Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới cũng dẫn đến nhiều rủi ro, nhiều hệ
luỵ tiêu cực cần phải giải quyết như các biện
pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá
giá, trợ cấp, tự vệ) do Chính phủ nước ngoài
áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hay các vụ kiện đầu tư nước ngoài của các
nhà đầu tư nước ngoài chống lại Chính phủ
Việt Nam. Chẳng hạn, hiện nay, hàng hóa
của Việt Nam là đối tượng bị điều tra của 78
vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới, 12
vụ điều tra chống trợ cấp và 17 vụ điều tra
chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá22.
Tính đến nay, Chính phủ Việt Nam cũng đã
phải giải quyết không ít vụ tranh chấp với
các nhà đầu tư nước ngoài (với 16 vụ kiện
đầu tư quốc tế trong giai đoạn 2010-201323,
trong đó có những vụ như Vụ Ông Trịnh
Vĩnh Bình, Vụ McKenzie, Vụ DialAsie ).
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, trên thực tế
số lượng các vụ khiếu nại, vướng mắc, tranh
chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với
các cơ quan quản lý nhà nước và với Chính
phủ đang có chiều hướng gia tăng cả về số
lượng và mức độ phức tạp24. Sự phát triển
nhanh chóng của các hoạt động đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam cùng với xu thế hội nhập
mạnh mẽ kèm theo các cam kết về bảo hộ
đầu tư ngày càng rộng đã đặt ra vấn đề bảo
đảm đối xử công bằng cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Trong quá trình thực thi, nếu
các cơ quan trong bộ máy nhà nước không
tuân thủ những quy định của pháp luật và
cam kết quốc tế sẽ tiềm ẩn phát sinh những
khiếu nại và có thể dẫn tới những tranh chấp
đầu tư với Chính phủ. Khi đó, những hậu
quả pháp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực tới
môi trường đầu tư25. Trong khi đó, năng lực
tranh tụng quốc tế của Chính phủ còn hạn
chế cũng là một trong những lý do dẫn đến
khả năng thắng kiện của phía Chính phủ
Việt Nam là không lớn26. Với tư cách bị đơn,
Chính phủ Việt Nam sẽ đối diện với nhiều
phiền phức, đó là chi phí lớn cho vụ kiện,
thời gian đeo đuổi vụ kiện lâu dài và quan
trọng hơn cả là mỗi lần thua kiện, Việt Nam
sẽ để lại ấn tượng không tốt với các quốc gia
khác và các nhà đầu tư nước ngoài về môi
trường pháp lý kinh doanh không minh bạch
và việc thực thi kém hiệu quả các cam kết
quốc tế27. Thậm chí, các cơ quan chức năng
ở địa phương có thể trở thành mục tiêu kiện
tụng để trục lợi từ các nhà đầu tư nước ngoài
không lương thiện
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ1
1 Bài viết này được thực hiện trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Hoàn thiện
khung pháp luật về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển bền vững trong bối cảnh chủ động hội nhập quốc
tế" do Thạc sỹ Trần Thị Thanh Thu làm Chủ nhiệm.
Tóm tắt:
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững luôn
được Đảng ta đặc biệt quan tâm, quán triệt thực hiện. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế độc lập, tự chủ cần có khả
năng tận dụng được tối ưu các nguồn lực bên ngoài và bên trong
cho sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời có khả năng
ứng phó một cách hiệu quả với những biến động của thị trường
khu vực và thế giới. Hội nhập tạo ra cơ hội cũng như thách thức
cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết này đề cập định
hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam và ý
nghĩa của việc hoàn thiện khung pháp luật để đáp ứng yêu cầu
xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập.
Trần Thị Thanh Thu*
* ThS. Viện Nghiên cứu lập pháp.
Abstract
Establishment of an independent, autonomous economy for
sustainable developments has always been given special attention
and thoroughly carried out by our Party. Under the context of
globalization today, an independent and autonomous economy
should be able to make the best use of the external and internal
resources for the country's sustainable developments and also be
able to adapt, effectively deal with the fluctuations of regional
and global markets. The integration trend has provided with
both opportunities and challenges for the countries, including
Vietnam. This article addresses the orientation of establishing
an independent and autonomous economy of Vietnam and
also the meaning of provements of the legal framework for the
requirements of the independent and autonomous economy in the
context of integration.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Nền kinh tế độc lập, tự chủ; hội
nhập quốc tế; phát triển bền vững.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 18/06/2019
Biên tập : 18/08/2019
Duyệt bài : 22/08/2019
Article Infomation:
Keywords: independent, autonomous
economy; international integration;
sustainable development.
