Lời kết
Trong mối tương quan bởi pháp luật
SHTT, Học thuyết điều kiện thiết yếu là cơ
sở để áp dụng nghĩa vụ bắt buộc phải chuyển
giao các quyền SHTT của chủ sở hữu khi
việc thực thi độc quyền quyền SHTT có khả
năng hạn chế cạnh tranh hoặc nguy cơ gây
hạn chế cạnh tranh đáng kể. Mặc dù vẫn có
những rào cản, tranh cãi khiến cho một số
quốc gia vẫn không quy định cụ thể vấn đề
này cho riêng quyền SHTT vì những nguyên
nhân đã phân tích ở trên, nhưng việc cần
thiết phải áp dụng Học thuyết này là điều
không phải bàn cãi trong bối cảnh công nghệ
và tài sản trí tuệ đang phát triển một cách
nhanh chóng và chi phối mạnh mẽ đến lợi
ích của các chủ thể cũng như sự phát triển
của xã hội, quốc gia.
Tuy nhiên, để áp dụng học thuyết này
thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải xem
xét cẩn trọng, đầy đủ các yếu tố nhằm chứng
minh được rằng:
- Quyền SHTT là cơ sở thiết yếu
trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể;
- Việc từ chối chuyển giao quyền sử
dụng/truy cập cơ sở đó là kết quả của hành
vi lạm dụng vị trí độc quyền có được bởi các
quy định của Luật SHTT
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học thuyết điều kiện thiết yếu và nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC THUYẾT ĐIỀU KIỆN THIẾT YẾU VÀ NGHĨA VỤ CHUYỂN GIAO
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Tóm tắt:
Độc quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu được quyết định
chuyển giao hay không chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho chủ thể
khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ bắt buộc chủ sở hữu phải chuyển giao nếu chứng
minh được quyền sở hữu trí tuệ đó là điều kiện thiết yếu. Nguyên tắc
đó được xây dựng dựa trên Học thuyết điều kiện thiết yếu.
Bùi Thị Hằng Nga*
* Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Abstract
The exclusive of intellectual property rights allows the owner to
decide whether or not to tranfer his intellectual property rights
to the others. However, in specific cases, the goveronmental
authorities shall oblige the owner to tranfer the the intellectual
property right in case it is demonstrated to be essential facility.
This principle is based on The Essential Facilities Doctrine. The
genneral ideas of The Essential Facilities Doctrine refer to the
requirement that ower of essential conditions which be considered
the irreplaceable “facilities” to enter the market for a business or
manufacture activity, are obligated to share those conditions which
“reasonable” prices for another competitors inn the related market.
This article shall review aspects raleted to The Essential Facilities
Doctrine for oblige to tranfer the intellectual property rights in
accordance with competition law
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Học thuyết điều kiện thiết
yếu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu
trí tuệ
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/12/2018
Biên tập : 12/06/2019
Duyệt bài : 18/06/2019
Article Infomation:
Keywords: The Essential Facilities
Doctrine, Competition Law, Intellectual
Property Law
Article History:
Received : 10 Dec. 2018
Edited : 12 Jun 2019
Approved : 18 Jun 2019
1. Đặt vấn đề
Học thuyết điều kiện (cơ sở) thiết yếu
được phát triển dựa trên Lý thuyết đòn bẩy
nhưng với phân tích vào đối tượng cụ thể1.
Theo đó, việc một doanh nghiệp có sức mạnh
1 Sally Van Siclen (1996), The Essential Facilities Concept.
thị trường khi sở hữu một điều kiện thiết yếu
như cơ sở vật chất hay các quyền sở hữu trí
tuệ (SHTT) như là tiền đề để gia nhập thị
trường sẽ có khuynh hướng ngăn cản các đối
thủ cạnh tranh gia nhập thị trường bằng cách
không cho chuyển giao hay tiếp cận chúng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 13(389) T7/2019
với mục đích mở rộng sức mạnh thị trường ở
các thị trường liên quan khác. Theo lý thuyết
này, trong một số trường hợp, pháp luật sẽ
buộc các doanh nghiệp sở hữu điều kiện
thiết yếu đó phải cung cấp quyền tiếp cận
tới điều kiện thiết yếu đó với một cái giá hợp
lý nhằm loại bỏ sự độc quyền có thể gây hại
đến cạnh tranh của chủ sở hữu. Học thuyết
này đã được đưa vào luật của Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu, Canada, Australia như là
một biện pháp chống sự mở rộng độc quyền
với những yêu cầu về nghĩa vụ chứng minh
khác nhau. Đồng thời, đó cũng chính là cơ
sở để buộc các chủ sở hữu quyền SHTT bắt
buộc phải chuyển giao các quyền SHTT khi
có căn cứ chứng minh rằng quyền SHTT đó
là điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự phát
triển kinh tế quốc gia và vì lợi ích xã hội,
cộng đồng.
