Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc gia tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động hợp tác quốc tế
Mặc dù Việt Nam đã có những bước
tiến về hoàn thiện cơ sở pháp lý của quốc
gia cho hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh
với tội phạm, hệ thống quy phạm pháp luật
về dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự vẫn
còn một số điểm chưa thống nhất. Ví dụ:
quy định về căn cứ từ chối bắt buộc và tuy
nghi đối với dẫn độ trong Bộ luật TTHS và
Luật Tương trợ tư pháp; quy định về hành
vi bị cấm trong các Luật Phòng, chống tham
nhũng; Luật Phòng, chống mua bán người
và Luật Phòng, chống rửa tiền với hành vi
khách quan của tội phạm trong BLHS. Vì
vậy, chúng tôi cho rằng, cần tiếp tục rà soát
để khắc phục những điểm chưa đồng bộ
giữa các văn bản để tạo ra một cơ sở pháp
lý thống nhất cho hoạt động hợp tác quốc tế
trong đấu tranh với tội phạm.
Ngoài ra, đối với nội dung hợp tác về
tội phạm hóa, Việt Nam vẫn chưa nội luật
hóa chính xác và đầy đủ các hành vi nguy
hiểm mà một số điều ước quốc tế yêu cầu
các quốc gia thành viên phải tội phạm hóa.
Ví dụ, hành vi tham gia tổ chức tội phạm
trong Công ước chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia năm 2000, hành vi tra tấn về
tinh thần trong Công ước chống tra tấn năm
1984 hoặc một số hành vi khủng bố trong
các Công ước về chống khủng bố. Vì vậy,
trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục
rà soát và nội luật hóa đầy đủ các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về vấn đề
tội phạm hóa
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm: Thực trạng và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH
VỚI TỘI PHẠM: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm tắt:
Bài viết phân tích thực trạng hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và
đấu tranh với tội phạm ở các khía cạnh: (i) mục đích của sự hợp
tác, (ii) cơ sở pháp lý của sự hợp tác, (iii) nội dung hợp tác. Đồng
thời, bài viết đưa ra một số kiến nghị về việc tiếp tục đổi mới hợp
tác quốc tế trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm để ngăn
ngừa và trấn áp tội phạm hiệu quả hơn.
Nguyễn Thị Phương Hoa*
* PGS. TS. Phó Trưởng Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Abstract
This article provides analysis of the international cooperation
in prevention and fights against the criminals in the following
aspects: (i) purpose of cooperation, (ii) legal ground of
cooperation, (iii) contents of cooperation. Also, the article
provides recommendations on the continuation of international
cooperation in prevention and fights to suppress the criminals
more effectively.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tội phạm, hợp tác quốc tế, dẫn
độ, tương trợ tư pháp về hình sự
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 19/08/2019
Biên tập : 24/08/2019
Duyệt bài : 28/08/2019
Article Infomation:
Keywords: criminals; international
cooperation; extradition of criminal;
mutual legal assistance in criminal
Article History:
Received : 19 Aug. 2019
Edited : 24 Aug. 2019
Approved : 28 Aug. 2019
1. Hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và
đấu tranh với tội phạm
Mục đích của sự hợp tác
Mục đích của sự hợp tác chi phối rất
sâu sắc nội dung và hoạt động hợp tác cụ
thể, vì thế xác định đúng mục đích hợp tác
quốc tế trong cuộc chiến với tội phạm rất
quan trọng. Một mục đích rất rõ ràng và
được chấp nhận rộng rãi trong hợp tác quốc
tế đấu tranh với tội phạm là trấn áp, xử lý tội
phạm. Nhiều điều ước quốc tế về đấu tranh
với tội phạm đã nêu rõ vấn đề này trong lời
mở đầu hoặc điều khoản quy định về mục
đích của Điều ước. Với mục đích như vậy,
nội dung của sự hợp tác thường bao gồm các
vấn đề: xác định các hành vi mà các quốc
gia thành viên cần phải coi là tội phạm (tội
phạm hóa), xác lập và thực hiện quyền tài
phán, dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự
và tịch thu tài sản do phạm tội mà có.
