Hội chứng chuyển hoá ở người cao tuổi

47% BN có gan nhiễm mỡ và lo lắng về tình trạng này hơn cả HCCH. Rất hay là việc tiếp cận ban đầu điều trị gan nhiễm mỡ cũng tương tự thay đổi lối sống trong điều trị HCCH như: ngưng rượu, giảm cân, tập thể dục, giảm ăn thức ăn giàu cholesterol như tạng động vật ¾ BN nam còn hút thuốc và 2/3 BN nam còn uống rượu là điều đáng báo động về nhận thức và quyết tâm của người bệnh trong việc từ bỏ các tác nhân này. Một phần do tâm lý “ còn sống được bao lâu” 100% người trường thọ không hoạt động thể lực là một vấn đề nan giải cho việc điều chỉnh lối sống của người mắc HCCH. Việc giới thiệu hình thức thích hợp như dưỡng sinh e khó thực hiện.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng chuyển hoá ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 82 HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ Ở NGƯỜI CAO TUỔI Trần Kim Trang* Trương Phan Thu Loan** TÓM TẮT Mở đầu: Tỉ lệ HCCH tăng theo tuổi. Thế nhưng những đặc điểm của hội chứng làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và đái tháo đường này trên người cao tuổi nước ta chưa được khảo sát đầy đủ. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi. Phương pháp: Tiền cứu mô tả cắt ngang từ tháng 1-5/2011 trên 371 người > 60 tuổi được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP ATP III cho người Châu Á. Kết quả: 65,5% người mắc HCCH là cao tuổi. 61,7% từ 60-44 tuổi. Nữ nhiều hơn nam. Lao động chân tay trước kia chiếm 83,6%.Tỉ lệ tăng đường huyết 82,2%, tăng huyết áp 81,7%, tăng vòng eo 78,9%, giảm HDL-c 78,2% và tăng triglyceride 75,2%. Số người có 3,4 và 5 thành phần của HCCH với tỷ lệ lần lượt là: 53,9%, 34,5% và 11,6%. 45,5 % chẩn đoán gan nhiễm mỡ qua siêu âm bụng. 94,9% có lối sống tĩnh tại. 75,2% nam hút thuốc lá. 67,6% nam còn uống rượu. 66,6% béo phì. Kết luận Cần đẩy mạnh nâng cao kiến thức về HCCH cho người dân ngay từ lúc trẻ để đạt được những bước tiến về nhận thức, điều trị và phòng ngừa yếu tố nguy cơ. Từ khoá: hội chứng chuyển hoá, người già, người cao tuổi. ABSTRACT THE METABOLIC SYNDROME IN OLDER INDIVIDUALS Tran Kim Trang, Truong Phan Thu Loan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 82- 86 Background: The prevalence of metabolic syndrome (MS) increased progressively with age. The features of the MS, a potent risk factor for cardiovascular diseases and diabetes, has not been adequately explored in Vietnamese older individuals. Objective: To investigate characteristic of MS among older people. Method :A prospective cross – sectional survey was conducted during January-May 2011 in 371 people 60 years of age or older met the criteria for the MS by Asian modified NCEPT ATPIII. Result: 65.5% of patients having MS was older people.61.7% of them was 60 – 74 years.The incidence of female was higher than that of male. Previously manual labourer was 83.6%. Of the MS components, hyperglycemia 82,2%, hypertension 81.7%, elevated waist circumference 78.9%, low HDL-C 78.2% and hypertriglyceridemia 75.2%. A combination of 3, 4, 5 metabolic components was 53.9%, 34.5%, 11.6%, respectively.45.5% of them was diagnosed fatty liver by abdominal ultrasound. 94.9% patient had stationary life style. Male smokers was 75.2%. 67.6% in men were drinkers.Obesity took 66.6%. Conclusion: There is a great need for increasing knowledge of the MS from the youth to achieve improvements in risk factor awareness, treatment, and control. Key words:: Metabolic syndrome, elderly people, older individual.  