Hình ảnh soi cổ TC trước khoét chóp
Trước khi khoét chóp, tất cả bệnh nhân đều
được soi cổ TC, 96,5% có vết trắng sau khi bôi
acide acetique 3%, 3,5% có kết hợp vết trắng với
chấm đáy. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đề
nghị có thể kết hợp khám phụ khoa và bôi acid
acetique cổ TC nếu những nơi không có điều
kiện soi cổ TC vì vết trắng cổ TC sau bôi acid
acetique cho độ nhạy cao trong chẩn đoán tân
sinh biểu mô cổ TC.
Hình ảnh soi cổ tử cung trong tân sinh trong
biểu mô cổ tử cung độ 2 và 3 có nhiều hình ảnh
như vết trắng, chấm đáy, lát đá, khuy áo, mạch
máu tăng sinh bất thường. Các hình ành này có
thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau.
Xét về bờ phẫu thuật
Yếu tố bờ phẫu thuật rất quan trọng và có ý
nghĩa thống kê đối với tái phát bệnh lý, với OR =
0,48, p = 0,015, phù hợp với các tác giả khác như
Phạm Việt Thanh(10), Nguyễn Bích Hải(5), Đoàn
Châu Quỳnh(1). Có 6 trường hợp bờ phẫu thuật
bằng 0, tái phát 3 trường hợp, 1 trường hợp tái
phát có bờ phẫu thuật 1-4mm.
Từ đó có thể nói rằng nếu bờ phẫu thuật
không đủ nên chủ động khoét chóp lần 2 hoặc
cắt TC nếu bệnh nhân đủ con, để tránh tái phát.
Tuy nhiên số trường hợp trong nghiên cứu còn
ít, cần được nghiên cứu thêm, để có thể đưa ra
kết luận chính xác hơn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả khoét chóp bằng vòng điện các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II và III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 1
HIỆU QUẢ KHOÉT CHÓP BẰNG VÒNG ĐIỆN CÁC TỔN THƯƠNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG ĐỘ II & III
Phan Thị Nga*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả khoét chóp bằng vòng điện điều trị tân sinh trong biểu mô cổ
TC từ 01/2001 – 01/2007 tại bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca. Tất cả phụ nữ có chẩn đoán tân sinh trong biểu mô cổ
TC độ 2 và 3 có chỉ định khoét chóp cổ TC, từ 01/2001 đến 01/2007.
Kết quả: 115 trường hợp khoét chóp vì tân sinh trong biểu mô cổ TC độ 2 và 3 cho thấy tỷ lệ thành
công sau 5 năm là 96,3%, yếu tố bờ phẫu thuật có liên quan đến tái phát với OR = 0,48, p = 0,015.
Kết luận: điều trị tân sinh trong biểu mô cổ TC bằng vòng điện cho kết quả tốt, thành công 96%.
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF TREATMENT BY LOOP ELECTROSURGICAL EXCISION PROCEDURE
FOR CERVICAL INTRAEPITHELIAL NEOPLASM GRADE II & III
Phan Thi Nga, Le Hong Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 187 - 191
Objective: to evaluate the effectiveness of LEEP for cervical intraepithelial neoplasm management since
01/2001 to 01/2007 at Tu Du hospital.
Method: we conduted the cases report. All of women had diagnosed CIN 2 & 3 who were indicated by
loop, from 01/2001 to 01/2007.
Result: 115 women with CIN 2 & 3 were treated by LEEP, after following 5 years the sucessful rate is
96.3%, the surgical margin was closely correlated to recurrence of diseases(OR = 0.48, p = 0.015).
Conclusion: LEEP is an effective method in treament of CIN II & III..
