Thứ sáu, Nhà nước cần xây dựng các
chính sách phù hợp với thị trường chuyển
nhượng, cho thuê ruộng đất, tạo hành lang
pháp lý về đất đai cho các đối tượng mua,
bán thuận lợi, thủ tục đơn giản, chi phí thấp.
Trường hợp người nông dân chuyển sang
nghề khác hay không muốn canh tác, Nhà
nước (thông qua các trung tâm phát triển
quỹ đất) nhận chuyển nhượng quyền SDĐ
của các hộ gia đình, cá nhân sau đó cho các
doanh nghiệp thuê để sản xuất nhằm duy trì
đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ, tập trung
ruộng đất trong nông nghiệp.
Thứ bảy, gắn quá trình tích tụ, tập
trung ruộng đất với quá trình cơ cấu lại nền
kinh tế, bố trí phân công lại lao động trên
phạm vi cả nước và từng địa phương, từng
bước giải quyết việc làm cho số lao động
dôi dư, không còn đất chuyển sang ngành,
nghề khác; hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển
đổi nghề cho người nông dân đối với những
trường hợp chuyển sang nghề khác hay
không muốn canh tác; xây dựng và thực
hiện chiến lược phát triển an sinh xã hội đối
với nông dân
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Sơn*
Bùi Thị Thùy Linh**
* TS. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
** Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội.
Tóm tắt:
Tích tụ, tập trung ruộng đất hiện đang là vấn đề được Đảng và
Nhà nước quan tâm, coi đây là giải pháp cơ bản để nâng cao
năng suất nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào thông qua tổ chức
sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại. Bài
viết tập trung phân tích đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tích tụ, tập trung ruộng đất,
đánh giá tình hình thực hiện các đường lối, chủ trương, chính
sách nói trên, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai
phục vụ phát triển nông nghiệp.
Abstract:
The Party and the Government have put special attention
to the land agglomeration and concentration, which is
considered as the essential solution to increase agricultural
productivity, reduce the input costs by establishing
large-scale production and applying the advanced
technology. This article focuses on analysis of the direction
of the Party and the policies and legal regulations on
the agricultural land agglomeration and concentration,
assessments of the implementation of these direction and
policies, thereby, provides related recommendations to
improve the policies and the legal regulations to promote the
land agglomeration and concentration for the agricultural
developments.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tích tụ, tập trung đất đai
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 12/09/2017
Biên tập: 02/11/2017
Duyệt bài: 09/11/2017
Article Infomation:
Keywords: land accumulation, concentration
Article History:
Received: 12 Sep. 2017
Edited: 02 Nov. 2017
Appproved: 09 Nov. 2017
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY TÍCH TỤ,
TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Việt Nam hiện có hơn 10 triệu nông
hộ với gần 70 triệu mảnh đất nông nghiệp.
Diện tích đất bình quân hộ nông nghiệp chỉ
1 Ngân hàng Thế giới (2016).
khoảng 0,46 ha, nhưng trung bình được chia
thành 2,83 mảnh1. Tình trạng đất đai manh
mún, phân tán cản trở việc ứng dụng cơ giới
CHÑNH SAÁCH
35Số 02(354) T01/2018
hóa, khoa học công nghệ, hiện đại hóa nông
nghiệp, đồng thời còn làm giảm hiệu quả sử
dụng các nguồn lực, tăng chi phí sản xuất,
gây khó khăn, lãng phí trong xây dựng các
hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, tích tụ, tập
trung ruộng đất hiện đang là vấn đề được
Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đây là giải
pháp cơ bản để nâng cao năng suất nông
nghiệp, giảm chi phí đầu vào thông qua tổ
chức sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng
công nghệ hiện đại, góp phần thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
1. Quan niệm về tích tụ, tập trung đất đai
Tích tụ và tập trung ruộng đất được
định nghĩa là quá trình phân bổ và sắp xếp
lại các mảnh đất nhằm loại bỏ tình trạng đất
đai manh mún và những hạn chế của tình
trạng này2. Tích tụ và tập trung ruộng đất là
quá trình tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu
sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát
huy lợi thế kinh tế theo quy mô3.
