Hãy học hỏi từ những lần vấp ngã

Lời khuyên • Tha thứ cho bản thân nếu bạn liên tục phạm cùng một sai lầm. Cũng là điều bình thường khi bạn gặp nhiều khó khăn trong một lĩnh vực nào đó. Cảnh báo • Tránh suy nghĩ bạn miễn nhiễm với sai lầm, cho dù bạn rất giỏi ở lĩnh vực nào đó. Suy nghĩ này chỉ khiến bạn thấy khó khăn hơn nếu phạm sai lầm. • Trang nội dung • Chỉnh sửa • Thảo luận

docx67 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hãy học hỏi từ những lần vấp ngã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chắc chắn về sự khôn ngoan của chính mình. Sẽ tốt cho bản thân nếu nhớ rằng người mạnh nhất có thể suy yếu và người khôn ngoan nhất có thể phạm sai lầm. It is unwise to be too sure of one's own wisdom. It is healthy to be reminded that the strongest might weaken and the wisest might err. Mahatma Gandhi        132 người thích     Thích Thói quen là người vú nuôi của sai lầm. Habit is the nursery of errors. Victor Hugo        130 người thích     Thích Ai cũng có sai lầm, nhưng người ít khinh suất nhất là người mau hối lỗi nhất. Every one goes astray, but the least imprudent are they who repent the soonest. Voltaire        115 người thích     Thích Con người tiến đến chân lý tưởng chừng không thể vươn tới nhờ đi qua hàng loạt sai lầm. Man approaches the unattainable truth through a succession of errors. Aldous Huxley        113 người thích     Thích Thà nhiệt huyết và phạm nhiều sai lầm còn hơn là cẩn trọng và thiển cận. It is better to be high-spirited even though one makes more mistakes, than to be narrow-minded and all too prudent. Vincent Van Gogh        111 người thích     Thích Ai cũng có những sai lầm mình luôn lặp lại: sợ hãi hay xấu hổ đều không chữa khỏi chúng. Everyone has his faults which he continually repeats: neither fear nor shame can cure them. La Fontaine        105 người thích     Thích danhngon Đôi lúc bạn phạm sai lầm khi đang đổi mới. Tốt nhất là hãy nhanh chóng chấp nhận nó và tiếp tục cải thiện các đổi mới khác của mình. Sometimes when you innovate, you make mistakes. It is best to admit them quickly, and get on with improving your other innovations. Steve Jobs        98 người thích     Thích Tự do không đáng để có nếu nó không bao gồm tự do được sai lầm. Freedom is not worth having if it does not connote freedom to err. Mahatma Gandhi        97 người thích     Thích Trong tất cả các môn khoa học, sai lầm đi trước sự thật, và tốt nhất nó nên đi đầu tiên hơn là đi cuối cùng. In all science error precedes the truth, and it is better it should go first than last. Horace Walpole        93 người thích     Thích Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không. Hồ Chí Minh        78 người thích     Thích Vũ khí ghê gớm nhất chống lại sai lầm là lí lẽ. The most formidable weapon against errors of every kind is reason. Thomas Paine        78 người thích     Thích Thậm chí nhận thức rằng tôi có thể sai làm cũng không thể khiến tôi không phạm sai lầm. Chỉ sau khi ngã tôi mới đứng dậy được. Even the knowledge of my own fallibility cannot keep me from making mistakes. Only when I fall do I get up again. Vincent Van Gogh        77 người thích     Thích Ai vạch cho tôi sai lầm, đó là thầy của tôi. Ai chỉ cho tôi những hành động sai trái, đó là bạn tôi. Còn ai phỉnh nịnh tôi, đó là kẻ thù của tôi. Khuyết danh        77 người thích     Thích Thừa nhận sai lầm giống như cây chổi quét đi bùn đất khiến cho bề mặt sáng sủa và sạch sẽ hơn. Confession of errors is like a broom which sweeps away the dirt and leaves the surface brighter and clearer. Mahatma Gandhi        76 người thích     Thích Hai lần sai không biến thành một lần phải, nhưng ba lần phải biến thành một lần trái. Two wrongs don't make a right, but three rights make a left. Khuyết danh        74 người thích     Thích Ngay khi bạn thấy lỗi mà không sửa, nó trở thành lỗi của bạn. As soon as you see a mistake and don't fix it, it becomes your mistake. Khuyết danh        73 người thích     Thích Tôi trì hoãn cái chết bằng cách sống, bằng khổ đau, bằng sai lầm, bằng mạo hiểm, bằng cho đi, bằng mất mát. I postpone death by living, by suffering, by error, by risking, by giving, by losing. Anaias Nin        73 người thích     Thích Mỗi người đều sẽ phạm sai lầm. Nếu bạn yêu một người bất kể người ấy đối xử thế nào với bạn, bất kể người ấy phạm sai lầm gì bạn đều bỏ qua, thậm chí còn vì đối phương mà tìm ra lý do để tha thứ. Nhưng nếu bạn không yêu một người, chỉ cần người ấy có một câu nói sai bạn liền lập tức lấy đó làm lý do trở mặt rồi chia tay. Cho nên, khi một người chia tay bạn với lý do bạn đã làm sai, thật ra không phải là vì bạn sai mà chính là người ấy không yêu bạn nhiều. Tình yêu và bao dung liên quan mật thiết với nhau. Càng yêu nhiều bao nhiêu càng dễ dàng tha thứ bấy nhiêu Weibo - Dịch: Lam Lam        61 người thích     Thích Nghiên cứu sai lầm không chỉ là sự phòng ngừa ở mức độ cao nhất, mà còn là sự thúc đẩy ta bước vào nghiên cứu sự thật. The study of error is not only in the highest degree prophylactic, but it serves as a stimulating introduction to the study of truth. Walter Lippmann        56 người thích     Thích Những thiên thần tốt đẹp cũng có thể sai lầm... ngày nào họ cũng phạm sai lầm và rơi khỏi Thiên đường như ruồi. Good angels are fallible ... they sin every day and fall from Heaven like flies. Anatole France        56 người thích     Thích Không phải vì sự thật quá khó nhìn thấy mà chúng ta phạm lỗi... chúng ta phạm lỗi vì con đường dễ dàng và thoải mãi nhất với mình là tìm kiếm sự sáng suốt ở nơi phù hợp với cảm xúc của mình - đặc biệt là những cảm xúc ích kỷ. It is not because the truth is too difficult to see that we make mistakes... we make mistakes because the easiest and most comfortable course for us is to seek insight where it accords with our emotions - especially selfish ones. Aleksandr Solzhenitsyn        56 người thích     Thích danhngon Thú nhận sai lầm là điều gần với sự trong sạch nhất. Proximum ab innocentia tenet locum verecunda peccati confessio. Publilius Syrus        55 người thích     Thích Loại bỏ một sai lầm cũng tốt như, và thậm chí đôi lúc còn hơn là thiết lập một chân lý hay sự thật mới. To kill an error is as good a service as, and sometimes even better than, the establishing of a new truth or fact. Charles Darwin        52 người thích     