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tân sinh trong biểu mô cổ TC có thể diễn
tiến thành ung thư cổ TC, tuy nhiên nếu được
chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp bệnh sẽ
khỏi hoàn toàn. Có nhiều phương pháp điều trị
tân sinh trong biểu mô cổ tử cung: đốt lạnh, cắt
bằng laser, khoét chóp bằng dao điện, khoét
chóp bằng vòng điện. Vấn đề lựa chọn cách điều
trị nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi,
mức độ tổn thương, mong muốn có con của
bệnh nhân và nguồn lực của từng đơn vị điều
trị. Khoét chóp cổ TC bằng vòng điện đã được
bệnh viện Từ Dũ áp dụng từ năm 1995 đến nay.
Nhằm đánh giá kết quả của điều trị chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của khoét chóp điều trị
bằng vòng điện đối với sang thương tân sinh
trong biểu mô cổ TC độ 2 và 3 qua theo dõi định
kỳ mỗi 6 tháng trong khoảng thời gian 5 năm tại
phòng soi cổ TC ở bệnh viện Từ Dũ từ tháng
01/2001 đến tháng 01/2007.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca.
Phương pháp tiến hành
- Từ sổ danh sách khoét chóp, tìm ra những
trường hợp khoét chóp vì tân sinh trong biểu mô
* Bệnh viện Từ Dũ
** Bộ môn Phụ Sản - Đại học Y Dược TP. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 2
cổ tử cung độ 2 và 3 từ tháng 01/2001 đến 3
/2002, ghi số hồ sơ, số nhập viện.
- Ghi nhận các dữ kiện trước, trong và sau
khi khoét chóp cổ TC như phết tế bào cổ TC, soi
cổ TC, GPB mô sinh thiết hoặc nạo kênh. Gửi
thư mời bệnh nhân trở lại phòng soi cổ TC,
phỏng vấn, khám, làm phết tế bào cổ TC, soi cổ
TC.
Một số qui ước
-Phết tế bào cổ TC bất thường, kết hợp với
soi cổ tử cung bất thường, sau 6 tháng tính từ
thời điểm khoét chóp, có sinh thiết và GPB có tân
sinh trong biểu mô, được coi là tái phát.
- Khỏi bệnh khi không có xuất hiện tái phát
trong thời gian theo dõi 5 năm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2001 đến
tháng 03/2002, có 123 phụ nữ có tân sinh trong
biểu mô cổ tử cung mức độ 2 và 3 đến khám và
được khoét chóp bằng vòng điện tại bệnh viện
Từ Dũ. Chúng tôi đã chọn được 115 trường hợp
đủ tiêu chuẩn, 8 trường hợp loại khỏi nghiên
cứu do không theo dõi đủ hoặc không liên lạc
được do thay đổi địa chỉ hoặc từ chối tham gia
nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Số trường hợp N (tỷ lệ %)
<30 6 (5,2)
30-45 83 (72,2) Phân lớp tuổi
>45 26 (22,6)
Nội thành 47 (40,8)
Ngoại thành 10 (8,6) Địa chỉ
Tỉnh 58 (50,4)
Cấp 1 27 (24,0)
Cấp 2 35 (31,0)
Cấp 3 48 (43,0) Trình độ văn hóa
Đại học 5 (5,75)
Nội trợ 41 (35,7)
Buôn bán 25 (21,7)
Công nhân 23 (20,0) Nghề Nghiệp
Khác 26 (22,6)
Chưa có con 4 (3,5)
1-2 con 73 (63,5) Phân lớp số con sống
>3 con 38 (33,0)
Nhận xét: Tuổi thường gặp từ 30 - 45,
chiếm 72,2%, tuổi trung bình là 40,06 ± 6,8. Số
người mắc bệnh sống ở tỉnh và thành phố gần
bằng nhau. Phần lớn bệnh nhân có trình độ
văn hóa trên cấp 2. Nghề nghiệp chiếm đa số
là nội trợ 35,7% (41 ca). Chưa có con hoặc chưa
đủ số con chiếm 67%.
