“Điều 21. Rút tố cáo và hậu quả của
việc rút tố cáo
1. Người tố cáo có thể rút tố cáo vào
bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố cáo
và giải quyết tố cáo;
2. Khi có yêu cầu rút đơn tố cáo, người
tố cáo phải gửi đơn rút tố cáo cho cơ quan,
tổ chức đã thụ lý, giải quyết tố cáo. Đơn rút
tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm rút tố
cáo; họ, tên, địa chỉ của người rút tố cáo;
lý do rút tố cáo. Đơn tố cáo phải do người
tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp rút
đơn được thực hiện bằng miệng thì sau đó
phải được thể hiện bằng văn bản có chữ ký
hoặc điểm chỉ của người rút đơn;
3. Sau khi nhận được đơn xin rút tố
cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
ra quyết định đình chỉ giải quyết tố cáo đối
với người tố cáo và thông báo bằng văn bản
cho người rút tố cáo và người bị tố cáo trước
đây biết việc đình chỉ giải quyết tố cáo;
4. Trong trường hợp người tố cáo rút
đơn tố cáo nhưng có căn cứ cho rằng vẫn
có hành vi VPPL chưa được ngăn chặn và
người vi phạm thuộc quyền quản lý chưa bị
xử lý thì tiến hành kiểm tra, thanh tra theo
chức năng, nhiệm vụ, quản lý của mình theo
quy định của pháp luật.
5. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc
rút đơn tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép
buộc, mua chuộc thì người giải quyết tố cáo
phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người
tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép
buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét,
giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
6. Người rút tố cáo có thể chịu hậu quả
sau đây:
a) Người rút đơn không được trả lại hồ
sơ tố cáo đã nộp cho cơ quan, tổ chức đã thụ
lý và giải quyết tố cáo;
b) Trường hợp người tố cáo lợi dụng
quyền tố cáo để tố cáo trái pháp luật, vu cáo,
vu khống, làm mất danh dự, nhân phẩm, xúc
phạm người khác hoặc vì mục đích vụ lợi
khác thì người rút tố cáo vẫn phải chịu trách
nhiệm về những hậu quả do hành vi tố cáo
trái pháp luật gây ra và bị xử lý theo quy
định của pháp luật tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm”.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp ý về trình tự, thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo trong dự thảo luật tố cáo (Sửa đổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GOÙP YÙ VEÀ TRÌNH TÖÏ, THUÛ TUÏC TOÁ CAÙO VAØ GIAÛI QUYEÁT TOÁ CAÙO
TRONG DÖÏ THAÛO LUAÄT TOÁ CAÙO (SÖÛA ÑOÅI)
Trần Huy Liệu*
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những bất cập về trình tự, thủ tục tố cáo và giải quyết
tố cáo quy định trong trong dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) và kiến nghị
sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật1.
Abstract:
This article provides analysis the inadequacies of the procedure, the
denunciations and the settlement of denunciations as set out in the Bill
on Denunciation (amended) and recommendations for amendments
and supplements to improve the Bill.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tố cáo; trình tự, thủ tục tố
cáo; giải quyết tố cáo; Luật Tố cáo.
Lịch sử bài viết
Nhận bài: 04/05/2017
Biên tập: 11/05/2017
Duyệt bài: 18/05/2017
Article Infomation:
Keywords:
Denunciations, Denunciation
Procedure, Denunciation
Settlement, Law on Denunciation
Article History:
Received: 04 May 2007
Edited: 11 May 2007
Appproved: 18 May 2007
Cũng như bất kỳ một hoạt động nào
khác, giải quyết tố cáo được thực hiện bằng
một loạt các hoạt động nối tiếp nhau theo
một trình tự, thủ tục nhất định. Mỗi loại hình
hoạt động giải quyết tố cáo có một trình tự,
thủ tục riêng, nhưng chúng cũng có những
thủ tục chung. Cụ thể, thực hiện bất kỳ hình
thức tố cáo và giải quyết tố cáo nào đều phải
tuân theo quy trình: tố cáo - thụ lý (tiếp nhận
hồ sơ tố cáo) - phân công người xác minh
nội dung tố cáo - giải quyết tố cáo - xử lý
vi phạm pháp luật (VPPL) - lập và lưu trữ
hồ sơ giải quyết tố cáo. Như vậy, trình tự,
thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo là tổng
thể các hoạt động mang tính thủ tục được
thực hiện liên tục, kế tiếp nhau trong quá
trình thực hiện tố cáo và giải quyết tố cáo,
trong phạm vi không gian, thời gian với
những điều kiện, thứ tự xác định, bắt đầu từ
khi người tố cáo yêu cầu cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và kết
thúc khi yêu cầu đó được đáp ứng.