Mục đích thứ hai trong hợp tác quốc
tế về đấu tranh với tội phạm cũng rất quan
trọng là phòng ngừa tội phạm. Ngăn ngừa
trước để tội phạm không xảy ra là sự kiểm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 20(396) T10/2019
soát chủ động đối với tội phạm. Vì vậy,
phòng ngừa tội phạm cũng là một mục đích
quan trọng của sự hợp tác. Để đạt đến mục
đích này, nội dung hợp tác thường bao gồm
các vấn đề: trao đổi thông tin, nghiên cứu,
hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng một số biện pháp
phòng ngừa.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã hợp
tác với các nước về cả hai mục đích đã nêu.
Điều này có thể thấy rõ trong các khía cạnh
sau đây.
Thứ nhất, đối với hợp tác đa phương,
nội dung các điều ước quốc tế đấu tranh với
tội phạm thường được thiết kế để đạt đến cả
hai mục đích trên. Khi gia nhập các điều ước
này, Việt Nam đều tham gia cả các nội dung
liên quan đến xử lý tội phạm và phòng ngừa1.
Thứ hai, đối với hợp tác song phương,
Việt Nam đã ký kết với một số nước các
Hiệp định song phương về phòng ngừa tội
phạm. Ví dụ: Hiệp định giữa Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp
tác song phương nhằm loại trừ nạn buôn
bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và
giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán năm 2009.
Như vậy, Việt Nam đã xác định đúng đắn
mục đích của hợp tác quốc tế trong cuộc đấu
tranh với tội phạm.
Cơ sở pháp lý của sự hợp tác
Đánh giá đúng vai trò quan trọng của
cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc
tế trong cuộc đấu tranh với tội phạm, Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng
định: “chủ động hội nhập quốc tế”, “xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng
1 Ví dụ, xem Các công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy năm 1961, 1971 và 1988; Công ước của Liên hợp
quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn năm 1984;
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003.
2 Xem Tiểu Mục 2.2 Phần I, Mục và 6 Phần II Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
3 Ở những chỗ cần thiết, tác giả sẽ đề cập đến các điều ước không chuyên biệt đấu tranh với tội phạm nhưng có nhiều nội
dung liên quan đến hành vi phạm tội.
và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”,
“xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội
nhập quốc tế”.2 Trên tinh thần của Nghị
quyết, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước
quốc tế và hoàn thiện khung pháp lý quốc
gia để thực hiện hợp tác quốc tế đấu tranh
với tội phạm.
Ký kết các điều ước quốc tế
Các quy phạm pháp luật quốc tế về
hợp tác trong phòng ngừa và trấn áp tội
phạm không chỉ hiện diện trong các điều
ước chuyên biệt đấu tranh với tội phạm như:
Công ước của Liên hợp quốc về chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000,
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng năm 2003 Quy phạm pháp luật
quốc tế đấu tranh với tội phạm còn hiện
diện trong các điều ước quốc tế điều chỉnh
các vấn đề khác nhưng chứa đựng một số
quy định về các hành vi bị cấm và nghĩa vụ
của các quốc gia thành viên trong phòng,
chống tội phạm. Ví dụ, Điều 27 Điều ước
quốc tế về Luật biển năm 1982 (UNCLOS),
Điều 3 Công ước Geneva về Cải thiện điều
kiện của người bị thương, bị bệnh, bị tai nạn
trong lực lượng hải quân năm 1949 (Geneva
Convention II).
Từ những phân tích nêu trên, có thể
nói rằng, Việt Nam đã chủ động tham gia
và trở thành thành viên của nhiều điều ước
quốc tế chuyên biệt đấu tranh với tội phạm
cũng như những điều ước về các vấn đề
chung nhưng trong đó có chứa đựng quy
định về đấu tranh với tội phạm. Trong phạm
vi bài viết này, chúng tôi tập trung vào các
điều ước quốc tế chuyên biệt đấu tranh với
tội phạm3. Những điều ước này có thể phân
loại thành ba nhóm sau: các điều ước quốc
tế đa phương toàn cầu, các điều ước quốc tế
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 20(396) T10/2019
đa phương khu vực và các điều ước quốc tế
song phương4.