Bảng. 2. Phân bố đặc điểm các yếu tố trước khoét chóp
Đặc điểm Số trường hợp N (tỷ lệ %)
Viêm 14 (12)
Tế bào gai không điển
hình có ý nghĩa không xác
định
23 (20)
Tổn thương trong biểu mô
gai mức độ thấp 43 (37)
Phết tế bào
cổ TC
Tổn thương biểu mô gai
mức độ cao
35 (30,9)
Vết trắng 111 (96,5) Hình ảnh soi
cổ tử cung có Vết trắng + Chấm đáy 6 (3,5)
Tân sinh trong biểu mô cổ
TC độ 2 36 (32,3) Kết quả bấm
sinh thiết cổ
tử cung Tân sinh trong biểu mô cổ
TC độ 3 79 (67,7)
Kết quả nạo kênh (+) 17 (14,7)
Nhận xét: Trước khoét chóp, tế bào học cổ
TC chiếm đa số là tổn thương trong biểu mô gai
cổ TC mức độ thấp, 43 trường hợp (37%), tỷ lệ
cao thứ 2 là tổn thương trong biểu mô gai mức
độ cao, 35 trường hợp (30,9%).
Hầu hết các trường hợp soi cổ TC trước
khoét chóp đều có dấu hiệu vết trắng sau khi bôi
acide acetique, (96,5%).
Trong lô nghiên cứu, chỉ có 17 trường hợp
(14,78%) mô nạo kênh có GPBL là tân sinh biểu
mô CTC. Trong mẫu nghiên cứu có 36 trường
hợp tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ 2,
chiếm 32,30%, và 79 trường hợp độ 3, chiếm
67,70%.
Bảng 3: Phân bố đặc điểm các yếu tố sau khi khoét chóp
Đặc điểm Số trường hợp N (tỷ lệ %)
Giải phẫu
bệnh
Viêm 17 (14,7)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 3
Đặc điểm Số trường hợp N (tỷ lệ %)
Tân sinh trong biểu mô
cổ TC độ 1 20 (17,3)
Tân sinh trong biểu mô
cổ TC độ 2 15 (13,0)
Tân sinh trong biểu mô
cổ TC độ 3 63 (54,7)
0 6 (6,4)
1-4 61 (65,5) Bờ phẫu thuật (mm)
>4 26 (27,9)
Tổng N 93 (100,0)
Nhận xét: Sau khoét chóp, kết quả giải phẫu
bệnh gồm 14,78% (17) trường hợp viêm, 17,39%
(20) trường hợp tân sinh trong biểu mô cổ TC độ
1, 13.04% (15) trường hợp độ 2, chiếm tỷ lệ cao
nhất là tân sinh trong biểu mô cổ TC độ 3, 78%
(63) trường hợp.
Tổng cộng 115 trường hợp khoét chóp, có
mô tả bờ phẫu thuật 93 trường hợp, 12 trường
hợp có GPB là viêm không mô tả bờ phẫu thuật,
trong đó có 6 trường hợp bờ phẫu thuật bằng 0
mm (sát bờ sang thương trong hoặc ngoài)
chiếm tỷ lệ 6,4%. Các trường hợp có bờ phẫu
thuật bằng 1-4 mm chiếm tỷ lệ cao nhất 65,5%
(61), và bờ phẫu thuật từ 5 mm trở lên chiếm
27,9% (26) trường hợp.