1. Tên gọi của Chương III, IV và Mục II
Chương III dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi)
Tên của Chương III với tiêu đề: "Giải
quyết tố cáo...". Tuy nhiên, nội dung của
Mục II Chương III lại bao hàm một số quy
định về hoạt động tố cáo, thủ tục thực hiện
quyền tố cáo của người tố cáo như: hình
1 Bài viết góp ý cho Dự thảo cuối cùng lấy ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và trình Quốc hội cho ý
kiến trong Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, khai mạc ngày 22/5/2017 và dự kiến bế mạc vào ngày 20/6/2017.
* TS, LS. Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
26 Số 11(339) T6/2017
thức tố cáo, rút tố cáo, tố cáo tiếp... là chưa
phù hợp với tên gọi của Chương. Bên cạnh
đó, cách thể hiện nội dung của Mục II chưa
logic và khoa học, bởi lẽ, hoạt động tố cáo,
hình thức tố cáo, rút tố cáo, tố cáo tiếp...
là quyền của người tố cáo, do người tố cáo
thực hiện, là cơ sở, tiền đề để cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tố cáo, chứ không
thuộc phạm vi hoạt động giải quyết tố cáo
của người có thẩm quyền. Để bảo đảm tính
logic và khoa học, chúng tôi cho rằng, hoặc
là phải thiết kế một chương riêng quy định
về hoạt động tố cáo, trong đó quy định cụ thể
về căn cứ tố cáo; hình thức tố cáo; trình tự,
thủ tục tố cáo lần đầu; căn cứ, trình tự, thủ
tục tố cáo tiếp theo; rút tố cáo; hoặc sửa lại
tên Chương III, IV theo hướng thêm cụm từ
"tố cáo và" vào trước cụm từ "giải quyết tố
cáo..." và sửa tên Mục II Chương III thành
"Trình tự, thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo"
cho phù hợp.
2. Hình thức tố cáo (Điều 20 dự thảo Luật)
Quy định của Điều 20 dự thảo Luật
còn có điểm bất cập sau đây:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 20 quy định
hai hình thức tố cáo “bằng đơn và trực tiếp”;
khoản 3 quy định: người tố cáo trực tiếp
đến cơ quan có thẩm quyền tố cáo sẽ được
hướng dẫn viết đơn hoặc trình bày để người
tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo. Cách thể
hiện này có sự nhầm lẫn giữa hình thức tố
cáo và cách thức thực hiện tố cáo... Bởi lẽ,
đơn tố cáo là loại hình văn bản do người tố
cáo viết dù ở bất kỳ đâu, ở nhà, ở cơ quan
làm việc hay trực tiếp ở cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tố cáo, hoặc nhờ người
khác viết hộ... suy cho cùng đều là hình thức
tố cáo bằng văn bản (bằng đơn). Trường hợp
người tố cáo không viết đơn hoặc không thể
viết đơn (do không biết chữ hoặc bệnh tật),
trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền trình
bày (bằng miệng) nội dung tố cáo để người
tiếp nhận vụ việc tố cáo ghi lại thường được
gọi là hình thức tố cáo bằng miệng (bằng
lời nói). Mặt khác, theo quan niệm chung,
“trực tiếp” đến cơ quan có thẩm quyền nộp
đơn hoặc viết đơn tố cáo hoặc “gián tiếp”
gửi đơn tố cáo thông qua bưu chính, thư điện
tử hay fax; qua điện thoại... là phương thức,
cách thức thực hiện tố cáo, chứ không phải
là hình thức tố cáo. Vì vậy, không thể coi
việc người tố cáo thực hiện tố cáo bằng cách
trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền viết
đơn hoặc trình bày nội dung tố cáo là một
loại hình tố cáo trực tiếp được.
