MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4
1.1. Khái niệm, thực chất, vai trò của xuất khẩu 4
1.1.1. Một số khái niệm cở bản 4
1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ở nước ta 5
1.1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của các công ty trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Công ty ở nước ta 6
1.2. Các hình thức xuất khẩu chính. 8
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 8
1.2.1.1. Khái niệm 8
1.2.1.2. Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp 9
1.2.2. Xuất khẩu ủy thác 9
1.2.3. Xuất khẩu tại chỗ 9
1.2.4. Buôn bán đối lưu 10
1.2.4.1. Khái niệm 10
1.2.4.2. Đặc tính của mua bán đối lưu 10
1.2.4.3. Các loại hình mua bán đối lưu 11
1.2.5. Gia công quốc tế 11
1.2.5.1. Khái niệm 11
1.2.5.2. Các hình thức gia công quốc tế 12
1.2.6. Tạm nhập tái xuất 12
1.2.7. Đấu giá quốc tế 13
1.2.7.1. Khái niệm 13
1.2.7.2. Các loại hình thức đầu giá 13
1.2.8. Giao dịch tịa hội trợ và triển lãm 13
1.2.8.1. Khái niệm 13
1.2.8.2. Các loại hội trợ và triển lãm 13
1.2.9. Giao dịch tại sở giao dịch 14
12.9.1. Khái niệm 14
1.2.9.2. Các hình thức giao dịch tại sở giao dịch 14
1.3. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu 15
1.3.3. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu 15
1.3.3.1. Nghiên cứu thị trườngvà đối tác xuất khẩu 15
1.3.3.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 17
1.3.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu 18
1.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng 19
1.3.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 21
1.3.5. Thực hiện hợp đồng 23
1.3.6. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh xuất khẩu của các Công ty KDQT 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA 30
2.1. Vài nét về Công ty Kinh doanh và Xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty Viglacera 30
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty 30
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 31
2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty 32
2.1.3.1. Ban điều hành: 32
2.1.3.2. Các phòng, ban nghiệp vụ 34
2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế của Công ty 35
2.1.4.1. Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh 35
2.1.4.2. Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty 36
2.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 38
2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 39
2.1.5.4. Các mặt hàng chủ yếu được xuất nhập khẩu 41
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 42
2.2.1. Các hình thức xuất khẩu của Công ty kinh doanh và XNK 42
2.2.2. Hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 44
2.2.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu 44
2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu 47
2.2.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng 49
2.2.2.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 49
2.2.2.5. Thực hiện hợp đồng 50
2.3. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty .53
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 52
2.3.3. Sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên các thị trường xuất khẩu .57
2.3.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và XNK 59
2.3.5. Những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 61
2.3.5.1.Những thành công đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty và nguyên nhân 61
2.3.5.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XNK - VIGLACERA 65
3.1 Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010 65
3.1.1. Những thời cơ và thách thức chủ yếu đối với Công ty Kinh doanh và XNK 65
3.1.2. Một số dự báo thị trường xuất khẩu ngành kinh doanh của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010 66
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010 68
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK 70
3.2.1. Tăng cường nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xác định thị trường mục tiêu và tập trung vào thị trường tiềm năng 70
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu 73
3.2.3. Cần chú trọng đến công tác đàm phán ký kết hợp đồng 73
3.2.4. Xây dựng giá bán hợp lý 73
3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo, chất lượng cao 74
3.2.6. Tăng cường đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu 75
3.2.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ làm công tác xuất khẩu 76
3.3. Mốt số kiến nghị 77
3.3.1. Với quản lý nhà nước và Bộ Thương Mại 77
3.3.1.1. Kiến nghị đối với nhà nước 77
3.3.1.2. Kiến nghị với bộ thương mại 79
3.3.2. Với Tổng công ty 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
90 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Viglacera: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu đạt 571,688 triệu đồng tăng 17% so với năm 2003, năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt là 691,742 triệu đồng tăng 21% so với năm 2004 là năm có giá trị xuất khẩu cao nhất trong những năm qua.
2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Ngoài khu vực Đông Âu là thị trường truyền thống, ngay từ năm 1999 Công ty đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau. Hiện nay, kim ngạch buôn bán giữa Công ty với các thị trường: Nga, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, Pháp, Mỹ… đã được thành lập và có nhiều triển vọng. Công ty vẫn tiếp tục đa phương hoá các quan hệ về kinh tế và kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, xây dựng các thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu để xuất khẩu có hiệu quả hơn. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là: thì trường Nga và Đông Âu; ASEAN; EU; Bắc Mỹ và Nhật Bản; thì trường Trung Đông; Tây Á và Nam Á và một số thị trường khác.
Tình hính xuất khẩu theo khu vực thị trường của Công ty được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của
Công ty Kinh doanh và XNK
(Nguồn: Phòng XNK của Công ty Kinh doanh và XNK – Viglacera)
Theo biểu đồ trên ta thấy:
- Thị trường Nga và Đông Âu
Là thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong những năm 2002 và 2003 sau đó tỷ trọng giảm dần mặc dù giá trị xuất khẩu vẫn tăng. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này là các sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát và đang tiêu thụ tốt. Cụ thể là: năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 1756,23 triệu đồng, năm 2003 giá trị xuất khẩu đạt 1809,92 triệu đồng tăng 10% so với năm 2002, năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 1935,554 triệu đồng tăng 8% so với năm 2003, năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt là 2029,098 tăng 13% so với năm 2004, thể hiện thị trường Nga có sự phục hồi, nhu cầu các sản phẩm gốm sứ tăng mạnh.
- Thị trường ASEAN
Là thị trường mục tiêu của Công ty. Đối với thị trường này, Công ty đặc biệt coi trọng thị trường Đông Dương. Gía trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường này không ngừng tăng lên qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Ta có kết quả sau: Năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 1382,4 triệu đồng, năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 1468,524 triệu đồng tăng 6% so vơi năm 2002, năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 2014,95 triệu đồng là năm có tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao nhất và tăng so với năm 2003 là 15%, năm 2005 tốc tăng thấp hơn chỉ đạt 2102,398 triệu đồng tăng 4% so với năm 2004.