Thích Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh        52 người thích     Thích Sai lầm có thể chấp nhận khi ta còn trẻ; nhưng đừng kéo lết nó vào tuổi già. Error is acceptable as long as we are young; but one must not drag it along into old age. Johann Wolfgang von Goethe        50 người thích     Thích Hành trình của sông ra biển không nhanh như hành trình của con người đến với sai lầm. The progress of rivers to the ocean is not so rapid as that of man to error. Voltaire        49 người thích     Thích Sai lầm lớn nhất mà con người có thể phạm phải là sợ hãi phạm sai lầm. The greatest mistake a man can make is to be afraid of making one. Maxwell Maltz        47 người thích     Thích Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn. Nó đáng yêu vì nó luôn luôn lầm lỗi. Vậy thì cứ yêu mà đừng tuyệt vọng. Trịnh Công Sơn        46 người thích     Thích Thành công không nằm ở việc không bao giờ phạm sai lầm, mà nằm ở việc không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm tới lần thứ hai. Success does not consist in never making mistakes but in never making the same one a second time. George Bernard Shaw        45 người thích     Thích Tôi phát hiện rằng khi người ta phạm sai lầm hay thất bại, nếu anh ta luôn luôn phàn nàn hoặc đổ lỗi cho người khác, anh ta sẽ không bao giờ đứng dậy được từ thất bại. Nhưng nếu người này tự vấn bản thân, anh ta còn hy vọng. I find that when a person makes a mistake or fails, if he or she always complains or blames others, that person will never come back from the failure. But if the person checks inside, this person has hope. Jack Ma        44 người thích     Thích Người khôn học từ sai lầm của người khác, kẻ ngu xuẩn mới muốn tự phạm sai lầm. The wise learn from the mistakes of others, it's the fool that wants to make their own mistakes. Tony Gaskins        44 người thích     Thích Sáng tạo là cho phép chính mình phạm sai lầm. Nghệ thuật là biết được sai lầm nào nên giữ lại. Creativity is allowing yourself to make mistakes. Art is knowing which ones to keep. Scott Adams        43 người thích     Thích Nếu bạn phạm sai lầm, thậm chí ngay cả sai lầm nghiêm trọng, bạn có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào bạn chọn, bởi cái mà ta gọi là "thất bại" không phải là ngã xuống, mà là ngã xuống rồi nằm bệt. If you have made mistakes, even serious mistakes, you may have a fresh start any moment you choose, for this thing we call "failure" is not the falling down, but the staying down. Mary Pickford        39 người thích     Thích Đa số sai lầm là do ta không kiên trì, không nỗ lực, không níu giữ, sau đó ta tự thôi miên bản thân, nói rằng tất cả là do số phận. Weibo - Dịch: Thương Thương Đặng        38 người thích     Thích Thói quen suy nghĩ mọi thứ đều không sai lầm quá lâu khiến sự đúng đắn có vẻ thiển cận. A long habit of not thinking a thing wrong gives it a superficial appearance of being right. Thomas Paine        37 người thích     Thích Quá khứ là nơi tôi luôn ngoảnh lại chiêm nghiệm, rút ra bài học từ lỗi lầm để rồi không ngừng vun đắp cho mình tình yêu và sự trân trọng đối với tương lai. Khuyết danh        36 người thích     Thích Đừng tìm cách trở nên hoàn hảo. Bạn phạm phải lỗi, nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ học được gì từ những lỗi lầm mà bạn đã mắc phải. Nếu bạn sống một cách hoàn hảo, bạn sẽ thấy chán ngắt. Nếu bạn luôn chán và ngày nào cũng làm những điều giống nhau thì sống để làm gì? Hãy thử những điều mà bạn không nghĩ là mình sẽ thích. Bạn sẽ không bao giờ biết cho đến khi bạn đã thử qua... Khuyết danh        36 người thích     Thích Có thể tôi là người phạm sai lầm, nhưng tôi cũng là người phá bỏ sai lầm. I may be a mistake maker, but I'm also a mistake breaker. Maxwell Maltz        32 người thích     Thích Một lỗi nhỏ lúc trước sẽ dẫn tới một lỗi khổng lồ lúc sau. A small error in the former will produce an enormous error in the latter. Henri Poincare        30 người thích     Thích Bạn tạo ra sai lầm. Sai lầm không tạo nên bạn. You make mistakes. Mistakes don't make you. Maxwell Maltz        30 người thích     Thích Hãy sống hết mình khi bạn đang ở đây. Trải nghiệm mọi thứ. Chăm sóc bản thân và bạn bè. Hãy vui vẻ, cuồng loạn, lập dị. Hãy ra ngoài và phạm sai lầm! Đằng nào bạn cũng sẽ phạm sai lầm, vậy nên tốt nhất hãy tận hưởng quá trình đó. Live life fully while you’re here. Experience everything. Take care of yourself and your friends. Have fun, be crazy, be weird. Go out and screw up! You’re going to anyway, so you might as well enjoy the process. Tony Robbins        28 người thích     Thích Ngay khi sai lầm được sửa chữa, quan trọng là phải quên đi sai lầm và chỉ nhớ nỗ lực thành công. Sai lầm, nhầm lẫn, xấu hổ, tất cả đều là những bước cần thiết trong quá trình học hỏi. Sau khi chúng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, nên quên chúng đi. Nếu chúng ta luôn bận tâm về sai lầm, thì sai lầm - hay thất bại - trở thành mục tiêu. As soon as error is corrected, it is important that the error be forgotten and only the successful attempts be remembered. Errors, mistakes, and humiliations are all necessary steps in the learning process. Once they have served their purpose, they should be forgotten. If we constantly dwell upon the errors, then the error or failure becomes the goal. Vince Lombardi        28 người thích     Thích Không gì khó chịu hơn là phải thừa nhận với bản thân lỗi lầm của chính mình. Nothing is more intolerable than to have to admit to yourself your own errors. Beethoven        25 người thích     Thích Sáu sai lầm mà nhân loại cứ mãi phạm phải qua hàng thế kỷ: Tin rằng lợi ích cá nhân đạt được qua việc nghiền nát lợi ích của người khác; Lo lắng về những điều không thể thay đổi hay sửa chữa; Khăng khăng một việc là bất khả thì vì chúng ta không thể làm được nó; Từ chối bỏ qua những sở thích tủn mủn; Bỏ bê sự phát triển và tinh lọc tâm hồn; Cố gắng lôi kéo người khác tin và sống như bản thân mình. Six mistakes mankind keeps making century after century: Believing that personal gain is made by crushing others; Worrying about things that cannot be changed or corrected; Insisting that a thing is impossible because we cannot accomplish it; Refusing to set aside trivial preferences; Neglecting development and refinement of the mind; Attempting to compel others to believe and live as we do. Marcus Tullius Cicero        20 người thích     Thích Nếu bạn giới hạn hành động của mình trong những điều mà không ai có thể bới móc sai lầm, bạn sẽ chẳng làm được gì nhiều! If you limit your actions in life to things that nobody can possibly find fault with, you will not do much! Lewis Carroll        20 người thích     Thích Nếu bạn không học hỏi được gì từ những sai lầm của mình, thật uổng phí khi bạn phạm phải sai lầm đó. Khuyết danh        19 người thích     Thích Có sai lầm mà không sửa, đấy mới thật là sai lầm. 