Tích tụ đất đai là sự mở rộng quy mô
diện tích đất do hợp nhất nhiều thửa lại,
đây được xem là tiền đề phát triển kinh tế
hộ gia đình trong quá độ chuyển từ sản xuất
nhỏ, tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hóa
quy mô lớn. Quá trình này vận động theo
cơ chế thị trường, thông qua các hình thức
giao dịch dân sự (chuyển nhượng quyền sử
dụng đất (SDĐ), thừa kế, cho, tặng quyền
SDĐ). Một bộ phận hộ gia đình nông dân có
kinh nghiệm sản xuất, SDĐ hiệu quả, có thu
nhập, có nguồn vốn để nhận chuyển quyền
SDĐ, mở rộng quy mô SDĐ (tích tụ ruộng
đất). Tuy nhiên, đa số hộ gia đình nông dân
thiếu vốn để thực hiện tích tụ ruộng đất,
muốn SDĐ hiệu quả, họ phải chọn hình thức
khác như cho thuê hoặc góp vốn bằng quyền
SDĐ, đây chính là khởi đầu cho quá trình
tập trung đất đai4.
2 FAO (2003).
3 PGS., TS. Vũ Trọng Khải (2008).
4 TS. Nguyễn Đình Bồng (2017).
5 Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư.
6 Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị.
2. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tích tụ,
tập trung đất đai
Nhằm thực hiện chủ trương “mở rộng
việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức
khoán sản phẩm trong nông nghiệp” của Hội
nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IV, đồng thời phát huy những
nhân tố tích cực, khắc phục các nhược điểm
trong hình thức khoán sản phẩm đến nhóm
lao động và người lao động, Ban Bí thư
đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW ngày
13/1/1981 về cải tiến công tác khoán, mở
rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động
và người lao động” trong hợp tác xã nông
nghiệp (Khoán 100), trong đó đặt ra yêu
cầu: “Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có
hiệu quả tư liệu sản xuất của tập thể, không
được phân tán ruộng đất, phân tán cơ sở vật
chất - kỹ thuật của hợp tác xã và làm suy yếu
kinh tế tập thể”5.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng đánh dấu bước ngoặt phát triển
trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta.
Đại hội đã đề ra phương hướng “đưa nông
nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất
lớn”. Thực hiện nghị quyết của Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI, ngày 05/4/1988,
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/
TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
với các quan điểm liên quan đến vấn đề tích
tụ, tập trung ruộng đất (Khoán 10): “Đối
với đất trồng rừng và cây công nghiệp dài
ngày, có thể giao quyền sử dụng từ 1 đến 2
chu kỳ kinh doanh. Đối với mặt nước và đất
trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng
năm, thời gian đó có thể từ 15 đến 20 năm.
Trong thời gian này, họ được giao quyền
thừa kế sử dụng cho con cái và trong trường
hợp chuyển sang làm nghề khác được chính
quyền cho phép chuyển nhượng quyền tiếp
tục sử dụng cho chủ khác”6.
Dựa trên kết quả của “Khoán 100”
CHÑNH SAÁCH
36 Số 02(354) T01/2018
và “Khoán 10”, Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ban
hành Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày
10/6/1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó nhấn
mạnh chính sách giao quyền sử dụng ruộng
đất lâu dài cho hộ nông dân: “Quy định thời
gian SDĐ hợp lý đối với cây ngắn ngày và
cây lâu năm. Khi hết thời hạn, người SDĐ
có nhu cầu và đủ điều kiện sẽ được quyền
tiếp tục sử dụng. Chính sách hạn điền phải
phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Đối
với những người đang canh tác trên mức hạn
điền, Chính phủ có quy định và hướng dẫn
riêng để họ an tâm sản xuất”7. Nghị quyết
số 05-NQ/HNTW cũng góp phần tạo cơ sở
cho việc sửa đổi Luật Đất đai năm 1987.
Tiếp đó, Nghị quyết số 04-NQ/HNTW
ngày 29/12/1997 của Hội nghị lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về
tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát
huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh
tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, phấn đấu
hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến
nǎm 2000 đã xác định thực hiện chính sách
ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông
nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho
nông dân nghèo là yếu tố quan trọng để phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết
nhấn mạnh việc “khuyến khích và giúp đỡ
các hộ nông dân đổi đất cho nhau để khắc
phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và
manh mún” “đánh giá, phân loại các trường
hợp nông dân không còn ruộng đất sản xuất
để có chính sách, giải pháp xử lý phù hợp đối
với từng trường hợp theo hướng vừa không
để nông dân bị bần cùng hoá do không có
đất sản xuất, vừa thúc đẩy quá trình tích tụ
ruộng đất hợp lý theo tiến trình công nghiệp
hoá”8.
