Hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân

Đối với điểm c khoản 2 Điều 66 Luật tổ chức VKSND hiện hành quy định: “2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”. Đề xuất bỏ từ “trước”; bổ sung từ “để”;“tình hình”; “biết”, đồng thời bỏ cụm từ “trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”, từ đó quy định này sẽ hoàn thiện là: “2.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: c) Báo cáo để Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết về tình hình công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới”. Đối với điểm b khoản 2 Điều 67, Luật tổ chức VKSND hiện hành quy định: “2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:. b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”. Đề xuất tại Điều 67: Bỏ từ “trước”; bổ sung từ “tình hình”; “để”; “biết”, đồng thời bỏ cụm từ “trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”, từ đó quy định này sẽ hoàn thiện là: “2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:.b) Báo cáo tình hình công tác để Hội đồng nhân dân biết”.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Với nhu cầu xây dựng một thiết chế để kiểm soát quyền lực nhà nước; một thiết chế để đảm bảo pháp chế được tuân thủ và thống nhất trong phạm vi cả nước; một thiết chế thay mặt nhà nước thực hiện buộc tội đối với hành vi phạm tội, cũng như các hệ thống cơ quan nhà nước khác, VKSND được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, song do có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc thù nên VKSND có hai nguyên tắc quan trọng, đặc thù được “xác lập và thực hiện ngay từ khi hệ thống VKSND được thành lập là nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và nguyên tắc độc lập của VKSND với các cơ quan nhà nước khác”1. 1 Đỗ Văn Đương (Chủ nhiệm) (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Tr 35 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN NGÔ HÙNG THÁI* * Thạc sĩ, Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) là vấn đề hết sức quan trọng bởi nó chi phối về tổ chức, hoạt động, tính hiệu quả của VKSND; do đó, đây là vấn đề được quy định ngay từ khi hệ thống VKSND ra đời đến nay. Những quy định hiện hành trong Hiến pháp năm 2013 và trong Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã cho thấy những hạn chế, bất cập của vấn đề này. Bài viết khái quát về hai nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của VKSND, phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hai nguyên tắc này, chỉ ra những bất cập, hạn chế và kiến nghị hướng hoàn thiện. Từ khóa: Nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hoạt động, Viện kiểm sát nhân dân. Ngày nhận bài: 05/5/2019; Ngày biên tập xong: 17/5/2019; Ngày duyệt đăng: 21/10/2019. Prescribed since the formation of the People’s Procuracy system, principles on organization and operation of the People’s Procuracies play an important role as they rule over its organization, activities and efficiency. Current regulations in the 2013 Constitution and Law on organization of the People’s Procuracy has shown some shortcomings and obstacles of this matter. The article generalizes two specific principles in organization and operation of the People’s Procuracy, analyzes current laws as well as brings out obstacles and recommendations to complete these two principles. Keywords: Organization principle, operation principle, the People’s Procuracy. 37Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGÔ HÙNG THÁI Thứ nhất, về nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành Với chức năng của mình, VKSND cần đến nguyên tắc này để giúp cho hệ thống cơ quan được tổ chức theo một chỉnh thể thống nhất, hoạt động được tập trung thống nhất theo chiều dọc từ người lãnh đạo cao nhất cho đến các cấp, qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm và thống nhất. Nguyên tắc này được bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, là nguyên tắc đặc thù. Trong Hiến pháp Việt Nam, nguyên tắc này được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 1959; Điều 140 Hiến pháp năm 1980; Điều 138 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); và Điều 109 Hiến pháp năm 2013. Như vậy, xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của VKSND từ khi thành lập đến nay là “tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành”, đây là nguyên tắc quan trọng bởi nó gắn với chức năng cơ quan này. Vấn đề “tập trung, thống nhất lãnh đạo” ở đây không những là vấn đề về quan hệ giữa người đứng đầu ngành với thành viên khác, mà còn là vấn đề về tổ chức, về phương thức hoạt động, mối quan hệ giữa VKSND với cơ quan nhà nước khác. Nội dung và yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này thể hiện: Một là, hệ thống VKSND là hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương với quan hệ VKSND cấp dưới chỉ trực thuộc VKSND cấp trên theo ngành dọc. Hai là, KSV phải phục tùng và chịu sự lãnh đạo, kiểm tra giám sát của Viện trưởng. Ba là, Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên, Viện trưởng VKSND các cấp phải phục tùng và chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND tối cao; Bốn là, trong hoạt động Viện trưởng VKSND cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của VKSND cấp dưới. Như vậy, có thể nói đây là nguyên tắc rất đặc thù, chủ đạo trong tổ chức và trong hoạt động của VKSND, là nguyên tắc gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống này, là nguyên tắc được xác lập trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và giúp cơ quan này nâng cao năng lực đấu tranh phòng chống tội phạm, khắc phục cục bộ địa phương. Thứ hai, là nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động Bên cạnh nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, để thực hiện tốt chức năng của mình, từ năm 1959 đến nay, VKSND luôn được tổ chức theo nguyên tắc độc lập - điều này hoàn toàn phù hợp với “xu hướng chung trên thế giới hiện nay, người ta đang hướng đến việc hành xử công tố quyền phải được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật để các công tố viên hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tự do mà không phải chịu bất cứ một sự can thiệp hoặc đe dọa nào”2. Nguyên tắc này được quy định nhằm tạo điều kiện để VKSND thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với nội dung: Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND địa phương không đồng thời là thành viên của chính quyền địa phương, trong thực hiện nhiệm vụ các chủ thể này đều thừa 2 Đỗ Văn Đương tlđd, tr.25 38 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 hành quyền lực từ Viện trưởng VKSND tối cao dù VKSND địa phương không phải là bộ máy tách biệt ra khỏi những hoạt động của địa phương; VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách độc lập, không chịu sự chi phối của cơ quan nhà nước ở địa phương, chỉ phụ thuộc vào Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc này còn thể hiện qua việc độc lập thực hiện hoạt động nghiệp vụ của KSV; qua vấn đề về tổ chức, bộ máy, biên chế, vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, KSV các VKSND địa phương do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định. Trong sự tồn tại của mình, ngành Kiểm sát nhân dân đã cho thấy nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành bởi cả hai nguyên tắc này đều “ xuất phát từ bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam; xuất phát từ nguyên tắc pháp chế”3. Bên cạnh đó, đây là hai nguyên tắc hỗ trợ và bổ sung cho nhau bởi “để bảo đảm cho nguyên tắc độc lập thì hệ thống VKSND phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, bên cạnh đó, nguyên tắc tập trung thống nhất lại tạo điều kiện để VKSND hoạt động một cách độc lập”4, việc thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất sẽ đảm bảo cho VKSND được tổ chức theo một chỉnh thể thống nhất, hoạt động đồng bộ, nâng cao hiệu quả 3 Đỗ Văn Đương tlđd, tr.37 4 Lê Ngọc Duy (2015), “Mối quan hệ giữa nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành với nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, (số 11), Hà Nội. tr.23 trong thực hiện chức năng, đồng thời tạo điều kiện và khả năng cho VKSND hoạt động một cách độc lập, không chịu sự tác động, chi phối bởi chủ thể khác. Ngược lại, nguyên tắc độc lập cũng tác động trở lại và đảm bảo cho nguyên tắc tập trung thống nhất được thực hiện hiệu quả trong thực tế. Ngoài ra, mối quan hệ giữa hai nguyên tắc này còn thể hiện và đảm bảo bằng mối quan hệ giữa VKSND với các cơ quan nhà nước khác. 2. Pháp luật hiện hành về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và những hạn chế của vấn đề này Trong pháp luật hiện hành của nước ta, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND được thể hiện chủ yếu trong hai văn bản: Một là trong Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND là sự kế thừa các Hiến pháp trước và quy định tại Điều 109: VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng các VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao. Đồng thời, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam quy định mới về nguyên tắc hoạt động của KSV: Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND. Như vậy, từ khi VKSND ra đời cho đến nay, trong các bản Hiến pháp, hai nguyên tắc này xuyên suốt và là 39Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGÔ HÙNG THÁI cơ sở để Luật Tổ chức VKSND quy định cụ thể vấn đề này. Hai là trong Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Điều 7 quy định: VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng các VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao. Đồng thời, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định nguyên tắc hoạt động của KSV tại Điều 83: Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt đông tư pháp, KSV tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng. KSV tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên toà và kiểm sát hoạt động tư pháp. Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND ở Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 là sự kế thừa từ các Hiến pháp và Luật tổ chức trước đây. Bên cạnh đó, việc quy định mới nguyên tắc hoạt động của KSV là bước tiến dài vì KSV là chủ thể quan trọng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS. Ngoài quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND trong Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND hiện hành, các vấn đề khác của VKSND cũng được quy định. Một trong các vấn đề đó là chế độ báo cáo công tác của VKSND - đây là vấn đề liên quan nhiều đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND. Trong Hiến pháp năm 2013, chế độ báo cáo công tác quy định tại Điều 108, theo đó Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc Hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch nước. Đối với các VKS khác thì chế độ báo cáo công tác của Viện trưởng do luật định. Trên cơ sở Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã thể chế hóa chế độ báo cáo của VKSND: Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước (Điều 63); Viện trưởng VKSND cấp cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng VKSND tối cao (Điều 65); Viện trưởng VKSND cấp tỉnh báo cáo trước Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của VKSND cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND cùng cấp (Điều 66); Viện trưởng VKSND cấp huyện báo cáo công tác trước HĐND, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật (Điều 67). Những quy định này cho thấy việc thực hiện chế độ báo cáo trước cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện ở 3 cấp (Tối cao, cấp tỉnh và cấp huyện), không áp dụng đối với VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao chỉ báo cáo công tác trước Viện trưởng VKSND tối cao. Từ những quy định trên của pháp luật hiện hành cho thấy, điểm hạn chế đối với nguyên tắc tổ chức và hoạt động 40 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 của VKSND là: Một, chưa ghi nhận rõ, cụ thể nguyên tắc độc lập của hệ thống này; Hai, quy định chế độ báo cáo công tác, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND mà VKSND thực hiện trước cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện là không phù hợp vì điều này làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của ngành, xa rời nguyên tắc mang tính cốt lõi, đặc thù của ngành Kiểm sát nhân dân. 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Trên cơ sở những quy định trong Hiến pháp năm 2013 và trong Luật tổ chức VKSND năm 2014, trên cơ sở hạn chế những quy định đó mà bài viết chỉ ra, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND như sau: Một là, cần tham khảo Điều 6 Luật tổ chức VKSND năm 1960 “Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp làm nhiệm vụ một cách độc lập, các cơ quan nhà nước khác không được can thiệp”, và Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 1981 “Các Viện kiểm sát nhân dân tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào của nhà nước ở địa phương” để ghi nhận nguyên tắc độc lập một cách chính thức trong các văn bản pháp luật hiện hành. Hiện nay, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND được quy định tập trung ở Điều 109 Hiến pháp năm 2013, Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014, theo những quy định này thì có thể thấy chỉ có nguyên tắc tập trung thống nhất được thể hiện rõ nét, còn nguyên tắc độc lập thì thể hiện khá mờ nhạt, cơ bản được nhìn nhận thông qua các quy phạm khác - thể hiện qua việc VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách độc lập; khi hoạt động chỉ phụ thuộc vào Hiến pháp và pháp luật; thể hiện qua việc độc lập thực hiện hoạt động nghiệp vụ của KSV; qua vấn đề về tổ chức, bộ máy, biên chế, vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, KSV các VKSND địa phương do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định; Viện trưởng VKSND, KSV VKSND địa phương không thể đồng thời là thành viên trong chính quyền địa phương Do đó, để đảm bảo trong thực hiện chức năng, đảm bảo cho mục tiêu thống nhất pháp chế, đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của VKSND ở Việt Nam đúng với mô hình, bản chất của VKSND thì cần ghi nhận rõ nguyên tắc độc lập trong cả Hiến pháp và trong Luật tổ chức VKSND hiện hành, song song với điều đó là sửa đổi chế độ báo cáo công tác của VKSND cấp tỉnh và cấp huyện trước HĐND