Về mặt hình thức thì hình thức tố cáo
cơ bản cũng giống như hình thức hợp đồng
dân sự hay hình thức của di chúc được Bộ
luật Dân sự điều chỉnh, trong đó quy định có
hai loại hình thức là văn bản và bằng lời nói.
Để bảo đảm tính đồng bộ với Bộ luật Dân
sự, khoản 1 Điều 20 cần sửa lại theo hướng
quy định có hai hình thức tố cáo là tố cáo
bằng văn bản (đơn tố cáo) và tố cáo bằng
miệng (bằng lời nói).
Thứ hai, nội dung Điều 20 dự thảo
Luật chỉ quy định chung chung, chủ yếu là
giải thích thế nào là hình thức tố cáo bằng
đơn (khoản 2) và thế nào là tố cáo trực tiếp
(khoản 3), mà không quy định rõ ràng, cụ
thể trình tự, thủ tục tố cáo, cách xử sự của
người tố cáo. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
người tố cáo, cần bổ sung quy định cụ thể
về trình tự, thủ tục tố cáo (hồ sơ tố cáo gồm
các loại giấy tờ gì..); phải nộp hồ sơ tố cáo
cho ai... để người tố cáo biết phải làm gì và
làm như thế nào khi thực hiện quyền tố cáo
của mình.
Thứ ba, Điều 20 dự thảo Luật chưa tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện
quyền tố cáo do không quy định phương
thức, cách thức thực hiện tố cáo để người
tố cáo biết, lựa chọn để thực hiện tố cáo có
hiệu quả, phù hợp với điều kiện, khả năng
của mình.
Để thực hiện quyền tố cáo, người tố
cáo có quyền lựa chọn các phương thức,
phương tiện khác nhau để chuyển tải đơn
tố cáo, nội dung tố cáo đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tố cáo. Họ có thể hoặc tự
mình trực tiếp đến nộp đơn tố cáo (văn bản)
hoặc trình bày nội dung tố cáo bằng miệng
cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hoặc gửi đơn tố cáo gián tiếp qua đường
bưu điện hoặc qua thư điện tử và fax hoặc tố
cáo bằng miệng thông qua điện thoại hoặc
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
27Số 11(339) T6/2017
băng ghi âm... Việc gửi đơn tố cáo, nội dung
tố cáo gián tiếp thông qua đường bưu điện,
thư điện tử và fax hoặc thông qua điện thoại,
băng ghi âm... là phương thức, phương tiện
thực hiện tố cáo thuận lợi và tiết kiệm nhất
cho người tố cáo. Vì vậy, cần bổ sung vào
Điều 20 dự thảo Luật các phương thức thực
hiện tố cáo trên đây.
Thứ tư, khoản 2 Điều 20 quy định
người tố cáo phải ký tên trực tiếp vào đơn là
chưa hợp lý bởi những lý do sau:
- Thuật ngữ “trực tiếp” ký tên được
hiểu ở theo hai nghĩa: thứ nhất, nếu hiểu ký
tên trực tiếp là việc người tố cáo trực tiếp ký
tên vào đơn trước mặt người tiếp nhận đơn
tố cáo thì rất không khả thi, không phù hợp
với thực tiễn, làm vô hiệu hóa phương thức
gửi đơn tố cáo gián tiếp qua đường bưu điện,
qua thư điện tử hoặc fax, qua điện thoại...;
thứ hai, nếu hiểu ký tên trực tiếp là chữ ký
gốc, hoặc đơn có chữ ký gốc (còn gọi là bản
chính) thì cần quy định rõ là đơn tố cáo bản
chính hoặc đơn tố cáo có chữ ký gốc. Tuy
nhiên, cách hiểu này cũng gây khó khăn, hạn
chế quyền tố cáo của người dân khi người
dân thực hiện tố cáo thông qua thư điện tử
hoặc fax...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người
tố cáo, khoản 2 Điều 20 dự thảo Luật cần
quy định “đơn tố cáo phải do người tố cáo
ký tên hoặc điểm chỉ”.
