Một là, đổi mới việc thiết kế Chương
trình bồi dưỡng cho CBCC
Việc thiết kế Chương trình bồi dưỡng
cho CBCC cần phải có những đổi mới căn
bản. Sự đổi mới phải bắt đầu từ tư duy và
triết lý của Chương trình bồi dưỡng tới
các phương pháp thiết kế, mô hình thiết kế
Chương trình bồi dưỡng. Đổi mới việc thiết
kế Chương trình bồi dưỡng phải bắt đầu từ
việc xác định đúng mục đích, mục tiêu của
hoạt động bồi dưỡng cho đến việc thiết kế
xây dựng Chương trình và tổ chức đánh giá
Chương trình.
Chương trình bồi dưỡng cho CBCC
cần được xây dựng và hoàn thiện theo
phương pháp CDIO6 nhằm trang bị toàn
diện cho CBCC cả về kiến thức chuyên
môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trong
đó tập trung bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ,
đảm bảo cho CBCC được học tập chủ động
và trải nghiệm thực tiễn trong hoạt động bồi
dưỡng. Bên cạnh đó, trong Chương trình
phải có các “kỹ năng theo nhu cầu; kỹ năng
heo hướng cầm tay chỉ việc”7. Các chuyên
đề kỹ năng phải có sự liên kết với nhau để
giúp đội ngũ CBCC phát triển các kỹ năng
trong thực thi công vụ. Các kỹ năng này
được rèn luyện và củng cố trong suốt quá
trình làm việc của CBCC. Đồng thời, các
chuyên đề kỹ năng này phải được bố trí thời
gian phù hợp để CBCC tham gia khóa bồi
dưỡng vận dụng, thực hành.
Mặt khác, dựa trên mục tiêu bồi dưỡng
đã được xác định một cách chi tiết, cụ thể,
việc thiết kế Chương trình bồi dưỡng phải
đảm bảo sự hài hòa, phù hợp giữa các kỹ
năng, phương pháp bồi dưỡng với mục tiêu
đề ra. Qua đó xác định mục tiêu riêng biệt
cho từng nhóm chuyên đề tương ứng với
từng nhóm CBCC làm căn cứ vào cho giảng
viên và người học có thể lựa chọn nội dung
kiến thức và các phương pháp dạy và học
tương ứng, các phương tiện phù hợp nhằm
đạt mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng.
Chương trình bồi dưỡng được thiết
kế cần đảm bảo yêu cầu theo công thức
PRACTICE8. Đồng thời, khi thiết kế Chương
trình bồi dưỡng cho CBCC cần có khảo sát,
đánh giá để xem cần đưa vào Chương trình
những chuyên đề kỹ năng gì, các chuyên đề
này phải được thiết kế gắn với từng nhóm
đối tượng CBCC, gắn với các VTVL cụ
thể của CBCC. Bên cạnh đó, cần thiết kế
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng độc lập,
song song với các chương trình bồi dưỡng
CBCC nói chung để tăng hiệu quả công tác
bồi dưỡng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức hiện nay, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu của
nền công vụ.
Nguyễn Đặng Phương Truyền*
* ThS. Học viện Hành chính Quốc gia - Cơ sở TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
Reforms, renews of the programs, curricula on training and re-
training are one of the key tasks of the training and re-training
activities for the cadres, civil servants, which is to help strengthening
the cadres, civil servants with adequate qualities, capabilities and
qualifications for the requirements of the civil services
Thông tin bài viết:
Từ khóa: chương trình đào tạo, bồi
dưỡng; cán bộ, công chức
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 05/12/2017
Biên tập : 12/03/2018
Duyệt bài : 19/03/2018
Article Infomation:
Keywords: programs on training and
re-training; cadres; civil servants
Article History:
Received : 05 Dec. 2017
Edited : 12 Mar. 2018
Approved : 19 Mar. 2018
HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY
1. Đặt vấn đề
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
(CBCC) có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ
để phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước
trong bối cảnh hội nhập là yêu cầu cấp thiết.