Đặc biệt, Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
7 Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
8 Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 29/12/1997 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.
9 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
10 Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
11 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục
khẳng định quan điểm về tích tụ, tập trung
ruộng đất của Đảng. Nghị quyết yêu cầu:
“Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tiếp tục
khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà
nước thống nhất quản lý theo quy hoạch,
kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất
cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng
hạn mức SDĐ, thúc đẩy quá trình tích tụ đất
đai”9.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại khẳng định: “Tiếp tục
giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo
hướng kéo dài hơn quy định hiện hành để
khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất
và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời, mở
rộng hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ
nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể
từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất
đai, từng bước hình thành những vùng sản
xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp”10.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII đã xác định một
trong những phương hướng nhằm phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với
xây dựng nông thôn mới, đó là: “Có chính
sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất,
thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển
nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ
hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
công nghệ cao”11.
Gần đây nhất, Nghị quyết số 11-NQ/
TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5
CHÑNH SAÁCH
37Số 02(354) T01/2018
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN khẳng định cần hoàn thiện
pháp luật về đất đai, tạo thuận lợi cho việc
chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền SDĐ,
góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ; hỗ trợ tích
tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và nông nghiệp
hàng hoá quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với
bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của
nông dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
ở nông thôn.
Căn cứ đường lối, chủ trương của
Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật về đất
đai đã nhiều lần được ban hành, sửa đổi,
bổ sung, trong đó vấn đề tích tụ, tập trung
ruộng đất bắt đầu được đề cập đến từ Luật
Đất đai năm 1993.
Luật Đất đai năm 1993 quy định Nhà
nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn
giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, để
trồng cây lâu năm là 50 năm.
Luật Đất đai năm 2003 được ban hành
vào tháng 12 năm 2003 thay thế Luật Đất đai
năm 1993 không có thay đổi nhiều về thời
hạn SDĐ và hạn mức giao đất nông nghiệp.
Hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính
phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết
định. Luật Đất đai năm 2003 đã hình thành
cơ chế cho quá trình tích tụ, tập trung đất
đai thông qua việc quy định về quyền SDĐ
trong thị trường bất động sản (Điều 61,
Điều 62 và Điều 63); mở rộng quyền cho
người SDĐ gồm quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền SDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền SDĐ.
Luật Đất đai năm 2013 được ban hành
thể hiện định hướng của Nghị quyết số 19-
NQ/TW về việc tiếp tục giao đất, cho thuê
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng có thời hạn theo hướng kéo dài hơn
12 Điều 129 Luật Đất đai năm 2013.
13 Điều 130 Luật Đất đai năm 2013.
quy định hiện hành để khuyến khích nông
dân gắn bó hơn với đất và yên tâm đầu tư
sản xuất, đồng thời, mở rộng hạn mức nhận
chuyển quyền SDĐ nông nghiệp phù hợp
với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai
đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình
thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn
trong nông nghiệp. Luật quy định thời hạn
SDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
là 50 năm.
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối vẫn được giữ như quy định của
Luật Đất đai năm 2003 nhằm bảo đảm tính
ổn định của hệ thống pháp luật và đời sống
của các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối. Trường hợp hộ gia đình,
cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm
đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất
không quá 05 ha. Trường hợp hộ gia đình, cá
nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm
thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không
quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng
bằng; không quá 25 ha đối với xã, phường,
thị trấn ở trung du, miền núi12.
Hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ
nông nghiệp được mở rộng lên không quá
10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất13.
Việc quy định về hạn mức nhận chuyển
quyền SDĐ nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân nhằm bảo đảm cho người nông dân
có đất để sản xuất, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất
nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất lớn,
đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa trong
nông nghiệp.
