Việc tiến hành hai xét nghiệm cùng lúc trên
lâm sàng nhằm mục đích hạn chế nhược điểm
của từng xét nghiệm, rút ngắn thời gian chẩn
đoán, giảm chi phí và thời gian đi lại của bệnh
nhân cũng là một ý kiến đáng ghi nhận. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy tổ hợp hai xét
nghiệm glucose huyết khi đói và HbA1c cho kết
quả gần tương đồng nhất với “tiêu chuẩn vàng”
của nghiên cứu (4,5% so với 4,1%). Nghiệm pháp
dung nạp glucose và glucose huyết khi đói có
thể tiến hành ở những nơi chưa triển khai được
xét nghiệm HbA1c theo phương pháp sắc ký
lỏng (5% so với 4,1%). Tổ hợp xét nghiệm HbA1c
và nghiệm pháp dung nạp glucose không được
khuyến khích vì cho kết quả cao gấp 1,5 lần so
với “tiêu chuẩn vàng” (6,4% so với 4,1%).
Nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm
sáng tỏ thêm vai trò của các xét nghiệm trong
chẩn đoán đái tháo đường. Nghiên cứu được
tiến hành lần đầu tiên bằng huyết tương tĩnh
mạch trên một số lượng lớn bệnh nhân và được
xét nghiệm tại một trung tâm duy nhất nên kết
quả khá tin cậy. Kết quả nghiên cứu này có thể
cung cấp thêm dữ liệu giúp các bác sỹ thực hành
lâm sàng quyết định sẽ sử dụng xét nghiệm hoặc
các xét nghiệm nào để rút ngắn thời gian và cải
thiện sự chính xác trong chẩn đoán bệnh đái
tháo đường. Khả năng ứng dụng kết quả của
nghiên cứu này là tại thành phố Hồ chí Minh với
các điều kiện xét nghiệm sẵn có. Chưa thể mở
rộng ứng dụng cho các địa phương khác do có
sự khác nhau về điều kiện xét nghiệm.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu HBA1C, Glucose huyết đói và Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose trong chẩn đoán đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
37
HBA1C, GLUCOSE HUYẾT ĐÓI
VÀ GLUCOSE HUYẾT 2 GIỜ SAU NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP
75G GLUCOSE TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trần Quang Khánh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Đánh giá tỷ lệ đái tháo đường trong dân số nghiên cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(Thành phố Hồ Chí Minh) theo các tiêu chí chẩn đoán dựa trên glucose huyết tương tĩnh mạch khi đói, HbA1c,
glucose huyết tương tĩnh mạch hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp 75g glucose; (2) Xác định xét nghiệm hoặc tổ
hợp xét nghiệm nào cho kết quả chẩn đoán bệnh đái tháo đường gần với tiêu chuẩn vàng chẩn đoán đái tháo
đường trong nghiên cứu này là bệnh nhân phải thỏa cả ba trị số.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang bao gồm các đối tượng trên 18 tuổi chưa từng được chẩn đoán
đái tháo đường cho đến thời điểm nghiên cứu. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường được dựa trên tiêu chí chẩn
đoán do Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ đề nghị năm 2009 và được Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới và Tổ
chức Sức khỏe Thế giới chấp thuận năm 2011: (1) glucose huyết tương tĩnh mạch khi đói ≥ 7 mmol/L, (2) glucose
huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥ 11 mmol/L, (3) HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện
bằng phương pháp sắc k ý lỏng cao áp.
Kết quả: có 1010 đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm 721 (71,4%) nữ và 298 (28,6%) nam. Độ tuổi
trung bình của dân số nghiên cứu là 51,1 tuổi. Cân nặng trung bình 58,9 kg và chỉ số khối cơ thể trung bình là
23,9. Tỷ lệ đái tháo đường trong dân số nghiên cứu lần lượt là 5,8% (sử dụng tiêu chí glucose huyết khi đói),
12% (sử dụng tiêu chí glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose), 8,7% (nếu sử dụng tiêu chí HbA1c),
và 4,1% (sử dụng cả ba tiêu chí). Tổ hợp xét nghiệm gồm glucose huyết khi đói và HbA1c được xem là tổ hợp xét
nghiệm cho kết quả gần đúng nhất với “tiêu chuẩn vàng” (4,5% so với 4,1%).