Với những phân tích nêu trên, chúng
tôi đề nghị Điều 20 dự thảo luật nên được
viết lại như sau:
“Điều 20. Hình thức, thủ tục tố cáo
1.Việc tố cáo được thực hiện bằng văn
bản (đơn tố cáo) hoặc tố cáo bằng miệng
(bằng lời nói);
2. Khi thực hiện quyền tố cáo, người
tố cáo phải nộp cho cơ quan, tổ chức, người
có thẩm quyền giải quyết tố cáo 01 bộ hồ sơ
gồm: Đơn tố cáo và các giấy tờ, tài liệu, bằng
chứng có liên quan đến vụ việc tố cáo (nếu
có). Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm
tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; họ,
tên, địa chỉ của người bị tố cáo; nội dung tố
cáo về các hành vi VPPL, về người vi phạm.
Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc
điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố
cáo chung một đơn thì trong đơn phải ghi
rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có
chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố
cáo; họ, tên người đại diện cho những người
tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người
giải quyết tố cáo.
Hồ sơ tố cáo được nộp trực tiếp tại trụ
sở của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tố cáo hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính
hoặc qua thư điện tử, fax hoặc các phương
thức khác.
3. Trường hợp người tố cáo không thể
tự mình viết đơn tố cáo hoặc tố cáo bằng
miệng trực tiếp thì người tố cáo phải trình
bày rõ ràng với người tiếp nhận tố cáo về
họ, tên, địa chỉ của mình, những thông tin,
nội dung tố cáo ghi trong đơn tố cáo theo
quy định tại khoản 2 Điều này để người
tiếp nhận tố cáo ghi lại và cung cấp những
tài liệu, bằng chứng, chứng cứ chứng minh
hành vi VPPL của người bị tố cáo cho cơ
quan có thẩm quyền”.
3. Tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố
cáo
Điều 22 dự thảo Luật có những bất cập
sau đây:
Thứ nhất, dự thảo Luật chưa quy định
rõ trình tự, thủ tục để thụ lý vụ việc tố cáo,
cụ thể là chưa quy định rõ người được giao
tiếp nhận vụ việc tố cáo phải làm gì và làm
như thế nào, với thủ tục gì cho phù hợp với
từng loại hình tố cáo (tố cáo bằng văn bản và
tố cáo bằng miệng) và phù hợp với phương
thức thực hiện tố cáo (gửi hồ sơ tố cáo trực
tiếp hoặc gián tiếp qua bưu điện, thư điện
tử, fax...), nên chưa tạo khuôn khổ pháp lý
thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố
cáo của mình;
Thứ hai, quy định thời hạn 10 - 15
ngày (điểm a khoản 1) để xem xét quyết
định thụ lý hay không thụ lý vụ việc tố cáo là
quá quan liêu, không phù hợp với nền hành
chính hiện đại và Chính phủ kiến tạo, phục
vụ nhân dân.
Chúng tôi cho rằng, Luật Tố cáo không
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
28 Số 11(339) T6/2017
cần quy định thời hạn thụ lý hay không thụ lý
vụ việc tố cáo mà cần quy định cụ thể những
điều kiện cần và đủ để vụ việc tố cáo được
thụ lý. Sau khi kiểm tra, xem xét vụ việc tố
cáo, nếu vụ việc tố cáo đáp ứng đầy đủ các
điều kiện theo quy định thì phải thụ lý ngay;
trường hợp vụ việc tố cáo không đáp ứng
đầy đủ các điều kiện theo quy định thì có
hai phương án: 1) Trường hợp vụ việc tố cáo
chỉ thiếu một vài thông tin, điều kiện có thể
bổ sung được thì yêu cầu, hướng dẫn người
tố cáo bổ sung các điều kiện còn thiếu. Thời
gian chờ bổ sung điều kiện không coi là thời
hạn chờ thụ lý và đương nhiên không tính
vào thời gian giải quyết tố cáo; 2) Trường
hợp vụ việc tố cáo không đáp ứng đầy đủ
các điều kiện hoặc không thể bổ sung các
điều kiện còn thiếu thì không thụ lý hoặc từ
chối thụ lý.
Thứ ba, điểm a khoản 2 Điều 22 quy
định không thụ lý đối với “tố cáo về vụ việc
đã được người có thẩm quyền giải quyết mà
người tố cáo không cung cấp thông tin, tình
tiết mới” là chưa phù hợp với quy định của
Điều 29 dự thảo Luật. Bởi lẽ, Điều 29 quy
định, trong những trường hợp nhất định,
người tố cáo vẫn có quyền tố cáo tiếp với
người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp
của người đã giải quyết tố cáo để được giải
quyết lại, nhằm chấm dứt hành vi VPPL.
