Sử dụng dung dịch PEG để làm sạch đại
tràng trước mổ làm giảm đáng kể số ngày nằm
viện(5). Thường đối với phương pháp thụt tháo
kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ, bệnh nhi
phải được nhập viện ít nhất 7 ngày (đối với
bệnh Hirschsprung không có hậu môn tạm) và 4
ngày (đối với những bệnh khác). Các trẻ này
được nhập viện để tiến hành thụt tháo và thực
hiện chế độ ăn ít chất xơ.
Với việc sử dụng dung dịch rửa toàn ống
tiêu hoá này, bệnh nhi thật sự chỉ cần được nhập
viện trước mổ 3 ngày(đối với bệnh
Hirschsprung không có hậu môn tạm) và 1
ngày(đối với những bệnh khác). Do đó làm
giảm đáng kể thời gian nhập viện trước mổ ở trẻ
em. Điều này có nghĩa là sẽ rút ngắn thời gian
nằm viện của trẻ.
Không những làm giảm số ngày nhập viện
trước mổ, sử dụng dung dịch PEG làm giảm
đáng kể công việc phải làm của nhân viên y tế.
Ở phương pháp thụt tháo kèm chế độ ăn trước
mổ, các điều dưỡng phải tiến hành thụt tháo
nhiều trẻ trong một ngày (trung bình 10 trẻ mỗi
ngày tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1). Trong khi đó,
với những gói PEG đã được đóng gói sẵn, các
điều dưỡng chỉ cần pha với nước chín theo hàm
lượng sẵn và tiến hành nhỏ giọt trong 3-4 giờ là
kết thúc quá trình làm sạch đại tràng trước mổ
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả làm sạch đại tràng của dung dịch polyethylene glycol ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 113
HIỆU QUẢ LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG CỦA DUNG DỊCH POLYETHYLENE
GLYCOL Ở TRẺ EM
Chìu Kín Hầu*, Trương Nguyễn Uy Linh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dung dịch polyethylene glycol (PEG) làm sạch đại tràng trước mổ hiệu quả, rút ngắn thời
gian nằm viện, dễ thực hiện, không gây khó chịu nhiều cho bệnh nhi cũng như không cần phải thực hiện nghiêm
ngặt chế độ ăn trước mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên
Kết quả: Nghiên cứu trên 150 bệnh nhi. Hiệu quả làm sạch đại tràng của dung dịch PEG cao hơn so với
phương pháp thụt tháo. Ngoài ra, dung dịch PEG không làm thay đổi nhu động cũng như biến chứng sau mổ.
Do giảm được thời gian chuẩn bị trước mổ, phương pháp rửa toàn ống tiêu hóa này làm giảm đáng kể thời gian
nằm viện của bệnh nhi.
Kết luận: Sử dụng dung dich PEG làm sạch đại tràng trước mổ ở trẻ em có thể là phương pháp thay thế tốt
hơn so với phương pháp thụt tháo thông thường.
Từ khóa: Dung dịch polyethylene glycol, chuẩn bị đại tràng trước mổ, thụt tháo
ABSTRACT
THE CLEANING BOWEL EFFECT OF POLYETHELENE GLYCOL SOLUTION IN CHILDREN
Chiu Kin Hau, Truong Nguyen Uy Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 113 - 118
Background: Not only considered safe in children, using polyethelene glycol solution for bowel cleaning
provides a more effective, shorter hospitalization time, easier- to -do method as compare to the wash out.
Method: Randommized control trial
Result: 150 patients take part in the research. More effective in cleaning bowel is proved in PEG solution.
Moreover, this solution does not alter the bowel movement and postoperative complications as well. Due to
shortening the preoperative time, whole gut solution certainly reduces the total hospitalization time.
Conclusion: PEG solution for bowl preoperative preparation may be a better alternative to traditional wash
out method.