Article History:
Received : 18 Jun 2019
Edited : 18 Aug. 2019
Approved : 22 Aug. 2019
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 17(393) T9/2019
Trong những năm vừa qua, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, chúng ta đã nỗ lực xây dựng khung
pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Để thiết lập khung
pháp luật cho việc xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Nhà nước ta đã
ban hành một hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về đầu tư, kinh doanh tương đối
đầy đủ, đồng bộ trong đó quan trọng nhất
là các đạo luật về xây dựng thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN như Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ
luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật
Trọng tài thương mại, Luật Phá sản, Luật
Bảo vệ môi trường, Luật quản lý thuế, Luật
Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp, Luật Thuế Giá trị gia tăng,
Luật cạnh tranh, Luật giá, Luật đất đai, Luật
các Tổ chức tín dụng, Luật Công nghệ thông
tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Thi hành
án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Tuy nhiên, trong điều kiện mới khi
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta đã bước sang một giai đoạn phát
triển cao hơn, nhất là trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn
ra mạnh mẽ, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện
khung pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng
nền kinh tế thị trường, độc lập, tự chủ theo
định hướng XHCN ở nước ta, phù hợp với
mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công
khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản
2 Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát
huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp
phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực
hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân, góp phần đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020”2.
Chúng tôi cho rằng, việc hoàn thiện
khung pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh
chủ động hội nhập ở nước ta, cần nhằm
tới các mục tiêu sau đây: (i) Cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh; xác định rõ mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; (ii)
Khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, nhất là
trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0; (iii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả của
bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
chức; (iv) Tăng cường quản lý đầu tư trực
tiếp của nước ngoài; (v) Tăng cường bảo vệ
lợi ích quốc gia trong các quan hệ kinh tế
quốc tế, đặc biệt trong các thiết chế thương
mại đa phương.
1. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh và xác định mối quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường
Trong những năm gần đây, Chính
phủ đã tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, đặc biệt với việc ban hành Luật
Doanh nghiệp năm 2014, thể hiện đúng tinh
thần Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do
kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp,
đó là những gì luật pháp không cấm thì người
dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh
doanh. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh tại
Việt Nam hiện nay vẫn bị đánh giá là thiếu
tính bền vững, tồn tại nhiều rào cản đối với
các doanh nghiệp, nhiều thủ tục hành chính
nhiêu khê, rườm rà với nhiều giấy phép con,
làm tăng chi phí gia nhập thị trường, chi phí
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 17(393) T9/2019
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam. Cụ thể, do số lượng thủ tục nhiều,
các doanh nghiệp phải trải qua chín bước
thủ tục và mất tới 22 ngày dẫn đến việc thứ
hạng khởi sự kinh doanh còn thấp và liên tục
giảm trong ba năm gần đây3. Chỉ số về khởi
sự kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017
ở thứ 123 trên thế giới, giảm hai bậc so với
năm 2016. Hiện nay, chỉ số độc lập tư pháp
và hiệu quả pháp lý giải quyết tranh chấp
của Việt Nam đang ở thứ hạng thấp hơn hẳn
so với một số nước ASEAN như Singapore,
Malaysia và Thái Lan. Đáng chú ý, trong
nhiều năm qua, Ngân hàng Thế giới (WB)
không ghi nhận cải cách nào của Việt Nam
về đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản. Trong
10 năm liền, chỉ số này liên tục giảm bậc, từ
thứ hạng 40 trong năm 2010 xuống thứ hạng
thứ 63 trong năm 20184.
Vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp
tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi các văn bản
pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Bộ luật Tố
tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật
Tổ chức toà án và các văn bản hướng dẫn
thi hành nhằm cải thiện môi trường pháp lý
đối với các lĩnh vực có các chỉ số có điểm
đánh giá còn thấp, xếp hạng thấp và tiến độ
cải cách chậm. Chính phủ cần phải tiếp tục
nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính,
cải cách chế độ công vụ. Ngoài ra, cần đẩy
mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng
công nghệ thông tin trực tuyến, kết nối giữa
các cơ quan, đơn vị liên quan trong các hoạt
động quản lý nhà nước5.