过而不改,是谓过矣。 Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ. Khổng Tử        19 người thích     Thích Sai lầm là cánh cổng của khám phá. Mistakes are the portals of discovery. James Joyce        19 người thích     Thích Nhầm lẫn chỉ trở thành sai lầm khi bạn từ chối sửa chữa nó. An error doesn't become a mistake until you refuse to correct it. Orlando Aloysius Battista        18 người thích     Thích Hãy tin vào bản năng của bạn. Ít nhất sai lầm của bạn có thể là của bạn thay vì của người khác. Trust your own instinct. Your mistakes might as well be your own instead of someone else's. Billy Wilder        17 người thích     Thích Người ta ai mà không có lỗi. Có lỗi mà tự sửa được lỗi mới là điều hay. Tả Truyện        17 người thích     Thích Một cuộc đời bỏ ra để phạm sai lầm không chỉ đáng kính hơn, mà còn hữu dụng hơn một cuộc đời chẳng làm gì cả. A life spent making mistakes is not only more honorable, but more useful than a life spent doing nothing. George Bernard Shaw        16 người thích     Thích Không cần biết bạn phạm bao nhiêu sai lầm hay bạn tiến bộ quá chậm, dù sao thì bạn vẫn đang đi trước những người không bao giờ cố gắng. Weibo - Dịch: Thương Thương Đặng        16 người thích     Thích Sự bi quan thái quá đã khiến quá nhiều người phạm sai lầm nghiêm trọng. Và có lẽ một phần của sự bi quan xuất hiện vì chúng ta quá gần với bản thân để nhìn từ góc nhìn đúng đắn. Too much pessimism has led too many men into making serious mistakes. And perhaps part of our pessimism comes because we are too close to ourselves to see in proper perspective. Richard L Evans        16 người thích     Thích Nếu bạn không phạm sai lầm, bạn còn chưa cố gắng đủ. If you are not making mistakes, you are not trying hard enough. Vince Lombardi        16 người thích     Thích Mỗi người đều mang theo hai cái túi, một đeo phía trước, một đeo phía sau, và cả hai cái túi đều đầy lỗi lầm. Túi phía trước đựng lỗi lầm của người xung quanh, túi phía sau đựng lỗi lầm của chính mình. Vì vậy, con người thường không thấy lỗi lầm của bản thân, nhưng chẳng bao giờ không nhìn thấy lỗi lầm của người khác. Every man carries two bags about him, one in front and one behind, and both are full of faults. The bag in front contains his neighbors' faults, the one behind his own. Hence it is that men do not see their own faults, but never fail to see those of others. Aesop        15 người thích     Thích Ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng chỉ kẻ ngu mới khăng khăng giữ sai lầm. Any man can make mistakes, but only an idiot persists in his error. Marcus Tullius Cicero        14 người thích     Thích Đón nhận những kinh nghiệm tiêu cực và nhìn chúng một cách tích cực, bạn sẽ học được rất nhiều điều từ những chuyện đã qua. Đừng để người khác mãi phán xét bạn chỉ dựa vào một lỗi lầm nào đó. Hãy để quá khứ lại phía sau lưng, nhưng đừng lãng quên nó. Khuyết danh        13 người thích     Thích Tôi hy vọng rằng vào năm mới này, bạn sẽ có sai lầm. Bởi nếu bạn phạm sai lầm, có nghĩa là bạn đang tạo ra những thứ mới, thử những điều mới, học hỏi, sống, thúc đẩy chính mình, thay đổi bản thân, thay đổi thế giới của mình. Bạn đang làm những điều mà bạn chưa bao giờ làm trước đây, và quan trọng hơn, bạn Đang Làm Gì Đó. Vậy nên đây là lời chúc của tôi cho bạn, và cho tất cả chúng ta, và chúc cho bản thân tôi. Hãy Có Sai Lầm Mới. Hãy có những sai lầm huy hoàng và đáng kinh ngạc. Hãy có những sai lầm mà chưa ai từng phạm phải. Đừng đông cứng, đừng ngừng bước, đừng lo lắng rằng việc bạn làm không đủ tốt, hay không hoàn hảo, cho dù đó là gì: nghệ thuật, tình yêu, công việc, gia đình hay cuộc sống. Bất cứ điều gì bạn sợ phải làm, hãy làm đi. Hãy có sai lầm, năm tới và mãi mãi. I hope that in this year to come, you make mistakes. Because if you are making mistakes, then you are making new things, trying new things, learning, living, pushing yourself, changing yourself, changing your world. You're doing things you've never done before, and more importantly, you're Doing Something. So that's my wish for you, and all of us, and my wish for myself. Make New Mistakes. Make glorious, amazing mistakes. Make mistakes nobody's ever made before. Don't freeze, don't stop, don't worry that it isn't good enough, or it isn't perfect, whatever it is: art, or love, or work or family or life. Whatever it is you're scared of doing, Do it. Make your mistakes, next year and forever. Neil Gaiman        13 người thích     Thích Khi bạn làm điều sai trái, biết rằng nó sai trái, bạn làm như vậy bởi bạn chưa hình thành thói quen kiểm soát hoặc làm vô hiệu những thôi thúc mạnh mẽ cám dỗ bạn, hoặc bởi bạn đã hình thành thói quen sai và không biết phải làm thế nào để xóa chúng đi một cách hữu hiệu. When you do the wrong thing, knowing it is wrong, you do so because you haven't developed the habit of effectively controlling or neutralizing strong inner urges that tempt you, or because you have established the wrong habit and don't know how to eliminate them effectively. W. Clement Stone        13 người thích     Thích Lúc không đưa ra quyết định được thì hãy để thời gian giúp bạn. Nếu như vẫn không sao quyết định được thì hãy nói sau đi. Thà rằng sai lầm chứ đừng để bản thân thấy tiếc nuối. Weibo - Dịch: Thương Thương Đặng     Đọc thêm tại: © TuDienDanhNgon.vn Đọc thêm tại: © TuDienDanhNgon.vn SAI LẦM KHÔNG ĐÁNG SỢ, ĐÁNG SỢ LÀ SAI LẦM VÔ ÍCH Những thành công to lớn mà Bill Gates thu được trong quá trình đầu tư có thể quy về nhiều nhân tố nhưng quan trọng nhất là thái độ của ông đối với những sai lầm mà mình mắc phải. Cũng giống như chúng ta, Bill Gates không thích phạm phải sai lầm nhưng ông không hề sợ hãi khi phải đối mặt với sai lầm, thậm chí còn mạo hiểm để phạm sai lầm. Cuộc sống là người thầy nghiêm khắc nhất và có phương pháp giáo dục hoàn toàn khác so