Đây là một trong những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản
1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 xác định “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm
chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”.
2 Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 xác định “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,
năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.
lý nhà nước, thực hiện thắng lợi Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 20201 cũng
như thực hiện thành công Chương trình tổng
thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011 - 20202.
Trong bối cảnh hiện nay, để có thể hội
nhập sâu rộng và hiệu quả, Việt Nam cần
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 14(366) T6/2018
chuẩn bị tích cực về nhiều mặt, đặc biệt là
về nguồn nhân lực, nhất là trong khu vực
công. Tuy nhiên, vấn đề năng lực thực thi
công vụ của CBCC vẫn còn những yếu kém
nhất định, một bộ phận không nhỏ chưa đáp
ứng được những yêu cầu về chuyên môn,
nghiệp vụ, chưa có những kỹ năng cần thiết
dẫn đến trong thực thi công vụ nhiều lúc còn
thụ động, thiếu chuyên nghiệp.
Vì vậy, bồi dưỡng để nâng cao kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC
đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ trong giai
đoạn mới là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm hiện nay. Để thực hiện có hiệu
quả công tác bồi dưỡng thì cần phải tiếp
tục hoàn thiện các chương trình bồi dưỡng
cho CBCC. Nghị quyết Trung ương 5 khoá
X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước cũng đã chỉ rõ: phải “đổi mới
phương thức và nội dung các chương trình
bồi dưỡng CBCC sát với thực tế, hướng vào
các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực
thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”3,
nhằm góp phần xây dựng và phát triển đội
ngũ CBCC mạnh cả về số lượng lẫn chất
lượng, đáp ứng được yêu cầu trong nền công
vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động,
minh bạch, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ sự
nghiệp hội nhập quốc tế.
2. Chương trình bồi dưỡng cán bộ, công
chức hiện nay
Chương trình bồi dưỡng là văn bản
chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu
cầu, nội dung kiến thức, kỹ năng; cấu trúc
tổng thể các môn học/chuyên đề (tỷ lệ giữa
các môn/chuyên đề lý thuyết, thực hành); kế
hoạch lên lớp và thực tập/thảo luận; quy định
phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ
sở vật chất; chứng chỉ của cơ sở đào tạo,
3 Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước
bồi dưỡng. Chương trình này bao quát toàn
bộ nội dung cần bồi dưỡng, chỉ rõ những gì
có thể trông đợi ở người học sau khoá bồi
dưỡng; phác thảo ra quy trình cần thiết để
thực hiện nội dung bồi dưỡng, các phương
pháp bồi dưỡng và cách thức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập. Tất cả những nội dung
này được sắp xếp theo một thời gian chặt
chẽ theo 4 phần cơ bản sau: (1) mục tiêu bồi
dưỡng; (2) nội dung bồi dưỡng; (3) phương
pháp hay quy trình bồi dưỡng; (4) cách đánh
giá kết quả bồi dưỡng.
Đối với hoạt động bồi dưỡng CBCC,
Chương trình bồi dưỡng được xây dựng
nhằm trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ cần thiết cho đội ngũ CBCC trong
thực thi công vụ. Do đó, Chương trình bồi
dưỡng CBCC được thiết kế để phục vụ cho
chính công việc, vị trí việc làm (VTVL) của
CBCC.
Có thể hiểu, Chương trình bồi dưỡng
CBCC là bản thiết kế tổng thể cho hoạt
động bồi dưỡng CBCC. Chương trình này
quy định đối tượng bồi dưỡng; mục tiêu bồi
dưỡng; chuẩn kiến thức, kỹ năng của đội ngũ
CBCC tham gia khóa bồi dưỡng; khối lượng
kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế
hoạch bồi dưỡng theo thời gian thiết kế;
phương pháp và hình thức bồi dưỡng; cách
thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện
thực hiện chương trình. Thực tế cho thấy,
Chương trình bồi dưỡng CBCC thường chỉ
tập trung vào cập nhật những kiến thức mới,
kỹ năng mới, kinh nghiệm mới và những
quy định mới của pháp luật có liên quan đến
các lĩnh vực quản lý nhà nước và cung ứng
dịch vụ công thuộc trách nhiệm của CBCC
trong bộ máy nhà nước.