Bên cạnh đó, cần xác định rõ mối quan
hệ giữa nhà nước và thị trường, từ đó xác
3 Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự thuận lợi?, The Leader ngày 25/01/2018, xem tại https://theleader.vn/
moi-truong-kinh-doanh-o-viet-nam-da-thuc-su-thuan-loi-20180125123538124.htm
4 Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự thuận lợi?, tlđd.
5 Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự thuận lợi?, tlđd.
6 TS. Đinh Thế Huynh, GS.TS. Phùng Hữu Phú, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa...(chủ biên): 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt
Nam, Nxb. CTQG - ST, Hà nội. 2015, tr.96.
định những lĩnh vực mà pháp luật cần hoặc
không cần điều chỉnh, tránh trường hợp nhà
nước can thiệp quá mức vào thị trường,
nghĩa là: nhà nước can thiệp quá sâu vào
những lĩnh vực không cần thiết, trong khi đó
lại buông lỏng những lĩnh vực cần có “bàn
tay hữu hình” của nhà nước. Thực tiễn phát
triển nền kinh tế thị trường sau 30 năm đổi
mới cho thấy, việc giải quyết mối quan hệ
giữa nhà nước và thị trường vẫn còn chưa
rõ ràng, còn rất nhiều mâu thuẫn, bất cập.
Kinh tế thị trường phải được vận động với
sự tham gia của ba chủ thể chính: người sản
xuất, người tiêu dùng và nhà nước. Nhưng
trong quản lý nền kinh tế của Việt Nam hiện
nay, còn có sự lẫn lộn về vị trí, vai trò của ba
chủ thể này.
Tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển
ở Việt Nam đã chỉ rõ hạn chế của mối quan
hệ giữa nhà nước và cơ chế thị trường là:
“Chưa làm sáng tỏ vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường do chưa phân
định rõ chức năng nhà nước - thị trường.
Nhà nước vẫn can thiệp vào một số hoạt
động mà để chức năng thị trường tự đảm
nhiệm mang lại hiệu quả hơn (phân bổ vốn;
quản trị doanh nghiệp) trong khi chưa chú
ý đúng mức đến những chức năng mà nhà
nước phải hoàn thành (xây dựng và thực thi
khung khổ quản lý nhà nước “khung khổ
hành chính - pháp lý”, cung cấp hàng hóa
và dịch vụ công, hỗ trợ phát triển,...)”6. Bên
cạnh đó, trong nhiều trường hợp, nhà nước
đã can thiệp vào vai trò, chức năng của các
chủ thể khác. Điển hình như, trong lĩnh vực
quản lý kinh tế vĩ mô, vai trò quan trọng
nhất của Nhà nước là định hướng mục tiêu
phát triển, dự báo tình hình biến động của thị
trường; kiểm soát độc quyền; tạo môi trường
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 17(393) T9/2019
cạnh tranh lành mạnh, nhưng Nhà nước
không tập trung đúng mức, mà lại can thiệp
vào vấn đề giá cả, tiền lương đây là chức
năng của doanh nghiệp7. Sự nhầm lẫn còn
được thể hiện ở việc không phá sản được
những doanh nghiệp đã thực sự phá sản; lãi
suất ngân hàng, gồm lãi suất huy động tiền
gửi và lãi suất cho vay, chưa được tự do hóa,
chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu,
mức độ khan hiếm vốn trên thị trường; cạnh
tranh trong nền kinh tế vẫn gặp những trở
ngại do việc biến độc quyền nhà nước thành
độc quyền của doanh nghiệp trong một số
lĩnh vực (điện, xăng dầu...); do cơ chế “xin -
cho”, chính sách ưu tiên, tạo thuận lợi trong
tiếp cận các nguồn lực cho đối tượng này so
với đối tượng khác; việc chỉ đạo bằng mệnh
lệnh hành chính trong từng vụ, việc cụ thể
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền; do các hoạt động buôn lậu, trốn lậu
thuế, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, do những chi phí không chính
thức, nhũng nhiễu của cán bộ quản lý đối
với doanh nghiệp...8. Việc chậm thay đổi
thói quen can thiệp của Nhà nước vào thị
trường bằng các biện pháp hành chính thay
vì sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô để điều
tiết thị trường là một nguyên nhân khiến Nhà
nước vận hành thị trường thiếu hiệu quả9.
Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới
cần thay đổi tư duy trong quản lý nhà nước
cũng như trong công tác xây dựng pháp luật,
nhất là pháp luật trong lĩnh vực dân sự, kinh
tế. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường là bảo vệ quyền sở hữu, quyền
7 TS. Lê Thị Thanh Hà, Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản
18/7/2017, xem tại
giua-nha-nuoc-va-thi-truong-o.aspx.
8 PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, Một số vấn đề cần cấp thiết đổi mới trong thể chế kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tài
chính ngày 27/06/2017, xem tại
cap-thiet-doi-moi-trong-the-che-kinh-te-o-nuoc-ta-hien-nay-116097.html.
9 TS. Lê Thị Thanh Hà, Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở nước ta hiện nay, tlđd.
10 TS. Nguyễn Chí Trường, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội, thách thức và giải pháp hai tốc độ cho giáo dục nghề
nghiệp, Tạp chí Lao động & Xã hội online, 30/03/2018, xem tại
newsid/36684/seo/Cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0--co-hoi-thach-thuc-va-giai-phap-hai-toc-do-cho-giao-duc-nghe-
nghiep/Default.aspx
tự do kinh doanh của công dân, bảo vệ lợi
ích công cộng, xây dựng môi trường đầu tư,
kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng,
xoả bỏ những rào cản bất hợp lý. Nhà nước
chỉ can thiệp để giải quyết những thất bại
của thị trường.
2. Khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo
trong bối cảnh cuộc Cách mạng công ng-
hiệp 4.0
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay
4.0), thời cơ và thách thức đặt ra với nước ta
đều rất lớn. Cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 xuất hiện thời kỳ này đang là thời kỳ dân
số vàng, cũng là thời kỳ đổi mới ở nước ta.
Đây là cơ hội hiếm có, mang tính lịch sử
đối với một quốc gia10. Để có thể thích ứng
với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng
ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và có
chính sách cụ thể khuyến khích khởi nghiệp
sáng tạo. Nghị quyết số 11-NQ/TW Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã
đưa ra một số nhiệm vụ cần tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện, trong đó có nhiệm vụ
“hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng
khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và
thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng và
sức cạnh tranh của nền kinh tế và hoàn thiện
các quy định liên quan để khuyến khích và
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 17(393) T9/2019
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động
khởi nghiệp”.
Đến nay, khung pháp lý cho hoạt động
khởi nghiệp sáng tạo đã bước đầu được xây
dựng khi Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật
này có một số điều dành riêng cho doanh
nghiệp khởi nghiệp, thể hiện nỗ lực của Việt
Nam trong việc thúc đẩy phong trào “Quốc
gia khởi nghiệp”. Khoản 2 Điều 3 của Luật
DNNVV định nghĩa “DNNVV khởi nghiệp
sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập để
thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài
sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh
mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.
Để hướng dẫn cụ thể một số quy định của
Luật, trong đó có quy định về hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ đã ban hành
04 Nghị định hướng dẫn, bao gồm:
- Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của
Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của
Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết một
số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa;
- Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy vậy, trong bảng xếp hạng của
11 World Bank: Việt Nam cuối bảng về điều kiện khởi nghiệp, Khởi Nghiệp Trẻ, https://khoinghieptre.vn/world-bank-
viet-nam-cuoi-bang-ve-dieu-kien-khoi-nghiep/, truy cập ngày 4/4/2018.
12 Nguyễn Văn Thịnh - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp, Tạp chí Tài chính ngày 21/04/2018, xem tại
thong-phap-ly-ho-tro-doanh-nghiep-khoi-nghiep-139877.html.