với các giáo trình trong trường học. Phương pháp giáo dục của cuộc sống là bạn phải phạm sai lầm trước rồi mới rút ra bài học. Bản thân sai lầm không có gì đáng sợ mà đáng sợ là sai lầm một cách vô ích. Một người dù phạm sai lầm nhỏ nhưng nếu tổng kết được các bài học thất bại, biết được tại sao mình thất bại và không phạm phải sai lầm lớn hơn thì những bài học về sai lầm mà anh ta có còn quan trọng hơn những kinh nghiệm thành công. Nếu một người mà thực sự rút ra được những bài học từ sai lầm thì cuộc sống sẽ có sự thay đổi. Cái mà người đó có được không chỉ là kinh nghiệm mà còn là trí tuệ. Vì vậy, tất cả chúng ta hãy biết cách “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, tránh phạm phải những sai lầm cũ. Để làm được điều đó, khi phạm sai lầm, lời khuyên của Bill Gates là tuyệt đối không áp dụng các hành động sau: 1. Nói dối hoặc phủ định, che đậy hành vi của mình Những người nói dối thường nói: “Tôi không làm việc đó” hoặc “Không, không phải do tôi làm” hoặc “Tôi không biết việc này là thế nào” hay “Tôi thề”. Còn có những người sau khi phạm sai lầm thường nói: “Chẳng có gì ghê gớm cả, tình hình rồi sẽ tốt đẹp trở lại”, “Có sai sót rồi phải không, sai ở đâu?” hay “Không nên lo lắng, mọi việc sẽ như mong muốn của bạn”. 2. Chỉ trích người khác để thoát khỏi trách nhiệm của mình Loại người này sau khi phạm lỗi thường hay nói: “Đây là lỗi của anh, không phải lỗi của tôi” hoặc “Nếu vợ tôi không tiêu tiền một cách vung tay quá trán thì tôi cũng không rơi vào hoàn cảnh như bây giờ” hoặc “Nếu không có con cái làm vướng bận chân tay thì tôi đã giàu từ lâu rồi”,... Hoặc người đó có thể nói: “Chẳng qua là vì khách hàng không chú ý đến sản phẩm của tôi” hoặc “Nhân viên của tôi không trung thực với tôi” hay “Bọn họ nói không rõ ràng” và “Đây là lỗi của ông chủ”, Có người thậm chí còn nói: “Bởi vì tôi không có được sự giáo dục tốt nên sự nghiệp của tôi không được như mong muốn” hay “Nếu cho tôi thêm một chút thời gian thì tôi sẽ làm được tốt hơn” hoặc “Tôi chẳng còn muốn mình trở nên giàu có nữa”, “Mọi người đều như vậy, tại sao tôi lại không thể?” 3. Bỏ cuộc giữa chừng Những người bỏ cuộc giữa chừng thường nói: “Tôi đã nói với anh rằng, làm như vậy không có hiệu quả” hay “Việc này quá khó, chẳng đáng để tôi bỏ nhiều tinh lực như vậy, nên đổi một việc khác đơn giản hơn” hay “Nhìn xem tôi đã làm gì, tôi không muốn tự gây rắc rối cho mình” Nếu một người nói rằng: “Bài học mà tôi có được là không bao giờ làm giống như vậy nữa” thì người đó vẫn chưa lĩnh hội được tầm quan trọng của việc phạm sai lầm. Bởi vậy, rất nhiều người sống trong thế giới của sự nghèo khó bởi vì họ không ngừng nói với bản thân rằng “Tôi sẽ không bao giờ làm như vậy nữa” mà không nói rằng: “Tôi đã học được nhiều điều từ những sai lầm đó”. Những người trốn tránh sai lầm hoặc lãng phí những sai lầm, không thể là những người có trí tuệ cao siêu, những thành tựu mà họ đạt được trong sự nghiệp cũng sẽ bị hạn chế. Những người thông minh cũng khó tránh khỏi thất bại trong kinh doanh, tuy nhiên đối với sai lầm đã phạm phải, họ không vì thế mà mất đi ý chí. Ngược lại họ càng trở nên lạc quan, thông minh và dũng cảm, quyết đoán. Bởi vì từ đó, họ đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú. Trích “11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ của Bill Gates” Chúc các bạn thành công ^_^ Trang nội dung Chỉnh sửa Thảo luận Cách để Thừa nhận Sai lầm và Rút ra Bài học 2 Phần:Thừa nhận Sai lầmRút ra Bài học từ Sai lầm Bạn có gặp khó khăn trong việc thừa nhận sai lầm của bản thân? Sau khi mắc lỗi bạn có rút ra bài học cho mình hay lại đi trên chính vết xe đổ và lặp lại thói quen cũ? Thừa nhận sai lầm dường như là một thách thức, đặc biệt là khi bạn xuất thân trong một gia đình vốn chuộng chủ nghĩa hoàn hảo và cho rằng cá nhân “xuất sắc” là người “không bao giờ mắc sai lầm”. Đôi khi phạm lỗi không có nghĩa là thất bại; thất bại là kết quả của nỗ lực có ý thức nhưng không thành công; trong khi sai lầm có thể là do vô ý. May mắn là bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn giúp bản thân thoải mái hơn trong việc thừa nhận sai lầm và bạn cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật giúp biến sai lầm thành lợi thế. Các bước Phần 1 Thừa nhận Sai lầm 1 Cho bản thân được quyền phạm sai lầm. Có nhiều lý do để bạn được phép cho bản thân phạm sai lầm. Phạm lỗi là điều không thể tránh và là một phần thuộc về con người nói chung. Nó cũng là nguồn tài nguyên quý giá làm cho cuộc sống bạn thêm phong phú, giúp bạn khám phá điều mới mẻ cùng chân trời rộng hơn.[1] Ví dụ, bạn muốn học nấu ăn. Hãy bắt đầu nói với chính mình rằng “Việc nấu nướng này hoàn toàn mới mẻ với tôi, có thể tôi sẽ phạm vài lỗi nào đó. Sẽ ổn thôi, nó cũng là một phần của tiến trình mà”. Đôi khi, nỗi lo sợ bản thân mắc lỗi -- một trong những biểu hiện của chủ nghĩa hoàn hảo -- có thể ngăn cản bạn thử điều mới hay hoàn thành dự án vì bạn lo sợ bản thân không làm tốt, do đó bạn không thể hành động. Đừng để việc này xảy ra. 2 Thừa nhận sức mạnh của thói quen. Đôi khi, chính sự thiếu cố gắng, nỗ lực là nguyên nhân làm nên sai lầm. Chúng ta không thể phát huy tối đa nỗ lực mỗi ngày trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Những việc làm thường xuyên như lái xe đi làm hay nấu bữa sáng có thể trở thành thói quen lúc nào mà bạn không hề hay biết. Điều này thực sự hữu ích vì nó cho phép chúng ta tập trung năng lượng vào những việc khác đòi hỏi khả năng tập trung cao hơn. Tuy nhiên, đôi khi chính sức mạnh của thói quen lại là nguyên nhân gây ra sai lầm. Hãy hiểu rằng đó là một phần của con người với mức năng lượng giới hạn và khả năng tập trung. Ví dụ, bạn lái xe đi làm trên cùng một con đường mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Vào ngày cuối tuần, bạn có nghĩa vụ lái xe đưa con đi tập bóng đá, nhưng chợt nhận ra từ lúc nào bạn đã hình thành thói quen "chạy xe theo quán tính" và bạn đã đi thẳng đến công ty thay vì sân tập bóng đá. Đây là một lỗi rất tự nhiên và là kết quả của thói quen. Trách bản thân mình vì sai lầm này là vô ích. Thay vào đó, bạn cần nhận biết sự bất cẩn này và thay đổi nó. Nghiên cứu cho thấy bạn có thể chỉnh sửa lỗi điều khiển xe theo quán tính này, ngay cả khi không nhận ra nó bằng ý thức. Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm người đánh máy có tay nghề cao đã chỉ ra rằng khi bạn gõ chữ bị sai, tốc độ đánh máy của bạn sẽ chậm lại, mặc dù bạn không hề nhận thức được sự việc đang diễn ra lúc này[2]. Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 47% thời gian chúng ra bị rơi vào trạng thái “suy xét sự việc”, hoặc để cho tâm trí lan man khỏi nhiệm vụ trước mắt. Những lúc như vậy là thời điểm bạn dễ bị mắc sai lầm. Nếu thấy gần đây mình thường xuyên mắc lỗi do “tâm trí suy nghĩ lan man”, hãy thử một số bài tập chánh niệm để lấy lại khả năng tập trung vào hiện tại.[3] 3 Phân biệt giữa phạm lỗi và lỗi do không hành động. Không phải lúc nào lỗi lầm cũng là kết quả của những nỗ lực bạn đã bỏ ra. Đôi khi sai lầm lại do bản thân bạn không chịu hành động. Luật pháp nói chung luôn phân biệt giữa hành động phạm lỗi (đã thực hiện những hành vi không nên làm) và lỗi do không hành động (không làm những điều lẽ ra nên làm), lỗi do hành động thường được xem là nghiêm trọng hơn.[4] Trong khi đó, lỗi do không hành động lại phổ biến hơn.[5] Tuy nhiên, lỗi do không hành động cũng có thể để lại hậu quả trong cuộc sống của bạn. Ví dụ, nếu công ty không bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại, tình hình tài chính của công ty trong tương lai sẽ gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực.[6] Điều quan trọng là bản thân phải hiểu biết về hai dạng sai lầm này vì bạn đều có thể rút ra bài học từ chúng. Một số người cố gắng tránh phạm lỗi bằng phương châm làm ít, sai ít và không chịu gánh trách nhiệm, nhưng chính điều này lại khiến bạn mắc lỗi do không hành động và nó không phải là một lối sống tốt để phấn đấu và phát triển bản thân.[7] 4 Phân biệt giữa phạm sai lầm và việc đưa ra quyết định tồi. Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa sai lầm và quyết định tồi tệ. Phạm sai lầm khi gây ra lỗi nhỏ và đơn giản như xem bản đồ không đúng cách và không tìm được lối ra. Quyết định tồi thì được tạo ra do hành động có chủ tâm cao hơn, như việc bạn la cà ngắm cảnh để rồi đến buổi hẹn muộn gây bất tiện cho người khác. Khi phạm sai lầm sẽ dễ được thông cảm hơn và việc sửa chữa lỗi lầm không quá quan trọng. Bạn nên xem quyết định tồi cũng tương tự như sai lầm, tuy nhiên bạn sẽ phải tập trung chú tâm đến chúng nhiều hơn.[8] 5 Tập trung vào thế mạnh của bạn. Tránh để bản thân lún sâu vào sai lầm. Cố gắng cân bằng tự phê bình với việc tuyên dương việc làm tốt. [9] Cần tuyên dương những điều bạn đã làm tốt và cả điều đang được cải thiện. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không biết đánh giá cao thành quả có được từ nỗ lực của chính mình. Có lẽ nấu ăn là một lĩnh vực mới mẻ với bạn, tuy nhiên bạn lại có thể sẽ rất sành sỏi ở một khoản khác. Có thể là bạn có khả năng cho người khác biết món ăn còn thiếu vị gì ngay sau khi bạn thưởng thức. Hãy công nhận thế mạnh này của bạn. 6 Coi sai lầm là một cơ hội. Não bộ có cơ chế giúp phát hiện ra khi nào chúng ta làm gì đó sai. Khi chúng ta phạm lỗi, bộ não sẽ phát ra tín hiệu. Cơ chế này rất hữu ích cho quá trình học tập. Phạm lỗi có thể giúp chúng ta tập trung cao độ hơn vào việc đang làm để cố gắng làm tốt nhất.[10] Theo nghiên cứu, các chuyên gia như bác sĩ có thể sẽ không có khả năng sửa chữa sai lầm vì họ quá tin tưởng vào nhận định của bản thân. Hãy có cái nhìn cởi mở đối với sai lầm và xem chúng là một cơ hội để phát triển hơn nữa, ngay cả khi bạn đã thực sự rất giỏi ở lĩnh vực nào đó.[11] 7 Hiểu được sẽ mất bao lâu để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực. Nghiên cứu chỉ ra rằng phải mất đến 10 năm để bạn trải nghiệm mọi kỹ năng và phạm nhiều sai lầm mới có thể thật sự giỏi ở một lĩnh vực. Điều này đúng với bất cứ ai, từ một nhà soạn nhạc như Mozart đến một vận động viên bóng rổ như Kobe Bryant. Hãy thoải mái với bản thân nếu bạn không thành công lúc đầu bởi vì đó là chuyện rất bình thường. Phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực xuyên suốt một quá trình lâu dài để đạt được điều lớn lao trong một lĩnh vực nào đó. 8 Thay đổi quyết định như cuộc thử nghiệm. Vấn đề của việc không cho phép bản thân phạm sai lầm là nghĩ rằng bản thân phải luôn đưa ra quyết định hoàn hảo trong mọi tình huống. Thay vì mục tiêu không thiết thực này, hãy cố gắng thay đổi quyết định như đang thực hiện những cuộc thí nghiệm. Và dĩ nhiên một cuộc thí nghiệm có thể sẽ cho ra hoặc là kết quả tốt hoặc là kết quả xấu, nhưng nó sẽ giúp giảm bớt áp lực. Ví dụ, trong nấu ăn, hãy tiến hành các bước với thái độ thử nghiệm. Tránh mong đợi có một món ăn hoàn hảo. Thay vào đó, xem nó là một cơ hội để thử nghiệm và học hỏi thêm trong suốt quá trình nấu ăn. Điều này giúp bạn tránh không đổ lỗi bản thân làm sai, dù rằng bạn sẽ phần nào thấy áy náy. 9 Tìm hiểu cách não bộ đón nhận và xử lý thông tin về sai lầm. Não bộ kỳ thực có chứa các tế bào thần kinh giúp bạn có thể quan sát hoạt động của bản thân, giúp phát hiện sai lầm cũng như học hỏi từ chính những sai lầm.[12] Tuy nhiên, não cũng gặp khó khăn trong việc chấp nhận rằng nó đã mắc lỗi. Bộ não có thể điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực nào đó để tránh phải thừa nhận rằng đây là sai lầm. Đó là lý do vì sao bạn thấy khó khăn trong việc nhận ra sai lầm của mình cũng như thừa nhận sai lầm.[13] Hiểu được cách thức bộ não đón nhận và xử lý sai lầm sẽ giúp bạn ý thức hơn về một số trải nghiệm thực tế của bản thân. Não bộ có hai dạng phản ứng đối với sai lầm: dạng xử lý vấn đề (“Tại sao điều này xảy ra? Làm sao để không phạm sai lầm lần nữa?”) và dạng khép kín (“Tôi sẽ lờ đi sai lầm này”). Chắc chắn là dạng xử lý vấn đề giúp bạn rút ra bài học từ sai lầm và sửa chữa chúng trong thời gian sắp tới. Nhìn chung dạng thức này phổ biến ở người có quan điểm cho rằng khả năng hiểu biết của con người là vô hạn, và ai cũng có khả năng phát triển bản thân nhiều hơn. Dạng khép kín thường gặp khi tin rằng khả năng hiểu biết của bạn là có hạn: bạn hoặc là giỏi hoặc là tệ trong lĩnh vực nào đó, và chỉ có thế. Lối suy nghĩ này ngăn bạn học hỏi và tiến bộ.[14] 10 Hiểu cách xã hội nhìn nhận sai lầm. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi người ai cũng đều sợ phạm sai lầm.[15] Từ khi sinh ra chúng ta vẫn luôn được khuyên bảo phạm lỗi càng ít càng tốt.