Về các điều ước quốc tế đa phương
toàn cầu đấu tranh với tội phạm, Việt Nam
đã là thành viên của nhiều điều ước quan
trọng gồm:
- Các điều ước đấu tranh với tội phạm
diệt chủng, tội phạm liên quan đến nô lệ, tội
phạm chiến tranh, tội phạm liên quan đến
bắt giữ con tin, có thể kể đến là: Điều ước về
nô lệ năm 1926, Điều ước chống diệt chủng
năm 1948, Các điều ước Geneva năm 1949
về hành vi bị cấm trong chiến tranh (liên
quan đến tội phạm chiến tranh) và các Nghị
định thư bổ sung, Điều ước quốc tế chống
bắt giữ con tin năm 1979;
- Điều ước về phòng ngừa và chống
các tội phạm chống lại những người được
bảo vệ quốc tế, bao gồm những người đại
diện ngoại giao năm 1973;
- Điều ước đấu tranh với tra tấn và các
hành vi đối xử vô nhân đạo: Công ước của
Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hành
vi đối xử vô nhân đạo năm 1984;
- Các điều ước đấu tranh với tội phạm
khủng bố: trong lĩnh vực này hiện có 19 văn
kiện bao gồm điều ước và các nghị định thư
bổ sung (trong đó 3 văn kiện gồm 1 điều ước
và 2 nghị định thư chưa phát sinh hiệu lực),
Việt Nam đã tham gia 12 điều ước trong số
16 điều ước đã có hiệu lực;5
- Các điều ước đấu tranh với tội phạm
về ma túy;
- Điều ước đấu tranh với tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia: Công ước của
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia năm 2000;
- Điều ước quốc tế về đấu tranh với tội
phạm tham nhũng: Công ước của Liên hợp
quốc về chống tham nhũng năm 2003.
Về các điều ước quốc tế đa phương
toàn cầu, Việt Nam là thành viên của các
4 Thuật ngữ điều ước quốc tế được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
5 Xem [truy cập 14/6/2019]
điều ước quốc tế của ASEAN, bao gồm một
số điều ước quan trọng như:
- Điều ước quốc tế của ASEAN về
chống khủng bố năm 2007;
- Điều ước quốc tế của ASEAN về
tương trợ tư pháp hình sự năm 2004;
- Điều ước của ASEAN về chống buôn
bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm
2015.
Về các điều ước quốc tế song phương,
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định song
phương về tương trợ tư pháp hình sự và
dẫn độ, bao gồm cả các đối tác truyền thống
như: Nga, Belarusia, Ucraina, Trung Hoa,
Cu-ba, Mông Cổ, Ba Lan, Hungari, Lào,
Campuchia, Indonesia, Philippines, Triều
Tiên... và các đối tác mới trong và ngoài khu
vực như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Tây
Ban Nha, Úc, Angeria.
Hoàn thiện khung pháp lý quốc gia
Bên cạnh việc ký kết các điều ước
quốc tế, Việt Nam cũng thực hiện các biện
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
quốc gia, cụ thể:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 đã bổ
sung và hoàn thiện nhiều quy định làm kim
chỉ nam cho hoạt động hợp tác quốc tế trong
đấu tranh với tội phạm. Ví dụ, khoản 2 Điều
17 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân
Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp
cho nhà nước khác.” Điều 31 Hiến pháp năm
2013 quy định các quyền tư pháp hình sự.
Thứ hai, Luật Tương trợ tư pháp năm
2007 cùng với các văn bản hướng dẫn thi
hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt
động hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội
phạm. Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 là
văn bản pháp lý đầu tiên quy định tương đối
đầy đủ về các hình thức và nội dung hợp tác
trong đấu tranh với tội phạm gồm: dẫn độ,
tương trợ tư pháp về hình sự và chuyển giao
người đang chấp hành án phạt tù.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 20(396) T10/2019
Thứ ba, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS),
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Bộ luật
TTHS) và các văn bản hướng dẫn thi hành
cũng cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động
hợp tác quốc tế đấu tranh với tội phạm.
BLHS năm 2015 đã tội phạm hóa nhiều loại
hành vi nguy hiểm mà các điều ước quốc tế
yêu cầu quốc gia thành viên phải xác lập là
tội phạm làm tiền đề cho hoạt động hợp tác.