Bộ môn Nội ĐHYD TPHCM, ** Bệnh viện 115 Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang, ĐT.0989694263, Email: bskimtrang@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 83 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉ lệ hội chứng chuyển hoá(HCCH) ngày càng cao và có sự gia tăng theo tuổi. Dân số Việt Nam hiện đang già hoá nhưng chưa nhiều nghiên cứu về HCCH ở người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu Xác định đặc điểm HCCH trên người cao tuổi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Nơi thực hiện Khoa nội tim mạch, nội tiết và ngoại chẩn tại bệnh viện Nhân dân 115. Thời gian nghiên cứu Tháng 01/01/2011 đến 31/05/ 2011 Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATP III cho người Châu Á. Cở mẫu Theo công thức N= Z21- α/2 P(1-P)/d2 chọn mẫu tối thiểu là 365,56 người. Tần suất HCCH ở người cao tuổi theo nghiên cứu của Ford 0,4(1), Yao He 0,3(2), Hồ Thị Kim Thanh là 0,388(3). Chúng tôi chọn p = 0,39 α = 0,05; Z = 1,96; d = 0,05 để tính mẫu. Tiêu chuẩn lọai trừ Bệnh lý ác tính, cấp tính hoặc tình trạng bệnh lý nội khoa nặng. Liệt kê và định nghĩa biến số - Giới: biến định tính nhị giá (nam và nữ.) - Tuổi: biến định luợng, tuổi cao (60-74 tuổi), tuổi già (75-89 tuổi), trường thọ ≥ 90 tuổi. - Nghề nghiệp trước đây: biến định tính nhị giá, lao động trí óc (viên chức, văn phòng) và lao động chân tay (công nhân, nông dân, buôn bán, nội trợ). - Trình độ học vấn: biến định tính 4 giá trị (mù chữ, tiểu học, trung học và trên trung học). - Chỉ số khối cơ thể: 2 giá trị(có và không béo phì (BMI ≥ 25 và < 25). - Hút thuốc lá, uống rượu: theo CDC có 3 giá trị(chưa từng, đã bỏ và đang dùng) - Vận động thể lực: 2 nhóm có vận động thể lực (đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội), và nhóm có lối sống tĩnh tại (chỉ vận động sinh hoạt cá nhân hằng ngày). - Gan nhiễm mỡ (ghi nhận trên siêu âm), 2 nhóm có và không có gan nhiễm mỡ. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu Các dữ liệu và thông số ghi nhận và xử lý bằng phương pháp thống kê y học thông qua phần mềm Epidata và Stata 10.0. Biến số định lượng được biểu thị dưới dạng số trung bình (± độ lệch chuẩn), kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test student (T-test) Biến số định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm (n %), kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test Chi-square. Khi p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê KẾT QUẢ 566 ca mắc HCCH, trong đó 371 ca (chiếm 65,5%) ≥ 60 tuổi. Cao nhất là 94 tuổi. Nữ (66,6%) gấp đôi nam giới (33,4%) Bảng 1: Phân bố bệnh nhân HCCH cao tuổi theo tuổi và giới- N(%) Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng Tuổi cao 74 (59,7) 155 (62,8) 229 Tuổi già 48 (38,7) 89 (36,0) 137 Trường thọ 2 (1,6) 3 (1,2) 5 Tổng cộng 124 (100) 247 (100) 371 Nghề nghiệp trước đây: lao động tay chân 83,6%, lao động trí óc(16,4%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 84 4,9% 47,4%36,9% 10,8% Mù chữ Tiểu học Trung hoc Trên trung học Biểu đồ 1: Học vấn của BN cao tuổi mắc HCCH Bảng 2: Tỉ lệ thay đổi các thành phần của HCCH- N(%) Các thành phần Chung Nam Nữ p Vòng eo > 90 cm (nam); >80 cm (nữ) 293 (78,9) 67 (22,9) 226 (77,1) 0,00 0 Triglycerid ≥ 150 mg/dl Đang điều trị 280 (75,2) 57 (20,4) 92 (32,9) 188 (67,1) 0,6 HDL-c < 40 mg/dl (nam); < 50 mg/dl (nữ) Đang điều trị 290 (78,2) 36 (12,4) 88 (30,3) 202 (69,7) 0,01 Đường huyết ≥ 110 mg/dl Đang điều trị 305 (82,2) 172 (46,3) 96 (31,5) 209 (68,5) 0,08 Tăng huyết áp Đang điều trị 303 (81,7) 140 (46,2) 106 (34,9) 197 (65,1) 0,1 Bảng 3: Dạng kết hợp nhiều thành phần của HCCH theo giới- N(%) Số thành phần Nữ Nam Chung 3 136 (68,0) 64 (32,0) 200 (53,9) 4 84 (65,6) 44 (34,4) 128 (34,5) 5 27 (62,8) 16 (37,2) 43 (11,6) Bảng 4: Vòng eo trung bình ± độ lệch chuẩn (cm) theo tuổi và giới Tuổi Nam Nữ Chung p 60-74 86,8 ± 6,1 85,2 ± 4,9 85,7 ± 5,4 0,02 75-89 88,4 ± 4,8 85,1 ± 5,8 86,3 ± 5,7 0,001 ≥ 90 92,0 ± 0,1 88,7 ± 1,2 89,0 ± 2,0 0,03 Chung 87,5 ± 5,6 85,2 ± 5,3 86,0 ± 5,5 0,000 1 Bảng 5: Trị triglycerid trung bình ± độ lệch chuẩn (mg/dl) theo tuổi và giới Tuổi Nam Nữ p 60-74 210,5 ± 6,1 234,6 ± 105,9 0,09 75-89 215,4 ± 99,4 191,5 ± 105,7 0,2 ≥ 90 125,0 ± 0,1 219,0 ± 25,9 0,01 Bảng 6: Trị HDL-C trung bình ± độ lệch chuẩn (mg/dl) theo tuổi và giới Tuổi Nam Nữ p 60-74 36,4 ± 8,4 41,3 ± 8,7 0,000 75-89 37,3 ± 11,1 42,2 ± 10,9 0,01 ≥ 90 34,4 ± 3,3 50,0 ± 5,6 0,04 Bảng 7: Đường huyết trung bình ± độ lệch chuẩn (mg/dl) theo tuổi và giới Nhóm tuổi Nam Nữ p 60-74 180,2 ± 85,5 193,9 ± 96,5 0,3 75-89 198,1±107,6 203,2 ± 84,4 0,7 ≥ 90 221,0±15,6 170,3 ± 29,2 0,1 Bảng 8: Huyết áp tâm thu trung bình ± ĐLC(mmHg) ở BN hiện THA theo tuổi và giới Tuổi Nam Nữ p 60-74 154,5 ± 17,7 151,1 ± 14,9 0,5 75-89 154,1 ± 16,2 153,4 ± 15,4 0,8 ≥ 90 140,0 ± 0,1 143,3 ± 5,8 0,5 Bảng 9: Số BN và tỷ lệ % có gan nhiễm mỡ trên siêu âm bụng Tuổi Có Không 60-74 114 (49,8%) 115 (50,2%) 75-89 52 (38,0%) 85 (62,0%) ≥ 90 1 (20,0%) 4 (80,0%) 100% BN nữ không hút thuốc lá và uống rượu. Bảng 10: Tình trạng hút thốc và uống rượu Hút thuốc Không hút Đang hút Bỏ hút Chung N(%) 44(16,3%) 57(75,2%) 23(18,5%) 124(100%) Uống rượu Không uống Đang uống Bỏ uống Chung N(%) 42(13,9%) 59(67,6%) 23(18,5%) 124(100%) Bảng 11: Tình trạng vận động thể lực (n%) Nhóm tuổi Có Không 60-74 40 (17,5%) 189 (82,5%) 75-89 7 (5,1%) 130 (94,9%) ≥ 90 1 (20%) 4 (80%) Bảng 12: Tỷ lệ BN béo phì theo tuổi và giới(n%) Nhóm tuổi Có béo phì Không béo phì Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung 60-74 40 (27,8) 104 (72,2) 144 (100) 34 (40) 51 (60) 85 p = 0,05 75-89 35 (35,7) 63 (64,3) 98 (100) 13 (33,3) 26 (66,7) 39 p = 0,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 85 ≥ 90 2 (40) 3 (60) 5 (100) 0 (0) 0 (0) 0 p = 0,2 BÀN LUẬN Về giới tính Bảng 13: Tỷ lệ BN cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa theo giới Nghiên cứu Năm N Nam% Nữ% H.T.KThanh(3) 2008 740 26,7 45,6 N.N.H.MTiên(4) 2010 209 41,6 60,7 Yao He(2) 2006 2334 17,6 39,2 Chúng tôi 2011 371 34,4 66,6 Có sự tương đồng giữa các nghiên cứu khác: nữ mắc HCCH luôn cao hơn nam giới. Có thể do phụ nữ thường sống thọ hơn nam giới. Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn phụ nữ từ 5-10 tuổi. Ở những người ≥ 100 tuổi thì 85% là nữ giới(Error! Reference source not found.) Về nghề nghiệp trước đây Số BN lao động chân tay gấp 5 lần lao động trí óc cho thấy có vẽ như mức hoạt động thể lực ảnh hưởng không đáng kể lên tỉ lệ HCCH so với các yếu tố nguy cơ khác. Về trình độ học vấn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có đại đa số BN học vấn thấp với 4,9% mù chữ,. Do đó, công tác truyền thông và giáo dục sức khoẻ của ngành y tế cần có các chương trình phù hợp với dân trí và từng đối tượng. Về các thành phần của HCCH Do thu thập số liệu tại 2 khoa tim mạch và nội tiết nên tỷ lệ THA và tăng ĐH chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là tất yếu. Đáng lưu ý khi tỷ lệ BN đang điều trị chưa cao, chỉ 12,4% BN đang điều trị giảm