- Thị trường Trung Đông, Tây Á
Đây là thị trường có thu nhập khá cao, có khí hậu khô, nóng nên các mặt hàng như sứ vệ sinh và gạch ốp lát có tiềm năng tiêu thụ. Hiện nay, Công ty đang thông qua một số đối tác trung gian để tiêu thụ các sản phẩm của mình. Trong thời gian qua, giá trị xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu từ năm 2002 đến 2005 của Công ty sang thị trường này như sau: Năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 1326,47 triệu đồng, năm 2003 giá trị xuất khẩu đạt 1294,06 triệu đồng giảm 2% so với năm 2002, năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 1410,525 triệu đồng tăng 10% so với năm 2003, năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt là 1565,682 triệu đồng tăng 8% so với năm 2004.
- Thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản
Đây là thị trường mà Công ty mới chỉ thực hiện xuất khẩu vài lô hàng Sứ vệ sinh và gạch Granite, chiếm khoảng 12% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ta có kết quả sau: Năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 302,823 triệu đồng, năm 2003 giá trị xuất khẩu đạt 306,154 triệu đồng tăng 6% so với năm 2002, năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 329,155 triệu đồng tăng 11% so với năm 2003, đây là năm có tốc độ tăng cao nhất. Năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt 371,9 triệu đồng tăng 5% so với năm 2004.
Hoạt động xuất khẩu của Công ty tại thị trường chủ yếu thông qua các đối tác trung gian với mục đích thăm dò thị trường và giới thiệu sản phẩm. Các thị trường này có thu nhập cao nên đòi hỏi nghiêm ngăt về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, do đó là thị trường mà Công ty cần phải chú trọng trong thời gian tới.
- Các thị trường khác
Các thị trường này bao gồm các thị trường như: thị trường Châu phi, Nam Á và Trung Cận Động… chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu và ngày càng có triển vọng hơn. Ta có kết quả sau: Năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt 313,088 triệu đồng, năm 2003 giá trị xuất khẩu đạt 328,742 triệu đồng tăng 5% so với năm 2002, năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 322,176 triệu đồng giảm 2% so với năm 2003, năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt 360,827 triệu đồng tăng 12% so với năm 2004.
2.3.3. Sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên các thị trường xuất khẩu
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt, khốc liệt. Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nan trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá cả và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khác hàng và thị trường. Sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty thể hiện ở chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, uy tín…Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu ngày càng quan tâm chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế. Sau đây là một số mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Công ty.
Bảng 5: Chất lượng sản phẩm của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu
STT
Mặt hàng
Chất lượng sản phẩm XK
1
Gạch Granite, Ceramic
Tiêu chuẩn Châu Âu
2
Kính, gương các loại
Tiêu chuẩn Hàn Quốc, Nhật Bản
3
Gạch chụi lửa
Tiêu chuẩn Việt Nam
4
Sứ vệ sinh
Tiêu chuẩn Châu Âu
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty Kinh doanh và XNK – Viglacera)
Sản phẩm của Công ty đã đạt được một số giải về chất lượng như: Giải Sao vàng quốc tế về chất lượng do tổ chức quốc tế BID chứng nhận năm 2000. Giải thường vàng Châu Âu về chất lượng lần thứ 15 do tổ chức quốc tế EDITORIAL OFFICE cấp tại Paris – Pháp năm 2001và nhiều giải thưởng quốc tế khác. Ngoài ra Công ty còn được cấp chứng chỉ ISO về hệ thống quản lý chất lượng.
Tuy nhiên chât lượng sản phẩm của Công ty vẫn thiếu cạnh tranh so với sản phẩm của các nước như Thái Lan, Mỹ, Italy… do yếu tố tư vốn vốn trong cấu thành sản pảm thấp, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm không cao. Vì thế, chất lượng sản phẩm chưa rõ rệt trên thị trường thế giới, làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường nước ngoài. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa Công ty cần phải có sự đầu tư mạnh dạn đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại.
Một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đó là giá cả. Gía bán sản phẩm của Công ty nhìn chung còn cao hơn các nước trong khu vực. So với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc thì giá bán sản phẩm của họ rẻ hơn và mẫu mã cũng đẹp hơn của Công ty, nhưng so với các sản phẩm của Mỹ, Italy, Nhật Bản thì giá bán của Công ty lại rẻ hơn mà chất lượng mẫu mã của Công ty không kém là bao.
Các nhân tố chủ yếu trong giá thành sản phẩm của Công ty hiện nay là nguyên liệu khoảng 40%, nhiên liệu 20%, khấu hao15%, lãi vay 13%, chi phí khác 8 %. Gia bán bình quân các sản phẩm của Công ty như sau:
Bảng 7: Gía bán bình quân các sản phẩm của Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu
STT
Mặt hàng
Đơn vị tính
Gía trị
1
Kính xây dựng
USD/m2
4,2
2
Gạch Granite
USD/m2
10,2
3
Gạch Ceramic
USD/m2
5,1
4
Sứ vệ sinh
USD/sp
34
(Nguồn: Phòng XNK của Công ty Kinh doanh và XNK- Viglacera)
Thương hiệu cũng như sản phâm của Công ty cần phải quảng bá rộng rãi. Với sự có mặt sản phẩm Viglacera trên hơn 22 quốc gia trên thế giới là điều kiện thuận lợi để Công ty thương hiệu Viglacera và uy tín của Công ty. Do việc quảng bá thương hiệu khá tốn kém nên công việc này Công ty chưa tập trung nhiều mà chủ yếu dựa vào các chương trình xúc tiến bán hàng của Tổng công ty. Để nâng cao hơn nữa thương hiệu Viglacera và uy tín, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới, Công ty cần phải đầu tư vào hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu.
2.3.4. Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và XNK
Hiện nay, Công ty cũng rất chú trọng tới công tác xuất khẩu các mặt hàng của Tổng công ty để nhằm tăng thu ngoại tệ. Nếu ở phần trên, chúng ta tập trung đánh giá tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty thì ở phần này để đánh giá xem tình hình hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua của Công ty ta cần tập trung phân tích và đánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận… do hoạt động xuất khẩu đem lại.