[16] Những người muốn tiến lên phía trước luôn phải coi trọng điều này. Khi còn ở trường phổ thông phải học thật giỏi để có học bổng vào đại học. Vào đại học thì phải học cho tốt để tốt nghiệp với số điểm trung bình thật cao để tự hào. Dường như không có không gian để phạm lỗi. Do đó, nếu bạn thấy khó khăn trong việc thừa nhận lỗi lầm lúc đầu, hãy thoải mái với bản thân mình vì không phải tất cả lỗi đều do bạn. Bạn hẳn đã luôn biết nghiêm khắc với chính mình. Nhắc nhở bản thân rằng niềm tin không bao giờ mắc sai lầm là mù quáng. Phạm lỗi là cách duy nhất để chúng ta học hỏi. Nếu bạn không phạm (nhiều) lỗi, đó là vì bạn đã nắm rõ điều gì đó trong lòng bàn tay mình rồi. Nếu muốn học hỏi và tiến bộ, phạm lỗi là một phần thiết yếu của quá trình học hỏi. Nhắc nhở bản thân rằng chủ nghĩa hoàn hảo chỉ dẫn dắt bạn cùng những người khác bằng tiêu chuẩn vô lý. Phạm sai lầm không có nghĩa sẽ khiến bạn thành “kẻ thất bại” hay phủ nhận mọi nỗ lực của bạn. Hạ thấp tiêu chuẩn và cho phép bản thân phạm sai lầm -- đây là cách hiệu quả hơn để hướng đến than điểm xuất sắc.[17] Phần 2 Rút ra Bài học từ Sai lầm 1 Sửa chữa sai lầm. Sai lầm có thể mang lại cho bạn bài học kinh nghiệm, nhưng chỉ khi bạn chắc chắn là chúng đã được sửa chữa.[18] Ví dụ, nếu bạn dùng sai nguyên liệu khi nấu ăn, hãy chắc rằng bạn sẽ hỏi mẹ mình hoặc người biết nguyên liệu đúng cho món đó để ghi nhớ và áp dụng. 2 Lưu giữ bằng nhật ký về sai lầm và thành công. Sẽ hữu ích nếu viết lại bạn đã phạm phải sai lầm trong đời như thế nào, khi nào và ở đâu. Điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm những đặc điểm mà bạn khó có thể nhận thấy tại thời điểm phạm lỗi. Mang theo một cuốn nhật ký nhỏ bên mình và ghi chú những lần bạn làm sai điều gì đó. Xem lại dòng nhật ký khi rảnh rỗi và tìm ra khả năng mà đáng lẽ ra bạn nên hành động khác đi. Ví dụ, nếu đang thử sức với một thực đơn mới và kết quả chẳng được như ý, hãy ghi chú lại việc bạn đã làm hỏng chúng thế nào. Nghĩ về nó vào lúc khác trong đêm đó và nghĩ xem liệu bạn có thể nấu món này theo cách khác không. Bạn cũng nên theo dõi quá trình thành công. Bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục học hỏi mặc cho những lần phạm sai lầm nếu bạn có thể theo dõi suốt quá trình thực hiện chúng và tán dương điều mình làm tốt. Tuy nhiên chỉ tập trung tiêu cực là không có ích. 3 Tập trung cho mục tiêu “trở nên tốt hơn” thay vì mục tiêu “làm tốt”. Mục tiêu “làm tốt” khiến bạn có những mong đợi phi thực tế, nhất là khi bạn vừa bắt đầu một việc gì đó. Nếu đưa ra mục tiêu “làm tốt”, bạn đánh cược và nói với bản thân rằng bạn muốn thành công để trở thành người tốt. Trái lại, mục tiêu “trở nên tốt hơn” lại có ý nghĩa về sự tiến bộ. Lúc này, bạn không phải cần đến những thành tích vô nghĩa để thấy bản thân tốt đẹp. Mục tiêu của bạn là sự tiến bộ chứ không phải là sự hoàn hảo.[19] Ví dụ, tập trung vào mục tiêu “trở nên tốt hơn” là khi bạn tìm hiểu cách các gia vị khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến mùi vị của thức ăn, thay vì mục tiêu “làm tốt” là khi bạn muốn làm bếp trưởng ngay lập tức. 4 Thực hành một cách cẩn trọng. Thời gian không phải là yếu tố hữu ích duy nhất giúp bạn rút ra bài học từ sai lầm. Sẽ hữu ích khi bạn tiến về phía trước với một mục tiêu cụ thể. Điều này giải thích tại sao bạn cần xác định mình sai ở đâu và lý do là gì. Nhận thức được những gì bạn đang làm sai, trả lời được tại sao, sẽ giúp tạo ra kế hoạch thực hành và nâng cao năng lực bản thân. Ví dụ, nếu đang cố gắng thành thạo một kỹ năng nấu ăn căn bản như việc nấu mì, thì hãy thực hành nhiều lần cho đến khi bạn có khả năng kiểm soát thời gian nấu chuẩn xác. Có thể sẽ tốn ít thời gian để tạo ra món mì có độ mềm mại yêu thích, tuy nhiên bạn luyện tập càng nhiều, thì bạn sẽ càng có khả năng đạt được mục tiêu. 5 Nhờ đến sự giúp đỡ. Không có gì phải xấu hổ khi nhờ đến sự giúp đỡ cho việc bạn chưa nắm rõ. Đặt cái tôi qua một bên và học hỏi từ người có nhiều kinh nghiệm hơn là một cách hay để tiến bộ, đặc biệt là khi bạn đang rất nóng lòng thực hiện mà không biết cách thực hiện.[20] Ví dụ, hỏi đầu bếp ở nhà hàng yêu thích hoặc một thành viên trong gia đình, người có nhiều kinh nghiệm nấu nướng khi bạn không biết cách xoay sở nấu món ăn căn bản. 6 Tin vào khả năng của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người tin rằng bản thân có thể rút ra bài học từ sai lầm là người thực sự có khả năng học từ sai lầm hơn những người khác. Biết rằng mình có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ sai lầm là môt bước cần thiết để bạn thực sự học được điều đó.[21] Sau một sai sót như nấu cháy một món ăn, hãy nói với chính mình rằng: “Tôi có thể rút ra bài học từ điều này. Kinh nghiệm này rất có ích. Bây giờ tôi biết cách điều chỉnh nhiệt độ của bếp ăn thấp hơn”. 7 Hiểu rằng lý do không giống như lời bào chữa. Chúng ta được bảo là không nên bào chữa cho sai lầm của mình, tuy nhiên lời bào chữa thì khác với việc biết được 'lý do' của sai lầm.[22] Nếu bữa ăn bạn đang nấu không ngon như mong đợi, nhận ra bạn đã làm sai ở điểm nào, chẳng hạn như do bạn không làm theo đúng công thức hay do bạn nêm nhầm đường thành muối. Đó là lý do, không phải là bào chữa. Tìm ra nguyên nhân của sai lầm sẽ giúp bạn làm tốt hơn trong thời gian sắp tới vì nó sẽ cho thấy bạn đã sai ở đâu. Một số lý do khác mà bạn cần chú ý: Tham dự một sự kiện muộn vì không dậy sớm đúng giờ. Bị ghi tên vì làm hỏng một dự án vì đã không hỏi rõ mọi việc từ đầu. Thi trượt vì không chịu học bài hoặc vì đã không ưu tiên cho việc học. 8 Cho bản thân thời gian. Đôi khi bạn có thể rút ra bài học từ một lần mắc lỗi duy nhất. Tuy nhiên, nó không luôn luôn như vậy. Để có thể học từ sai lầm, chúng ta phải phạm lỗi một vài lần. Có thể sẽ khó nắm bắt từ lúc đầu, nên hãy cho bản thân thời gian khi phạm cùng một sai lầm vài lần trước khi bạn trở nên cáu gắt.[23] Lời khuyên Tha thứ cho bản thân nếu bạn liên tục phạm cùng một sai lầm. Cũng là điều bình thường khi bạn gặp nhiều khó khăn trong một lĩnh vực nào đó. Cảnh báo Tránh suy nghĩ bạn miễn nhiễm với sai lầm, cho dù bạn rất giỏi ở lĩnh vực nào đó. Suy nghĩ này chỉ khiến bạn thấy khó khăn hơn nếu phạm sai lầm. Trang nội dung Chỉnh sửa Thảo luận Cách để Ngừng mơ mộng quá nhiều 4 Phương pháp:Phân tích các dấu hiệu mơ mộng của bạnÁp dụng kỹ thuật giảm thiểu mộng tưởngTăng cường tập trung và chú ýTham gia hoạt động duy trì sự chú ý Nếu những mộng tưởng đang ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của bạn, đây có thể là dấu hiệu nhắc nhở bạn cải thiện khả năng tập trung và chỉ mơ mộng khi tới giờ ngủ. Để giảm bớt thời gian mơ mộng, bạn nên bắt đầu tìm hiểu mức độ và mục đích mơ mộng của mình. Sau đó, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu mơ mộng, tăng cường tập trung và tham gia những hoạt động duy trì sự chú ý của bản thân. Các bước Phương pháp 1 Phân tích các dấu hiệu mơ mộng của bạn 1 Hiểu mục đích mơ mộng của bạn. Biết được lý do bạn có xu hướng mơ mộng là điều cốt yếu để học cách thay đổi thói quen này. Nếu không biết nguyên nhân dẫn tới một sự việc nào đó (không nắm bắt được vấn đề thực sự), bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để đưa ra giải pháp. Đôi khi mọi người mơ mộng nhằm mục đích tránh xa căng thẳng hoặc những cảm xúc đau đớn khác.