Học thuyết điều kiện thiết yếu -
essential facilities doctrine (EFD) được đặt
ra để đề cập đến trường hợp yêu cầu các chủ
sở hữu các điều kiện, cơ sở thiết yếu2, cần
thiết được xem là “tiền đề” để gia nhập thị
trường đối với một hoạt động sản xuất kinh
doanh phải chia sẻ các điều kiện, cơ sở đó
với giá “hợp lý” cho các đối thủ cạnh tranh
khác trong cùng thị trường liên quan. Phần
lớn các điều kiện được xem là “thiết yếu”
thường thuộc cơ sở hạ tầng giao thông, viễn
thông và các quyền SHTT đặc biệt. Ví dụ,
trong thị trường kinh doanh vận tải đường
sắt hoặc kinh doanh các hoạt động truyền
thông, truyền tải điện thì hệ thống đường
sắt, hệ thống cáp quang và mạng điện lưới
sẽ được xem là các điều kiện thiết yếu để
thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,
vì tính chất đặc thù nên mỗi chủ thể không
2 Các cơ sở (điều kiện) thiết yếu là các yếu tố, cơ sở hạ tầng quan trọng được xem là cơ sở để thực hiện hoạt động kinh
doanh cũng như phát triển kinh tế quốc gia. Có thể kể ra một số yếu tố được xem là điều kiện thiết yếu như:
- Đường sắt (đường ray, ga);
- Sân bay (đường băng, dịch vụ xử lý mặt đất) và hệ thống đặt vé máy bay của hãng hàng không;
- Mạng lưới truyền dẫn như hệ thống điện và đường ống dẫn khí đốt;
- Trạm xe buýt;
- Một số quyền SHTT
OECD (1996), The Essential Facilities Concept- OCDE/GD (96)113 p. 72.
có khả năng sở hữu riêng cho mình các điều
kiện đó.
2. Điều kiện thiết yếu và tác động của nó
đối với môi trường cạnh tranh
Hiện nay, khi đề cập đến Học thuyết
điều kiện thiết yếu, pháp luật cạnh tranh của
các quốc gia có nhiều cách tiếp cận hoặc giải
thích khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một
điều kiện để được xem là điều kiện thiết yếu
phải thỏa mãn hai đặc điểm cơ bản:
(1) các doanh nghiệp cạnh tranh phải
được tiếp cận nó vì đó là điều kiện bắt buộc,
cần thiết, không thể thay thế cho hoạt động
sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa dịch vụ
của doanh nghiệp. Do đó, nếu không thể tiếp
cận thì các chủ thể này không có khả năng
gia nhập thị trường;
(2) doanh nghiệp không có khả năng
hoặc không thể tự tạo ra một cách dễ dàng vì
không hiệu quả về mặt kinh tế hoặc quá khó
khăn để thực hiện.
Thông thường, chủ sở hữu điều kiện
thiết yếu sẽ là chủ thể tham gia trên cả hai
thị trường: thị trường đầu nguồn (upstream
market) với tư cách là chủ thể cung cấp các
điều kiện kinh doanh đồng thời tham gia vào
thị trường cuối nguồn (downstream market)
với tư cách là chủ thể cung cấp dịch vụ, sản
phẩm trực tiếp cho khách hàng. Nói cách
khác, trong trường hợp này, họ vừa là chủ
sở hữu của điều kiện kinh doanh thiết yếu
vừa là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên
quan. Do vậy, không loại trừ họ sẽ lạm dụng
vị thế của mình để loại bỏ các đối thủ cạnh
tranh thông qua việc từ chối chia sẻ các điều
kiện thiết yếu như một rào cản gia nhập thị
trường. Trong trường hợp này, Học thuyết
điều kiện thiết yếu được áp dụng để đưa ra
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 13(389) T7/2019
các điều kiện, ràng buộc bắt buộc chủ sở hữu
phải chuyển giao, chia sẽ điều kiện thiết yếu
đó cho các chủ thể còn lại trên thị trường
cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm loại bỏ
việc chủ sở hữu lạm dụng chúng để tạo dựng
vị thế độc quyền.
Vì tính chất đặc thù đó cho nên để
đảm bảo sự phát triển kinh tế, chủ sở hữu
các điều kiện đó phải có nghĩa vụ “chia sẻ”
nó cho các đối thủ cạnh tranh khác trên thị
trường theo một cách tối ưu, đảm bảo lợi ích
của xã hội. Theo cách tiếp cận đó thì Học
thuyết điều kiện thiết yếu được xem như là
một biện pháp nhằm loại bỏ sự độc quyền
gây hại đến môi trường cạnh tranh của các
chủ sở hữu. Và đó cũng chính là cơ sở nhằm
đặt ra các quy định liên quan đến yêu cầu bắt
buộc phải chuyển giao quyền SHTT trong
mối tương quan với pháp luật cạnh tranh.