Ngoài ra, các nghị quyết của Quốc
hội cũng nhiều lần đề cập đến nội dung
về tích tụ, tập trung ruộng đất. Nghị quyết
số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về
CHÑNH SAÁCH
38 Số 02(354) T01/2018
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016 - 2020 đề ra nhiệm vụ xây dựng chính
sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất,
phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với
hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện
của từng vùng. Nghị quyết số 24/2016/
QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu
lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đề ra
các nhiệm vụ trọng tâm để tái cơ cấu nền
kinh tế, trong đó có điều chỉnh diện tích đất
phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp
mới; tổng kết tính hiệu quả của các mô hình
trong thực tiễn, rút ra bài học về tích tụ, tập
trung ruộng đất; khuyến khích và tạo điều
kiện tích tụ đất nông nghiệp; thiết lập khung
pháp lý cho thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp về quyền SDĐ, nhất là với đất nông
nghiệp. Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày
23/11/2016 về tiếp tục nâng cao hiệu lực,
hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn
với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đặt ra yêu
cầu nghiên cứu sửa đổi chính sách về đất đai
để khuyến khích tích tụ ruộng đất, tiến hành
cơ giới hóa, tạo điều kiện sản xuất hàng hóa
lớn.
Như vậy, quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta là tạo điều kiện cho
tích tụ, tập trung ruộng đất, thể hiện ở việc
gia tăng thời hạn giao đất cũng như tăng hạn
mức nhận chuyển quyền SDĐ. Chính sách,
pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn
thiện, tạo điều kiện cho người SDĐ tích tụ,
tập trung đất đai theo quy mô lớn và yên tâm
hơn trong việc đầu tư vào đất đai; thực tế đã
có nhiều mô hình và phương thức thực hiện
có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát
triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
3. Tình hình thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về tích tụ, tập trung
ruộng đất
Chủ trương tích tụ, tập trung ruộng
đất bắt đầu được triển khai từ thời kỳ đổi
mới năm 1986. Cho đến nay, việc tích tụ, tập
14 Theo Ngân hàng Thế giới (2016), diện tích đất bình quân hộ nông nghiệp ở nước ta chỉ vào khoảng 0,46 ha trong khi
đó ở Trung Quốc là 1,73 ha, tại Myanmar là 1,6 ha, ở Thái Lan 75% tổng số hộ nông dân có trên 1 ha đất nông nghiệp.
trung ruộng đất đã được nhiều địa phương
trong cả nước thực hiện với các hình thức
khá đa dạng và sáng tạo, trong đó nổi bật là 3
phương thức: dồn điền, đổi thửa (chuyển đổi
quyền SDĐ nông nghiệp); cho thuê, chuyển
nhượng quyền SDĐ và góp vốn bằng quyền
SDĐ.
3.1 Dồn điền, đổi thửa (chuyển đổi
quyền SDĐ nông nghiệp)
Trước đây, việc giao đất nông nghiệp
dựa trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng
giữa người SDĐ, không những chia đều về
diện tích trên số người mà còn chia đều cả
ruộng tốt, ruộng xấu theo nguyên tắc “có tốt,
có xấu; có gần, có xa; có cao, có thấp”. Ban
đầu, chính sách này cũng thu được một số
kết quả nhất định, tuy nhiên, sau một thời
gian thực hiện đã dẫn đến một số bất lợi về
diện tích đất canh tác của các nông hộ. Quy
mô diện tích đất của hộ nông dân Việt Nam
thấp hơn Trung Quốc và nhiều nước khác ở
châu Á14. Tình trạng đất nông nghiệp manh
mún, quy mô canh tác nhỏ bé theo từng hộ
gia đình, cá nhân làm hạn chế việc áp dụng
cơ giới hóa và khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới việc tăng
năng suất và tăng trưởng ngành nông nghiệp,
cản trở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Dồn điền, đổi thửa được xem là bước
đi khởi đầu cho việc tích tụ, tập trung ruộng
đất trước tình trạng ruộng đất manh mún.
Dồn điền, đổi thửa thông qua việc thực hiện
chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp trong
cùng một xã, phường, thị trấn để phát triển
kinh tế nông hộ là hình thức phổ biến mà
nhiều địa phương đã và đang thực hiện. Đây
là yêu cầu tập trung đất đai để hộ gia đình,
cá nhân có được các thửa đất có quy mô diện
tích lớn hơn để tổ chức sản xuất thuận lợi do
có điều kiện để cơ giới hóa và thâm canh.