Key words: Polyethelene glycol solution, bowl preoperative preparation,wash out
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuẩn bị đại tràng trước mổ là một trong
những yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả phẫu thuật đại tràng10. Hiện
nay trên thế giới có nhiều phương pháp làm
sạch đại tràng trước mổ như thụt tháo kết hợp
với chế độ ăn ít chất xơ, rửa toàn ống tiêu hoá
với nhiều loại dung dịch khác nhau.... Mỗi
phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm
riêng(1).
Phương pháp thụt tháo kèm chế độ ăn ít
chất xơ để làm sạch đại tràng trước mổ đã được
áp dụng từ rất lâu. Ngày nay, phương pháp này
bộc lộ nhiều khuyết điểm như là kéo dài thời
gian chuẩn bị tiền phẫu, gây khó chịu cho người
bệnh và đặc biệt là biến chứng làm thủng đại
*Bệnh viện Nhi Đồng II ** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM
Địa chỉ liên hệ: Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: 0909500579 Email: uylinhbs@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 114
tràng(9).
Sử dụng dung dịch PEG rửa toàn ống tiêu
hóa để làm sạch đại tràng trước mổ khắc phục
được các nhược điểm nêu trên và được đánh giá
là an toàn, hiệu quả ở người lớn(6). Tuy nhiên các
nghiên cứu lâm sàng trên trẻ em vẫn còn hạn
chế.
Sự an toàn của dung dịch PEG trên trẻ em đã
được đánh giá trong một nghiên cứu trước đây
của chúng tôi(2). Trong nghiên cứu định hướng
này, một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát,
nhằm làm làm sáng tỏ tính hiệu quả của việc sử
dụng dung dịch PEG trong làm sạch đại tràng
trước mổ ở trẻ em trên cơ sở so sánh với phưong
pháp làm sạch đại tràng bằng thụt tháo thông
thường kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU
Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng
có nhóm chứng ngẫu nhiên.
Đối tượng nghiên cứu.
Tiêu Chuẩn Chọn Bệnh
Tất cả các trẻ hơn 3 tháng tuổi được nhập
Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ 15/08/2003 đến
02/03/2004 cần chuẩn bị đại tràng trước mổ đều
được mời tham gia nghiên cứu.
Tiêu Chuẩn Loại Trừ
Những trẻ chống chỉ định dùng dung dịch
polyethylene glycol:
Rối loạn nước và điện giải
Dị ứng với các thành phần trong thuốc
Có sự tắc nghẽn trên đường tiêu hoá
Bệnh Hirschsprung có u phân (khám trên
lâm sàng sờ thấy được u phân ở hố chậu trái,
XQ đại tràng cản quang cho thấy hình ảnh u
phân trên phim)
Những trẻ mà thân nhân không đồng ý
tham gia nghiên cứu
Cỡ Mẫu
n = (Z (1-α /2) + Z(1-β))2 (σ12 + σ22)/(μ2 – μ1)2.
Mức ý nghĩa = 5%, kiểm định 2 phía:
Lực của test: 80%.
Tính ra được n = 70 bệnh nhi cho mỗi nhóm.
Vậy mẫu cần thiết là 150 bệnh nhi.
Tiến hành
Sau khi bố mẹ bệnh nhi đồng ý tham gia
nghiên cứu, bệnh nhi được phân bố ngẫu nhiên
thành hai nhóm.
Nhóm 1 : làm sạch đại tràng bằng dung dịch
PEG.
Những trẻ dùng dung dịch PEG vào lúc 13g
ngày trước phẫu thuật. Các trẻ được dùng dung
dịch PEG theo một cách thức tương tự nhau.
Thuốc sử dụng mang tên thương mại là
Fortrans (Beaufour Ipsen, Pháp), sử dụng bằng
cách 1 gói pha 01 lít nước chín. Liều = 100
mL/Kg (liều tối đa là 3000 mL) nhỏ qua sonde dạ
dày trong 3-4 giờ. Công việc thường được thực
hiện vào đầu giờ chiều, khoảng 13-14g ngày
trước phẫu thuật.