3. Học thuyết điều kiện thiết yếu và nghĩa
vụ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Liên quan đến việc giải thích và áp
dụng Học thuyết điều kiện thiết yếu, hiện
nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Khác
với tài sản vật chất, việc xác quyền SHTT
có là điều kiện thiết yếu hay không nhằm đặt
ra nghĩa vụ phải chuyển giao là điều không
dễ dàng ngay cả trong trường hợp không có
lựa chọn thay thế khả thi nào. Bởi lẽ, theo
thời gian và sự sáng tạo không ngừng của
con người sẽ có những phương pháp mới
nổi lên thay thế ngay cho các công nghệ
mà có thể tại một thời điểm cụ thể dường
như là giải pháp duy nhất cho một vấn đề.
Bên cạnh đó, quyết định chuyển giao hay
không là một khía cạnh cơ bản, quan trọng
của chủ sở hữu được bảo hộ bởi pháp luật
về SHTT. Vì vậy, bên cạnh các quan điểm
ủng hộ cũng có không ít quan điểm phản
đối việc vận dụng Học thuyết điều kiện thiết
yếu nhằm đặt ra nghĩa vụ chuyển giao quyền
3 Yong Huang, Elizabeth Xiao-Ru Wang, & Roger Xin Zhang, Essential Facilities Doctrine and Its Application in
Intellectual Property Space Under China’s Anti-Monopoly Law, 22 George Mason Law Review 1104, 2015
4 Robert Pitofsky (2010), The Essential Facilities Doctrine Under United States Antitrust Law, Georgetown University
Law Center, Antitrust L.J. 443-462 p. 3
5 OECD (1996), The Essential Facilities Concept- OCDE/GD(96)113 p. 8
SHTT. Tuy vậy, hành vi lạm dụng lợi thế
độc quyền của quyền SHTT thiết yếu như
một rào cản khiến các đối thủ không thể gia
nhập thị trường là có thể xảy ra3, do đó hành
vi chuyển giao quyền SHTT, trong một số
trường hợp, phải được điều chỉnh bởi pháp
luật cạnh tranh.
Tại Hoa Kỳ, Học thuyết điều kiện thiết
yếu được phát triển dựa trên việc lý giải, áp
dụng các quy định liên quan đến chính sách
cạnh tranh được quy định tại phần 2 của Đạo
luật chống độc quyền Sherman (Sherman
Act). Theo đó, việc từ chối chuyển giao các
điều kiện thiết yếu (ở đây là các quyền SHTT)
nhằm cản trở, thậm chí loại bỏ đối thủ cạnh
tranh sẽ tác động tiêu cực đến môi trường
cạnh tranh, xâm hại đến lợi ích của người
tiêu dùng là hành vi vi phạm luật chống độc
quyền. Tuy nhiên, trong mối tương quan với
bản chất của quyền SHTT thì trong một số
trường hợp, việc từ chối đó lại được xem là
hợp pháp. Do đó, Tòa án Liên bang Hoa Kỳ
đã thừa nhận một nguyên tắc: việc chuyển
giao không phải là nghĩa vụ mặc nhiên của
chủ sở hữu các quyền SHTT4. Hay nói cách
khác, với tư cách là chủ sở hữu họ được
quyền lựa chọn đối tác cũng như đặt ra các
điều kiện, thậm chí là từ chối chuyển giao.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể
thì việc từ chối chuyển giao đó sẽ bị xem là
vi phạm pháp luật về chống độc quyền nên
cần phải ngăn cấm theo quy định của Đạo
luật Sherman. Trong trường hợp này, chủ sở
hữu đó buộc phải chuyển giao dựa theo Học
thuyết điều kiện thiết yếu.
Cụ thể, thông qua phán quyết cho vụ
kiện MCI Communications Corp. v. AT&T,
Tòa án Liên bang Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng,
có 4 lý do để Học thuyết điều kiện thiết yếu
được áp dụng nhằm buộc chủ sở hữu phải
chuyển giao các điều kiện thiết yếu5:
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 13(389) T7/2019
(1) Cơ sở vật chất thiết yếu bị độc
quyền kiểm soát bởi một chủ thể;
(2) Các đối thủ cạnh tranh không có
khả năng tự xây dựng một cơ sở thiết yếu
mới cho mình;
(3) Có hành vi từ chối chuyển giao
quyền sử dụng cơ sở này cho đối thủ cạnh
tranh; và
(4) Tính khả thi của việc chuyển giao
cơ sở thiết yếu6.
Công ty Truyền thông MCI là một nhà
cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc chuyên
dùng cho các doanh nghiệp và các văn phòng
của cơ quan Chính phủ ở các thành phố khác
nhau. Năm 1973, MCI đã tiến hành xin phép
xây dựng hệ thống truyền dẫn sóng giữa
thành phố Chicago và St. Louis. Hệ thống
này, nếu được xây dựng thì công ty MCI sẽ
trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với
AT&T Long Lines - một công ty đang kiểm
soát 90% thị phần trong hoạt động truyền
thông dữ liệu của Chính phủ và các công
ty tư nhân. Sau đó, công ty MCI đã được
cấp phép và đã tiến hành xây dựng hệ thống
truyền dẫn sóng đường dài giữa Chicago và
St.Louis.