2.1 Những ưu điểm của chương trình bồi
dưỡng CBCC hiện nay
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 14(366) T6/2018
Phân tích nội dung Chương trình bồi
dưỡng CBCC hiện nay4 cho thấy, Chương
trình bồi dưỡng CBCC có những ưu điểm
sau:
Thứ nhất, về cơ bản đã đáp ứng yêu
cầu bồi dưỡng CBCC
Theo quy định của Nghị định
101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của
Chính phủ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc
gia, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng (ĐTBD) CBCC của bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương; học viện,
viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao
đẳng, trường trung cấp, các cơ quan, đơn vị
biên soạn tài liệu các chương trình được cấp
có thẩm quyền giao tổ chức bồi dưỡng.
Thực hiện các quy định này, Bộ Nội
vụ cũng đã ban hành thống nhất Chương
trình ĐTBD cho đội ngũ CBCC phục vụ
công tác bồi dưỡng CBCC làm cơ sở cho
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành biên
soạn nhiều chương trình bồi dưỡng CBCC...
Các chương trình đang được triển khai trong
công tác ĐTBD CBCC và mang lại nhiều
hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCC.
Thứ hai, số lượng các chuyên đề kỹ
năng chiếm tỷ lệ khá cao
Qua khảo sát các nội dung của các
chuyên đề trong Chương trình bồi dưỡng
CBCC, có thể thấy rằng, các chuyên đề kỹ
năng trong chương trình bồi dưỡng chuyên
viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên
viên và chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp
sở, cấp phòng chiếm tỷ lệ khá cao (trên 20%
tổng số tiết của chương trình).
4 Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCBộ Nội vụ công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ (xem http://
dtbd.moha.gov.vn/plus.aspx/vi/145/0/).
So với các chương trình bồi dưỡng
trước đây thì việc tăng thời lượng các chuyên
đề kỹ năng là phù hợp, đáp ứng được yêu
cầu bồi dưỡng CBCC có chuyên môn, kỹ
năng thực thi công vụ trong giai đoạn mới.
Thứ ba, các chuyên đề bồi dưỡng,
nhất là các chuyên đề kỹ năng, được xây
dựng, thiết kế đa dạng
Hiện nay, các chuyên đề trong Chương
trình bồi dưỡng CBCC có nội dung khá đa
dạng, trang bị nhiều kiến thức về chính trị,
hành chính, quản lý nhà nước... cho CBCC.
Bên cạnh đó, trong các Chương trình
bồi dưỡng CBCC theo ngạch, bậc hay trong
chương trình bồi dưỡng theo VTVL đều có
chuyên đề kỹ năng. Các chuyên đề kỹ năng
này khá phong phú như chuyên đề kỹ năng
về soạn thảo văn bản, quản lý hồ sơ, kỹ năng
điều hành, phối hợp...
Các chuyên đề kỹ năng này được đánh
giá là cần thiết trong hoạt động lãnh đạo,
quản lý, thực thi công vụ, để giúp cho đội
ngũ CBCC vận dụng có hiệu quả các phương
pháp quản lý, điều hành, giải quyết công
việc trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao. Sự đa dạng, phong phú
của các chuyên đề đã góp phần trang bị, bổ
sung khá nhiều kiến thức, kỹ năng, nghiệp
vụ cho CBCC.