- Điểm c khoản 2 bổ sung quy định
“Tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã
được giải quyết đúng chính sách, pháp luật,
người khiếu nại không đồng ý, chuyển sang
tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại
nhưng không cung cấp được thông tin, tài
liệu, bằng chứng để chứng minh cho nội
dung tố cáo của mình” là không hợp lý. Bởi
lẽ, bất kỳ một vụ việc tố cáo nào nếu người tố
cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu,
bằng chứng để chứng minh cho nội dung tố
cáo của mình thì cũng bị từ chối hoặc vụ việc
không được thụ lý. Trường hợp người giải
quyết khiếu nại VPPL, xâm phạm quyền và
lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác
(không trực tiếp liên quan đến người khiếu
nại) thì vẫn bị người tố cáo (là người khiếu
nại trước đây) tố cáo hành vi VPPL đó. Đây
là hai thủ tục khác nhau, không thể coi là
chuyển từ khiếu nại sang tố cáo.
- Điểm b và c khoản 2 có nội dung
trùng lặp với đoạn cuối điểm a khoản 1,
đều quy định: không xác định được người
vi phạm, hành vi VPPL (điểm b khoản 2);
không cung cấp được thông tin, tài liệu,
bằng chứng để chứng minh cho nội dung tố
cáo (điểm c khoản 2).
Để khắc phục những bất cập nêu trên,
cần viết lại khoản 2 như sau: “Trong trường
hợp hồ sơ tố cáo không đủ điều kiện để thụ lý
theo quy định của Luật này (có thể dẫn chiếu
điều khoản cụ thể): không xác định được họ,
tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc nội dung
tố cáo không rõ về hành vi VPPL, thiếu các
thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh
hành vi vi phạm, người vi phạm thì người
tiếp nhận hồ sơ tố cáo được từ chối thụ lý và
thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người
tố cáo biết hoặc trình người có thẩm quyền
quyết định không thụ lý, lưu hồ sơ tố cáo và
có thể sử dụng các thông tin phục vụ cho yêu
cầu quản lý”.
Thứ tư, đoạn cuối khoản 1 Điều 22
quy định: “Trong trường hợp không xác
định được danh tính, địa chỉ của người tố
cáo (tố cáo nặc danh) hoặc,... thì người nhận
đơn tố cáo trình người có thẩm quyền lưu
đơn và lưu trữ thông tin phục vụ cho yêu
cầu quản lý”. Quy định này có thể hiểu là
trường hợp không biết được họ, tên, địa chỉ
của người tố cáo thì không thụ lý vụ việc tố
cáo. Chúng tôi cho rằng, cách thể hiện như
trên là chưa thuyết phục, bởi lẽ:
- Quan niệm tố cáo nặc danh chỉ đúng
trong trường hợp người tố cáo không cung
cấp đầy đủ tất cả các thông tin, tài liệu, bằng
chứng chứng minh hành vi vi phạm và người
vi phạm và có cơ sở thẩm tra, xác minh, vụ
việc. Ngược lại, quan niệm đó không đúng
trong trường hợp người tố cáo đã cung cấp
đầy đủ tất cả các thông tin, tài liệu, bằng
chứng chứng minh hành vi vi phạm và người
vi phạm, có cơ sở thẩm tra, xác minh, vụ
việc. Trong trường hợp này, việc biết danh
tính hay không biết danh tính người tố cáo
không quan trọng nữa, bởi người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo thậm chí không cần
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 11(339) T6/2017
phải làm việc thêm với người tố cáo. Như
vậy, tố cáo nặc danh trong trường hợp này
sẽ không gây khó khăn cho cơ quan có thẩm
quyền giải quyết, mà ngược lại còn tạo điều
kiện thuận lợi và tiết kiệm tiền của cho cơ
quan nhà nước vì không phải áp dụng biện
pháp bảo vệ người tố cáo.