Dựa trên các số liệu thu thập được của phòng Kế toán Công ty cung cấp ta có bảng sau:
Bảng4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty
(Đơnvịtính: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Xuất khẩu
2001
2002
2003
2004
Doanh thu XK (Triệu USD)
1,78
1,73
2,46
4,98
Tổng chi phí XK (Triệu USD)
- Chi phí sản xuất hàng XK
- Thuế xuất khẩu, thuế lợi tức
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
- Phí kiểm định, giám định, quan
- Lãi tiền vay
- Chi phí khác
0,935
0,615
0,019
0,217
0,0017
0,021
0,036
1,606
0,952
0,027
0,544
0,002
0,027
0,054
1,632
0,861
0,084
0,492
0,102
0,044
0,049
3,335
1,759
0,126
1,054
0,211
0,101
0,084
- Lợi nhuận (Triệu USD)
- T ỷ suất lợi nhuận XK
- T ỷ suất ngoại tệ XK
0,845
0,48
1,29
1,124
0.65
1,08
0,828
0,34
1,5
1,645
0,33
1,49
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính của Công ty Kinh doanh và XNK
Về doanh thu: Doanh thu xuất khẩu của Công ty còn hạn chế những năm qua đã có bước tăng trưởng khá.
Cụ thể là: từ 1,78 triệu USD năm 2001 thì đến năm 2004 là 4,98 triệu USD. Để có được kết quả như vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, Công ty rất coi trọng việc theo dõi cũng như đánh giá các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế của thị trường nước ngoài để có thể cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường xuất khẩu.
Về mức lợi nhuận
Doanh thu tăng nên lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại cũng được cải thiện. Trong năm 2001 là 0,845 triệu USD, năm 2002 là 1,124 triệu USD tăng 24,8% so với năm 2001. Năm 2003 do giá đồng USD tăng làm cho chi phí xuất khẩu nên lợi nhuận chỉ đạt 0,828 triệu USD. Sang năm 2004 do hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu của Công ty được đẩy mạnh nên lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tăng lên rõ rệt đạt mức 1,645 triệu USD.
Về chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
Theo tính toán ta thấy năm 2001 cứ một đồng USD chi phí xuất khâu của Công ty đem lại 1,39 USD doanh thu, nhưng trong năm 2002 chỉ đạt 1,08 USD giảm 2,8% so với năm 2001. Năm 2003 đã tăng lên 1,5USD và năm 2004 cứ một đồng USD chi phí xuất khẩu thu được 1,49 USD doanh thu.
2.3.5. Những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK
2.3.5.1.Những thành công đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty và nguyên nhân
Những thành công đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Công ty
Là một thành viên chụi sự quản lý của Tổng công ty Viglacera nhưng Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu vẫn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã từng bước khắc phục những khó khăn, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường và không ngừng phát triển. Để đạt đượcđiều này yếu tố con người mang tính chất quyết định và đặc biệt quan trọng đối với Công ty Kinh doanh thương mại.
Những thành công phải kể đến của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất khẩu của mình trong những năm qua là:
Thứ nhất: Các chỉ tiêu nhiệm vụ đều hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch của Công ty và Tổng công ty giao.
Thứ hai: Hoạt động kinh doanh qua các năm đều có lãi, thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo sự tồn tại góp phần tái đầu tư và phát triển của Công ty.
Thứ ba: Bước đầu đa dạng hoá các hình thức và sản phẩm xuất khẩu. Ngoài việc kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty, Công ty còn thực hiện kinh doanh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm da trâu bò, muối.. không phải là các sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để thu thêm lợi nhuận.
Thứ tư: Trong quá trình thực hiện xuất khẩu sản phẩm của Công ty ra thị trường nước ngoài, một thành công lớn nhất phải kể đến của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu nói riêng và Tổng công ty Viglacera nói chung đó là sự kiện Tổng công ty Viglacera đã thành lập được hai chi nhánh của mình tại nước Nga và Mỹ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Với hai chi nhánh này Tổng công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối của mình sang khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu…từng bước khẳng định vị trí thương hiệu Viglacera trên thị trường quốc tế. Điều đó sẽ làm kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty không ngừng tăng lên trong những năm tới.
Nguyên nhân
- Do Công ty ngày càng nhận thức đúng vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong phát triển hoạt động kinh doanh và xuất nhập của Công ty.
- Mặc dù Công ty chưa có phòng Marketing riêng nhưng Công ty đã tổ chức được các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Công ty không những đạt kế hoạch mà vượt mức kế hoạch.
2.3.5.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân
Những hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động xuất khẩu cuả Công ty trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của Công ty, cụ thể là:
- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu những năm qua có tăng nhưng Công ty nhưng hoạt kinh doanh xuất khẩu của Công ty vẫn bị động thực hiện các đơn hàng do các đơn vị thành viên uỷ thác. Việc tìm kiếm bạn hàng và thị trường xuất khẩu hiệu quả đạt chưa cao.
- Công tác nghiên cứu thâm nhập thị trường đạt hiệu quả thấp. Điều này thể hiện ở việc mới chỉ dừng lại ở việc thiết lập văn phòng đại diện chứ chưa có có thống đại lý tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
- Tuy chất lượng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn ISO 9000 nhưng mẫu mã sảm phẩm chưa đa dạng, màu sắc chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Do phải nhập nhiều nguyên liệu để phục vụ sản xuất nên giá cả các sản phẩm của Công ty còn cao kém sức cạnh tranh so với các sản phẩm trong và ngoài nước.
Nguyên nhân
Những hạn chế trên của hoạt động sản kinh doanh và xuất nhập khẩu là kết quả của nhiều nguyên nhân, cả khách quan cũng như chủ quan, có thể kể đến như sau:
- Về chủ quan:
+ Vì là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty thuỷ tin và Gốm xây dựng nên công tác nghiên cứu, thâm nhập thị trường của Công ty bị hạn chế bởi nó liên quan đến chiến lược của Tổng công ty và ngân sách dành cho Công tác này còn hạn chế.
+ T rong Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng không chỉ có Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện chức năng xuất khẩu mà còn một số đơn vị thành viên cũng tổ chức xuất khẩu như: Công ty sứ Thanh Trì, Công ty Thạch Bàn, Công ty Gốm xây dựng Hạ Long, Công ty Kính Đáp Cầu.