Riêng bệnh Hirschsprung không có hậu
môn tạm, ngoài vấn đề dùng dung dịch PEG
bệnh nhi còn được thụt tháo liên tục 3 ngày
trước mổ.
Tất cả các trẻ sau khi dùng dung dịch PEG,
đều phải uống nước đường cho tới 3 giờ sáng
ngày phẫu thuật, sau đó nhịn hoàn toàn.
Nhóm 2 : làm sạch đại tràng bằng thụt tháo
và chế độ ăn ít chất xơ.
Những trẻ được thực hiện với thụt tháo kèm
chế độ ăn trước mổ theo phác đồ tại khoa
Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 1, cụ thể :
Đối với bệnh Hirschsprung (không có hậu
môn tạm) thụt tháo ít nhất 7 ngày trước mổ. Còn
những bệnh còn lại (bao gồm cả bệnh
Hirschsprung có hậu môn tạm) cần thụt tháo 3
ngày trước mổ.
Những trẻ chuẩn bị đại tràng bằng thụt tháo
cần tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt: ăn cháo
vào ngày thứ 3 trước mổ, uống sữa vào ngày
thứ 2 trước mổ và uống nước đường vào ngày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 115
thứ 1 trước mổ cho đến 3 giờ sáng ngày phẫu
thuật.
Các trẻ được tiến hành thụt tháo theo một
kỹ thuật thống nhất tại Khoa Ngoại Tổng Hợp
Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Thu thập số liệu
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được
thu thập số liệu theo một bảng thu thập số liệu.
Các chỉ số chính bao gồm: tuổi, cân nặng, chẩn
đoán, phương pháp phẫu thuật, thời gian nằm
viện (thời gian tiền phẫu, thời gian hậu phẫu),
thời gian phẫu thuật, lượng nước cần thiết để
làm sạch đại tràng lần cuối, độ sạch của đại
tràng, biến chứng sau mổ, thời gian có nhu
động ruột trở lại.
Một số biến số thu thập được xac định như
sau
Độ sạch của đại tràng được phân thành 4 độ
dựa trên quan sát trực tiếp lần thụt tháo cuối
cùng và trong lúc mổ (3):
Độ I : thụt tháo ra nước hoàn toàn trong,
trong lòng ruột hoàn toàn sạch, thấy rõ niêm
mạc của ruột, không thấy vết tích của phân.
Độ II : thụt tháo ra nước vàng, trong lòng
ruột thỉnh thoảng nước phân vàng ít, tương đối
thấy rõ niêm mạc ruột.
Độ III: thụt tháo ra phân vàng dẻo, trong
lòng ruột vẫn còn ít phân vàng lợn cợn.
Độ IV: thụt tháo ra nhiều phân đặc, trong
lòng ruột còn nhiều phân sệt, không thể tiến
hành phẫu thuật.
Phân tích thống kê
Sự khác nhau của mỗi nhóm được đánh giá
bằng kiểm định 2 hoặc Fisher cho các biến số
rời rạc và kiểm định Student cho các biến số liên
tục với độ tin cậy là 95%.
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là
150, được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm
1= 74 bệnh nhi và nhóm 2 = 76 bệnh nhi.
Bảng 1: So sánh các biến số
Biến số Giá trị thống kê Sự khác biệt ý
nghĩa thống kê
Tuổi Z= 0.8940 < Z0.05
=1.960
Không
Cân nặng Z=0.108 < Z0.05 =
1.960
Không
Chẩn đoán P(X>
2
) =0.2298 >
= 0.05
Không
Phương pháp
phẫu thuật
P(X>
2
) =0.125 >
= 0.05
Không
Thời gian tiền
phẫu
Z=4.081 > Z 0.001
= 3.291
Có +
Thời gian hậu
phẫu
Z= 0.0071 < Z0.05
=1.96
Không
Thời gian phẫu
thuật
Z=1.911 < Z0.05
=1.96
Không
Lượng nước thụt
tháo lần cuối
Z= 2.987 > Z 0.05
= 1.96
Có ++
Thời gian có nhu
động ruột
z=1.898 < z0.05 =
1.960
Không
+: thời gian chuẩn bị tiền phẫu nhóm 1 ngắn hơn nhóm 2.