Sau khi hoàn thành, để triển khai hoạt
động, họ đã có đề nghị công ty AT&T thực
hiện kết nối hệ thống đường dài của MCI
vào hệ thống mạng nội thành của công ty
AT&T nhưng phía AT&T đã từ chối. Bên
cạnh đó, công ty AT&T còn bị cáo buộc
tham gia vào nhiều hoạt động hạn chế khác
nhằm duy trì quyền lực độc quyền của mình
trên thị trường truyền thông dữ liệu và kinh
doanh. Cụ thể, các Chi nhánh địa phương
của AT&T đã từ chối kết nối MCI với các
dịch vụ khác nhau, như sự sắp xếp chuyển
mạch điều khiển chung (Common Control
6 OECD (1996), The Essential Facilities Concept- OCDE/GD(96)113 p. 72
7 United States District Court, N. D. Illinois, E. D MCI Communications Corporation et al.v. American Telephone &
Telegraph Company et al.. P. 3
8 Spencer Weber Waller, The New Law of Monopolization: An Examination of MCI Communications Corp. v.American
Telephone & Telegraph Co., DePaul Law review, volum 3, Spring 1983 p. 18
9 OECD (1996), The Essential Facilities Concept- OCDE/GD (96)113 p. 88
10 Kalyani Singh, The Resurrection of Essential Facilities Doctrine and Its Applicability in India, CPI Antitrust Chronicle,
03/2016
Switching Arrangement) hoặc đường truyền
kết nối riêng. Vậy nên, MCI đã không có
khả năng cung ứng dịch vụ của mình đến
các khu vực ngoại ô vì không có đường
truyền kết nối7.
Trong trường hợp này, công ty MCI
không thể lắp đặt các mạng lưới kết nối
chồng lên mạng lưới của công ty AT&T
để cung cấp dịch vụ liên lạc bởi điều đó là
không khả thi và cũng sẽ không được cấp
phép thực hiện8. Bên cạnh đó, việc cho phép
MCI kết nối vào mạng lưới của mình cũng
không cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ
của AT&T. Tòa án cho rằng hành vi từ chối
của AT&T là hành vi không được biện hộ
bởi các lý do về kinh doanh, pháp lý, cũng
như về mặt kỹ thuật. Vì vậy cho nên, Tòa án
đã buộc AT&T phải cho phép MCI được kết
nối vào mạng lưới đường truyền nội thành
của mình9.
Tại Châu Âu, ý nghĩa của học thuyết
có phần dễ chấp nhận hơn trong hệ thống
pháp luật của Anh và Liên minh Châu Âu.
Đối với các quốc gia khác thì việc áp dụng
học thuyết này nhằm đặt ra nghĩa vụ chuyển
giao quyền SHTT khá là hiếm. Lý do chính
cho sự miễn cưỡng này là các khó khăn
trong việc xác định liệu một quyền SHTT
có là “cần thiết, thiết yếu” hay không nhằm
phát sinh nghĩa vụ phải chia sẻ điều kiện đó
với người khác10.
Theo đó, các nguyên tắc liên quan
đến nghĩa vụ chuyển giao hoặc cấp quyền
tiếp cận vào các điều kiện thiết yếu (quyền
SHTT) được áp dụng tương tự như quy định
chung của luật cạnh tranh được thể hiện chủ
yếu từ Điều 82, 83 TEC (Hiệp ước thành lập
Cộng đồng Châu Âu) nay là Điều 102 TFEU
(Hiệp định về hoạt động của Liên minh
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 13(389) T7/2019
Châu Âu) quy định về các trường hợp liên
quan đến lạm dụng vị trí thống lĩnh nhằm
đảm bảo rằng cạnh tranh trong thị trường
chung không bị bóp méo11.
Vụ án Magill12 là vụ án sơ khởi cho Toà
án áp dụng Học thuyết điều kiện thiết yếu
trong chuyển giao bắt buộc ở Châu Âu. Theo
đó, Tòa Công lý Châu Âu (ECJ) ủng hộ Uỷ
ban Châu Âu (EC) thực hiện điều tra đối với
ba công ty phát sóng truyền hình ở Anh và
Ireland (BBC, ITP và RTE) đã lạm dụng vị
trí thống lĩnh bằng cách từ chối cung cấp chi
tiết về lịch phát sóng của họ cho tạp chí danh
sách truyền hình, dù không có ấn phẩm nào
khác tồn tại vào thời điểm đó liên quan đến
các chương phát sóng của các nhà đài này.