Đảng và Nhà nước luôn xác định công
tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là
một chủ trương lớn, là tiêu chí hàng đầu
trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
CHÑNH SAÁCH
39Số 02(354) T01/2018
Tuy nhiên, việc dồn điền, đổi thửa được
triển khai tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Ở
đồng bằng sông Hồng, số thửa được dồn
đổi chiếm đến 43% tổng số thửa đất, ở đồng
bằng sông Cửu Long chỉ chiếm chưa đến
3% tổng số thửa đất. Do thiếu hướng dẫn cụ
thể và thiếu sự đầu tư kinh phí nên việc dồn
điền, đổi thửa có nhiều bất cập, hạn chế như:
thời gian thực hiện kéo dài (có địa phương
tổ chức thực hiện thành nhiều đợt, qua nhiều
năm chưa xong); số lượng thửa đất sau dồn
điền, đổi thửa vẫn còn nhiều. Mặt khác, có
nơi dồn điền, đổi thửa xong nhưng không đo
đạc lại, việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền
SDĐ còn chậm; có nhiều nơi thực hiện theo
kiểu chia lại ruộng đất Dồn điền, đổi thửa
là biện pháp khắc phục tình trạng manh mún
khi thực hiện giao đất chứ không giải quyết
được tận gốc nhu cầu tích tụ, tập trung đất
đai vì hạn mức giao đất cho các hộ gia đình,
cá nhân còn hạn chế. Tuy nhiên, thời gian tới
vẫn nên tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa
làm cơ sở ban đầu cho quá trình tích tụ, tập
trung đất nông nghiệp.
3.2 Cho thuê, chuyển nhượng quyền
SDĐ
Thực tế tại một số địa phương cho
thấy, hình thức doanh nghiệp thuê đất của
các hộ nông dân để sản xuất mang lại nhiều
lợi ích. Đây là phương pháp tích tụ, tập trung
ruộng đất quan trọng mà không cần thay đổi
chủ thể của quyền SDĐ. Việc trả tiền thuê
ruộng theo từng vụ, từng năm hoặc nhiều
năm đảm bảo thuận tiện cho cả người thuê
và người cho thuê. Thời gian cho thuê được
thỏa thuận ổn định (5 hoặc 10 năm) để người
thuê có thời gian đầu tư vốn, triển khai áp
dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất.
Đối với hình thức chuyển nhượng
quyền SDĐ, theo Báo cáo đổi mới chính
sách đất đai cho tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của Viện Chính sách và Chiến lược
phát triển nông nghiệp, nông thôn thì nguồn
gốc đất nông nghiệp ở nông thôn có 40%
do Nhà nước giao, 34% thừa kế, chỉ 12%
15 Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (2016).
16 Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (2016).
là nhận chuyển nhượng trực tiếp hoặc đấu
giá, còn lại là đất khai hoang hoặc nguồn
gốc khác15. Thị trường quyền SDĐ nông
nghiệp hoạt động yếu, thậm chí có xu hướng
giảm. Trong số đất nông nghiệp đã chuyển
nhượng thì có 29% chuyển nhượng trước
năm 1994, 41% chuyển nhượng trong giai
đoạn 1994 - 2003, 30% chuyển nhượng
trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay16. Hiện
nay, hoạt động chuyển nhượng quyền SDĐ
hoàn toàn theo cơ chế cung - cầu, thỏa thuận
giá cả và các điều kiện cần thiết theo cơ chế
thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò theo
dõi và quản lý biến động về đất đai. Tất cả
các trường hợp chuyển nhượng quyền SDĐ
phải thực hiện đầy đủ thủ tục sang tên trước
bạ, chuyển quyền SDĐ từ người này sang
người khác và phải nộp đầy đủ các loại phí,
thuế theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế
vì những lý do khác nhau mà nhiều trường
hợp chuyển nhượng đất cho nhau chỉ viết
giấy trao tay hoặc có người làm chứng.