++: lượng nước thụt tháo lần cuối của nhóm 1 ít hơn nhóm
2.
Bảng 2: So sánh độ sạch đại tràng của hai nhóm tham
gia nghiên cứu
Độ sạch đt Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng P(x>2)
Độ I 5 3 8 0.443925
Độ II 58 48 106 0.040658
Độ III 11 19 30 0.120786
Độ IV 0 6 6 0.013629
Tổng 74 76 150
P(X>2) =0.022 < = 0.05
Sự khác biệt về độ sạch đại tràng giữa hai
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
Độ I và độ III : sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Độ II và độ IV: sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê.
Số lượng bệnh nhi có độ sạch đại tràng loại
II nhóm 1 nhiều hơn nhóm 2 (p < 0.05).
Số lượng bệnh nhi có độ sạch đại tràng loại
IV nhóm 1 ít hơn nhóm 2 (p < 0.05).
Bảng 3: So sánh biến chứng sau mổ của hai nhóm
tham gia nghiên cứu
Biến chứng Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng
Ap xe trong ổ bụng 1 1 2
Nhiễm trùng vết mổ 2 7 9
Viêm ruột 2 1 3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 116
Tổng 5 9 14
P(X>2) =0.342 > = 0.05
Sự khác biệt về biến chứng sau mổ giữa hai
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
BÀN LUẬN
Các yếu tố ảnh hưởng lên kết quả nghiên
cứu
Tuổi, cân nặng, chẩn đoán, phương pháp
phẫu thuật, thời gian phẫu thuật là những yếu
tố có thể ảnh hưởng lên kết quả nghiên cứu. So
sánh giữa hai nhóm làm sạch đại tràng trước mổ
về những yếu tố này chúng tôi nhận thấy không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
nhóm. Điều này cho thấy các yếu tố này không
tham gia làm lệch kết quả nghiên cứu.
Hiệu quả làm sạch đại tràng
Chúng tôi đánh giá khả năng làm sạch đại
tràng của các phương pháp dựa trên hai yếu tố:
thang đo độ sạch đại tràng (4 độ sạch) và lượng
nước thụt tháo lần cuối cần thiết.
Trước tiên, chúng tôi tiến hành so sánh độ
sạch đại tràng giữa hai nhóm và nhận thấy độ
sạch đại tràng I và III cho thấy sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê. Độ sạch đại tràng
loại I là độ sạch lý tưởng cho cuộc phẫu thuật.
Đối với độ sạch đại tràng loại III chúng ta có thể
tiến hành thụt tháo thêm một lần nữa nhằm đảm
bảo độ sạch đại tràng và sau đó có thể tiến hành
phẫu thuật. Do đó, độ sạch đại tràng này không
thật sự ảnh hưởng lên tiến trình phẫu thuật.
Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
thể hiện rõ ở độ sạch đại tràng II và IV.
Độ sạch đại tràng loại II là độ sạch thường
gặp nhất trong cả hai phương pháp làm sạch đại
tràng trước mổ. Và đây cũng là sự mong đợi của
kết quả làm sạch đại tràng vì đảm bảo tính an
toàn cao trong phẫu thuật. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy độ sạch đại tràng loại II gặp
nhiều hơn ở nhóm dùng dung dịch PEG.
Ngược lại, độ sạch đại tràng loại IV là độ
sạch không được mong đợi vì tính chất bẩn của
đại tràng cao, kết quả phẫu thuật sẽ không được
đảm bảo. Những bệnh nhi có độ sạch đại tràng
này phải hoãn cuộc mổ để tiến hành làm sạch
đại tràng hơn nữa. Trong nghiên cứu này, độ
sạch đại tràng loại IV thường gặp hơn ở nhóm
thụt tháo thông thường.
Tuggle(11) ghi nhận độ sạch đại tràng trong
lúc mổ sau khi dùng PEG từ khá cho đến rất tốt.