Bộ luật TTHS năm 2015 quy định quyền,
nghĩa vụ; trình tự, thủ tục và thẩm quyền của
các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong hoạt
động hợp tác đấu tranh với tội phạm.
Nội dung hợp tác
Như trên đã nêu, nội dung hợp tác
phản ánh mục đích của sự hợp tác và ngược
lại, mục đích của sự hợp tác chi phối sâu sắc
nội dung hợp tác. Khảo sát các văn bản pháp
luật liên quan đến hợp tác quốc tế trong đấu
tranh với tội phạm cho thấy, Việt Nam đã
hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực cụ thể
sau:
- Hợp tác về tội phạm hóa: Tiền đề
đầu tiên để các quốc gia phối hợp với nhau
trong cuộc đấu tranh với tội phạm là hoạt
động tội phạm hóa, có nghĩa là: các quốc
gia thành viên phải cùng thống nhất xác
định những hành vi nguy hiểm nhất định là
tội phạm. Một quốc gia (quốc gia được yêu
cầu) không thể dẫn độ người phạm tội hoặc
thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự cho
quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) khi hành vi
liên quan không được nước sở tại coi là tội
phạm. Đây chính là nguyên tắc tội phạm kép
(double criminality) trong hợp tác quốc tế
đấu tranh với tội phạm. Chính vì vậy, để hợp
tác với các nước trong cuộc đấu tranh với tội
phạm, Việt Nam đã quy định nhiều loại hành
vi nguy hiểm mà các điều ước quốc tế yêu
cầu các nước thành viên phải xác lập là tội
phạm và nội luật hóa các điều ước quốc tế là
một trong những định hướng sửa đổi, hoàn
thiện BLHS.
- Hợp tác về dẫn độ: Thực tiễn cho
thấy người phạm tội có thể thực hiện tội
phạm trên lãnh thổ của nhiều quốc gia hoặc
ẩn náu trên lãnh thổ của quốc gia khác với
nơi thực hiện tội phạm, vì vậy các nước cần
hợp tác với nhau để dẫn độ người phạm tội
phục vụ cho hoạt động truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực
pháp luật. Hợp tác dẫn độ rất quan trọng đối
với việc bảo đảm người phạm tội phải gánh
chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm họ
đã thực hiện cho dù họ ẩn náu ở nơi nào trên
thế giới. Nhiều điều ước quốc tế áp dụng mô
hình “truy cứu hoặc dẫn độ” (prosecute or
extradite) đối với các nước thành viên. Việt
Nam đã tham gia hợp tác dẫn độ trong nhiều
năm qua.
- Hợp tác tương trợ tư pháp về hình
sự: Để truy cứu trách nhiệm hình sự người
phạm tội, Nhà nước cần có chứng cứ về hành
vi phạm tội của họ và theo quy định về bảo
đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
Nhà nước cần cung cấp cho họ những thông
tin liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm
hình sự. Vì lẽ ấy, hợp tác tương trợ tư pháp
về hình sự rất quan trọng để truy cứu trách
nhiệm hình sự người phạm tội. Việt Nam đã
hợp tác tích cực trong vấn đề này.
- Hợp tác chuyển giao người đang
chấp hành án phạt tù: Vì lý do nhân đạo,
các nước đã hợp tác với nhau trong việc
chuyển giao phạm nhân đang chấp hành án
phạt tù trở về quê hương của họ để tiếp tục
chấp hành án. Trong nhiều điều ước quốc tế
đa phương và hiệp định song phương, Việt
Nam đã hợp tác về vấn đề này.
- Hợp tác kiểm soát tội phạm (phòng
ngừa tội phạm): Kiểm soát tội phạm có ý
nghĩa trong phòng ngừa sớm tội phạm. Nội
dung hợp tác này được ghi nhận trong nhiều
điều ước quốc tế chuyên biệt đấu tranh với
tội phạm. Việt Nam đã tích cực hợp tác trong
lĩnh vực này và thể hiện rõ ở việc phê chuẩn
tất cả các điều khoản về áp dụng các biện
pháp phòng ngừa sớm nhằm kiểm soát tội
phạm của các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 20(396) T10/2019
- Hợp tác hỗ trợ thông tin, kỹ thuật:
Nội dung hợp tác này vừa có ý nghĩa đối với
phòng ngừa và vừa có ý nghĩa đối với hoạt
động trấn áp tội phạm. Khảo sát các điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia cho
thấy, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác trong
lĩnh vực này.