[1] Thế giới tưởng tượng cho phép họ được giải thoát và tránh xa những cảm xúc tiêu cực. Mơ mộng cũng có thể là cách xoa dịu bản thân khi bạn tưởng tượng những ước mơ của mình trở thành sự thật.[2] Thêm vào đó, việc mơ tưởng cũng có thể liên quan tới nhu cầu quên đi một số thông tin nhất định (chấn thương, hoàn cảnh đau thương, v.v). Mộng tưởng còn khiến bạn quên đi những thông tin hay ký ức từng có trước đây.[3] Lên danh sách những loại mộng tưởng bạn thường có cũng như suy nghĩ của bạn về chức năng của chúng. Ví dụ, bạn xác định rằng mình thường mơ mộng về những cuộc trò chuyện cùng bạn bè, chúng giúp bạn dự đoán những điều có thể sẽ xảy ra và luyện tập phản ứng phù hợp. Một ví dụ khác là khi mơ mộng về việc mua một căn nhà, bạn sẽ hướng tới những ngày tươi đẹp hơn và hy vọng ở tương lai. Tự hỏi bản thân, “nhìn chung, mục đích mơ mộng của mình là gì?” Bạn mơ mộng để tìm chốn giải thoát, phân tán suy nghĩ của bản thân, khiến mình cảm thấy tốt hơn hay giết thời gian? 2 Nhận ra những dấu hiệu mơ mộng. Hiểu rõ dấu hiệu của những mộng tưởng giúp bạn phát triển cách thức tài tình để giảm thiểu từng loại mộng tưởng đó.[4] Phần lớn thời gian mơ mộng của bạn là ở trường hoặc ở nơi làm việc? Liệu những hoàn cảnh nhất định có kích thích hành vi mơ mộng ở bạn? Xác định tần suất mơ mộng. Đặt chuông báo sau một tiếng. Trong suốt một giờ đó, hãy ghi lại những mốc thời gian đầu óc bạn trôi dạt theo mộng tưởng. Ví dụ, ngay khi nhận ra mình đang mơ mộng, hãy đánh dấu vào một tờ giấy và tiếp tục như vậy. Hành động này sẽ tăng cường nhận thức của bạn về khoảng thời gian mình thực sự mơ mộng. Đôi khi sẽ mất vài phút để bạn nhận ra mình đang mơ mộng, hoàn toàn ổn thôi, bạn chỉ cần ghi lại từng thời điểm đó. 3 Xác định hệ quả tiêu cực. Nếu việc mơ mộng dẫn tới những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của bạn, ví dụ như gián đoạn trong công việc, học tập, các mối quan hệ hay nghĩa vụ cá nhân, thói quen đó đang đi quá giới hạn và sẽ gây hại. Không may, tâm trí lang thang cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn chán.[5] Liệt kê các hệ quả tiêu cực phát sinh từ thế giới tưởng tượng phong phú của bạn. Danh sách này có thể bao gồm: dành ít thời gian bên gia đình hay bạn bè, kết quả học tập sút kém vì không thể tập trung, không hoàn thành công việc do bị xao nhãng bởi mộng tưởng, bạn bè và gia đình cảm thấy không được lắng nghe vì bạn đang mơ mộng. Phương pháp 2 Áp dụng kỹ thuật giảm thiểu mộng tưởng 1 Cải thiện nhận thức. Đầu tiên, bạn phải nhận thức được hành vi mơ mộng của bản thân khi chúng xuất hiện để tạo ra thay đổi. Khi đã xác định rõ mục đích, dấu hiệu và hậu quả của những mộng tưởng, sẽ có lợi khi bạn bắt đầu lưu ý tới thời điểm mình mơ mộng.[6] Những dấu hiệu mơ mộng có thể bao gồm các hành động sau: ngừng nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp, gặp khó khăn để tập trung vào công việc mình đang làm, không nhớ những điều vừa đề cập trong cuộc trò chuyện, có những suy nghĩ không liên quan đến hoàn cảnh hiện tại, có những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người khác hoặc tưởng tượng ra những sự kiện trong đầu bạn. 2 Viết sổ ghi chép mộng tưởng. Khi đã xác định rằng mình đang mơ mộng, hãy ngừng ngay lập tức và viết về điều mà mình vừa mơ tưởng đến, thời điểm, hoàn cảnh hoặc không gian khi đó, cũng như khoảng thời gian tâm trí bạn lang thang.[7][8] Hành động này sẽ giúp bạn nhận thức thời điểm mình mơ mộng, cũng như hiểu rõ hơn về các dấu hiệu hành vi của bản thân. Đặt câu hỏi về tác dụng của những mộng tưởng đó. Tự hỏi, liệu việc mơ mộng có giúp ích chút nào cho bạn không? 3 Đặt ra phương hướng và giới hạn cho những mộng tưởng của bạn. Một số mộng tưởng nhất định có thể dẫn tới những hệ quả tiêu cực. Ví dụ, mơ mộng về những người mà bạn không biết rõ sẽ khiến bạn thấy thêm phần cô đơn.[9] Tuy nhiên, tưởng tượng về những người thân cận sẽ tăng cường cảm giác gắn kết và thỏa mãn trong cuộc sống.[10] Lựa chọn giới hạn phù hợp để khi vượt quá chúng, bạn có thể nhận ra rằng mình phải ngừng mơ mộng. Một số giới hạn có thể là những cử chỉ thân mật, việc tiêu pha những khoản tiền lớn hoặc hành vi bạo lực quá khích. Thi thoảng khi bạn lạc lối trong những giấc mơ và tiêu tốn thời gian của bản thân, hãy nhìn đồng hồ. Đeo đồng hồ nhắc nhở bạn rằng việc sống trọn từng phút giây là điều đáng quý, bởi phút giây đó sẽ không bao giờ quay trở lại! 4 Lưu tâm tới mộng tưởng của bạn. Việc để tâm trí lang thang có thể giúp bạn tự ngẫm nghĩ và cố gắng thực hiện các mục tiêu cá nhân.[11] Các kỹ thuật hình ảnh và hình dung khá phổ biến trong trị liệu, đặc biệt trong quá trình điều trị lo âu và trầm cảm. Bằng những kỹ thuật hình dung, bạn có thể khiến mộng tưởng của mình xoay quanh những điều có ích và hỗ trợ thư giãn. Một ví dụ về bài tập hình ảnh là nhắm mắt lại và tưởng tượng bản thân ở một nơi an toàn.[12] Đó có thể là một bãi biển, phòng ngủ của bạn, nhà thờ hay bất kỳ địa điểm nào khiến bạn cảm thấy an toàn, yên tâm và thư giãn. Tưởng tượng cảm giác của bạn khi ở nơi này. Lưu ý đến nhiệt độ, không khí, cảm giác cơ thể cũng như những cảm xúc khác mà bạn có. Liệu có ai khác cũng đang ở nơi an toàn cùng bạn không? Bạn đang làm gì ở đó? Hãy ở lại nơi an toàn cho tới khi hoàn toàn thư giãn và sẵn sàng mở mắt. Nhiều nguồn trực tuyến có thể hướng dẫn bạn trong suốt bài tập kỹ thuật hình ảnh.[13][14] 5 Đứng dậy và đi lại xung quanh. Ngay khi nhận ra mình đang mơ mộng, hãy đứng dậy và hoạt động tích cực. Cách thức này ít nhiều giải tỏa năng lượng cơ thể, giúp tâm trí bạn tập trung trở lại và giảm thiểu thời gian mơ mộng.