Sau đó, Tòa án đã ra phán quyết yêu cầu chủ
sở hữu quyền SHTT phải cấp phép các thông
tin đó cho bên thứ ba hay nói cách khác, đây
là trường hợp cấp phép bắt buộc. Trong vụ
việc trên, các thông tin chi tiết về phát sóng
được xem là một điều kiện thiết yếu trong bối
cảnh gia nhập thị trường của một nhà xuất
bản. ECJ cho rằng việc thực hiện quyền độc
quyền của chủ sở hữu, trong trường hợp đặc
biệt này, liên quan đến hành vi lạm dụng
quyền SHTT gây hạn chế cạnh tranh13.
Tương tự như vụ việc trên, trong vụ
việc Microsoft kiện EC, EC đã kết luận
Microsoft đã vi phạm Điều 82 TEC khi
từ chối cấp phép cho chủ thể cạnh tranh
về thông tin “cần thiết” của hệ điều hành
Window của họ. Bởi lẽ, Sun Microsystems
không thể làm cho Solaris, hệ điều hành máy
chủ của họ, hoạt động với các máy tính cá
nhân chạy trên hệ điều hành của Microsoft.
Để giải quyết vấn đề này, Sun Microsystems
11 OECD (1996), The Essential Facilities Concept- OCDE/GD (96)113 p. 94
12 Joined cases C-241/91P and C-242/91P, Radio Telefis Eireann and others v. Commission (Magill), [1995] ECR I-743
13 Đoạn 50 Phán quyết của ECJ về vụ án hỗn hợp C-241/91P và C-242/91P ngày 6/4/1995 “However, it is also clear from
that judgment (paragraph 9) that the exercise of an exclusive right by the proprietor may, in exceptional circumstances,
involve abusive conduct”.
14 Xem thêm thông tin được công bố tại website:
Fl3RqlWA2KLyQuU1WsjQg truy cập ngày 06/12/2018
15 OECD (1996), The Essential Facilities Concept- OCDE/GD (96)113 p. 98
16 Huawei Technologies Co. Ltd kiện ZTE Corp., ZTE Deutschland GmbH, Vụ việc số C-170/13, phán quyết ngày
16/4/2015
đã yêu cầu Microsoft cung cấp thông tin về
giao diện của Windows nhưng đã bị từ chối.
Sau khi có quyết định của EC, Sun
Microsystems và Microsoft đã đạt được một
thỏa thuận để trả tiền bản quyền cho công
nghệ của nhau và làm cho phần mềm hệ điều
hành của họ có khả năng tương thích14.
Năm 2009, EC đã có các hướng dẫn
việc áp dụng Điều 82 TEC liên quan đến
việc từ chối chuyển giao cũng như điều kiện
để áp dụng Học thuyết điều kiện thiết yếu.
Theo đó, EC thừa nhận “một chủ sở hữu nói
chung dù có vị trí độc quyền hay không đều
có quyền lựa chọn các đối tác thương mại
của mình cũng như có quyền tự do định đoạt
tài sản của mình”.
Vậy nên, cơ quan có thẩm quyền chỉ
được phép áp dụng Học thuyết điều kiện
thiết yếu để áp đặt nghĩa vụ bắt buộc chuyển
giao đối với các chủ sở hữu khi nó thỏa mãn
các tiêu chí:
(1) Công ty bị cáo buộc phải nắm
giữ vị trí thống trị trong thị trường thượng
nguồn;
(2) Các hàng hóa, dịch vụ được sản
xuất hoặc cung cấp dựa trên cơ sở thiết yếu
là các sản phẩm cạnh tranh không thể thiếu
trên thị trường hạ nguồn;
(3) Việc từ chối cấp quyền truy cập/
sử dụng sẽ dẫn đến việc loại bỏ cạnh tranh
đáng kể ở thị trường hạ nguồn; và
(4) Không có lý do khách quan nào
cho việc từ chối đó15.
Nguyên tắc trên đã được Tòa án Công
lý Châu Âu (ECJ) gần đây áp dụng, trong vụ
việc Huawei16, khi cho rằng chủ sở hữu một
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 13(389) T7/2019
bằng sáng chế thiết yếu (SEP) có thể bị xem
là vi phạm các quy định cạnh tranh bằng
cách từ chối cấp phép trong một số trường
hợp nhất định. Đặc biệt, khi xem xét trách
nhiệm của các chủ thể trong các trường hợp
liên quan đến quyền SHTT, ECJ đã đưa ra
các giải thích nhận định rõ ràng cho việc áp
dụng Điều 102 TFEU: việc thực hiện một
quyền độc quyền liên quan đến quyền SHTT
ngay cả khi chủ sở hữu có vị thế thống lĩnh
thị trường cũng không mặc nhiên bị xem là
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm.
Do vậy, việc xác định nghĩa vụ chuyển giao
phải được xem xét, đánh giá trong từng hoàn
cảnh cụ thể trên cơ sở đảm bảo lợi ích độc
quyền SHTT của chủ sở hữu với lợi ích cộng
đồng, xã hội và quốc gia.