Thứ tư, nội dung các Chương trình bồi
dưỡng đã trang bị nhiều kỹ năng cần thiết
cho CBCC
Trong thực thi công vụ, đội ngũ CBCC
phải có những kỹ năng cần thiết. Những kỹ
năng này cần được trang bị qua quá trình
bồi dưỡng. Vì vậy, nhiều chuyên đề kỹ năng
trong Chương trình bồi dưỡng đã được thiết
kế rất phù hợp với thực tiễn hoạt động công
vụ của đội ngũ CBCC. Các Chương trình
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 14(366) T6/2018
bồi dưỡng xây dựng các chuyên đề nhằm
trang bị những kỹ năng cần thiết như các
chuyên đề kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ
năng tổ chức và điều hành hội họp; kỹ năng
xây dựng chương trình, kế hoạch công tác,
lịch làm việc của cơ quan, tổ chức; kỹ năng
giao tiếp hành chính...
Thông qua việc thực hiện các chuyên
đề kỹ năng này của Chương trình bồi dưỡng,
đội ngũ CBCC sẽ có cơ hội vận dụng và phát
triển kỹ năng hành chính gắn với vị trí công
việc của mình. Vì vậy, sau khóa bồi dưỡng
thì kỹ năng hành chính của đội ngũ CBCC
tiếp tục được hoàn thiện và phát triển.
2.2 Một số hạn chế, bất cập của Chương
trình bồi dưỡng CBCC hiện nay
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên,
Chương trình bồi dưỡng cho CBCC hiện
nay vẫn còn những hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, thiếu các Chương trình bồi
dưỡng CBCC theo vị trí việc làm (VTVL)
VTVL là công việc gắn với chức
danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức
để xác định biên chế và bố trí công chức
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và cấu trúc
của mỗi VTVL trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị gồm bản mô tả công việc và khung năng
lực phù hợp để hoàn thành công việc. Xác
định VTVL không chỉ xác định khối lượng,
số lượng công việc phải thực hiện ở một vị
trí nhất định trong cơ quan, đơn vị mà quan
trọng hơn là phải xác định được đặc điểm,
đặc thù, tính phức tạp của công việc và trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết của công
chức để thực hiện công việc đó. Trong xác
định VTVL, điều quan trọng là các cơ quan,
đơn vị phải xây dựng bản mô tả công việc và
khung năng lực cho các VTVL.
Khi xây dựng bản mô tả công việc, cơ
quan tổ chức sẽ xác định các hoạt động và
5 Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BNV
thời gian công chức phải thực hiện để hoàn
thành từng công việc, từng hoạt động ở mỗi
VTVL và kết quả (sản phẩm) công việc của
VTVL cũng như điều kiện làm việc (trang
thiết bị, phần mềm quản lý, phương tiện,
môi trường làm việc, phạm vi hoạt động,
quan hệ công tác) của từng VTVL. Từ đó
sẽ xác định khung năng lực cần có của công
chức đảm nhận VTVL đó. Khung năng lực
là một tập hợp các năng lực hướng đến việc
hoàn thành nhiệm vụ của VTVL mà công
chức đảm nhận. Điều 7 Thông tư 05/2013/
TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ
quy định: “Khung năng lực của từng VTVL
được xây dựng gồm các năng lực và kỹ năng
phải có để hoàn thành các công việc, các
hoạt động nêu tại Bản mô tả công việc ứng
với từng VTVL”5.
Qua xây dựng bản mô tả công việc và
khung năng lực có thể xác định được tiêu
chuẩn về chuyên môn, kỹ năng cần thiết của
từng VTVL. Dựa vào cấp độ yêu cầu cho
từng năng lực, cơ quan nhà nước có thể xây
dựng kế hoạch tuyển dụng rõ ràng và xác
định cụ thể các kiến thức, kỹ năng và phẩm
chất cần thiết cho VTVL đó. Đặc biệt qua
khung năng lực và bản mô tả công việc của
VTVL có thể giúp chúng ta xây dựng được
các Chương trình bồi dưỡng để phát triển
năng lực cho đội ngũ CBCC gắn với VTVL.