Kết luận: Tỷ lệ đái tháo đường sử dụng tiêu chí glucose huyết tương khi đói gần tương đồng nhất với tỷ lệ
đái tháo đường được chẩn đoán theo “tiêu chuẩn vàng” (sử dụng cả ba tiêu chí). Dùng tiêu chí HbA1c đơn
thuần làm tăng gấp đôi tỷ lệ đái tháo đường so với tỷ lệ theo “tiêu chuẩn vàng”. Dùng tiêu chí nghiệm pháp
dung nạp glucose đơn thuần làm tăng gấp ba tỷ lệ đái tháo đường được chẩn đoán theo “tiêu chuẩn vàng”.Tổ
hợp hai xét nghiệm glucose huyết khi đói và HbA1c là phù hợp để rút ngắn thời gian chẩn đoán, tiết kiệm chi phí
và thời gian đi lại của bệnh nhân.
Từ khóa: đái tháo đường, glucose huyết khi đói, nghiệm pháp dung nạp glucose, HbA1c
ABSTRACT
ROLE OF HBA1C, FASTING PLASMA GLUCOSE, AND ORAL GLUCOSE TOLERANCE TEST
IN THE DIAGNOSIS OF DIABETES MELLITUS
Tran Quang Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 ‐ 2014: 37 ‐ 43
Objective: (1) to evaluate the prevalence of diabetes mellitus in the studied population at Nguyen Tri
Phuong hospital (Ho Chi Minh City), with diagnosis made by criteria of fasting plasma glucose, HbA1c, and two
hour plasma glucose in an oral glucose tolerance test; (2) to determine which test or which combination of tests
could yield diabetes prevalence close to that given by gold standard when all of these above‐mentioned criteria
were met.
* Bộ Môn Nội Tiết ‐ Đại Học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Quang Khánh, ĐT: 0903882968, Email: khanh.tran007@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
38
Methods: A cross sectional study of people over 18 years old who had never been diagnosed with diabetes
mellitus before. Diagnosis was made based on diagnostic criteria for diabetes mellitus suggested by American
Diabetes Association in 2009 and accepted later by International Diabetes Federation and World Health
Organization in 2011: (1) fasting plasma glucose ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L), (2) 2‐h plasma glucose ≥ 200 mg/dl
(11.1 mmol/l) during an oral glucose tolerance test, (3) HbA1c ≥ 6.5%. HbA1c was measured by high
performance liquid chromatography method.
Results: There are 1010 participants in our study, including 721 (71.4%) females and 298 (28.6%) males.
The average age of these subjects was 51.1 years. They had an average weight of 58.9 kg and an average body mass
index of 23.9. The prevalence of diabetes mellitus in our population was 5.8%, 12%, 8.7% and 4.1% when we
used the diagnostic criteria for fasting plasma glucose, 2‐hour plasma glucose in an oral glucose tolerance test,
HbA1C, and all of these three tests, respectively. The combination of fasting plasma glucose and HbA1c gave us
the closest prevalence to that given by the “gold standard test” (4.5% compared to 4.1%).
Conclusion: The prevalence of diabetes mellitus using fasting plasma glucose criteria was the closest
compared to that given by the “gold standard” (using all of three criteria). Using HbA1c alone as a diagnostic test
doubled the diabetes prevalence that was noted according to the gold standard test. Using oral glucose tolerance
test alone as a diagnostic test tripled the diabetes prevalence noted based on the gold standard test. Combination of
fasting plasma glucose and HbA1c as a diagnostic test was appropriate for application, which could make
diagnosis faster and save time, money for the patients as well.