- Quy định không thụ lý tố cáo nặc danh
chỉ vì không biết được họ, tên, địa chỉ của
người tố cáo là không phù hợp với thực tiễn,
bởi trong bối cảnh hiện nay, không ít trường
hợp người tố cáo bị trả thù, bị trù dập, chưa
có cơ chế bảo vệ người tố cáo hiệu quả nên
người tố cáo không muốn tiết lộ danh tính
của mình. Ở đây, vấn đề đáng quan tâm là
nội dung tố cáo, người tố cáo có cung cấp
đầy đủ tất cả các thông tin, tài liệu, bằng
chứng, chứng cứ chứng minh hành vi VPPL
và người vi phạm; có cơ sở thẩm tra, xác
minh, vụ việc hay không. Trường hợp người
tố cáo cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin,
tài liệu, bằng chứng, chứng cứ chứng minh
hành vi VPPL và người vi phạm; có cơ sở
thẩm tra, xác minh, vụ việc và vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết thì vẫn phải thụ lý,
giải quyết.
Để kịp thời phát hiện và xử lý đối
với các hành vi VPPL, cần quy định mềm
mỏng hơn trong trường hợp tố cáo qua bưu
chính, thư điện tử, fax hoặc đơn tố cáo nặc
danh, không xác định được họ tên, địa chỉ
của người tố cáo nhưng nội dung tố cáo có
đầy đủ thông tin về người vi phạm, hành
vi VPPL, có thông tin, tài liệu, bằng chứng
chứng minh hành vi VPPL, có cơ sở thẩm
tra, xác minh, vụ việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng
cấp thì người tiếp nhận vẫn thụ lý vụ việc
tố cáo và trình thủ trưởng cơ quan quản lý
quyết định việc xem xét, giải quyết hoặc sử
dụng phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra,
thanh tra.
Thứ năm, khoản 3 Điều 22 dự thảo
Luật quy định: Trong quá trình tiếp nhận,
xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi
bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển
hồ sơ, tài liệu tố cáo cho cơ quan điều tra
hoặc Viện kiểm sát để xử lý theo quy định
của pháp luật. Quy định này bỏ sót trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức nhận được tố
cáo đối với người bị tố cáo có hành vi VPPL
thuộc quyền quản lý. Vì vậy, cần bổ sung
vào khoản 3 quy định: Trường hợp người
bị tố cáo, hành vi VPPL thuộc thẩm quyền
quản lý của cơ quan, tổ chức nhận được hồ
sơ tố cáo thì phải sao chụp lại một bộ hồ
sơ tố cáo để xem xét, giải quyết theo chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình
và phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng
xác minh, làm rõ hành vi VPPL của người
vi phạm.
Với những phân tích nêu trên, Điều
22 nên được viết lại như sau:
”Điều 22. Thủ tục tiếp nhận và xử lý
đơn tố cáo (thụ lý vụ việc tố cáo)
1. Người tiếp nhận hồ sơ tố cáo do
người tố cáo nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp
dân hoặc gửi qua bưu chính hoặc gửi thư
điện tử trực tuyến qua Cổng thông tin điện
tử của cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tố cáo phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa
chỉ của người tố cáo, trực tiếp làm việc với
người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo, các
thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi
VPPL. Trường hợp nội dung đơn tố cáo có
thông tin rõ về người tố cáo, người vi phạm,
hành vi VPPL, có đủ thông tin, tài liệu, bằng
chứng chứng minh hành vi VPPL và vụ việc
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ
trưởng cơ quan quản lý cùng cấp thì người
tiếp nhận hồ sơ tố cáo phải thụ lý ngay, ghi
vào Sổ thụ lý và trình Thủ trưởng cơ quan
quản lý quyết định việc xem xét, giải quyết
tố cáo;
2. Trường hợp người tố cáo trực tiếp
đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết nhưng thiếu đơn tố cáo thì người
tiếp nhận có trách nhiệm phát mẫu tờ đơn
và hướng dẫn người tố cáo hoặc đại diện
của những người tố cáo điền vào mẫu đơn
những nội dung đơn quy định tại khoản 2
Điều 20 Luật này (theo hướng sửa trên đây)
và ký hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
3. Trường hợp người tố cáo không thể
tự mình viết đơn hoặc tố cáo bằng miệng
thì người tiếp nhận có trách nhiệm ghi các
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 11(339) T6/2017
thông tin, nội dung tố cáo vào mẫu đơn,
để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và
yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
Trường hợp tố cáo bằng điện thoại thì người
tiếp nhận tố cáo có trách nhiệm ghi âm lại
lời trình bày của người tố cáo về những nội
dung tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 20
Luật này (theo hướng sửa trên đây), vào sổ
theo dõi, đồng thời hướng dẫn người tố cáo
viết đơn theo quy định và thu thập chứng
cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc tố cáo
gửi cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tố cáo.