- Hợp tác thành lập các tổ chức quốc
tế đấu tranh với tội phạm: Trong cuộc đấu
tranh với tội phạm, bên cạnh năng lực của
từng quốc gia thành viên; các quốc gia còn
thỏa thuận với nhau thành lập những tổ chức
quốc tế nhất định để thực hiện việc kiểm
soát, đấu tranh với tội phạm. Có thể kể đến
một số tổ chức như: Ủy ban kiểm soát ma
túy (International Narcotics Control Board),
các Tòa án hình sự quốc tế6. Việt Nam đã
hợp tác trong một chừng mực nhất định về
vấn đề này, ví dụ như việc thành lập Ủy ban
kiểm soát ma túy theo Công ước của Liên
hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp
chất ma túy và chất hướng thần năm 1988.
2. Tiếp tục đổi mới hợp tác quốc tế trong
phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm
Tăng cường tham gia các điều ước
quốc tế
Như trên đã phân tích, Việt Nam đã
tham gia nhiều điều ước quốc tế đấu tranh
với tội phạm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa
tham gia một số điều ước quốc tế quan trọng
như: Quy chế Tòa án hình sự quốc tế Rome
năm 1998, Công ước 1991 về đánh dấu vật
liệu nổ dẻo để nhận biết, Công ước 2005 về
trừng trị hành vi khủng bố bằng hạt nhân,
6 Ví dụ: Xem Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988,
Quy chế Tòa án hình sự quốc tế Rome năm 1988.
7 Xem https://treaties.un.org/pages/ViewDetails.aspx?src=IND&mtdsg_no=IV-9&chapter=4&lang=en#EndDec về bảo
lưu của Việt Nam đối với hợp tác dẫn độ theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử
tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác1984.
8 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=VI-18&chapter=6&clang=_en#EndDec
[truy cập ngày 8/6/2018].
9 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=VI-16&chapter=6&clang=_en#EndDec
[truy cập ngày 8/6/2018].
10 https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=VI-19&chapter=6&clang=_en#18 [truy cập
ngày 8/6/2018].
Nghị định thư 2005 bổ sung Công ước về
trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại
an toàn hành trình hàng hải, Nghị định 2005
bổ sung về trừng trị hành vi bất hợp pháp
chống lại an toàn của các công trình cố định
trên thềm lục địa. Trong thời gian tới, Việt
Nam cần rà soát để tăng cường ký kết, tham
gia các điều ước đấu tranh với tội phạm.
Tăng cường hợp tác về dẫn độ
Khảo sát một số điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã trở thành thành viên, chúng tôi
nhận thấy có sự khác nhau trong hợp tác về
dẫn độ. Ở một số điều ước, Việt Nam hợp
tác về dẫn độ, nhưng ở một số điều ước khác
lại bảo lưu điều khoản về dẫn độ hoặc đưa ra
những giới hạn nhất định trong sự hợp tác7.
Có thể lấy ví dụ: Việt Nam bảo lưu các điều
khoản hợp tác về dẫn độ trong các Công
ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy,
đưa ra giới hạn khi tham gia Công ước của
Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt
hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất
phẩm giá khác (năm 1984).
Vào năm 1997, khi phê chuẩn các
Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát
chất ma túy, Việt Nam bảo lưu điều khoản
về dẫn độ. Cụ thể, đối với Công ước của
Liên hợp quốc về thống nhất kiểm soát chất
ma túy năm 1961, Việt Nam bảo lưu điểm
b khoản 2 Điều 368. Đối với Công ước về
kiểm soát các chất hướng thần năm 1971,
Việt Nam bảo lưu điểm b khoản 2 Điều 229.