Keywords: diabetes mellitus, fasting plasma glucose, oral glucose tolerance test, HbA1C
MỞ ĐẦU
Bệnh đái tháo đường không chỉ là một trong
những bệnh không lây nhiễm thường gặp nhất
mà còn được xem là một đại dịch trong thế kỷ
21. Việt nam là một quốc gia đang phát triển và
do đó cũng là một trong số những quốc gia có tỷ
lệ đái tháo đường tăng rất nhanh. Liên đoàn Đái
tháo đường Thế giới ước tính đến năm 2025 Việt
nam sẽ nằm trong số 10 quốc gia có dân số đái
tháo đường cao nhất Á châu. Cùng với các biến
chứng mạn tính, bệnh đái tháo đường thật sự là
một gánh nặng kinh tế không những cho bản
thân người bệnh và gia đình mà còn là một gánh
nặng cho nền kinh tế y tế nói chung. Vì vậy, việc
chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường mang một
tầm quan trọng rất lớn trong việc hoạch định
chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng của
ngành y tế.
Tiêu chí glucose huyết tương tĩnh mạch
nhịn đói ít nhất 8 giờ qua đêm (≥ 7 mmol/L) và
tiêu chí glucose huyết tương bất kỳ (≥ 11,1
mmol/L) nếu có kèm theo triệu chứng lâm
sàng của tình trạng tăng glucose huyết thường
được áp dụng nhất trên lâm sàng. Trong khi
đó, glucose huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung
nạp 75 g glucose (≥ 11,1 mmol/L) được xem là
tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh đái
tháo đường. Tuy nhiên, nghiệm pháp dung
nạp glucose rất phức tạp về mặt chuẩn bị bệnh
nhân, tốn nhiều thời gian và ít khi được sử
dụng trên lâm sàng. Ngoài ra, tính lặp lại của
nghiệm pháp này rất thấp, chỉ khoảng 53%‐
58%(5). Glucose huyết mặc dù là một xét
nghiệm đơn giản và rẻ tiền nhưng lại bị tác
động bởi nhiều yếu tố khác như sử dụng
thuốc, tình trạng stress, bệnh đi kèm, chế độ
ăn, vận động thể lực, kỹ thuật xét nghiệm,...Do
đó cũng như nghiệm pháp dung nạp glucose,
tính lặp lại của xét nghiệm này cũng không
cao, chỉ khoảng 70%(9). Quan trọng hơn,
glucose huyết chỉ phản ảnh nồng độ glucose ở
một thời điểm nhất định và không tương hợp
với glucose huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung
nạp 75 g glucose(15). Trước các thách thức này,
từ năm 2009, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ
(ADA) đã chính thức đề nghị đưa xét nghiệm
HbA1c (≥ 6,5%) vào tiêu chí chẩn đoán và
được sự chấp thuận của Tổ chức Sức khỏe Thế
giới (WHO) và Liên đoàn Đái tháo đường thế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
39
giới (IDF) hai năm sau đó(13). Tuy có nhiều ưu
điểm hơn glucose huyết tương khi đói và
glucose huyết 2 giờ sau nghiêm pháp dung
nạp glucose, xét nghiệm HbA1c lại đòi hỏi
những tiêu chuẩn khắt khe về việc chuẩn hóa
theo phương pháp đã dùng trong các nghiên
cứu DCCT/UKPDS. Một phân tích gộp cho
thấy điểm cắt HbA1c để chẩn đoán đái tháo
đường không hằng định. HbA1c cũng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, và nhất
là chủng tộc(1).