- Về khách quan:
+ Do việc phối hợp giữa các ban ngành trong nước về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa được tốt gây nhiều sức ép cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty ngay tại thị trường nội địa nên hiệu quản sản xuất, kinh doanh chưa cao, chưa khai thác lợi thế theo quy mô để giảm giá thành sản phẩm.
+ Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực trong những năm qua đặc biệt là những năm mới đi vào hoạt động nên đồng tiền các nước ASEAN mất giá nhiều hơn so với VNĐ nên các nước này có lợi thế cạnh tranh hơn.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XNK - VIGLACERA
3.1 Một số dự báo và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010
3.1.1. Những thời cơ và thách thức chủ yếu đối với Công ty Kinh doanh và XNK
Theo lộ trình gia nhập AFTA của Việt Nam thì đến năm 2006 toàn bộ 10.150 mặt hàng đã đăng kí sẽ có mức thuế suất từ 0 – 5% trong đó mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng là một trong số 15 mặt hàng giảm thuế nhanh vào năm 2003. Việt Nam gia nhập AFTA đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong đó có Tổng công ty Viglacera nói chung và Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu nói riêng. Cũng như các doanh nghiệp khác, các sản phẩm của Công ty sẽ được hưởng những ưu đãi chung như được hưởng mức thuế nhập suất từ 0 – 5%, các thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ đơn giản hóa… khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Mặt khác, Công ty sẽ có cơ hội mở rộng thêm thị trường, tìm kiếm thêm nhiều đối tác kinh doanh, thuận lợi hơn trong việc mở các chi nhánh của mình ở thị trường các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các Công ty cũng sẽ được hưởng những hỗ trợ chung từ phía chính phủ các nước trong khu vực như loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu, các chính sách thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu, sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu va tìm hiểu thị trường xuất khẩu.
Khi hiệp định CEPT/AFTA thực sự có hiệu lực, Chính phủ buộc phải xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu trong khi đay là công cụ chủ yếu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp Nhà nước vốn đã quen với sự bảo hộ của Chính phủ. Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, lúc này các doanh nghiệp hoàn toàn phải đứng trên “đôi chân” của mình, phải tạo dựng cho sản phẩm của mình có uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh để có thế đứng vững trên thị trường.
Một thách thức lớn nhất đó là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu giữa các nước trong khu vực với nhau như hiện nay thì có nghĩa là các sản phẩm gạch ốp lát, gạch ngói xây dựng, sứ vệ sinh của các nước Malaysia, Philipin, Thái Lan… sẽ tự do cạnh tranh với các sản phẩm của Công ty ngay trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường của các nước khác trong khu vực. Trong cuộc cạnh tranh này sẽ không có chỗ cho các doanh nghiệp khôn năng động, không tìm cho mình một hướng đi riêng.
Nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt này, ngay từ đầu năm 2004 các Công ty thành viên của Tổng công ty Viglacera trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đã thiết lập thêm một số chi nhánh tại nước ngoài, tích cực tham gia các hội trợ, triển lãm, đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng và mẫu mã từng bươc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mang thương hiệu Viglacera trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Có thể nói chính những áp lực của sự cạnh tranh khi Hiệp định CEPT/AFTA thực sự có hiệu lực đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, năng động hơn trong các hoạt động xuất khẩu và chủ động hơn trước những thay đổi của thị trường.
3.1.2. Một số dự báo thị trường xuất khẩu ngành kinh doanh của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2001 – 2005 đánh dấu nhiều thay đổi trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Vơi việc thành lập hai chi nhánh của Tổng công ty tại thị trường Nga và Mỹ đã mở ra nhiều hướng mới cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Trong giai đoạn 2006 – 2010, mục tiêu của Công ty là vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống, thúc đẩy các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhu cầu về các sản phẩm gạch ốp lát, gạch ngói xây dựng, các loại kính nổi dùng trong xây dựng và tranh trí nội thất của thị trường Nga, một số nước Đông Âu và Bắc Mỹ có xu hướng chững lại do các hạng mục công trình xây dựng ở khu vực này hầu hết đã hoàn tất. Tuy nhiên để duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, Công ty cần phải đa dạng hóa loại hình sản phẩm. Gần đây, Công ty đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới đó là gương tráng bạc cao cấp mang thương hiệu Viglacera dùng trong trang trí nội thất. Sản phẩm này đã tham gia hội chợ thương mại tổ chức tại Nga và được khách hàng Nga rất ưu chuộng và đánh giá cao.
Đối với thị trường Châu Á, theo sự nhận định của các chuyên gia kinh tế thị khu vực Châu Á là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao nhất thế giới với nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hông Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thủy tinh và gốm xây dựng của khu vực này là rất cao. Đây chính là cơ hội để Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, đối với một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hông Kông… đây là những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Châu Á, để có thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này yếu tố quan trọng nhất không phải là chính sách giá mà yếu tố để cạnh tranh đó chính là chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường này đòi hỏi Công ty phải có một chiến lược rõ ràng trong đó cải tiến chất lượng và mẫu mã là phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
Thị trường các nước Đông Nam Á cũng là một thị trường đầy tiền năng, trong đó Lào và Campuchia là hai quốc gia đang có tốc độ phát triển ngành xây dựng tương đối cao. Hiện nay, hàng vật liệu xây dựng của Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường tại Lào, người dan Lào cũng rất ưu chuộng hàng của Thái Lan. Nhu cầu tiêu thụ hàng sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch ốp lát tại Lào hiện nay là rất lớn, ở Viên Chăn có rất nhiều cửa hàng kinh doanh chuyên ngành vật liệu xây dựng.
Các sản phẩm của Thái Lan bán ở thị trường Lào và Campuchia có đặc điểm là chất lượng sản phẩm lại không cao bằng các sản phẩm của Công ty nhưng hình thức và mẫu mã rất đa dạng và thường xuyên thay đổi. Để sản phẩm của Công ty cũng được ưu chuộng tại Lào và Campuchia, trong thời gian tới Công ty nên tập trung vào khâu cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện tại hầu hết sản phẩm của Công ty bán trên thị truờng đều là những sản phẩm có kiểu dáng cũ không còn phù hợp với xu thế tiêu dùng chung. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho sản phẩm của chúng ta chưa chiếm lĩnh được thị trường Lào và Campuchia.