13 Nguyễn Văn Thịnh - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp, Tạp chí Tài chính ngày 21/04/2018, tlđd.
14 Nguyễn Văn Thịnh - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp, Tạp chí Tài chính ngày 21/04/2018, tlđd.
Ngân hàng thế giới (World Bank) về những
quốc gia có điều kiện khởi nghiệp tại châu
Á – Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn đứng
cuối bảng11. Khung pháp lý cho các hoạt
động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam còn
mang tính chung chung như hỗ trợ về mặt
bằng sản xuất, tham gia mua sắm, cung ứng
dịch vụ công, hỗ trợ đào tạo Phần lớn các
chính sách này có phạm vi đối tượng rộng,
dàn trải với đối tượng được hỗ trợ là gần như
toàn bộ các DNNVV mà chưa có sự định
hướng riêng cho nhóm đối tượng đặc thù,
đặc biệt là các DN khởi nghiệp12. Thiếu các
quy định liên quan đến khung pháp lý cho
hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tài chính
cho hoạt động khởi nghiệp, đó là quỹ đầu
tư mạo hiểm và đầu tư “thiên thần” 13. Tính
khả thi của hệ thống quy định và chính sách
hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp còn nhiều hạn
chế, chẳng hạn, định mức hỗ trợ cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã được
quy định khá rõ trong các nghị định, nhưng
hai vấn đề ảnh hưởng tới tính khả thi của các
chính sách hỗ trợ tài chính, đầu tư là tiêu chí
lựa chọn và sự phối hợp của các cơ quan nhà
nước vẫn còn rất hạn chế14.
Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tiếp
tục rà soát Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa, các văn bản hướng dẫn Luật này và các
văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm
tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho các
hoạt động khởi nghiệp sáng tạo để phong
trào “Quốc gia khởi nghiệp” trở nên thực
chất hơn, thực sự trở thành động lực quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tương lai
của đất nước.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 17(393) T9/2019
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ máy
nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức
Nghị quyết số 11-NQ/TW Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ cần tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, trong đó
có “hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực,
tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ
cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của toàn hệ thống chính trị”.
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả
của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ,
công chức là điều kiện then chốt để xây
dựng thành công thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chất
lượng, hiệu quả của bộ máy nhà nước và đội
ngũ cán bộ, công chức cần được tăng cường
thông qua việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện
hệ thống pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; pháp luật về tổ chức bộ máy; pháp
luật về cán bộ, công chức; pháp luât về tiền
lương
Trước hết, cần hoàn thiện pháp luật về
phòng chống tham nhũng nhằm xây dựng
một Chính phủ liêm chính, hoạt động trên
nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và cải cách pháp luật về tiền lương
nhằm tạo động lực làm việc, góp phần giảm
nguy cơ tham nhũng của đội ngũ công chức.
Bên cạnh đó, cần cải cách, hoàn thiện pháp
luật về tiền lương nhằm tạo động lực làm
việc, góp phần giảm nguy cơ tham nhũng
của đội ngũ công chức. Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã
thông qua Nghị quyết về cải cách chính sách
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang và người lao động
trong doanh nghiệp (Nghị quyết số 27-NQ/
TW). Trong thời gian sắp tới, để thể chế hóa
Nghị quyết này, cần rà soát, sửa đổi toàn bộ
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
về tiền lương, như Nghị định số 204/2004/
NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang và một loạt
các văn bản khác nhằm tạo động lực nâng
cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức
công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm
trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị. Ngoài ra,
tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về tổ
chức bộ máy nhằm tinh giản biên chế, xây
dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả,
nhanh nhạy trong phản ứng chính sách và
pháp luật về cán bộ, công chức nhằm thu
hút những người có đức, có tài vào làm việc
trong bộ máy nhà nước, phục vụ lợi ích
chung của quốc gia.
Ngày 25/10/2017, thay mặt Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về
một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp
tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó
đã đưa ra hai vấn đề quan trọng, đó là (i) Tập
trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn
đầu mối các tổ chức trong hệ thống chính trị
và (ii) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức “vừa hồng”, “vừa chuyên”, thực
sự là công bộc của dân. Trước thực trạng
hệ thống chính trị hiện nay, phải kiên quyết
giảm, không thành lập mới các tổ chức trung
gian; giải thể, sắp xếp lại các tổ chức hoạt
động không hiệu quả; không tăng đầu mối
và biên chế. Cùng với việc đổi mới, kiện
toàn về mặt tổ chức, quy chế hoạt động, việc
xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm là yếu
tố quyết định hiệu quả hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị bởi cán bộ là
“cái gốc” của mọi công việc; mọi việc thành
công hay không đều do cán bộ tốt hay xấu.
Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị
quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 về
tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp,
nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng
lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là
một trong những Nghị quyết rất quan trọng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 17(393) T9/2019
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng được
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nghị quyết có nhiều quan điểm mới,
toàn diện hơn về công tác cán bộ, trong đó
đáng chú ý có những nội dung như: đánh giá
cán bộ gắn với kết quả hoàn thành nhiệm
vụ; người trẻ có tài được ưu tiên vào vị trí
lãnh đạo, kể cả vượt cấp; mở rộng thi tuyển
để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo; tiến tới xóa bỏ
biên chế suốt đời; kiểm soát chặt chẽ quyền
lực trong công tác cán bộ, kiên quyết không
để lọt người chạy chức, chạy quyền; Bí thư
cấp ủy cấp tỉnh, huyện không phải người địa
phương... Do đó, để thể chế hóa các Nghị
quyết này, cần rà soát, sửa đổi hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức
Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên
chức và hệ thống các văn bản hướng dẫn
các Luật này nhằm thực hiện việc tinh giản
biên chế, xây dựng bộ máy tinh gọn, thu gọn
đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
4. Tăng cường quản lý đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Cuối năm 2018, Việt Nam tiến hành
tổng kết 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Trải qua 30 năm với nhiều
làn sóng đầu tư, đến nay, khu vực FDI đã trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh
tế Việt Nam, thông qua sự góp mặt của 26
nghìn dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng số
vốn đăng ký đạt hơn 326 tỷ USD, vốn thực
hiện đạt hơn 180 tỷ USD. Đóng góp của khu
vực FDI vào kinh tế - xã hội Việt Nam ngày
càng đáng kể, tương đương khoảng 25%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 20%
GDP. Các doanh nghiệp (DN) FDI đóng góp
tới 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam, tức là cứ 10 đồng xuất khẩu của
15 Nâng cao chất lượng của dòng vốn FDI, Báo Nhân dân điện tử ngày 11/07/2018, xem tại
chinhtri/item/36968902-nang-cao-chat-luong-cua-dong-von-fdi.html.
16 Nâng cao chất lượng của dòng vốn FDI, tlđd.
17 Nâng cao chất lượng của dòng vốn FDI, tlđd.
Việt Nam thì có tới hơn 7 đồng là của khu
vực FDI15.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực nêu trên thì hiệu ứng lan tỏa của khu
vực FDI đối với các lĩnh vực của nền kinh
tế lại chưa được như kỳ vọng và cũng là bài
toán khó đối với các nhà hoạch định chính
sách. Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc
nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright, tính lan tỏa của doanh nghiệp
FDI tới doanh nghiệp trong nước còn rất
hạn chế. Đầu tư nước ngoài là quan trọng,
nhưng đóng góp như thế nào cho nền kinh
tế còn quan trọng hơn. Việt Nam hội nhập,
nhưng đừng là điểm trung gian để các doanh
nghiệp FDI xuất khẩu nhờ16. Để nâng cao
chất lượng thu hút dòng vốn FDI, một trong
những vấn đề then chốt là nâng cao tính liên
kết giữa các doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp nước ngoài, hướng tới mục
tiêu chung. Hiện nay, Chính phủ đang nỗ
lực để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
và nuôi dưỡng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngành chế tạo. Thời gian tới, Chính phủ cần
có các biện pháp thiết thực, nhằm tạo điều
kiện và hỗ trợ cho sự liên kết giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài một cách hiệu quả, dễ tiếp cận17.
Thu hút đầu tư nước ngoài phải thực
sự đem lại lợi ích cho quốc gia, chú trọng
thiết kế chính sách khuyến khích chuyển
giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI cho
khu vực trong nước, qua đó cải thiện năng
lực công nghệ, năng lực cạnh tranh và cuối
cùng là năng suất lao động của doanh nghiệp
trong nước. Mặt khác, chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài cần chú trọng chất lượng
dự án đầu tư chứ không phải số lượng dự
án. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan
trọng, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 17(393) T9/2019
phải dựa trên nguyên tắc kiên quyết không
đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, không
biến Việt Nam thành bãi rác thải công nghệ
của thế giới.
Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế cũng dẫn đến sự tự do di chuyển các
dòng vốn, hàng hoá, dịch vụ từ đó phát sinh rất
nhiều vấn đề mang tính chất xuyên quốc gia
cần phải xử lý như buôn lậu, buôn bán hàng
giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,
chuyển giá, trốn thuế, rửa tiền Chẳng hạn,
trong thời gian vừa qua, tình trạng chuyển giá,
trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp FDI đã hết sức gay gắt và được dự báo
là sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn nữa trong
thời gian tới. Tại phiên thảo luận Quốc hội
ngày 31/10/2017, Đại biểu Phạm Trọng Nhân
đã thông tin, có đến 50% doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam kê khai lỗ, nhưng càng lỗ lại
càng mở rộng sản xuất18. Các doanh nghiệp
FDI như Coca-Cola, PepsiCo, hệ thống siêu
thị Metro, BigC, Adidas Group, Keangnam
Vina, Công ty TNHH Sumitomo Bakelite
Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt
Nam có các dấu hiệu như: thường xuyên
báo lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục
mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu không đáng kể; tỷ lệ
đóng góp vào ngân sách Nhà nước thấp, trong
khi tổng dự án và tổng kinh phí đầu tư khá
cao19 Tương tự, lợi dụng bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
đã trở thành đích nhắm của tội phạm quốc
tế để thực hiện hành vi rửa tiền. Tuy nhiên,
18 TS. Lê Đăng Doanh: Việc chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI sẽ ngày càng phức tạp, The Leader ngày
02/11/2017, xem tại https://theleader.vn/ts-le-dang-doanh-viec-chuyen-gia-tron-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-se-ngay-
cang-phuc-tap-20171101223710712.htm.
19 "Chỉ mặt, điểm tên "Những thủ đoạn chuyển giá, trốn thuế tinh vi của doanh nghiệp lớn, An ninh Thủ đô ngày
12/8/2018, xem tại https://anninhthudo.vn/kinh-doanh/chi-mat-diem-ten-nhung-thu-doan-chuyen-gia-tron-thue-tinh-
vi-cua-doanh-nghiep-lon/778111.antd.
20 Điểm mặt những vụ rửa tiền ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính ngày 26/10/2016, xem tại
nam-chong-rua-tien,-tai-tro-khung-bo/diem-mat-nhung-vu-rua-tien-o-viet-nam-95358.html.
21 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Tạp chí Tài chính ngày 19/01/2018, xem tại http://
tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/tinh-hinh-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-dien-bien-phuc-
tap-133331.html
hành vi rửa tiền chỉ xuất hiện khá rõ nét trong
những năm gần đây thông qua các phương
thức, thủ đoạn như: đầu tư mở tài khoản,
kinh doanh chứng khoán, đánh bạc, chuyển
ngoại hối trái phép ra nước ngoài, sử dụng
thẻ tín dụng20 Ngoài ra, tình trạng buôn
lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả,
hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thậm
chí cả hàng cấm chưa bao giờ hết gay gắt,
nhất là tại các khu vực với các nước có chung
đường biên giới. Từ khi triển khai hệ thống
thông quan điện tử VNACCS/VCIS với việc
thông quan hàng hóa tự động theo quản lý
rủi ro, một mặt tạo thông thoáng, thuận lợi
cho doanh nghiệp, một số doanh nghiệp lợi
dụng sự thông thoáng đó làm cho tình hình
buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức
tạp hơn21. Điều này một mặt đòi hỏi chúng
ta phải nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung
toàn bộ các quy định pháp luật có liên quan
như Bộ luật Hình sự, Luật Quản lý thuế, Luật
Hải quan, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Phòng,
chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn
các luật này. Mặt khác, cần nâng cao năng lực
của các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như
tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thực
thi pháp luật để phát hiện và xử lý vi phạm,
bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của quy định
pháp luật. Ngoài ra, cần tăng cường công tác
hợp tác quốc tế với các cơ quan thực thi pháp
luật nước ngoài mà trước hết là trong khối
ASEAN và các tổ chức, diễn đàn đa phương,
vì đây là những vấn đề có tính chất xuyên
biên giới, không một quốc gia nào có thể tự
mình giải quyết được.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 17(393) T9/2019
5. Tăng cường bảo vệ lợi ích quốc gia
trong các quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt
trong các thiết chế thương mại đa phương
Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới cũng dẫn đến nhiều rủi ro, nhiều hệ
luỵ tiêu cực cần phải giải quyết như các biện
pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá
giá, trợ cấp, tự vệ) do Chính phủ nước ngoài
áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hay các vụ kiện đầu tư nước ngoài của các
nhà đầu tư nước ngoài chống lại Chính phủ
Việt Nam. Chẳng hạn, hiện nay, hàng hóa
của Việt Nam là đối tượng bị điều tra của 78
vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới, 12
vụ điều tra chống trợ cấp và 17 vụ điều tra
chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá22.