Tại Việt nam cho đến thời điểm hiện tại,
glucose huyết khi đói vẫn được xem là xét
nghiệm đầu tay để chẩn đoán bệnh đái tháo
đường. Năm 2004, một nghiên cứu sử dụng tiêu
chí này đã cho kết quả tỷ lệ bệnh đái tháo đường
tại Thành phố Hồ chí Minh là 6,6%(6). Năm 2010,
một nghiên cứu khác cũng tại Thành phố Hồ
Chí Minh sử dụng tiêu chí glucose huyết 2 giờ
sau nghiệm pháp uống 75g glucose đã cho kết
quả tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 11%(11). Chưa có
nghiên cứu nào sử dụng HbA1c như một xét
nghiêm duy nhất để chẩn đoán đái tháo đường
theo khuyến cáo của các hiệp hội chuyên ngành
và Tổ chức sức khỏe Thế giới. Trong nghiên cứu
này, glucose huyết khi đói, glucose huyết hai giờ
sau nghiệm pháp dung nạp 75g glucose và
HbA1c được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái
tháo đường. Chúng tôi sẽ đánh giá tỷ lệ đái tháo
đường theo từng tiêu chí chẩn đoán và xác định
xét nghiệm hay tổ hợp xét nghiệm nào có kết
quả gần tương đồng với tỷ lệ đái tháo đường
dựa trên tiêu chí thỏa cả ba trị số glucose huyết
khi đói, HbA1c và glucose huyết hai giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi gồm hai mục
tiêu: (1) xác định tỷ lệ đái tháo đường theo
từng tiêu chí chẩn đoán gồm glucose huyết khi
đói, HbA1c và glucose huyết hai giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose và (2) xác định
xét nghiệm hoặc tổ hợp xét nghiệm nào cho
kết quả chẩn đoán bệnh đái tháo đường gần
với tiêu chuẩn vàng chẩn đoán đái tháo đường
trong nghiên cứu này là bệnh nhân phải thỏa
cả ba trị số.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu cắt ngang bao gồm
1010 đối tượng từ 18 đến 85 tuổi tham gia.
Thông báo tuyển đối tượng nghiên cứu được
đăng tải trên phương tiện truyền thông và báo
chí hai tháng trước khi tiến hành. Các đối
tượng là người chưa từng được chẩn đoán đái
tháo đường từ trước đến thời điểm tham gia
nghiên cứu, không sử dụng bất kỳ một loại
thuốc điều trị đái tháo đường nào, không có
bệnh lý về thận. Các đối tượng sẽ được phỏng
vấn, ghi nhận các chỉ số nhân trắc học và thực
hiện các xét nghiêm cận lâm sàng. Các xét
nghiêm cận lâm sàng bao gồm glucose huyết
tương tĩnh mạch nhịn đói ít nhất 8 giờ qua
đêm (đã được ghi rõ trong thông báo tuyển
chọn), HbA1c, và glucose huyết 2 giờ sau khi
uống 75g glucose sau khi thỏa thuận tham gia
nghiên cứu được ký. Các đối tượng tham gia
nghiên cứu sẽ được lấy máu tĩnh mạch khi đói
để thực hiện xét nghiệm glucose huyết khi đói
và HbA1c. Sau đó, đối tượng tham gia nghiên
cứu được cho uống 250ml dung dịch glucose
30% và được ngồi nghỉ ngơi tại chỗ. Xét
nghiệm glucose huyết được thực hiện lần thứ
nhì sau 120 phút và được xem là glucose huyết
2 giờ sau khi uống 75g glucose. Tất cả các mẫu
xét nghiệm sẽ được vận chuyển ngay và được
phân tích tại Trung tâm Medic Thành phố Hồ
Chí Minh. HbA1c được tiến hành phân tích
bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (high
pressure liquid chromatography).
KẾT QUẢ
Bảng 1 trình bày đặc điểm chung của đối
tượng tham gia nghiên cứu. Các đối tượng
tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là
51, chỉ số khối cơ thể ở mức trung bình, không
tăng huyết áp, không đái tháo đường theo cả
ba tiêu chí glucose huyết khi đói, HbA1c và
glucose huyết hai giờ sau nghiệm pháp dung
nạp glucose.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
40
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của dân số nghiên cứu
Trung vị (*) min max SE
Tuổi (năm) 51 18 85 0,3
Chiều cao (mét) 1,56 1,34 1,83 0
Cân nặng (kg) 58 31 121 0,32
BMI (kg/m2) 23,73 14,67 42,86 0,1
Huyết áp tâm thu (mmHg) 120 90 190 0,42
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
70 60 100 0,26
Vòng eo (cm) 81 54 132 0,3
Glucose huyết khi đói
(mmol/L)
5,1 3,6 21,3 0,05
HbA1c (%) 5,4 3,9 14 0,03
Glucose sau 120 phút
(mmol/L)
6,7 2,8 35,1 0,13
(*) Biểu diễn bằng trung vị do các biến số không tuân theo
luật phân phối chuẩn (ShapiSro‐Wilk normaliti test, p <
0,05).