Một số thị trường khác cũng đầy hứa hẹn đó là thị trường Châu Phi, hiện nay Công ty đã thiết lập mối quan hệ buôn bán với một số nước như Irắc, Libi, Thổ Nhĩ Kì… trong đó Irắc là quốc gia đang trong thời kỳ tái thiết đất nước sau chiến tranh do đó nhu cầu xây dựng là rất lớn. Trong thời gian tới khu vực này cũng trở thành khu vực có tốc độ đô thị hóa cao vì thế đây cũng là một thị trường tiềm năng của Công ty.
Dự báo thị trường xuất khẩu là một công việc quan trọng mà bất kỳ Công ty kinh doanh quốc tế nào cũng phải thực hiện trước khi ra một kế hoạch kinh doanh cho một giai đoạn cụ thể. Dựa trên những thông tin thu thập được từ hoạt động dự báo thị trường các nhà Quản trị của Công ty có thể dễ dàng đưa ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp với đặc điểm của từng thị trường.
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK giai đoạn 2006-2010
Dựa trên những dự báo về thị trường xuất khẩu mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng của Công ty giai đoạn 2006 – 2010, Công ty có thể hoạch định chiến lược phát triển xuất khẩu trong thời gian tới như sau:
Trở thành nhà cung cấp các sản phẩm thủy tinh và gốm xây dựng
hàng đầu khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Đây là một mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được trong giai đoạn 2006 – 2010. Cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty Viglacera, Công ty dự kiến đến năm 2006 sẽ đưa vào hoạt động thêm một nhà máy sản xuất kính nổi đặt tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư là 854.307 tỉ đồng, trong đó Công ty là cổ đông sáng lập và giữ cổ phần chi phối. Qúy III/2003, nhà máy kính nổi Đà Nẵng đã khởi công xây dựng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng với công suất thiết kế là 30 triệu m2/ năm, nâng công xuất sản xuất kính của Tổng công ty lên tới khoảng 100 triệu m2/năm.
Bên cạnh đó, Công ty sẽ hộ trợ các đơn vị thành viên của Tổng công ty như Công ty Gốm xây dựng Hạ Long, Công ty Sứ Việt Trì, Công ty Gạch ốp lát Hà Nội… trong việc nhập khẩu trang thiết bị sản xuất hiện đại, cải tiến dây truyền sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu từng bước nâng cao uy tín và chất lượng các sản phẩm gạch ngói xây dựng, gạch ốp lát và sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera trên thị trường quốc tế.
Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu
Để phát triển hoạt động xuất khẩu, Công ty cần phải đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của từng thị truờng. Hiện tại sản phẩm của Công ty đem xuất khẩu là gạch ngói xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính nổi trong đó Công ty có khả năng đưa ra thị trường các sản phẩm khác như gương trang trí, đèn trang trí, các thiết bị vệ sinh như bồn tắm đứng, vòi sen…
Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên các thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu là một biện pháp giúp cho Công ty có thể đạt được các mục tiêu thị trường của mình như mục tiêu về doanh số bán, mục tiêu về thị phần…
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Đây là mục tiêu trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn tới. Mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ngoài các thị trường truyền thống, Công ty cần phải mở rộng thị trường sang các khu vực khác như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ. Cách mở rộng thị trường hiệu quả nhất đó là tại mỗi một châu lục Công ty nên đặt chi nhánh tại một vài quốc gia, nhờ đó Công ty sẽ dễ dàng tiến hành hoạt động xuất khẩu của mình sang các quốc gia khác.
Tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài.
Đây là một hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để học hỏi công nghệ kỹ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra. Mặt khác, hình thức liên doanh liên kết sẽ giúp cho Công ty có thể huy động được vốn đầu tư, giải quyết được vấn đề thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đồng thời, liên doanh liên kết sẽ tạo điều kiện cho Công ty học hỏi được những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, cách quản trị và sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Công ty sẽ liên doanh liên kết với đối tác nào? Muốn hoạt động liên doanh liên kết thực sự mang lại hiệu quản thì việc nghiên cứu xem xét lợi thế của cả hai bên là một việc làm cần thiết, dựa trên đặc điểm và khả năng của từng đối tác. Công ty điều kiện so sánh và lựa chọn đối tác phù hợp, cách tốt nhất là Công ty nắm thế chủ động về cổ phần để tránh trường hợp bị đối tác quản lý, áp đặt hoặc gây sức ép.
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và XNK
3.2.1. Tăng cường nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xác định thị trường mục tiêu và tập trung vào thị trường tiềm năng
Nghiên cứu các thông tin về thị trường xuất khẩu các thông tin về đối
thủ cạnh tranh và xác định thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, Công ty nào có trong tay các thông tin về thị trường xuất khẩu về đối thủ cạnh tranh một cách sớm nhất thì cơ hội kinh doanh sẽ dành cho Công ty đó. Để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát, xác định thị trường mục tiêu Công ty cần tiến hành một số biện pháp như:
- Chú trọng xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu chủ động trên cơ sở thế mạnh của Công ty và nhu cầu thị trường nước ngoài.
Một trong những điểm mạnh của Công ty là các sản phẩm kính nổi, đây là loại kính hiện nay đang được thị trường quốc tế ưa chuộng bởi tính an toàn trong sử dụng, mẫu mã đẹp và có thể sử dụng trong xây dựng hoặc trong trang trí nội thất. Gía thành các sản phẩm kính nổi của Công ty hiện nay thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác do chúng ta chủ động khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Vì thế, Công ty cần tận dụng thế mạnh này của mình để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kính nổi của mình sang thị trường nước ngoài.
- Thành lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bộ phận này sẽ chuyên trách đảm nhận việc thu thập xử lý thông tin về thị trường về đối thủ cạnh tranh. Đối với những thông tin về đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường thường là rất khó thu thập. Công ty nên trực tiếp tiến hàng nghiên cứu bằng cách tiến hàng thu thập các thông tin về các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, về mức giá, về hệ thống kênh phân phối… Hoặc để có những thông tin cụ thể hơn Công ty có thể cử nhân viên sang làm việc tại Công ty của đối thủ cạnh tranh với mục đích tìm kiếm các thông tin nội bộ của họ, các chuyên gia Marketing gọi đó là “tình báo Marketing”.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá những thông tin thu thập được Công ty sẽ có những dự báo chính xác nhất về nhu cầu trong tương của thị trường, những hoạt động sắp tới của đối thủ cạnh tranh. Để từ đó Công ty có thể điều chỉnh về sản phẩm, mức giá dự kiến và các hoạt động khác sẽ phải tiến hành để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu trong tương lai của khách hàng và những biện pháp đối phó với khách hàng.