Bảng 4. Theo dõi diễn tiến sau khoét chóp:
Thời gian
theo dõi
(tháng)
Phết tế
bào cổ TC
bất
thường
Soi cổ tử
cung bất
thường
GPB có
tái phát
Điều trị
tiếp
Tỷ lệ
tái
phát
(%)
6 3 2 2 2 cắt TC 1,7
12 0 8 0 0 0
18 0 5 0 0 0
24 2 2 2 2 khoét
chóp lần 2
1,7
36 0 2 0 0 0
48 0 0 0 0 0
60 0 0 0 0 0
Tổng 5 19 4 4 3,5
Nhận xét: Thời gian theo dõi thấp nhất là 58
tháng, cao nhất là 75 tháng. Sau 6 tháng đầu theo
dõi có 2 trường hợp tái phát tân sinh trong biểu
mô cổ TC độ 3, phải điều trị tiếp bằng phẫu
thuật cắt tử cung, 2 trường hợp tái phát khác
trong đó 1 trường hợp tân sinh trong biểu mô cổ
TC độ 2, 1 trường hợp tân sinh trong biểu mô cổ
TC độ 3 ở thời điểm 24 tháng, phải điều trị bằng
khoét chóp lần 2. Sau khoét chóp lần 2, theo dõi
đến 5 năm, có phết tế bào cổ TC và soi cổ TC
bình thường.
Bảng 5. Phân bố mối liên quan giữa yếu tố bờ phẫu
thuật với tái phát:
Tái phát Yếu tố liên quan
Có (n) Không (n) Tổng (n) p
0 3 3 6
1 - 4 1 60 61
Bờ phẫu
thuật
(mm) >4 n = 0 26 26
0,015
Nhận xét: Yếu tố bờ phẫu thuật có liên quan
tới tái phát với OR = 0,48, p = 0,015.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung
nhiều nhất ở lứa tuổi từ 31 - 45 chiếm tỷ lệ 72,2%.
Kết quả này không khác biệt với ghi nhận của
các tác giả khác.
Số bệnh nhân sống ở nội thành thành phố
Hồ Chí Minh chiếm 40,8%, 10% sống ở ngoại
thành, còn lại 50 % sống ở tỉnh.
Dù cư trú ở địa bàn nào, ở tỉnh hoặc ở thành
phố, tỷ lệ mắc bệnh tân sinh trong biểu mô cổ tử
cung độ 2 và độ 3 trong dân số nghiên cứu này
như nhau.
Số lần sanh con còn sống trung bình 2,48 ±
1,439. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên
cứu của các tác giả trước(1,6,10,11), phù hợp với
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình ở
nước ta.
Các dữ kiện trước và sau khoét chóp
Kết quả phết tế bào cổ TC trước khi khoét chóp
Kết quả phết tế bào cổ TC là tổn thương
trong biểu mô gai mức độ thấp chiếm 37,39%,
tổn thương trong biểu mô gai mức độ cao chiếm
30,9%, nhóm viêm chiếm 12%, và tế bào gai
không điển hình có ý nghĩa không xác định
chiếm 20%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 4
Trong bảng phân loại tế bào học của
Bethesda, nhóm này thường gây ra tranh cãi và
đề nghị loại bỏ vì chẩn đoán thường bị lạm dụng
và gây khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng, gây
gánh nặng cho hệ thống y tế.
Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng phân loại
trung gian của nhóm này rất cần thiết để xếp loại
các trường hợp không điển hình, những trường
hợp này cần phải theo dõi vì 50% trong số đó có
tân sinh trong biểu mô cổ TC mức độ 3 được
phát hiện trong nhóm tế bào gai biến đổi không
điển hình.
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tế bào
gai không điển hình có ý nghĩa không xác định
chiếm 1/5 trường hợp. Ngoài ra, những trường
hợp kết quả phết tế bào cổ tử cung là viêm (âm
tính giả), trong khi mô học chẩn đoán là tân sinh
trong biểu mô cổ tử cung chiếm 11%.
Điều này chứng tỏ rằng, việc kết hợp phết tế
bào cổ tử cung, soi cổ tử cung và giải phẫu bệnh
là vô cùng cần thiết, tránh được bỏ sót sang
thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung.
Kết quả mô học trước và sau khi khoét chóp
Khi sinh thiết cổ tử cung bằng kềm bấm sinh
thiết có 36 (33%) trường hợp tân sinh trong biểu
mô cổ TC độ 2 và 79 (67%) trường hợp độ 3. Sau
khi đã được khoét chóp, giải phẫu bệnh có 14%
trường hợp là viêm, 17% tân sinh trong biểu mô
cổ TC độ 1, 13% tân sinh trong biểu mô cổ TC độ
2, và 54% tân sinh trong biểu mô cổ TC độ 3.