Thực tế cho thấy, quy định hạn mức
nhận chuyển quyền SDĐ trồng cây hàng
năm, đất nuôi trồng thủy sản đối với hộ
gia đình, cá nhân (thông qua nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ) chưa
khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để
phát triển những trang trại sản xuất hàng hóa
quy mô lớn. Bởi lẽ, việc nhận chuyển quyền
vượt quá hạn mức quy định là hành vi pháp
luật nghiêm cấm và phần diện tích vượt
hạn mức bị từ chối thế chấp khi vay vốn
ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp, hiện Luật Đất đai 2013 không quy
định hạn mức nhận chuyển nhượng quyền
SDĐ, hạn mức thuê lại đất của người dân, hạn
mức nhận góp vốn bằng quyền SDĐ mà chỉ
không cho phép doanh nghiệp nhận chuyển
quyền SDĐ lúa. Tuy nhiên, thị trường cho
thuê, chuyển nhượng quyền SDĐ vẫn chưa
phát triển do hạn chế về quy mô thửa ruộng,
công tác định giá đất và chi phí giao dịch
cao. Điều kiện tiếp cận đất đai để hình thành
sản xuất quy mô lớn của doanh nghiệp thông
CHÑNH SAÁCH
40 Số 02(354) T01/2018
qua hình thức thuê quyền SDĐ gặp khó khăn
do các thửa đất được phân chia khá manh
mún cho từng hộ nông dân. Nếu thuê đất,
doanh nghiệp phải đối mặt với số lượng hợp
đồng rất lớn khiến chi phí quản lý cao, rủi ro
phá vỡ hợp đồng dẫn đến thiệt hại. Hơn nữa,
nhu cầu cho thuê của các hộ nông dân khá
khác nhau, nên doanh nghiệp gặp khó khăn
khi muốn có cánh đồng lớn liền khoảnh.
Hiện nay ở Việt Nam, thu nhập từ nông
nghiệp khá thấp, nên giá thuê đất cũng thấp,
người nông dân đắn đo giữa rủi ro không lấy
lại được đất cho thuê và lợi ích nhận được
khi cho thuê đất. Vì thế, nên hộ nông dân
không có nhiều động lực cho thuê đất, ngay
cả khi đất bỏ hoang, không có lao động để
canh tác.
Mức thuế và phí liên quan đến chuyển
nhượng đất nông nghiệp còn tương đối cao
so với lợi nhuận có thể tạo ra từ sản xuất
nông nghiệp. Việc chuyển nhượng đất nông
nghiệp sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân
ở mức 25% tính theo chênh lệch giữa giá
chuyển nhượng trừ đi giá mua và chi phí
hoặc 2% của giá chuyển nhượng (trong
trường hợp không xác định được giá mua và
chi phí) và 0,5% lệ phí trước bạ17.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ đối với
các hộ không còn nhu cầu sản xuất nông
nghiệp chuyển đổi sang các ngành nghề phi
nông nghiệp chưa đủ mạnh (như chính sách
hướng nghiệp cho nông dân, chính sách hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp, chính sách miễn
giảm thuế SDĐ nông nghiệp đến 2020...)
nên họ vẫn có xu hướng giữ ruộng đất làm
vật “bảo hiểm”, mặc dù đã ngừng canh tác
hoặc cho các hộ khác thuê ruộng ngắn hạn
phi chính thức.
3.3 Góp vốn bằng quyền SDĐ
Đây là hình thức tích tụ, tập trung đất
đai thông qua việc những người nông dân tự
nguyện góp đất cùng tiến hành tổ chức sản
xuất, kinh doanh và cùng hưởng lợi thành
quả sản xuất. Người nông dân có thể góp
đất, góp vốn, công sức vào hợp tác xã, tổ
17 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Luật Phí và lệ phí năm 2015, Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
hợp tác hoặc doanh nghiệp và được hưởng
lợi nhuận theo quy chế thỏa thuận, phù hợp
với pháp luật của Nhà nước (thông thường
theo tỷ lệ góp đất, góp vốn). Trong phần lớn
trường hợp, doanh nghiệp đóng vai trò cốt
lõi, doanh nghiệp đứng ra để thỏa thuận với
người dân (với sự hỗ trợ của chính quyền)
về bao tiêu sản phẩm đầu ra, cách thức tổ
chức sản xuất, về tỷ lệ lợi nhuận (hoặc về
giá mua lại sản phẩm sau khi thu hoạch)...
Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp (hỗ
trợ) về tư liệu sản xuất đầu vào (giống cây
trồng, phân bón, máy móc thiết bị), kỹ
thuật canh tác cho người nông dân. Người
nông dân góp đất và công lao động để tổ
chức sản xuất theo hợp đồng đã ký kết và
dưới sự giám sát của công ty.
Thực tế cho thấy, việc tiếp cận đất
nông nghiệp của các doanh nghiệp còn gặp
khó khăn do công tác công bố, công khai
quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp
trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn chưa
tốt. Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 quy
định theo hướng hạn chế các trường hợp
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, trong khi mặc
dù đã có cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển
quyền SDĐ để thực hiện dự án đầu tư nhưng
nhiều trường hợp do chưa có sự đồng thuận
cao của người SDĐ nên không thể tích tụ,
tập trung đất đai được do không có chế tài
xử lý đối với các trường hợp không đồng
thuận. Do đó, việc nhận góp vốn bằng quyền
SDĐ là hình thức tích tụ, tập trung đất đai
hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp
này. Trên thực tế, đã triển khai hình thức
hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng quyền
SDĐ để sản xuất, kinh doanh như những cổ
đông trong các doanh nghiệp của ngành mía
đường, cà phê, cao su. Hộ nông dân khi góp
vốn bằng giá trị quyền SDĐ sẽ là thành viên
của công ty, được hưởng chế độ theo quy
định, được bố trí làm việc theo khả năng của
từng người. Thực tiễn có trường hợp thành
công, tuy nhiên cũng có trường hợp sau khi
góp vốn thì người nông dân phải chịu rủi
CHÑNH SAÁCH
41Số 02(354) T01/2018
ro do việc kinh doanh không hiệu quả, có
trường hợp còn lâm vào tình trạng mất đất
sản xuất.
4. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật thúc đẩy tích tụ,
tập trung đất đai phục vụ phát triển
nông nghiệp
Tích tụ, tập trung đất đai trong sản
xuất nông nghiệp là một chủ trương đúng
đắn và cần thiết cho tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
từng bước xây dựng và hình thành nền nông
nghiệp phát triển toàn diện, bền vững và
hiện đại. Để thực hiện thành công mục tiêu
này, trong thời gian tới cần thực hiện những
giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai
phục vụ phát triển nông nghiệp sau đây:
Thứ nhất, trong quá trình nghiên cứu
ban hành chính sách, cần hài hòa giữa mục
tiêu tích tụ, tập trung đất đai với bảo đảm đất
sản xuất của người nông dân.
Hiện nay ở nước ta tỷ lệ lao động nông
nghiệp còn lớn. Trong tổng số lao động từ 15
tuổi trở lên đang làm việc năm 2016, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 33,4%18.
Trong khi việc chuyển dịch lao động từ khu
vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ
còn chậm thì ưu tiên hàng đầu vẫn phải là
bảo đảm người dân sống bằng nghề nông có
đất sản xuất để giải quyết việc làm, ổn định
đời sống cho họ. Do đó, đất đai cần được tập
trung cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản
xuất thực sự bằng các hình thức liên kết sản
xuất, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền
SDĐ, cho thuê quyền SDĐ, đồng thời bảo
đảm quyền SDĐ nông nghiệp phục vụ sản
xuất của người nông dân, tránh lợi dụng tích
tụ ruộng đất để đầu cơ, không sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, bỏ hoang,
gây lãng phí tài nguyên.
Thứ hai, cần tổ chức đánh giá thực trạng
tích tụ, tập trung đất đai hiện nay, sự phù hợp
giữa các quy định của pháp luật về hạn mức
18 Tổng cục Thống kê (2016).
giao, nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp
và nhu cầu thực tế của hộ gia đình, cá nhân,
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; so sánh
quy mô tích tụ, tập trung ruộng đất hiện tại
ở Việt Nam với các nước có điều kiện tương
tự với nền nông nghiệp phát triển; đánh giá
hiệu quả của từng phương thức tích tụ, tập
trung đất đai; trên cơ sở đó đề xuất nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai nhằm
đổi mới chính sách thúc đẩy tích tụ, tập trung
ruộng đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư sản
xuất nông nghiệp.