Chúng tôi cũng ghi nhận có sự tương quan ở
mức độ trung bình giữa các trị số glucose huyết
khi đói, HbA1c và glucose huyết hai giờ sau khi
làm nghiệm pháp dung nạp glucose (r=0,45, p <
0,0001).
Tỷ lệ đái tháo đường trong dân số nghiên
cứu được ghi nhận trong bảng 2. Nếu chỉ sử
dụng tiêu chí glucose huyết khi đói để chẩn
đoán thì tỷ lệ đái tháo đường trong dân số
nghiên cứu là 5,8%. Nếu chỉ sử dụng tiêu chí
HbA1c để chẩn đoán thì tỷ lệ đái tháo đường
sẽ là 8,7%. Nếu chỉ sử dụng nghiệm pháp
dung nạp glucose để làm tiêu chí chẩn đoán
thì tỷ lệ đái tháo đường sẽ là 12%. Nếu chẩn
đoán đái tháo đường phải thỏa cả ba tiêu chí
chẩn đoán glucose huyết khi đói, HbA1c và
nghiệm pháp dung nạp glucose thì tỷ lệ đái
tháo đường sẽ là 4,1%.
Hình 1. Mối tương quan giữa glucose huyết khí đói,
HbA1c và glucose huyết hai giờ sau nghiệm pháp
dung nạp glucose.
(*) Spearmanʹs rank correlation: tương quan hạng
Spearman’s
Bảng 2: Tỷ lệ đái tháo đường theo các tiêu chí chẩn đoán
Tiêu chí chẩn đoán Không đái tháo đường Đái tháo đường
n % n %
Tiêu chí glucose huyết đói ≥ 126mg/dL 951 94,2 59 5,8
Tiêu chí OGTT ≥ 200mg/dL 889 88 121 12
Tiêu chí A1c≥ 6,5% 922 91,3 88 8,7
Tiêu chí glucose huyết đói ≥ 126mg/dL và OGTT≥ 200mg/dL 960 95,0 50 5,0
Tiêu chí glucose huyết đói≥ 126mg/dL và A1c≥ 6,5% 965 95,5 45 4,5
Tiêu chí A1c≥ 6,5% và OGTT≥ 200mg/dL 945 93,6 65 6,4
Tiêu chí glucose huyết đói≥ 126mg/dL và A1c≥ 6,5% và OGTT ≥ 200mg/dL 969 95,9 41 4,1
BÀN LUẬN
Chẩn đoán đái tháo đường luôn là một chẩn
đoán thận trọng đối với thầy thuốc. Việc chẩn
đoán đái tháo đường đồng nghĩa với việc bệnh
nhân phải sử dụng thuốc dài hạn và phải theo
một chế độ tư vấn cũng như quản lý bệnh rất
đều đặn và kiên trì nhằm phòng ngừa hoặc làm
chậm sự xuất hiện của các biến chứng. Việc chẩn
đoán xác định bệnh đái tháo đường hiện nay
vẫn dựa vào tiêu chí glucose huyết khi đói. Bệnh
nhân cần phải nhịn đói ít nhất tám giờ qua đêm
trước khi đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm
fbs
4 6 8 10 12 14
0.44
5
10
15
20
0.45
4
6
8
10
12
14
a1c
0.45
5 10 15 20 5 10 15 20 25 30 35
5
10
15
20
25
30
35
ogtt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
41
này. Ưu điểm chính của việc xét nghiệm glucose
huyết khi đói là rẻ tiền, thuận tiện, dễ thực hiện
ở nhiều cơ sở y tế với các máy xét nghiệm sinh
hóa tự động. Tuy nhiên, xét nghiệm glucose
huyết không hoàn toàn là một xét nghiệm đơn
giản. Điều tra NHANES III đã chứng minh rằng
chỉ có 70,4% bệnh nhân có glucose huyết khi đói
≥ 126 mg/dl trong lần xét nghiệm thứ nhất cũng
có trị số glucose huyết khi đói ≥ 126 mg/dl trong
lần xét nghiệm thứ nhì được tiến hành hai tuần
sau đó(10). Glucose huyết khi đói còn thay đổi
hằng ngày trên cùng một đối tượng và phụ
thuộc nhiều vào chế độ ăn, tình trạng vận động
thể lực, việc sử dụng thuốc cũng như tình trạng
stress của đối tượng được xét nghiệm. Nhiều
bệnh nhân lại cố ý ăn chế độ ăn năng lượng thấp
liên tục nhiều ngày trước khi đến xét nghiệm.