Có thể lý giải rằng những trường hợp viêm,
tân sinh trong biểu mô cổ TC độ 1 xuất hiện sau
khoét chóp là do những tổn thương bệnh lý trên
cổ TC rất nhỏ và lúc làm sinh thiết đã lấy hết
phần tổn thương. Kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của tác giả Phạm Việt Thanh(10).
Hình ảnh soi cổ TC trước khoét chóp
Trước khi khoét chóp, tất cả bệnh nhân đều
được soi cổ TC, 96,5% có vết trắng sau khi bôi
acide acetique 3%, 3,5% có kết hợp vết trắng với
chấm đáy. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đề
nghị có thể kết hợp khám phụ khoa và bôi acid
acetique cổ TC nếu những nơi không có điều
kiện soi cổ TC vì vết trắng cổ TC sau bôi acid
acetique cho độ nhạy cao trong chẩn đoán tân
sinh biểu mô cổ TC.
Hình ảnh soi cổ tử cung trong tân sinh trong
biểu mô cổ tử cung độ 2 và 3 có nhiều hình ảnh
như vết trắng, chấm đáy, lát đá, khuy áo, mạch
máu tăng sinh bất thường. Các hình ành này có
thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau.
Xét về bờ phẫu thuật
Yếu tố bờ phẫu thuật rất quan trọng và có ý
nghĩa thống kê đối với tái phát bệnh lý, với OR =
0,48, p = 0,015, phù hợp với các tác giả khác như
Phạm Việt Thanh(10), Nguyễn Bích Hải(5), Đoàn
Châu Quỳnh(1). Có 6 trường hợp bờ phẫu thuật
bằng 0, tái phát 3 trường hợp, 1 trường hợp tái
phát có bờ phẫu thuật 1-4mm.
Từ đó có thể nói rằng nếu bờ phẫu thuật
không đủ nên chủ động khoét chóp lần 2 hoặc
cắt TC nếu bệnh nhân đủ con, để tránh tái phát.
Tuy nhiên số trường hợp trong nghiên cứu còn
ít, cần được nghiên cứu thêm, để có thể đưa ra
kết luận chính xác hơn.
Diễn tiến sau khoét chóp
Bảng 6. Bảng so sánh về diễn tiến sau khoét chóp với
các tác giả khác:
Tác giả Mẫu Thời gian theo dõi = tháng
Tỷ lệ
tái phát
Nguyễn Bích Hải(5) 155 36 3,22
PhạmViệt Thanh(10) 143 24 2,15
Nguyễn T PhươngThảo(11) 189 24 2,5
Đoàn Châu Quỳnh(1) 115 48 7,8
Capt Dagoberto(2) 184 59 31
Murdoch JB(4) 721 3 5
Nobutaka(5) 161 78 12,4
Onesanya(9) 43 12 7
Paulo(3) 63 38 10
Prendiville(4) 102 19,2 3
Reich O(12) 390 19 năm 12
Thomas C Wright(13) 275 12,4 20
Phan Thị Nga 115 66,5 3,47
Trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tái
phát của các tác giả có khác nhau, do mẫu
nghiên cứu khác nhau, thời gian theo dõi
không giống nhau. Tuy nhiên, về thời điểm tái
phát, từ sau 6 tháng đến 24 tháng, phù hợp với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 5
nghiên cứu của Phạm Việt Thanh(10), của
Nguyễn Bích Hải(5), Đoàn Châu Quỳnh(1), trong
vòng 2 năm đầu. Các trường hợp tái phát đều có
liên quan tới bờ phẫu thuật. Yếu tố bờ phẫu thuật
có liên quan với tái phát với OR = 0,48, p = 0,015.