địa phương. Một vấn đề nữa, ngoài việc thể hiện tập trung tại Điều 7 trong Luật tổ chức VKSND hiện hành, nguyên tắc này còn thể hiện ở Điều 63. Theo đó, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND tối cao là: trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên VKSND tối cao. Đối chiếu với các quy định khác trong Luật Tổ chức VKSND, cho thấy một 41Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGÔ HÙNG THÁI vấn đề cơ bản trong hệ thống VKSND là Viện trưởng VKSND cấp dưới do Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức - điều này buộc Viên trưởng cấp dưới phải phục tùng Viện trưởng cấp trên, đồng thời đó cũng là sự bảo đảm cho tính độc lập của Viện trưởng cấp dưới trong mối quan hệ với chính quyền địa phương. Các KSV cũng do Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, biệt phái, luân chuyển. Từ những phân tích này, tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 63 theo hướng: Việc bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao sẽ thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKSND tối cao (Thay là thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước). Với quy định hiện hành tại “Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND tối cao: 4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch”. Tác giả đề xuất bỏ cụm từ “Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao” tại khoản 4 và bổ sung thêm cụm từ “Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao” tại khoản 5 để quy phạm này hoàn thiện là: “Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND tối cao: 4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch”. Một điều cần lưu ý là khi sửa đổi Điều 63 Luật tổ chức VKSND, trước hết cần sửa đổi khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, khoản 3 Điều 88 quy định Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá”, tác giả đề xuất bỏ cụm từ “Kiểm sát viên” để quy định sẽ hoàn thiện: “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá”. Hai là, về hoàn thiện pháp luật về chế độ báo cáo công tác của VKSND. Như đã trình bày, theo tác giả, điểm hạn chế 42 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 lớn trong thực hiện chế độ báo cáo công tác là việc Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp huyện phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp; phải trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND (Điều 66, 67 Luật Tổ chức VKSND năm 2014) - điều này làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của ngành và quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND, của KSV. Do đó, kiến nghị sửa đổi Điều 66 và Điều 67 theo hướng Viện trưởng VKSND địa phương chỉ thực hiện báo cáo công tác trước HĐND các cấp theo hình thức thông tin về tình hình pháp chế ở địa phương để HĐND biết và nắm được. Bỏ quy định quyền chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND và nghĩa vụ trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và cấp huyện, bởi vấn đề này mâu thuẫn và đi ngược lại với tính độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào ở địa phương, đặc biệt vấn đề này không dựa trên cơ sở lý luận nào, và cần phải thấy “ở cấp địa phương thì các Viện trưởng VKSND địa phương chỉ chịu sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng VKSND cấp trên và cao nhất là Viện trưởng VKSND tối cao mà thôi. HĐND các cấp không thể có vị thế đối với VKSND cùng cấp giống như vị thế của Quốc hội đối với VKSNDTC được”5. Như vậy, thông qua việc sửa đổi này sẽ bảo đảm sự thống nhất với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND, kiến nghị này được cụ thể như sau: 5 Đỗ Văn Đương tlđd, tr.40 Đối với điểm c khoản 2 Điều 66 Luật tổ chức VKSND hiện hành quy định: “2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”. Đề xuất bỏ từ “trước”; bổ sung từ “để”;“tình hình”; “biết”, đồng thời bỏ cụm từ “trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”, từ đó quy định này sẽ hoàn thiện là: “2.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: c) Báo cáo để Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết về tình hình công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới”. Đối với điểm b khoản 2 Điều 67, Luật tổ chức VKSND hiện hành quy định: “2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:.. b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”. Đề xuất tại Điều 67: Bỏ từ “trước”; bổ sung từ “tình hình”; “để”; “biết”, đồng thời bỏ cụm từ “trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”, từ đó quy định này sẽ hoàn thiện là: “2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:...b) Báo cáo tình hình công tác để Hội đồng nhân dân biết”./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_phap_luat_ve_nguyen_tac_to_chuc_va_hoat_dong_cua.pdf
Tài liệu liên quan