Engum(5) cũng nhận thấy tất cả các bệnh nhi
trong lô nghiên cứu sữ dụng PEG đều được
đánh giá là tốt.
So sánh lượng nước thụt tháo lần cuối giữa
hai nhóm, chúng tôi nhận thấy lượng nước cần
thiết ở nhóm 1 ít hơn so với nhóm 2. Nghĩa là
khả năng làm sạch đại tràng của nhóm dùng
dung dịch PEG cao hơn so với phương pháp
thụt tháo thông thường.
Như vậy, dung dịch PEG có khả năng làm
sạch đại tràng tốt hơn so với phương pháp thụt
tháo thông thường.
Ảnh hưởng lên nhu động ruột
Trên cơ sở so sánh hai nhóm, chúng tôi nhận
thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê,
nghĩa là dung dịch PEG không gây ảnh hưởng
lên hoạt động nhu động ruột so với phương
pháp thụt tháo thông thường. Grundel(7) cho
rằng quá trình hoạt động trở lại của nhu động
ruột không thật sự chịu ảnh hưởng của phương
pháp làm sạch đại tràng trước mổ. Tác giả này
cho rằng chính các yếu tố như phương pháp
phẫu thuật và thời gian phẫu thuật mới thật sự
ảnh hưởng lên sự hoạt động trở lại của nhu
động ruột.
Lemann(8) khi so sánh sự hoạt động ruột trở
lại của nhóm thụt tháo thông thường và nhóm
sữ dụng PEG đã cho thấy không có sự khác biệt
về sự hoạt động trở lại nhu động ruột.
Biến chứng sau mổ
Biến chứng sau mổ của phương pháp sử
dụng dung dịch PEG không khác biệt so với
phương pháp thụt tháo thông thường. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét
Fleites(6). Tác giả này khi tiến hành so sánh trên
53 bệnh nhân được chia làm hai nhóm như
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 117
chúng tôi đã cho thấy không có sự khác biệt về
biến chứng sau mổ.
Dharmendra(4) không ghi nhận các biến
chứng sau mổ khi tiến hành dùng dung dịch
PEG làm sạch đại tràng trên 26 bệnh nhi. Tác giả
này cho rằng phương pháp này không làm tăng
biến chứng sau mổ.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên (bao
gồm cả nghiên cứu của chúng tôi) cỡ mẫu đưa
ra không thật sự đủ lớn để đi đến kết luận
thuyết phục. Do đó, cần phải có nghiên cứu với
cỡ mẫu lớn hơn để xác định lại vấn đề này.
Thời gian nằm viện
Sử dụng dung dịch PEG để làm sạch đại
tràng trước mổ làm giảm đáng kể số ngày nằm
viện(5). Thường đối với phương pháp thụt tháo
kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ, bệnh nhi
phải được nhập viện ít nhất 7 ngày (đối với
bệnh Hirschsprung không có hậu môn tạm) và 4
ngày (đối với những bệnh khác). Các trẻ này
được nhập viện để tiến hành thụt tháo và thực
hiện chế độ ăn ít chất xơ.
Với việc sử dụng dung dịch rửa toàn ống
tiêu hoá này, bệnh nhi thật sự chỉ cần được nhập
viện trước mổ 3 ngày(đối với bệnh
Hirschsprung không có hậu môn tạm) và 1
ngày(đối với những bệnh khác). Do đó làm
giảm đáng kể thời gian nhập viện trước mổ ở trẻ
em. Điều này có nghĩa là sẽ rút ngắn thời gian
nằm viện của trẻ.
Không những làm giảm số ngày nhập viện
trước mổ, sử dụng dung dịch PEG làm giảm
đáng kể công việc phải làm của nhân viên y tế.