Tính đến nay, Chính phủ Việt Nam cũng đã
phải giải quyết không ít vụ tranh chấp với
các nhà đầu tư nước ngoài (với 16 vụ kiện
đầu tư quốc tế trong giai đoạn 2010-201323,
trong đó có những vụ như Vụ Ông Trịnh
Vĩnh Bình, Vụ McKenzie, Vụ DialAsie).
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, trên thực tế
số lượng các vụ khiếu nại, vướng mắc, tranh
chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với
các cơ quan quản lý nhà nước và với Chính
phủ đang có chiều hướng gia tăng cả về số
lượng và mức độ phức tạp24. Sự phát triển
nhanh chóng của các hoạt động đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam cùng với xu thế hội nhập
mạnh mẽ kèm theo các cam kết về bảo hộ
đầu tư ngày càng rộng đã đặt ra vấn đề bảo
đảm đối xử công bằng cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Trong quá trình thực thi, nếu
các cơ quan trong bộ máy nhà nước không
22 Việt Nam bị kiện 78 lần về chống bán phá giá trên thế giới, VTC News ngày 27/06/2018, xem tại https://vtc.vn/viet-
nam-bi-kien-78-lan-ve-chong-ban-pha-gia-tren-the-gioi-d409278.html
23 Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Không dễ, ngày 28/10/2014, xem tại
chap-dau-tu-quoc-te:-khong-de-a255.html
24 Việt Nam tìm cách giảm thiểu tranh chấp đầu tư quốc tế, PetroTimes ngày 24/06/2018, xem tại https://petrotimes.vn/
viet-nam-tim-cach-giam-thieu-tranh-chap-dau-tu-quoc-te-506841.html
25 Việt Nam tìm cách giảm thiểu tranh chấp đầu tư quốc tế, PetroTimes ngày 24/06/2018, tlđd.
26 Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: không dễ, tlđd.
27 TS. Phan Thị Thanh Thủy, Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế - Những thách thức đối với Chính phủ Việt Nam, Tạp
chí dân chủ và Pháp luật, xem tại
28 TS. Phan Thị Thanh Thủy, Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế - Những thách thức đối với Chính phủ Việt Nam, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, tlđd.
tuân thủ những quy định của pháp luật và
cam kết quốc tế sẽ tiềm ẩn phát sinh những
khiếu nại và có thể dẫn tới những tranh chấp
đầu tư với Chính phủ. Khi đó, những hậu
quả pháp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực tới
môi trường đầu tư25. Trong khi đó, năng lực
tranh tụng quốc tế của Chính phủ còn hạn
chế cũng là một trong những lý do dẫn đến
khả năng thắng kiện của phía Chính phủ
Việt Nam là không lớn26. Với tư cách bị đơn,
Chính phủ Việt Nam sẽ đối diện với nhiều
phiền phức, đó là chi phí lớn cho vụ kiện,
thời gian đeo đuổi vụ kiện lâu dài và quan
trọng hơn cả là mỗi lần thua kiện, Việt Nam
sẽ để lại ấn tượng không tốt với các quốc gia
khác và các nhà đầu tư nước ngoài về môi
trường pháp lý kinh doanh không minh bạch
và việc thực thi kém hiệu quả các cam kết
quốc tế27. Thậm chí, các cơ quan chức năng
ở địa phương có thể trở thành mục tiêu kiện
tụng để trục lợi từ các nhà đầu tư nước ngoài
không lương thiện28.
Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần chú
trọng nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý
về quản lý đầu tư và đầu tư, nâng cao năng
lực của các cơ quan Nhà nước có liên quan
(các cơ quan quản lý phòng vệ thương mại,
quản lý đầu tư nước ngoài, đại diện cho
Chính phủ Việt Nam trong các vụ tranh
chấp đầu tư quốc tế) nhằm bảo vệ lợi ích
quốc gia trong các quan hệ kinh tế quốc tế,
đặc biệt trong các thiết chế thương mại đa
phương như WTO
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 17(393) T9/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_khung_phap_luat_dap_ung_yeu_cau_xay_dung_nen_kinh.pdf