Nghị định 101/2017/NĐ-CP của
Chính phủ xác định chương trình, tài liệu bồi
dưỡng theo yêu cầu của VTVL, kiến thức,
kỹ năng chuyên ngành, thời gian thực hiện
tối đa là 01 tuần. Tuy nhiên, cho đến nay,
chúng ta vẫn chưa có các Chương trình bồi
dưỡng theo VTVL. Do đó, cần khẩn trương
xây dựng các Chương trình bồi dưỡng theo
VTVL cho CBCC để bồi dưỡng phát triển
kỹ năng, nâng cao năng lực cho CBCC gắn
với VTVL của CBCC.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 14(366) T6/2018
Thứ hai, một số chuyên đề kỹ năng
trong Chương trình chưa thật sự phù hợp,
còn có sự trùng lặp nhau
Kết quả triển khai các chuyên đề kỹ
năng trong Chương trình bồi dưỡng cho
thấy một số chuyên đề chưa thật sự phù
hợp cho CBCC. Ví dụ, Chuyên đề “Kỹ
năng quản lý thời gian”, “Kỹ năng làm việc
nhóm”... trong chương trình bồi dưỡng
ngạch chuyên viên. Các chuyên đề này bao
hàm kỹ năng mềm gắn với quá trình làm
việc của người lao động, không phù hợp với
chuyên viên.
Bên cạnh đó, các chuyên đề kỹ năng
trong Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên
viên và Chương trình bồi dưỡng ngạch
chuyên viên chính còn sự trùng lặp. Ví
dụ, chuyên đề kỹ năng soạn thảo văn bản,
chuyên đề kỹ năng viết báo cáo, chuyên đề
kỹ năng xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật... gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác
bồi dưỡng CBCC.
Thứ ba, trong các Chương trình bồi
dưỡng chưa có các chuyên đề gắn với việc
xử lý các vấn đề mang tính quốc tế trong
thực thi công vụ của CBCC
Hội nhập quốc tế đặt ra thách thức lớn
cho đội ngũ CBCC. Đội ngũ CBCC nước ta
còn đang thiếu và hạn chế về năng lực hội
nhập; năng lực giải quyết các các vấn đề nảy
sinh trong quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực
khác nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng
cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước trong điều kiện hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong Chương trình
bồi dưỡng CBCC vẫn chưa có các chuyên đề
bồi dưỡng để nhằm nâng cao năng lực, kỹ
6 CDIO: Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành
năng xử lý các vấn đề mang tính quốc tế này.
Quyết định 163/QĐ-TTg ngày
25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025
cũng xác định, cần phải tiến hành bồi dưỡng,
“cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực
hội nhập quốc tế” cho CBCC.
3. Một số kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện Chương
trình bồi dưỡng cho CBCC đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế, chúng tôi đề xuất một số
kiến nghị sau:
Một là, đổi mới việc thiết kế Chương
trình bồi dưỡng cho CBCC
Việc thiết kế Chương trình bồi dưỡng
cho CBCC cần phải có những đổi mới căn
bản. Sự đổi mới phải bắt đầu từ tư duy và
triết lý của Chương trình bồi dưỡng tới
các phương pháp thiết kế, mô hình thiết kế
Chương trình bồi dưỡng. Đổi mới việc thiết
kế Chương trình bồi dưỡng phải bắt đầu từ
việc xác định đúng mục đích, mục tiêu của
hoạt động bồi dưỡng cho đến việc thiết kế
xây dựng Chương trình và tổ chức đánh giá
Chương trình.
Chương trình bồi dưỡng cho CBCC
cần được xây dựng và hoàn thiện theo
phương pháp CDIO6 nhằm trang bị toàn
diện cho CBCC cả về kiến thức chuyên
môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trong
đó tập trung bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ,
đảm bảo cho CBCC được học tập chủ động
và trải nghiệm thực tiễn trong hoạt động bồi
dưỡng. Bên cạnh đó, trong Chương trình
phải có các “kỹ năng theo nhu cầu; kỹ năng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 14(366) T6/2018
theo hướng cầm tay chỉ việc”7. Các chuyên
đề kỹ năng phải có sự liên kết với nhau để
giúp đội ngũ CBCC phát triển các kỹ năng
trong thực thi công vụ. Các kỹ năng này
được rèn luyện và củng cố trong suốt quá
trình làm việc của CBCC. Đồng thời, các
chuyên đề kỹ năng này phải được bố trí thời
gian phù hợp để CBCC tham gia khóa bồi
dưỡng vận dụng, thực hành.