4. Trong trường hợp hồ sơ tố cáo còn
thiếu một số thông tin về người bị tố cáo
hoặc nội dung tố cáo chưa rõ hành vi vi
phạm; thiếu thông tin, tài liệu, bằng chứng
chứng minh về hành vi vi phạm, người vi
phạm thì người tiếp nhận đơn tố cáo phải
trao đổi, hướng dẫn người tố cáo cung cấp
bổ sung các thông tin, tài liệu có liên quan
đến vụ việc tố cáo để thụ lý vụ việc tố cáo.
Thời gian thụ lý vụ việc tố cáo tính từ khi
nhận đủ các thông tin, tài liệu, bằng chứng...
yêu cầu bổ sung;
5. Trường hợp tố cáo qua bưu chính,
thư điện tử, fax hoặc qua điện thoại, hoặc
đơn tố cáo nặc danh, không xác định được
họ tên, địa chỉ của người tố cáo nhưng nội
dung tố cáo có đầy đủ thông tin về người vi
phạm, hành vi VPPL, có thông tin, tài liệu,
bằng chứng chứng minh hành vi VPPL, có
cơ sở thẩm tra, xác minh, vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan
quản lý cùng cấp thì người tiếp nhận vẫn thụ
lý đơn tố cáo và trình Thủ trưởng cơ quan
quản lý quyết định việc xem xét, giải quyết
hoặc sử dụng phục vụ cho công tác quản lý,
kiểm tra, thanh tra.
6. Trong trường hợp hồ sơ tố cáo không
đủ điều kiện để thụ lý theo quy định tại các
khoản 1 và 5 Điều này, không xác định được
họ, tên, địa chỉ của người vi phạm; nội dung
tố cáo không rõ hành vi VPPL, thiếu các các
thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh
hành vi vi phạm, người vi phạm thì người
tiếp nhận hồ sơ tố cáo được từ chối thụ lý và
thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người
tố cáo biết (trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ
tố cáo từ người tố cáo) và trình người có
thẩm quyền quyết định lưu đơn và lưu trữ
thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý.
7. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo
trực tiếp tại trụ sở cơ quan, nhưng xác định
rằng vụ việc tố cáo không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý
cùng cấp thì người tiếp nhận tố cáo hướng
dẫn người tố cáo gửi hồ sơ tố cáo đến cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết. Đối với vụ việc tố cáo gửi qua bưu
điện hoặc qua thư điện tử hoặc fax không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng
cơ quan quản lý cùng cấp thì trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn
tố cáo, người được giao tiếp nhận tố cáo
phải trình Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng
cấp ra quyết định bằng văn bản chuyển đơn
tố cáo và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và
thông báo cho người tố cáo biết.
Trường hợp đơn tố cáo không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ
quan quản lý cùng cấp mà đơn được gửi cho
nhiều cơ quan, tổ chức trong đó có cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền giải quyết thì người
tiếp nhận không chuyển đơn mà lưu đơn,
theo dõi.
8. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý
thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố
cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức
nhận được tố cáo có trách nhiệm ra văn bản
chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về
vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo
quy định của pháp luật. Trường hợp người bị
tố cáo, hành vi VPPL thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan, tổ chức nhận được hồ sơ tố
cáo thì phải sao chụp lại một bộ hồ sơ tố cáo
để xem xét, giải quyết theo chức năng, nhiệm
vụ quản lý nhà nước của mình và phối hợp
với cơ quan tiến hành tố tụng xác minh, làm
rõ hành vi VPPL của người vi phạm.
9. Trường hợp hành vi bị tố cáo có
thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính
mạng, tài sản của công dân nếu không được
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 11(339) T6/2017
ngăn chặn ngay, thì cơ quan, tổ chức nhận
được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết
theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan
công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn
chặn kịp thời hành vi vi phạm.