Điều này đã cho ta thấy rằng, dù còn
tranh cãi và khá thận trọng khi vận dụng
nhưng việc thừa nhận và áp dụng Học thuyết
điều kiện thiết yếu nhằm bắt buộc chuyển
giao quyền SHTT ngày càng được thừa nhận
rõ ràng và phổ biến hơn.
Tại Úc, việc áp dụng Học thuyết điều
kiện thiết yếu bằng yêu cầu bắt buộc phải
chuyển giao cơ sở thiết yếu được thực hiện
bởi Ủy ban Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng (ACCC). Theo đó, nghĩa vụ
chuyển giao sẽ được áp đặt cho chủ sở hữu
khi thỏa mãn các tiêu chí:
(1) Quyền truy cập vào cơ sở thiết
yếu (cơ sở) sẽ thúc đẩy cạnh tranh trên thị
trường;
(2) Rằng sẽ không đạt được hiệu quả
kinh tế nếu mỗi doanh nghiệp tự xây một
cơ sở khác để sản xuất hàng hóa, cung cấp
dịch vụ;
(3) Cơ sở đó có tầm quan trọng trong
việc phát triển kinh tế, thương mại của quốc
gia;
(4) Việc chuyển giao cơ sở đó không
có rủi ro quá mức đối với sức khỏe hoặc an
toàn;
17 tlđd số 15 tr. 42
18 tlđd số 15 tr. 49
(5) Hành vi chuyển giao không trái
với lợi ích công cộng.
Do đó, để xem xét có áp dụng Học
thuyết cơ sở thiết yếu để buộc phải chuyển
giao cơ sở thiết yếu hay không thì ACCC
cần phải xem xét vấn đề sau đây:
- Quyền lợi hợp pháp của nhà cung
cấp hoặc chủ sở hữu cơ sở/điều kiện thiết yếu;
- Lợi ích công cộng (bao gồm cả lợi ích
công cộng trong việc có thị trường cạnh tranh);
- Quyền lợi của tất cả những người
có quyền truy cập/sử dụng cơ sở thông qua
hợp đồng chuyển giao;
- Chi phí trực tiếp cho việc cung cấp
quyền truy cập/sử dụng cơ sở;
- Khả năng phát triển kinh tế của cơ sở;
- Bất kỳ vấn đề nào khác mà Ủy ban
cho rằng có liên quan17.
Tại Canada, Học thuyết điều kiện thiết
yếu lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo
của Ủy ban Kiểm soát hạn chế thương mại
(Restrictive Trade Practices Commission)
về cạnh tranh trong nền công nghiệp dầu
khí tại Canada vào năm 1986. Trong đó,
Học thuyết điều kiện thiết yếu được xem xét
trong bối cảnh các công ty dầu mỏ lớn là
các chủ sở hữu hệ thống lọc dầu, đường ống
dẫn dầu đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh
trong hoạt động cung cấp dầu, gas và khí đốt
ở thị trường tiêu thụ (thị trường cuối nguồn).
Hành vi này tương tự như việc một công ty
điện thoại bán dịch vụ mạng cho một chủ
thể, sau đó lại trở thành đối thủ cạnh tranh
của chủ thể này trên thị trường cuối nguồn
khi trực tiếp phân phối dịch vụ mạng đến
người tiêu dùng18. Hoạt động “phân phối
kép” này gây ra nguy cơ các công ty dầu mỏ
lớn sẽ áp đặt các điều kiện bất lợi cũng như
sẽ có sự phân biệt đối xử khi cung cấp sản
phẩm cho các đối thủ cạnh tranh khác nhau
trên thị trường cuối nguồn. Sự phân biệt đối
xử đó được thể hiện bất kỳ dưới dạng nào
như giá cả, giới hạn số lượng, hạn chế giao
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 13(389) T7/2019
hàng, nhận hàng hoặc các điều khoản liên
quan đến tài sản thế chấp. Rõ ràng sự phân
biệt đối xử này (nếu có) sẽ có tác động tiêu
cực đối với môi trường cạnh tranh, nó có thể
dẫn đến các nguy cơ áp đặt giá bán hoặc hạn
chế số lượng, phân chia thị trường cũng như
các điều kiện bất lợi khác cho các đối thủ
cạnh tranh.
Do đó, Ủy ban này cho rằng, trong
hoạt động dầu mỏ thì hệ thống lọc dầu và
đường ống dẫn dầu/khí được xem là cơ sở
thiết yếu để thực hiện hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực này, đồng thời kết luận rằng để
đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh
thì cần có sự độc lập trong hoạt động của các
chủ thể này trên thị trường đầu nguồn và thị
trường cuối nguồn. Hay nói cách khác, nó
cần được xem xét và điều chỉnh bởi pháp
luật cạnh tranh.
Dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh
Canada, điều kiện/cơ sở thiết yếu được xem
xét dưới hai khía cạnh: từ chối chuyển giao
và lạm dụng vị trí thống lĩnh19.