Việc bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất tám giờ quả
đêm cũng là một vấn đề khiến bệnh nhân không
cảm thấy thoải mái khi được lấy máu tĩnh mạch.
Một nghiên cứu tầm soát đái tháo đường trong
cộng đồng cho thấy chỉ có 3% đối tượng đến tầm
soát trong tình trạng nhịn đói qua đêm; chin
mươi bảy phần trăm còn lại được tầm soát bằng
glucose huyết bất kỳ(4). Glucose huyết cũng giảm
từ 5‐7% mỗi giờ do hiện tượng ly giải glucose. Vì
vậy một mẫu xét nghiệm có giá trị 126 mg/dl chỉ
còn khoảng 110 mg/dl sau hai giờ ở nhiệt độ
phòng(8). Cuối cùng kỹ thuật định lượng bằng
các phương pháp enzyme oxydase hay
hexokinase cũng dẫn đến kết quả không thống
nhất giữa các phòng xét nghiệm(7).
Nghiệm pháp dung nạp glucose trong
nhiều năm được xem là “tiêu chuẩn vàng” để
chẩn đoán đái tháo đường do tình trạng tăng
glucose huyết sau ăn được xem là xuất hiện
trước khi glucose huyết khi đói tăng. Nghiệm
pháp dung nạp 75 g glucose cũng được Hiệp
hội Đái tháo đường Hoa kỳ và Liên đoàn Đái
tháo đường Thế giới chấp thuận là một tiêu chí
để chẩn đoán đái tháo đường(14). Tuy nhiên
việc chuẩn bị bệnh nhân để thực hiện nghiệm
pháp dung nạp glucose tương đối phức tạp và
trong điều kiện thưc tế tại Việt nam thì hầu
như không khả thi. Tính lặp lại rất kém, tốn
nhiều thời gian và chi phí, cồng kềnh trong
việc thực hiện khiến cho nghiệm pháp dung
nạp glucose không được Hiệp hội Đái tháo
đường Hoa kỳ khuyến cáo là xét nghiệm được
ưu tiên chọn trong chẩn đoán(14).
Xét nghiệm HbA1c được khuyến cáo là một
xét nghiệm thuận tiện nhất để chẩn đoán bệnh
đái tháo đường. HbA1c phản ảnh tình trạng tăng
glucose huyết trong một thời gian khoảng 2‐3
tháng trước và có mối liên hệ chặt chẽ với biến
chứng võng mạc đặc trưng cho bệnh đái tháo
đường(12). Để xét nghiệm HbA1c, bệnh nhân
không cần phải nhịn đói và có thể lấy mẫu xét
nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Xét
nghiệm HbA1c cũng không bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như tình trạng stress, chế độ ăn và
việc sử dụng thuốc của bệnh nhân. Xét nghiệm
cũng tương đối ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố kỹ thuật(2). Những nhược điểm chính
của xét nghiệm HbA1c là không phải luôn luôn
sẵn có, đắt tiền, phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc
và tuổi tác và đặc biệt là điều kiện chuẩn hóa xét
nghiệm rất khắt khe(3).