- Đầu tư, thay thế đổi mới các trang thiết bị xử lý, lưu trữ thông tin hiện đại. Đây là việc làm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của cán bộ nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho việc thu thập và xử lý thông tin được chính xác, nhanh chóng không bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.
- Đối với những thị trường trọng điểm Công ty cần tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát định lượng thông qua các chương trình phỏng vấn. Có thể phỏng vấn cá nhân trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư. Phương pháp này đòi hỏi Công ty phải xác định được mẫu nghiên cứu sau đó gửi các câu hỏi tới mẫu đã các định. Phương pháp này tương đối tốn kém nhưng những thông tin đó có độ chính xác cao.
Công ty cũng có thể dùng phương pháp quan sát, quan sát hành động, tình huống. Tuy nhiên quan sát chỉ thu cung cấp được một lượng thông tin rất hẹp, chỉ phán ánh được những gì đang xảy ra ngay tại thời điểm quan sát.
- Tiến hành mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao cho cán bộ nhân viên nghiên cứu thị trường. Tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với thị trường nước ngoài nhằm nâng cao khả năng tư duy lẫn kinh nghiện trong công tác nghiên cứu thị trưòng.
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường Công ty cần phải lựa chọn và phân đoạn thị trường, loại bỏ những thị trường không phù hợp, không nên xác định phạm vi nghiên cứu quá rộng dễ gây lãng phí về thời gian và tiền bạc, thời gian mà kết quả thu được lại không cao.
- Công ty cũng cần phải chú trọng vào một số thị trường trọng điểm có tiền năng. Hiện nay, các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản cần được chú trọng vì đây là những thị trường có tiền năng rất lớn đối với mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng xuất khẩu của Công ty.
- Công ty nên tiến hàng nghiên cứu thị trường theo trình tự sau: xác định mục tiêu thị trường; xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thị trường; xác định và lựa chọn phương pháp nghiên cứu; xây dựng kế hoạc nghiên cứu; thực hiện, điều chỉnh kế hoạc và viết bào cáo.
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu
Hiên nay, Công ty có hai hình thức xuất khẩu chủ yế là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp trong đó hình thức xuất khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn, hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 15%. Để nâng có hiệu quả kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu cần đa dạng các hình thức xuất khẩu, đặc biệt là tăng cường hình thức xuất khẩu trực tiếp thông qua việc tìm kiếm các bạn hàng. Hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp Công ty chủ động hơn với thị trường và năm bắt nhanh chóng thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, để từ đó có thể điều các chính sách xuất khẩu phù hợp cho từng thị trường riêng lẻ.
3.2.3. Cần chú trọng đến công tác đàm phán ký kết hợp đồng
Đối với công tác đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, Công ty cần chủ động đưa ra các mức giá phù hợp và có tình chất cạnh tranh so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường đó, chấp nhận lãi ít hoặc hoà vốn để thăm dò thị trường cũng như kiểm chứng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường đó. Biện pháp này Công ty có thể áp dụng với các thị trường như EU khi Công ty đang bước đầu thâm nhập vào thị trường này. Còn trong trường hợp làm ăn với các thị trường là bạn hàng quen thuộc các sản phẩm Viglacera đã khẳng định được vị trí của mình, thì khi có các trường hợp đột biến xảy ra trong thời gian thực hiên hợp đồng như hàng đến chậm hoặc bên mua thanh toán chậm ngoài ý muốn thì hai bên nên chủ độngđàm phán để giữ được quan hệ làm ăn lâu dài.
3.2.4. Xây dựng giá bán hợp lý
Về giá bán, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng giá sàn xuất khẩu của đơn vị mình dựa trên các yếu tố sau:
* Giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thế giới.
* Hoạch toán trên nguyên tắc cân bằng tài chính của doanh nghiệp dựa trên tỷ trọng của sản lượng xuất khẩu trong toàn bộ sản lượng của đơn vị theo phương châm lấy đông bù ít, lấy nội địa bù cho xuất khẩu.
* Căn cứ vào từng khu vực thị trường cụ thể, thâm chí từng khách hàng cụ thể, kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để có các quyết định về giá mạnh bạo, quyết đoán nhằm thâm nhập vào các thị trường mục tiêu đã định.
3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo, chất lượng cao
Vấn đề đa dạng hóa, nâng cao chât lượng sản phẩm là yếu tố được khách hàng rất quan tâm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Để có thể thâm nhập một cách thành công và có hiệu quả thị trường thế giới, Công ty cần phải từng bước nâng cao chất lượngthay đổi và cải thiện hơn nữa chất lượng quản lý và sản xuất của mình, cụ thể cần phải thực hiện thường xuyên và nghiêm túc một số công tác sau:
Khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt và thường xuyên trong toàn bộ quy trình sản xuất. Đây là công việc cần thực hiện bởi tất cả các cán bộ, thành viên tham gia sản xuât trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
Công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã cần được đặc biệt chú trọng trên cơ sở nghiên cứu các mẫu mã sản phẩm thịnh hành và được ưa chuộng ở một số thị trường trọng điểm.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng theo ISO và các yêu cầu kỹ thuật của nước sở tại, nhằm giữ vững và ổn định chât lượng sản phẩm.
3.2.6. Tăng cường đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là một đề tài nóng hổi thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Mặc dù không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng Công ty có vai trò xuất khẩu các sản phẩm cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty và thương hiệu Viglacera cũng là thương hiệu của Công ty. Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế, năm 2003 Công ty đã đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá tại 13 nước quốc gia.
Thương hiệu cũng như sản phẩm của một Công ty cũng cần phải quảng bá thông qua những phương pháp tiếp thị quy mô và bài bản. Quảng bá thương hiệu cũng là một cách để nâng cao hình ảnh và uy tín của Công ty trên thị trường nên hoạt động quảng bá thương hiệu phải được đầu tư một cách đúng mức.