4. Rút tố cáo (Điều 21)
Điều 21 bổ sung quyền rút tố cáo của
người tố cáo. Người tố cáo thực hiện quyền
rút đơn theo ý chí của mình. Tuy nhiên, cách
thể hiện nội dung của Điều 21 chưa rõ ràng.
Để bảo đảm cho người tố cáo thực hiện được
quyền rút tố cáo, cần quy định rõ quy tắc xử
sự và thủ tục mà người tố cáo và người giải
quyết tố cáo phải làm khi người tố cáo thực
hiện quyền rút tố cáo, đồng thời quy định rõ
hậu quả của việc rút tố cáo. Việc rút tố cáo
không làm ảnh hưởng đến hậu quả do việc tố
cáo gây ra, nghĩa là mặc dù người tố cáo rút
tố cáo, nhưng người tố cáo lợi dụng quyền
tố cáo để tố cáo trái pháp luật, vu cáo, vu
khống, làm mất danh dự, nhân phẩm, xúc
phạm người khác hoặc vì mục đích vụ lợi
khác thì vẫn bị xử lý theo quy định pháp
luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Với phân tích trên đây, cần đổi tên và viết
lại Điều 21 như sau:
“Điều 21. Rút tố cáo và hậu quả của
việc rút tố cáo
1. Người tố cáo có thể rút tố cáo vào
bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố cáo
và giải quyết tố cáo;
2. Khi có yêu cầu rút đơn tố cáo, người
tố cáo phải gửi đơn rút tố cáo cho cơ quan,
tổ chức đã thụ lý, giải quyết tố cáo. Đơn rút
tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm rút tố
cáo; họ, tên, địa chỉ của người rút tố cáo;
lý do rút tố cáo. Đơn tố cáo phải do người
tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp rút
đơn được thực hiện bằng miệng thì sau đó
phải được thể hiện bằng văn bản có chữ ký
hoặc điểm chỉ của người rút đơn;
3. Sau khi nhận được đơn xin rút tố
cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
ra quyết định đình chỉ giải quyết tố cáo đối
với người tố cáo và thông báo bằng văn bản
cho người rút tố cáo và người bị tố cáo trước
đây biết việc đình chỉ giải quyết tố cáo;
4. Trong trường hợp người tố cáo rút
đơn tố cáo nhưng có căn cứ cho rằng vẫn
có hành vi VPPL chưa được ngăn chặn và
người vi phạm thuộc quyền quản lý chưa bị
xử lý thì tiến hành kiểm tra, thanh tra theo
chức năng, nhiệm vụ, quản lý của mình theo
quy định của pháp luật.
5. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc
rút đơn tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép
buộc, mua chuộc thì người giải quyết tố cáo
phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người
tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép
buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét,
giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
6. Người rút tố cáo có thể chịu hậu quả
sau đây:
a) Người rút đơn không được trả lại hồ
sơ tố cáo đã nộp cho cơ quan, tổ chức đã thụ
lý và giải quyết tố cáo;
b) Trường hợp người tố cáo lợi dụng
quyền tố cáo để tố cáo trái pháp luật, vu cáo,
vu khống, làm mất danh dự, nhân phẩm, xúc
phạm người khác hoặc vì mục đích vụ lợi
khác thì người rút tố cáo vẫn phải chịu trách
nhiệm về những hậu quả do hành vi tố cáo
trái pháp luật gây ra và bị xử lý theo quy
định của pháp luật tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm”.
5. Tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành
vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước
trong các lĩnh vực (Điều 35)
Điều 35 quy định về trình tự, thủ tục tố
cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được
thực hiện như đối với giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, là
chưa hợp lý. Bởi lẽ, hai loại hoạt động tố
cáo và giải quyết tố cáo có những nội dung
giống nhau (có thể viện dẫn), nhưng cũng
có những điểm khác nhau về đối tượng tố
cáo, nội dung tố cáo, hành vi vi phạm không
trực tiếp mà trong nhiều trường hợp là trách
nhiệm quản lý... nên thủ tục cũng phải làm
khác nhau. Vì vậy, đề nghị cần nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 11(339) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gop_y_ve_trinh_tu_thu_tuc_to_cao_va_giai_quyet_to_cao_trong.pdf