Trong mối tương quan với quyền
SHTT thì việc xem xét một chủ thể có vi
phạm pháp luật cạnh tranh bởi việc từ chối
chuyển giao hay lạm dụng vị trí thống lĩnh
hay không phải thực hiện các điều tra, đánh
giá dựa trên các tiêu chí cụ thể:
(1) Liệu có cách thức hợp lý nào
khác mà các đối thủ cạnh tranh vẫn có thể
gia nhập vào thị trường và cạnh tranh hiệu
quả trên thị trường địa lý và sản phẩm khi
không có các điều kiện thiết yếu đó;
(2) Thời gian để đối thủ cạnh tranh
xây dựng các điều kiện của riêng họ hoặc để
có được quyền tiếp cận/sử dụng điều kiện
thiết yếu để có thể cạnh tranh hiệu quả;
(3) Lý do để các đối thủ cạnh tranh
không thể cạnh tranh hiệu quả;
(4) Liệu có bất kỳ ràng buộc, hạn
chế nào để tiếp cận, sử dụng điều kiện thiết
yếu bởi các đối thủ cạnh tranh hay không.
19 tlđd số 15 tr. 51
20 truy cập ngày 06/12/2018, truy cập lúc 2h50 ngày 06/12/2018
Tại Việt Nam, không có một tài liệu
chính thống nào đề cập, giải thích về Học
thuyết điều kiện thiết yếu cũng như việc
vận dụng nó trong hoạt động thực thi quyền
SHTT nói chung và chuyển giao công nghệ
nói riêng. Tuy nhiên, thông qua việc bắt
buộc chuyển giao thuốc Tamiflu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, chúng ta có thể
nhận thấy “bóng dáng” của Học thuyết điều
kiện thiết yếu.20
Năm 2005, Việt Nam rơi vào đại
dịch cúm gia cầm. Để đối phó với đại dịch
này và theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), Chính phủ Việt Nam đã đặt
hàng Công ty F Hoffmann-La Roche Ldt
- chủ thể nắm quyền sáng chế sản xuất
thuốc Tamiflu, 25 triệu viên thuốc Tamiflu
để điều trị bệnh cúm gia cầm H5N1. Tuy
nhiên, Công ty dược phẩm này đã không
có khả năng cung ứng cho đơn đặt hàng
nêu trên.
Trước tình hình đó, tháng 11 năm
2005, Bộ Y tế đã yêu cầu Công ty Roche
chuyển nhượng quyền sản xuất Tamiflu
cho các doanh nghiệp Việt Nam, để Việt
Nam có đủ thuốc đối phó với dịch cúm
gia cầm trong thời gian tới.
Công ty Roche đã đồng ý nhượng
quyền sản xuất thuốc Tamiflu cho Việt
Nam nhưng sẽ tự lựa chọn công ty đủ
năng lực sản xuất, hoạt động sau 2 tháng
ký kết. Cùng với việc đồng ý nhượng
quyền sản xuất thuốc Tamiflu, Roche
cũng đồng ý xuất 25 triệu viên mà Việt
Nam đặt hàng. Số thuốc này sẽ được
chuyển đến Việt Nam theo 3 giai đoạn:
từ nay đến cuối năm 2006 (2 triệu viên);
từ tháng 1-30/6/2006 (8 triệu viên) và từ
tháng 7 - 12/2006 (15 triệu viên)20.
Đây là một trong những trường hợp
chứng minh rằng, trong một số trường hợp
nhất định, cơ quan nhà nước có quyền yêu
cầu chuyển giao quyền SHTT với tư cách là
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 13(389) T7/2019
điều kiện thiết yếu bất kể ý chí chủ quan của
chủ thể nắm quyền. Điều này đã được quy
định cụ thể trong Luật SHTT năm 2005:
“1. Trong các trường hợp sau đây,
quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao
cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mà không cần được sự đồng ý của
người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục
đích công cộng, phi thương mại, phục vụ
quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa
bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp
ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng
chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản
5 Điều 142 của Luật này sau khi kết thúc
bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng
chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng
độc quyền sáng chế;21
c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế
không đạt được thoả thuận với người nắm
độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết
hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong
một thời gian hợp lý đã cố gắng thương
lượng với mức giá và các điều kiện thương
mại thoả đáng;
d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh
tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về
cạnh tranh”22.
Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước
cũng sẽ bắt buộc chuyển giao quyền SHTT
khi chứng minh được rằng hành vi đó bị xem
là hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định
21 Khoản 1 Điều 135 Luật SHTT 2005 quy định “1. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ
hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho
nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng
chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho
người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế.
22 Điều 145 Luật SHTT năm 2005.
23 Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018.
24 Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy
định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan (Khoản 1 Điều 24 Luật Cạnh
tranh).
25 Khoản 1 Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018.
của pháp luật cạnh tranh “Hành vi hạn chế
cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh,
bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
và lạm dụng vị trí độc quyền”23.