Ở phương pháp thụt tháo kèm chế độ ăn trước
mổ, các điều dưỡng phải tiến hành thụt tháo
nhiều trẻ trong một ngày (trung bình 10 trẻ mỗi
ngày tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1). Trong khi đó,
với những gói PEG đã được đóng gói sẵn, các
điều dưỡng chỉ cần pha với nước chín theo hàm
lượng sẵn và tiến hành nhỏ giọt trong 3-4 giờ là
kết thúc quá trình làm sạch đại tràng trước mổ.
KẾT LUẬN
Qua tiến hành tiến hành thử nghiệm lâm
sàng có nhóm chứng nhẫu nhiên đối với 150
bệnh nhi cần làm sạch đại tràng trước mổ tại
Bệnh Viện Nhi Đồng 1, chúng tôi rút ra những
kết luận sau:
- Dung dịnh PEG không làm thay đổi sự
hoạt động của nhu động ruột.
- So sánh với phương pháp thụt tháo thông
thường kèm chế độ ăn ít chất xơ trước mổ,
phương pháp làm sạch đại tràng bằng dung
dịch PEG hiệu qua hơn trong việc làm sạch đại
tràng trước mổ.
- Dung dịch PEG tỏ ra ưu việc hơn phương
pháp thụt tháo kinh điển ở tính đơn giản, giảm
chi phí điều trị và thời gian nằm viện, giảm
đáng kể công việc của điều dưỡng.
- Biến chứng hậu phẫu không thay đổi khi
tiến hành phương pháp rửa đại tràng với dung
dịch PEG.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barrish J.O., Gilger M.A (1993), “Colon cleanout preparation in
children and adolescents”, Gastroenterol Nurs 16 (3), pp. 106-109.
2. Chìu Kín Hầu, Vũ Ngọc Bảo, Đào Trung Hiếu (2004), “Đánh giá
việc sử dụng dung dịch polyethylene glycol (PEG) làm sạch đại
tràng trước mổ ở trẻ em”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh tập 8
(1), tr 203-207.
3. Delmotte J.S., Desurmont P., Houcke P., et al (1988), “ Use of a
solution containing polyethylene glycol (called fortran’s solution)
to prepare colon for endoscopy or surgery”, Ann Gastroentérol
Hepatol 24 (4), pp. 211-216.
4. Dharmendra S., Sangram S., Gaddi D., et al (2003), “Bowel
preparation with peglec in infants: a safe, effective and
expeditiuos way”, Bombay Hospital Journal 45 (3).
5. Engum S.A., Carter M.E., Murphy D., et al (2000), “ Home
bowel preparation for elective colonic procedures in children:
cost saving with quality assurance and improvement”, J Pediatr
Surg 35 (2), pp. 232-234.
6. Fleites R.A., Marshall J.B., Eckhauser M.L., et al (1985), “The
efficacy of polyethylene glycol-electrolyte lavage solution versus
traditional mechanical bowel preparation for elective colonic
surgery: a randomized, prospective, blinded clinical trial”,
Surgery 98 (4), pp. 708-717.
7. Grundel K, Schwenk W, Bohm B, et al (1996), “Effect of
orthograde intestinal irrigation with prepacol and polyethylene
glycol solution on duration of postoperative ileus after colorectal
resections”, Langenbecks Arch Chir, 381(3): p. 160-164.
8. Lemann M, Flourie B, Picon L, et al (1995), “Motor activity
recorded in the unprepared colon of healthy humans”, Gut,
37(5): p. 649-653
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 118
9. Madhala O., Greif F., Cohen M., et al (1998), “Major rectal
perforations caused by enema: is surgery mandatory?”, Dig Surg
15 (3), p. 270-272.
10. Platell, Cameron F.R.A.C.S, Hall, et al (1998), “What is the role of
mechanical bowel preparation in patients undergoing colorectal
surgery?”, Dis Colon Rectum. 4 (7), pp. 875-882.
11. Tuggle D.W., Perkins T.A., Tunell W.P. (1989), “Outpatient
bowel preparation in children”, J Pediatr Surg 24 (7), pp. 703-704
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_lam_sach_dai_trang_cua_dung_dich_polyethylene_glyco.pdf