Sau thời gian 24 tháng, các bất thường về tế bào
học cổ TC, mô học, soi cổ tử cung không thấy
xuất hiện cho đến 5 năm.
KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2001
đến tháng 03/2002 tại bệnh viện Từ Dũ chúng
tôi đã khoét chóp điều trị cho 115 trường hợp
tân sinh trong biểu mô cổ TC độ II và III, và đã
theo dõi đến tháng 01/2007, chúng tôi có một
số kết luận sau:
-Sử dụng vòng cắt đốt trong điều trị các tổn
thương tân sinh trong biểu mô cổ TC độ 2 và 3 tỷ
lệ thành công 96,3%.
-Yếu tố bờ phẫu thuật có liên quan đến tái
phát với p = 0,015, OR = 0,48.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đoàn Châu Quỳnh (2005). Đánh giá hiệu quả khoét chóp các
tổn thương CIN 2 và CIN 3. Luận văn Luận văn tốt tốt
nghiệp Bác sĩ nội trú. Tr. 4 – 23.
2 Gonzaler CDI., Zahn CM., Retzloff MMG., et al (2001).
Recurrence of dysplasia after loop electrosurgical excision
procedures with long-term follow-up. Am J Obstet Gynecol;
184 (3): 315-320.
3 Maluf PJ, Adad SJ, Fernando E, Murta C (2004), Outcom after
conization for CIN grade III: Relation with surgical margin,
extension to the crypts and mitoses, Tumori, 90: 473 – 477.
4 Murdoch JB, Morgan PR, Lopes A, Monaghan JM (1992).
Histological incomplete excison of CIN after large loop excison
of the trasformation zone (LLETZ) merits careful follow up, not
retreatment. BJOG; 99: 990-3.
5 Nguyễn Bích Hải (2001). Khảo sát phương pháp khoét chóp
bằng vòng điện trong chẩn đoán và điều trị CIN tại Bệnh viện
Từ Dũ. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1.tr. 4 – 16.
6 Nguyễn Thị Phương Thảo (1996). Đánh giá kết quả điều trị
các tổn thương dị sản cổ tử cung bằng Laser CO 2 thực hiện tại
bệnh viện Hùng Vương. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 1,
tr. 38 – 39.
7 Nguyễn Thị Thu Ba (1993). Đánh giá các trường hợp khoét
chóp tại bệnh viện Hùng Vương. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
chuyên khoa cấp 1. tr. 28 – 30.
8 Nobutaka, Keiji M, Takafumi O, Yuko S and Ohama K
(2004). HPV DNA status after loop for cervical intraepithelial
neoplasia grade III. International journal of moleculer
medecine. 13: 589-593.
9 Onesanya OA, Amerasinghe C, Manning EA (1993). A
comparision between loop diathermy conization and col-knife
conization for managemeng of cervical dysplasia associated with
ansatisfactory colposcopy. Gynecol Oncol, 50: 84-8
10 Phạm Việt Thanh (2001). Hiệu quả điều trị tân sinh trong
biểu mô cổ TC bằng vòng cắt đốt. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
chuyên khoa cấp 2. tr. 4 – 32.
11 Prendiville W, Cullimore J, norman S (1989). Large loop
excision of the tranformation zone (LLETZ): a new method of
management for women with cervical intraepitalial neoplasia.
BGOG; 96: 1054 – 60.
12 Reich O, Lahousen M, Pikel H (2002). Cervical intraepithelial
neoplasia III: long term follow – up after cold – knife conization
with involved margins. Osbtet Gynecol; 99: 193 – 196.
13 Wright TC.; Gangon S; Richard RM. and Ferency A.
“Treatment of Cervical Intraepithelial Neoplasia Using The
Loop Electrosurgical Excision Procedure”. Obset Gynecol
1992; 79: 173 – 178.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_khoet_chop_bang_vong_dien_cac_ton_thuong_tan_sinh_t.pdf