HDL-c. Tỷ lệ BN đang điều trị các rối loạn khác như tăng triglyceride máu, tăng đường huyết và tăng huyết áp chiếm không quá 50% tổng số BN nghiên cứu. Điều đó nói lên sự thiếu nhận thức của người bệnh về mối nguy hại của HCCH, cần được cải thiện sớm tình trạng này. Trong tất cả các nhóm tuổi thì vòng eo trung bình ở nữ luôn cao hơn nam giới, là mối bận tâm không nhỏ về ngoại hình của phụ nữ. Ngoài ra, vòng eo trung bình tăng theo tuổi, có thể do càng lớn tuổi, khả năng vận động hạn chế, BN khuynh hướng sống tĩnh tại nên dễ tích tụ mỡ bụng. Trị số triglyceride cao nhất ở lứa tuổi khá cao phản ánh rối loạn chuyển hoá lipid có tính tích tuổi. Chúng tôi chọn chỉ số huyết áp tâm thu để so sánh vì một số nghiên cứu gần đây chứng minh được liên quan của chỉ số huyết áp tâm thu và các biến cố tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên(6). Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa số có trình độ học vấn không cao, ít quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, thêm vào đó đặc trưng của người Việt Nam là sự chịu đựng đối với bệnh tật nên khi cơ thể vượt quá khà năng chịu đựng mới đến khám tại bệnh viện, nên hầu hết người dân đến khám với chỉ số huyết áp khá cao(5). Ngoài ra, 54,6% BN được kiểm soát HA tốt, số còn lại là BN THA khó kiểm soát và bỏ điều trị. Đây là một thách thức cho cán bộ y tế làm công tác điều trị nhằm kiểm soát mức HA và nâng đỡ khả năng tuân trị cho BN. Về một số tình trạng khác có liên quan HCCH 47% BN có gan nhiễm mỡ và lo lắng về tình trạng này hơn cả HCCH. Rất hay là việc tiếp cận ban đầu điều trị gan nhiễm mỡ cũng tương tự thay đổi lối sống trong điều trị HCCH như: ngưng rượu, giảm cân, tập thể dục, giảm ăn thức ăn giàu cholesterol như tạng động vật ¾ BN nam còn hút thuốc và 2/3 BN nam còn uống rượu là điều đáng báo động về nhận thức và quyết tâm của người bệnh trong việc từ bỏ các tác nhân này. Một phần do tâm lý “ còn sống được bao lâu” 100% người trường thọ không hoạt động thể lực là một vấn đề nan giải cho việc điều chỉnh lối sống của người mắc HCCH. Việc giới thiệu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 86 hình thức thích hợp như dưỡng sinh e khó thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ford ES, Giles WH et al. (2002),"Prevalence of the metabolic syndrom among US adults: finding from the Third National Health and Nutritional Examination Survey", JAMA (287), pp. 356 – 359 2. He Y, Jiang B et al. (2006),"Prevalence of the Metabolic Syndrome and its Relation to Cardiovascular Disease in an Elderly Chinese Population", J. Am. Coll. Cardiol (47), pp. 1588 - 1594. 3. Hồ Thị Kim Thanh (2008), "Nghiên cứu tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan của hội chứng chuyển hoá ở một cộng đồng người cao tuổi Việt Nam",Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên (2010), "Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hoá và bệnh thận mạn ở người lớn tuổi",Luận văn nội trú. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 5. Scuteri A, Najjar SS et al. (2005),"The Metabolic Syndrome in Older Individuals: Prevalence and Prediction of Cardiovascular Events", Diabetes Care (28), pp.882 – 887 6. Wang J, Routsalainen S et al. (2008), "The metabolic syndrome predicts incident Stroke: A 14 -Year Follow-up Study in Elderly People in Finland",Journal of the American Heart Association. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoi_chung_chuyen_hoa_o_nguoi_cao_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan