai
đồng ý tiếp nhận thì họ ký và thực hiện.
Doanh nghiệp đưa lao động đi thực tập ở
ngoài nước thì theo kế hoạch và chương
trình đã thỏa thuận. Bởi vậy, trọng tâm chất
lượng lao động xuất khẩu của Dự án Luật
này chủ yếu áp dụng và “đặt nặng” cho các
đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ
XKLĐ (trực tiếp đưa lao động của nước
mình đi làm việc ở nước ngoài).
2.2. Nội hàm của chất lượng lao động
Chất lượng lao động xuất khẩu được thể
hiện tại điểm b khoản 2 Điều 21 (Hợp đồng
cung ứng lao động) Dự thảo Luật. Theo
chúng tôi, đi đôi với quy định số lượng lao
động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ
tuổi, thì phải quy định cả yêu cầu trình độ
tay nghề và trình độ ngoại ngữ. Bởi vì,
doanh nghiệp nước ngoài tiếp nhận lao động,
bao giờ họ cũng mong muốn tiếp nhận lao
động có tay nghề, lao động đã được đào tạo,
biết tiếng nước họ hoặc tiếng Anh. Mặt khác,
có quy định này thì các doanh nghiệp XKLĐ
mới chủ động XKLĐ có tay nghề thay vì
theo “lối mòn” chỉ XKLĐ phổ thông, không
nghề để giảm chi phí đào tạo, chi phí chuẩn
bị đội ngũ lao động. Và quy định có tay
nghề, có ngoại ngữ mới đồng bộ với Điều
19- Chuẩn bị nguồn lao động và Điều 45-
Điều kiện người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Dự
thảo Luật.
Chất lượng lao động xuất khẩu gồm 2
nhóm yếu tố là kỹ năng “cứng” và kỹ năng
“mềm”. Kỹ năng “cứng” gồm trình độ tay
nghề (cấp bậc nghề), kỹ năng nghề (mức độ
khéo léo, thành thục của thao tác...), trình độ
ngoại ngữ (biết tiếng nước đến làm việc hoặc
tiếng Anh). Kỹ năng “mềm” gồm chấp hành
nội quy, kỷ luật lao động, pháp luật, khả
năng giao tiếp (giao tiếp với đồng nghiệp,
với quản lý, lãnh đạo), tính thuyết phục của
lời nói, cách ứng xử tình huống, sự việc...
Kỹ năng “mềm” không chỉ cần thiết ở nơi
làm việc mà còn rất thiết thực ở nơi cư trú,
sinh hoạt giao tiếp xã hội.
2.3. Đào tạo lao động xuất khẩu có
chất lượng
Chủ trương của chúng ta là phải chú
trọng XKLĐ có tay nghề, nhưng cũng cần
phải đề cập đến một thực tế là, khó có thể rút
lao động có tay nghề ở các doanh nghiệp
đang hoạt động trong nước để đưa đi xuất
khẩu, trừ những trường hợp thất nghiệp dài
hạn hoặc thất nghiệp hoàn toàn do phá sản
doanh nghiệp mà lao động ở đó còn trong độ
tuổi có thể ra nước ngoài làm việc. Ngay cả
thời kỳ hợp tác quốc tế về lao động với các
nước XHCN (1980-1990) cũng hiếm có
trường hợp “rút tỉa” lao động kỹ thuật của
các nhà máy, xí nghiệp để đi làm việc ở nước
ngoài (cho dù các nhà máy, xí nghiệp đều là
quốc doanh - của Nhà nước, hoàn toàn kế
hoạch hóa được nhân lực), vì sự ràng buộc
nhân sự trong tổ chức sản xuất, móc xích của
Số 15 (415) - T8/202028
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
dây chuyền phân công và hiệp tác trong tổ
chức lao động. Do đó, Dự thảo Luật này quy
định việc chuẩn bị đội ngũ lao động xuất
khẩu đủ số lượng và bảo đảm chất lượng là
một yêu cầu rất thực tế.
Việc đào tạo đội ngũ lao động có nghề,
có ngoại ngữ để xuất khẩu có thể đặt ra hai
khả năng: một là, các đơn vị sự nghiệp, các
doanh nghiệp XKLĐ có trường, lớp đào tạo
riêng; hai là, các đơn vị, các doanh nghiệp
liên kết với các trường, các cơ sở dạy nghề
của hệ thống giáo dục nghề nghiệp để đào
tạo. Dự thảo Luật dành hẳn Chương IV gồm
4 điều (từ Điều 64 đến Điều 67) để quy định
vấn đề này; trong đó, chú trọng hơn phương
án liên kết đào tạo. Đây là hướng đi đúng
đắn vì: các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp
theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Dự thảo
Luật, “Có vốn sở hữu không thấp hơn 5 tỷ
đồng...” thì dù có số vốn sở hữu gấp 10 hay
100 lần như thế vẫn khó có thể thành lập
được một cơ sở đào tạo riêng với đầy đủ
trang thiết bị, máy móc hiện đại, nhà xưởng
quy mô lớn, giáo viên giỏi để đào tạo; do
vậy, liên kết đào tạo sẽ hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, Điều 66 Dự thảo Luật quy định, “Nhà
nước có chính sách đầu tư cho các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện về trang
bị, thiết bị, chương trình, giáo trình và đội
ngũ giáo viên...”. Nhưng theo khoản 2 Điều
5 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì
chỉ có 3 loại hình cơ sở giáo dục nghề
nghiệp: Công lập, Tư thục và Có vốn đầu tư
nước ngoài. Do vậy, Nhà nước trước mắt và
trước hết chỉ có thể hỗ trợ đầu tư cho các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp công lập về trang
bị, thiết bị, cơ sở vật chất. Các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư
nước ngoài, họ phải tự đầu tư. Bởi vậy, cần
chỉnh sửa Điều 66 Dự thảo Luật cho thống
nhất với khoản 3 Điều 19, “Doanh nghiệp
trực tiếp hợp tác, liên kết với các cơ sở đào
tạo, giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ
việc làm để bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho
người lao động...”.
Theo dõi một số hợp đồng cung ứng lao
động của doanh nghiệp cho thấy, tay nghề và
kỹ năng nghề luôn luôn được cụ thể hóa
trong hợp đồng giữa bên cung ứng và bên
tiếp nhận, nhưng yêu cầu ngoại ngữ thì
không ít hợp đồng thường bỏ qua. Vì vậy,
Luật nên quy định rõ trình độ ngoại ngữ đối
với người lao động, đó là phải “giao tiếp
được bình thường trong khi làm việc và
trong sinh hoạt”. Cũng phải nói thêm rằng,
giao tiếp trong lao động là vô cùng quan
trọng vì đã có những trường hợp tai nạn lao
động do hiểu sai chỉ lệnh (yêu cầu tắt máy
thì lại chạy máy, yêu cầu ngắt điện thì lại
đóng điện...).
3. Đặc thù của quản lý nhà nước về xuất
khẩu lao động
Theo Bộ luật Lao động hiện hành, quản
lý nhà nước (QLNN) về lao động nói chung
gồm 5 loại vấn đề, từ xây dựng luật pháp,
chính sách đến cập nhật thông tin thống kê
lao động; nghiên cứu khoa học; đến xây
dựng cơ chế, thiết chế phát triển quan hệ lao
động; thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Điều này cho thấy, cũng như
nhiều lĩnh vực khác, Nhà nước không làm
thay doanh nghiệp mà chỉ xây dựng luật
pháp, chính sách, định ra cơ chế vận hành và
thanh tra, kiểm tra việc thực thi cụ thể của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, riêng lĩnh vực
XKLĐ, Nhà nước lại phải thực hiện những
công việc có tính chất “khai phá”, “mở
đường”, sau đó doanh nghiệp mới tiến hành
các hoạt động cụ thể tiếp theo. Vì vậy, Điều
71 Dự thảo Luật quy định 9 nhóm công việc,
trong đó có khá nhiều việc Nhà nước phải
thực hiện trước khi doanh nghiệp thực hiện.
Bên cạnh đó, các cơ quan ngoại giao Việt
Nam ở nước ngoài cũng có trách nhiệm tham
gia QLNN về XKLĐ.
29Số 15 (415) - T8/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
3.1. Tổ chức hoạt động xúc tiến phát
triển thị trường lao động ngoài nước
Thực tiễn cho thấy, thị trường càng rộng
về dư địa và càng tốt về điều kiện làm việc,
điều kiện sinh sống thì XKLĐ càng có hiệu
quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp và cá nhân
người lao động không thể tự mình xác định
được nước nào, khu vực nào lao động nước
mình có thể đến làm việc. Vì vậy, phải có sự
nghiên cứu, thăm dò và đàm phán, ký kết ở
cấp nhà nước thì mới xác định được những
vấn đề đó. So với hợp tác quốc tế về lao
động với các nước XHCN trước đây, công
việc này trong giai đoạn hiện nay khó khăn,
phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, từ năm 1990 đến
nay, thế giới có nhiều bất ổn, Liên Xô và các
nước XHCN Đông Âu sụp đổ; hàng chục
cuộc chiến tranh và xung đột lãnh thổ đã nổ
ra rất khốc liệt, đặc biệt là khu vực Trung
Đông... Vì vậy, nhiều thị trường lao động bị
đình đốn, bị thu hẹp, thậm chí bị đóng cửa.
Thời gian qua, chúng ta đã chuyển hướng,
mở được một số thị trường mới khá tốt như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..., nhưng
cũng đang có những trục trặc nhất định sau
một số năm thực hiện. Sắp tới, Nhà nước
phải chỉ đạo khắc phục về cơ bản những khó
khăn đó. Bởi vậy, quy định tại khoản 3 Điều
4 về Chính sách của Nhà nước của Dự thảo
Luật là đúng phương hướng và hợp lý:
“Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt
động mở thêm thị trường lao động mới, thị
trường mang lại việc làm có thu nhập cao,
công việc và ngành nghề giúp nâng cao trình
độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt
Nam làm việc ở nước ngoài”. Lưu ý thêm
rằng, những thị trường mới mở còn phải tuân
thủ nghiêm ngặt điểm 8 của Phụ lục I kèm
theo Dự thảo Luật - Danh mục công việc và
khu vực người lao động không được đi làm
ở nước ngoài. Đó là, “Khu vực đang có
chiến sự hoặc đang có nguy cơ xẩy ra chiến
sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị
nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc
biệt nguy hiểm”. Những quy định đó nhằm
bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng của
người lao động. Vì vậy, hiện nay và thời gian
tiếp theo phải đặc biệt lưu ý tới những nơi
đại dịch Covid-19 đang lây lan mạnh mà
việc chống dịch ở đó chưa hiệu quả.
3.2. Đàm phán ký kết các điều ước
quốc tế, thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế, hay các văn bản
khác được ký kết giữa hai Nhà nước thường
rất gian nan. Nước tiếp nhận lao động
thường đặt ra những điều kiện thỏa mãn cao
nhất về nhu cầu lao động của họ (làm việc ở
những nơi xa xôi, điều kiện lao động phức
tạp; ở những ngành, nghề mà lao động nước
họ khó đáp ứng, không ưa làm...). Phía cung
ứng lao động, bao giờ cũng đưa ra yêu cầu
làm việc ở các khu công nghiệp lớn, hiện
đại, điều kiện lao động tốt, ngành nghề phù
hợp, có khả năng thu nhập cao...). Cuối cùng
thì hai bên phải tiến đến một giới hạn, cùng
chấp nhận được. Để đàm phán có hiệu quả,
chấp nhận - thỏa thuận được, phía cung ứng
lao động, cơ quan QLNN về lao động phải
dày công nghiên cứu địa bàn, ngành nghề cụ
thể, điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt...
ở quốc gia, vùng lãnh thổ chuẩn bị mở thị
trường để có căn cứ thực tiễn cho đàm phán.
Văn bản ký kết là những vấn đề chung nhất,
là “khung pháp lý” mà sau đó doanh nghiệp
và người lao động của phía cung ứng lao
động sẽ ký kết những hợp đồng cụ thể theo
quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 51 Dự
thảo Luật này.
Văn bản thỏa thuận chung thường có
thời hạn hiệu lực tương đối dài, trong thời
gian hiệu lực của thỏa thuận, mỗi bên có thể
có những biến đổi nhất định nên thường phải
đàm phán, điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình mới. Trước đây, hợp tác quốc tế về lao
động với các nước XHCN, tình hình những
năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX còn
Số 15 (415) - T8/202030
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
tương đối ổn định, vậy mà các Hiệp định ký
với các nước đã phải sửa đổi khá nhiều lần,
nhiều nhất là Hiệp định ký với Liên Xô,
Bungari, có tới 4 lần sửa đổi, bổ sung. Hiện
nay, thế giới nói chung, các thị trường đã mở
nói riêng, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
đã và đang có những biến động lớn, vì vậy
phải theo sát tình hình mọi mặt để có những
thỏa thuận phù hợp nhất.
3.3. Trách nhiệm của các cơ quan
ngoại giao
Góp sức vào những công việc nêu trên
có vai trò quan trọng của Đại sứ quán, Lãnh
sự quán nước ta ở các nước sở tại. Đây cũng
là một khác biệt (đặc biệt) của QLNN về lĩnh
vực XKLĐ. Dự thảo Luật đã dành riêng
Điều 73 - Trách nhiệm của cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài, gồm 7 khoản quy định
về vấn đề này, trong đó có 4 khoản (từ khoản
2 đến khoản 5) là đặc biệt quan trọng, có nội
dung cụ thể như sau: Nghiên cứu, tìm hiểu
thị trường, chính sách và phương thức tiếp
nhận người lao động nước ngoài của nước
sở tại. Thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp
tiếp cận thị trường để ký kết hợp đồng cung
ứng lao động theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật của nước sở tại. Hỗ trợ cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong
việc thẩm định các điều kiện và tính khả thi
của các hợp đồng trong hoạt động đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, và địa vị pháp lý của đối tác
nước ngoài. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động
của các đại diện các doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp Việt Nam tại nước ngoài trong việc
quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh đối với
người lao động.
Ở một số nước như ở Hàn Quốc, Đài
Loan Trung Quốc, số lao động hết hạn hợp
đồng không chịu về nước mà ở lại sinh sống
bất hợp pháp với tỷ lệ lớn làm cho phía nước
bạn đã một số lần thôi tiếp nhận hoặc hạn
chế tiếp nhận lao động Việt Nam. Trong Luật
XKLĐ của Việt Nam không thể quy định
biện pháp cho bên tiếp nhận lao động được,
nhưng trong đàm phán, trong hội đàm hoàn
toàn có thể nêu kiến nghị với bên tiếp nhận.
Chúng tôi giao đầy đủ số lượng lao động,
đúng cơ cấu và chất lượng theo đúng hợp
đồng; việc sử dụng hiệu quả cao hay thấp tùy
thuộc mức độ quản lý chặt chẽ của phía tiếp
nhận. Việc lao động trốn về nước, ở lại tiếp
tục làm việc, có nguyên nhân từ phía tiếp
nhận. Doanh nghiệp nước tiếp nhận có nhu
cầu cao về lao động có tay nghề cao, sẵn
sàng tiếp nhận lao động cư trú bất hợp pháp
vì sau một hợp đồng, họ đã vững tay nghề,
đã quen với môi trường làm việc; doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được khá lớn kinh phí
đào tạo, không cần ký hợp đồng tiếp nhận
lao động mới mà vẫn có được lao động chất
lượng cao. Rõ ràng, nếu không có nhu cầu
lớn, không có sự che chở của các doanh
nghiệp nước tiếp nhận thì lao động hết hạn
hợp đồng không thể tá túc lại được... Do đó,
pháp luật lao động của nước tiếp nhận cũng
phải điều chỉnh vấn đề này. Đó là vấn đề
chúng ta hoàn toàn có thể trao đổi được với
phía các đối tác.
Trở lại Điều 73 Dự thảo Luật, việc kế
thừa quy định tại Điều 71 Luật số
72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và việc sửa
đổi, bổ sung như trình bày trên đây là rất cần
thiết và hợp lý. Tuy nhiên, sau khi Luật được
thông qua, để Điều 73 Luật này có hiệu lực
cao thì cần thực thi sớm khoản 2 Điều 72. Vì
vậy, đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội cần phối hợp với Bộ Ngoại giao thành
lập, cử cán bộ và hướng dẫn nghiệp vụ đối
với bộ phận quản lý lao động trực thuộc cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện
lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gop_y_du_thao_luat_nguoi_lao_dong_viet_nam_di_lam_viec_o_nuo.pdf