[15] Thử giãn cơ. Vươn tay lên cao hết mức có thể khi bạn chưa cảm thấy khó chịu. Sau đó, xoạc chân sang hai bên khi đang đứng và cố hết sức để chạm tay xuống đất (tới mức mà bạn vẫn còn cảm thấy thoải mái). Bạn có thể bật nhảy kiểu jumping jacks, chạy tại chỗ hoặc lắc tay. Thử các động tác vận động tích cực, an toàn và phù hợp với địa điểm cũng như hoàn cảnh của bạn. 6 Tự thưởng vì đã tập trung. Mỗi lần bạn hoàn thành công việc mà không mơ mộng, hãy tự thưởng cho mình. Ý tưởng trên dựa vào lý thuyết về củng cố tích cực, một yếu tố của điều kiện thao tác, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động này tăng cường hành vi tích cực (ví dụ như duy trì sự chú ý).[16] Hành động trên cũng đặt ra giới hạn cá nhân (bạn sẽ không chơi đùa cho tới khi hoàn thành công việc) và tạo kỳ vọng để bạn hướng tới (phần thưởng). Tự thưởng cho mình một món đồ ưa thích, ví dụ như một chiếc kẹo hoặc đồ ăn vặt. Bạn cũng có thể tự thưởng cho mình 5 phút giải lao. Việc nghỉ ngơi phù hợp thậm chí còn tăng cường hiệu suất công việc của bạn. Hãy sử dụng thời gian này để làm điều mình muốn, ví dụ như chơi điện tử hoặc nhắn tin cho bạn bè. 7 Cân nhắc điều trị. Mơ mộng quá mức có thể trở thành vấn đề nếu việc đó gây phiền toái tới cuộc sống của bạn, chẳng hạn như những khó khăn trong mối quan hệ, trường học, năng lực thực hiện công việc hoặc những hoạt động hàng ngày khác. Nếu đây là trường hợp của bạn, điều trị có thể là lựa chọn có lợi.[17] Liên hệ với nhà tâm lý học (bác sĩ tâm lý – PsyD, hoặc tiến sĩ tâm lý – PhD), chuyên gia trị liệu liên quan đến hôn nhân và gia đình (MFT), hoặc bác sĩ tâm thần (MD). Phương pháp 3 Tăng cường tập trung và chú ý 1 Thử bài tập chánh niệm. Khi mơ mộng, bạn đang tập trung vào mộng tưởng hoặc suy nghĩ của chính mình – những điều không liên quan tới vạn vật hiện hữu quanh bạn. Chánh niệm là sự hiện hữu trong hiện tại.[18] Thử ăn loại quả mà bạn yêu thích và tập trung vào cảm giác, vẻ ngoài và hương vị của loại quả đó. Sử dụng nguồn trực tuyến để tìm hiểu về chánh niệm và thử các kỹ thuật chánh niệm.[19] 2 Áp dụng kỹ thuật tiếp đất. Kỹ thuật này tách bạn khỏi những đau đớn về cảm xúc, đặc biệt hữu dụng khi bạn phải đối phó với những tình huống và cảm xúc khó khăn, đồng thời là biện pháp lành mạnh và có lợi thay thế mơ mộng hay tưởng tượng hão huyền. Tiếp đất có thể được thực hiện ở mọi hoàn cảnh và thời điểm tùy ý, giúp tâm trí bạn tập trung trở lại. Khi đã thực hiện các bài tập tiếp đất, hãy quay lại với nhiệm vụ hoặc công việc ban đầu của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng mình tập trung tốt hơn sau khi áp dụng một kỹ thuật tiếp đất cụ thể. Đọc tên một số đồ vật khác nhau trong phòng bạn và công dụng của chúng. Bạn cũng có thể kể tên một số màu sắc hay loài động vật mà mình nghĩ ra. Nhớ rằng bạn không được dành quá nhiều thời gian cho kỹ thuật tiếp đất, hay bạn chỉ áp dụng kỹ thuật này như một dạng thức mơ mộng khác. Giới hạn luyện tập trong 1 phút, và quay lại với công việc mà bạn đã thực hiện. 3 Ngủ đủ giấc. Ngủ không ngon giấc sẽ dẫn tới mơ mộng nhiều hơn.[20] Nếu không để trí óc nghỉ ngơi vào ban đêm, tâm trí bạn sẽ tăng động trong ngày. Với những người có vấn đề về giấc ngủ, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm, lo âu hay những vấn đề bệnh lý khác cũng sẽ cao hơn mức bình thường.[21] Xây dựng lịch ngủ (giờ ngủ và giờ thức dậy), và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Luyện tập kỹ thuật nghỉ ngơi và hít thở để giúp bạn ngủ vào mỗi đêm. 4 Nghỉ giải lao. Nếu những suy nghĩ đang khiến bạn mất tập trung, giờ giải lao sẽ có lợi cho bạn.[22] Đôi lúc việc mất tập trung là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã làm việc quá sức. Nghỉ giải lao có thể tăng cường hiệu suất công việc, đặc biệt là những công việc cần tư duy.[23] Thử đi dạo hoặc xuống phố. Làm điều mà bạn yêu thích trong vài phút, ăn vặt, nghe nhạc, hoặc xem vô tuyến. 5 Hoạt động cả thể chất và tâm trí. Nếu bạn bắt đầu mơ mộng khi bản thân không thực sự làm việc gì, chẳng hạn như ngồi yên một chỗ, hãy thử hoạt động tích cực hơn. Với những người gặp khó khăn trong chú ý, việc vận động đôi chút có thể giúp họ tập trung tốt hơn.[24][25] Lấy một chiếc gối, thú bông hoặc bóng giảm căng thẳng để chơi cùng. Một số người cho rằng nghe nhạc khi làm những công việc đơn giản giúp họ tập trung.[26] Âm nhạc phần nào đó đánh lạc hướng đầu óc, giúp tâm trí bạn chỉ xoay quanh điều quan trọng. Phương pháp 4 Tham gia hoạt động duy trì sự chú ý 1 Tìm kiếm những thú vui mới. Tham gia những hoạt động vui nhộn để bạn tập trung chú ý. Làm những điều đem lại cảm hứng cho bạn, ví dụ như đi bộ ở nơi có cảnh đẹp, thiền, nhìn ngắm các tác phẩm nghệ thuật, v.v. Thử các bài tập như đạp xe, đi bộ, chơi thể thao, khiêu vũ, thể dục thẩm mỹ và yoga. Tránh các hoạt động tăng cường mơ mộng, chẳng hạn như xem vô tuyến quá nhiều. Xem vô tuyến quá nhiều sẽ giảm sức sáng tạo ở bạn và tăng cường hành vi mơ mộng.[27] 2 Trò chuyện cùng một người bạn hoặc người thân trong gia đình. Những người nhận được ủng hộ xã hội thường có sức khỏe tinh thần tốt hơn.[28] Chúng ta cần hỗ trợ xã hội để giải quyết mọi vấn đề, kể cả chứng lang thang tâm trí hay mất tập trung. Lựa chọn người mà bạn hiểu rõ và cảm thấy thoải mái khi ở bên. Sau đó, hãy hỏi liệu họ có rảnh để nghe điện thoại và trò chuyện cùng bạn hay không, mỗi lúc bạn thấy mình đang mê mải trong một mộng tưởng nhất định. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người nhà nhắc nhở mình khi họ nhận ra rằng bạn đang mơ mộng. Điều này sẽ giúp bạn có trách nhiệm và tăng cường nhận thức về sự chú ý ngắn hạn của bản thân. 3 Lên kế hoạch ít hơn và làm nhiều hơn. Lên kế hoạch có thể là một hình thức mơ mộng, bởi bạn dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về một hoàn cảnh mà không thực sự đạt được gì cả. Đã tới lúc để ngừng mơ mộng và bắt tay vào thực hiện! Xây dựng lịch trình và tuân theo lịch trình đó. Nếu thấy mình đang mơ mộng, hãy đứng dậy và thay đổi hoàn cảnh hoặc làm điều gì đó có ích. Khi đang trôi dạt theo mộng tưởng, nhẹ nhàng đưa mình trở lại công việc mà bạn đã thực hiện trước khi tâm trí bắt đầu lang thang. Hãy chấp nhận và không phán xét bản thân. Lời khuyên Theo đuổi ước mơ của bạn. Nếu có một ước mơ mà bạn biết mình có thể đạt được, hãy cố gắng hướng tới điều đó! Việc đạt được ước mơ sẽ ngăn cản các vấn đề khác chắn đường bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhay_hoc_hoi_tu_nhung_lan_vap_nga_189.docx
Tài liệu liên quan