Thứ ba, nghiên cứu chính sách thúc
đẩy tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát
triển sản xuất nông nghiệp tập trung, quy
mô lớn, bao gồm: nghiên cứu ban hành nghị
định về cơ chế, chính sách tích tụ, tập trung
đất nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp quy mô lớn; tổ chức hỗ trợ pháp lý
cho người dân góp vốn bằng quyền SDĐ
cho doanh nghiệp; nghiên cứu chính sách
ưu đãi về đất đai (miễn, giảm tiền SDĐ, tiền
thuê đất, thuê mặt nước, mức thuế, phí liên
quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp...)
để thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp,
nông thôn; nghiên cứu hoàn thiện các quy
định của pháp luật về kinh doanh bất động
sản, trong đó có các quy định về thị trường
quyền SDĐ để hình thành và phát triển thị
trường giao dịch quyền SDĐ nông nghiệp.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện các
quyền chuyển đổi, cho thuê, góp vốn, chuyển
nhượng quyền SDĐ, trên cơ sở đó SDĐ một
cách hiệu quả, mang lại lợi ích nhiều hơn
cho người SDĐ, đồng thời, cũng tạo ra diện
tích đất lớn để đầu tư phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua đó, giúp
người nông dân thấy được sự cần thiết và
lợi ích của tích tụ, tập trung ruộng đất trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ năm, tạo điều kiện và hướng dẫn
cách thức sản xuất nông nghiệp hiệu quả
thông qua tích tụ, tập trung ruộng đất, khắc
phục tâm lý băn khoăn, e ngại tích tụ, tập
trung ruộng đất sẽ dẫn đến phân hóa, bất ổn
CHÑNH SAÁCH
42 Số 02(354) T01/2018
về xã hội. Hằng năm, cần có chương trình
tổng kết, đánh giá, phổ biến và nhân rộng
các mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất có
hiệu quả.
Thứ sáu, Nhà nước cần xây dựng các
chính sách phù hợp với thị trường chuyển
nhượng, cho thuê ruộng đất, tạo hành lang
pháp lý về đất đai cho các đối tượng mua,
bán thuận lợi, thủ tục đơn giản, chi phí thấp.
Trường hợp người nông dân chuyển sang
nghề khác hay không muốn canh tác, Nhà
nước (thông qua các trung tâm phát triển
quỹ đất) nhận chuyển nhượng quyền SDĐ
của các hộ gia đình, cá nhân sau đó cho các
doanh nghiệp thuê để sản xuất nhằm duy trì
đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ, tập trung
ruộng đất trong nông nghiệp.
Thứ bảy, gắn quá trình tích tụ, tập
trung ruộng đất với quá trình cơ cấu lại nền
kinh tế, bố trí phân công lại lao động trên
phạm vi cả nước và từng địa phương, từng
bước giải quyết việc làm cho số lao động
dôi dư, không còn đất chuyển sang ngành,
nghề khác; hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển
đổi nghề cho người nông dân đối với những
trường hợp chuyển sang nghề khác hay
không muốn canh tác; xây dựng và thực
hiện chiến lược phát triển an sinh xã hội đối
với nông dân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
2. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 29/12/1997 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, cần
kiệm để công nghiệp hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến nǎm 2000.
3. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
5. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với các
quan điểm liên quan đến vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất.
6. Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản
phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp.
7. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
8. Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
9. Luật Đất đai năm 2013.
10. Luật Phí và lệ phí năm 2015.
11. Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
12. FAO (2003), The design of land consolidation pilot projects in Central and Eastern Europe
13. Ngân hàng Thế giới (2016), Báo cáo phát triển Việt Nam 2016: Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam - Tăng
giá trị, giảm đầu vào.
14. TS. Nguyễn Đình Bồng (2017), Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp và
nông thôn hiện nay.
15. Tổng cục Thống kê (2016), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016.
16. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (2016), Báo cáo chính sách: Đổi mới
chính sách đất đai cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
17. PGS. TS. Vũ Trọng Khải (2008), Tích tụ ruộng đất - Trang trại và Nông dân.
CHÑNH SAÁCH
43Số 02(354) T01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_he_thong_chinh_sach_phap_luat_thuc_day_tich_tu_ta.pdf