Hành vi từ chối chuyển giao là hành vi
đơn phương từ phía chủ thể (doanh nghiệp)
nắm giữ quyền SHTT. Do vậy, tác động hạn
chế cạnh tranh của hành vi này chính là hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh
năm 2018, một trong những yếu tố quan
trọng để xác định một chủ thể có vị trí thống
lĩnh đó chính là thị phần24. Theo đó, dựa trên
yếu tố thị phần thì doanh nghiệp được coi là
có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần
từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc
có sức mạnh thị trường đáng kể.
Sức mạnh thị trường đáng kể của
doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác
định dựa vào một số yếu tố sau đây:
.
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị
trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm
soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ
thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ
sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối
tượng quyền SHTT
25
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 13(389) T7/2019
Theo quy định nêu trên, việc sở hữu
quyền SHTT đã có khả năng giúp cho chủ
sở hữu có được sức mạnh thị trường đáng kể
mà đôi khi không cần quan tâm đến yếu tố
thị phần. Trong trường hợp này, chỉ cần chủ
thể đó từ chối chuyển giao quyền SHTT của
mình cho chủ thể khác thì sẽ bị xem là hành
vi vi phạm pháp luật cạnh tranh26. Hay nói
cách khác, hành vi từ chối chuyển giao quyền
SHTT sẽ bị xem là hành vi vi phạm mặc
nhiên theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Rõ ràng quy định như vậy là cứng
nhắc, không xem xét đến yếu tố độc quyền
hợp pháp của quyền SHTT. Điều này sẽ tác
động tiêu cực đến hoạt động đầu tư sáng tạo
tại Việt Nam.
Do đó, để đảm bảo được tính cân bằng
giữa bảo vệ độc quyền SHTT và bảo vệ môi
trường cạnh tranh lành mạnh, việc vận dụng
Học thuyết điều kiện thiết yếu để bắt buộc
chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT phải
xem xét dưới cả 2 khía cạnh: (i) ảnh hưởng
của nó đến thị trường cạnh tranh và (ii) tác
động của nó đối với hoạt động đầu tư, sáng
tạo. Hoạt động đó phải được xem xét, đánh
giá một cách cẩn trọng trong mối tương quan
của quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
có liên quan trong từng trường hợp cụ thể và
phải được thực hiện bởi Tòa án và Cơ quan
quản lý cạnh tranh.
Tóm lại, việc xác định giới hạn can
thiệp của nhà nước nói chung và pháp luật
cạnh tranh nói riêng thông qua việc áp dụng
Học thuyết điều kiện thiết yếu trong lĩnh vực
SHTT nhằm đặt ra nghĩa vụ chuyển giao
quyền SHTT cho chủ sở hữu là việc làm hết
sức khó khăn nhằm đảm bảo quyền lợi của
các chủ thể cũng như môi trường kinh doanh
và hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Vì vậy,
26 Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định:
“ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm:
..
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt
hại cho khách hàng;”
27 Xem thêm: Bùi Thị Hằng Nga, Từ chối chuyển giao quyền SHTT theo quy định của pháp luật cạnh tranh, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số tháng 9/2017
cơ quan nhà nước cần vận dụng hiệu quả nó
trong mối tương quan của độc quyền quyền
SHTT, lợi ích của người tiêu dùng và môi
trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là điều
không phải dễ dàng mà cần phải xem xét cẩn
trọng trong từng vụ việc cụ thể bởi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Lời kết
Trong mối tương quan bởi pháp luật
SHTT, Học thuyết điều kiện thiết yếu là cơ
sở để áp dụng nghĩa vụ bắt buộc phải chuyển
giao các quyền SHTT của chủ sở hữu khi
việc thực thi độc quyền quyền SHTT có khả
năng hạn chế cạnh tranh hoặc nguy cơ gây
hạn chế cạnh tranh đáng kể. Mặc dù vẫn có
những rào cản, tranh cãi khiến cho một số
quốc gia vẫn không quy định cụ thể vấn đề
này cho riêng quyền SHTT vì những nguyên
nhân đã phân tích ở trên, nhưng việc cần
thiết phải áp dụng Học thuyết này là điều
không phải bàn cãi trong bối cảnh công nghệ
và tài sản trí tuệ đang phát triển một cách
nhanh chóng và chi phối mạnh mẽ đến lợi
ích của các chủ thể cũng như sự phát triển
của xã hội, quốc gia.
Tuy nhiên, để áp dụng học thuyết này
thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải xem
xét cẩn trọng, đầy đủ các yếu tố nhằm chứng
minh được rằng:
- Quyền SHTT là cơ sở thiết yếu
trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể;
- Việc từ chối chuyển giao quyền sử
dụng/truy cập cơ sở đó là kết quả của hành
vi lạm dụng vị trí độc quyền có được bởi các
quy định của Luật SHTT27■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 13(389) T7/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoc_thuyet_dieu_kien_thiet_yeu_va_nghia_vu_chuyen_giao_quyen.pdf