Vấn đề sử dụng HbA1c trong tiêu chí chẩn
đoán đái tháo đường tại Việt nam nói chung và
tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều ý
kiến tranh luận. Khuyến cáo cập nhật gần đây
của Hiệp hội Đái tháo đường và Nội tiết Việt
nam (VADE) cũng đề nghị sử dụng tiêu chí này
một cách thận trọng để chẩn đoán đái tháo
đường do xét nghiệm này chưa được chuẩn hóa
theo các tiêu chuẩn xét nghiệm trong các nghiên
cứu DCCT và UKPDS. Với mục tiêu xác định tỷ
lệ đái tháo đường tại thành phố Hồ chí Minh
theo tiêu chí mới nhất vừa được Tổ chức Sức
khỏe Thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường Thế
giới chấp thuận, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đái
tháo đường trong dân số nghiên cứu lần lượt là
5,8%, 8,7% và 12% nếu chỉ sữ dụng một xét
nghiệm duy nhất là glucose huyết khi đói,
HbA1c và nghiệm pháp dung nạp glucose. So
với “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán đái tháo
đường là phải thỏa cả ba tiêu chí (tỷ lệ đái tháo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
42
đường là 4,1%) thì tiêu chí glucose huyết khi đói
vẫn là xét nghiệm phù hợp hơn cả. Trong điều
kiện tại thành phố Hồ chí Minh, nếu chỉ sử dụng
HbA1c là xét nghiệm duy nhất đề chẩn đoán đái
tháo đường thì tỷ lệ đái tháo đường sẽ tăng hơn
hai lần so với “tiêu chuẩn vàng”. Trong thực tế
lâm sàng, glucose huyết khi đói vẫn được xem là
xét nghiệm đầu tay để chẩn đoán đái tháo
đường. Trong khi đó nếu sử dụng nghiệm pháp
dung nạp 75 g glucose như một xét nghiệm duy
nhất thì sẽ tăng gấp ba tỷ lệ đái tháo đường so
với thực tế. Mối tương quan giữa ba xét nghiệm
này chỉ ở mức độ trung bình (r= 0,45); vì vậy nếu
bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng của
tình trạng tăng glucose huyết mạn tính thì
không thể kết luận bệnh nhân bị đái tháo đường
chỉ với một xét nghiệm duy nhất.
Việc tiến hành hai xét nghiệm cùng lúc trên
lâm sàng nhằm mục đích hạn chế nhược điểm
của từng xét nghiệm, rút ngắn thời gian chẩn
đoán, giảm chi phí và thời gian đi lại của bệnh
nhân cũng là một ý kiến đáng ghi nhận. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy tổ hợp hai xét
nghiệm glucose huyết khi đói và HbA1c cho kết
quả gần tương đồng nhất với “tiêu chuẩn vàng”
của nghiên cứu (4,5% so với 4,1%). Nghiệm pháp
dung nạp glucose và glucose huyết khi đói có
thể tiến hành ở những nơi chưa triển khai được
xét nghiệm HbA1c theo phương pháp sắc k ý
lỏng (5% so với 4,1%). Tổ hợp xét nghiệm HbA1c
và nghiệm pháp dung nạp glucose không được
khuyến khích vì cho kết quả cao gấp 1,5 lần so
với “tiêu chuẩn vàng” (6,4% so với 4,1%).
Nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm
sáng tỏ thêm vai trò của các xét nghiệm trong
chẩn đoán đái tháo đường. Nghiên cứu được
tiến hành lần đầu tiên bằng huyết tương tĩnh
mạch trên một số lượng lớn bệnh nhân và được
xét nghiệm tại một trung tâm duy nhất nên kết
quả khá tin cậy. Kết quả nghiên cứu này có thể
cung cấp thêm dữ liệu giúp các bác sỹ thực hành
lâm sàng quyết định sẽ sử dụng xét nghiệm hoặc
các xét nghiệm nào để rút ngắn thời gian và cải
thiện sự chính xác trong chẩn đoán bệnh đái
tháo đường. Khả năng ứng dụng kết quả của
nghiên cứu này là tại thành phố Hồ chí Minh với
các điều kiện xét nghiệm sẵn có. Chưa thể mở
rộng ứng dụng cho các địa phương khác do có
sự khác nhau về điều kiện xét nghiệm.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong dân số
nghiên cứu là 5,8% nếu sử dụng tiêu chí
glucose huyết nhịn đói qua đêm. Nếu chỉ sử
dụng xét nghiệm HbA1c đơn thuần thì tỷ lệ
đái tháo đường là 8,7%. Vì vậy trong thời điểm
hiện tại chưa nên sử dụng HbA1c làm tiêu chí
chẩn đoán đái tháo đường theo khuyến cáo
của Tổ chức Sức khỏe Thế giới và Liên đoàn
Đái tháo đường Thế giới. Để rút ngắn thời gian
chẩn đoán, tiết kiệm thời gian và chi phí di
chuyển cho bệnh nhân thì glucose huyết khi
đói và HbA1c là bộ xét nghiệm được lựa chọn
vì cho kết quả gần nhất với “tiêu chuẩn vàng”
trong chẩn đoán đái tháo đường. Glucose
huyết hai giờ sau nghiêm pháp dung nạp
glucose không được khuyến khích thực hiện
một cách thường quy trên làm sàng.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tài trợ
kinh phí từ các công ty Bayer, Novo Nordisk và
Merck Serono để thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bennett C, Guo M, and Dharma S (2007). ʺHbA1c as a
screening tool for detection of Type 2 diabetes: a systematic
reviewʺ. Diabetic Medicine, 24, pp 333‐343.