Đối với Công ước của Liên hợp quốc về
chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy,
Việt Nam bảo lưu Điều 610.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 20(396) T10/2019
Việt Nam cần gỡ bỏ các điều khoản
bảo lưu này với những lý do sau:
Thứ nhất, so sánh nền tảng pháp lý của
Việt Nam đối với hoạt động dẫn độ vào năm
1997 và hiện nay, có thể nhận thấy một sự
phát triển vượt bậc. Trong khi Bộ luật TTHS
năm 1988 chưa quy định về hợp tác quốc tế
trong phòng, chống tội phạm, Bộ luật TTHS
năm 2003 đã có Chương XXXVII về Dẫn
độ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng
của vụ án. Luật Tương trợ tư pháp về hình
sự năm 2008 đã tạo ra cơ sở pháp lý vững
chắc cho Việt Nam trong việc hợp tác với
các nước về tư pháp hình sự, trong đó có
hoạt động dẫn độ người phạm tội. Bộ luật
TTHS năm 2015 bổ sung Phần thứ VIII về
Hợp tác quốc tế, trong đó bao hàm những
quy định về dẫn độ. Như vậy, có thể thấy
rằng, cho đến nay, Việt Nam đã có đầy đủ cơ
sở pháp lý vững chắc cho hoạt động hợp tác
quốc tế trong dẫn độ để đấu tranh hiệu quả
với tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói
riêng.
Thứ hai, đối với nhiều Công ước quốc
tế khác như: Công ước của Liên hợp quốc
về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia, Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc
về chống tra tấn mà Việt Nam phê chuẩn
gần đây đều không bảo lưu điều khoản về
dẫn độ. Do vậy, việc bảo lưu về dẫn độ riêng
đối với các Công ước của LHQ về kiểm soát
chất ma túy dẫn đến tình trạng thiếu nhất
quán và đồng bộ.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, khu vực và sự phát triển của khoa học
công nghệ, người phạm tội không gói gọn
việc thực hiện tội phạm trong biên giới của
một quốc gia, mà khai thác chính những
đặc điểm của tình hình mới để thực hiện tội
phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm
về ma túy. Theo các báo cáo của UNODC về
tình hình tội phạm về ma túy thì Việt Nam
vừa là nước trung chuyển vừa là nước tiêu
thụ. Chính vì vậy, hợp tác trong dẫn độ sẽ
giúp cho Việt Nam nói riêng và các nước
đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm.
Tóm lại, từ những góc nhìn về cơ sở
pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế trong
dẫn độ, tính đồng bộ trong chính sách của
Nhà nước đối với các điều ước quốc tế đấu
tranh với tội phạm và lợi ích quốc gia, chúng
tôi đề nghị Việt Nam nên gỡ bỏ điều khoản
bảo lưu về dẫn độ đối với các Công ước của
Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc gia tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động hợp tác quốc tế
Mặc dù Việt Nam đã có những bước
tiến về hoàn thiện cơ sở pháp lý của quốc
gia cho hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh
với tội phạm, hệ thống quy phạm pháp luật
về dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự vẫn
còn một số điểm chưa thống nhất. Ví dụ:
quy định về căn cứ từ chối bắt buộc và tuy
nghi đối với dẫn độ trong Bộ luật TTHS và
Luật Tương trợ tư pháp; quy định về hành
vi bị cấm trong các Luật Phòng, chống tham
nhũng; Luật Phòng, chống mua bán người
và Luật Phòng, chống rửa tiền với hành vi
khách quan của tội phạm trong BLHS. Vì
vậy, chúng tôi cho rằng, cần tiếp tục rà soát
để khắc phục những điểm chưa đồng bộ
giữa các văn bản để tạo ra một cơ sở pháp
lý thống nhất cho hoạt động hợp tác quốc tế
trong đấu tranh với tội phạm.
Ngoài ra, đối với nội dung hợp tác về
tội phạm hóa, Việt Nam vẫn chưa nội luật
hóa chính xác và đầy đủ các hành vi nguy
hiểm mà một số điều ước quốc tế yêu cầu
các quốc gia thành viên phải tội phạm hóa.
Ví dụ, hành vi tham gia tổ chức tội phạm
trong Công ước chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia năm 2000, hành vi tra tấn về
tinh thần trong Công ước chống tra tấn năm
1984 hoặc một số hành vi khủng bố trong
các Công ước về chống khủng bố. Vì vậy,
trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục
rà soát và nội luật hóa đầy đủ các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về vấn đề
tội phạm hóa
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 20(396) T10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_tac_quoc_te_trong_phong_ngua_va_dau_tranh_voi_toi_pham_t.pdf