Mặt khác, dựa trên mục tiêu bồi dưỡng
đã được xác định một cách chi tiết, cụ thể,
việc thiết kế Chương trình bồi dưỡng phải
đảm bảo sự hài hòa, phù hợp giữa các kỹ
năng, phương pháp bồi dưỡng với mục tiêu
đề ra. Qua đó xác định mục tiêu riêng biệt
cho từng nhóm chuyên đề tương ứng với
từng nhóm CBCC làm căn cứ vào cho giảng
viên và người học có thể lựa chọn nội dung
kiến thức và các phương pháp dạy và học
tương ứng, các phương tiện phù hợp nhằm
đạt mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng.
Chương trình bồi dưỡng được thiết
kế cần đảm bảo yêu cầu theo công thức
PRACTICE8. Đồng thời, khi thiết kế Chương
trình bồi dưỡng cho CBCC cần có khảo sát,
đánh giá để xem cần đưa vào Chương trình
những chuyên đề kỹ năng gì, các chuyên đề
này phải được thiết kế gắn với từng nhóm
đối tượng CBCC, gắn với các VTVL cụ
thể của CBCC. Bên cạnh đó, cần thiết kế
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng độc lập,
song song với các chương trình bồi dưỡng
CBCC nói chung để tăng hiệu quả công tác
bồi dưỡng.
7 Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCC,
viên chức giai đoạn 2016 - 2025 cũng xác định “tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng
ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu; kỹ năng theo hướng “cầm tay chỉ việc”
8 PRACTICE: Practical - Tính thực tế, Relevant - Liên quan, Applicable - Tính áp dụng, Current - Hiện hành, mới, Time
limit - Thời gian giới hạn, Important - Quan trọng, Challenging - Thách thức, khác trước, Elective - Tuyển chọn, tổng
hợp (Ngô Thành Can, Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ), Xem:
cong-ch-c-nh-m-nang-cao-nang-l-c-th-c-thi-cong-v.aspx)
Hai là, khẩn trương rà soát, sửa đổi
các nội dung trong Chương trình bồi dưỡng
CBCC
Thực hiện quản lý nhà nước về công
tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, Bộ Nội vụ
đã ban hành thống nhất Chương trình bồi
dưỡng cho đội ngũ CBCC. Các Chương
trình được xây dựng theo hướng giảm thời
lượng các nội dung lý thuyết tăng thời lượng
các chuyên đề thực hành nhằm đáp ứng
yêu cầu về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC. Tuy nhiên các
Chương trình này biên soạn từ trước Đại hội
XII của Đảng, cũng như trước khi ban hành
Hiến pháp năm 2013. Do đó, nhiều nội dung
trong các chương trình này đã không còn
phù hợp với quy định hiện hành của Hiến
pháp năm 2013 cũng như các quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Bộ Nội vụ
tiến hành tổng kết việc thực hiện các nội dung
của Chương trình bồi dưỡng để kịp thời tiến
hành sửa đổi, bổ sung, cập nhật các nội dung
của Chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.
Khi tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng các
Chương trình bồi dưỡng hiện đang triển khai
thực hiện phải tiến hành đồng thời việc cập
nhật, biên soạn lại nếu cần thiết nhằm bảo
đảm tính khoa học, tính ứng dụng của các
Chương trình; hạn chế tối thiểu sự trùng lặp
của các chuyên đề trong Chương trình. Mặt
khác, khi tiến hành sửa đổi, bổ sung và cập
nhật Chương trình bồi dưỡng cho CBCC cần
chú ý bổ sung các nội dung Chương trình
bồi dưỡng cho CBCC theo VTVL, bổ sung
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 14(366) T6/2018
Chương trình bồi dưỡng kỹ năng hành chính
cho CBCC theo VTVL.