2. Cohen R, Snieder H, and Lindsell C (2006). ʺEvidence for
independent heritability of the glycation gap (glycosylation
gap) fraction of HbA1c in nondiabetic twins.ʺ Diabetes care, 29,
pp 1739‐1743.
3. Davidson M. and Schriger D. (2010). ʺEffect of age and
race/ethnicity on HbA1c levels in people without known
diabetes mellitus: implications for the diagnosis of diabetes.ʺ
Diabetes Res Clin Pract, 87, pp 415‐421.
4. Ealovega M, et al. (2004). ʺOpportunistic screening for
diabetes in routine clinical practiceʺ. Diabetes care, 27, pp 9‐12.
5. Ko GT et al. (1998). ʺThe Reproducibility and Usefulness of
the Oral Glucose Tolerance Test in Screening for Diabetes and
other Cardiovascular Risk Factors ʺ. Ann Clin Biochem, 35, pp
62‐67.
6. Le DSN, et al. (2004). ʺPrevalence and risk factors for diabetes
in Ho Chi Minh City, Vietnamʺ. Diabet Med, 21(4), pp 371‐376.
7. Sacks D (2006). ʺCarbohydratesʺ. Textbook of Clinical Chemistry
and Molecular Diagnostics., pp 837‐902.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
43
8. Sacks D, Bruns D, and Goldstein D (2002). ʺGuidelines and
recommendations for laboratory analysis in the diagnosis and
management of diabetes mellitusʺ. Clin Chem, 48, pp 436‐472.
9. Sacks DB (2011). ʺA1c versus Gluocse testing: A comparisonʺ.
Diabetes care, 34, pp 518‐523.
10. Selvin E, et al. (2007). ʺShort‐term variability in measures of
glycemia and implications for the classification of diabeteʺ.
Arch Intern Med, 167, pp 1545‐1551.
11. Ta M, Nguyen T, and Nguyen N (2010). ʺIdentification of
undiagnosed type 2 diabetes by systolic blood pressure and
waist‐to‐hip ratioʺ. Diabetologia, 53(10), pp 2139‐2146.
12. The Diabetes Control and Complications Trial Research
Group (1993).. The effect of in‐tensive treatment of diabetes on
the development and progression of long‐term complications
insulin‐dependent diabetes mellitusʺ. N Engl J Med, 329, pp
977‐986.
13. The International Expert Committee (2009).. International
Expert Committee Report on the Role of the A1c Assay in the
Diagnosis of Diabetesʺ. Diabetes care, 32, pp 1327‐1334.
14. The International Expert Committee. International Expert
Committee Report on the Role of the A1c Assay in the
Diagnosis of Diabetesʺ. Diabetes care, 32, pp 1327‐1334.
15. Wang, W., E.T. Lee, and R. Fabsitz (2002). ʺUsing HbA1c to
Improve Efficacy of the American Diabetes Association
Fasting Plasma Glucose Criterion in Screening for New Type
2 Diabetes in American Indiansʺ. Diabetes care, 25, pp 1365‐
1370.
Ngày nhận bài báo: 11/07/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hba1c_glucose_huyet_doi_va_glucose_huyet_2_gio_sau_nghiem_ph.pdf