Có nhiều phương pháp để quảng bá thương hiệu trên thị trường, tuy nhiên cách tốt nhất để vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao thương hiệu là ỏ đâu có quảng cáo ở đó có thương hiệu. Như vậy, thương hiệu cần phải được xuất hiện trong những đoạn phim quảng cáo trên truyền hình, các trang quảng cáo trên báo, trên banner quảng cáo của Website, trên các tờ rơi, mũ có in thương hiệu của Công ty là những món quà lưu niệm thiết thực, chi phí thấp nhưng lại có thể đem đến cơ hội kinh doanh không ngờ.
Một cách quảng bá thương hiẹu khá tốn kém nhưng rất hiệu quả đó là quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình tài trợ của Công ty. Công ty có thể kết hợp với đài truyền hình để tổ chức các chương trình thu hút được sự chú ý của khán giả nhất. Hiện nay, có rất nhiều Công ty nước ngoài nhận tài trợ cho các chương trình phim truyện, thể thao đặc biệt là các chương trình bóng đa, các giải bóng đá của quốc gia và khu vực. Đây là một cách quảng bá sản phẩm tốt nhất nhưng tốn chi phí rất cao, do đó Công ty nên nghiên cứu để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với khả năng của mình.
Sau khi đăng ký thương hiệu trên các thị trường xuất khẩu, Công ty phải tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh khác. Nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu không chỉ là bỏ tiền ra để thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu mà phải kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông thường các thương hiệu có sức cạnh tranh cao đó là các sản phẩm có chất lượng đảm bảo và được khách hàng tín nhiệm..
Các sản phẩm của Công ty muốn được biết đến ở thị trường nước ngoài thì nó phải có khả năng thích ứng đựoc với các đặc trưng của nước mà Công ty muốn thâm nhập. Để thương hiệu của Công ty được người tiêu dụng tại các thì trường xuất khẩu tin yêu, quý mến thì Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược dành riêng cho thương hiệu. Chiến lược đó phải kết hợp giữa quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu và sản phẩm trên các thị trường xuất khẩu đó.
3.2.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ làm công tác xuất khẩu
Để kinh doanh có hiệu quả tại thị trường nước ngoài, Công ty phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏ bởi con người là yếu tố quyết định đến sừ thành bại của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Yêu cầu cán bộ là phải giỏi nghiệp vụ ngoại thương, có trình đầu óc tư duy tốt linh hoạt, thông thoại ít nhất một ngoại ngữ.
Để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên làm công tác xuất khẩu Công ty phải có kế hoạch đào tạo cán bộ thông qua các hình thức sau:
Mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về nghiệp vụ
Thành lập quỹ hỗ đào tạo để hỗ trợ cho cán bộ nhân viên khi họ tham gia vào các khoá đào tạo chính quy tại các trường Đại học hoặc các vụ viện trọng nước.
Tạo điều kiện cho cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ tại nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ quản lý.
Đồng thời Công ty nên có chế độ khuyến khích những sáng tạo của cán bộ công nhân viên và thưởng phạt nghiêm minh, phân phối công bằng, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái giữa các cán bộ công nhân viên trong Công ty.
3.3. Mốt số kiến nghị
3.3.1. Với quản lý nhà nước và Bộ Thương Mại
3.3.1.1. Kiến nghị đối với nhà nước
Cần lập Qũy hỗ trợ xuất khẩu và khen thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó cấn có những biện pháp để hỗ trợ giá cho hoạt động quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có quỹ hỗ trợ xuất khẩu và khen thưởng cho các đơn vị trong và ngoài nước để tham gia hội trợ triển lãm ở nước ngoài. Các quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật có thể hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn ngân sách cấp
- Đóng góp của các doanh nghiệp tham gia
Bên cạnh đó, không ngừng tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế. Hàng năm, các tổ chức quốc tế như WTO, World Bank đều trích một phần ngân sách của tổ chức để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhà nước phải có chính sách giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm Vật liệu xây dựng như nguyê liệu, hóa chất, bột màu… giảm giá cho hoạt động quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm đối với nhóm hàng mà Nhà nước đang tập trung phát triển.
Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu nhưng những chính sách này vẫn chưa thực sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Nhiều chính sách lẽ ra các doanh nghiệp xuất khẩu đáng được hưởng, nhưng đành bỏ qua vì thủ tục quá rườm rà và thời gian đợi chờ quá lâu. Nếu Nhà nước khắc phục được nhược điểm này trong chính sách hỗ trợ xuất khẩu và cải cách triệt để thủ tục hành chính thì sẽ giúp cho các Công ty trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu đẩy mạnh được xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
Đề nghị Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ về vận tải, thành lập các hãng vận tải lớn hoặc thu gom các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ để thuê các hãng vận tải lớn của nước ngoài, có năng lực cao trong vận chuyển, nhằm giúp các doanh nghiệpp giảm cước vận tải khi xuất khẩu sản phẩm.
Tổ chức các trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở những thị trường trọng điểm nhằm tìm kiếm thị trường phục vụ cho quá trình kinh doanh của Công ty trên thị trường nước ngoài.
Để cung cấp thông tin đầy đủ và có chất lượng về thị trường nước ngoài đòi hỏi các trung tâm, nhân viên thu thập thông tin phải có điều kiện tiếp xúc liên tục với những biến động trên thị trường nước ngoài. Các Công ty kinh doanh quốc tế thường không có điều kiện để liên tục cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường nước ngoài. Do vậy, họ thường phải sử dụng những thông tin sơ cấp mà đặc điểm của thông tin này là tính chính xác và tính cập nhật không cao. Như vậy, những quyết định của Công ty có thể trở thành bất hợp lý.
Nhà nước cần tăng cường kiểm tra chất lượng của hàng hóa đuợc sản xuất tại Việt Nam đang lưu thông trên thị trường quốc tế và ngay tại các đơn vị sản xuất
Thị trường nước ngoài hầu hết rất khắt khe về chất lượng, sản phẩm của Việt Nam cung cấp ra thị trường cao nhưng không đều. Muốn nâng cao uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế cần phải chú trọng vào việc giữ chữ “tín” về chất lượng là yếu tố đầu tiên sau đó đến thời gian giao hàng… Khi sản phẩm của ta chiến được lòng tin của khách hành thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu xẽ không còn khó nữa.
Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, Nhà nước cần hoàn thiện hơn hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ tốt các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.3.1.2. Kiến nghị với bộ thương mại
Hiện nay, nhìn chung thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam, của hàng hóa và dịch vụ và toàn nền kinh tế nước ta so với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc còn thấp và chuyển biến châm. Trước tình hình này, Bộ Thương Mại phải có những chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể:
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn đầu tư để đầu tư theo chiều sâu.
Muốn cạnh tranh và hội nhập thắng lợi thì việc huy động mọi nguồn vốn để đầu tư theo chiều sâu tức là đầu tư vào đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất để hoàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao hơn, mẫu mã phong phú đẹp hơn với giá thành hạ. Đây là một hướng đầu tư lâu dài và hiệu quả.
Công ty có thể huy động vốn ODA, FDI từ một số các tổ chức nước ngoài, của Chính phủ một số nước như Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan… hoặc có thể huy động các nguồn vốn của Việt kiều ta ở nước ngoài… Điều quan trọng phải đặt ra đối với các doanh nghiệp là sử dụng các nguồn vốn đó như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất.
Định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lược thị trường.
Đây là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xây dựng một chiến lược thị trường, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngày cành được mở rộng, người tiêu dùng tại thị trường các nước tiếp cận được với các hàng hóa, dịch vụ mới với chủng loại đa dạng hơn chất lượng tốt hơn, từng bước khẳng định thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường trên thị trường thế giới, ngay cả thị trường khó tính nhất. Kết hợp với chính sách về sản phẩm, giá, phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp đã được khách hàng ở các nước như Nhật Bản, Mỹ, EU… ưu chuộng.
Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam
Yếu tố con người đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Muốn bình đẳng trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp phải có đội ngũ kỹ thuật, quản lý giỏi về nghiệp vụ, tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị đối với Bộ Thương Mại phải đề ra những biện pháp mạnh chống gian lận thương mại, nhất là hoạt động buôn lậu qua biên giới, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh lành mạnh tại thị trường trong nước. Mặt khác, Bộ Thương Mại phải kết hợp với Chính phủ có biện pháp khẩn trương việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế.
3.3.2. Với Tổng công ty
Đề nghị Tổng công ty xây dựng thống nhất quy chế tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tổng hợp và rà soát các quy định của nội bộ các đơn vị thành viên phù hợp với quy định chung của Tổng công ty nhằm cân đối năng lực sản xuất của các doanh nghệp này. Đồng thời để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm Viglacera trên thị trường.
Chú trọng công tác quản lý, thực hành tiết kiệm, phát huy tính sáng tạo của cán bộ, công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Đồng thời có thể kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị nhằm đảm bảo đúng chế độ thực hành tiết kiệm, giảm chi phí để giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh và tăng sức tiêu dùng các sản phẩm trên thị trường.
Tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại bằng nhiều hình thức đội ngũ cán bộ đương chức và kế cận cùng công nhân, kỹ thuật viên theo từng chương trình nhằm nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tay nghề để có thể áp dụng công nghệ mới, khai thác có hiệu quả các tiềm lực kinh tế, kỹ thuật hiện có.
Tổng công ty cũng cần phải thận trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư, cần xem xét kỹ, phân tích chọn lọc, xem xét tính khả thi và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các dự án đầu tư. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, sản lượng mỗi loại sản phẩm, giá bán và cơ chế tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị thành viên.
Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hiện có, tăng cường các công tác xúc tiến xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm và các mặt hàng chủ lực để có những ưu tiên thỏa đáng.
KẾT LUẬN
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, hiện nay là một Công ty biết tận dụng những tiềm năng kỹ thuật hiện có và các chính sách của nhà nước để thực hiện công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy thực hiện công tác kinh doanh xuất khẩu không phải ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam nhưng những năm qua hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng đã có những thành công đáng kể, mức nộp ngân sách và mức tăng trưởng đều tăng, thu nhập của người lao động được đảm bảo, thì phần được mở rộng…
Thực tế môi trường kinh doanh ngày nay cho thấy việc chiếm lĩnh và thâm nhập thì trường đã khó nhưng việc duy trì và mở rộng thị trường lại càng khó hơn. Do đó, trong thời gian tới mục tiêu của Công ty là hết sức nặng nề, đăc biệt với công tác xuất nhập khẩu. Đòi hỏi Công ty phải tập trung cao độ, chủ động sáng tạo, có chiến lược xuất khẩu rõ ràng để khẳng định vị thế của Công ty không những ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường quốc tế.
Với điều kiện thời gian hạn hẹp, thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vây, Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này để có thể rút ra những bài học bổ ích cho việc học tập và làm việc trong tương lai. Bài viết hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và cô chú trong Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Em Nguyễn Thị Thanh Hà cùng toàn thể cô chú trong Phòng xuất nhập khẩu của Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, giáo trình:
1.PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2002), Giáo trình “Quản trị dự án và doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài - FDI”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2002), Giáo trình “Kinh doanh quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Giáo trình “Marketing thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Tạp chí:
5.ThS Nguyễn Hà (2005), “Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Thương mại, số 14/2005, trang 2 – 3.
6. ThS Nguyễn Mạnh Hoàng (2005), “Một số định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu của thành phố Hà Nội thời kỳ 2005 – 2010”, Tạp chí Thương mại, số 10/2005, trang 5 – 6.
7. PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2005), “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 83, tháng 4/2005, trang 17 – 20.
8. Phan Tiến Ngọc (2004), “Lượng hoá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chi Thương mại, số 31/2004, trang 2 – 4.
9. TS Phan Trọng Phức (2005), “Cơ hội, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 83, tháng 4/2005, trang 44 – 46.
10. TS. Hà Văn Sự (2005), “Nghĩ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Thương mại, số 16/2005, trang 3 – 4.
11. TS Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 327, tháng 8/2005, trang 3 – 14.
12. Đậu Phi Thuẩn (2004), “Hoàn thiện các công cụ kinh tế nhằm thức đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá”, Tạp chí Thương mại, số 31/2004, trang 2 -4.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bài viết này, Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tuỵ của các cô, chú, anh chị trong phòng xuất nhập khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu – Viglacera trong quá trình thực tập tại Công ty. Và các thầy cô giáo trong khoa Kinh doanh quốc tế đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà đã giúp Em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 57.doc