Ba là, thường xuyên tổ chức đánh giá
Chương trình bồi dưỡng CBCC
Đánh giá Chương trình bồi dưỡng là
một quá trình thu thập các thông tin để có
thể quyết định chấp thuận, sửa đổi hay loại
bỏ chương trình bồi dưỡng đó. Đánh giá
Chương trình bồi dưỡng cho CBCC nhằm
phát hiện chương trình đó được thiết kế, phát
triển và thực hiện có tạo ra những sản phẩm
như mong muốn hay không. Đánh giá giúp
xác định điểm mạnh, điểm yếu của Chương
trình bồi dưỡng trước khi đem ra thực hiện,
hoặc để xác định hiệu quả của nó khi đã thực
hiện qua một thời gian nhất định.
Mục tiêu của việc đánh giá các Chương
trình bồi dưỡng CBCC là để nhận phản hồi
từ CBCC và từ giảng viên nhằm xác định giá
trị của khóa bồi dưỡng trong thực tế. Khóa
học đó mang lại điều gì cho CBCC tham gia
khóa học (nâng cao nhận thức, rèn luyện
kỹ năng, phát triển năng lực...). Việc đánh
giá cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự
bất hợp lý, thiếu thực tế của Chương trình
bồi dưỡng để từ đó có những đổi mới, nâng
cao chất lượng Chương trình bồi dưỡng
cho CBCC.
Bốn là, đảm bảo kinh phí xây dựng
Chương trình bồi dưỡng CBCC
Hiện nay, chưa có quy định chi tiết về
kinh phí cho công tác biên soạn, thẩm định
Chương trình bồi dưỡng cho CBCC. Kinh
phí này được giao cho đơn vị chủ trì biên
soạn Chương trình thực hiện. Để bảo đảm
chất lượng nội dung của các Chương trình
bồi dưỡng CBCC, chúng tôi cho rằng, cần
có hướng dẫn cụ thể về mức chi cho công
tác biên soạn chương trình để thu hút các
chuyên gia, nhà quản lý, nhất là các chuyên
gia, nhà khoa học ở nước ngoài tham gia
biên soạn. Trong đó, cần hướng dẫn quy
định cụ thể các mức chi xây dựng Chương
trình khung, Chương trình bồi dưỡng, chi
sửa chữa và biên tập tổng thể Chương trình,
chi thẩm định nhận xét Chương trình... Các
mức chi này phải đảm bảo sự phù hợp với
thời gian, công sức mà các chuyên gia, nhà
khoa học tham gia biên soạn, viết Chương
trình. Đặc biệt, mức chi cho việc biên soạn
các Chương trình bồi dưỡng về kỹ năng,
nghiệp vụ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ, Các Quyết định về ban hành các chương trình bồi dưỡng CBCC
2. Bộ Nội vụ, Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2010/
NĐ-CP.
3. Bộ Tài chính, Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác bồi dưỡng CBCC.
4. Chính phủ, Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010.
5. Chính phủ, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017.
6. Ngô Thành Can, Cải cách quy trình BDCBCC nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, (
vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/535/language/vi-VN/C-i-cach-quy-trinh-dao-t-o-b-i-d-ng-can-b-
cong-ch-c-nh-m-nang-cao-nang-l-c-th-c-thi-cong-v.aspx)
7. Nguyễn Minh Phương, Trần Thị Hạnh, Hoàn thiện quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên
chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước. (
quy_pham_phap_luat_ve_dao_tao_boi_duong_can_bo_cong_chuc_vien_chuc)
8.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng
CBCCVC giai đoạn 2016 – 2025.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 14(366) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_chuong_trinh_boi_duong_can_bo_cong_chuc_hien_nay.pdf